intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Bảo dưỡng phanh cữ trong hệ thống thiết bị cơ khí (Nghề: Bảo trì hệ thiết bị cơ khí) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình

Chia sẻ: Calliope09 Calliope09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:59

41
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Bảo dưỡng phanh cữ trong hệ thống thiết bị cơ khí cung cấp cho người học các kiến thức: Công tác chuẩn bị trước khi bảo trì hệ thống phanh, cữ; Kiểm tra, bảo trì hệ thống phanh, cữ; Làm sạch và kiểm tra chi tiết sau khi tháo; Sửa chữa và chuẩn bị chi tiết thay thế; Lắp hệ thống phanh, cữ;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Bảo dưỡng phanh cữ trong hệ thống thiết bị cơ khí (Nghề: Bảo trì hệ thiết bị cơ khí) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH ---------o0o--------- GIÁO TRÌNH MÔĐUN: BẢO DƯỠNG PHANH CỮ TRONG HỆ THỐNG THIẾT BỊ CƠ KHÍ NGHỀ: BẢO TRÌ HỆ THIẾT BỊ CƠ KHÍ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCGNB ngày…….tháng….năm 2017 của Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình Ninh Bình, năm 2018 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Trong chiến lược phát triển và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp hóa nhất là trong lĩnh vực cơ khí – Nghề Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí là một nghề đào tạo ra nguồn nhân lực tham gia bảo dưỡng sửa chưa và phục hồi các máy, cơ cấu máy và chi tiết máy đòi hỏi các sinh viên học trong trường cần được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để làm chủ các công nghệ sau khi ra trường tiếp cận được các điều kiện sản xuất của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Chúng tôi đã biên soạn cuốn giáo trình Bảo dưỡng hệ thống phanh cữ trong thiết bị cơ khí. Nội dung của mô đun để cập đến các công việc, bài tập cụ thể về cấu tạo nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh nói chung và trình tự thực hiện khi bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh. Căn cứ vào trang thiết bị của các trường và khả năng tổ chức sinh viên thực tập ở các công ty, doanh nghiệp bên ngoài mà nhà trường xây dựng các bài tập thực hành áp dụng cụ thể phù hợp với điều kiện hoàn cảnh hiện tại. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình biên soạn, song không tránh khỏi những sai sót. Chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp ý kiến của các bạn và đồng nghiệp để cuốn giáo trình hoàn thiện hơn. Ninh Bình, ngày tháng năm 2017 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Đàm Văn Tới 2. Đỗ Hữu Việt 3. Nguyễn Thị Hạnh 3
  4. MỤC LỤC Bài 1 Công tác chuẩn bị trước khi bảo dưỡng hệ thống phanh, cữ ................ 12 I. Cấu tạo, nguyên lý làm việc và đặc tính lắp ghép của hệ thống phanh, cữ12 1. Các cơ cấu phanh ................................................................................ 12 2. Cấu tạo của các cơ cấu cữ ................................................................... 16 III. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật tư cho tháo lắp và bảo dưỡng .............. 17 IV. Công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp ............................................. 18 Bài 2 Tháo hệ thống phanh, cữ ....................................................................... 23 1. Biện pháp an toàn ................................................................................... 