intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Bệnh học (Ngành: Dược - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:207

23
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Bệnh học (Ngành: Dược - Cao đẳng) cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Bệnh viêm màng não nhiễm khuẩn; Viêm gan B cấp; Phản vệ; Tăng huyết áp; Đột quỵ não; Nhồi máu cơ tim; Viêm khớp dạng thấp; Đau dây thần kinh tọa; Loét dạ dày - tá tràng; Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng; Hen phế quản người lớn và trẻ em ≥ 12 tuổi;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Bệnh học (Ngành: Dược - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: BỆNH HỌC NGÀNH: CAO ĐẲNG DƢỢC TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKT ngày ..… tháng ....... năm…….. của Trường Cao đẳng Y tế Sơn La) Sơn La, năm 2020 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Thực hiện một số điều theo Thông tƣ 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 11/3/2017 của Bộ lao động, Thƣơng binh và Xã hội quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chƣơng trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp trình độ cao đẳng, Trƣờng Cao đẳng Y tế Sơn La đã tổ chức biên soạn tài liệu dạy/học một số môn cơ sở và chuyên ngành theo chƣơng trình đào tạo trình độ Cao đẳng nhằm từng bƣớc xây dựng bộ tài liệu chuẩn trong công tác đào tạo. Với thời lƣợng học tập 75 giờ (43 giờ lý thuyết; 28 giờ thực hành; thí nghiệm, thảo luận, bài tập; 04 giờ kiểm tra). Môn Bệnh học giảng dạy cho sịnh viên với mục tiêu: - Cung cấp những kiến thức cơ bản về nguyên nhân gây bệnh, cơ chế bệnh sinh, triệu chứng, hƣớng điều trị, phòng bệnh của một số bệnh nội khoa, ngoại khoa, nhi khoa, truyền nhiễm thƣờng gặp. - Giúp sinh viên thực hành xử trí ban đầu một số tai nạn thƣờng gặp. Đây là một môn học tổng hợp, sử dụng kiến thức của nhiều môn học về chuyên ngành nội khoa, ngoại khoa, nhi khoa, truyền nhiễm. Do đối tƣợng giảng dạy là sinh viên Cao đẳng Dƣợc nên nội dung của chƣơng trình tập trung chủ yếu vào những bệnh thƣờng gặp về nội khoa, ngoại khoa, nhi khoa, truyền nhiễm, tƣơng ứng với nội dung giảng dạy. Để phục vụ cho thẩm định giáo trình, nhóm biên soạn đã cập nhật kiến thức, điều chỉnh lại những nội dung sát với thực tế. Nội dung của giáo trình bao gồm các bài sau: Bài 1. Bệnh viêm màng não nhiễm khuẩn Bài 2. Viêm gan B cấp Bài 3. Phản vệ Bài 4. Tăng huyết áp Bài 5. Đột quỵ não Bài 6. Nhồi máu cơ tim Bài 7. Viêm khớp dạng thấp Bài 8. Đau dây thần kinh tọa Bài 9. Loét dạ dày - tá tràng Bài 10. Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng Bài 11. Hen phế quản ngƣời lớn và trẻ em ≥ 12 tuổi Bài 12. Xuất huyết tiêu hóa Bài 13. Xơ gan Bài 14. Đái tháo đƣờng Bài 15. Ngộ độc cấp hóa chất trừ sâu phospho hữu cơ Bài 16. Rắn độc cắn Bài 17. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 3
  4. Bài 18. Suy thận cấp Bài 19. Bệnh còi xƣơng do thiếu Vitamin D Bài 20. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em Bài 21. Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em Bài 22. Sơ cứu gãy xƣơng Bài 23. Sơ cứu chảy máu Bài 24. Vết thƣơng phần mềm Bài 25. Tắc ruột cơ học Bài 26. Viêm ruột thừa cấp Bài 27. Sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang Bài 28. Chấn thƣơng sọ não kín Bài 29. Cấp cứu ngƣời bệnh ngừng hô hấp, tuần hoàn Sinh viên muốn tìm hiểu sâu hơn các kiến thức Bệnh học có thể sử dụng sách giáo khoa dành cho đào tạo bác sĩ về lĩnh vực này nhƣ: nội khoa cơ sở, bài giảng bệnh học nội khoa, ngoại khoa, nhi khoa và truyền nhiễm. Các kiến thức liên quan đến nội, ngoại nhi - truyền nhiễm chúng tôi không đề cập đến trong chƣơng trình giảng dạy. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣng việc biên soạn một cuốn sách bao phủ kiến thức của nhiều chuyên khoa khác nhau nên chắc chắn không thể tránh khỏi các thiếu sót. Nhóm biên soạn mong muốn nhận đƣợc các ý kiến đóng góp để giáo trình đƣợc hoàn chỉnh hơn. Sơn La, ngày tháng năm Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: BS. Lƣờng Thị Hà 2. Thành viên: ThS. Đoàn Thị Hồng Thúy - ThS. Phạm Hồng Thắng - ThS. Tòng Thị Thanh - ThS. Hà Thị Thu Trang - BS. Vì Minh Phƣơng 4
  5. MỤC LỤC TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ....................................................................................1 LỜI GIỚI THIỆU ...................................................................................................3 MỤC LỤC ............................................................ Error! Bookmark not defined. Bài 1 BỆNH VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨNError! Bookmark not defined. Bài 2 VIÊM GAN B CẤP…………………………………………………….Error! Bookmark not defined. Bài 3 PHẢN VỆ .................................................... Error! Bookmark not defined. Bài 4 TĂNG HUYẾT ÁP ..................................... Error! Bookmark not defined. Bài 5 ĐỘT QUỴ NÃO ......................................... Error! Bookmark not defined. Bài 6 NHỒI CƠ TIM CẤP……………………………………………………..Error! Bookmark not defined. Bài 7 VIÊM KHỚP DẠNG THẤP ....................... Error! Bookmark not defined. Bài 8 ĐAU DÂY THẦN KINH TOẠ .................. Error! Bookmark not defined. Bài 9 LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG ................... Error! Bookmark not defined. Bài 10 VIÊM PHỔI MẮC PHẢI Ở CỘNG ĐỒNGError! Bookmark not defined. Bài 11 HEN PHẾ QUẢN NGƢỜI LỚN VÀ TRẺ EM ≥ 12 TUỔI………….. Error! Bookmark not defined. Bài 12 XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ ..................... Error! Bookmark not defined. Bài 13 XƠ GAN ................................................... Error! Bookmark not defined. Bài 14 ĐÁI THÁO ĐƢỜNG ................................ Error! Bookmark not defined. Bài 15 NGỘ ĐỘC CẤP HOÁ CHẤT TRỪ SÂU PHOSPHO HỮU CƠ.……..Error! Bookmark not defined. Bài 16 RẮN CẮN ................................................. Error! Bookmark not defined. Bài 17 BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH . Error! Bookmark not defined. Bài 18 SUY THẬN CẤP ...................................... Error! Bookmark not defined. Bài 19 BỆNH CÕI XƢƠNG DO THIẾU VITAMIN DError! Bookmark not defined. Bài 20 NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM..............................95 Bài 21 BỆNH TIÊU CHẢY CẤP TÍNH Ở TRẺ EM .........................................145 Bài 22 SƠ CỨU GÃY XƢƠNG ........................... Error! Bookmark not defined. Bài 23 SƠ CỨU CHẢY MÁU ...........................................................................161 Bài 24 VẾT THƢƠNG PHẦN MỀM ................................................................168 5
