intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa động cơ xăng (Nghề: Công nghệ ô tô - Trung cấp): Phần 1 - Trường Cao đẳng Kiên Giang

Chia sẻ: Cuchoami2510 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

32
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa động cơ xăng cung cấp cho người học những kiến thức như: sử dụng dụng cụ và an toàn lao động; xác định các thông số cơ bản động cơ; bảo dưỡng - sửa chữa nắp máy - cạt te dầu;...Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 giáo trình dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa động cơ xăng (Nghề: Công nghệ ô tô - Trung cấp): Phần 1 - Trường Cao đẳng Kiên Giang

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG TRƯỜNG CAO ĐẲNG KIÊN GIANG GIÁO TRÌNH (Lưu hành nội bộ) MÔ ĐUN: BẢO DƯỠNG – SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ XĂNG NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: 159 /QĐ-CĐKG ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kiên Giang Kiên giang, năm 2019
  2. i TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại Giáo trình giảng dạy nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. ii LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, ở Việt Nam các phương tiện giao thông ngày một tăng đáng kể về số lượng do được nhập khẩu và sản xuất lắp ráp trong nước. Nghề Công nghệ ô tô đào tạo ra những lao động kỹ thuật nhằm đáp ứng được các vị trí việc làm hiện nay như sản xuất, lắp ráp hay bảo dưỡng sửa chữa các phương tiện giao thông đang được sử dụng trên thị trường, để người học sau khi tốt nghiệp có được năng lực thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của nghề thì chương trình và giáo trình dạy nghề cần phải được điều chỉnh phù hợp với thực tiễn. Chương trình khung quốc gia nghề Công nghệ ô tô đã được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các môđun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình kỹ thuật nghề theo theo các môđun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay. Mô đun: Bảo dưỡng – sửa chữa động cơ xăng là mô đun đào tạo nghề được biên soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Trong quá trình thực hiện, nhóm biên soạn đã tham khảo nhiều tài liệu công nghệ ô tô trong và ngoài nước, kết hợp với kinh nghiệm trong thực tế sản xuất. Mặc dầu có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Kiên Giang, năm 2019 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Trần Đức Tám
  4. iii Mục Lục LỜI GIỚI THIỆU ........................................................................................................ ii Bài 1: SỬ DỤNG DỤNG CỤ VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG ..................................... 2 1. Sử dụng dụng cụ .................................................................................................. 2 1.1. Dụng cụ cầm tay ........................................................................................... 3 1.2. Dụng cụ kiểm tra ........................................................................................ 14 2. An toàn lao động trong chuyên ngành: ............................................................. 24 2.1. An toàn đối với hàn điện và hàn hơi: ........................................................ 24 2.2. An toàn trên máy mài: ................................................................................ 25 2.3. An toàn khi sử dụng khoan điện:................................................................ 26 2.4. An toàn khi sử dụng các thiết bị nâng chuyển: .......................................... 27 2.5. An toàn về cháy nổ xăng dầu: .................................................................... 27 3. Chữa cháy và phương tiện chữa cháy: .............................................................. 28 3.1. Nguyên lý chữa cháy .................................................................................. 28 3.2. Các chất chữa cháy ..................................................................................... 29 Bài 2: XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN ĐỘNG CƠ ................................... 31 1. Xác định chiều quay động cơ ............................................................................ 31 1.1 Căn cứ vào đấu đánh lửa sớm – phun dầu sớm ........................................... 