intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu điều khiển điện tử (Nghề: Công nghệ ô tô - CĐLT) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:272

17
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu điều khiển điện tử (Nghề: Công nghệ ô tô - CĐLT) được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Tổng quan về hệ thống phun xăng điện tử; Bảo dưỡng và sửa chữa bơm xăng điều khiển điện tử; Bảo dưỡng và sửa chữa vòi phun xăng điều khiển điện tử; Bảo dưỡng và sửa chữa bộ điều khiển trung tâm (ECU) và các bộ cảm biến;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu điều khiển điện tử (Nghề: Công nghệ ô tô - CĐLT) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN TỬ NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG LIÊN THÔNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 743 /QĐ-CĐCG-KT&KĐCL / QĐ-CĐCG Ngày 31 tháng 10 năm 2022 của Trường Cao đẳng Cơ giới Quảng Ngãi, năm 2022 (Lưu hành nội bộ) 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây, công nghiệp ô tô đã có những sự thay đổi lớn lao. Đặc biệt, hệ thống điện và điện tử trên ô tô đã có bước phát triển vượt bậc nhằm đáp ứng các yêu cầu: tăng công suất động cơ, giảm độ độc hại của các khí thải, tăng tính an toàn và tiện nghi của ô tô. Ngày nay, chiếc ô tô là một hệ thống phức hợp bao gồm cơ khí và điện tử. Trên hầu hết các hệ thống của ô tô đều có mặt các bộ vi xử lý để điều khiển các quá trình hoạt động của hệ thống. Các hệ thống mới lần lượt ra đời và được ứng dụng rộng rãi trên các loại xe, từ các hệ thống điều khiển động cơ đến các hệ thống an toàn và tiện nghi trên xe như: hệ thống phun xăng điện tử; hệ thống đánh lửa; hệ thống phanh chống hãm cứng (ABS); hệ thống chống trượt(ASR); hệ thống điều khiển chạy tự động(cruise control); điều khiển gối hơi(SRS)... Giá thành của các hệ thống điện và điện tử đã chiếm 30-40% giá thành của xe. Để giúp Cho các sinh viên tiện tham khảo về modul Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu điều khiển điện tử, cuốn tài liệu: ” Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu điều khiển điện tử” ra đời. Giáo trình được biên soạn theo chương trình khung đào tạo cao đẳng, nghề công nghệ ô tô mà tổng cục dạy nghề đã ban hành và được dùng làm tài liệu lưu hành nội bộ trong trường Cao đẳng Cơ Giới. Trong quá trình biên soạn, chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc để lần tái bản sau, giáo trình sẽ được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! Quảng Ngãi, ngày 31 tháng 10 năm 2019 Tham gia biên soạn 1. Tạ Hữu Đạt Chủ biên 2. ………….............. 3. ……….............…. 3
  4. MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Lời giới thiệu 3 Mục lục 4 Bài 1 Tổng quan về hệ thống phun xăng điện tử 11 Bài 2 Bảo dưỡng và sửa chữa bơm xăng điều khiển điện tử 53 Bài 3 Bảo dưỡng và sửa chữa vòi phun xăng điều khiển điện tử 77 Bài 4 Bảo dưỡng và sửa chữa bộ điều khiển trung tâm (ECU) và các bộ 98 cảm biến Bài 5 Tổng quan về hệ thống nhiên liệu diesel điều khiển điện tử 192 Bài 6 Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu diesel điều khiển điện tử 209 Bài 7 Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu Common Rail 237 Tài liệu tham khảo 269 4
