intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hộp số tự động (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bình Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

13
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hộp số tự động (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên trình bày đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ, phân loại hộp số tự động trong ô tô; nắm được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hộp số tự động; phân tích đúng những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và trình bày các phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sữa chữa. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hộp số tự động (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bình Phước

  1. UBND TỈNH BÌNH PHƯỚC TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÌNH PHƯỚC GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN : BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỘP SỐ TỰ ĐỘNG TRÌNH ĐỘ : CAO ĐẲNG NGÀNH : CÔNG NGHỆ Ô TÔ (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-CĐBP ngày tháng năm 2023 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Bình Phước) Lưu hành nội bộ Bình Phước, tháng năm 2023
  2. 1 LỜI GIỚI THIỆU Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và cung cấp giáo trình, tài liệu học tập của nghề công nghệ ô tô nhóm biên soạn đã thực hiện biên soạn cuốn giáo trình công nghệ ô tô dùng cho trình độ cao đẳng nghề. Giáo trình môđun Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hộp Số Tự Động được biên soạn theo các nguyên tắc: Tính định hướng thị trường lao động; Tính hệ thống và khoa học; Tính ổn định và linh hoạt; Hướng tới liên thông, chuẩn đào tạo nghề khu vực và thế giới; Tính hiện đại và sát thực với sản xuất. Trong quá trình biên soạn giáo trình nội dung bám sát chương trình khung của tổng cục dạy nghề, đồng thời cũng tham khảo nhiều tài liệu của nhiều tác giả. Cuốn giáo trình này được viết với mục tiêu làm tài liệu giảng dạy cho giáo viên và tham khảo cho học sinh. Nhằm nâng cao tính tích cự trong giảng dạy và tư duy trong học tập của giáo viên và học sinh. Mặc dù đã cố gắng tổ chức biên soạn để đáp ứng được mục tiêu đào tạo nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp của đồng nghiệp và bạn đọc để cuốn giáo trình được hoàn chỉnh hơn. Bình Phước, ngày……tháng……năm 2023 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Lê Quang Hùng
  3. 2 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................... 1 MỤC LỤC ................................................................................................................ 2 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỘP SỐ TỰ ĐỘNG ................................................................................................................................... 3 BÀI 1: CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA HỘP SỐ TỰ ĐỘNG . 5 1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hộp số ............................................................. 5 2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hộp số ............................................. 6 3. Cấu tạo các bộ phận cơ bản trong hộp số tự động ............................................. 9 BÀI 2: KỸ THUẬT THÁO, LẮP HỘP SỐ TỰ ĐỘNG .................................... 29 1. Quy trình tháo lắp hộp số tự động.................................................................... 29 2. Chuẩn bị dụng cụ và thiết bị tháo lắp .............................................................. 30 3. Thực hiện tháo, lắp hộp số tự động .................................................................. 31 BÀI 3: KỸ THUẬT KIỂM TRA VÀ CHẨN ĐOÁN HỘP SỐ TỰ ĐỘNG ..... 56 1. Đặc điểm sai hỏng của hộp số tự động ............................................................ 56 2. Phương pháp kiểm tra và chẩn đoán ................................................................ 62 3. Thực hiện kiểm tra và chẩn đoán hộp số tự động ............................................ 67 BÀI 4: KỸ THUẬT BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỘP SỐ TỰ ĐỘNG .... 85 1. Quy trình bảo dưỡng hộp số tự động ............................................................... 85 2. Thực hành bảo dưỡng hộp số tự động ............................................................. 85 3. Quy trình sửa chữa hộp số tự động .................................................................. 89 4. Thực hành sửa chữa hộp số tự động ................................................................ 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 99
