intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa thiết bị điện (Nghề: Điện công nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

17
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa thiết bị điện (Nghề: Điện công nghiệp - Cao đẳng) được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Công tác tổ chức bảo dưỡng sửa chữa thiết bị điện; Bảo dưỡng khí cụ điện hạ áp; Bảo dưỡng thiết bị điện cao áp; Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp; Bảo dưỡng máy phát điện xoay chiều; Bảo dưỡng, sửa chữa máy phát điện một chiều. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa thiết bị điện (Nghề: Điện công nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí

  1. TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG DẦU KHÍ  GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA THIẾT BỊ ĐIỆN NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: 215/QĐ-CĐDK ngày 1 tháng 3 năm 2022 của Trường Cao Đẳng Dầu Khí) Bà Rịa - Vũng Tàu, năm 2022 (Lưu hành nội bộ)
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa thiết bị điện nhằm trang bị cho học sinh sinh viên, học viên nghề những kiến thức cơ bản về công trình , vật liệu , điện… với những kiến thức này có thể áp dụng thực tế trực tiếp vào lĩnh vực sản xuất cũng như các công trình về điện nhà máy điện hay các công trình nhà ở. Để xây dựng được giáo trình chúng tôi đã tham khảo các cơ sở thực tế nhà máy và các công trình điện khác nhằm rút ra những kinh nghiệp thực tế áp dụng và được đưa vào giảng dạy cho học sinh sinh viên, học viên những kiến thức cơ bản. Nội dung : gồm 6 bài Bài 1: Công tác tổ chức bảo dưỡng sửa chữa thiết bị điện Bài 2: Bảo dưỡng khí cụ điện hạ áp Bài 3: Bảo dưỡng thiết bị điện cao áp Bài 4: Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp Bài 5: Bảo dưỡng máy phát điện xoay chiều Bài 6: Bảo dưỡng, sửa chữa máy phát điện một chiều Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo và trích dẫn từ nhiều tài liệu được liệt kê tại mục Danh mục tài liệu tham khảo. Chúng tôi chân thành cảm ơn các tác giả của các tài liệu mà chúng tôi đã tham khảo. Bên cạnh đó, giáo trình cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi từ quý đồng nghiệp, các bạn người học và bạn đọc. Trân trọng cảm ơn./. Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 06 năm 2022 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Phạm Văn Cấp 2. Nguyễn Lê Cương 3. Nguyễn Xuân Thịnh 4.
  4. MỤC LỤC Trang BÀI 1: TỔ CHỨC BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA THIẾT BỊ ĐIỆN................................... 2 BÀI 2: BẢO DƯỠNG KHÍ CỤ ĐIỆN HẠ ÁP ............................................................... 11 BÀI 3: BẢO DƯỠNG THIẾT BỊ ĐIỆN CAO ÁP .......................................................... 33 BÀI 4 : BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA MÁY BIẾN ÁP ................................................... 44 BÀI 5: BẢO DƯỠNG MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU ............................................ 61 BÀI 6 : BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA MÁY ĐIỆN MỘT CHIỀU ................................... 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 72
  5. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1. Cấu tạo cầu dao ............................................................................................... 16 Hình 2.2. Công tắc xoay 1 pha ........................................................................................ 16 Hình 2.3. Công tắc xoay 3 pha ........................................................................................ 16 Hình 2. 4. Khởi động từ loại 4 tiếp điểm ......................................................................... 17 Hình 2. 5. Cấu tạo công tắc tơ ......................................................................................... 