intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp (Nghề: Cơ điện tử) - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ

Chia sẻ: Bánh Bèo Xinh Gái | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:56

27
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Giáo trình An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp được biên soạn dùng cho chương trình dạy nghề Cơ điện tử đáp ứng cho nhu cầu này trong việc đào tạo nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên hệ Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề. Cấu trúc của giáo trình gồm bốn chương trong thời gian 30 giờ qui chuẩn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp (Nghề: Cơ điện tử) - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ

  1. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  2. 2 LỜI GIỚI THIỆU Cùng với công cuộc đổi mới công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, kỹ thuật cơ điện tử đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam đã trở nên quen thuộc trong đời sống và sản xuất. Các hệ thống cơ điện tử được phục vụ trong đời sống và sản xuất như: lắp ráp, chế tạo,... đang phát huy tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế, đời sống đi lên. Giáo trình “An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp’’ được biên soạn dùng cho chương trình dạy nghề Cơ điện tử đáp ứng cho nhu cầu này trong việc đào tạo nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên hệ Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề. Cấu trúc của giáo trình gồm bốn chương trong thời gian 30 giờ qui chuẩn. Cùng giúp chủ biên biên soạn giáo trình là các giáo viên tổ môn Điện tử của Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ. Chắc chắn giáo trình không tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp để giáo trình được chỉnh sửa và ngày càng hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cám ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2019 BAN CHỦ NHIỆM BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH NGHỀ: CƠ ĐIỆN TỬ TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
  3. 3 MỤC LỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU .............................................................................................. 2 MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 8 CHƯƠNG 1: BẢO HỘ LAO ĐỘNG ............................................................. 10 1. Mục đích và ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động. ................................... 10 1.1. Mục đích................................................................................................ 10 2.2. Ý nghĩa .................................................................................................. 10 2. Tính chất của công tác bảo hộ lao động ...................................................... 11 3. Trách nhiệm đối với công tác bảo hộ lao động. .......................................... 12 3.1. Điều kiện lao động ................................................................................ 12 3.2. Tai nạn lao động .................................................................................... 13 3.3. Các yếu tố nguy hiểm và có hại trong quá trình sản xuất ..................... 15 4. Nội dung của công tác bảo hộ lao động. ..................................................... 16 4.1. Các biện pháp BHLĐ bằng các văn bản pháp luật. .............................. 16 4.2. Biện pháp tổ chức BHLĐ ...................................................................... 16 4.3. Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động.................................................... 19 4.3.1. Nguyên nhân kỹ thuật. ....................................................................... 19 4.3.2. Nguyên nhân tổ chức và vận hành máy, thiết bị. ............................... 20 4.3.3. Nguyên nhân vệ sinh. ......................................................................... 21 CHƯƠNG 2: KỸ THUẬT AN TOÀN ........................................................... 23 1. An toàn điện. ............................................................................................... 23 1.1.Tác dụng của dòng điện. ........................................................................ 23 1.2. Nguyên nhân tai nạn điện...................................................................... 24 1.3. Các biện pháp an toàn điện. .................................................................. 24 2. An toàn lao động. ........................................................................................ 26 2.1. Kỹ thuật an toàn trong gia công cơ khí. ................................................ 26 2.1.1. Khái niệm kỹ thuật an toàn. ............................................................... 27 2.1.2. Nhiệm vụ của công tác kỹ thuật an toàn ............................................ 27 2.1.3. Mục tiêu của công tác kỹ thuật an toàn.............................................. 28
  4. 4 2.1.4. Các dạng lắp đặt cơ khí, điện-cơ khí.................................................. 28 2.2. Kỹ thuật an toàn đối với thiết bị nâng hạ. ................................................ 29 2.2.1. Khái niệm và nguyên nhân tai nạn ..................................................... 30 2.2.2 Các biện pháp an toàn ......................................................................... 31 CHƯƠNG 3: VỆ SINH CÔNG NGHIỆP ....................................................... 34 1. Mục đích và ý nghĩa của công tác vệ sinh công nghiệp ............................. 34 1.1. Khái niệm vệ sinh lao động................................................................... 34 1.2. Mục đích và ý nghĩa .............................................................................. 34 2. Các nhân tố ảnh hưởng và biện pháp phòng chống bệnh nghề nghiệp. ...... 