24 2. Công tác chuẩn bị: .................................................................................. 24 3. Trình tự tháo ........................................................................................... 24 4. Kết thúc công việc tháo .......................................................................... 25 Bài 3 Làm sạch và kiểm tra chi tiết sau khi tháo ............................................ 26 1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của thiết bị làm sạch thường dùng ............ 26 Bài 4 Bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ và chuẩn bị chi tiết thay thế ........................ 34 I. Các phương pháp gia công cơ khí ........................................................... 34 1. Phương pháp công nghệ tiện............................................................... 34 2. Phương pháp công nghệ phay ............................................................. 35 3. Phương pháp công nghệ bào ............................................................... 36 4. Phương pháp công nghệ khoan ........................................................... 37 5. Phương pháp công nghệ doa ............................................................... 37 6. Phương pháp công nghệ mài............................................................... 37 7. Phương pháp công nghệ dũa nguội..................................................... 38 8. Phương pháp công nghệ cạo ............................................................... 39 II. Các phương pháp sửa chữa nhỏ chi tiết ................................................. 39 1. Phương pháp hàn ................................................................................ 39 2. Phương pháp phụ thêm từng phần kích thước cho chi tiết ................. 39 Bài 5 Lắp hệ thống phanh, cữ ......................................................................... 44 I. Những quy định khi tập hợp chi tiết để lắp: ............................................ 44 II. Tính năng của dụng cụ dùng khi lắp ...................................................... 45 4
  5. III. Chất liệu và phương pháp bôi trơn cho hệ thống điều khiển của máy khoan K125 ............................................................................................................ 52 Bài 6 Thử hệ thống phanh, cữ......................................................................... 55 I. Thử hệ thống phanh ................................................................................. 55 1. Thử ở trạng thái máy chết ................................................................... 55 2.Thử ở trạng thái máy chạy ................................................................... 56 II. Kiểm tra hệ thống phanh, cữ và xử lý các sai sót .................................. 56 1. Kiểm tra các mối ghép ........................................................................ 56 2. Kiểm tra tình trạng làm việc của cơ cấu phanh, cữ ............................ 56 5
  6. Tên mô đun: Bảo dưỡng hệ thống phanh cữ trong thiết bị cơ khí Mã số mô đun: MĐ 25 Thời gian thực hiện mô đun: 120 giờ (Lý thuyết: 14 giờ; Thực hành, bài tập: 101 giờ; Kiểm tra: 5 giờ) I. Vị trí tính chất của mô đun: - Vị trí: Mô đun được bố trí trong phần kiến thức chuyên môn nghề vào năm học cuối của khóa học. - Tính chất: Mô đun chuyên môn nghề bắt buộc. II. Mục tiêu của mô đun: - Về kiến thức: + Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc các loại phanh, cữ trong thiết bị cơ khí điển hình; - Về kỹ năng: + Bảo dưỡng được các loại phanh, cữ trong một số thiết bị cơ khí điển hình; - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Làm việc cẩn thận, an toàn và năng suất. 6