17 Hình 2. 6. Cấu tạo công tắc tơ chi tiết ............................................................................. 18 Hình 2. 7. Cấu tạo aptomat 1 pha . .................................................................................. 21 Hình 2. 8. Cấu tạo cầu chì loại vặn.................................................................................. 23 Hình 2. 9. Cấu tạo cầu chì loại có chất nhồi .................................................................... 24 Hình 2. 10. Cấu tạo rơ le nhiệt ........................................................................................ 25 Hình 2.11. Sơ đồ các chân và tiếp điểm .......................................................................... 26 Hình 2.12. Đế rơ le thời gian........................................................................................... 27 Hình 2.13. Cấu tạo của rơle trung gian .................................................................... 28
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Ghi thông số bảo dưỡng sữa chữa contactor .................................................... 20 Bảng 2. 2. Ghi thông số bảo dưỡng sữa chữa CB ............................................................ 23 Bảng 2. 3. Ghi thông số bảo dưỡng cầu chì ..................................................................... 24 Bảng 2. 4. Ghi thông số bảo dưỡng rơ le nhiệt ................................................................ 26 Bảng 2.5. Ghi thông số bảo dưỡng rơ le thời gian ........................................................... 27 Bảng 2.6. Ghi thông số bảo dưỡng rơ le trung gian ......................................................... 28 Bảng 3.1. Thiết bị và dụng cụ thử nghiệm....................................................................... 34 Bảng 3.2. Điện trở tiếp xúc của mạch chính .................................................................... 34 Bảng 3.3. Đo điện trở cuộn đóng, cuộn cắt, motơ tích năng ............................................ 35 Bảng 3.4. Đo điện trở cách điện mạch nhị thứ................................................................. 35 Bảng 3.5. Đo điện trở cách điện mạch nhất thứ ............................................................... 35 Bảng 3.6. Thử nghiệm điện áp xoay chiều tăng cao tần số công nghiệp .......................... 35 Bảng 3.7. Thông số sau khi chụp sóng máy cắt ............................................................... 36 Bảng 3.8. Thông số kỹ thuật dao cách ly ......................................................................... 37 Bảng 3.9. Điện trở tiếp xúc dao cách ly........................................................................... 38 Bảng 3.10. Điện trở cách điện dao cách ly ...................................................................... 38 Bảng 3.11. Thông số kỹ thuật cầu chì cao áp .................................................................. 39 Bảng 3.12. Điện trở cách điện cầu chì cao áp .................................................................. 39 Bảng 3.13. Thông số kỹ thuật BU/BI .............................................................................. 41 Bảng 3.14. Điện trở cách điện của BU/BI ....................................................................... 41 Bảng 3.15. Kiểm tra giá trị đo lường BU/BI.................................................................... 41 Bảng 3.16. Thông số kỹ thuật tủ phân phối ..................................................................... 43 Bảng 3.17. Điện trở tiếp xúc các pha tủ phân phối .......................................................... 43 Bảng 3.18. Điện trở cách điện tủ phân phối..................................................................... 44 Bảng 3.19. Kiểm tra thông mạch các CB ........................................................................ 