intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp (Nghề: Điện công nghiệp-CĐ) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình

Chia sẻ: Calliope09 Calliope09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

40
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp trang bị cho các bạn những kiến thức về tổng quan hệ thống văn bản quy định của pháp luật về vệ sinh và an toàn lao động; An toàn điện. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp (Nghề: Điện công nghiệp-CĐ) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCĐCGNB ngày… tháng… năm 2017 của Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình Ninh Bình, năm 2019 0
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp được biên soạn trên cơ sở chương trình khung của nghề Điện công nghiệp, làm tài liệu giảng dạy tại Trường Cao Đẳng Cơ Giới Ninh Bình. Giáo trình An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp là một trong những giáo trình kỹ thuật cơ sở nghề trong chương trình đào tạo Cao đẳng và trung cấp. Vì vậy giáo trình đã bám sát chương trình khung của nghề nhằm đạt mục tiêu đào tạo đồng thời tạo điều kiện cho người sử dụng tài liệu tốt và hiệu quả. Tập giáo trình này dùng làm tài liệu giảng dạy và học tập cho các giáo viên và học sinh hệ cao đẳng và trung cấp nghề điện công nghiệp. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo giảng dạy và học tập các hệ đào tạo ngắn hạn và dài hạn khác ở trong trường. Quá trình biên soạn tuy đã có nhiều cố gắng để cuốn giáo trình này được hoàn chỉnh, song chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp của bạn đọc để giáo trình tiếp tục được hoàn chỉnh hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! Ninh Bình, tháng 04 Năm 2019 THAM GIA BIÊN SOẠN 1. Chủ biên: Vũ Thị Vân 2. 3. 2
  4. MỤC LỤC TRANG 1. Lời giới thiệu 2 2. Mục lục 3 3. Chương trình môn học An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp 5 Chương 1: Tổng quan hệ thống văn bản quy định của pháp luật về vệ 5 sinh và an toàn lao động 1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ lao động (BHLĐ), 6 vệ sinh lao động (VSLĐ) 2. Các quy định của pháp luật về chính sách, chế độ bảo hộ lao động 10 2.1. Một số chế độ bảo hộ lao động đối với người lao động 10 3. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động 21 trong công tác an toàn vệ sinh lao động 3.1. Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao 21 động 3.2. Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử 23 dụng lao động 4. Các yếu tố nguy hiểm có hại và các biện pháp cải thiện điều kiện 24 lao động. 4.1. Điều kiện lao động 24 4.2. Các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương trong lao động 24 4.3. Yếu tố có hại đối với sức khỏe trong lao động 25 5. Tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động ở cơ sở 52 5.1. Chính sách của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động 52 5.2. Quyền, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ 52 chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác 5.3. Quyền, trách nhiệm của Hội nông dân Việt Nam 53 5.4. Nguyên tắc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động 53 6. Trách nhiệm và những nội dung của tổ chức công đoàn cơ sở về 53 công tác an toàn vệ sinh lao động 6.1. Quyền, trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong công tác an 53 toàn, vệ sinh lao động 6.2. Quyền, trách nhiệm của công đoàn cơ sở trong công tác an toàn, 54 3
  5. vệ sinh lao động 7. Các quy định về xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật 55 an toàn vệ sinh lao động 7.1. Các hành vi bị nghiêm cấm 55 7.2. Vi phạm những quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động 56 Chương 2: An toàn điện 65 1. Ảnh hưởng của dòng điện đối với cơ thể con người 2. Tiêu chuẩn về an toàn điện 70 2.1. Tiêu chuẩn về dòng điện 71 2.2. Tiêu chuẩn về điện áp 72 2.3. Tiêu chuẩn về tần số 72 3. Các nguyên nhân gây tai nạn điện 73 3.1. Chạm trực tiếp vào nguồn điện 73 3.2. Điện áp bước, điện áp tiếp xúc 75 3.3. Hồ quang điện 79 3.4. Phóng điện 80 3.5. Bài tập điện áp bước 81 4. Các biện pháp sơ cấp cứu cho nạn nhân bị điện giật 83 4.1. Trình tự cấp cứu nạn nhân 83 4.2. Các phương pháp hô hấp nhân tạo 83 5. Các biện pháp bảo vệ an toàn cho người và thiết bị khi sử dụng 90 điện 5.1. Trang bị bảo hộ lao động 90 5.2. Nối đất và dây trung tính 91 5.3. Lắp đặt hệ thống bảo vệ an toàn 94 Tài liệu tham khảo 105 4