  5. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN TỬ Mã mô đun: MĐ 12 Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí: Mô đun được bố trí dạy sau các môn học/ mô đun sau: MH 07, MH 08, MH 09, MH 10, MH 11. - Tính chất: Mô đun chuyên môn nghề bắt buộc. Mục tiêu mô đun: - Kiến thức A1. Trình bày được sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống nhiên liệu điều khiển điện tử A2. Chuyển hóa được sơ đồ nguyên lý sang sơ đồ lắp đặt của hệ thống nhiên liệu điều khiển điện tử A3. Nêu những hư hỏng thường gặp và giải thích được nguyên nhân gây ra hư hỏng đó. - Kỹ năng: B1. Thực hiện đúng thao tác tháo, lắp và kiểm tra B2. Bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống nhiên liệu điều khiển điện tử đúng quy trình đảm bảo kỹ thuật và an toàn - Năng lực tự chủ và trách nhiệm C1. Bố trí vị trí làm việc hợp lý và đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp. C2. Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô. C1. Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. 5
  6. 1. Chương trình khung nghề công nghệ ô tô Thời gian đào tạo (giờ) Trong đó Mã MH, Thực Tên môn học, mô đun Tín Thi/ MĐ Tổng Lý hành/thục chỉ kiểm số thuyết tập/thí tra nghiệm I Các môn học chung 6 180 63 107 10 MH 01 Chính trị 1 45 26 16 3 MH 02 Pháp luật 1 15 9 5 1 MH 03 Giáo dục thể chất 1 30 1 27 2 MH 04 Giáo dục quốc phòng - An ninh 1 30 15 14 1 MH 05 Tin học 1 30 0 19 1 MH 06 Ngoại ngữ (Anh văn) 1 30 12 16 2 Các môn học, mô đun chuyên II 35 780 349 381 50 môn MH 07 Điện tử cơ bản 3 45 42 0 3 Công nghệ khí nén - thuỷ lực MH 08 3 45 43 0 2 ứng dụng MH 09 Nhiệt kỹ thuật 3 45 43 0 2 MH 10 Tổ chức quản lý sản xuất 2 30 28 0 2 MĐ 11 Thực hành Autocad 2 45 12 31 2 Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống MĐ 12 4 90 24 60 6 nhiên liệu điều khiển điện tử MĐ 13 Trang bị điện ôtô II 2 60 17 39 4 Bảo dưỡng sửa chữa hộp số tự MĐ 14 2 60 14 42 4 động II. Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống MĐ 15 3 90 18 66 6 điều khiển ôtô. Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống MĐ 16 2 60 23 33 4 khí nén và thủy lực. Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật MĐ 17 4 90 20 64 6 và sửa chữa PAN ô tô II MĐ 18 Kiểm định kỹ thuật ô tô 2 60 20 36 4 MĐ 19 Ngoại ngữ chuyên ngành 3 60 45 10 5 Tổng cộng: 41 960 412 478 60 2. Chương trình chi tiết mô đun Số Tên các bài trong mô đun Thời gian 6
  7. Tổng Lý Thực Kiểm TT số thuyết hành tra* 1 Tổng quan về hệ thống phun xăng điện tử 12 6 6 2 Bảo dưỡng và sửa chữa bơm xăng điều 8 2 6 khiển điện tử 3 Bảo dưỡng và sửa chữa vòi phun xăng 8 2 4 2 điều khiển điện tử 4 Bảo dưỡng và sửa chữa bộ điều khiển 24 5 17 2 trung tâm (ECU) và các bộ cảm biến 5 Tổng quan về hệ thống nhiên liệu diesel 4 2 2 điều khiển điện tử 6 Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên 22 5 17 liệu diesel điều khiển điện tử 7 Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên 12 2 8 2 liệu Common Rail Cộng: 90 24 60 6 3. Điều kiện thực hiện mô đun: 3.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 3.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn, tranh vẽ.... 3.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình thực hành, bộ dụng cụ nghề công nghệ ô tô,… 3.4. Các điều kiện khác: Người học tìm hiểu thêm về các tài liệu trong công ty, ga ra thực tế, các website ô tô liên quan. 4. Nội dung và phương pháp đánh giá: 4.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học, Nghiêm túc trong quá trình học tập. 4.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 7