44 Bảng 4.1. Thông số bảo dưỡng, sửa chữa dây quấn ......................................................... 52 Bảng 4.2. Thí nghiê ̣m không tải ...................................................................................... 54 Bảng 4.3. Thí nghiê ̣m không tải đo điê ̣n áp không tải và tỉ số biế n áp ............................. 55 Bảng 4.4. Thông số các thí nghiệm sau bảo dưỡng ......................................................... 56 Bảng 5.1. Thông số đo độ hở bạc đỡ ............................................................................... 66 Bảng 5.2. Thông số đo khe hở khí ................................................................................... 66 Bảng 5.3. Thông số đo đồng tâm khớp nối ...................................................................... 66 Bảng 5.4. Kết quả bảo dưỡng cuộn dây ........................................................................... 66
  7. Bảng 6.1. Điện trở cách điện và điện trở cuộn dây trước và sau bảo dưỡng ..................... 72 Bảng 6.2. Tình trạng chổi than, cổ góp............................................................................ 72
  8. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA THIẾT BỊ ĐIỆN 1. Tên mô đun: Bảo dưỡng sửa chữa thiết bị điện 2. Mã số mô đun: ELEI6412 Thời gian thực hiện mô đun: 90 giờ; (Lý thuyết: 28 giờ; Thực hành: 58 giờ; kiểm tra: 4 giờ) Số tín chỉ: 4 3. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Bảo dưỡng sửa chữa thiết bị điện là mô đun chuyên môn nghề trong danh mục các môn học/mô đun đào tạo tự chọn của nghề Điện công nghiệp. - Tính chất: Bảo dưỡng sửa chữa thiết bị điện là một mô đun thực hành chuyên môn nghề. 4. Mục tiêu mô đun: Sau khi học xong mô đun này, người học có khả năng: - Về kiến thức:  Trình bày được các lỗi thường gặp với thiết bị điện - Về kỹ năng:  Lập được kế hoạch bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa lớn với các thiết bị điện  Chuẩn bị được các tài liệu liên quan đến quá trình bảo dưỡng  Lập được danh sách và chuẩn bị được vật tư, dụng cụ, thiết bị cho quá trình thực hiện bảo dưỡng thiết bị điện  Sử dụng đúng các loại vật liệu phục vụ bảo dưỡng thiết bị điện  Xác định được các chất thải độc hại với người và môi trường được thải ra do quá trình sửa chữa, và có các biện pháp ngăn ngừa phù hợp  Thực hiện được các thử nghiệm đánh giá tình trạng thiết bị điện  Thực hiện được các công việc duy tu, bảo dưỡng thiết bị điện - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:  Rèn luyện tính cẩn thận, tác phong công nghiệp 5. Nội dung mô đun: 5.1. Chương trình khung: Thời gian đào tạo (giờ) Thực Kiểm Tín Mã MH, MĐ Tên môn học, mô đun hành, tra chỉ Tổng Lý thí nghiệm, số thuyết thảo luận, LT TH bài tập Các môn học chung/đại I 23 465 180 260 17 8 cương
  9. Thời gian đào tạo (giờ) Thực Kiểm Tín Mã MH, MĐ Tên môn học, mô đun hành, tra chỉ Tổng Lý thí nghiệm, số thuyết thảo luận, LT TH bài tập COMP64002 Giáo dục chính trị 4 75 41 29 5 0 COMP62004 Pháp luật 2 30 18 10 2 0 COMP62008 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 0 4 Giáo dục quốc phòng và COMP62010 4 75 36 35 2 2 An ninh COMP63006 Tin học 3 75 15 58 0 2 FORL66001 Tiếng Anh 6 120 42 72 6 0 SAEN52001 An toàn vệ sinh lao động 2 30 26 2 2 0 Các môn học, mô đun II chuyên môn ngành, 70 1755 435 1241 30 49 nghề II.1 Môn học, mô đun cơ sở 11 240 84 145 6 5 ELEI53132 Mạch điện 3 60 28 29 2 1 ELET51165 Vẽ điện 1 30 0 29 0 1 ELET62064 Vật liệu điện 2 30 28 0 2 0 ELEI53117 Khí cụ điện 3 75 14 58 1 2 AUTM62103 Điện tử cơ bản 2 45 14 29 1 1 Môn học, mô đun II.2 chuyên môn ngành, 59 1515 351 1096 24 44 nghề AUTM63114 Điều khiển điện khi nén 3 60 28 29 2 1 ELEI53115 Đo lường điện 3 75 14 58 1 2 ELEI56135 Máy điện 6 150 28 116 2 4 ELEI6509 Cung cấp điện 5 90 56 29 4 1 ELET55157 Trang bị điện 1 5 120 28 87 2 3