  6. Bài 25 TẮC RUỘT CƠ HỌC .............................................................................179 Bài 26 VIÊM RUỘT THỪA CẤP ......................................................................183 Bài 27 SỎI THẬN, SỎI NIỆU QUẢN, SỎI BÀNG QUANG ..........................187 Bài 28 CHẤN THƢƠNG SỌ NÃO KÍN ...........................................................193 Bài 29 CẤC CỨU NGƢỜI BỆNH NGỪNG HÔ HẤP, TUẦN HOÀN …189 CHƢƠNG TRÌNH MÔN HỌC 1.Tên môn học: Bệnh học 2.Mã môn học: 420129 Thời gian thực hiện môn học: 75 giờ (43 giờ lý thuyết; 28 giờ thực hành; thí nghiệm, thảo luận, bài tập; 04 giờ kiểm tra) 3. Vị trí , tính chất của môn học: 3.1 Vị trí: Môn học này nằm trong khối kiến thức cơ sở ngành, nghề. 3.2 Tính chất: Môn học trang bị kiến thức cho ngƣời học triệu chứng, hội chứng chính và hƣớng điều trị các bệnh nội khoa, ngoại khoa, nhi khoa, truyền nhiễm và cấp cứu thƣờng gặp; thực hành một số cấp cứu ban đầu; liên hệ và áp dụng đƣợc kiến thức vào các môn học chuyên ngành; có khả năng tuyên truyền giáo dục sức khỏe tại các cơ sở y tế. Đồng thời hình thành và rèn luyện tác phong nghiêm túc, thận trọng, chính xác, khoa học trong công tác dƣợc. 3.3. Ý nghĩa và vai trò của môn học: Bệnh học gồm 29 bài, giảng viên biên soạn để sinh viên học đƣợc nguyên nhân, trứng, biến chứng và hƣớng xử trí cụ thể trên ngƣời bệnh, phù hợp với chƣơng trình đào tạo sinh viên hệ Cao đẳng dƣợc. Ở m i bài đều có mục tiêu học tập, nội dung bài học và các câu hỏi tự lƣợng giá, giúp sinh viên bám sát vào nội dung cơ bản và c ng tự kiểm tra đƣợc kiến thức cơ bản của mình để việc tự học đƣợc tốt hơn. 4. Mục tiêu môn học: 4.1 Về kiến thức: A1: Trình bày đƣợc nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng của các bệnh nội khoa, ngoại khoa, nhi khoa, truyền nhiễm và cấp cứu thƣờng gặp. A2: Trình bày đƣợc hƣớng xử trí các bệnh thƣờng gặp, sử dụng thuốc đúng cách trên từng mặt bệnh trên lâm sàng. A3: Tuyên truyền giáo dục để nhân dân biết cách phòng bệnh, luyện tập phục hồi chức năng trong và sau điều trị. 4.2 Về kỹ năng: B1: Vận dụng đƣợc các kiến thức đã học vào các môn học chuyên ngành và trong lâm sàng. 6
  7. B2: Thành thạo một số kỹ thuật cấp cứu ban đầu. 4.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1. Chủ động nghiên cứu về công tác dƣợc trên lâm sàng. C2. Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân. 5. Nội dung môn học: 5.1. Chƣơng trình khung: Thời gian học tập (giờ) Trong đó Số Thực Mã MH Tên môn học, tín Tổng hành/thực chỉ Lý tập/thí Kiểm số thuyết nghiệm/bài tra tập/thảo luận Các môn học I 22 435 156 256 23 chung/đại cƣơng 420101 Chính trị 4 75 41 29 5 420102 Tiếng anh 6 120 42 72 6 420103 Tin học 3 75 15 58 2 420104 Giáo dục thể chất 2 60 4 52 4 Giáo dục quốc phòng - 420105 5 75 36 35 4 an ninh 420106 Pháp luật 2 30 18 10 2 Các môn học chuyên II 101 2370 796 1453 121 môn ngành, nghề II.1 Môn học cơ sở 24 495 199 269 27 420107 Sinh học 2 45 14 29 2 420108 Xác suất thống kê 2 45 14 29 2 420109 Giải phẫu – Sinh lý 4 75 43 26 6 420110 Hóa sinh 2 30 28 0 2 420111 Hóa đại cƣơng vô cơ 3 60 28 29 3 420112 Hóa hữu cơ 3 60 28 29 3 7
  8. 420113 Vi sinh – Ký sinh trùng 3 60 29 28 3 420114 Hóa phân tích 4 90 28 58 4 Môn học chuyên môn, II.2 59 1500 441 992 67 ngành nghề 420115 Pháp chế Dƣợc 3 60 28 26 6 420116 Thực vật dƣợc 4 75 43 28 4 420117 Bào chế 6 105 43 88 4 420118 Hóa dƣợc 5 105 43 58 4 420119 Dƣợc liệu 5 105 43 58 4 420120 Kiểm nghiệm 5 105 43 58 4 420121 Dƣợc lý I 2 30 28 0 2 420122 Dƣợc lý II 5 105 43 58 4 420123 Tổ chức quản lý dƣợc 3 60 28 26 6 420124 Quản lý tồn trữ thuốc 2 30 28 0 2 420125 Dƣợc học cổ truyền 4 90 28 58 4 420126 Dƣợc lâm sàng 6 180 43 130 7 Thực hành nghề nghiệp 420127 5 225 217 8 1 Thực hành nghề nghiệp 420128 5 225 217 8 2 II.3 Môn học tự chọn 18 375 156 192 27 Nhóm 1 18 375 156 192 27 420129 Bệnh học 4 75 43 28 4 420130 Anh văn chuyên ngành 2 45 15 28 2 420131 Marketing Dƣợc 2 45 14 26 5 420132 Kinh tế dƣợc 2 45 14 26 5 420133 Kỹ năng giao tiếp bán 4 90 28 58 4 8