31 1.2. Căn cứ vào hệ thống khởi động .................................................................. 32 1.3 Căn cứ vào xú páp ....................................................................................... 32 2. Xác định điểm chết trên của piston ................................................................... 33 2.1. Căn cứ vào dấu trên puly hoặc bánh đà ..................................................... 33 2.2. Căn sứ vào sự trùng điệp của xú páp.......................................................... 34 2.3. Dùng que dò ............................................................................................... 34 3. Xác định thứ tự nổ của động cơ ........................................................................ 35 3.1. Căn cứ vào tài liệu kỹ thuật ....................................................................... 35 3.2. Quan sát trên động cơ ................................................................................ 35 3.3. Qua sát sự đóng mở của xú páp.................................................................. 35 Bài 3: BẢO DƯỠNG- SỬA CHỮA NẮP MÁY- CẠT TE DẦU............................ 36 1. Bảo dưỡng- sửa chữa nắp máy .......................................................................... 36 1.1. Cấu tạo nắp máy ......................................................................................... 36
  5. iv 1.2: Quy trình tháo lắp nắp máy động cơ .......................................................... 37 1.3. Quy trình lắp ............................................................................................... 41 1.4. Kiểm tra- sửa chữa nắp máy....................................................................... 41 1.5. Phương pháp kiểm tra thân máy- xy lanh .................................................. 43 2. Bảo dưỡng – sửa chữa cạt te dầu....................................................................... 44 2.1 Cấu tạo cạt te dầu ........................................................................................ 44 2.2. Tháo lắp cạt te dầu...................................................................................... 44 2.3. Kiểm tra sửa chữa cạt te dầu ...................................................................... 45 Bài 4: BẢO DƯỠNG -SỬA CHỮA CƠ CẤU TRỤC KHUỶU ............................. 47 - THANH TRUYỀN.................................................................................................. 47 1. Tháo lắp- kiểm tra- sửa chữa Pít tông - thanh truyền........................................ 47 1.1. Công dụng, cấu tạo piston .......................................................................... 47 1.2. Công dụng, cấu tạo chốt piston .................................................................. 49 2. Kiểm tra- sửa chữa nhóm piston- thanh truyền ................................................. 57 2.1. Kiểm tra - sửa chữa piston.......................................................................... 57 2.2. Kiểm tra thanh truyền ................................................................................. 58 3. Tháo lắp- kiểm tra- sửa chữa bạc xéc măng...................................................... 61 3.1. Công dụng bạc xéc măng ........................................................................... 61 3.2. Cấu tạo xéc măng ....................................................................................... 61 3.3. Tháo lắp- kiểm tra- sửa chữa bạc xéc măng............................................... 63 4. Tháo lắp- kiểm tra- sửa chữa trục khuỷu .......................................................... 66 4.1. Công dụng của trục khuỷu.......................................................................... 66 4.2. Cấu tạo trục khuỷu ..................................................................................... 66 4.3. Tháo lắp trục khuỷu động cơ ...................................................................... 69 Bài 5: BẢO DƯỠNG - SỬA CHỮA CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ ........................ 74 1. Cấu tạo- hoạt động cơ cấu phân phối khí xú páp treo ....................................... 74 1.1. Cấu tạo ........................................................................................................ 74 1.2. Nguyên lý hoạt động .................................................................................. 75 2. Tháo lắp cơ cấu phân phối khí .......................................................................... 75 2.1. Quy trình tháo lắp cơ cấu phân phối khí kiểu xú páp treo ......................... 75