  10. Thời gian đào tạo (giờ) Thực Kiểm Tín Mã MH, MĐ Tên môn học, mô đun hành, tra chỉ Tổng Lý thí nghiệm, số thuyết thảo luận, LT TH bài tập ELEI62158 Trang bị điện 2 2 45 14 29 1 1 AUTM64116 PLC 3 75 14 58 1 2 ELEI55138 Thí nghiệm điện 1 3 75 14 58 1 2 ELEI62139 Thí nghiệm điện 2 2 45 14 29 1 1 ELEI55124 Kỹ thuật lắp đặt điện 5 120 28 87 2 3 ELEI54123 Kỹ thuật lạnh 4 90 28 58 2 2 ELEI54148 Thiết bị điện gia dụng 4 90 28 58 2 2 Bảo dưỡng sửa chữa ELEI6412 4 90 28 58 2 2 thiết bị điện ELEI6317 Bảo vệ rơ le 3 75 14 58 1 2 ELEI54152 Thực tập sản xuất 4 180 15 155 0 10 ELEI63119 Khóa luận tốt nghiệp 3 135 0 129 0 6 Tổng cộng 93 2220 615 1501 47 57 5.2. Chương trình chi tiết mô-đun: Thời gian (giờ) Thực hành, Số TT Nội dung tổng quát Tổng Lý thí nghiệm, Kiểm tra số thuyết thảo luận, bài tập LT TH Bài 1. Tổ chức sửa chữa thiến bị 1 6 5 1 0 0 điện. Bài 2. Bảo dưỡng, sửa chữa khí cụ 2 18 5 11 1 1 hạ áp Bài 3. Bảo dưỡng thiết bị điện cao 3 18 4 12 1 1 áp 4 Bài 4. Bảo dưỡng, sửa chữa máy 15 3 10 1 1
  11. Thời gian (giờ) Thực hành, Số TT Nội dung tổng quát Tổng Lý thí nghiệm, Kiểm tra số thuyết thảo luận, bài tập LT TH biến áp Bài 5. Bảo dưỡng máy phát điện 5 25 8 17 0 0 xoay chiều Bài 6. Bảo dưỡng, sửa chữa máy 6 8 3 3 1 1 điện một chiều Cộng 90 28 58 2 2 6. Điều kiện thực hiện mô đun: 6.1. Phòng học chuyên môn hóa, nhà xưởng: - Trang thiết bị máy móc:  Bộ dụng cụ/thiết bị dùng cho tháo lắp động cơ điện  Bộ dụng cụ điện cầm tay.  Máy phát điện, máy điện, máy biến áp …..  Dụng cụ cơ khí cầm tay. 6.2. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:  Các loại dây dẫn, dây cáp, cột, sứ, phụ kiện đường dây.  Các loại đèn gia dụng và công nghiệp.  Giẻ, nhớt….. 6.3. Trang thiết bị máy móc: - Máy tính, máy chiếu - Các thiết bị, máy móc: Thiết bị điện bảo vệ, thiết bị điện đóng cắt, Máy điện, motor điện, máy biến áp. 6.4. Các điều kiện khác:  PC, phần mềm chuyên dùng.  Projector, overhead. 7. Nội dung và phương pháp đánh giá 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Bài 2, bài 3, bài 4, bài 6. - Kỹ năng: Bài 2, bài 3, bài 4, bài 6 - Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
  12. + Rèn luyện thái độ nghiêm túc, cẩn thận trong công việc; + Tuân thủ nghiêm túc các quy định an toàn điện khi sử dụng thiết bị điện và làm việc với các hệ thống điện. 7.2. Phương pháp đánh giá: 7.2.1. Kiểm tra thưởng xuyên: - Số lượng bài: 02. - Cách thức thực hiện: Do giáo viên giảng dạy môn học/mô đun thực hiện tại thời điểm bất kỳ trong quá trình học thông qua việc kiểm tra vấn đáp trong giờ học, kiểm tra viết với thời gian làm bài bằng hoặc dưới 30 phút, kiểm tra một số nội dung thực hành, thực tập, chấm điểm bài tập. 7.2.2. Kiểm tra định kỳ: - Số lượng bài: 04, trong đó 02 bài lý thuyết và 02 bài thực hành. - Cách thức thực hiện: Do giáo viên giảng dạy môn học/mô đun thực hiện theo theo số giờ kiểm tra được quy định trong chương trình môn học ở mục III có thể bằng hình thức kiểm tra viết từ 45 đến 60 phút, chấm điểm bài tập lớn, tiểu luận, làm bài thực hành, thực tập. Giáo viên biên soạn đề kiểm tra lý thuyết kèm đáp án và đề kiểm tra thực hành kèm biểu mẫu đánh giá thực hành theo đúng biểu mẫu qui định, trong đó: Stt Bài kiểm tra Hình thức kiểm tra Nội dung Thời gian 1. Bài kiểm tra số 1 Lý thuyết Bài 2 và bài 3 45÷60 phút 2. Bài kiểm tra số 2 Lý thuyết Bài 4 và bài 6 45÷60 phút 3. Bài kiểm tra số 3 Thực hành Bài 2 và bài 3 60 phút 4. Bài kiểm tra số 4 Thực hành Bài 4 và bài 6 60 phút 7.2.3. Thi kết thúc môn học: lý thuyết và thực hành. - Hình thức thi: Tích hợp lý thuyết và thực hành - Thời giant thi: 90÷120 phút. 8. Hướng dẫn thực hiện mô đun: 8.1. Phạm vi áp dụng chương trình: Chương trình mô đun này là mô đun tự chọn, được sử dụng để giảng dạy cho trình độ cao đẳng nghề. 8.2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun: - Đối với giáo viên, giảng viên:  Trước khi giảng dạy, giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.
