intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình bản đồ học part 8

Chia sẻ: Asdfada Asfsgs | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

194
lượt xem
56
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hình 6.3 (T 93- GT TK và BTBĐ) - Trong khung bản đồ, ngoài việc thể hiện vùng lãnh thổ cách biệt với lãnh thổ chính, hoặc dùng một số bản đồ phụ khác để tăng thêm thông tin, hỗ trợ nội dung cho bản đồ chính. Hình 6.4 (T 93- GT TK và BTBĐ) - Trong một số trường hợp do hình ảnh lãnh thổ người ta có thể phải xoay khung bản đồ theo hướng của lãnh thổ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình bản đồ học part 8

  1. H ình 6.1 Hình 6.2 (T 92_GT TK&BT BĐ) - Đ ể đảm bảo tính kinh tế (kích thước giấy in...) sơ đồ bố cục được thể hiện ở dạng phá khung (một phần vùng lãnh thổ bản đồ vượt ra ngo ài khung). H ình 6.3 (T 93- G T TK và BTBĐ ) - Trong khung bản đồ, ngoài việc thể hiện vùng lãnh thổ cách biệt với lãnh thổ chính, hoặc dùng một số bản đồ phụ khác để tăng thêm thông tin, hỗ trợ nội dung cho bản đồ chính. H ình 6.4 (T 93- G T TK và BTBĐ ) - Trong một số trường hợp do hình ảnh lãnh thổ người ta có thể phải xoay khung bản đồ theo hướng của lãnh thổ. 155
  2. Hình 6.5 (T94- GT TK và BTBĐ) Đ ể có sơ đồ bố cục bản đồ hợp lý, tối ưu khi thiết kế, người ta thường p hải làm nhiều maket tương ứng với mỗi phương án, sau đó mới so sánh và lựa chọn ra sơ đồ bố cục tối ưu, hợp lý. * Sơ đồ bố cục đối với bản đồ nhiều tờ: K hi vùng lãnh thổ được thể hiện ở tỷ lệ cho trước không thể đặt trên một tờ giấy thì người ta phải chia bản đồ ra nhiều mảnh. Cách chia mảnh bản đồ có nhiều cách khác nhau, nhưng phổ biến nhất là chia mảnh theo hệ thống kinh độ, vĩ độ và chia vuông góc. Tuỳ thuộc vào diện tích lãnh thổ, bản đồ có thể chia ra vài mảnh nhưng cũng có thể là hàng trăm thậm chí hàng nghìn mảnh. Thí dụ như với bản đồ địa hình của các quốc gia rộng lớn như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ,... Bố cục và trình bày của các tờ cho mỗi loại bản đồ lại có chuẩn khác nhau. V í dụ đối với bản đồ thế giới tỷ lệ 1:25.000.000 có sơ đồ bố cục chuẩn cho các tờ theo hình 6.6. Đối với bản đồ treo tường nhiều tờ được dán, ghép với nhau thì chúng thường đ ược chia vuông góc (dựa theo kích thước của tờ giấy in, của máy in ốp sét) sao cho số tờ ít nhất nhưng dễ dán, ghép. 156
  3. Hình 6.6 (T96_GT TK & BTBĐ) N hiệm vụ chi mảnh bản đồ sẽ phức tạp hơn nếu bản đồ có 2 mục đích là: Treo tường và để bản khi làm việc trên từng tờ của bản đồ. Cùng một bản đồ cũng có thể có nhiều phương án thiết kế sơ đồ bố cục cho tiện sử dụng. Thí dụ xem các hình dưới đây: H ình 6.7 (T95_GT TKế) Đối với các tờ bản đồ nhiều tờ yêu cầu với phần tiếp biên không nhỏ hơn 10 cm với bản đồ hàng hải, 2 cm với bản đồ địa hình. * Đối với bản đồ nằm trong tập bản đồ, Alas: Sơ đồ bố cục của chúng phải tuân thủ nằm trong giới hạn kích thước đã x ác định của tập bản đồ, Alas. K hi thiết kế chúng phải tính đến: - H ệ thống tỷ lệ đã xác định cho tập bản đồ; - Nền cơ sở địa lý chung cho các bản đồ cùng loại (cho các bản đồ chuyên đề); - Số lượng bản đồ trong Atlas, tập bản đồ; - Y êu cầu kỹ thuật in ấn (với các bản đồ trên 1 trang, trên 2 trang). 157
  4. Hình 6.8: Sự phân bố bản đồ trên 2 trang trong Alas (T96_ GT TKẾ) 3 . Soạn thảo nội dung bản đồ a . Xác định các yếu tố nội dung bản đồ X ác định các yếu tố nội dung bản đồ là công việc quan trọng của thiết kế Bản đồ. Đển giải quyết nhiệm vụ này cần phải thống kê các yếu tố nội dung b ản đồ và tiến hành phân lo ại chúng; lựa chọn các phương pháp thể hiện chúng; đ ặt các chỉ tiêu, định mức tổng quát hoá nội dung; thiết kế hệ thống ký hiệu tương ứng với nội dung bản đồ đã xác đ ịnh; phân vùng địa lý, phân vùng lãnh thổ; tiến hành làm các thử nghiệm, mẫu bản đồ trên các vùng đặc trưng cho b ản đồ... Ý tưởng chỉ đạo tạo ra nguyên tắc cơ bản của nội dung bản đồ là: - Hiểu và coi bản đồ địa lý như các mô hình không gian thực tế và hệ thống dẫn giải nội dung của chúng bằng hình ảnh. - N ghiên cứu và tổng kết, thống kê từng phần của mô hình b ản