  7. III. Nội dung mô đun: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian (giờ) Thực hành, Số thí Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Kiểm TT nghiệm, số thuyết tra thảo luận, Bài tập 1 Mở đầu 2 2 2 Bài 1: Công tác chuẩn bị trước khi bảo trì hệ thống phanh, cữ 14 2 12 3 Bài 2: Kiểm tra, bảo trì hệ thống phanh, cữ 24 3 20 1 4 Bài 3: Làm sạch và kiểm tra chi tiết sau khi tháo 8 1 6 1 5 Bài 4: Sửa chữa và chuẩn bị chi tiết thay thế 32 3 28 1 6 Bài 5: Lắp hệ thống phanh, cữ 24 2 21 1 7 Bài 6: Thử hệ thống phanh, cữ 16 1 14 1 Cộng: 120 14 101 5 IV. Điều kiện thực hiện mô đun: 1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: - Phòng học lý thuyết. - Xưởng thực hành cơ khí. 2. Trang thiết bị máy móc: + Máy đánh bóng cầm tay; + Máy công cụ; 7
  8. + Dụng cụ tháo lắp; + Thiết bị tháo lắp bằng khí nén; + Dụng cụ đo và kiểm tra; + Thiết bị nâng hạ; + Khay đựng chi tiết và chất liệu làm sạch; + Bàn sửa chữa; + Máy phun sơn; + Máy chiếu. 3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: + Bản vẽ lắp và bản vẽ sơ đồ hệ thống phanh, cữ của máy cần bảo dưỡng; + Bản vẽ chỉ dẫn sơ đồ bôi trơn hệ thống phanh, cữ; + Phiếu quy trình công nghệ tháo lắp và bảo dưỡng hệ thống phanh, cữ; + Tài liệu về cấu tạo, nguyên lý của hệ thống phanh, cữ và nội dung công tác bảo trì; + Lý lịch thiết bị; + Các phần mềm mô phỏng. 4. Các điều kiện khác: + Vị trí tổ chức bảo trì tại phân xưởng; + Các thiết bị về an toàn và phòng chống cháy, nổ. V. Nội dung và phương pháp đánh giá: 1. Nội dung: - Về kiến thức: + Cấu tạo, nguyên lý và công dụng của hệ thống phanh, cữ; + Nội dung công việc bảo trì hệ thống phanh, cữ trong thiết bị cơ khí. - Về kỹ năng: 8
  9. + Tháo, làm sạch, kiểm tra tất cả các chi tiết trong hệ thống, cơ cấu phanh, cữ; + Bảo dưỡng, phát hiện, xử lý những thiếu sót, hỏng của chi tiết hoặc thay thế các chi tiết cho hệ thống phanh, cữ. Vận hành và kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật hệ thống phanh, cữ. - Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm: + Chấp hành các quy định về an toàn; + Cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác; + Có tính chủ động và thái độ nghiêm túc trong học tập. 2. Phương pháp: Kiểm tra thực hành. VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun: 1. Phạm vi áp dụng chương trình: Chương trình được sử dụng để đào tạo trình độ Cao đẳng của nghề Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí. 2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học: - Trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học chuẩn bị đầy đủ học liệu, thiết bị và phương tiện giảng dạy để thực hiện mô đun; - Trong quá trình thực hiện cần sử dụng các phần mềm mô phỏng và các mô hình, trực quan vật thật để làm rõ vấn đề; - Chuẩn bị các loại đề kiểm tra để đánh giá quá trình học tập của người học nghề; - Cần hướng dẫn cho người học nghề các loại tài liệu tham khảo, các tiến bộ khoa học kỹ thuật được ứng dụng và tổ chức trao đổi, thảo luận các vấn đề liên quan đến phiếu công nghệ bảo trì hệ thống phanh, cữ; - Lựa chọn các thao tác mẫu hợp lý để thực hiện theo phiếu công nghệ. 3. Những trọng tâm cần chú ý: - Cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thống phanh, cữ; - Tiêu chuẩn kỹ thuật của hệ thống, cơ cấu phanh, cữ trong hệ thống thiết bị cơ khí; - Bảo trì hệ thống phanh, cữ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Các hoạt động học tập chính trong môđun 9