  13.  Nên áp dụng phương pháp đàm thoại để học sinh ghi nhớ kỹ hơn.  Nên thực tập với các thiết bị điện thực tế - Đối với học viên: - Tập trung nghe giảng, ghi chép, làm bài tập và thực hành theo hướng dẫn giáo viên 8.3. Những trọng tâm cần chú ý: - Trình tự tháo và lắp thiết bị điện - Bảo dưỡng đúng phương pháp - Phương pháp kiểm tra, sửa chữa, vận hành thiết bị điện. 9. Tài liệu cần tham khảo: [1]. Nguyễn Hồng Anh, Bùi Tấn Lợi, Nguyễn Văn Tấn, Võ Quang Sơn (2006), Kỹ thuật điện, Đại học bách khoa, Hà Nội. [2]. Nguyễn Đức Sỹ (1995), Công nghệ chế tạo máy điện và máy biến áp, NXB Hà Nội. [3]. Vũ Gia Anh, Trần Khương Hà, Phan Tử Thụ, Nguyễn Văn Sáu (2001), Máy điện, NXB Khoa học kỹ thuật. [4]. Châu Ngọc Thạch (1994), Hướng dẫn sử dụng, sửa chữa máy biến áp, động cơ công suất nhỏ, NXB Hà Nội. [5]. Nguyễn Đức Sỹ, Sửa chữa máy điện, máy biến áp, NXB Giáo dục. [6]. Nguyễn Đức Hải, Máy điện trong thiết bị tự động, NXB Giáo dục
  14. BÀI 1: TỔ CHỨC BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA THIẾT BỊ ĐIỆN  GIỚI THIỆU BÀI 1: Bài 1 là bài giới thiệu bức tranh tổng quan về một số nội dung cơ bản lắp đặt điện để người học có được kiến thức nền tảng và dễ dàng tiếp cận nội dung môn học ở những bài tiếp theo.  MỤC TIÊU CỦA BÀI 1: Về kiến thức: - Trình bày được công tác tổ chức sửa chữa thiết bị điện. - Nêu được các trang bị dùng trong sửa chữa thiết bị điện. - Trình bày được các quy tắc an toàn trong bảo dưỡng thiết bị điện. Về kỹ năng: - Trình bày được quy trình bảo dưỡng thiết bị điện. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Rèn luyện thái độ nghiêm túc, cẩn thận trong công việc; - Tuân thủ nghiêm túc các quy định an toàn điện khi sử dụng thiết bị điện và làm việc với các hệ thống điện.  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống bài mở đầu theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng trang bị điện - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có Trang 2
  15.  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1 - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp:  Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng)  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có  NỘI DUNG BÀI 1: 1.1. Khái niệm và công tác bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện: 1.1.1. Khái niệm: Những điều cơ bản khi tiến hành bảo trì bảo dưỡng thiết bị điện. Nguyên nhân hàng đầu khiến cho hệ thống máy móc thiết bị điện sản xuất hư hỏng là do không được bảo trì, bảo dưỡng định kỳ, làm giảm tuổi thọ và hiệu suất hoạt động. Chính vì vậy các doanh nghiệp cần coi trọng việc bảo trì, bảo dưỡng thiết bị sản xuất và lấy đó là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu nhằm tránh những tổn thất lớn về kinh tế, giảm lãng phí thời gian và chi phí sửa chữa. 1.2. Phân loại và nội dung công tác bảo dưỡng sửa chữa thiết bị điện: 1.2.1. Xây dựng mục tiêu, chiến lược: Mục tiêu của công tác bảo trì là nhằm duy trì tình trạng hoạt động tốt của thiết bị với chi phí thấp nhất. Các nhiệm vụ chính của công tác bảo trì: - Nâng cao độ tin cậy. - Tối ưu hóa chi phí. - An toàn và bảo vệ môi trường. - Thực hiện các trách nhiệm xã hội. Để đạt được mục tiêu đó các nhà máy công nghiệp phải lựa chọn các giải pháp bảo trì đúng, phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi bắt đầu xây dựng Trang 3