36 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng.......................................................................... 36 2.1.1. Ảnh hưởng của vi khí hậu, bức xạ ion hoá và bụi. ............................ 36 2.1.2. Ảnh hưởng của tiếng ồn và rung động. .............................................. 38 2.1.3. Ảnh hưởng của điện từ trường và hoá chất độc. ............................... 38 2.1.4. Ảnh hưởng của ánh sáng, màu sắc và gió. ......................................... 42 2.1.5. Ảnh hưởng của các điều kiện lao động khác. .................................... 44 2.2. Các biện pháp phòng chống bệnh nghề nghiệp .................................... 44 CHƯƠNG 4: PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ SƠ CỨU NGƯỜI BỊ NẠN47 1. Mục đích và ý nghĩa của việc phòng chống cháy nổ .................................. 47 1.1. Mục đích................................................................................................ 47 1.2. Ý nghĩa .................................................................................................. 48 2. Nguyên nhân, tác hại gây ra cháy nổ .......................................................... 48 2.1. Nguyên nhân ......................................................................................... 48 2.2. Tác hại ................................................................................................... 49 3. Phương pháp phòng chống cháy nổ ............................................................ 49 3.1. Biện pháp phòng chống cháy, nổ .......................................................... 49 3.2. Sử dụng thiết bị chữa cháy .................................................................... 50 4. Sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động. .......................................................... 51 4.1. Phương pháp sơ cứu nạn nhân bị tai nạn thông thường ........................ 51 4.1.1. Phương pháp sơ cứu nạn nhân bị chấn thương .................................. 51 4.1.2. Phương pháp sơ cứu nạn nhân bị cháy bỏng ..................................... 51
  5. 5 4.2. Phương pháp cấp cứu nạn nhân bị điện giật ......................................... 53 4.2.1. Phương pháp tách nạn nhân khỏi nguồn điện .................................... 53 4.2.2. Các phương pháp hô hấp nhân tạo ..................................................... 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 56
  6. 6 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: An toàn lao động Mã môn học: MH CĐT 11 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: Môn học được bố trí học trước các môn học, mô đun chuyên môn nghề. - Tính chất: Là môn học lý thuyết cơ sở trong chương trình đào tạo nghề Cơ điện tử. - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Mục tiêu của môn học/mô đun: - Về kiến thức: + Trình bày đầy đủ những quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động theo Luật lao động nhà nước. + Trình bày đúng cấu tạo, nguyên lý làm việc và kỹ thuật sử dụng các thiết bị phòng chống cháy, nổ, phương tiện cứu thương. - Về kỹ năng: + Thực hiện đúng chế độ phòng hộ lao động; phòng chống cháy, nổ, vệ sinh công nghiệp + Ký hợp đồng lao động với cơ sở sản xuất đảm bảo các nội dung theo quy định của pháp luật. - Về thái độ: + Có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc, có tinh thần hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện. Nội dung của môn học/mô đun: Thời gian (giờ) Thực hành, thí Số Tên chương, mục Tổng Lý nghiệm, Kiểm TT số thuyết thảo tra luận, bài tập 1 Mở đầu 1 1 Chương 1: Bảo hộ lao động 1 1 1. Mục đích và ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động.
  7. 7 2. Tính chất của công tác bảo hộ lao 1 1 động 3. Trách nhiệm đối với công tác bảo 1 1 hộ lao động. 4. Nội dung của công tác bảo hộ lao 3 2 1 động. 2 Chương 2: Kỹ thuật an toàn 3 2 1 1. An toàn điện. 2. An toàn lao động. 3 2 1 3 Chương 3: Vệ sinh công nghiệp 1 1 1. Mục đích và ý nghĩa của công tác vệ sinh công nghiệp 2. Các nhân tố ảnh hưởng và biện 3 2 1 pháp phòng chống bệnh nghề nghiệp. 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng 2.2. Các biện pháp phòng chống bệnh 2 1 1 nghề nghiệp 4 Chương 4: Phòng chống cháy nổ và 1 1 sơ cứu người bị nạn 1. Mục đích và ý nghĩa của việc phòng chông cháy nổ 2. Nguyên nhân, tác hại gây ra cháy 1 1 nổ 3. Phương pháp phòng chống cháy 2 1 1 nổ 4. Sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao 5 2 2 1 động. 5 Thi kết thúc môn học 2 2 Cộng 30 19 7 4
  8. 8 MỞ ĐẦU Công tác an toàn vệ sinh lao động (AT-VSLĐ) là thông qua các biện pháp về khoa học kỹ thuật, pháp luật, tổ chức, hành chính, kinh tế - xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất, tạo nên một điều kiện lao động tiện nghi, thuận lợi và môi trường lao động ngày càng được cải thiện tốt hơn để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (TNLĐ và BNN), hạn chế ốm đau và giảm sút sức khoẻ cũng như những thiệt hại khác đối với người lao động (NLĐ), nhằm bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khoẻ và tính mạng NLĐ, trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động và bảo vệ môi trường. Bảo hộ lao động an toàn cho cuộc sống - Công tác an toàn vệ sinh lao động bao gồm 3 tính chất đó là: tính chất khoa học kỹ thuật, tính luật pháp và tính quần chúng rộng rãi. - Về nội dung của công tác an toàn vệ sinh lao động có 3 nội dung đó là: Nội dung về khoa học kỹ thuật; nội dung về xây dựng và thực hiện các luật pháp, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, qui định về AT-VSLĐ và tổ chức quản lý nhà nước về AT-VSLĐ; Những nội dung về giáo dục, huấn luyện về AT-VSLĐ và vận động quần chúng làm tốt công tác AT-VSLĐ. - Về điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố tự nhiên, xã hội, kỹ thuật, kinh tế, tổ chức thể hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động, con người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động của con người trong quá trình sản xuất.