  10. Hoạt động 1: Học trên lớp Lĩnh hội những kiến thức cơ bản về: - Nội dung công tác chuẩn bi để bảo dưỡng hệ thống phanh, cữ. - Cấu tạo, chức năng, nguyên lýlàm việc của một số cơ cấu phanh, cữ thường dùng trong máy công cụ. - Vận dụng kiến thức vào quá trình tháo, lắp và bảo dưỡng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn. Hoạt động 2: Học thực xưởng Luyện tập kỹ năng lập các phiếu công nghệ tháo, lắp và bảo dưỡng hệ thống phanh, cữ của máy điển hình. Trên cơ sở đó vận dụng để lập được các phiếu công nghệ tháo, lắp và bảo dưỡng hệ thống phanh, cữ của các máy công cụ khác đạt yêu cầu kỹ thuật. Hoạt động 3: Học thực hành tại xưởng Luyện tập kỹ năng chuẩn bị các loại dụng cụ tháo, lắp và bảo dưỡng các cơ cấu phanh, cữ, đảm bảo khi thực hiện các công việc tháo, lắp, bảo dưỡng được an toàn và có chất lượng theo yêu cầu kỹ thuật. Hoạt động 4: Học thực hành tại xưởng Luyện tập kỹ năng tháo hệ thống phanh, cữ; vận dụng được kỹ năng vào quá trình tháo các cơ cấu phanh, cữ trên các máy công cụ khác đạt yêu cầu kỹ thuật. Hoạt động 5: Học trên lớp Lĩnh hội kiến thức về: Cấu tạo, nguyên lý của các thiết bị làm sạch, chất liệu làm sạch thường dùng, vận dụng được kiến thức vào quá trình làm sạch chi tiết sau khi tháo để bảo dưỡng, sửa chữa. Hoạt động 6: Học thực hành tại xưởng Luyện tập kỹ năng làm sạch các chi tiết của hệ thống phanh, cữ của máy điển hình, vận dụng được kỹ năng vào quá trình tháo các cơ cấu phanh, cữ trên các máy công cụ khác đạt yêu cầu kỹ thuật. Hoạt động 7: Học thực hành tại xưởng 10
  11. Luyện tập kỹ năng bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ các chi tiết của hệ thống phanh, cữ của máy điển hình, vận dụng được kỹ năng vào quá trình bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ các cơ cấu phanh, cữ trên các máy công cụ khác đạt yêu cầu kỹ thuật. Hoạt động 8: Học thực hành tại xưởng Luyện tập kỹ năng lắp các chi tiết của hệ thống phanh, cữ của máy điển hình, vận dụng được kỹ năng vào quá trình lắp các cơ cấu phanh, cữ trên các máy công cụ khác đạt yêu cầu kỹ thuật. Hoạt động 9: Học thực hành tại xưởng Luyện tập kỹ năng thử và kiểm tra hệ thống phanh, cữ của máy điển hình sau khi bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ và lắp hoàn chỉnh vào máy, vận dụng được kỹ năng vào quá trình tháo các cơ cấu phanh, cữ trên các máy công cụ khác đạt yêu cầu kỹ thuật. Hoạt động 10: Thi kết thúc mô đun Thực hiện các nội dung của bài thi về thực hành và lý thuyết đạt điều kiện công nhận hoàn thành mô đun: Bảo dưỡng hệ thống phanh, cữ. Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun a.Về kiến thức: Trả lời được 75% câu hỏi trắc nghiệm khách quan về: - Cấu tạo, nguyên lý và công dụng của hệ thống phanh, cữ. - Nội dung công tác bảo dưỡng hệ thống phanh, cữ của máy công cụ. b. Về kỹ năng: - Tháo, làm sạch, kiểm tra được tất cả các chi tiết trong hệ thống phanh, cữ. - Phát hiện, bảo dưỡng và xử lýđược những thiếu sót, hư hỏng nhỏ của chi tiết cho hệ thống phanh, cữ. - Vận hành và kiểm tra được các chỉ tiêu kỹ thuật của hệ thống phanh, cữ. Được đánh giá bằng "Quan sát sự thực hiện có bảng kiểm". Học viên đạt yêu cầu khi đạt 75% các tiêu chí của bảng kiểm. 11