  6. v 2.2. Quy trình lắp ............................................................................................... 77 3. Kiểm tra, sửa chữa cơ cấu phân phối khí .......................................................... 77 3.1. Kiểm tra ống dẫn hướng xú páp ............................................................... 77 3.2. Kiểm tra - sửa chữa cụm xú páp................................................................. 81 3.3. Kiểm tra – sửa chữa trục cam ..................................................................... 89 3.4. Kiểm tra khe hở dầu con đội ...................................................................... 94 3.5. Kiểm tra – sửa chữa đũa đẩy, đòn mở ( cò mổ) ......................................... 96 Bài 6: BẢO DƯỠNG – SỬA CHỮA HỆ THỐNG BÔI TRƠN ĐỘNG CƠ ......... 107 1. Kết cấu – hoạt động của hệ thống bôi trơn...................................................... 107 1.1. Kết cấu hệ thống bôi trơn ......................................................................... 107 1.2. Hoạt động của hệ thống bôi trơn .............................................................. 107 2. Bảo dưỡng hệ thống. ....................................................................................... 108 2.1. Bảo dưỡng thường xuyên ......................................................................... 108 2.2. Bảo dưỡng định kỳ ................................................................................... 108 3. Tháo lắp- Kiểm tra- sửa chữa các chi tiết hệ thống ........................................ 109 3.1. Tháo lắp- kiểm tra- sửa chữa bơm nhớt ................................................... 109 3.2. Tháo - lắp bơm nhớt ............................................................................... 111 3.3. Kiểm tra bơm nhớt ................................................................................... 113 3.4. Kiểm tra- thay thế lọc dầu ............................................................................ 115 Bài 7: BẢO DƯỠNG - SỬA CHỮA HỆ THỐNG LÀM MÁT ............................. 121 1. Kết cấu- hoạt động hệ thống làm mát ............................................................. 121 1.1. Kết cấu hệ thống làm mát ......................................................................... 121 1.2. Hoạt động: ................................................................................................ 121 2. Quy trình tháo lắp hệ thống làm mát ............................................................... 122 2.1. Quy trình tháo ........................................................................................... 122 2.2. Quy trình lắp ............................................................................................. 123 3. Kiểm tra - sửa chữa hệ thống làm mát ............................................................ 123 3.1. Phương pháp thay nước và súc rửa hệ thống làm mát. ............................ 123 3.2. Kiểm tra độ mở của van hằng nhiệt ......................................................... 124 3.3. Kiểm tra nắp két nước .............................................................................. 125 3.4. Kiểm tra sự rò rỉ của hệ thống làm mát .................................................... 125
  7. vi 3.5. Kiểm tra độ căng của dây đai: .................................................................. 125 3.6. Thay bơm nước......................................................................................... 126 Bài 8: BẢO DƯỠNG- SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU XĂNG ............. 130 1. Kết cấu- hoạt động của hệ thống nhiên liệu xăng dung chế hòa khí............... 130 1.1. Kết cấu hệ thống nhiên liệu xăng dung chế hòa khí ................................ 130 1.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống. .......................................................... 130 1.3. Cấu tạo các chi tiết hệ thống .................................................................... 