đồ để chỉ ra các đặc trưng quan trọng nhất và mối liên hệ của chúng. H ệ thống dẫn giải xem xét các đối tượng nội dung bản đồ như hệ thống đ ịa lý với mức độ phức tạp khác nhau và không gian của chúng được xác định trong từng hệ thống cụ thể. N ó liên quan và được xác định theo mục đích của b ản đồ. Mỗi hệ thống nội dung có thể đ ược thể hiện bằng các mô hình khác nhau. Để đạt được hình ảnh tổng hợp đầy đủ của mô hình bản đồ người ta thực hiện việc chuyển về từng yếu tố của mô hình lên b ản đồ. Thí dụ trên bản đồ cảnh quan có thể bao gồm các yếu tố nền địa chất, địa hình, nước, thổ nhưỡng, thực vật và một số yếu tố kinh tế xã hội khác. Từ đây ta có thể thấy rằng bản đồ cảnh quan tỷ lệ nhỏ thường được thành lập từ kết quả tổng hợp các bản đồ chuyên ngành, chuyên đề. 158
  5. Bản đồ mà nội dung của nó chỉ có độc nhất một yếu tố (địa hình hoặc thuỷ văn) là rất hiếm có. Thông thường nội dung của bản đồ bao gồm nhiều yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội. Các yếu tố này có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nội dung của bản đồ địa lý chung thường được khái quát và lấy làm nền “Cơ sở địa lý” cho các bản đồ chuyên đề, chuyên môn. Các yếu tố nền cơ sở địa lý có ý nghĩa: - Dùng để định vị, định hướng khi sử dụng bản đồ. - Làm cơ sở để dựa vào đó thành lập các nội dung chuyên đề. - Bổ trợ cho việc giải thích, làm rõ các quy luật phân bố, biến đổi các đối tượng, hiện tượng bản đồ. Đối với bản đồ chuyên đề, chuyên ngành đặc biệt cần có những nền cơ sở khác để có thể tính được các đặc trưng của hiện tượng bản đồ và các đặc đ iểm vùng lãnh thổ. Đ ể xác định một cách tối ưu các yếu tố nội dung bản đồ cần thực hiện p hân tích một cách hệ thống các yếu tố nội dung đặc biệt quan trọng theo mục đ ích, ý nghĩa bản đồ. b. Lựa chọn cách phân loại, các đặc điểm và chỉ số của nội dung bản đồ Về nguyên tắc phân loại nội dung bản đồ được thực hiện theo nguyên tắc từ chung đến riêng, từ khái quát đến chi tiết Ví dụ: CÁC YẾU TỐ NỘI DUNG BẢN ĐỒ DÂN CƯ HỆ THUỶ VĂN ĐỊA HÌNH RANH GIỚI HÀNH CHÍNH Sông ngòi Ao hồ Bờ b iển Tỉnh Huyện Xã Quốc gia Suối Ao Hồ Sông 159
  6. Sự phân loại các yếu tố nội dung tự nhiên, kinh tế x ã hội còn phải tương ứng với nhiệm vụ của khoa học tự nhiên và xã hội. Điều này càng quan trọng hơn đối với các bản đồ chuyên đề, chuyên ngành. Thông thường các đối tượng, yếu tố nội dung được phân loại theo nội d ung. Có nghĩa là dựa vào hình dạng, đặc điểm, tính chất, cấu trúc mà người ta nhóm các yếu tố gần giống nhau, có các đặc điểm chung vào một nhóm. V í dụ: Nhóm lớp thuỷ văn gồm các đối tượng như: sông tự nhiên 1 nét; sông tự nhiên có nước theo mùa, đường mép nước, đ ường bờ biển, độ cao mực nước,.... Nhóm lớp địa hình gồm: đường bình độ cơ bản, đ ường bình độ phụ, chấm điểm độ cao, sườn đất dốc đứng, bãi cát phẳng,... Theo ý nghĩa khoa học và thực tế người ta nhóm các yếu tố nội dung theo điều kiện phát sinh, nguồn gốc hoặc quá trình hình thành và phát triển. Y ếu tố chính xác định sự lựa chọn nguyên tắc phân loại là mục đích ý nghĩa bản đồ cần lập. Mức độ chi tiết của phân loại phụ thuộc vào mức độ tổng quát hoá bản đồ (phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ). Nói chung, tỷ lệ bản đồ có liên quan chặt chẽ với mức độ phân loại hệ thống địa lý. Các bản đồ phân tích đôi khi chỉ thể hiện một vài tính chất, khía cạnh của hiện tượng nội dung bản đồ mà không cần quan tâm đến các mối liên hệ khác, với các đối tượng khác, thí dụ trên bản đồ khí hậu, thời tiết chỉ thể hiện nhiệt độ hoặc lượng mưa. Đ ặc điểm của bản đồ là các đặc điểm đặc trưng cho nội dung chính của b ản đồ. Nó xuất phát và được xác định từ tên gọi của bản đồ. Đồng thời với việc xác định trong kế hoạch biên tập các nội dung bản đồ, người ta thường đặt ra các phương pháp thể hiện nội dung này. Các phương p háp thể hiện nội dung có thể độc lập dùng cho từng loại nội dung nhưng cũng có thể kết hợp nhiều phương pháp để thể hiện các nội dung phức tạp (mang cả 160