  4. 3 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỘP SỐ TỰ ĐỘNG Mã môn học: MĐ38.COT Thời gian thực hiện môn học: 75 giờ Trong đó: Lý thuyết: 24 giờ; Thực hành: 47 giờ; Kiểm tra: 4 giờ I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: Mô đun được bố trí dạy sau và song song mô đun sau: MH8.COT, MH9.COT, MH10.COT, MH11.COT, MH12.COT, MH13.COT, MH14.COT, MH15.COT, MH16.COT, MH17.COT, MĐ18.COT, MH19.COT, MĐ20.COT., MĐ21.COT, MĐ22.COT, MĐ23.COT, MĐ24.COT, MĐ25.COT, MĐ23.COT, MĐ26.COT, MĐ27.COT, MĐ28.COT, MĐ32.COT, MĐ33.COT - Tính chất: Mô đun chuyên môn tự chọn. Ý nghĩa môn học: môn học giúp cho học sinh nắm được các kiến thức về phương pháp tháo, lắp và bảo dưỡng sửa chữa hộp số tự động. Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hộp số tự động. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: - Về kiến thức: + Trình bày đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ, phân loại hộp số tự động trong ô tô. + Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hộp số tự động + Phân tích đúng những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và trình bày các phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sữa chữa - Về kỹ năng: + Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đúng quy trình + Sử dụng đúng các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô
  5. 4 + Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: Thời gian Số Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm TT số thuyết hành tra* Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hộp 12 4 8 0 1. số tự động 2. Kỹ thuật tháo - lắp hộp số tự động 20 4 14 2 Kỹ thuật kiểm tra và chẩn đoán hộp số 20 8 12 0 3. tự động Kỹ thuật bảo dưỡng và sửa chữa hộp số 23 8 13 2 4. tự động Cộng: 75 24 47 4
  6. 5 BÀI 1: CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA HỘP SỐ TỰ ĐỘNG MÃ BÀI: MĐ38.COT - 01 Mục tiêu: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại hộp số tự động - Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hộp số tự động - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Nội dung: 1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hộp số 1.1. Nhiệm vụ Hộp số tự động có hai nhiệm vụ chính như: - Thay đổi lực kéo bằng cách thay đổi tỷ số truyền sao cho đảm bảo lực kéo từ động cơ đến bộ truyền lực chính với một suất tiêu hao nhiên liệu tối ưu nhất. - Thay đổi chiều chuyển động của động cơ giúp ô tô đi lùi một cách dễ dàng. 1.2. Yêu cầu ➢ Thao tác điều khiển hộp số đơn giản, nhẹ nhàng. ➢ Đảm bảo chất lượng động lực kéo cao. ➢ Hiệu suất truyền động phải tương đối lớn. ➢ Độ tin cậy lớn, ít hư hỏng, tuổi thọ cao. ➢ Kết cấu phải gọn, trọng lượng nhỏ. 1.3. Phân loại Hiện nay có hai loại hộp số tự động thịnh hành: Hộp số tự động (AT - Automatic Transmission) là loại hộp số có thể thay đổi tỷ số truyền động một cách tự động, không cần người lái sử dụng cần gạt. Loại hộp số tự động phổ biến nhất hiện nay là hộp số tự động thủy lực. Hộp số tự động vô cấp (CVT - Continuously Variable Transmission) là loại hộp số không cần chia theo từng cấp số để thay đổi tỷ số truyền lực.
  7. 6 2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hộp số Cấu tạo toàn bộ hệ thống truyền động trên xe ô tô sẽ gồm: động cơ, hộp số, vi sai và truyền động cuối. Xe ô tô số sàn sử dụng ly hợp cơ khí. Còn xe ô tô số tự động dùng loại ly hợp thuỷ lục. Do đó trên xe số tự động, dễ nhận ra là xe không có bàn đạp ly hợp (chân côn). Người lái không phải thao tác chuyển số. Mọi thứ đơn giản và tự động khi chọn chế độ D (drive). Hộp số tự động hoạt động dựa trên việc điều chỉnh các bánh răng hành tinh ăn khớp với nhau nhằm tạo ra tỷ số truyền khác nhau ở đầu vào và đầu ra. Cấu tạo của hộp số tự động ô tô gồm: ▪ Các bộ bánh răng hành tinh ▪ Các bộ ly hợp thuỷ lực, ly hợp chuyển số ▪ Biến mô thuỷ lực ▪ Bộ điều khiển thủy lực ▪ Khớp một chiều, phanh chuyển số Hình 1.1. Cấu tạo của hộp số tự động Nguyên lý hoạt động của hộp số tự động: Mỗi số sẽ có một bộ ly hợp và bộ bánh răng hành tinh tương ứng như số 1 sẽ có ly hợp số 1 và bộ bánh răng hành tinh số 1, số 2 có ly hợp số 2 và bộ bánh răng hành tinh số 2… Các cặp ly hợp và bánh răng hành tinh tương ứng được bố trí dài theo trục hộp số. Ngoài ly hợp số còn có thêm cả ly hợp tiến.
