intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Các công ước quốc tế hàng hải (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hàng hải II

Chia sẻ: Cố Tiêu Tiêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:136

18
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Các công ước quốc tế hàng hải (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Cao đẳng) trình bày những nội dung chính bao gồm: giới thiệu về tổ chức Hàng hải Quốc tế và các công ước về hàng hải; những Công ước chính của IMO; một số bộ luật quốc tế có liên quan;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Các công ước quốc tế hàng hải (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hàng hải II

  1. CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI II GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ HÀNG HẢI NGHỀ: ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo quyết định số:29/QĐ-CĐHH II ngày 13 tháng 01 năm 2021 Của trường Cao Đẳng Hàng Hải II. (Lưu Hành Nội Bộ) TP. HCM , năm 2021
  2. MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG Giới thiệu về tổ chức Hàng hải Quốc tế và các công ước Chương 1: 2 về hàng hải 1.1 Giới thiệu về Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) 2 1.2 Giới thiệu chung các công ước về hàng hải 4 Thực hiện nghĩa vụ của quốc gia mang cờ đối với Công 1.2.1 4 ước Thực hiện nghĩa vụ của quốc gia mang cờ và Quốc gia có 1.2.2 7 cảng Nghĩa vụ cua chủ tàu và thuyền viên trong việc thực hiện 1.2.3 8 các Công ước Chương 2: Những Công ước chính của IMO 11 2.1 Công ước về an toàn sinh mạng con người trên biển 11 Công ước ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra MARPOL – 2.2 30 73/78 2.3 Công ước quốc tế về mạn khô tàu biển – LOADLINE 66 52 2.4 Công ước quốc tế về đo dung tích tàu biển TONNAGE 69 58 Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện cấp bằng và 2.5 62 trực ca cho thuyền viên – STCW 78/95 Công ước quốc tế về phòng ngừa tai nạn va chạm tàu 2.6 79 thuyền trên biển COLREG – 72 2.7 Công ước quốc tế về vệ tinh Hàng hải INMARSAT 76 81 2.8 Các công ước khác có liên quan (SAR 79, FUND 92…) 84 Chương 3: Một số bộ luật quốc tế có liên quan 91 3.1 Bộ luật IMDG Code 91 3.2 Bộ luật ISM Code 103 3.3 Bộ luật ISPS Code 111 3.4 Kiểm tra nhà nước cảng biển, PSC 116 3.5 Bộ luật điều tra tai nạn và sự cố hàng hải 125 1
  3. Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC HÀNG HẢI QUỐC TẾ VÀ CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ CỦA TỔ CHỨC IMO 1.1 Tổ chức IMO Công ước về việc thành lập tổ chức Hàng hải quốc tế được phê chuẩn ngày 06/03/1948 tại hội nghị về hàng hải của Liên hợp quốc. Công ước đã có hiệu lực ngày 17/03/1958 và tổ chức mới nằm trong hệ thống Liên hợp quốc mang tên “ Tổ chức tư vấn hàng hải liên chính phủ- IMCO” đã chính thức ra mắt ngày 06/01/1959 tại phiên họp Đại hội đồng đầu tiên. Vào ngày 22/05/1982, tổ chức chính thức đổi tên thành "Tổ chức hàng hải quốc tế"- International Maritime Organization-IMO. Mục đích cơ bản của IMO được tóm tắt là: Tạo ra một bộ máy cho sự phối hợp giữa các chính phủ trong lĩnh vực luật lệ chính quyền và thực tiễn liên quan đến các vấn đề kỹ thuật tác động đến vận tải biển trong thương mại quốc tế; Khuyến khích và tạo thuận lợi cho sự chấp nhận chung các tiêu chuẩn cao nhất có thể thực hiện được đối với các vấn đề liên quan đến an toàn hàng hải, hiệu quả của hoạt động hàng hải và bảo vệ, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển. Hàng năm, IMO nhóm họp trên 25 cuộc họp ở các cấp khác nhau: Hội nghị ngoại giao (Diplomatic Conference) để xem xét thông qua, sửa đổi công ước. Đại hội đồng (Assembly) Hội đồng (Council) Uỷ ban (Committee) Tiểu ban (Sub-Committee) Các nhóm công tác(Working Group). 