  8. 4.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Trung cấp hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Cơ giới như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 4.2.2. Phương pháp đánh giá Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra Thường xuyên Viết/ Tự luận/ A1, C1, C2 1 Sau 10 giờ. Thuyết trình Trắc nghiệm/ Báo cáo Định kỳ Viết và Tự luận/ A2, B1, C1, C2 3 Sau 20 giờ thực hành Trắc nghiệm/ thực hành Kết thúc môn Vấn đáp và Vấn đáp và A1, A2, A3, B1, B2, 1 Sau 60 giờ học thực hành thực hành C1, C2, trên mô hình 4.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ. 5. Hướng dẫn thực hiện môn học 5.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Trung cấp Công nghệ ô tô 5.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 5.2.1. Đối với người dạy 8
  9. * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: Trình chiếu, thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập cụ thể, câu hỏi thảo luận nhóm…. * Thực hành: - Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập thực hành theo nội dung đề ra. - Khi giải bài tập, làm các bài Thực hành, thí nghiệm, bài tập:... Giáo viên hướng dẫn, thao tác mẫu và sửa sai tại chỗ cho nguời học. - Sử dụng các mô hình, học cụ mô phỏng để minh họa các bài tập. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 5.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Sinh viên trao đổi với nhau, thực hiện bài thực hành và báo cáo kết quả - Tham dự tối thiểu 70% các giờ giảng tích hợp. Nếu người học vắng >30% số giờ tích hợp phải học lại mô đun mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: Là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 2-3 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9
  10. 6. Tài liệu tham khảo: 1. NguyÔn Oanh, ¤t« thÕ hÖ míi & phun x¨ng ®iÖn tö EFI, NXB tæng hîp §ång Nai, 1999. 2. TrÞnh V¨n §¹i, Ninh V¨n Hoµn, Lª Minh MiÖn, CÊu t¹o vµ söa ch÷a ®éng c¬ «t« - xe m¸y, NXB Lao ®éng & X· héi, 2005. 3. PTS. Vâ TÊn §«ng, Híng dÉn söa ch÷a ®éng c¬ 1RZ, 2RZ, 2RZ-E (TOYOTA HIACE), NXB Khoa häc vµ kü thuËt Hµ Néi,1999. 4.TOYOTA, Tµi liÖu ®µo t¹o hÖ thèng phun x¨ng ®iÖn tö giai ®o¹n 2, tËp 5. 10
  11. BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHUN XĂNG ĐIỆN TỬ Mã bài: MĐ 12-01 Giới thiệu: Để thỏa mãn tiêu chuẩn về khí xả xạch, tính kinh tế trong nhiên liệu bộ chế hòa khí đã từng được sử dụng rộng rãi trên các động cơ xăng trước đây đã dần được thay thế bẳng hệ thống phun xăng điều khiển điện tử. Ngày nay hầu hết trên các động cơ đều được trang bị hệ thống phun xăng điện tử. Vậy ưu điểm cũng như điều khiển hệ thống này như thế nào sẽ được đề cập đến trong bài đại cương về hệ thống phun xăng điện tử. Mục tiêu: - Phát biểu được khái niệm, phân loại, hệ thống phun xăng điện tử - Trình bày được thành phần cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống phun xăng điện tử - Nhận dạng đúng thành phần và vị trí lắp đặt trên động cơ - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Phương pháp giảng dạy và học tập bài mở đầu - Đối với người dạy: Sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học nhớ các giá trị đại lượng, đơn vị của các đại lượng. - Đối với người học: Chủ động đọc trước giáo trình trước buổi học Điều kiện thực hiện bài học - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học chuyên môn - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có Kiểm tra và đánh giá bài học - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp:  Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng)  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có  Kiểm tra định kỳ thực hành: không có 11