131 1.3.1. Bộ chế hòa khí ....................................................................................... 131 1.3.2. Bơm nhiên nhiệu ................................................................................... 136 2. Tháo lắp- kiểm tra- sửa chữa các chi tiết trong hệ thống nhiên liệu xăng dung chế hoà khí ................................................................................................................. 138 2.1. Tháo bộ chế hoà khí khỏi động cơ ........................................................... 138 2.2. Quy trình lắp : Thực hiện quy trình lắp ngược quy trình tháo. ................ 142 3. Kiểm tra bộ chế hoà khí .................................................................................. 142 3.1. Quan sát và kiểm tra các chi tiết phao và van. ......................................... 142 3.2. Kiểm tra sự chuyển động nhẹ nhàng của piston làm đậm........................ 142 3.3. Kiểm tra van solenoid............................................................................... 142 3.4. Kiểm tra mực nhiên liệu trong buồng phao.............................................. 143 3.5. Kiểm tra cơ cấu điều khiển bướm gió tự động ......................................... 143 3.6. Kiểm tra sự làm việc của bơm tăng tốc .................................................... 144 4. Điều chỉnh bộ chế hòa khí ............................................................................... 144 4.1. Kiểm tra điều chỉnh bướm ga sơ cấp........................................................ 144 4.2. Kiểm tra và điều chỉnh khe hở bướm ga thứ cấp. .................................... 145 4.3. Điều chỉnh bướm gió tự động. ................................................................. 145 4.4. Kiểm tra và điều chỉnh bơm tăng tốc. ...................................................... 146 4.5. Kiểm tra điều chỉnh tốc độ cầm chừng .................................................... 146 5. Kiểm tra bơm nhiên liệu .................................................................................. 147 5.1. Kiểm tra van nạp. ..................................................................................... 147 5.2. Kiểm tra van thoát. ................................................................................... 148 5.3. Kiểm tra màng bơm: ................................................................................. 148 Bài 9: BẢO DƯỠNG- SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA ẮQUY ............... 150
  8. vii 1. Kết cấu và nguyên lý hoạt động hệ thống đánh lửa thường ............................ 150 1.1. Sơ đồ nguyên lý ........................................................................................ 150 1.2. Nguyên lý hoạt động: ............................................................................... 151 2. Đấu dây hệ thống đánh lửa thường ................................................................. 151 3. Phương pháp cân lửa ....................................................................................... 151 3.1. Cân lửa theo dấu ....................................................................................... 152 3.2. Cân lửa không dấu .................................................................................... 154 4. Chấn đoán hư hỏng hệ thống đánh lửa ............................................................ 154 5. Kiểm tra chi tiết ............................................................................................... 157 5.1. Kiểm tra dây cao áp. ................................................................................. 157 5.2. Kiểm tra tình trạng của bu gi. ................................................................... 157 5.3. Kiểm tra bô bin. ........................................................................................ 158 5.4. Kiểm tra bộ đánh lửa sớm chân không..................................................... 158 5.5. Kiểm tra bộ đánh lửa sớm li tâm. ............................................................. 159 Bài 10. VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ XĂNG .............................................................. 160 1. Vận hành động cơ :.......................................................................................... 160 1.1. Chuẩn bị trước khi vận hành : .................................................................. 160 1.2. Khởi động động cơ : ................................................................................. 160 2. Theo dõi lúc vận hành : ................................................................................... 161 3. Điều chỉnh không tải : ..................................................................................... 161 TÀI LIỆU CẦN THAM KHẢO ............................................................................. 163