  9. hàng Quản trị kinh doanh 420134 2 45 14 26 5 dƣợc Đảm bảo chất lƣợng 420135 2 30 28 0 2 thuốc Nhóm 2 18 375 156 192 27 420129 Bệnh học 4 75 43 28 4 420130 Anh văn chuyên ngành 2 45 15 28 2 Đạo đức hành nghề 420131 2 30 28 0 2 Dƣợc Một số dạng bào chế 420132 2 45 14 26 5 đặc biệt Kỹ năng giao tiếp bán 420133 4 90 28 55 7 hàng 420134 Thực hành Dƣợc khoa 2 60 0 55 5 Đảm bảo chất lƣợng 420135 2 30 28 0 2 thuốc Tổng cộng chung 123 2805 952 1709 144 5.2. Chƣơng trình chi tiết môn học: Thời gian (giờ) TT Tên chƣơng, mục LT TH KT Bài 1. Bệnh viêm màng não nhiễm khuẩn 1 0 1 1 0 Bài 2. Viêm gan B cấp 1 0 2 1 0 Bài 3. Phản vệ 2 0 3 2 0 Bài 4. Tăng huyết áp 1 1 4 1 1 Bài 5: Đột quỵ não 2 1 5 2 1 Bài 6. Nhồi máu cơ tim cấp 2 3 6 2 0 Bài 7. Viêm khớp dạng thấp 1 3 7 1 0 9
  10. Bài 8. Đau dây thần kinh tọa 1 6 1 8 1 0 Bài 9. Loét dạ dày tá tràng 2 1 9 2 1 Bài 10. Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng. 2 0 10 2 0 Bài 11. Hen phế quản ngƣời lớn và trẻ e ≥ 12 tuổi 2 1 11 2 1 Bài 12. Xuất huyết tiêu hóa 2 0 12 2 0 Bài 13. Xơ gan 2 1 13 2 1 Bài 14. Đái tháo đƣờng 1 1 14 1 1 Bài 15. Ngộ độc cấp hóa chất trừ sâu Phospho hữu cơ 1 0 1 15 1 0 Bài 16. Rắn cắn 1 0 16 1 0 Bài 17. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. 2 0 17 2 0 Bài 18. Suy thận cấp 1 0 18 1 0 Bài 19. Bệnh còi xƣơng do thiếu Vitamin D 2 0 19 2 0 Bài 20. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em 2 1 20 2 1 Bài 21. Bệnh tiêu chảy cấp tính ở trẻ em 1 1 21 1 1 Bài 22. Sơ cứu gãy xƣơng 2 8 1 22 2 8 1 2 23 Bài 23. Sơ cứu chảy máu 1 2 Bài 24. Vết thƣơng phần mềm 1 8 24 1 8 Bài 25. Tắc ruột cơ học 1 0 25 1 0 Bài 26. Viêm ruột thừa cấp 1 0 26 1 0 Bài 27. Sỏi thân, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi thận 2 0 27 2 0 Bài 28. Chấn thƣơng sọ não kín 2 0 28 2 0 Bài 29. Cấp cứu ngƣời bệnh ngừng hô hấp, tuần hoàn 1 2 1 29 1 2 Cộng 43 28 4 6. Điều kiện thực hiện môn học: 10
  11. 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị dạy học: Máy vi tính, máy chiếu projector, phấn, bảng. 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phƣơng tiện: Giáo trình, hình ảnh, video 6.4. Các điều kiện khác: mạng Internet. 7. Nội dung và phƣơng pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, ngƣời học cần: + Nghiên cứu bài trƣớc khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lƣợng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phƣơng pháp: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành k m theo Thông tƣ số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trƣởng Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. - Hƣớng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trƣờng Cao đẳng Y tế Sơn La nhƣ sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thƣờng xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phƣơng pháp đánh giá Phƣơng pháp Phƣơng pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra A1, A2, A3, Sau khi Thƣờng xuyên Viết Tự luận 1 học xong B1, B2, C1, C2 35 giờ Định kỳ Thuyết Thực A1, A2, A3, 2 Sau khi 11
  12. trình/Viết hành/Tự B1, B2, C1, C2 học xong luận 75 giờ Kết thúc môn Tự luận cải A1, A2, A3, Viết 1 Sau 75 giờ học tiến B1, B2, C1, C2 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học đƣợc chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tƣơng ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân. 8. Hƣớng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tƣợng áp dụng: Môn học đƣợc áp dụng cho đối tƣợng sinh viên Cao đẳng Điều dƣỡng hệ chính quy học tập tại Trƣờng CĐYT Sơn La. 8.2. Phƣơng pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với ngƣời