  7. đ ặc tính số lượng và chất lượng). Việc lựa chọn phương pháp thể hiện nội dung cần tính đến: + Đặc điểm sử dụng bản đồ và các yêu cầu với nó. + Đảm bảo cho bản đồ được thể hiện bằng các thông tin cho trước. + H ài hoà, phù hợp với các nội dung khác của bản đồ và với các bản đồ khác cùng loại. + Đ ặc điểm phân bố các hiện tượng, đối tượng (dầy đặc, rải rác, định vị theo đường, tuyến hay theo điểm,...). + D ung lượng nội dung bản đồ (số lượng đối tượng, hiện tượng và các chỉ số của chúng). + Sự phân chia nội dung theo ý nghĩa của chúng (chính, phụ theo các chỉ số đặc trưng). + Theo khả năng in ấn bản đồ. Đối với các bản đồ có mục đích sử dụng khác nhau thì việc thiết kế trình bày màu sắc đồng thời có tính đến các đặc điểm sinh học và tâm sinh lý người sử dụng bản đồ. Màu sắc dùng để in bản đồ có nhiều loại, nhiều đặc đ iểm cho khả năng kết hợp màu tạo ra các nền mầu bản đồ, mở ra khả năng thể hiện nội dung bản đồ bằng các màu sắc khác nhau (đặc biệt trên các b ản đồ chuyên đề). Khi thiết kế bản đồ chuyên đề, những bản đồ được thành lập lần đ ầu, bước đầu tiên là soạn thảo nội dung bản đồ - đây là sự trình bày các khái niệm hiểu biết về chuyên đ ề, đề tài bản đồ. Những khái niệm này được trình b ày bởi sự kết hợp của các nhà chuyên môn chuyên ngành và các nhà bản đồ. Trong trường hợp như vậy thường phải làm m ẫu phác thảo, makét thử nghiệm, m ẫu thiết kế trích mảnh. K hi thiết kế nội dung cho các bản đồ ở các dạng khác nhau (bản đồ địa hình, địa lý chung, chuyên đề, chuyên môn) thì cũng có các đặc điểm khác nhau riêng biệt. Nội dung và trình bày bản đồ địa hình đã được xác định đầy đủ và chi tiết. Điều này có thể nhận thấy rõ ràng trong quy phạm và hệ thống ký 161
  8. hiệu quy ước cho dùng bản đồ địa hình. Khi thiết kế loại này cần chú ý tới đặc đ iểm địa lý vùng lãnh thổ và đ ặc điểm của các tư liệu bản đồ. K hi thiết kế bản đồ địa lý chung cần chú ý đến các yêu cầu: Trên các b ản đồ này phải thể hiện toàn bộ các yếu tố địa lý và kinh tế xã hội. Nhưng m ức độ đầy đủ và chi tiết nội dung của các bản đồ này phụ thuộc vào nhiều yếu tố: mục đích, ý nghĩa, đề tài, tỷ lệ. Để giải quyết nhiệm vụ này người ta đặt ra nguyên tắc chọ n lọc và khái quát các đ ối tượng (xem phần tổng quát hoá nội d ung b ản đồ). K hi thiết kế nội dung bản đồ chuyên đề, chuyên môn, sự xác định mức đ ầy đủ và chi tiết hình ảnh đối tượng, hiện tượng trên các bản đồ này là một trong những đặc tính, đặc trưng của thiết kế bản đồ chuyên đề. Mức độ đầy đủ và chi tiết nội dung các bản đồ này nhiều hay ít phụ thuộc vào đ ặc điểm của các đối tượng cần thể hiện, nguồn tư liệu bản đồ, phương pháp thể hiện và hệ thống ký hiệu quy ước. Trên các b ản đồ này có đối tượng được thể hiện đầy đủ, chi tiết (theo đề tài), nhưng có đối tượng được thể hiện rất mờ nhạt hoặc không thể hiện. Ví dụ khi thiết kế bản đồ hành chính – chính trị, đối tượng chính của nội d ung bản đồ là đường vùng lãnh thổ. Sau đó là các đối tượng thuỷ văn, giao thông với những nét chính. Trên bản đồ kinh tế - xã hội (loại tra cứu), nội dung chính là các điểm dân cư, giao thông đường sá. Hệ thuỷ văn và địa hình chỉ đóng vai trò nền cảnh quan chung. Địa hình chỉ thể hiện bằng vờn bóng địa hình mà không thể hiện bằng các đường b ình độ. Thiết kế bản đồ du lịch thì nội dung chính là các yếu tố, đối tượng về d u lịch. Phụ thuộc vào thể loại bản đồ cụ thể mà các giai đoạn thiết kế bản đồ có thể đơn giản hay khó khăn, chi tiết. H iện nay các bản đồ có thể chia làm 2 nhóm: 1 - Bản đồ khoa học - kỹ thuật (KHKT) 2 - Bản đồ phổ thông (PT). Bản đồ khoa học – kỹ thuật dùng để giải quyết công việc cụ thể trong một lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Đó là các bản đồ địa hình, các bản đồ chuyên đề. 162