  9. 1 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: BẢO DƯỠNG- SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ XĂNG Mã mô đun: MĐ 11 Thời gian thực hiện mô đun: 90 giờ; (Lý thuyết: 20 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 63 giờ; Kiểm tra: 7) Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Là mô đun chuyên ngành Cơ khí động lực bậc cao đẳng. Được bố trí sau khi học xong các môn học đại cương; các môn học/mô đun kỹ thuật cơ sở; môn Cấu tạo ô tô - Tính chất: Là môn học tích hợp, thuộc mô đun chuyên môn nghề bắt buộc. Mục tiêu mô đun: - Kiến thức:  Trình bày được cấu tạo- hoạt động của các chi tiết, cụm chi tiết, hệ thống trong động cơ xăng  Trình bày được qui trình tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa các cụm chi tiết, các hệ thống được bố trí trên động cơ xăng  Phân tích được các nguyên nhân hư hỏng và lựa chọn biện pháp sửa chữa phù hợp với từng loại hư hỏng của động cơ xăng - Kỹ năng:  Tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa được các loại động cơ xăng theo đúng yêu cầu kỹ thuật  Bảo dưỡng, bảo trì, thay thế được các cụm chi tiết trên động cơ xăng.  Vận hành được các loại động cơ xăng - Năng lực tự chủ và trách nhiệm:  Có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc  Tuân thủ các nguyên tắc đảm bảo an toàn cho người và máy móc, thiết bị Nội dung của môn học:
  10. 2 Bài 1: SỬ DỤNG DỤNG CỤ VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG Giới thiệu : Bài học hướng dẫn sinh viên phương pháp sử dụng dụng cụ trong công tác sửa chữa và các biện pháp an toàn trong lao động Mục tiêu: - Trình bày được công dụng, cấu tạo các loại dụng cụ cầm tay, dụng cụ đo kiểm - Thực hiện được các kỹ năng, sử dụng các loại dụng cụ cầm tay, dụng cụ đo kiểm để áp dụng vào các công việc tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa động cơ xăng - Tuân thủ các nguyên tắc đảm bảo an toàn cho người và máy móc, thiết bị Nội dung chính: 1. Sử dụng dụng cụ Các loại dụng cụ tay, dụng cụ kiểm tra, dụng cụ đặc biệt, dụng cụ đo điện dùng để kiểm tra, bảo trì và sửa chữa xe ô tô, xe gắn máy… Để đảm bảo công việc đạt được hiệu quả cao và an toàn trong công việc, chúng ta phải tuân thủ đúng các qui tắc cơ bản sau: Hình 1.1: Bộ dụng cụ sửa chữa động cơ
  11. 3 Lựa chọn dụng cụ phù hợp nhất để tiến hành công việc một cách có hiệu quả và an toàn trong lao động. - Dụng cụ phải sạch sẽ và luôn luôn lau chùi để tránh sự trơn trợt khi thao tác. - Sắp xếp dụng cụ có thứ tự, ngăn nắp. Nên đặt chúng trong thùng dụng cụ hoặc móc treo và đặt chúng có thứ tự để tránh lãng phí thời gian không cần thiết - Khi cần trao dụng cụ cho một người khác, phải nắm chặt dụng cụ và đưa đúng vị trí thích hợp để tránh sự tổn thương khi chúng ta buông dụng cụ. - Các dụng cụ bị cùn, lỏng hoặc bị hư hỏng, nên thay mới. - Phải chọn dụng cụ đúng hệ để tránh làm hỏng dụng cụ và làm hỏng các đầu bu lông đai ốc. 1.1. Dụng cụ cầm tay Dụng cụ cầm tay là dụng cụ được sử dụng thường xuyên để điều chỉnh, bảo trì và sửa chữa ôtô. Nó được dùng để nới lỏng, xiết chặt bu lông đai ốc. Về kích thước dụng cụ tay có hai hệ: Hệ mi li mét: 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 27mm Hệ Inches: ¼, 5/16, 3/8, 7/16, ½, 9/16, 5/8, 11/16, ¾, 13/16, 7/8, 15/16, 1" , 1¼ Dụng cụ tay có các dạng cơ bản như sau. a. Chìa khoá miệng Các chìa khoá miệng dùng để nới lỏng, xiết chặt bu lông đai ốc. Khi sử dụng cần phải lựa chọn kích cỡ, hình dạng, bề dày dụng cụ cho phù hợp với công việc và phải đặt dụng cụ đúng vị trí khi thao tác. Kích thước của hai đầu khoá miệng là khác nhau. Hình 1.2: Chìa khoá miệng Góc nghiêng của khóa miệng được chế tạo lệch một góc 15° so với thân, để thao tác dễ dàng nhất là ở những nơi chật hẹp.