  8. 7 Hình 1.2. Sơ đồ cấu tạo của hộp số tự động Nguyên lý hoạt động hộp số tự động như sau: mô men xoắn từ trục khuỷu của động cơ truyền qua biến mô và từ biến mô truyền vào trục vào của hộp số. Bộ điều khiển điện tử thông qua tín hiệu từ cảm biến sẽ tiến hành cho đóng mở đường dầu dẫn đến các ly hợp. Để mô men xoắn truyền đến trục ra của hộp số thì phải có 2 ly hợp đóng lại. ▪ Nếu xe di chuyển về phía trước: ly hợp tiến và ly hợp số (số 1 hoặc số 2…) tương ứng với tốc độ xe sẽ được đóng. ▪ Nếu xe ở số N trung gian: chỉ có 1 ly hợp số 2 đóng lại. Ly hợp tiến không được đóng lại. Đây chính là lý do mô men xoắn không thể truyền đến trục ra của hộp số. ▪ Nếu xe di chuyển lùi: ly hợp số 2 và ly hợp số 5 được đóng lại (với loại hộp số tự động có 5 số tiến và 1 số lùi). Số 1: Quá trình vào số 1 được thực hiện bằng cách đóng ly hợp số tiền và ly hợp số 1. Ly hợp số tiến cho phép mô men xoắn truyền từ biến mô đến trục vào của hộp số. Đây được xem là “cửa ngõ” đầu vào của hộp số. Ly hợp số 1 được đóng, mô men xoắn truyền qua bộ bánh răng hành tinh số 1 và 2… rồi chuyển đến trục ra của hộp số. Số 2: Quá trình sang số 2 cũng tương tự. Ly hợp tiến đóng cho phép mô men xoắn truyền từ trục biến mô vào hộp số. Ly hợp số 2 đóng giúp truyền động cho bộ bánh răng hành tinh số 2 và 3, rồi chuyển đến trục ra của hộp số. Nguyên lý hoạt động Hộp Số Tự Động (At - Automatic Transmission)
  9. 8 Hình 1.3. Mô hình cấu tạo hộp số tự động AT Nguyên lý hoạt động của số tiến Mỗi số sẽ có bộ bánh răng hành tinh và bộ ly hợp tương ứng (1, 2, 3, 4, 5). Từ biến mô, mô men xoắn từ trục khuỷu của động cơ truyền tới trục vào của hộp số. Sau đó, muốn truyền tới trục ra, cần có 2 ly hợp được đóng lại. Lúc này, bảng điều khiển điện tử sẽ làm nhiệm vụ đóng mở đường dầu dẫn tới các ly hợp theo nhu cầu giúp xe vào số. Để xe vào số tiến, ly hợp tiến và ly hợp số (số 1 hoặc số 2…) tương ứng sẽ được đóng. Nếu chỉ có ly hợp số 2 đóng lại thì mô men xoắn không thể truyền đến trục ra của hộp số, lúc này xe sẽ ở chế độ số N trung gian. Nguyên lý hoạt động của số lùi Khi xe đi lùi, ly hợp số 2 và ly hợp số 5 của hộp số được đóng lại. Khi ly hợp số 2 đóng, vành đai ngoài của bộ bánh răng hành tinh số 2 được giữ cố định. Khi ly hợp số 5 đóng, nó cho phép mô men xoắn truyền từ trục biến mô sang trục bánh răng mặt trời (đối với loại hộp số tự động có 5 số tiến và 1 số lùi). Mô men xoắn sẽ đổi chiều khi truyền từ trục bánh răng mặt trời qua bộ bánh răng hành tinh số 2, số 3, sau đó chuyển qua trục ra của hộp số giúp xe di chuyển lùi. Nguyên lý hoạt động Hộp số tự động vô cấp (CVT - Continuously Variable Transmission)