  6. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp Mã môn học: MH 07 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Môn học được học sau khi sinh viên đã học xong các môn học chung và học trước các môn học, mô đun chuyên môn nghề. - Tính chất: Là môn học kỹ thuật cơ sở - Ý nghĩa và vai trò: An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp là môn khoa học nghiên cứu các vấn đề lý thuyết và thực tiễn về vệ sinh lao động, an toàn phòng chống cháy nổ, các yếu tố độc hại, nguyên nhân, các biện pháp phòng chống tai nạn về điện nhằm: + Bảo vệ sức khoẻ, tính mạng con người trong lao động. + Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. + Bảo vệ môi trường lao động nói riêng và môi trường sinh thái nói chung để góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. Từ khái niệm trên có thể thấy rõ tính pháp lý, tính khoa học, tính quần chúng của công tác bảo hộ lao động luôn gắn bó mật thiết với nhau và nội dung của công tác bảo hộ lao động nhất thiết phải thể hiện đầy đủ các tính chất trên. Mục tiêu của môn học: - Về kiến thức: Trình bày được các quy định pháp quy của nhà nước về an toàn vệ sinh lao động; các phương pháp phòng tránh và sơ cứu người khi gặp tai nạn. - Về kỹ năng: Áp dụng các quy định pháp quy của nhà nước về an toàn và vệ sinh lao động vào nghề; Sơ cứu được khi gặp các tai nạn lao động, khắc phục và giảm thiệt hại về người và thiết bị khi xảy ra mất an toàn. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có ý thức đảm bảo an toàn cho người và thiết bị khi làm việc, an toàn và vệ sinh công nghiệp; Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn, bảo hộ lao động. 5
  7. Nội dung của môn học: CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG Mã chương: MH07 – 01 Giới thiệu: Mọi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất phải hiểu và tuân theo quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển văn hóa an toàn, bảo đảm các điều kiện an toàn, sức khỏe cho người lao động. Vì vậy chương 1 của giáo trình an toàn và vệ sinh công nghiệp sẽ tổng quan tất cả các hệ thống văn bản, các quy định của pháp luật về an toàn và vệ sinh lao động. Mục tiêu: - Trình bày được tổng quan về hệ thống văn bản quy định của pháp luật về an toàn và vệ sinh lao động; - Trình bày được nguyên nhân và biện pháp phòng chống cháy nổ; Sử dụng được các phương tiện chống cháy. - Giải thích được tác dụng của việc thông gió nơi làm việc, tổ chức thông gió nơi làm việc đạt yêu cầu; Giải thích được tác động của bụi, nhiễm độc hoá chất lên cơ thể con người. Thực hiện các biện pháp phòng chống bụi và nhiễm độc. - Thực hiện tốt các quy định pháp quy của nhà nước về an toàn lao động; - Có ý thức chấp hành nghiêm các quy định về an toàn lao động và hướng dẫn mọi người cùng thực hiện. Nội dung chính: 1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ lao động (BHLĐ), vệ sinh lao động (VSLĐ): Trong thập niên 90 nhằm đáp ứng nhu cầu của công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước chúng ta đã đẩy mạnh công tác xây dựng pháp luật nói chung và pháp luật BHLĐ nói riêng. Đến nay chúng ta đã có một hệ thống văn bản pháp luật chế độ chính sách BHLĐ tương đối đầy đủ. Hệ thống luật pháp chế độ chính sách BHLĐ gồm bộ luật lao động và luật an toàn, vệ sinh lao động. Cụ thể một số điều của luật số 10/2012/QH13: Bộ luật lao động; Luật số 84/2015/QH13: Luật an toàn, vệ sinh lao động: NGHỊ ĐỊNH TT Số/ký hiệu Trích yếu 6
  8. 1 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động 2 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Đính chính nghị định 95/2013/NĐ-CP 3 Nghị định số 88/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Văn bản hợp nhất 4756/VBHN-BLĐTBXH: Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng) 4 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP Về quản lý dự án đầu tư xây dựng Nghị định số 37/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một của Chính phủ số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc 5 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của của Chính phủ Luật An toàn, vệ sinh lao động 6 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật an của Chính phủ toàn, về sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động 7 Nghị định 44/2017/NĐ-CP Quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 8 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP Quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực của Chính phủ lượng phòng cháy và chữa cháy 7