dạy + Lý thuyết: Thuyết trình, phát vấn, động não. + Thực hành: Minh họa trực quan, cầm tay chỉ việc. + Hƣớng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trƣởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu lần lƣợt theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với ngƣời học: Ngƣời học phải thực hiện các nhiệm vụ nhƣ sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trƣớc khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ đƣợc cung cấp nguồn trƣớc khi ngƣời học vào học môn học này (trang web, thƣ viện, tài liệu...) - Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu ngƣời học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới đƣợc tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phƣơng pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 ngƣời học sẽ đƣợc cung cấp chủ đề thảo luận trƣớc khi học lý thuyết, thực hành. M i ngƣời học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thƣờng xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y Tế (2004), „‟Bệnh học Nội khoa”, NXB Y học, Hà Nội 2. Bộ Y Tế (2005), “Bệnh học Ngoại khoa”, NXB Y học, Hà Nội 12
  13. 3. Trần Ngọc Tuấn (2007), Điều dưỡng Ngoại khoa (sách đào tạo cao đẳng điều dưỡng), NXB Y học, Hà Nội. 4. Bộ Y Tế (2009), “Bệnh học ”, NXB Y học, Hà Nội 5. Đ Đình u n, Trần Thị Thuận (2011), Hướng dẫn thực hành55 Kỹ thuật Điều dưỡng cơ bản tập I, II, Bộ Y Tế, Nhà xuất bản Giáo dục, Việt Nam. 6. Bộ Y Tế (2013), “Kỹ năng thực hành điều dưỡng”, Dự án nâng cao năng lực giảng dạy các trƣờng cao đẳng/Trung cấp y tế, Nhà xuất bản Y học Hà Nội 7. Nguyễn Thanh Đức, Ngô Văn Hựu (2013), Bảng kiểm kỹ năng lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 8. Nguyễn Văn Kính (2016), Hƣớng dẫn chăm sóc các bệnh truyền nhiễm và bệnh nhiễm khuẩn, NXB Y học, Hà Nội. 9. Bộ môn Nhi, Trƣờng Đại học Y Hà Nội (2017), Bài giảng Nhi khoa, tập I, NXB Y học, Hà Nội. 10. Cao Văn Thịnh (2017), Điều dưỡng cơ sở 1,2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 11. Bộ Y tế (2019), Hướng dẫn xử trí lồng ghép các bệnh thường gặp ở trẻ em, NXB Y học. 12. Ngô Huy Hoàng (2020), Chăm sóc hƣớng dẫn ngƣời lớn bệnh nội khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 13
  14. BÀI 1. BỆNH VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN  GIỚI THIỆU BÀI 1 Bài 1 là bài giới thiệu tổng quan triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm màng não nhiễm khuẩn và hƣớng điều trị viêm màng não nhiễm khuẩn. MỤC TIÊU BÀI 1 Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:  Về kiến thức: - Trình bày triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm màng não nhiễm khuẩn. - Trình bày đƣợc hƣớng điều trị viêm màng não nhiễm khuẩn.  Về kỹ năng: - Vận dụng kiến thức đã học vào lâm sàng. - Liên hệ đƣợc kiến thức đã học vào công tác dƣợc; Tuyên truyền đƣợc cho ngƣời bệnh các kiến thức cơ bản về sử dụng thuốc trong điều trị viêm màng não nhiễm khuẩn.  Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Chủ động thực hiện đƣợc việc tự học, nghiên cứu trong công tác chuyên môn và trong thực tập lâm sàng. - Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân.  PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, trực quan). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi lượng giá ở bài 1 và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1 - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phƣơng pháp kiểm tra đánh giá:  Điểm kiểm tra thường xuyên: không có  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có 14