  10. 9 Hình 1.4. Sơ đồ hoạt động của hộp số tự động vô cấp Nguyên lý hoạt động của số lùi Để có số lùi, nhà sản xuất sẽ lắp thêm trước đầu vào của hệ truyền đai 1 bộ bánh răng hành tinh và bộ ly hợp giống như của hộp số tự động. Bộ ly hợp có nhiệm vụ cố định vành đai, từ đó khiến bánh răng hành tinh quay ngược chiều lại với bánh răng mặt trời. Nhờ vậy, hộp số quay ngược chiều và cho ra số lùi. Còn với số tiến bình thường, bánh răng mặt trời quay nhờ động cơ dẫn động và kéo theo bánh răng hành tinh quay cùng chiều với nhau, khiến cần dẫn quay và truyền lực cho pulley chủ động. 3. Cấu tạo các bộ phận cơ bản trong hộp số tự động Bộ bánh răng hành tinh Bộ truyền bánh răng hành tinh có vai trò quan trọng nhất trong hộp số xe tự động. Cấu tạo của bộ bánh răng hành tinh gồm: Bánh răng mặt trời (còn gọi là bánh răng định tinh): là bánh răng có kích thước lớn nhất, nằm ở vị trí trung tâm. Bánh răng hành tinh: là các bánh răng hành tinh có kích thước nhỏ hơn, ăn khớp và xoay quanh bánh răng mặt trời. Vành đai ngoài: vành đai ngoài bao quanh toàn bộ bánh răng mặt trời và bánh răng hành tinh. Vành đai này ăn khớp với bánh răng hành tinh. Ở hộp số tự động, mặt ngoài của vành đai ngoài được thiết kế nhiều rãnh để ăn khớp với những
  11. 10 đĩa ma sát của ly hợp. Điều này giúp các đĩa ma sát chuyển động cùng với vành đai ngoài. Lồng hành tinh: trục của bánh răng hành tinh liên kết với một lồng hành tinh (cần dẫn) đồng trục với bánh răng mặt trời và vành đai ngoài. Hình 1.5. Cấu tạo của bánh răng hành tinh Bất kể bộ phận nào trong 3 bộ phận bánh răng mặt trời, lồng hành tinh và vành đai ngoài đều có thể giữ vai trò dẫn mô men xoắn – đầu vào/sơ cấp. Khi ấy, 1 trong 2 bộ phận còn lại giữ vai trò nhận mô men xoắn – đầu ra/thứ cấp. Bộ phận còn lại giữ cố định. Sự thay đổi của bộ phận đầu vào hoặc bộ phận cố định sẽ cho tỷ số truyền đầu ra khác nhau. Tỷ số truyền giảm khi tốc độ đầu vào nhỏ hơn tốc độ đầu ra. Tỷ số truyền tăng khi tỷ số đầu vào lớn hơn tỷ số đầu ra. Khi tỷ số giảm đi cùng với chuyển động đầu vào và đầu ra ngược nhau thì cho số lùi. Giảm tốc: Ở chế độ này, vành đai ngoài chủ động – bánh răng mặt trời cố định – lồng hành tinh bị động. Khi vành đai ngoài quay theo chiều kim đồng hồ, bánh răng hành tinh cũng quay theo chiều kim đồng hồ. Điều này làm cho tốc độ của lồng hành tinh giảm. Tăng tốc: Ở chế độ này, vành đai ngoài bị động – bánh răng mặt trời cố định – lồng hành tinh chủ động. Khi bánh răng hành tinh quay theo chiều kim đồng hồ làm cho vành đai ngoài tăng tốc quay theo.