  12. Bài 1 Công tác chuẩn bị trước khi bảo dưỡng hệ thống phanh, cữ Giới thiệu: Nội dung bài học có tính quyết định đến chất lượng, năng suất cũng như công tác an toàn cho người và thiết bị trước khi thực hiện các công việc bảo dưỡng hệ thống phanh, cữ của máy công cụ. Mục tiêu thực hiện: - Trình bày cấu tạo, nguyên lýlàm việc và các đặc tính lắp ghép của hệ thống phanh, cữ. - Lập phiếu công nghệ tháo lắp, bảo dưỡng hợp lý trong điều kiện của phân xưởng. - Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện, chất liệu cần cho việc bảo dưỡng theo phiếu đã lập. - Kiểm tra, xem xét mức độ hư hỏng các bộ phận của hệ thống phanh, cữ. - Thực hiện công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp trong quá trình bảo dưỡng. Nội dung chính: 1. Cấu tạo, nguyên lýlàm việc của hệ thống phanh, cữ. 2. Lập phiếu công nghệ tháo lắp, bảo dưỡng hệ thống phanh, cữ. 3. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật tư cho tháo, lắp và bảo dưỡng. 4. Kiểm tra kỹ thuật hệ thống phanh, cữ trước khi bảo dưỡng. 5. Công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp trong quá trình làm việc. Hoạt động 1: Học lý thuyết I. Cấu tạo, nguyên lý làm việc và đặc tính lắp ghép của hệ thống phanh, cữ 1. Các cơ cấu phanh - Chức năng Phanh là bộ phận dùng trong máy móc, thiết bị để hạn chế hay dừng các chuyển động của các cơ cấu chấp hành khi cần thiết như: Gặp các sự cố đột biến mất an toàn, khi máy chạy quá tải, khi thay đổi tốc độ hay dừng nhanh máy để chuyển đổi bước công nghệ trong gia công. 12
  13. - Yêu cầu đối với cơ cấu phanh Hiện nay trong máy móc, thiết bị các cơ cấu phanh được bố trí theo hai phương án, đó là loại phanh điều khiển trực tiếp của lực do tay hoặc chân của con người và loại phanh tự động với những thiết bị điện tử điều khiển theo kỹ thuật số. Tuy nhiên, dù bố trí một hình thức phanh nào cũng phải đạt được các yêu cầu sau: + Phanh phải đạt độ nhạy và độ tin cậy cao + Lực phanh phải nhẹ nhàng khi điều khiển bằng tay hay chân + Bố trí cơ cấu phanh phải thuận theo cảm giác và phù hợp với các động tác hoạt động khi điều khiển máy + Độ bền của các chi tiết sinh lực phanh phải cao + Bố trí cơ cấu phanh phải đúng vị trí Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của một số cơ cấu phanh thường dùng: Muốn hãm nhanh các dẫn động quán tính của máy ta dùng phanh cơ khí, phanh thủy lực và phanh điện từ hoặc hãm ngược, hãm kiểu khóa động học... a. Phanh côn Dùng hãm các vật quay bé với tốc bé, có kết cấu như ly hợp côn ma sát hình 1 sau. Hình 1. Ly hợp ma sát côn b. Phanh ma sát đĩa Hay dùng hãm chuyển động chính của máy tiện T620, 1A62, 1K62... 13
  14. Hình 2. Phanh ma sát đĩa c. Phanh đai Dùng hãm các vật quay bé với tốc bé, có kết cấu dạng dây đai ôm chặt vào vật quay khi phanh. Hình 3. Sơ đồ nguyên lý phanh đai Hình 4. Cấu tạo phanh đai dùng trong máy công cụ 14
  15. d. Phanh điện từ Để hãm điện cơ bằng nam châm điện, có sơ đồ nguyên lý như sau: Khi động cơ làm việc na châm cũng có điện nên nó nhấc má phanh 1 rời khỏi trục 2 khi ngắt điện nam châm bị ngắt điện mất từ trường lo xo 3 kéo má phanh 1 hãm chuyện động quay của trục. Muốn hạm nhanh, người ta dùng phương pháp hãm ngược phổ biến là dùng rơ le tốc độ. Hình 5. Phanh điện từ Hình 5 giới thiệu sơ đồ mạch hãm ngược không đảo chiều động dị bộ 3 pha dùng rơ le tốc độ. Hình 6. Phanh điện từ 15