  12. Nội dung chính: 1.1 KHÁI NIỆM HỆ THỐNG PHUN XĂNG ĐIỆN TỬ Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống phun xăng điện tử. 1. Cuộn đánh lửa 11. Lọc không khí 2. Cảm biến vị trí trục cam 12. Vòi phun 3. Cảm biến nhiệt độ khí nạp 13. Cảm biến nhiệt độ nước 4. Khoang điều áp 14. Cảm biến tiếng gõ 5. Cảm biến áp suất 15. Công tắc khởi động trung gian (chỉ có A/T) 6. Cảm biến bướm ga 16. Đèn kiểm tra động cơ 7. Cụm bướm ga 17. Rơ le mở mạch 8. Van không tải ISC 18. Bơm xăng 9. Lọc hơi xăng 19. Cảm biến ô xy 10. Thùng xăng 20. Bộ trung hòa khí xả Do kết cấu của bộ chế hòa khí là khá đơn giản nên nó đã được sử dụng trên hầu hết các động cơ xăng trước đây. Mặc dù vậy, để đáp ứng nhu cầu hiện nay về việc thải khí xả sạch hơn, tiêu hao nhiên liệu kinh tế hơn, cải thiện khả năng tải cho động cơ,... bộ chế hòa khí ngày nay phải được lắp đặt các thiết bị hiệu chỉnh khác nhau, do đó làm cho nó trở nên một hệ thống phức tạp hơn rất nhiều. Chính vì lý do đó hệ thống phun xăng điện tử được sử dụng thay thế cho bộ chế hòa khí, để đảm bảo tỷ lệ khí nhiên liệu thích hợp cho động cơ bằng việc phun nhiên liệu được điều khiển bằng điện tử theo các chế độ lái xe khác nhau. 1.1.1 Ưu điểm của hệ thống phun xăng điện tử 12
  13. 1.1.1.1 Khả năng cấp hỗn hợp khí nhiên liệu đồng đều đễn các xy lanh Do mỗi một xy lanh đều có vòi phun của mình và do lượng phun được điều khiển chính xác bằng ECU theo sự thay đổi về tốc độ động cơ và tải trọng, nên có thể phân phối đều nhiên liệu đến từng xy lanh. Hơn nữa, tỷ lệ khí nhiên liệu có thể điều khiển tự do (vô cấp) nhờ ECU bằng việc thay đổi thời gian hoạt động của vòi phun (khoảnh thời gian phun nhiên liệu hay chúng ta còn gọi là độ dài sung phun). Vì các lý do đó, hỗn hợp khí nhiên liệu được phân phối đều đến tất cả các xy lanh và tạo ra được tỷ lệ tối ưu. Chúng có ưu điểm về cả khía cạnh kiểm soát khí xả lẫn tính năng về công suất. 1.1.1.2 Điều khiển đạt được tỷ lệ khí nhiên liệu chính xác với tất cả các dải tốc độ của động cơ. Vòi phun đơn của chế hòa khí không thể điều khiển chính xác tỷ lệ khí nhiên liệu ở tất cả các dải tốc độ, nên việc điều khiển được chia thành hệ thống, tốc độ chậm, tốc độ cao thứ nhất, tốc độ cao thứ hai,...và hỗn hợp phải đậm khi chuyển từ hệ thống này sang hệ thống khác. Vì lý do đó nếu hỗn hợp khí nhiên liệu không được làm đậm hơn một chút thì các hiện tượng không bình thường (nổ trong ống xả, nghẹt khi thay đổi tốc độ, tải) rất dễ xảy ra. Cũng như do sự không đều khá lớn trong việc phân phối hỗn hợp khí nhiên liệu giữa từng xy lanh nên hỗn hợp cũng phải được duy trì đậm hơn một chút. Nhưng với EFI mỗi hỗn hợp khí nhiên liệu đều được cung cấp một cách liên tục và chính xác tại bất kỳ chế độ tốc độ và tải nào của động cơ. Đây là một ưu điểm về khía cạnh kiểm soát khí xả và tính kinh tế nhiên liệu. 1.1.1.3 Đáp ứng kịp thời sự thay đổi góc mở bướm ga. Ở