  9. THÔNG TƯ TT Số/ký hiệu Trích yếu 1 Thông tư số 10/2013/TT- Ban hành danh mục các công việc và nơi BLĐTBXH làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên 2 Thông tư số 11/2013/TT- Ban hành danh mục công việc nhẹ được sử BLĐTBXH dụng người dưới 15 tuổi làm việc 3 Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại 4 Thông tư 26/2013/TT-BLĐTBXH Ban hành Danh mục công việc không được sử dụng lao động nữ 5 Thông tư 20/2013/TT-BCT Quy định về Kế hoạch và biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp 6 Thông tư 14/2013/TT-BYT Về việc hướng dẫn khám sức khỏe 7 Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH Về việc hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân 8 Thông tư 31/2014/TT-BCT Về việc quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện 9 Thông tư 36/2014/TT-BCT Về việc quy định về huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất và cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất 10 Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 11 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH Quy định một số nội dung tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh 12 Thông tư 08/2016/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình tai nạn lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng. 13 Thông tư 13/2016/TT-BLĐTXH Ban hành Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động 14 Thông tư 41/2016/TT-BLĐTBXH Quy định giá tối thiểu đối với dịch vụ kiểm 8
  10. định kỹ thuật an toàn lao động máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành 15 Thông tư 53/2016/TT-BLĐTBXH Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành 16 Thông tư 15/2016/TT-BYT Quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội 17 Thông tư 19/2016/TT-BYT Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động 18 Thông tư 28/2016/TT-BYT Hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp 19 Thông tư 02/2017/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động 20 Thông tư 04/2017/TT-BXD Quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình 21 Thông tư 13/2017/TT-BLĐTBXH Quy định về khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động hàng hải 22 Thông tư 16/2017/TT-BLĐTBXH Quy định chi tiết một số nội dung về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động 23 Thông tư 09/2017/TT-BCT Quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương 24 Thông tư 19/2017/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thực hiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn TT Số/ký hiệu Trích yếu 1 Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH Ban hành 30 quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội 9
  11. 2 Thông tư 29/2016/TT-BXD Ban hành quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với cần trục tháp, máy vận thăng và sàn treo nâng người sử dụng trong thi công xây dựng. 3 Thông tư 10/2017/TT-BCT Ban hành quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương. 4 Thông tư số 11/2017/TT-BXD Ban hành quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với hệ thống cốp pha trượt; cần phân phối bê tông độc lập; máy khoan, máy ép cọc, đóng cọc sử dụng trong thi công xây dựng công trình Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm 1. Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành 2. Thông tư 36/2012/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm 3. Quyết định 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm 4. Quyết định 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH Quyết định về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm 5. Quyết định 190/1999/QĐ-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm 6. Quyết định 1629/LĐTBXH-QĐ Về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. 7. Quyết định 915/LĐTBXH-QĐ của Bộ Lao động, Thương binh và xã hội về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc đặt biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm 10
  12. 8. Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm 2. Các quy định của pháp luật về chính sách, chế độ bảo hộ lao động: 2.1. Một số chế độ bảo hộ lao động đối với người lao động 2.1.1. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi được quy định trong chương VII của bộ Luật lao động và hướng dẫn thi hành trong NĐ 195/CP của Chính Phủ ngày 31/12/1994 và Thông tư số: 07/LĐ TBXH-TT ngày 11/4/1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi của người lao động cũng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới năng suất lao động, sức khỏe và nếu không thực hiện đúng quy định có thể dẫn đến tai nạn lao động, giảm sút sức khỏe người lao động. a, Thời giờ làm việc - Thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 40 giờ trong một tuần. Người sử dụng quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc theo tuần và ngày nghỉ hàng tuần phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng không được trái với quy định trên và phải thông báo trước cho người lao động biết. - Thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn từ 1 đến 2 giờ đối với những người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại, theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành. Đó là những công việc, những nghề với điều kiện lao động loại V, hoặc loại VI (lao động rất nặng nhọc, rất độc hại và rất căng thẳng thần kinh tâm lý xúc cảm, trạng thái chức năng cơ thể ở cao của ngưỡng bệnh lý). Do đó hai trường hợp này phải có thời giờ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý trong ca mới tránh được các tai biến về bệnh tật và giảm tai nạn lao động. Người làm việc được rút ngắn giờ làm việc được trả đủ lương, phụ cấp (nếu có) và các chế độ khác theo quy định. - Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận làm thêm giờ nhưng không được quá 4 giờ trong 1 ngày. Trong trường hợp quy định thời giờ làm việc theo tuần thì tổng hợp thời giờ làm việc bình thường và thời giờ làm thêm trong một ngày không được vượt quá 12 giờ. Tổng số giờ làm thêm trong một năm không quá 200 giờ trừ một số trường hợp đặc biệt được làm thêm không quá 300 giờ trong một năm. Đối với công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động không được làm thêm quá 3 giờ một ngày và tổng cộng thời giờ làm thêm trong tuần không quá 9 giờ. Thời giờ làm việc ban đêm được quy định như sau: Từ Thừa Thiên Huế trở ra Bắc được tính từ 22 giờ đến 6 giờ hôm sau. Từ Đà Nẵng trở vào Nam tính từ 21 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau. b, Thời giờ nghỉ ngơi 11
  13. - Người lao động làm việc 8 giờ liên tục thì được nghỉ ngơi nửa giờ, tính vào giờ làm việc. Người làm việc ca đêm được nghỉ giữa ca ít nhất 45 phút tính vào giờ làm việc. Trong 6 hoặc 7 giờ làm việc liên tục với những công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm (đã được rút ngắn 2 hoặc 1 giờ) người lao động vẫn được nghỉ ít nhất 30 phút nếu làm việc ban ngày và 45 phút nếu làm việc ban đêm. Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác. Mỗi tuần ít nhất người lao động được nghỉ 1 ngày (24 giờ liên tục), có thể vào ngày chủ nhật hoặc một ngày khác trong tuần. Trường hợp do chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần thì phải bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân một tháng ít nhất là bốn ngày. Thời gian làm việc và thời giờ nghỉ ngơi của người lao động làm công việc có tính chất đặc biệt như: Vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, người lái, tiếp viên, kiểm soát lưu hành ngành hàng không, thăm dò khai thác dầu khí trên biển, các lãnh vực nghệ thuật, áp dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân, sóng cao tần, thợ lặn, hầm mỏ thì được bộ chủ quản quy định cụ thể. Các quy định về nghỉ lễ, nghỉ hàng năm được quy định trong các điều 73, 74, 75, 76, 77 của Bộ luật lao động. Trong đó điều 77 được chú ý là: Khi nghỉ hàng năm, người lao động được ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ, tiền tàu xe và tiền lương của người lao động của người lao động trong những ngày đi đường do hai bên thỏa thuận. Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hàng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc và có thể được thanh toán bằng tiền. - Điều 78 Bộ luật lao động quy định: Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong các trường hợp. Kết hôn, nghỉ ba ngày, con kết hôn nghỉ một ngày, bố, mẹ (kể cả bên vợ hoặc bên chồng) chết, vợ hoặc chồng hoặc con chết nghỉ 3 ngày. Đồng thời luật lao động quy định việc nghỉ không hưởng lương do sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. 2.1.2. Chế độ làm việc đối với lao động nữ, lao động chưa thành niên và một số lao động khác a, Bảo hộ lao động đối với lao động nữ Lao động nữ có những đặc thù so với lao động nam, ngoài lao động còn có chức năng sinh đẻ và nuôi con. Do đó để bảo vệ lao động nữ trong lĩnh vực an toàn - vệ sinh lao động đã có những quy định cụ thể như sau: Điều 113 của Bộ luật lao động, điều 11 của NĐ 23/CP ngày 18/4/1996 của Chính Phủ, Thông tư 03/TTLB của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế ngày 28/11/1994, quy định các điều kiện lao động có hại và công việc không được sử dụng lao động nữ. Thông tư số 03/LĐTBXH-TT ngày 13/01/1997 quy định việc điều chuyển lao động nữ đang làm công việc bị cấm sang công việc thích hợp. Nội dung chính của các văn bản trên là: - Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động nữ làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại có ảnh hưởng xâu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con. 12