  16. 2. Cấu tạo của các cơ cấu cữ - Chức năng Trong máy công cụ các cơ cấu cữ được dùng với chức năng hạn chế hành trình và thay đổi chiều chuyển động của các cơ cấu chấp hành. Yêu cầu đối với cơ cấu cữ: - Hiện nay trong máy công cụ thường dùng các cơ cấu cữ bằng cơ khí hay kết hợp giữa cơ khí - điện; cơ khí - thuỷ lực và nó có những yêu cầu cơ bản sau: + Vị trí lắp đặt các chi tiết của cơ cấu cữ trên máy phải phù hợp và dễ dàng thực hiện các động tác điều chỉnh vị trí khi cần thiết. + Độ cứng vững của cơ cấu phải cao, để khi có lực tác động từ các cơ cấu chấp hành lên chi tiết cữ sẽ không bị biến dạng hay xô lệch vị trí đã xác định + Cữ phải đảm bảo độ nhạy, vì thông thường sau khi hạn chế hành trình chuyển động của một cơ cấu chấp hành trên máy thì hệ thống cữ cũng tác động để đổi chiều chiều hay ngắt mạch của động cơ điện. - Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của một số cơ cấu cữ thường dùng: + Cơ cấu hạn chế giới hạn: + Cơ cấu hạn chế giới hạn dùng để đảm bảo các chi tiêt di động phải dừng lại ở một giới hạn nào đó (thí dụ như vị trí dừng của hộp xe dao máy tiện, của máy phay v.v.) Đặc điểm của loại cơ cấu này là không cần độ chính xác cao, bộ phận di động cần dừng ở cách vị trí nguy hiểm ít nhất là 3  4 mm. Do đó độ chính xác hành trình có thể từ  0,5  1 mm có khi lớn hơn. Biện pháp thực hiện thường dùng là: Nếu bộ phận di động là bàn dao, bàn máy v.v. do động cơ quay, thì dùng phương pháp ngắt điện khi bộ phận ấy đến vị trí giới hạn (bộ phận di động sẽ chạm vào cữ, vấu tì làm ngắt mạch động cơ). Nếu bộ phận di động không phải do một động cơ quay, thì phải dùng phương pháp ngắt xích truyền động(dùng ly hợp vấu, ma sát, trục vít rơi v.v.) Cơ cấu hạn chế kích thước: Ở loại cơ cấu này cần phải hạn chế một cách chính xác lượng di động, vì độ chính xác kích thước của chi tiết gia công phụ thuộc vào độ chính xác của hành trình di động. 16
  17. Độ chính xác của cơ cấu hạn chế kích thước tuỳ thuộc vào dung ai của chi tiết gia công, và kết cấu, hành trình, quán tính của bộ phận di động. Hạn chế kích thước chính xác thường được tiến hành với công tắc cuối hành trình. Trường hợp này có thể đạt độ chính xác  0.02  0.03 mm. Nếu dùng công tắc hành trình tế vi, kết hợp với việc sử dụng tổng hợp các cơ cấu Cơ - Điện, Điện - Dầu ép, độ chính xác có thể đạt được  1  m. Nguyên lý làm việc của cơ cấu hạn chế hành trình chính xác bằng cơ khí là: hạn chế tốc độ của bộ phận di động đến một giá trị nhất định trước khi gặp vấu tỳ lắp trên phần cố định của máy. Chuyển động bị chặn lại cho đến khi xích truyền động của máy bị cắt. Nhiều cơ cấu được được thực hiện với nguyên tắc trên. Hình 8. Cơ cấu hạn chế hành trình bằng cơ khí - Khi bàn máy (2) va vào vấu tỳ cứng (1) thì dừng lại ly hợp ma sát (3) bắt đầu trượt cho đến khi nào bàn trượt thoát khỏi vấu tỳ (như trong trường hợp đảo chiều động cơ điện) Hình 8b giống như trường hợp trên, nhưng thay ly hợp ma sát bằng ly hợp vấu Hình 8c Là truyền dẫn bằng trục vít rơi, vấu tỳ (1) lắp trên bàn trượt khi va vào vấu tỳ (2), đẩy vấu tỳ xuống dưới, mang theo cả ổ trục của trục vít, làm cho trục vít tách khỏi thanh răng và cắt xích truyền động. II. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật tư cho tháo lắp và bảo dưỡng 1. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị Căn cứ vào các phiếu công nghệ để đưa ra được: - Dụng cụ, thiết bị cần cho tháo và lắp các cơ cấu điều khiển trong máy. - Dụng cụ, thiết bị cần cho việc kiểm tra thực trạng các chi tiết sau khi tháo. - Dụng cụ, thiết bị cần cho các công việc bảo dưỡng. 17