động cơ lắp chế hòa khí, từ bộ phận phun nhiên liệu đến các xy lanh có khoảng cách dài. Cũng như, do sự chênh lệch lớn giữa tỷ trọng riêng của xăng và không khí, nên xuất hiện sư chậm trễ nhỏ khi xăng đi vào xy lanh tương ứng với sự thay đổi của luồng khí nạp. Thay vào đó, ở hệ thống EFI, vòi phun nhiên liệu được bồ trí ở gần xy lanh (trước van hút) và nhiên liệu được nén trong hệ thống với áp suất khoảng từ 2kgf/cm2 đến 3kgf/cm2 cao hơn so với áp suất đường nạp cũng như nó được phun ra qua lỗ nhỏ, nên nó dễ dàng tạo thành sương mù để hòa trộn với không khí có trong đường nạp. Do vậy lượng phun sẽ thay đổi tương ứng với sư thay đổi của lượng khí nạp tùy theo sự thay đổi góc mở của bướm ga, nên hỗn hợp khí nhiên liệu phun vào trong xy lanh thay đổi ngay lập tức theo độ mở của bướm ga. Nói tóm lại là nó đáp ứng kịp thời sự thay đổi của của vị trí chân ga. 1.1.1.4 Hiệu chỉnh hỗn hợp khí - nhiên liệu a. Bù ga ở tốc độ thấp Khả năng tải tại tốc độ thấp được nâng cao do nhiên liệu ở dạng sương mù tốt được phun ra bằng vòi phun khởi động lạnh khi động cơ khởi động. Ngày nay trên 13
  14. các hệ thông phun xăng điện tử không còn tồn tại vòi phun khởi động lạnh nữa, nhưng khả năng bù ga ở tốc độ thấp vẫn được thực hiện bởi ECU động cơ, băng việc điều khiển van không tải dựa vào tín hiệu STA của hệ thống khởi động, sự sụt áp trong hệ thống nạp, nhiệt độ động cơ từ cảm biến ECT, áp lực dầu trợ lực lái,... b. Cắt nhiên liệu khi giảm tốc Trong quá trình giảm tốc, động cơ chạy với tốc độ cao ngay cả khi bướm ga đóng kín. Do vậy lượng khí nạp vào xy lanh giảm xuống và độ chân không trong đường nạp trở nên rất lớn. Ở bộ chế hòa khí xăng còn bám trên thành của đường ống nạp sẽ bay hơi và vào trong xy lanh do độ chân không của đường ống nạp tăng đột ngột, kết quả là một hỗn hợp quá đậm, quá trình cháy không hoàn toàn và làm tăng lượng xăng cháy không hết (HC) trong khí xả. Ở động cơ EFI, việc phun nhiên liệu bị loại bỏ khi bướm ga đóng và động cơ chạy tại tốc độ lớn hơn một giá trị nhất định, do vậy nồng độ HC trong khí xả giảm xuống và làm giảm tiêu hao nhiên liệu. 1.1.1.5 Nạp hỗn hợp khí nhiên liệu có hiệu quả Với bộ chế hòa khí dòng không khí bị thu hẹp lại do họng khuếch tán để tăng tốc độ dòng khí nạp, tạo nên độ chân không bên dưới họng khuếch tán. Đó là nguyên nhân hỗn hợp khí nhiên liệu được hút vào trong xy lanh trong hành trình đi xuống của piston. Tuy nhiên họng khuếch tán làm hẹp (cản trở) dòng khí nạp và đó là nhược điểm của động cơ dùng bộ chế hòa khí. Mặt khác, ở EFI vớ một áp suất nhiên liệu xấp xỉ 2kgf/cm 2 đến 3kgf/cm2 luôn được cung cấp đến động cơ để nâng cao khả năng phun sương của hỗn hợp khí nhiên liệu, do vậy không cần có họng khuếch tán. Cũng như có thể làm đường nạp nhỏ hơn nên có thể lợi dụng quán tính của dòng khí nạp hỗn hợp khí nhiên liệu tốt hơn. 1.2 PHÂN LOẠI HỆ THỐNG PHUN XĂNG ĐIỆN TỬ Mục tiêu: - Kể tên chính xác các hệ thống phun xăng điện tử - Phân loại được hệ thống phun xăng điện tử dựa vào các đặc điểm cấu tạo của hệ thống phun xăng điện tử. - Hình thành và phát triển tư duy kỹ thuật. 1.2.1 Phân loại theo điểm phun 1.2.1.1 Hệ thống phun xăng đơn điểm Là hệ thống phun nhiên liệu điện tử nhưng chỉ dung một vòi phun được đặt trên đường nạp để phun nhiên liệu, hình thức gần giống với bộ chế hòa khí chỉ khác là vòi phun được điều khiển bằng điện. 14