  9. Bản đồ phổ thông dùng cho quảng đại quần chúng phục vụ cho mọi đối tượng sử dụng. Các bản đồ này dùng để truyền đạt các thông tin chung nhất về tự nhiên, kinh tế - x ã hội. X u hướng hiện nay, các bản đồ khoa học – kỹ thuật thường được thiết kế và thành lập với sự sử dụng công nghệ thông tin tin học hiện đại để quản lý và khai thác thông tin bản đồ nhanh chóng và chính xác. Đối với loại bản đồ phổ thông thì đòi hỏi về độ chính xác và mức độ đ ầy đủ, chi tiết kém hơn nhưng nó yêu cầu dễ xem, dễ đọc. Khi xác định nội d ung bản đồ cần tính đến các đặc điểm của đối tượng cần thể hiện. Đó là các đ ặc điểm về cấu trúc đối tượng, tính lôgic không gian, chức năng của đối tượng. K hi thiết kế bản đồ là ta lập ra các mô hình bản đồ, do đó cần lựa chọn, x ác đ ịnh các thông số, đơn vị đo để thể hiện các đặc tính số lượng, chất lượng của đối tượng, hiện tượng bản đồ. Sự lựa chọn này phụ thuộc vào các nhân tố như mục đích bản đồ, đề tài bản đồ , cấu trúc không gian và định vị của đối tượng, nguồn tư liệu dùng để thành lập bản đồ. Đ ặc tính số lượng thông tin bản đồ có thể thể hiện thông qua chỉ số tuyệt đối hay tương đối. Mục đích thiết kế bản đồ là: chọn ra phương pháp thể hiện bản đồ; thiết kế hệ thống ký hiệu quy ước và b ảng chú giải bản đồ nhằm thể hiện tốt nhất nội dung bản đồ. c. Chỉ dẫn tổng quát hoá nội dung bản đồ Trong quá trình thành lập bản đồ, sự sáng tạo khoa học của nhà bản đồ được thể hiện rõ ràng, mạnh mẽ trong tổng quát hoá và soạn thảo hệ thống ký hiệu bản đồ. Nhiệm vụ tổng quát hoá bản đồ được thực hiện chủ yếu ở 2 giai đoạn: - Ở giai đoạn thiết kế là so ạn thảo ra các chỉ dẫn tổng quát hoá nội dung (phân loại đối tượng, đặt chỉ tiêu lựa chọn lấy bỏ,...); chỉ dẫn các phương pháp và phương tiện thể hiện. 163
  10. - Ở giai đoạn thành lập là thực hiện các chỉ dẫn đã nêu trong thiết kế kỹ thuật bản đồ để đưa lên bản gốc các nội dung đã được tổng quát hoá. Nói chung trong chỉ dẫn thiết kế kỹ thuật thường bao gồm: + Chỉ ra các đối tượng, yếu tố nội dung phải thể hiện đầy đủ khi chuyển vẽ bản đồ từ tư liệu. + Trình bày các nguyên tắc chính chọn lựa, lấy bỏ các yếu tố nội dung còn lại tương ứng với độ lớn, ý nghĩa và mối quan hệ với đặc điểm địa lý lãnh thổ. + Chỉ dẫn các yếu tố, đối tượng đặc biệt cần đưa lên bản đồ. + Đặt ra mức độ chi tiết khi truyền đạt các đối tượng chính cho từng yếu tố nội dung bản đồ. Chỉ dẫn tổng quát hoá, trong từng phần có liên quan đến nhiều chỉ số do đó trong bản thiết kế kỹ thuật bản đồ có thể có nhiều mức độ đầy đủ và chi tiết khác nhau. Theo truyền thống thì đối với bản đồ nội dung phong phú sẽ có nhiều mẫu, cách tổng quát nội dung, do đó việc sáng tạo trong tổng quát hoá phụ thuộc vào trình độ kinh nghiệm của nhà bản đồ. Đôi khi, khi soạn thảo nội dung bản đồ, người thiết kế bản đồ phải thiết kế, makét, mẫu tổng quát hoá cho các yếu tố nội dung theo ý đồ của mình. Các makét này thường phải làm cho 1 vùng đặc trưng cho bản đồ. Trong những trường hợp này người thành lập bản đồ chỉ theo các mẫu này để đưa lên bản gốc các nội dung đã được tổng quát hoá. Khi thành lập bản đồ tự động hoá cần có cơ sở toán học và thể hiện tất cả các mặt trong quá trình tổng quát hoá nội dung bản đồ. Đây là vấn đề rất khó khăn phức tạp của bản đồ học hiện đại. d. Xác định các chỉ số tổng quát hoá Khi phân tích bản đồ một cách hệ thống thông qua các ký hiệu và dấu hiệu của nó người ta có thể giải quyết được một số vấn đề về chỉ số tổng quát hoá: 164
  11. - Đ ặt ra tải trọng đồ hoạ cho bản đồ cần thiết kế (giá trị lớn nhất và tối ưu cho tải trọng bản đồ). - Chỉ ra được mật độ của đối tượng trên thực địa và mức độ chọn lọc các đối tượng này cho phù hợp với đặc đ iểm địa lý lãnh thổ. - X ác định kích thước nhỏ nhất của đối tượng cho các yêu tố nội dung khác nhau của bản đồ. - X ác định mức độ chi tiết có thể cho các đường, đường viền đối tượng và chỉ rõ các giá trị cụ thể. V iệc lựa chọn các chỉ số tổng quát hoá còn bao gồm cả việc lựa chọn các thang tầng đặc trưng cho đặc tính chất lượng, số lượng của các yếu tố nội d ung b ản đồ. Sau khi đã lựa chọn được các định mức, tổng quát hoá, người ta thường phải tiến hành thành lập thử nghiệm trích mảnh của bản đồ. (Đặc biệt là đối với các bản đồ mới lập lần đầu và có nội dung phức tạp). Trên bản đồ trích mảnh thử nghiệm, người ta tiến hành kiểm tra mức độ, chất lượng tổng quát hoá và chất lượng trình bày nội dung bản đồ sau tổng quát hoá. Mục đích chính của việc làm trích m ảnh thử nghiệm này là soạn thảo ra. Ví dụ, hình mẫu tổng quát hoá cho các vùng đặc trưng trên bản đồ. Từ các hình mẫu, trích mảnh này, các chỉ dẫn chọn lọc, lấy bỏ nội dung bản đồ được xác định và áp dụng cho từng vùng lãnh thổ bản đồ. Trên các bản đồ chuẩn hoá, đã xuất bản nhiều lần thì trích mảnh bản đồ thử nghiệm không nhất thiết phải làm, nhưng các bản đồ gốc mới làm lần đầu, các tác phẩm bản đồ phức tạp, bản đồ tác giả thì bắt buộc phải có. 6 .3. Các công tác chuẩn bị và biên tập bản đồ 6 .3.1. Khái niệm về biên tập bản đồ 165