  18. Tất cả dụng cụ, thiết bị đưa ra phải đảm bảo chất lượng, quy cách và hợp với tính chất của từng việc, những dụng cụ, thiết bị hư hỏng nếu không khắc phục được phải loại bỏ và đổi lại cái mới. 2. Chuẩn bị vật tư, nguyên liệu cho bảo dưỡng Căn cứ vào các phiếu công nghệ để đưa ra đủ và đúng các loại vật tư cần thiết như: Giấy nhám, bột đánh bóng, chất liệu tẩy rửa, làm sạch.v.v.(kể cả các chi tiết cần thay thế như: Ổ bi, ổ trượt, doăng, phớt.v.v.) Tất cả những thứ trên phải được bao gói cẩn thận và sắp xếp đúng nơi quy định. III. Công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp 1. An toàn về dụng cụ Dụng cụ tháo, lắp các mối ghép của các cơ cấu điều khiển với các bộ phận máy va các mối ghép giữa các chi tiết trong cơ cấu điều khiển với nhau phải đúng loại, đúng quy cách.Không được phép dùng những dụng cụ tháo, lắp có khả năng làm hỏng bề mặt làm việc của chi tiết hoặc gây tai nạn cho người khi thực hiện các bước tháo và lắp. 2. An toàn về thiết bị - Khi tháo cơ cấu phanh, cữ của máy nào phải cắt cầu dao điện của máy đó và treo biển báo máy đang bảo dưỡng. - Trong tháo, lắp các cơ cấu phanh, cữ của máy có vị trí trên cao phải dùng bàn nâng hạ (h9) và kê đỡ chắc chắn, không được khập khiễng. 5 6 7 Hình 9 a. Gá lắp động cơ b. Ba lăng thủy lực 1. kích thủy lực, 2. trụ đẩy, 3. đây xích, 4. cần nâng, 5. hộp giảm tốc 6. tay quay, 7.bích lắp động cơ 18
  19. - Nếu cần dùng phương tiện nâng hạ như cần cẩu, pa lăng để đưa bộ phận hoặc chi tết trên cao khi tháo, lắp phải kiểm tra vị trí móc hay buộc dây đảm bảo không bị tuột. Hình 10. Cần trục nâng di động Hình 11. Bàn nâng di động Hình 12. Giá nâng di động Hình 13. Ba lăng tay kiểu bánh răng Hình 14. Cần trục có cốt quay có giá Hình 15. Cần trục có cốt quay có giá cố định bắt vào tường cố định bắt vào cột trụ 19
  20. - Khay, bàn để cơ cấu, chi tiết phải đặt đúng vị trí thuận lợi để di chuyển chi tiết sau khi tháo hoặc trước khi lắp. 3. Nơi tháo, lắp, bảo dưỡng Phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Đủ ánh sáng - Thoáng mát và không có vật cản đến hoạt động khi tháo, lắp cũng như sử dụng trang thiết bị. - Diện tích đủ và khô ráo; xung quanh không có các chất liệu: dễ cháy, nổ và gây lửa. 4. Trang bị bảo hộ - Quần, áo, dày, mũ phải mặc đúng loại đã được cấp phát, cài cúc cẩn thận - Khi giữ các chi tiết có dầu,mỡ trơn dễ tuột phải phải dùng găng tay đúng quy định. - Ở những vị trí trên cao mà tầm với của tay nằm ngoài phạm vi cho phép, trong trạng thái dễ ngã phải có dây bảo hiểm cột vào vị trí an toàn. - Tại những nơi mà ánh sáng thiếu phải dùng đèn chiếu gắn trên mũ. - Khi làm sạch chi tiết bằng các loại dầu hóa chất phải đeo găng tay cao su. Câu hổi bổ trợ: 1. Tại sao trước khi tháo các cơ cấu phanh, cữ ta phải nghiên cứu về cấu tạo, nguyên lý, chức năng và đặc điểm lắp ghép của các chi tiết ? 2. Lập phiếu công nghệ tháo, lắp và bảo dưỡng nhằm mục đích gì ? Hoạt động 2: Thực hành Lập phiếu công nghệ tháo, lắp hệ thống điều khiển của máy tiện kiểu T6M16 Địa điểm: Phòng Học lý thuyết ban đầu tại xưởng trường Yêu cầu: Lập các phiếu công nghệ tháo, lắp hệ thống các cơ cấu phanh, cữ dùng trong các bộ phận của máy điển hình phù hợp với trang bị dụng cụ, thiết bị của xưởng trường. 1. Công việc chuẩn bị 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2