  9. 9 - Điều kiện lao động có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người. Những công cụ và phương tiện có tiện nghi, thuận lợi hay ngược lại gây khó khăn nguy hiểm cho người lao động, đối tượng lao động. Đối với quá trình công nghệ, trình độ cao hay thấp, thô sơ, lạc hậu hay hiện đại có tác động rất lớn đến người lao động. Môi trường lao động đa dạng có nhiều yếu tố tiện nghi, thuận lợi hay ngược lại khắc nghiệt, độc hại đều tác động rất lớn đến sức khỏe người lao động. - Yếu tố nguy hiểm có hại trong điều kiện lao động cụ thể, bao giờ cũng xuất hiện các yếu tố vật chất có ảnh hưởng xấu, nguy hiểm, có nguy cơ gây tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Cụ thể là: Các yếu tố vật lý như nhiệt độ, tiếng ồn, các bức xạ có hại,bụi....; Các yếu tố hóa học như chất độc, các loại hơi, khí, bụi, bụi độc, các chất phóng xạ,...; Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật như các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng, côn trùng, rắn,....; Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi do không gian chỗ làm việc, nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh… và các yếu tố tâm lý không thuận lợi. - Mọi hoạt động của BHLĐ nhằm loại trừ yếu tố nguy hiểm, có hại, phòng và chống tai nạn, các bệnh nghề nghiệp...đều xuất phát từ cơ sở của khoa học kỹ thuật. Các hoạt động điều tra khảo sát, phân tích điều kiện lao động. Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố độc hại đến con người để đề ra các giải pháp chống ô nhiễm, giải pháp đảm bảo điều kiện an toàn đều là những hoạt động khoa học kỹ thuật. - Bảo hộ lao động là hoạt động hướng về cơ sở sản xuất và con người, trước hết là người trực tiếp lao động. Đối tượng BHLĐ là tất cả mọi người, từ người sử dụng lao động đến người lao động, là những chủ thể tham gia công tác BHLĐ để bảo vệ mình và bảo vệ người khác. BHLĐ liên quan tới quần chúng lao động, bảo vệ quyền lợi và hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà, cho toàn xã hội.