  15. NỘI DUNG BÀI 1 1. Đại cƣơng Viêm màng não nhiễm khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính của màng não do một số loại vi khuẩn gây nên. Trên lâm sàng, bệnh biểu hiện bằng triệu chứng sốt và có hội chứng màng não, đôi khi có biểu hiện của ổ nhiễm trùng khởi điểm (đƣờng vào). Hiện nay, việc điều trị viêm màng não nhiễm khuẩn vẫn còn phức tạp và tiên lƣợng d dặt. 2. Nguyên nhân Có ít nhất 14 căn nguyên gây viêm màng não nhiễm khuẩn. Hiện nay tại Việt Nam, căn nguyên hay gặp ở trẻ em là Hemophilus influenza typ B (Hib), phế cầu và não mô cầu, ở ngƣời trƣởng thành là liên cầu (đặc biệt là Streptococcus suis), phế cầu và não mô cầu. Ngoài ra, cần chú ý căn nguyên Listeria monocytogenes có thể gặp ở trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai và ngƣời già. - Khai thác kỹ bệnh sử của ngƣời bệnh c ng có thể có đƣợc gợi ý về căn nguyên gây bệnh. Nên đánh giá chi tiết các nguy cơ dịch tễ học và thể địa: + Tiền sử tiếp xúc với ngƣời mắc bệnh tƣơng tự là chìa khoá dịch tễ học quan trọng khi xác định nguyên nhân (nhƣ với Neisseria meningitidis). + Dùng sữa và pho-mát chƣa tiệt trùng có nguy cơ bị bệnh do Brucella và Listeria monocytogenes. + Nên khai thác các tiếp xúc với động vật. Phơi nhiễm với động vật gặm nhấm có thể bị nhiễm Leptospira. Ngƣời làm thịt lợn có thể nhiễm Streptococcus suis và Leptospira. - Nên khai thác tiền sử mổ sọ não hay dẫn lƣu não thất ổ bụng, hoặc cấy điện cực ốc tai... 3. Triệu chứng lâm sàng 3.1. Triệu chứng cơ năng - Triệu chứng kinh điển của viêm màng não bao gồm sốt, đau đầu, cứng gáy, sợ ánh sáng, buồn nôn, nôn và các dấu hiệu rối loạn chức năng não (nhƣ lơ mơ, lú lẫn, hôn mê). - Tam chứng sốt, cứng gáy và thay đổi trạng thái ý thức chỉ gặp ở 2/3 số ngƣời bệnh. - Viêm màng não cấp tính có khởi phát và diễn biến trong vòng vài giờ đến vài ngày. - Các triệu chứng không điển hình có thể thấy ở một số nhóm ngƣời bệnh: + Ngƣời già, nhất là khi có bệnh nền k m theo (đái đƣờng, bệnh gan, bệnh thận) có thể có lơ mơ mà không có triệu chứng màng não. + Ngƣời bệnh kiệt bạch cầu trung tính có thể chỉ có kích thích màng não thoáng qua, khó phát hiện. + Các đối tƣợng suy giảm miễn dịch khác nhƣ ngƣời ghép tạng, ngƣời bệnh HIV/AIDS c ng có thể có triệu chứng không điển hình. 15
  16. 3.2. Triệu chứng thực thể - Các dấu hiệu kích thích màng não chỉ quan sát đƣợc ở 50% số ngƣời bệnh viêm màng não mủ, và khi không có các dấu hiệu này c ng không loại trừ đƣợc viêm màng não. + Dấu Kernig: Để ngƣời bệnh nằm ngửa, gập khớp háng 900 trong khi khớp gối gập 900. Khi cố du i khớp gối sẽ gây đau ở khoeo và có trở kháng không du i tiếp đƣợc. + Dấu Brudzinski: Để ngƣời bệnh nằm ngửa và du i thẳng chân tay. Khi gấp thụ động cổ ngƣời bệnh thì sẽ làm gập khớp háng của ngƣời bệnh có kích thích màng não. + Cứng gáy: Có trở kháng khi gập cổ thụ động. - Có thể thấy liệt các dây thần kinh sọ do tăng áp lực nội sọ hoặc do viêm xuất tiết quanh rễ thần kinh. - Có thể có các dấu hiệu thần kinh khu trú do thiếu máu hậu quả của phản ứng viêm và huyết khối. - Co giật gặp ở khoảng 30% ngƣời bệnh. - Có thể có phù gai và các dấu hiệu khác của tăng áp lực nội sọ. + Hôn mê, tăng huyết áp nhƣng nhịp tim chậm và liệt dây III. + Nếu có phù gai c ng nên hƣớng đến những chẩn đoán khác nhƣ áp-xe não. - Các triệu chứng toàn thân phát hiện thấy qua khám thực thể có thể giúp định hƣớng nguyên nhân: + Ban dát và chấm xuất huyết nhanh chóng diễn biến thành tử ban gợi ý nhiễm não mô cầu hoặc Streptococcus suis. + Viêm xoang hoặc viêm tai gợi ý sự lan truyền trực tiếp vào màng não, thƣờng do Streptococcus pneumoniae và Haemophilus influenzae. + Chảy m