1.1.1 Cơ cấu tổ chức của IMO Tính đến ngày 1/4/2004 IMO hiện có 163 quốc gia thành viên và 3 thành viên liên kết (Hongkong, Macau và quần đảo Faroe-Đan mạch). Ngoài ra còn có nhiều quan sát viên. IMO bao gồm: một Đại hội đồng (Assembly), một Hội đồng (Council) và bốn Uỷ ban chính (Committee) là: Uỷ ban an toàn hàng hải (MSC), Uỷ ban bảo vệ môi trường biển (MEPC), Uỷ ban luật pháp (LC), Uỷ ban hợp tác kỹ thuật (TCC). Ngoài ra, IMO còn có 9 tiểu ban (Sub-Committee) và các nhóm công tác (Working Group) 1.1.2. Hoạt động của các cơ cấu tổ chức của IMO a. Đại hội đồng IMO: là cơ quan quyền lực cao nhất của IMO, bao gồm các nước thành viên của tổ chức, thường họp 2 năm một lần nhưng cũng có thể có các khóa họp đặc biệt. Chức năng của Đại hội đồng là: - Xác định phương hướng làm việc của Tổ chức cho 2 năm giữa hai kỳ đại hội. - Bầu ban lãnh đạo của Tổ chức, và kết nạp các thành viên mới. 2
  4. - Xem xét, thông qua chương trình ngân sách, các khuyến nghị của các ủy ban. - Xem xét việc sửa đổi, bổ xung Công ước… b. Hội đồng (Council) Hội đồng do Đại hội đồng bầu với nhiệm kỳ 2 năm một lần, bao gồm 40 thành viên và thay mặt Đại hội đồng giải quyết công việc của IMO trong nhiệm kỳ 2 năm. Các thành viên được bầu theo nguyên tắc sau: 10 thành viên là các quốc gia đặc biệt quan tâm đến việc cung cấp dịch vụ Hàng hải quốc tế; 10 thành viên khác là các quốc gia đặc biệt quan tâm đến thương mại Hàng hải quốc tế. 20 thành viên còn lại không theo các tiêu chuẩn trên nhưng phải là những quốc gia có lợi ích đặc biệt trong vận tải biển và cuộc bầu cử phải đảm bảo nguyên tắc là tất cả các khu vực địa lý lớn đều có đại diện ỏ Hội đồng. Hội đồng nhóm họp 6 tháng một lần. Hội đồng là cơ quan chấp hành của IMO và chịu trách nhiệm giải quyêt toàn bộ các công việc của Tổ chức (xem xét các báo cáo, khuyến nghị của các ủy ban, xét duyệt chương trình ngân sách, chuẩn bị các báo cáo lên Hội đồng), Giữ hai kỳ họp của Đại hội đồng, Hội đồng thực hiện tất cả các chức năng của Đại hội đồng, ngoại trừ chức năng đưa ra các khuyến nghị cho các chính phủ về an toàn biển và ngăn ngừa ô nhiễm (quyền này dành riêng cho Đại hội đồng), và chỉ định Tổng thư ký cho Đại hội đồng chuẩn y. c. Các Uỷ ban: IMO có 4 ủy ban, thông thường các ủy ban mỗi năm họp một lần. - Ủy ban An toàn Hàng hải (Maritime Safety Committee): bao gồm toàn bộ các thành viên của tổ chức, mỗi năm họp một lần. Nhiệm vụ chủ yếu của ủy ban là chịu trách nhiêm toàn bộ các vấn đề liên quan đến an toàn Hàng hải, đến qui tắc tránh va chạm, xủ lý hàng nguy hiểm, tìm và cứu nạn, phòng chống cháy nổ, giúp dữ ngành Hàng hải các nước trong lĩnh vực kỹ thuật đóng tàu, trang bị cho tàu, các tiêu chuẩn đào tạo, mẫu mã tàu và trang thiết bị... - Ủy ban bảo vệ môi trường biển (Marine Enviroment Protection Commitee): bao gồm toàn bộ thành viên của tổ chức, cùng với đại diện của một số quốc gia không tham gia IMO nhưng là thành viên của những hiệp ước về những lĩnh vực mà Ủy ban hoạt động. Nhiệm vụ của Ủy ban là điều phối và quản lý các hoạt động của Tổ chức về ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm biển do tàu gây ra và tìm ra các biện pháp để chống lại sự ô nhiễm. - Ủy ban pháp lý (Legal Commitee): bao gồm toàn bộ thành viên của tổ chức. Nhiệm vụ của Ủy ban là chịu trách nhiệm về các vấn đề pháp lý trong thẩm quyền của tổ chức, dự thảo các Công ước, các điều khoản bổ xung Công ước và đệ trình lên Hội đồng. - Ủy ban hợp tac kỹ thuật (Technical Cooperation Commitee): ): bao gồm toàn bộ thành viên của tổ chức. Nhiệm vụ chính của Ủy ban là nghiên cứu và đề xuất việc thực hiện các đề án hợp tác kỹ thuật với các nước thành viên dựa vào nguồn kinh phí của Tổ chức. Theo dõi các công việc của Ban thư ký có liên quan đến hợp tác kỹ thuật. Để thực hiện các công việc liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, dưới các Ủy ban có các tiểu ban (Sub-Committee) và các nhóm công tác (Working Group). 3