  14. Quy định 8 điều kiện lao động có hại không được sử dụng lao động nữ đó là: + Nơi có áp suất cao hơn áp xuất khí quyển + Trong hầm lò + Nơi cheo leo nguy hiểm + Nơi làm việc không phù hợp với thần kinh, tâm lý phụ nữ + Ngâm mình thường xuyên dưới nước, ngâm mình dưới nước bẩn + Nặng nhọc quá sức (mức tiêu hao năng lượng trung bình trên 5 kcal/ phút), nhịp tim trung bình 120 nhịp/phút) + Tiếp xúc với phóng xạ hở + Trực tiếp tiếp xúc với hóa chất có khả năng gây biến đổi gien. Quy định 5 điều kiện lao động có hại không được sử dụng lao động nữ có thai, đang cho con bú (con dưới 12 tháng tuổi) và lao động nữ chưa thành niên. + Tiếp xúc với điện từ trường ở mức quá giới hạn cho phép + Trực tiếp tiếp xúc với một số hóa chất mà sự tích lỹ của nó trong cơ thể ảnh hưởng xấu đến chuyển hóa tế bào dễ gây sẩy thai, đẻ non, khuyết tật bẩm sinh, ảnh hưởng tới nguồn sữa mẹ, viêm đường hô hấp. + Nhiệt độ không khí nhà xưởng từ 4500C trở lên về mùa hè và từ 4000C trở lên về mùa đông hoặc chịu ảnh hưởng của bức xạ nhiệt cao. + Trong môi trường có độ rung cao hơn tiêu chuẩn cho phép. +Tư thế làm việc gò bó hoặc thiếu dưỡng khí. - Doanh nghiệp nào sử dụng lao động nữ làm các công việc nói trên, phải có kế hoạch đào tạo nghề, chuyển dần lao động nữ sang công việc khác phù hợp, tăng cường biện pháp bảo vệ sức khỏe, cải thiện điều kiện lao động hoặc giảm bớt thời giờ làm việc. - Điều 115 bộ Luật lao động quy định về thời giờ làm việc: Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động nữ có thai từ tháng thứ bảy hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa. Người lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc mà vẫn hưởng đủ lương. b, Bảo hộ lao động đối với lao động chưa thành niên Những vấn đề bảo hộ lao động đối với lao động chưa thành niên được quy định cụ thể trong các điều 121, 122 của Bộ luật lao động và Thông tư số: 09/TTLB Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế ngày 13/4/1995 quy định các điều kiện có hại và các công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên với các nội dung chính sau: 13
  15. - Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng lao động chưa thành niên (lao động dưới 18 tuổi) vào những công việc phù hợp với sức khỏe để đảm bảo sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách và có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động chưa thành niên về các mặt lao động, tiền lương, sức khỏe, học tập trung quá trình lao động và quy định 13 điều kiện lao động không được sử dụng lao động chưa thành niên như sau: + Lao động thể lực quá sức (tiêu hao năng lượng trên 4kcal/phút, nhịp tim trên 120 nhịp/phút) + Tư thế làm việc gò bó, thiếu dưỡng khí + Trực tiếp tiếp xúc với các hóa chất có khả năng gây biến đổi gien, gây ảnh hưởng xấu đến chuyển hóa tế bào, gây ung thư, gây bệnh nghề nghiệp và các tác hại khác, gây tác hại sinh sản lâu dài. + Tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh truyền nhiễm + Tiếp xúc với chất phóng xạ + Tiếp xúc với điện từ trường ở mức quá giới hạn cho phép + Trong môi trường có độ rung, tiếng ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép + Nhiệt độ không khí trong nhà xưởng trên 4000C về mùa hè và trên 3500C về mùa đông hoặc chịu ảnh hưởng của bức xạ nhiệt cao. + Nơi có áp suất không khí cao hơn hoặc thấp hơn áp suất khí quyền. + Trong lòng đất + Nơi trèo leo nguy hiểm + Nơi làm việc không phù hợp với thần kinh, tâm lý người chưa thành niên. + Nơi có ảnh hưởng xấu đến hình thành nhân cách. - Thông tư cũng quy định thời giờ làm việc của lao động chưa thành niên không được quá 7 giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần Người lao động chỉ được sử dụng người lao động chưa thành niên làm thêm giờ, làm việc ban đêm trong một số công việc không độc hại, không nặng nhọc, nguy hiểm. c, Bảo hộ lao động đối với một số lao động khác - Đối với lao động là người tàn tật Nhà nước bảo hộ quyền làm việc của người tàn tật và có những quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với trạng thái sức khỏe của người lao động. Điều 125, 126, 127 của Bộ luật lao động quy định cụ thể như sau: + Nhà nước bảo hộ quyền làm việc của người tàn tật, khuyến khích thu nhận, tạo việc làm cho người tàn tật. + Thời gian làm việc của người tàn tật không được quá 7 giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần. 14