  16. phương án bạn nên xây dựng theo mục tiêu sản xuất của công ty bạn từ đó đưa ra mục tiêu bảo dưỡng là gì? 1.2.2. Chọn hình thức bảo dưỡng cho từng loại thiết bị: Tiến hành phân loại thiết bị: - Thiết bị sống còn (cho an toàn, tạo sản phẩm, chất lượng sản phẩm). - Thiết bị quan trọng (các thiết ảnh hưởng tới dây chuyền nhưng có dự phòng, thiết bị mắc tiền, vấn đề vật tư v.v…). - Thiết bị phụ trợ. Trong đó: Thiết bị sống còn: Bảo dưỡng theo tình trạng (theo dõi rung động, nhiệt độ, tiếng ồn, hay chất lượng sản phẩm) và bảo dưỡng định kỳ (bảo dưỡng, thay thế chi tiết định kỳ). Thiết bị quan trọng: Áp dụng bảo dưỡng theo tình trạng có dấu hiệu hư hỏng thì lên kế hoạch sửa chữa. Đối với các dạng hư hỏng mà không thể theo dõi giám sát tình trạng nên tiến hành kiểm tra khi có điều kiện ngừng máy hay gọi là bảo dưỡng cơ hội. Thiết bị phụ trợ: những thiết bị này không quan trọng cho việc sản xuất bạn nên chọn hình thức sửa chữa phục hồi hay hư mới sửa. (Đối với thiết bị nếu hư gây tốn kém lớn cho việc sản xuất thì bạn nên đưa vào Bảo dưỡng định kỳ). Sửa chữa lớn toàn nhà máy: là thời gian kiểm định, bảo dưỡng sửa chữa các tồn đọng hư hỏng. Thông thường theo quy định của pháp luật, áp dụng cho thiết bị chỉ sửa chữa khi ngừng nhà máy nhiều ngày, thiết bị có rủi ro cao tới sự hoạt động của nhà máy, nếu cháy nổ cần lập kế hoạch ngưng máy và sửa chữa kịp thời. Đưa các công cụ và gải pháp hỗ trợ hoạt động bảo dưỡng vào áp dụng: - Hệ thống quản lý bảo trì nhờ máy tính CMMS. - Bảo trì năng suất toàn bộ - Áp dụng 5S trong quản lý bảo trì. - Công cụ cải tiến Kaizen - Bảo trì tinh gọn. 1.3. Đặc điểm công tác bảo dưỡng sửa chữa thiết bị điện: 1.3.1. Cơ cấu tổ chức: Về cơ cấu tổ chức cho hoạt động bảo dưỡng cũng phải đảm bảo cho việc thực thi được tốt, cơ bản cần phải có: Trang 4
  17. 1. Bộ phận lập kế hoạch (thuộc Phòng kỹ thuật): các kỹ sư có kinh nghiệm lập kế hoạch vật tư, kế hoạch bảo dưỡng định kỳ, kiểm định thiết bị, kế hoạch cho sửa chữa toàn nhà máy. 2. Bộ phận thực thi: bao gồm các kỹ sư, công nhân sửa chữa bảo dưỡng trực tiếp (cơ khí, điện, tự động hóa). Xây dựng quy trình bảo dưỡng- sửa chữa: các bước triển khai công việc, ai thực hiện, báo cáo kết quả BD, ai thống kê, ai giám sát…. Cách lập kế hoạch bảo dưỡng định kỳ: Dựa theo bảng phân loại thiết bị, bạn tiến hành lập kế hoạch cho các thiết bị sống còn và quan trọng. Bạn cũng định nghĩa cho các loại hình bảo dưỡng như: Đại tu, trung tu, tiểu tu là gì? Để có thông tin trên cần dựa trên cở sở sổ tay vận hành bảo dưỡng máy (OMM): nhà sản xuất có đưa ra khuyến cáo mấy tháng thay dầu, thay bi, đại tu, trung tu… - Số giờ chạy máy, thời gian sửa chữa lần cuối trước đó - Theo tình trạng thực tế của máy: một số máy có thể tăng tần suất bảo dưỡng… - Sử dụng các công cụ RCA (Root Cause Analysis), CBM Condition Based Maintenanace), FMEA (Failure Mode and Effect Analysis), RCM (Reliability Centered Maintenance) để phân tích xác định nhu cầu bảo dưỡng, tối ưu hóa công tác lập kế hoạch. Trong đó: RCA là phương pháp xử lý các vấn đề hư hỏng mà mục tiêu là tìm ra nguyên nhân cốt lõi để khắc phục và loại bỏ. FMEA (Failure Mode and Effect Analysis) là một trong các kỹ thuật phân tích rủi ro của RCA. Đây là phương pháp mang tính hệ thống cho việc xác định và giảm thiểu hoặc ngăn ngừa các hư hỏng trong