  12. 11 Đảo chiều: Ở chế độ này, vành đai ngoài bị động – bánh răng mặt trời chủ động – lồng hành tinh cố định. Khi bánh răng mặt trời quay theo chiều kim đồng hồ, do lồng hành tinh đang cố định nên bánh răng hành tinh quay ngược chiều kim đồng hồ. Điều này làm vành đai ngoài cũng quay ngược chiều kim đồng hồ. Bộ ly hợp thuỷ lực Bộ ly hợp thuỷ lực có cấu tạo gồm: ▪ Các đĩa ma sát ▪ Các tấm thép ma sát ▪ Lò xo ▪ Piston Hình 1.6. Cấu tạo bộ ly hợp thủy lực trong hộp số tự động ô tô Đĩa mã sát và tấm thép ma sát được thiết kế chồng lên nhau. Đĩa ma sát ăn khớp với vành đai ngoài của bộ bánh răng hành tinh nhờ các rãnh. Khi vành đai ngoài chuyển động thì các đĩa ma sát của ly hợp cũng chuyển động theo. Lò xo có nhiệm vụ tách các tấm ma sát với nhau khi áp suất dầu giảm hoặc không có. Khi áp suất dầu tăng, lò xo dịch chuyển qua phải, các tấm ma sát ép lại vào nhau. Lúc này vành đai của bộ bánh răng hành tinh bị giữ lại. Bộ biến mô thuỷ lực Biến mô thuỷ lực là loại khớp nối bằng chất lỏng có vai trò truyền mô men xoắn từ động cơ đến trục vào hộp số. Biến mô thuỷ lực nằm ngay giữa động cơ và hộp số.
  13. 12 Cấu tạo của biến mô thuỷ lực gồm: ▪ Bộ bánh bơm kết nối với động cơ ▪ Stator định hướng môi chất ▪ Tuabin kết nối với hộp số Hình 1.7. Cấu tạo của biến mô thủy lực trong hộp số tự động Bánh bơm: Bánh bơm được bố trí nằm trong vỏ bộ biến mô và nối với trục khuỷu qua đĩa dẫn động. Nhiều cánh hình cong được lắp bên trong bánh bơm. Một vòng dẫn hướng được lắp trên mép trong của các cánh để đường dẫn dòng dầu được êm.
  14. 13 Hình 1.8. Cấu tạo của bánh bơm Bánh tua bin: Rất nhiều cánh được lắp lên bánh tuabin giống như trường hợp bánh bơm. Hướng cong của các cánh này ngược chiều với hướng cong của cánh bánh bơm. Bánh tua bin được lắp trên trục sơ cấp của hộp số sao cho các cánh bên trong nó nằm đối diện với các cánh của bánh bơm với một khe hở rất nhỏ ở giữa
  15. 14 Hình 1.9. Cấu tạo của bánh tuabin Stato: Stato nằm giữa bánh bơm và bánh tua bin. Qua khớp một chiều nó được lắp trên trục stato và trục này được cố định trên vỏ hộp số. Bộ điều khiển thủy lực Bộ điều khiển thuỷ lực có ba chức năng sau. 1.Tạo ra áp suất thuỷ lực 2.Điều chỉnh áp suất thuỷ lực 3.Chuyển các số (làm cho li hợp và phanh hoạt động) Các bộ phận chính của bộ điều khiển thuỷ lực gồm có. − Bơm dầu − Thân van − Van điều áp sơ cấp − Van điều khiển − Van chuyển số − Van điện từ − Van bướm ga Hình 1.10. Bộ điều khiển thủy lực
  16. 15 Bơm dầu Bơm dầu được dẫn động từ bộ biến mô (động cơ) để cung cấp áp suất thuỷ lực cần thiết cho sự vận hành của hộp số tự động. Hình 1.11. Bơm dầu Thân van ❖ Thân van bao gồm một thân van trên và một thân van dưới. ❖ Thân van giống như một mê cung gồm rất nhiều đường dẫn để dầu hộp số chảy qua. ❖ Rất nhiều van được lắp vào các đường dẫn đó, trong các van có áp suất thuỷ lực điều khiển và chuyển mạch chất lỏng từ đường dẫn này sang đường dẫn khác. ❖ Thông thường, thân van gồm: • Van điều áp sơ cấp • Van điều khiển • Van chuyển số (1-2, 2-3, 3-4) • Van điện từ (số 1, số 2) • Van bướm ga ❖ Số lượng van phụ thuộc vào kiểu xe, một số kiểu xe có các van khác với các van nêu trên.