  16. + Những nơi dạy nghề cho ngưòi tàn tật hoặc sử dụng lao động là người tàn tật phải tuân thủ những quy định về điều kiện lao động, công cụ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp và thường xuyên chăm sóc sức khỏe của người lao động tàn tật. + Cấm sử dụng người tàn tật đã bị suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên làm thêm giờ, làm việc ban đêm. + Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động là người tàn tật làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại. d, Đối với lao động là người cao tuổi Điều 123, 124 Bộ luật lao động quy định cụ thể đối với lao động là người cao tuổi như sau: - Người lao động cao tuổi là người lao động nam trên 60 tuổi, nữ trên 55 tuổi. Năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu, người cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hàng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn ngày, không trọn tuần. - Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe người lao động cao tuổi, không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người cao tuổi. Ngoài một số loại lao động trên, Bộ luật lao động còn quy định cụ thể chế độ bảo hộ lao động đối với lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Người lao động lao động cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam và người nước ngoài lao động tại Việt Nam... 2.1.3. Chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật cho người làm việc trong điều kiện có yếu tố độc hại, nguy hiểm Điều 104 của Bộ luật lao động, điều 8 của Nghị định số: 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính Phủ và các Quyết định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Thông tư liên tịch số 10 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ngày 17/3/1999 đã hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm độc hại. a, Nguyên tắc bồi dưỡng: - Khi người sử dụng lao động đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật, các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động để cải thiện điều kiện lao động (biện pháp chủ yếu) nhưng chưa khắc phục hết các yếu tố độc hại thì người sử dụng lao động phải tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động để ngăn bệnh tật và đảm bảo sức khỏe cho người lao động. - Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện trong ca làm việc, bảo đảm thuận tiện và vệ sinh, không được trả tiền, không được đưa vào đơn giá tiền lương của người lao động. Trường hợp do tổ chức lao động không ổn định, 15
  17. không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ, người sử dụng lao động phải cấp hiện vật cho người lao động để họ có trách nhiệm tự bồi dưỡng theo quy định. - Người lao động làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm, độc hại từ 50% thời gian tiêu chuẩn trở lên của ngày làm việc thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng, nếu làm dưới 50% thời gian tiêu chuẩn của ngày làm việc thì được hưởng nửa định suất bồi dưỡng. Người lao động làm thêm giờ được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật tăng lên tương ứng với số giờ làm thêm. - Chi phí bồi dưỡng được hạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc phí lưu thông - Người lao động làm việc trong các ngành nghề đặc thù được hưởng chế độ ăn định lượng, không được hưởng bồi dưỡng theo thông tư trên. b, Điều kiện, mức bồi dưỡng, cơ cấu hiện vật dùng bồi dưỡng - Điều kiện được bồi dưỡng hiện vật Người lao động làm việc thuộc các chức danh nghề, công việc độc hại, nguy hiểm theo danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được Nhà nước ban hành mà có các điều kiện sau đây thì được xét để hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật. - Môi trường làm việc có một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại thuộc nhóm các yếu tố vật lý (như vi khí hậu, tiếng ồn, độ rung động...) hoặc nhóm các yếu tố hóa học (như hóa chất, hơi độc, khí độc...) không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ y tế. - Trực tiếp tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm bởi các loại vi sinh vật lây bệnh. c, Mức bồi dưỡng Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất có giá trị tiền tương ứng với các mức sau đây: Mức 1: Có giá trị 2000 đồng một định suất (tương ứng mức 1 cũ) Mức 2: Có giá trị 3000 đồng một định suất (tương ứng mức 2 cũ) Mức 3: Có giá trị 4500 đồng một định suất (tương ứng mức 3; 4 cũ) Mức 4: Có giá trị 6000 đồng một suất (chỉ áp dụng với các nghề, công việc mà môi trường lao động có các yếu tố đặc biệt độc hại nguy hiểm) - Cơ cấu hiện vật dùng bồi dưỡng Hiện vật được bồi dưỡng phải đáp ứng được nhu cầu: Giúp cơ thể giải độc, bù đắp những tổn thất (về năng lượng và các chất vi lượng, vitamin...) đã mất trong quá trình lao động, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Có thể dùng đường sữa, trứng, hoa quả… hoặc các hiện vật khác có giá trị tương đương. 