  10. 10 CHƯƠNG 1: BẢO HỘ LAO ĐỘNG Mã chương: MH CĐT 11-01 Giới thiệu: - Công tác bảo hộ lao động là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, nó mang nhiều ý nghĩa chính trị, kinh tế và xã hội lớn lao. - Bảo hộ lao động góp phần vào việc cũng cố lực lượng sản xuất và phát triển quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, nhờ chăm lo đến sức khoẻ, tính mạng, đời sống của người lao động, không những mang lại hạnh phúc cho bản thân và gia đình họ mà bảo hộ lao động còn mang ý nghĩa xã hội và nhân đạo sâu sắc. - Bảo hộ lao động còn mang ý nghĩa kinh tế quan trọng, thúc đẩy quá trình xây dựng đội ngũ công nhân lao động vững mạnh cả về số lượng và thể chất. Mục tiêu: - Trình bày đúng mục đích và ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động, tính chất, trách nhiệm và nội dung của công tác bảo hộ lao động. - Có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc, có tinh thần hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau Nội dung chính: 1. Mục đích và ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động. 1.1. Mục đích - Bảo đảm an toàn thân thể của người lao động, không để xảy ra tai nạn lao động. - Bảo đảm người lao động khỏe mạnh, không bị mắc bệnh do tác động nghề nghiệp. - Bồi dưỡng hồi phục kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động. 2.2. Ý nghĩa - Thể hiện quan điểm chính trị: xã hội coi con người là vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển, con người là vốn quý nhất của xã hội phải luôn luôn được bảo vệ và phát triển. - Ý nghĩa về mặt xã hội: người lao động là tế bào của gia đình, tế bào của xã hội. Bảo hộ lao động là chăm lo đến đời sông, hạnh phúc của người lao động là góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội, - Lợi ích về kinh tế : thực hiện tốt bảo hộ lao động sẽ mang lại lợi ích kinh tế rõ rệt,
  11. 11 sản xuất có năng suất cao, hiệu quả, giảm chi phí do chữa bệnh, chi phí thiệt hại do tai nạn lao động.v.v… - Như vậy thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động là thể hiên quan tâm đầy đủ về sản xuất, là điều kiện đảm bảo cho sản xuất phát triển bền vững và đem lại hiệu quả cao. 2. Tính chất của công tác bảo hộ lao động * Công tác bảo hộ lao động bao gồm ba tính chất chủ cơ bản then chốt, hỗ trợ tác động qua lại và có liên quan mật thiết đến nhau. gồm 3 tính chất của công tác bảo hộ lao động + Tính pháp lý của công tác bảo hộ lao động: - Luật pháp của Nhà nước thể chế hóa những nội dung và quy định Bảo hộ lao động, trong đó: Tham gia và thực hiện là trách nhiệm của tất cả mọi người cũng như mọi cơ sở kinh tế. + Tính Khoa Học Kỹ Thuật trong công tác Bảo hộ lao động: - Xuất phát từ các cơ sở của Khoa Học Kỹ Thuật nhằm loại trừ yếu tố độc hại, nguy hiểm, phòng và chống các tai nạn cũng như các bệnh nghề nghiệp là mọi hoạt động của Bảo hộ lao động. Cạnh đó hoạt động Khoa Học Kỹ Thuật đã đề ra các giải pháp bảo đảm điều kiện an toàn, giải pháp chống ô nhiễm để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố độc hại đến con người, cụ thể ở đây là người lao động cũng như người sử dụng lao động. - Tận dụng hợp lý các thành tự khoa học kỹ thuật mới trong công tác Bảo hộ lao động trở nên ngày càng phổ biến hiện nay. - Nếu không có hiểu biết về tác dụng và tính chất của các tia phóng xạ trong quá trình kiểm tra mối hàn bằng tia Gamma sẽ không thể đề xuất và đưa ra các biện pháp phòng tránh hiệu quả. - Không thể chỉ gói gọn trong hiểu biết về sức bền vật liệu, cơ học trong nghiên cứu các biện pháp an toàn khi sử dụng cần trục mà còn cần xét đến nhiều vấn đề khác nhau như tầm với, tốc độ nâng chuyển, sự cân bằng của cần cẩu, điều khiển điện... - Bên cạnh những hiểu biết về kỹ thuật thông gió, kỹ thuật chiếu sáng, tự động hóa, cơ khí hóa, phải giải quyết nhiều vấn đề tổng hợp phức tạp: Muốn làm điều kiện lao động trở nên thoải mái từ điều kiện lao động cực nhọc và loại trừ tai nạn lao động trong sản xuất vĩnh viễn... còn cần phải có những kiến thức về xã hội học lao động, tâm lý lao
  12. 12 động, thẩm mỹ công nghiệp... Do vậy, công tác Bảo hộ lao động mang tính chất Khoa Học Kỹ Thuật tổng hợp. + Bảo hộ lao động mang tính chất quần chúng: - Người trực tiếp lao động là hướng trước hết về cơ sở sản xuất và con người mà hoạt động Bảo hộ lao động hướng về. - Từ người sử dụng lao động đến người lao động, tất cả mọi người là đối tượng Bảo hộ lao động- những chủ thể tham gia công tác Bảo hộ lao động trước tiên để bảo vệ mình và sau đó bảo vệ người khác. - Liên quan đến quần chúng lao động, Bảo hộ lao động trực tiếp góp phần bảo vệ quyền lợi và hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà trong toàn xã hội. 3. Trách nhiệm đối với công tác bảo hộ lao động. 3.1. Điều kiện lao động a. Khái niệm - Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên, môi trường và văn hoá xung quanh con