  12. 4 Trong sử dụng, khi tháo hoặc xiết chặt bu lông đai ốc luôn luôn kéo chìa khoá về phía mình. Không được đẩy dụng cụ trong thao tác với một lực lớn, dụng cụ có thể bị trượt làm hư hỏng dụng cụ và gây tổn thương cho người sử dụng. Khi cần thiết phải đẩy dụng cụ, nên dùng lòng bàn tay để giảm sự rủi ro khi dụng cụ bị trượt. Hình 1.3: Tháo tác sử dụng chìa khoá Không được sử dụng các dụng cụ khác để câu nối hoặc dùng búa, các vật cứng khác đánh vào để tăng lực, nhằm tránh làm hư hỏng dụng cụ. Khi cần dùng lực lớn, chúng ta có thể dùng dụng cụ khác như cần xiết và khoá ống để thay thế. Hình 1.4: Không sử câu nối thêm khi sử dụng chìa khoá b. Chìa khoá hai đầu vòng
  13. 5 Kích thước của hai đầu khóa vòng là khác nhau. Nó dùng để nới lỏng hoặc xiết chặt bu lông đai ốc với một lực lớn. Khác với khóa miệng, khóa vòng bấu vào đầu bu lông đai ốc ở 6 mặt, nên nó khó bị tuột khi thao tác. Bề mặt công tác của dụng cụ là 12 cạnh hoặc 6 cạnh và cũng có thể dạng khoá bông. Loại 6 cạnh, dụng cụ tiếp xúc mặt với đầu bu lông đai ốc, dùng để tháo xiết với một lực lớn hoặc để tháo đầu bu lông đai ốc đã bị hỏng, khi thao tác dụng cụ phải xoay một góc 60 độ. Hình 1.5: Chìa khoá hai đầu vòng Để thao tác ở những nơi thật khó khăn người ta chế tạo ra một số dạng đặc biệt như khóa vòng cong, khóa vòng hở để tháo xiết rắc co của các đường ống hoặc khoá vòng tự động để thao tác nhanh chóng Khi sử dụng phải lựa chọn dụng cụ phù hợp, đúng kích thước, tra chìa khóa vào phải tiếp xúc tốt với đầu bu lông - đai ốc. c. Chìa khoá vòng miệng Khoá vòng miệng là khóa có một đầu vòng và một đầu miệng, kích thước của hai đầu dụng cụ là như nhau. Dụng cụ này có đặc điểm là dễ dàng thao tác theo từng vị trí cụ thể. Hình 1.6: Chìa khoá vòng miệng d. Khoá ống Khóa ống có nhiều loại: loại nhỏ, trung bình và loại lớn Lỗ tiếp xúc với bu lông đai ốc có thể dạng 12 cạnh hoặc 6 cạnh. Vì vậy, sự lựa chọn khóa ống phù hợp với mỗi công việc cụ thể là rất cần thiết.
  14. 6  CÁCH SỬ DỤNG  Chọn khoá ống cho phù hợp với đầu bu lông đai ốc.  Chọn cần xiết và cây nối có đầu vuông phù hợp với lỗ của khóa ống. Hình 1.7: Khoá ống Cây nối lắc léo được dùng ở những nơi mà cây nối thẳng không thao tác được. Khi thao tác, đầu khóa ống phải tiếp xúc hết bề mặt của đầu bu lông đai ốc. Để thao tác nhanh, chúng ta có thể dùng cần xiết tự động hoặc thay đổi chiều dài cánh tay đòn của cần xiết. Không được câu nối hoặc dùng búa để tăng lực để tránh làm hư hỏng dụng cụ. Hình 1.8: Cần siết kết hợp khóa ống e. Khoá bugi Là loại dụng cụ chuyên dùng, chỉ để tháo và xiết các bu gi. Bên trong khóa có một vòng nam châm vĩnh cửu hoặc vòng cao su để giữ bu gi trong khóa ống không rớt ra ngoài. Khóa bu gi hiện đang sử dụng có kích thước là 5/8" hoặc 13/16".
  15. 7 Hình 1.9: Khoá bugi Khóa bu gi được kết hợp với cây nối dài và cần xiết chữ T. Nó phải được đặt đồng tâm với bu gi, tránh khoá bị nghiêng làm gãy đầu bu gi. Ở một số xe người ta chế tạo khóa bu gi loại chuyên dùng để dễ dàng thao tác trong vùng không gian hẹp mà loại khoá thường rất khó thực hiện công việc. f. Mỏ lết Hình 1.10: Mỏ lết Đây là loại khóa miệng kích thước có thể thay đổi được phù hợp với đầu của bu lông đai ốc. Lưu ý: Chỉ sử dụng mỏ lết để thay thế khóa miệng khi thật cần thiết, không nên lạm dụng để tránh làm hư hỏng đầu bu lông đai ốc. g. Tuốc nơ vít Được dùng để nới lỏng hoặc xiết chặt các đầu vít đai ốc. Kích thước của các đầu vít cũng giống như các loại khóa thông dụng. Vì vậy, khi sử dụng phải lựa chọn cho phù hợp với công việc.