2.1.4. Chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động được thực hiện theo Thông tư số 10 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ngày 28/5/1998. a, Yêu cầu đối với phương tiện bảo vệ cá nhân 16
  18. - Phương tiện bảo vệ cá nhân là những dụng cụ phương tiện cần thiết mà người lao động phải được trang bị để sử dụng trong khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện có các yếu tố nguy hiểm, độc hại khi các thiết bị an toàn - vệ sinh lao động tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết các yếu tố nguy hiểm độc hại. - Phương tiện bảo vệ cá nhân trang bị cho người lao động phải phù hợp với việc ngăn ngừa có hiệu quả các tác hại của các yếu tố độc hại, nguy hiểm trong môi trường lao động nhưng dễ dàng trong sử dụng, bảo quản và không gây tác hại khác, phương tiện phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn chất lượng của Nhà nước quy định. b, Điều kiện được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân Người lao động trong khi làm việc chỉ cần tiếp xúc với một trang những yếu tố nguy hiểm độc hại dưới đây thì được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân. - Tiếp xúc với các yếu tố vật lý xấu như: Nhiệt độ, áp suất, tiếng ồn, ánh sáng, phóng xạ... quá mức cho phép. - Tiếp xúc với các hóa chất độc hại như: Hơi độc, khí độc, bụi độc, chì thủy ngân, axit... - Tiếp xúc với các yếu tố sinh học có hại như: Vi rút, vi khuẩn gây bệnh, phân, rác, nước thải... - Làm việc với các máy móc, thiết bị, công cụ lao động hoặc làm việc ở vị trí chênh vênh nguy hiểm, tư thế làm việc gò bó, làm việc trong hầm lò... b, Đối tượng được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân - Người lao động làm việc trực tiếp trong môi trường có yếu tố nguy hiểm độc hại. - Cán bộ quản lý thường xuyên đi kiểm tra, giám sát hiện trường có yếu tố nguy hiểm độc hại - Cán bộ quản lý, giáo viên giảng dạy, học sinh - sinh viên thực tập, học sinh học nghề người thử việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm, độc hại. d, Nguyên tắc cấp phát, sử dụng và bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân - Người sử dụng lao động phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật để loại trừ hoặc hạn chế tối đa các tác hại của yếu tố nguy hiểm, độc hại đến mức có thể được, cải thiện điều kiện lao động trước khi thực hiện biện pháp trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân. - Người sử dụng lao động thực hiện trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động theo danh mục đã được quy định. Trong trường hợp các nghề, công việc chưa được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành mà xét thấy có yếu tố nguy hiểm, độc hại không đảm bảo an toàn cho người lao động thì người sử dụng lao động tạm thời trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với công việc đó. 17
  19. - Người sử dụng lao động căn cứ vào mức độ yêu cầu của từng nghề hoặc công việc cụ thể tại cơ sở mình, sau khi tham khảo ý kiến cử tổ chức Công đoàn cơ sở thì quyết định thời hạn sử dụng cho phù hợp với tính chất công việc và chất lượng của phương tiện bảo vệ cá nhân - Người sử dụng lao động phải tổ chức hướng dẫn người lao động sử dụng thành thạo các phương tiện bảo vệ cá nhân trước khi cấp phát và phải kiểm tra chặt chẽ quá trình sử dụng của người lao động - Các phương tiện bảo vệ cá nhân chuyên dùng có yêu cầu kỹ thuật cao như găng tay cách điện, ủng cách điện, mặt nạ phòng độc, dây an toàn, phao an toàn, sào cách điện... Người sử dụng lao động cùng người lao động kiểm tra để bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng trước khi cấp phát, đồng thời định kỳ kiểm tra trong quá trình sử dụng và mở sổ theo dõi. - Các phương tiện bảo vệ cá nhân sử dụng ở những nơi dễ gây nhiễm độc, nhiễm trùng, nhiễm phóng xạ thì sau khi sử dụng phải khử trùng, khử độc, tẩy xạ đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh và phải định kỳ kiểm tra. - Người lao động khi được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân thì bắt buộc phải sử dụng phương tiện đó theo đúng quy định khi làm việc. Nếu người lao động cố tình vi phạm thì tùy thuộc mức độ vi phạm phải chịu hình thức kỷ luật thích đáng theo nội quy lao động của cơ sở mình hoặc pháp luật quy định. - Người lao động làm mất hoặc làm hư hỏng phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang bị mà không có lý do chính đáng thì phải bồi thường theo quy định. Người lao động phải có trách nhiệm giữ gìn phương tiện bảo vệ cá nhân được giao cất giữ. - Nghiêm cấm người sử dụng lao động cấp phát tiền thay cho việc cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động hoặc giao tiền cho người lao động đi mua. - Các chi phí mua sắm trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân được hạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc chi phí lưu thông. 2.1.5. Chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và bồi thường tai nạn lao động a, Chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Thực hiện theo nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính Phủ về việc ban hành điều lệ bảo hiểm xã hội và Thông tư số: 06 ngày 04/4/1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành điều lệ bảo hiểm xã hội. - Người lao động nếu bị tai nạn lao động sẽ được: + Người sử dụng lao động phải thanh toán các khoản chi phí y tế và tiền lương từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định thương tật. Tiền lương trả trong thời gian chữa trị được tính theo mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng trước khi bị tai nạn lao động. 18
  20. + Sau khi điều trị thương tật ổn định người bị tai nạn lao động được giới thiệu đi giám định khả năng lao động tại hội đồng giám định y khoa theo Quyết định của Bộ Y tế. Người bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp một lần từ 4 đến 12 tháng lương tối thiểu nếu mức suy giảm khả năng lao động từ (5 → 30)% hoặc được hưởng trợ cấp hàng tháng với mức từ 0,4 đến 1,6 tháng tiền lương tối thiểu nếu mức suy giảm khả năng lao động từ (31 → 100)% + Được phụ cấp phục vụ 80% mức tiền lương tối thiểu nếu mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống, mù hai mắt, cụt hai chi, tâm thần nặng. + Được trang cấp phương tiện trợ giúp cho sinh hoạt phù hợp với tổn thất chức năng do tai nạn gây ra với niên hạn sử dụng của từng loại được quy định theo Thông tư số 06 của Bộ Lao động - Thường binh và Xã hội ngày 4/4/1995 - Người lao động chết khi bị tai nạn lao động (kể cả chết trong thời gian điều trị lần đầu) thì gia đình được trợ cấp một lần bằng 24 tháng tiền lương tối thiểu và được hưởng chế độ tử tuất. - Người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp theo danh mục bệnh nghề nghiệp hiện hành được hưởng chế độ trợ cấp bệnh nghề nghiệp như đối với người bị tai nạn lao động đã nêu ở trên. - Chế độ bồi thường tai nạn lao động Thực hiện theo khoản 3 điều 107 bộ luật lao động và theo Thông tư số: 19 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ngày 02/8/1997 hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường cho người bị tai nạn lao động như sau: + Đối tượng được bồi thường tai nạn lao động Đối tượng được bồi thường tai nạn lao động là người lao động (bao gồm cả người học nghề, thực tập) bị chết hoặc bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên do tai nạn lao động trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. - Trách nhiệm bồi thường cho người bị tại nạn lao động + Người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người chết do tai nạn lao động mà không do lỗi của người lao động với mức bồi thường ít nhất bằng 30 tháng lương và phụ cấp (nếu có) (là tiền lương theo hợp đồng lao động được tính bình quân của 6 tháng tiền lương trước khi bị tai nạn lao động xảy ra, bao gồm lượng cấp bậc, chức vụ và phụ cấp) + Trường hợp tai nạn do lỗi của người lao động thì họ hoặc thân nhân của họ cũng được hưởng một khoản tiền ít nhất bằng 12 tháng và phụ cấp lương (nếu có). Đối với người học nghề, học sinh thực tập nghề thì mức bồi thường tai nạn lao động trong hai trường hợp không do lỗi hoặc do lỗi của người lao động vẫn được bồi thường như trên nhưng được tính bằng lương tối thiểu theo quy định của Chính Phủ tại thời điểm xảy ra tai nạn lao động. + Trường hợp người lao động đã mua bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động thì cơ quan bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường thay cho người sử dụng lao động. Trường hợp số tiền bồi thường của cơ quan bảo hiểm 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2