người nơi làm việc. Điều kiện lao động thể hiện qua quá trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, năng lực của người lao động và sự tác động qua lại giữa các yếu tố trên tạo nên điều kiện làm việc của con người trong quá trình lao động sản xuất. - Như vậy các quá trình lao động khác nhau sẽ tạo nên môi trường lao động rất khác nhau, và do đó mức độ tác động của chúng đến người lao động cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, cùng một quá trình lao động như nhau, nhưng do được tổ chức hợp lý và tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, vệ sinh xây dựng, các tiêu chuẩn tổ chức nơi làm việc, hoặc thực hiện các giải pháp cải thiện ... nên những tác động có hại của các yếu tố trên tới sức khoẻ của người lao động có thể hạn chế được rất nhiều. b. Các yếu tố điều kiện lao động + Các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên, văn hóa - Các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động: máy, thiết bị, công cụ, nhà xưởng, năng lượng, nguyên nhiên vật liệu, đối tượng lao động, người sử dụng lao động. - Các yếu tố liên quan đến lao động: các yếu tố tự nhiên có liên quan đến nơi làm việc, các yếu tố kinh tế, xã hội, quan hệ, đời sống hoàn cảnh gia đình liên quan đến người lao
  13. 13 động, quan hệ đồng nghiệp - đồng nghiệp, quan hệ của cấp dưới với cấp trên, chế độ thưởng - phạt, sự hài lòng với công việc... - Tính chất của quá trình lao động: lao động thể lực hay trí óc, lao động thủ công, cơ giới, tự động... - Các yếu tố về tổ chức bố trí lao động: bố trí vị trí lao động, phương pháp hoạt động, thao tác, chế độ lao động nghỉ ngơi, chế độ ca kíp, thời gian lao động... + Các yếu tố tâm sinh lý lao động và Ecgônômi - Yếu tố tâm - sinh lý: gánh nặng thể lực, căng thẳng thần kinh - tâm lý, thần kinh - giác quan... - Đặc điểm của lao động: cường độ lao động, chế độ lao động, tư thế lao động không thuận lợi và đơn điệu trong lao động không phù hợp với hoạt động tâm sinh lý bình thường và nhân trắc của cơ thể người lao động trong lao động… - Do yêu cầu của công nghệ và tổ chức lao động mà người lao động có thể phải lao động ở cường độ lao động quá mức theo ca, kíp, tư thế làm việc gò bó trong thời gian dài, ngửa người, vẹo người, treo người trên cao, mang vác nặng, động tác lao động đơn điệu buồn tẻ...hoặc với trách nhiệm cao gây căng thẳng về thần kinh tâm lý. - Điều kiện lao động trên gây nên những hạn chế cho hoạt động bình thường, gây trì trệ phát triển, gây hiện tượng tâm lý mệt mỏi, chán nản dẫn tới những biến đổi ức chế thần kinh. Cuối cùng gây bệnh tâm lý mệt mỏi uể oải, suy nhược thần kinh, đau mỏi cơ xương, làm giảm năng suất và chất lượng lao động, có khi dẫn đến tai nạn lao động. + Các yếu tố môi trường lao động - Các yếu tố môi trường lao động: vi khí hậu, tiếng ồn và rung động, bức xạ và phóng xạ, chiếu sáng không hợp lý, bụi, các hoá chất độc, các yếu tố vi sinh vật có hại… 3.2. Tai nạn lao động - Luật ATVSLĐ năm 2015 giải thích: "Tai nạn lao động" là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Ngoài ra, Luât vệ sinh, an toàn lao động năm 2015 quy định như sau: * Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ
  14. 14 sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh; - Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động; - Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý. - Sau khi được xác định là gặp tại nạn lao động thì phía người sử dụng lao động có trách nhiệm theo Điều 38 Luật ATVSLĐ như sau: "Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp” + Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau: 1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; 2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau: a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế; b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa; c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế; 3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động; 4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:
  15. 15 a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%; b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng; 6. Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật; 7. Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người; 8. Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc; 9. Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này; 10. Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động...." 3.3. Các yếu tố nguy hiểm và có hại trong quá trình sản xuất * Các yếu tố nguy hiểm gây tai nạn lao động rất đa dạng, tuy nhiên có thể chia thành 5 nhóm cơ bản. + Nhóm yếu tố nguy hiểm cơ học gồm: - Các bộ phận, cơ cấu truyền động (đai truyền, bánh răng, trục khuỷu…) - Các bộ phận chuyển động quay với vận tốc lớn (đá mài, cưa đĩa, bánh đà, máy li tâm, trục máy tiện, máy khoan, trục cán ép…).