thiết bị (phân tích các kiểu hư hỏng, nguyên nhân và kết quả của các hư hỏng tiềm tàng), sản phẩm và quá trình trước khi nó xảy ra. FMEA sẽ tạo ra một bảng thống kê các kiểu hư hỏng, tần suất hư hỏng, hậu quả của các thiết bị quan trọng khi nó xảy ra trong thực tế. Ngoài ra bạn cần chú ý vấn đề nhân lực cho bảo dưỡng: quyết định đến chất lượng công tác bảo dưỡng của nhà máy, dù kế hoạch bảo dưỡng có hoàn hảo đến đâu mà chất lượng tay nghề của thợ sửa chữa và kỹ sư giám sát kém cũng làm cho phá sản kế hoạch vì hư hỏng sẽ phát sinh nhiều hơn trước. 1.4. Trang bị dùng trong bảo dưỡng sửa chữa thiết bị điện: Trang bị các kiến thức cơ bản trước khi thực hiện bảo dưỡng sửa chữa thiêt bị điện Trang 5
  18. - Kiến thức về an toàn điện - Các tài liệu liên quan đến thiết bị cần bảo dưỡng sửa chữa - Lập kế hoạch bảng biểu thiết bị cần bảo dưỡng - Nội dung cần thực hiện bảo dưỡng - Quy trình thực hiện bảo dưỡng thiết bị 1.5. An toàn trong bảo dưỡng thiết bị điện (điện, hóa chẩt, bốc dỡ..): Sự nguy hiểm của dòng điện khác hẳn với những loại nguy hiểm khác nhau trong công việc vì người ta không thể nhận biết được trước khi nó xảy ra, trong khi đó, có thể nghe tiếng một chiếc xe đang tới gần, có thể nhìn thấy trước nguy cơ một vật có thể bị rơi hoặc ngửi thấy trước mùi khí bị rò rỉ. 1.5.1. Một số tiêu chuẩn về an toàn điện: a. Yêu cầu chung về bảo vệ chống điện giật: - Vỏ bảo vệ; - Che chắn bảo vệ; - Bố trí bảo vệ; - Cách điện nơi làm việc; - Dùng điện áp an toàn; b. Nối đất bảo vệ: Rđ ≤ 4 Ω tại bất kỳ thời điểm nào trong năm. Yêu cầu chung về chống sét: c. Chống sét đánh thẳng: Rđ ≤ 10 Ω tại bất kỳ thời điểm nào trong năm. Kiểm tra định kỳ trước mùa mưa hàng năm. d. Chống sét lan truyền: Rđ ≤ 4 Ω tại bất kỳ thời điểm nào trong năm. Kiểm tra định kỳ trước mùa mưa hàng năm. Yêu cầu chung về máy điện cầm tay: e. Dòng điện rò: 0.75mA: với máy điện cầm tay cấp I. 0.5mA: với máy điện cầm tay cấp II, III. f. Điện trở cách điện: Cách điện làm việc Rcđ = 2 MΩ Cách điện tăng cường Rcđ = 7 MΩ 1.5.2. An toàn cho thiết bị điện: Trang 6
  19. Sự nguy hiểm của dòng điện khác hẳn với những loại nguy hiểm khác nhau trong công việc vì người ta không thể nhận biết được trước khi nó xãy ra, trong khi đó, có thể nghe tiếng một chiếc xe đang tới gần, có thể nhìn thấy trước nguy cơ một vật có thể bị rơi hoặc ngửi thấy trước mùi khí bị rò rỉ. Cứ khoảng 30 tai nạn về điện thì có một tai nạn chết người. Đại bộ phận những tai nạn này là điện giật hoặc bỏng điện. Cháy và nổ khi hàn trong môi trường không khí dễ cháy, bức xạ sinh ra do hồ quang hoặc khi gia công nhiệt bằng vi sóng cũng là những tác nhân có thể gây thương tích. 1.5.3. Điện giật: Sự nguy hiểm của tai nạn điện giật có quan trực tiếp với cường độ dòng điện và thời gian dòng điện đó chạy qua cơ thể. Khi cường độ dòng điện nhỏ, ảnh hưởng của dòng điện chỉ là những kích thích khó chịu lên cơ thể, mặc dù nó cũng đủ làm công nhân mất thăng bằng và ngã từ trên thang hoặc giàn giáo xuống đất. Với dòng có cường độ trung bình, nó gây ra phản ứng co cơ và người bị giật sẽ không thả những thứ nắm trong tay ra được, làm cho tình hình nhanh chóng trở nên rất nguy hiểm. Với cường độ cao, dòng điện có thể làm ngừng tim và gần như chắc chắn gây chết người. Dòng điện chạy qua cũng có thể gây bỏng da tại điểm tiếp xúc. Tuy nhiên, các