  12. Biên tập bản đồ là một trong các dạng công việc chính trong sản xuất bản đồ. Nó được chia làm 2 loại công việc: - Công tác chuẩn bị biên tập. - Biên tập trong to àn bộ các giai đoạn sản xuất bản đồ. Công tác chuẩn bị biên tập là giai đoạn đầu tiên của quy trình sản xuất b ản đồ. Ở giai đoạn này người ta tiến hành: + Thiết kế bản đồ và các công việc khác có liên quan. + Soạn thảo tài liệu biên tập. Công việc chuẩn bị biên tập được tiến hành đồng thời với thiết kế bản đồ và nó bao gồm: + Các công việc tổ chức chuẩn bị. + Thu thập, hệ thống hoá và phân tích các tư liệu bản đồ. Kế hoạch biên tập được soạn thảo trên cơ sở các tư liệu thiết kế bản đồ. Nó là tài liệu cơ bản thiết kế bản đồ (gồm các tư liệu cho trước và chỉ dẫn thành lập, chuẩn bị in và in bản đồ). Biên tập trong quá trình thành lập, chuẩn bị in và in bản đồ bao trùm toàn bộ các chỉ đạo kỹ thuật, kiểm tra chất lượng trong các giai đo ạn sản xuất bản đồ. Biên tập viên bản đồ là người thực hiện các công việc biên tập. Họ là những nhà bản đồ có kinh nghiệm, là nhà lãnh đạo sản xuất bản đồ. Họ lãnh đ ạo và kiểm tra các giai đoạn sản xuất bản đồ cho phù hợp và tuân thủ theo các q uy phạm đã đề ra cho bản đồ. Cùng làm việc với biên tập viên b ản đồ còn có b iên tập viên kỹ thuật, đ ặc biệt là biên tập viên kỹ thuật trong giai đoạn chuẩn b ị in và in b ản đồ. Công tác biên tập được thực hiện theo nguyên tắc tập trung ở trong các nhà máy cũng như trong từng phân xưởng, bộ phận. 166
  13. N hư vậy, biên tập bản đồ là quá trình thực hiện các công việc chuẩn bị b iên tập, soạn thảo ra các tài liệu biên tập về thành lập, chuẩn bị in và in b ản đồ; là chỉ đạo khoa học kỹ thuật toàn bộ các dạng công việc sản xuất bản đồ. Thông qua các tài liệu biên tập, tính sáng tạo của tập thể các chuyên gia bản đồ ở các trình độ khác nhau trên 1 cơ sở thống nhất về tổ chức và kỹ thuật được thể hiện, cũng qua đó đảm bảo sản xuất ra các tác phẩm bản đồ chất lượng cao. 6 .3.2. Công tác chuẩn bị biên tập 1 . Công tác tổ chức chuẩn bị Công tác chuẩn bị về phương diện tổ chức xuyên suốt trong từng công việc của giai đoạn chuẩn bị biên tập bản đồ. Ở giai đoạn đầu tiên, biên tập viên bản đồ soạn thảo các nhiệm vụ kỹ thuật cho thiết kế bản đồ và các nhiệm vụ khác. Công việc chuẩn bị bao gồm xem xét và đánh giá các tư liệu trong sản x uất bản đồ (các bản đồ gốc, makét nội dung chuyên đề, các biểu bảng,...). Sự nghiên c ứu, xem xét này nhằm đặt ra các điều kiện thuận lợi cho công việc thành lập bản đồ, sự phù hợp với quy phạm và các tài liệu định mức khác. N goài ra, để lập ra các tài liệu biên tập cần có sự hợp tác của các c ơ quan, các chuyên gia chuyên ngành có liên quan đến đề tài nội dung bản đồ (cung cấp các tư liệu,...). 2 . Thu thập và hệ thống hoá các tư liệu bản đồ N hiệm vụ quan trọng của sản xuất bản đồ là cung cấp đầy đủ các tư liệu b ản đồ cho các công việc biên tập và thành lập bản đồ. Các dạng công việc ở giai đo ạn này gồm: + Thu thập, hệ thống hoá, bảo quản và cung cấp tư liệu bản đồ cho sử d ụng, sản xuất. + Sắp xếp và giới thiệu các bản đồ, atlas, chuẩn bị các chỉ dẫn, phương p háp tra cứu bản đồ. Các tư liệu bản đồ là: Các bản đồ địa hình, bản đồ địa lý chung, ảnh hàng không, ảnh mặt đất, các bản đồ chuyên đề, các tài liệu tham khảo, niêm giám 167