  16. 8 Hình 1.11: Tuốc nơ vít  CÁCH SỬ DỤNG. - Khi thao tác lựa chọn đầu tuốc nơ vít có kích thước và hình dạng phù hợp với đầu vít và vị trí. Giữ nó thẳng đứng với đầu vít khi tháo xiết. - Không được dùng kìm để tăng lực cho tuốc nơ vít, để tránh làm hư hỏng đầu vít. - Nếu như đầu vít tháo khó, nên ép chặt tuốc nơ vít vào đầu vít và xoay, kết quả sẽ đạt được như mong muốn. - Nếu quá khó khăn khi tháo bằng tuốc nơ vít cho phép đóng hoặc cho phép tăng lực đề thực hiện Hình 1.12: Tăng lực cho tuốc nơ vít khi tháo Lỗ trên đầu vít có rất nhiều dạng rãnh khác nhau: Rãnh dùng cho vít đầu dẹp, đầu chữ thập, đầu lục giác, lỗ nhiều cạnh Ngoài các loại tuốc nơ vít trên, người ta còn chế tạo loại tuốc nơ vít đóng để tháo và xiết với một lực lớn. Hình 1.13: Vít đóng và bộ vít có nhiều đầu Để thuận tiện trong sử dụng và giảm không gian chứa đựng, người ta còn chế tạo tuốc nơ vít có nhiều đầu để dễ dàng chọn lựa phù hợp với công việc.
  17. 9 h. Kìm Kìm có rất nhiều dạng: Kìm mỏ nhọn, kìm hai lỗ, kìm bấm, kìm mỏ quạ Chức năng chính của nó là dùng để kẹp chặt chi tiết và dùng để cắt dây.  Kìm hai lỗ Kìm hai lỗ dùng để kẹp chặt và dùng để cắt dây điện. Kìm này có thể hiệu chỉnh được độ mở của miệng kìm khi thay đổi vị trí chốt vào một trong hai lỗ gần miệng kìm. Không được sử dụng nó để tháo hoặc xiết bu lông đai ốc. Hình 1.14: Kìm hai lỗ  Kìm mỏ nhọn Kìm mỏ nhọn dùng để gắp hoặc giữ các chốt và các chi tiết có kíck thước bé hoặc dùng để thao tác ở những vùng không gian hẹp mà kìm hai lỗ không sử dụng được. Không được sử dụng lực lớn, để tránh làm hỏng miệng kìm. Hình 1.15: Kìm mỏ nhọn  Kìm bấm
  18. 10 Nó được sử dụng khi cần một lực lớn cần thiết để kẹp thật chặt các chi tiết hoặc dùng nó để tháo các đầu bu lông đai ốc bị hỏng. Kìm bấm cũng có rất nhiều kích cỡ khác nhau và công dụng cũng khác nhau. Hình 1.16: Kìm bấm  Kìm cắt Hình 1.17: Kìm cắt Được dùng để tháo hoặc cắt dây điện, ngoài ra nó còn được sử dụng để nhổ các chốt. Không được dùng kìm cắt để cắt lò xo hay một vật cứng, để tránh làm hư hỏng miệng cắt của kìm.  Kìm tháo xéc măng Hình 1.18: Kìm tháo xéc măng i. Các loại búa Búa được dùng để đóng hoặc dùng để tháo các chi tiết. Ngoài búa đầu cứng, còn rất nhiều loại búa đầu mềm được sử dụng để tránh làm hư hỏng bề mặt của các chi tiết. CÁCH SỬ DỤNG Khi sử dụng cầm vào phần đuôi cán búa, không được nắm ở giữa cán búa và dùng các phần khác của búa để đóng. Chọn loại búa sử dụng cho phù hợp với công việc để tránh làm hư hỏng bề mặt các chi tiết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2