i hoặc chảy tai gợi ý rò dịch não tuỷ qua vỡ nền sọ và viêm màng não thƣờng gặp nhất là do S. pneumoniae. + Nghe có tiếng thổi gợi ý viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn với tổn thƣơng màng não thứ phát. + Có dẫn lƣu não thất-ổ bụng hoặc cấy điện cực ốc tai có thể gợi ý căn nguyên vi khuẩn của viêm màng não. 4. Triệu chứng cận l m sàng - Dịch não tủy (DNT): + Màu sắc đục hoặc ám khói và áp lực tăng. + Số lƣợng bạch cầu và tỷ lệ bạch cầu trung tính tăng, có thể có bạch cầu đa nhân thoái hóa. + Protein thƣờng tăng cao (>1g/l), Glucose giảm; tỷ lệ Glucose DNT/máu thƣờng < 0,5. + Xác định vi khuẩn: dựa vào kết quả nhuộm Gram, nuôi cấy tìm vi khuẩn hoặc PCR từ bệnh phẩm DNT. 16
  17. + Xét nghiệm để h trợ chẩn đoán: X-Quang phổi, chụp CTScaner và MRI sọ não, cấy máu, sinh hóa máu và các xét nghiệm khác tùy thuộc vào cơ địa ngƣời bệnh và các bệnh kèm theo.... 5. Chẩn đoán 5.1. Chẩn đoán xác định 5.1.1. Lâm sàng Bệnh khởi phát và diễn biến từ vài giờ đến vài ngày, với biểu hiện: - Sốt. - Hội chứng màng não: - Cơ năng: nhức đầu, nôn vọt, táo bón (trẻ em thƣờng tiêu chảy). - Thực thể: có một hoặc nhiều các dấu hiệu gáy cứng, Kernig (hoặc brudzinski), tăng cảm giác (sợ ánh sáng - nằm tƣ thế cò súng), thay đổi ý thức (kích thích, ngủ gà, lú lẫn ). 5.1.2. Cận lâm sàng - Xét nghiệm máu: Các chỉ số viêm tăng (bạch cầu, procalcitonin và CRP). - Dịch não tủy: + Màu sắc đục hoặc ám khói và áp lực tăng. + Số lƣợng bạch cầu và tỷ lệ bạch cầu trung tính tăng, có thể có bạch cầu đa nhân thoái hóa. + Protein thƣờng tăng cao (>1g/l), Glucose giảm; Tỷ lệ Glucose DNT/máu thƣờng < 0,5. 5.2. Chẩn đoán ph n biệt - Viêm màng não do vi khuẩn lao: Thƣờng bệnh diễn biến kéo dài, các chỉ số viêm không tăng, dịch não tủy có màu vàng chanh hoặc ánh vàng, protein tăng cao >1 g/l, bạch cầu tăng cao, bạch cầu lympho thƣờng chiếm ƣu thế. - Viêm não - màng não do virus: Chỉ số viêm không tăng, DNT trong, protein tăng nhẹ < 1 g/l, bạch cầu tăng, bạch cầu lympho thƣờng chiếm ƣu thế. 6. Điều trị 6.1. Nguyên tắc điều trị Là một bệnh cấp cứu, cần điều trị kháng sinh kịp thời theo phác đồ kinh nghiệm và đổi kháng sinh thích hợp khi có kết quả kháng sinh đồ. Điều trị h trợ tích cực. Phát hiện và xử trí sớm các biến chứng. 6.2. Điều trị cụ thể * Kháng sinh: - Dùng theo kinh nghiệm, phỏng đoán mầm bệnh, dựa vào kháng sinh đồ khi có kết quả kháng sinh đồ. 17
  18. - Ƣu tiên sử dụng kháng sinh Cephalosporin thế hệ III nhƣ: Ceftriaxone 100- 150mg/kg/ngày chia 2 lần; Cefotaxim (ngƣời lớn: Dùng 2g Cefotaxime tiêm tĩnh mạch m i 4 đến 6 giờ; trẻ em: dùng 150-200 mg/kg/ngày Cefotaxime tiêm tĩnh mạch và chia thành 3 hoặc 4 liều tối đa là 6g/ngày)… - Ngoài ra có thể dùng kết hợp với 1 trong các kháng sinh sau (tùy theo căn nguyên gây bệnh): + Penicillin G 400.000UI/kg/ngày truyền tĩnh mạch liên tục trong ngày + Vancomycin 40-60mg/kg/ngày pha truyền tĩnh mạch, ngày 2 lần - Thời gian dùng kháng sinh: Khi DNT trở về bình thƣờng + Hạ nhiệt: Paracetamon 15 mg/kg/lần, không quá 60 mg/kg/ngày. Dexamethason 0,4 mg/kg/ngày, tiêm tĩnh mạch chậm, dùng 4 ngày (cùng hoặc trƣớc kháng sinh 15 phút). + Chống phù não (Manitol 1g/kg/6giờ, nằm đầu cao 300), bù nƣớc và điện giải. + Phòng co giật bằng barbituric 5 - 20 mg/kg/ngày, uống. Cắt cơn giật bằng Seduxen 0,1 mg/kg (pha với 2 ml NaCl 0,9%) tiêm tĩnh mạch đến khi ngừng giật. 7. Phòng bệnh - Vệ sinh an toàn thực phẩm. - Vệ sinh môi trƣờng ngoại cảnh. - Điều trị triệt để các bệnh truyền nhiễm và nhiễm khuẩn. - Những trƣờng hợp viêm màng não do não mô cầu phải đƣợc điều trị cách ly tuyệt đối. - Những ngƣời tiếp xúc phơi nhiễm không mang phƣơng tiện phòng hộ hữu hiệu đối với các ngƣời bệnh viêm màng não do các căn nguyên lây nhiễm cao nên dùng thuốc dự phòng. - Tiêm phòng: tiêm phòng vacxin theo lịch tiêm chủng mở rộng. CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ Câu 1. Trình bày triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm màng não nhiễm khuẩn? Câu 2. Trình bày hƣớng điều trị bệnh viêm màng não nhiễm khuẩn? 18