  16. 16 - Các mảnh dụng cụ, vật liệu gia công văng bắn (phoi, bụi vật liệu gia công hoặc các mảnh dụng cụ gẫy vỡ như: đá mài, dao cắt gọt lưỡi cưa…). -Vật rơi từ trên cao, gẫy sập đổ các kết cấu công trình. - Trơn, trượt, ngã… + Nhóm yếu tố nguy hiểm về điện: Điện giật, bỏng điện, chập cháy nổ do điện, sét đánh… + Nhóm yếu tố nguy hiểm về hóa chất (thể rắn, lỏng, khí và hơi): gây nhiễm độ cấp tính (SO2, SO3, oxit cacbon: CO, CO2; oxit nitơ: NO2; hóa chất bảo vệ thực vật và các loại hóa chất độc hại khác thuộc danh mục phải khai báo, đăng ký) hoặc bỏng do hóa chất (độ 2, độ 3). + Nhóm yếu tố nguy hiểm nổ: Nổ hóa học (nổ cháy xăng dầu, khí đốt, thuốc nổ..); nổ vật lý (nổ nồi hơi, bình nén khí…). 4. Nội dung của công tác bảo hộ lao động. 4.1. Các biện pháp BHLĐ bằng các văn bản pháp luật. * Trong những năm qua, để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, công tác xây dựng pháp luật nói chung và pháp luật bảo hộ về an toàn lao động nói riêng được các cấp, các ngành hết sức quan tâm. Vì vậy, đến nay chúng at đã có một hệ thống văn bản pháp luật, chế độ chính sách về bảo hộ lao động tương đối đầy đủ. + Pháp luật bảo hộ lao động bao gồm: - Hiến pháp. - Bộ luật lao động và các luật khác, pháp lệnh có liên quan đến an toàn vệ sinh lao động. - Nghị định của CP và các nghị định khác có liên quan đến an toàn vệ sinh lao động. - Các thông tư, chỉ thị, tiêu chuẩn quy định an toàn vệ sinh lao động. 4.2. Biện pháp tổ chức BHLĐ - Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy phạm, quy trình kỹ thuật an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh lao động cùng với quy phạm, quy trình kỹ thuật sản xuất - Trong sản xuất, mọi công việc đều đòi hỏi phải tuân theo quy trình công nghệ, quy trình làm việc nhất định. Trong tổ chức sản xuất cũng đòi hỏi phải tuân theo những yêu cầu về kỹ thuật nhất định. Nói một cách khác là phải tuân theo quy phạm kỹ thuật thì mới bảo đảm sản xuất tốt. Muốn bảo đảm an toàn và sức khoẻ cho người lao động thì
  17. 17 phải căn cứ vào quy trình sản xuất, vào kỹ thuật sản xuất, mà đề ra các biện pháp về kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động và các quy phạm, quy trình kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động thích hợp. - Trong doanh nghiệp phải có đầy đủ các quy trình về kỹ thuật an toàn và thực hiện đúng các biện pháp làm việc an toàn. Các quy trình kỹ thuật an toàn phải được sửa đổi cho phù hợp mỗi khi thay đổi phương pháp công nghệ, cải tiến thiết bị. - Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và kỹ thuật bảo hộ lao động Công tác bảo hộ lao động bao gồm nhiều nội dung về khoa học và kỹ thuật nên đòi hỏi nhiều đến công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật. - Những vấn đề về vệ sinh lao động như: thông gió, chiếu sáng, hút bụi, giảm tiếng ồn, cải thiện môi trường làm việc,... đều là những nội dung của khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động đòi hỏi phải nghiên cứu công phu và sử dụng các biện pháp kỹ thuật phức tạp mới giải quyết được. - Những vấn đề về kỹ thuật an toàn như: an toàn sử dụng điện, sử dụng các loại máy móc, thiết bị, sử dụng các loại hoá chất, các chất nổ, chất cháy, an toàn trong thi công xây dựng, trong sử dụng các thiết bị chịu áp lực, trong khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng... đều đòi hỏi phải đi sâu vào nghiên cứu khoa học kỹ thuật. - Tổ chức nơi làm việc hợp lý đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động Nơi làm việc hợp lý là một khoảng không gian nhất định của diện tích sản xuất, được trang bị máy móc, thiết bị, dụng cụ, vật liệu theo đúng yêu cầu các quy phạm, quy trình kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động