trường hợp bỏng nặng cũng có thể xãy ra dù không có sự tiếp xúc trực tiếp của cơ thể với dòng điện. Môi trương ẩm ướt làm cho mối nguy hiểm điện giật tăng lên rất nhiều. Dòng điện có thể đi qua người được là nhờ có hiệu điện thế. Vì thế giảm hiệu điện thế cũng đồng thời giảm độ nghiêm trọng của chấn thương điện giật, nên thông thường người ta vẫn sử dụng điện thế 110v tại bất cứ chổ nào có thể. 1.5.4. Những nguyên nhân chính của tai nạn điện giật: - Dây nối đất không nối đúng vào vào cực trung tính trong ổ cắm mà nối vào cực dương. Khiến chính dây trung tính đó trở nên dẫn điện; - Đấu sai cực trên ổ cắm và thiết bị; - Nắp đậy cầu chì, hộp cầu dao, đầu ra ở đui đèn hỏng hoặc mất; dùng dây dẫn trần. - Các dây cáp mềm bị hư hỏng do cọ xát vào các bề mặt sắc hoặc chạy ngầm dưới đất; - Sửa chữa tạm thời cáp mềm bằng băng cách điện. 1.5.5. Xử lý tai nạn điện giật: Ngắt điện, hoặc nếu không thể thì cách ly nạn nhân khỏi dòng điện bằng cách sử dụng các vật dài, sạch, khô và không dẫn điện như thanh gỗ hoặc mẫu cao su dài, hoặc vải nhu áo jacket. Đứng lên trên những vật liệu khô và không dẫn điện như gỗ khi làm việc này. Không sờ vào nạn nhân khi dòng điện chưa bị cắt. Nếu thấy nạn nhân đã ngừng thở, hãy làm hô hấp nhân tạo, sau đó gởi đi cấp cứu và gọi bác sĩ. Tiếp tục làm hô hấp nhân tạo cho đến khi có bác sĩ hoặc xe cấp cứu tới. Trang 7
  20. 1.5.6. Hệ thống cung cấp điện: Tại mỗi nơi làm việc có thể có những hệ thống cung cấp điện trên không hay nằm sâu dưới đất. Trước khi bắt đầu sửa chữa, cần tìm hiểu để nắm được sơ đồ hệ thống điện. 1.5.7. Lắp đặt điện: Chỉ có thợ điện đủ trình độ mới được lắp đặt và giải quyết những vấn đề về điện. Mọi trang thiết bị chạy điện đều phải được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Nếu thiết bị hư hỏng, không nên tự sửa chữa mà hãy giao cho thợ điện. Dây và cáp cung cấp điện cho thiết bị nên gắn lên tường hoặc trần chứ không để chạy dưới sàn rất dễ hư hỏng hoặc bị ẩm. Không buộc thắt nút dây điện dễ gây đoản mạch hoặc chập, thay vào đó nên cuộn thành vòng dây. Khi vận hành một máy cố định, phải có những thiết bị dừng khẩn cấp đặt trong tầm với của người điều khiển. 1.5.8. Trước khi sử dụng thiết bị điện, hãy: - Kiểm tra các chổ khiếm khuyết; - Kiểm tra các cầu chì và ổ cắm, tuyệt đối không nối tạm máy móc hay ổ cắm bằng dây điện trần nối tới bóng đèn hay các tiếp điểm. - Kiễm tra các vỏ cách điện của dây và cáp điện có bị vỡ hoặc mòn hay không. - Kiểm tra các dây nối đất trong hệ thống dây trung tính. 1.5.9. Các dụng cụ và thiết bị điện cầm tay: Các dụng cụ được cách điện hai lớp hoặc toàn bộ thì an toàn hơn so với những dụng cụ thông thường khác vì chúng được bố trí những lớp bảo vệ bên trong đề phòng lớp kim loại bên ngoài trở nên dẫn điện. Nếu bạn sử dụng loại thiết bị điện cầm tay, bạn phải được hướng dẫn cẩn thận về cách sử dụng cũng như bảo trì chúng. Trước khi vận hành một công cụ điện cầm tay, phải kiểm tra để đảm bảo rằng: - Các dây dẫn và phích cắm không bị hư . - Có cầu chì tương thích. - Đặt tốc độ đúng cho công việc. - Dây dẫn điện không nằm trên lối đi của công nhân khác và không tiếp xúc với nước. - Khi kết thúc công việc, đảm bảo rằng các bộ phận chuyển động của công cụ đã dừng hẳn trước khi đặt xuống. Những điều cần nhớ: Trang 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2