  14. thống kê. Trong số đó có tư liệu đ ược dùng hết, có cái chỉ dùng tra cứu một vấn đ ề nào đó trong quá trình thành lập bản đồ. Các tư liệu này được kiểm kê, hệ thống hoá và ghi vào tài liệu (ở dạng b ảng tra danh mục, phiếu tra tìm như trong các thư viện). Tất cả các tư liệu bản đồ có thể chia thành 2 dạng chính: + Dạng đồ hoạ. + Dạng văn bản, số liệu biểu bảng. Theo mức độ sử dụng chúng chia ra: Các tư liệu chính và các tư liệu bổ sung, hỗ trợ. Cần nhấn mạnh thêm, các tư liệu bản đồ quan trọng và các chỉ dẫn tra cứu mức độ hiện thực của các đối tượng để từ đó quyết định hiệu chỉnh bản đồ hay làm mới. Đó chính là bản đồ trực nhật và các chỉ dẫn tra cứu hỏi đáp. Bản đồ trực nhật phải đảm bảo sự đúng đắn, tính hiện thực nội dung của bản đồ cần thành lập. N gày nay, người ta ứng dụng các công nghệ tin học để thu nhập, bảo q uản, truy nhập, cung cấp các thông tin bản đồ. Các bản đồ có thể thành lập và lưu trữ ở dạng bản đồ số. 3 . Soạn thảo các tài liệu biên tập cho sản xuất tác phẩm bản đồ và các dạng tài liệu So ạn thảo tài liệu biên tập bản đồ và thiết kế bản đồ là 2 quá trình tương hỗ liên quan với nhau. Chúng được thực hiện đồng thời trong thứ tự xác định, khi biên tập viên quyết định các vấn đề về cấu trúc bản đồ, nội dung bản đồ, nguyên tắc tổng quát hoá, công nghệ sản xuất bản đồ. Thiết kế bản đồ và các giải pháp kỹ thuật trên bản đồ kết hợp với các nguyên tắc biên tập tạo ra tài liệu biên tập cho sản xuất tờ bản đồ cụ thể. Tài liệu biên tập được chia làm 2 loại: + Tài liệu biên tập chung (cho các loại bản đồ). + Tài liệu biên tập cho sản xuất tờ bản đồ cụ thể. 168
  15.  Tài liệu chung cho biên tập gồm: - Lý thuyết chung cho sản xuất các dạng, loại bản đồ khác nhau; các hướng dẫn cho in bản đồ, các quy phạm, định mức, bảng ký hiệu quy ước, các hướng dẫn tư liệu kỹ thuật. - Các thiết kế biên tập kỹ thuật, đề cương cho các tác phẩm bản đồ lớn (Bản đồ nhiều tờ, sêri bản đồ, atlas). Tài liệu biên tập cho tờ bản đồ gọi là kế hoạch biên tập hay hướng dẫn biên tập. Lý thuyết chung, quy phạm, chỉ dẫn biên tập tạo ra hệ thống thống nhất các tài liệu định mức kỹ thuật và điều hành sản xuất (thí dụ đối với bản đồ địa hình ta thấy rất rõ). Ngoài ra cho từng cơ sở bản đồ còn có tư liệu hướng dẫn kỹ thuật cho phù hợp với bản thân cơ sở sản xuất. Tư liệu hướng dẫn kỹ thuật này được dùng cho sản xuất các loại bản đồ khác nhau: bản đồ du lịch, bản đồ hành chính – chính trị... Tài liệu hướng dẫn quan trọng của tác phẩm bản đồ là thiết kế biên tập - kỹ thuật. Đ ặc điểm chung của chuẩn bị biên tập và soạn thảo đề cương cho sêri b ản đồ, atlas là: - X ác định mục đích, ý nghĩa bản đồ. - Các thông số chính và đặc tính kỹ thuật của bản đồ (kích thước bản đồ, d ung lượng thông tin...). - Các vấn đề chung về sản xuất bản đồ: cơ sở toán học, tư liệu biên tập bản đồ, nội dung và cấu trúc bản đồ, các phương pháp thể hiện, nguyên tắc tổng quát hoá, hệ thống ký hiệu quy ước, công nghệ thực hiện công việc và các phụ lục. Biên tập các tác phẩm bản đồ lớn được thực hiện bởi nhóm biên tập, ban b iên tập bản đồ. Đứng đầu ban biên tập là chủ biên. Đ ề cương và bản thiết kế biên tập kỹ thuật được xem xét tại hội đồng b iên tập nhà máy. 169
  16. Đối với các tác phẩm bản đồ lớn, ban biên tập có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành, các giáo sư, các nhà bản đồ có uy tín và kinh nghiệm.  Lý lịch bản đồ là tài liệu sản xuất. Nó được hoàn thành cho chuẩn bị công việc và trong quá trình sản xuất bản đồ ở tất cả các giai đoạn. Lý lịch bản đồ có thể cho biết các chỉ dẫn biên tập kỹ thuật về thành lập tờ bản đồ mới hoàn thành. Trong đó cần thể hiện các khái niệm cụ thể về các tư liệu bản đồ, các p hương pháp và mức độ thể hiện chúng, đặc điểm hoàn thành các loại công việc. Ghi chép tất cả các tư liệu, nguyên liệu dùng đ ể thành lập bản đồ, các b ước thử nét và thử màu bản đồ. Lý lịch bản đồ ghi chép cụ thể người thực hiện công việc, người kiểm tra, người biên tập, ngày tháng thực hiện và hoàn thành công việc.  