  19. BÀI 2. VIÊM GAN B CẤP  GIỚI THIỆU BÀI 2 Bài 2 là bài giới thiệu tổng quan triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm gan B cấp và điều trị và các biện pháp phòng bệnh viêm gan B cấp. MỤC TIÊU BÀI 2 Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:  Về kiến thức: - Trình bày đƣợc triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm gan B cấp. - Trình bày đƣợc cách điều trị và các biện pháp phòng bệnh viêm gan B cấp.  Về kỹ năng: - Vận dụng kiến thức đã học vào lâm sàng. - Liên hệ đƣợc kiến thức đã học vào công tác dƣợc; tuyên truyền đƣợc cho ngƣời bệnh các kiến thức cơ bản về cách điều trị và phòng bệnh viêm gan B cấp.  Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Chủ động thực hiện đƣợc việc tƣ học, nghiên cứu trong công tác chuyên môn và trong thực tập lâm sàng. - Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân.  PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 2 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, trực quan). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 2) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi lượng giá ở bài 2 và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 2 - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phƣơng pháp kiểm tra đánh giá:  Điểm kiểm tra thường xuyên: không có  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có 19
  20. NỘI DUNG BÀI 2 1. Đại cƣơng. Viêm gan virus B là một bệnh phổ biến toàn cầu, do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Bệnh có thể lây truyền qua đƣờng máu, đƣờng tình dục, từ mẹ truyền sang con. Nếu mẹ nhiễm HBV và có HBeAg (+) thì khả năng lây cho con là hơn 80% và khoảng 90% trẻ sinh ra sẽ mang HBV mạn tính. - Viêm gan virus B có thể diễn biến cấp tính, trong đó hơn 90% số trƣờng hợp khỏi hoàn toàn, gần 10% chuyển sang viêm gan mạn tính và hậu quả cuối cùng là xơ gan hoặc ung thƣ gan. 2. Tác nh n g y bệnh. Virus viêm gan B thuộc họ Hepadnaviridae. Về cấu trúc, HBV hình cầu, đƣờng kính là 42nm. Cấu tạo gồm 3 lớp: HBV có thể lây qua 3 dƣờng nhƣ đƣờng máu (tiêm chích, truyền máu ghép tạng…), đƣờng tình dục và lay truyền từ mẹ cho con. HBV có thời gian tồn tại trong máu kéo dài và có khả năng trở thành mạn tính. 3. Lâm sàng. 3.1. Thời kỳ ủ bệnh. Thời kỳ ủ bệnh kéo dài 40-180 ngày. Thời kỳ này hầu nhƣ không có biểu hiện gì. 3.2. Thời kỳ khởi phát. Kéo dài 3-9 ngày, ngƣời bệnh thƣờng có các biểu hiện: - Sốt (thƣờng sốt nhẹ) - Mệt mỏi - Rối loạn tiêu hóa: Chán ăn, buồn nôn hoặc nôn, táo bón hoặc ỉa chảy. Đau bụng âm ỉ vùng thƣợng vị và hạ sƣờn phải. Đôi khi có đau bụng dữ dội kiểu giả viêm ruột thừa. - Tiểu ít, nƣớc tiểu sẫm màu. - Tam chứng Carolie: + Hội chứng giả cúm. + Phát ban nhất thời kiểu mày đay. + Đau khớp, nhất là các khớp nhỏ. Xét nghiệm thời kỳ này thấy Transaminase (ALT; AST) tăng cao, gấp 5- 10 lần có giá trị chẩn đoán sớm. 3.3. Thời kỳ toàn phát. - Vàng da vàng mắt tăng đần. Nếu vàng da đậm có thể ngứa do ứ sắc tố mật. khi vàng da nhiệt độ trở về bình thƣờng ngƣời bệnh hết sốt. - Nƣớc tiểu vẫn ít, sẫm màu và phân bạc màu. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2