  15. Hình 1.2. Sơ đồ cấu tạo hệ thống phun xăng đơn điểm. 1. Thùng nhiên liệu 10. Van thông hơi bình xăng 2. Bơm nhiên liệu 11. Lọc các bon 3. Lọc xăng 12. Cảm biến ô xy 4. Bộ điều áp xăng 13. Cảm biến nhiệt độ nước 5. Vòi phun 14. Bộ chia điện 6. Cảm biến nhiệt độ khí nạp 15. Ắc quy 7. ECU 16. Khóa điện 8. Bộ chấp hành bướm ga 17. Rơ le 9. Chiết áp cảm biến bướm ga 18. Giắc chẩn đoán 19. Bộ phận phun trung tâm 15
  16. Hình 1.3. Sơ đồ nguyên lý hệ thống phun xăng đơn điểm. 1.2.1.2 Hệ thống phun xăng đa điểm Là hệ thống phun nhiên liệu điện tử với mỗi một xy lanh có lắp một vòi phun để phun nhiên liệu vào trước supáp nạp của động cơ các vòi phun náy được điều khiển phun tùy theo từng kiểu điều khiển như phun đồng loạt, phun theo nhóm, phun độc lập (theo trình tự). Hình 1.4. Sơ đồ hệ thống phun xăng đa điểm. G COIL Cuộn đánh lửa Fuel Tank Thùng nhiên liệu 16
  17. Fuel pump Bơm nhiên liệu CVVT Điều khiển góc mở cam thông minh OCV Van điều khiển dầu CMP Cảm biến trục cam Ịnector Vòi phun TPS Cảm biến vị trí bướm ga MAFS Cảm biến lưu lượng khí nạp Canister Bộ lọc hơi xăng PCSP Van thông hơi xăng ETS Van điều khiển không tải Knock Sensor Cảm biến tiếng gõ động cơ CKP Cảm biến vị trí trục cơ ECTS Cảm biến nhiệt độ nước làm mát HO2S (FR) Cảm biến ô xy có sấy trước thân máy bên phải HO2S (RR) Cảm biến ô xy có sấy sau thân máy bên phải UCC Bộ trung hòa khí xả Sensor Cảm biến Actuator Bộ chấp hành ABS/TCM Điều khiển hệ thống phanh chống bó cứng/ hộp số tự động. PCM Mô đun điều khiển nguồn động lực 1.2.2 Phân loại theo cách đo dòng khí nạp vào xy lanh 1.2.2.1 Loại đo áp suất đường nạp Loại này sử dụng cảm biến áp suất tuyệt đối trên đường ống nạp để đo sự thay đổi áp suất ở trong đường nạp theo tải và vòng tua của động cơ. Loại này thường được sử dụng trên các động cơ của hãng DAEWOO, Hyundai như: CRUZE, Lacetti CDX nhập khẩu, Lacetti EX, Gentra, Matits, Getz,...ngoài ra còn trên một số động cơ của TOYOTA như: 5S - FE. Và một số các xe khác. Hình 1.5. Vị trí cảm biến áp suất tuyệt đối trên đường ống nạp (MAP) 17
  18. trên xe Lacetti và Gentra của Daewoo. Hình 1.6. Sơ đồ hệ thống phun xăng loại đo áp suất đường nạp. 1.2.2.2 Loại đo lưu lượng dòng khí nạp Loại này cảm nhận trực tiếp lượng khí nạp vào đường ống nạp bằng một cảm biến đo lưu lượng khí nạp. Loại này được sử dụng khá phổ biển trên các loại xe của TOYOTA, BMW, HYUNDAI... 18
  19. Hình 1.7. Sơ đồ hệ thống phun xăng loại đo lưu lượng dòng khí nạp. Hình 1.8. Vị trí lắp cảm biến lưu lượng khí nạp trên xe INNOVA. 1.2.3 Phân loại theo mối quan hệ giữa các kim phun 19
  20. Hình 1.9. Các phương pháp phun nhiên liệu. Các phương pháp phun nhiên liệu bao gồm phun nhiên liệu đồng thời vào tất cả các xy lanh, hoặc phun độc lập cho từng xy lanh. Thời điểm phun cũng khác nhau, như phun ở thời điểm xác định hoặc phun theo sự thay đổi của lượng không khí nạp hoặc theo tốc độ của động cơ. Phương pháp phun cơ bản và thời điểm phun như sau. Ngoài ra khi lượng phun càng lớn thì thời điểm bắt đầu phun càng nhanh. 1.2.3.1 Điều khiển phun nhiên liệu đồng loạt Nhiên liệu được phun đồng loạt vào các xy lanh tương ứng một lần sau mỗi vòng quay của trục khuỷu. Lượng nhiên liệu cần thiết để đốt cháy được phun trong hai lần phun. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2