để người lao động thực hiện nhiệm vụ sản xuất và công tác của mình một cách thuận lợi và bảo đảm an toàn. - Thông tin tuyên truyền và huấn luyện về công tác bảo hộ lao động và tổ chức thực hiện tốt các chế độ về bảo hộ lao động - Công tác thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về bảo hộ lao động có mục đích truyền tải đến tất cả các đối tượng những thông tin, hiểu biết cần thiết, hướng dẫn cho họ những kỹ năng, nghiệp vụ, những kiến thức về khoa học kỹ thuật, về pháp luật để mọi đối tượng, đều phải biết chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, phòng tránh tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. - Việc nâng cao chất lượng công tác thông tin tuyên truyền và huấn luyện về công tác bảo hộ lao động, việc áp dụng các phương pháp phương tiện có hiệu quả để tuyên truyền,
  18. 18 huấn luyện về bảo hộ lao động, xây dựng một hệ thống chương trình giảng dạy, đề cương bài giảng về bảo hộ lao động phù hợp với từng đối tượng là yêu cầu bức thiết hiện nay. Cần đưa môn học bảo hộ lao động vào giảng dạy ở trong nhà trường nhất là các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, trường đào tạo cán bộ quản lý. Các cơ quan thông tin đại chúng cần tăng cường tuyên truyền giới thiệu các vấn đề về bảo hộ lao động để góp phần nâng cao hiểu biết và nhận thức về công tác này. - Mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo, huấn luyện và bồi dưỡng cán bộ chuyên trách về bảo hộ lao động ở cơ sở, nâng cao chất lượng đào tạo kỹ sư và cán bộ trên đại học về bảo hộ lao động trong các trường. - Thực hiện tốt chế độ khai báo điều tra và thống kê báo cáo tai nạn lao động - Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động hoặc có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ lao động, công tác do hậu quả của sự tác động đột ngột của các yếu tố nguy hiểm có hại, làm chết người hoặc làm tổn thương hoặc phá huỷ chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó của cơ thể. Khi người lao động bị nhiễm độc đột ngột với sự xâm nhập vào cơ thể một lượng lớn các chất độc, có thể gây chết người ngay tức khắc hoặc huỷ hoại chức năng nào đó của cơ thể thì gọi là nhiễm độc cấp tính và cũng được coi là tai nạn lao động. - Để nghiên cứu phân tích, tìm ra nguyên nhân của các tai nạn lao động, diễn biến của tình hình tai nạn lao động trong các địa phương, các ngành theo từng thời gian, trên cơ sở đó để đề ra các biện pháp đề phòng tai nạn lao động tái diễn và chiến lược phòng ngừa tai nạn lao động ở một ngành hoặc trên phạm vi cả nước thì tất cả các vụ tai nạn lao động xảy ra đều phải được khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo chính xác kịp thời. - Quản lý bệnh nghề nghiệp và chăm sóc sức khoẻ người lao động - Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động tới người lao động. Bệnh xảy ra từ từ hoặc cấp tính. Một số bệnh nghề nghiệp không chữa khỏi và để lại di chứng. Bệnh nghề nghiệp có thể phòng tránh được. Từ khi tham gia lao động, con người cũng bắt đầu phải chịu ảnh hưởng tác hại của nghề nghiệp và do đó có thể bị bệnh nghề nghiệp. - Các nhà khoa học đều cho rằng người lao động bị bệnh nghề nghiệp phải được hưởng các chế độ bù đắp về vật chất, để có thể bù lại phần nào sự thiệt haị của họ về thu nhập