Sơ đồ biên tập được thành lập trong trường hợp vùng lãnh thổ bản đồ thể hiện và bản đồ cần thành lập không có các đặc điểm tính chất chung. Biên tập viên thành lập sơ đồ trên giấy vẽ (60x90 cm). N ội dung của nó gồm các khái niệm về đặc điểm vùng lãnh thổ, các chỉ dẫn thành lập các yếu tố nội dung và các phụ lục. Tài liệu biên tập được soạn thảo không những cho các b ản đồ mới làm mà cả với các bản đồ tái bản, in lại. 6 .3.3. Đặc điểm tổ chức công tác biên tập Tổ chức công tác biên tập gắn liền với cấu trúc của các cơ sở sản xuất b ản đồ. Ở mỗi xí nghiệp sản xuất bản đồ có những đặc điểm riêng của m ình. Nói chung, lãnh đạo biên tập theo nguyên tắc tập trung, phân chia các công việc cho biên tập viên tương ứng với trình độ, nghĩa vụ của họ. Các biên tập viên được chia ra làm 3 loại: + Chủ biên. + Biên tập viên chính. + Biên tập viên. Chủ biên – là biên tập viên có trình độ, tay nghề cao, có kinh nghiệm sản x uất, kinh nghiệm biên tập nhiều tác phẩm bản đồ lớn. Chủ biên thường chủ trì thiết kế các sêri, atlas b ản đồ. 170
  17. Trong các xí nghiệp sản xuất bản đồ, lãnh đạo công tác biên tập là biên tập viên chính (Phó giám đốc kỹ thuật, quản đốc phân xưởng thành lập bản đồ, giám đốc trung tâm biên tập bản đồ). Nghĩa vụ của họ là ký duyệt chất lượng các bản đồ của xí nghiệp sản xuất ra. Biên tập viên – là người tham gia biên tập một hay một số bản đồ trong tập bản đồ, hay trong từng công đoạn sản xuất bản đồ. - Đ ể tổ chức tốt, lãnh đạo biên tập cần có kế hoạch rõ ràng. Đề tài, thời hạn ho àn thành công việc được đặt ra trong kế hoạch tháng, quý, năm và dài hơn. Trên cơ sở của kế hoạch này để soạn thảo lịch ho àn thành công việc thành lập tờ bản đồ (lựa chọn công nghệ thành lập bản đồ). - V ề phương diện lãnh đạo biên tập của chủ biên hay biên tập viên chính gồm có các công việc sau: + Chuẩn bị lực lượng biên tập viên tham gia biên tập tác phẩm bản đồ. + Tổ chức làm các chỉ dẫn biên tập, các chỉ dẫn kỹ thuật. + Tổ chức nâng cao trình độ cho biên tập viên. Trong sản xuất bản đồ thực tế cho thấy: C ác biên tập viên được chuyên môn hoá theo các dạng công tác biên tập. Các biên tập viên được chuyên môn hoá theo vùng lãnh thổ, theo chọn tỷ lệ cho bản đồ, theo dạng bản đồ và đề tài b ản đồ. Sự chuyên môn hoá được xác định theo nhiệm vụ của sản xuất. Chỉ dẫn biên tập của xí nghiệp còn là một dạng hướng dẫn khoa học của các biên tập viên, là tổng kết các kinh nghiệm sản xuất của xí nghiệp. - N hiệm vụ mới và nguyên tắc tổ chức công tác biên tập là soạn thảo thứ tự thiết kế biên tập kỹ thuật các bản đồ và atlas. Các thiết kế này có áp dụng các đ ịnh mức mới, tiêu chuẩn mới phù hợp với công nghệ và thiết bị hiện đại tiên tiến nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện đ iều kiện làm việc, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. 6 .3.4. Công tác biên tập bản đồ 1. Công việc chuẩn bị biên tập và soạn thảo các tài liệu biên tập cho sản xuất bản đồ. 171
  18. Biên tập tờ bản đồ cụ thể trong giai đoạn chuẩn bị biên tập bản đồ ngoài thiết kế bao gồm: - Làm sáng tỏ, thu thập, phân tích các tư liệu bản đồ. - N ghiên cứu vùng lãnh thổ, đối tượng, hiện tượng bản đồ thể hiện. - So ạn thảo kế hoạch biên tập (hướng dẫn biên tập). Mục đích chính của thu thập, phân tích và đánh giá các tư liệu bản đồ và các tư liệu khác là lựa chọn, xác định nguồn tư liệu chính, phụ cần thiết cho chuẩn bị biên tập và thành lập bản đồ. Công việc thu thập tài liệu được thực hiện theo đơn đặt, yêu cầu của biên tập viên. Chúng có thể lấy, tìm ở bộ phận lưu trữ, ở các cơ quan, thư viện khác nhau. Phân tích tư liệu bản đồ được tiến hành theo mục đích, nội dung bản đồ. K hi đánh giá các thông tin, tư liệu bản đồ cần tính đến: - Mức độ hiện đại, mới, đầy đủ, chi tiết của nội dung. - Độ chính xác. - Sự tương ứng của bản đồ với thực tế. - K hả năng ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất. - Mục đích khoa học và ý tưởng của bản đồ. Khi phân tích, đánh giá tư liệu bản đồ cần: Nghiên cứu kỹ các nguồn tư liệu để nhận được các khái niệm về đối tượng, cách tổng quát hoá đối tượng; cần sử dụng các bản đồ trực nhật để thống kê sự thay đổi của khu vực bản đồ thể hiện. Kết quả thu thập và nghiên cứu nguồn tư liệu được viết ở dạng bảng, biểu, bài viết, sơ đồ sử dụng bản đồ tài liệu, sơ đồ khoanh vùng địa lý, vùng lãnh thổ bản đồ. N ghiên cứu đặc điểm địa lý lãnh thổ và đối tượng theo đề tài bản đồ, theo các chỉ dẫn đ ã định và khuôn khổ đã xác đ ịnh. Trong mọi trường hợp đều p hải làm sáng tỏ đặc điểm địa lý của lãnh thổ, đặc điểm phân bố và mối liên q uan của các đối tượng bản đồ. 172