  17. 16 Hình 1.12. Thân van Van điều áp sơ cấp 1.Vai trò của các bộ phận Van điều áp sơ cấp điều chỉnh áp suất thuỷ lực (áp suất cơ bản) tới từng bộ phận phù hợp với công suất động cơ để tránh tổn thất công suất bơm. 2.Hoạt động Khi áp suất thuỷ lực từ bơm dầu tăng thì lò xo van bị nén, và đường dẫn dầu ra cửa xả được mở, và áp suất dầu cơ bản được giữ không đổi. Ngoài ra, một áp suất bướm ga cũng được điều chỉnh bằng van, và khi góc mở của bướm ga tăng lên thì áp suất cơ bản tăng để ngăn không cho li hợp và phanh bị trượt. Ở vị trí “R”, áp suất cơ bản được tăng lên hơn nữa để ngăn không cho li hợp và phanh bị trượt.
  18. 17 Hình 1.13. Van điều áp sơ cấp Van Điều Khiển ❖ Van điều khiển được nối với cần chuyển số và thanh nối hoặc cáp. Khi thay đổi vị trí của cần chuyển số sẽ chuyển mạch đường dẫn dầu của van điều khiển và cho dầu hoạt động trong từng vị trí chuyển số. ❖ GỢI Ý: Nói chung, các cáp được sử dụng trong các xe FF (Động cơ đằng trước, dẫn động bánh trước) và thanh nối được sử dụng trong các xe FR (Động cơ đằng trước, dẫn động bánh sau).
  19. 18 Hình 1.14. Van điều khiển Van Chuyển Số 1.Vai trò của các bộ phận Ta chuyển số bằng cách thay đổi sự vận hành của các li hợp và phanh. Các van chuyển số chuyển mạch đường dẫn dầu làm cho áp suất thuỷ lực tác động lên các phanh và li hợp. Có các van chuyển số 1-2, 2-3 và 3-4. 2.Vận hành Ví dụ: Van chuyển số1-2 Khi áp suất thuỷ lực tác động lên phía trên van chuyển số thì hộp số được giữ ở số 1 vì van chuyển số ở dưới cùng và các đường dẫn dầu tới các li hợp và phanh bị cắt. Tuy nhiên, khi áp suất thuỷ lực tác động bị cắt do hoạt động của van điện từ thì lực lò xo sẽ đẩy van lên, và đường dẫn dầu tới B2 mở ra, và hộp số được chuyển sang số 2.
  20. 19 Hình 1.15. Van chuyển số Van Điện Từ Van điện từ hoạt động nhờ các tín hiệu từ ECU động cơ & ECT để vận hành các van chuyển số và điều khiển áp suất thuỷ lực. Có hai loại van điện từ. Một van điện từ chuyển số mở và đóng các đường dẫn dầu theo các tín hiệu từ ECU (mở đường dẫn dầu theo tín hiệu mở, và đóng lại theo tín hiệu đóng). Một van điện từ tuyến tính điều khiển áp suất thuỷ lực tuyến tính theo dòng điện phát đi từ ECU. Các van điện từ chuyển số được sử dụng để chuyển số và các van điện từ tuyến tính được sử dụng cho chức năng điều khiển áp suất thuỷ lực.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2