  19. 19 từ tiền công lao động do bị bệnh nghề nghiệp đã làm mất đi một phần sức lao động. Phải giúp họ khôi phục sức khoẻ và phục hồi chức năng nếu y học có thể làm được. - Do vậy phải thực hiện tốt việc khám và quản lý sức khoẻ người lao động cũng như đảm bảo tốt phục hồi chức năng và chế độ BHXH, bồi thường đối với người lao động. 4.3. Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động 4.3.1. Nguyên nhân kỹ thuật. * Trong quá trình tham gia lao động luôn tiềm ẩn những nguy cơ tai nạn với rất nhiều hậu quả nặng nề. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mất an toàn lao động như thiết bị, máy móc gặp trục trặc; chủ quan của người lao động; sự vô ý của chủ doanh nghiệp… dẫn đến tai nạn lao động một trong những nguyên nhân trên là do kỹ thuật như. * Máy sử dụng không hoàn chỉnh - Thiếu các thiết bị an toàn hoặc có nhưng đã bị hư hỏng, hoạt động thiếu chính xác, mất tác dụng loại trừ yếu tố nguy hiểm khi một bộ phận nào đó làm việc quá giới hạn cho phép. - Thiếu các thiết bị chỉ báo phòng ngừa hoặc sự hoạt động của chúng không chính xác, dẫn tới người vận hành không biết được mức độ làm việc theo đó mà điều khiển sao cho vừa đảm bảo công suất máy vừa đảm bảo an toàn. - Thiếu các thiết bị, cơ cấu tín hiệu để báo hiệu cho những người xung quanh biết trong trường hợp cần thiết. * Máy đã bị hư hỏng - Các bộ phận, chi tiết cấu tạo đã bị biến dạng lớn cong vênh, méo móp, rạn nứt hoặc đứt gãy do đó gây ra sự cố. - Hộp số bị hỏng hóc làm cho vận tốc chuyển động không chính xác gây khó khăn khi điều khiển hoặc gây sự cố tai nạn. - Hệ thống phanh bị dơ mòn, mômen phanh tạo ra nhỏ không đủ tác dụng hãm. * Máy mất ổn định Những nguyên nhân gây ra mất ổn định thường là: - Máy đặt lên nền móng không vững chắc, trên nền đất dốc vượt quá góc nghiêng cho phép. - Nâng chuyển tải quá trọng tải làm tăng mômen gây lật.
  20. 20 - Vi phạm các vận tốc chuyển động khi di chuyển máy, khi nâng hạ tải, khi quay cần gây ra mômen quán tính, mômen ly tâm lớn, dễ làm lật máy, đặc biệt khi phanh hãm hay chuyển hướng chuyển động đột ngột. - Tác dụng ngoại lực lớn: bị xô đẩy do các phương tiện vận chuyển hoặc máy khác va chạm phải; làm việc khi có gió lớn (trên cấp 6) đặc biệt đối với cần trục tháp. * Thiếu các thiết bị cơ cấu che chắn, rào ngăn vùng nguy hiểm - Vùng nguy hiểm trên các thiết bị nâng chủ yếu là vùng ở gần các cơ cấu truyền động: vùng nằm giữa dây cáp, xích cuốn vào tang tời hay puli ròng rọc; giữa xích và bánh xe răng; giữa dây đai truyền (dây curoa) và trục quay; giữa hai bánh xe răng... Ở các cơ cấu này có thể kẹp, cuốn vào áo quần, các bộ phận cơ thể (tóc, tay, chân) gây tai nạn. - Vùng nguy hiểm xung quanh thiết bị nâng. Khi máy hoạt động, các bộ phận quay (bệ quay, tay cần) có thể va đập vào người hoặc tải nâng chuyển rơi vào người phía dưới ở trong tầm hoạt động. * Sự cố, tai nạn điện - Đối với các thiết bị nâng dùng điện, dòng điện có thể bị rò ra các bộ phận kết cấu kim loại gây tai nạn. Nguyên nhân do chất cách điện của thiết bị điện phục vụ cho thiết bị nâng đã bị hư hỏng, đồng thời thiết bị nâng không được thực hiện nối đất, nối không bảo vệ. - Thiết bị nâng đè lên dây điện đặt dưới đất hoặc va chạm vào dây điện trên không, trong lúc hoạt động di chuyển ở phía dưới trong phạm vi nguy hiểm. * Thiếu ánh sáng Chiếu sáng không đủ trong các nhà xưởng hoặc làm việc ban đêm, lúc sương mù do đó không nhìn rõ các bộ phận trên máy và khu vực xung quanh dẫn đến tai nạn. 4.3.2. Nguyên nhân tổ chức và vận hành máy, thiết bị. - Tuyển dụng, sử dụng công nhân không đáp ứng yêu cầu về sức khoẻ (tai điếc, mắt kém, thể lực yếu), về trình độ chuyên môn và phẩm chất, đạo đức dẫn đến những sai lầm khi vận hành do sức khoẻ, do vi phạm quy trình quy phạm kỹ thuật và an toàn, vi phạm nội quy kỷ luật lao động. Đặc biệt có những diễn biến về tâm lý như hoang mang sợ hãi, vui buồn đột suất... dẫn tới thiếu tập trung tư tưởng trong vận hành máy. - Thiếu sót trong công tác kiểm tra giám sát để phát hiện và có biện pháp khắc phục các hiện tượng thiếu an toàn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2