  19. D ựa vào đặc điểm địa lý vùng cần lập bản đồ, các biên tập viên sẽ lựa chọn các đối tượng cần biểu thị (nội dung bản đồ). N gười biên tập đặt kế hoạch xử lý các tư liệu dùng đ ể thành lập bản đồ, tiến hành thử mẫu bản đồ có tính đến đặc điểm địa lý vùng, lãnh thổ, soạn thảo các vấn đề cần thiết cho tiến hành công việc thành lập bản đồ (như bảng ký hiệu quy ước, sơ đồ bố cục bản đồ). Các tài liệu biên tập là thể hiện toàn bộ các ý tưởng của biên tập viên với b ản đồ cần thành lập. K ế hoạch biên tập gồm các phần chính sau: 1- Các khái niệm chung về bản đồ, về mục đích và các đặc tính cơ bản của bản đồ. 2 - Cơ sở toán học bản đồ, các chỉ dẫn xây dựng nó. 3 - Các tư liệu bản đồ, các chỉ dẫn thứ tự và phương pháp sử dụng chúng. 4 - Đặc điểm địa lý và các khái niệm về các đối tượng bản đồ. 5 - Các yếu tố nội dung bản đồ, các chỉ dẫn thành lập và tổng quát hóa chúng. 6 - Công nghệ thành lập, chuẩn bị in và in bản đồ. Đi kèm tài liệu biên tập nhất thiết phải có các phụ lục: sơ đồ bố cục, bảng ký hiệu quy ước (có thể cần đến mẫu tổng quát hoá đối tượng, trích mảnh mẫu bản đồ). Đối với bản đồ chuyên đ ề, phụ lục đi kèm sẽ có các đặc tính riêng. Cụ thể trong tài liệu biên tập, mới đầu người ta xác định chính xác đầy đ ủ tên b ản đồ, vùng lãnh thổ (vị trí địa lý), tỷ lệ bản đồ, mục đích của bản đồ, số trang, số tờ bản đồ, kích thước bản đồ, phép chiếu bản đồ. Trong một số trường hợp chỉ rõ tên và kích thước bản đồ phụ, sơ đồ bố cục. N hững việc này còn chịu ảnh hưởng và liên quan đến các đặc tính kỹ thuật in (Kích thước giấy in, tiêu chuẩn cắt xén, ấn xuất bản đồ,...). Phần tiếp theo tiến hành tính toán, xây dựng cơ sở toán học cho bản đồ (tính toán để dựng khung, lưới chiếu bản đồ, yếu tố tiếp biên (nếu cần thiết), nắn ảnh,...). 173
  20. Trên sơ đồ bố cục, lập theo đúng tỷ lệ bản đồ nếu có thể, chỉ rõ kích thước bản đồ (khung trong, khung ngoài), bố trí: vị trí tên gọi bản đồ, bảng chú giải, bản đồ phụ, biểu bảng, đồ thị ở đâu, vẽ sơ lược cơ sở địa lý bản đồ. Ở phần “Tư liệu bản đồ” thống kê toàn bộ các tư liệu bản đồ dùng để thành lập bản đồ, các đặc trưng, đặc điểm và mức độ sử dụng chúng. Chỉ rõ tư liệu bản đồ chính, phụ, tham khảo. Trong một số trường hợp p hải xử lý sơ bộ các tư liệu bản đồ trước khi sử dụng (ví dụ: Bản đồ tài liệu chính trước khi chụp ảnh để làm b ản lam cho thành lập bản đồ phải tô lại các nét lơ của hệ thuỷ văn bằng mực nước đen; trước khi quét bản đồ tài liệu, người ta cần tách lớp một số nội dung cơ bản hay quá phức tạp của bản đồ). Trong phần chọn lọc đối tượng, xác định nội dung bản đồ. Dựa vào đặc điểm địa lý vùng lãnh thổ, theo mục đích của bản đồ, đề tài bản đồ, người ta chỉ rõ các đối tượng nào cần thể hiện, mức độ thể hiện (Tổng quát hoá nội dung bản đồ). Phần cơ bản và quan trọng là chỉ dẫn, hướng dẫn thành lập bản đồ. Ở đây chỉ ra phương pháp thể hiện từng nội dung, thứ tự thành lập từng yếu tố nội d ung, cách bố trí tên gọi, chữ viết trên bản đồ, hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị và nguyên liệu, công nghệ thành lập bản đồ. Trong phần kế hoạch biên tập có công nghệ thành lập, trình bày, chuẩn b ị in và in bản đồ với các chỉ dẫn đầy đủ, ngắn gọn (tỷ lệ bản gốc biên vẽ, bản gốc thanh vẽ, số lượng bản gốc, nguyên liệu để làm bản gốc (giấy, điamát,...)). 2 . Biên tập bản đồ trong giai đoạn thành lập, chuẩn bị in và in bản đồ - Trong quá trình thành lập bản đồ, biên tập viên làm công việc lãnh đ ạo kỹ thuật cho người thành lập và kiểm tra bản đồ. Mục đích chính là đảm bảo các công việc thành lập bản đồ được thực hiện với chất lượng cao. Để đạt đ ược đ iều này, người thực hiện phải chấp hành, tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ dẫn (quy trình, quy phạm, hướng dẫn biên tập). + Biên tập viên phải cho người thành lập bản đồ nghiên cứu và làm quen với kế hoạch biên tập, công nghệ sản xuất, yêu cầu kỹ thuật, chất lượng với sản phẩm. 174
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2