  5. d. Ban thư ký IMO: Đứng đầu là Tổng thư ký do Đại hội đồng bầu ra với nhiệm kỳ 4 năm và một số thành viên khác, giúp việc cho IMO về các lĩnh vực: Tổ chức các cuộc họp liên quan tới các chủ đề có tính chất kỹ thuật thuộc các lĩnh vực. Kết quả cuộc họp là các văn bản dạng Nghị quyết, Thông tri...và tuỳ theo loại mà có hiệu lực như: Phải thực hiện ngay. Thông báo các thông tin cần quan tâm cho các nước thành viên. Dự thảo đệ trình lên Đại hội đồng để thông qua. Mở hội nghị quốc tế thông qua Công ước. Biên soạn, thông tri về các thông báo từ các Chính phủ, thông báo cho các Chính phủ, báo cáo... Soạn thảo, sửa đổi các Công ước- Convention , Nghị quyết- Protocol, Bộ luật- Code, Hướng dẫn-Guideline ... 1.2 GIỚI THIỆU CHUNG CÁC CÔNG ƯỚC VỀ HÀNG HẢI CỦA IMO 1.2.1. Giới thiệu chung: Việt nam là thành viên của IMO từ năm 1983 và tham gia Công ước đầu tiên là COLREG-72 năm 1990. Hiện nay Việt nam đã tham gia các Công ước sau: COLREG-72, SOLAS - 74, MARPOL - 73/78, LOAD LINES - 66, STCW - 78/95, TONNAGE - 69, INMARSAT-79. Bảng 1.1: Một số Công ước về hàng hải của IMO T Hiệu lực Các công ước Quốc tế T Quốc tế Việt Nam Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển , SOLAS 1974 1. 25/05/1980 18/03/1991 (International Convention for the Safety of Life at Sea, 1974 as amended) Công ước quốc tế về chống ô nhiễm biển do tàu gây ra , MARPOL 1973-1978 29/08/1991 2. 02/10/1983 (Phụ lục I, (International Convention for the Prevention of Phụ lục II) Pollution from Ship, 1973, as amended in 1978) Công ước quốc tế về đường nước chuyên chở 3. LOADLINES-1966 21/07/1968 18/03/1991 (International Convention on Loadlines, 1966) Công ước quốc tế về phòng ngừa tai nạn va chạm tàu trên biển COLREG-1972 4. 15/07/1977 18/12/1990 (International Regulation for Preventing Collision at Sea, 1972, as amended) 4
  6. Công ước quốc tế về các tiêu chuẩn huấn luyện và trực ca cho thuyền viên, STCW-78, 95 5. (International Convention on Standards of 28/04/1984 18/03/1991 Training, Certification and Watchkeeping for Seafarers, 1978, 1995 as amended). Công ước quốc tế về đo dung tích tàu biển , TONNAGE-1969 6. 18/07/1982 18/03/1991 (International Convention on Tonnage Measurement of Shíp, 1969) Công ước quốc tế về tổ chức vệ tinh hàng hải INMARSAT 7. 16/07/1979 05/1998 (Convention on International Maritime Satellite Organization-INMARSAT, as amended). Công ước quốc tế về hạn chế các thủ tục đối với tàu biển FAL-1965 8. 05/03/1967 (Convention on Facilitation of International Maritime Traffic, 1965, as amended) Công ước quốc tế về tìm kiếm và cứu nạn hàng hải SAR-1979 9. 22/06/1985 (International Convention on Maritime Seach and Rescue, 1979) Công ước quốc tế liên quan đến sự can thiệp trên đại dương trong trường hợp sự cố ô nhiễm dầu, INTERVENTION-1969 . 10. 06/05/1975 (International Convention relating to Intervention in cases of Oil Pollution Casualties, 1969) Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại ô nhiễm dầu , CLC-1969. (International 11. 19/06/1975 Convention on Civil Liability for Oil Pollution Damage, 1969) Công ước quốc tế về thiết lập một quỹ quốc tế bồi thường thiệt hại ô nhiễm dầu, FUND-1971 12. (International Convention on the Establishment 16/10/1978 of an International Fund for Compensation for Oil Pollution Damage, 1971) Công ước quốc tế về an toàn Container, CSC 1972). 13. 06/09/1977 (International Convention for Safe Container 1972, as amended) 5
  7. Công ước Athens liên quan đến vận chuyển hành khách và hành lý, PAL-1974. 14. 28/04/1987 (Athens Convention relating to the Carriage of Passengers and Their luggage by Sea, 1974) Công ước về giới hạn trách nhiệm đối với các khiếu nại hàng hải, LLMC-1976 1976. 15. 01/12/1986 (Convention on Limitation of Liability for Maritime Claims, 1976) Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm hàng hải do nhấn chìm chất thải và các chất khác, 1972. 16. (Convention on the Prevention of Marine 30/08/1975 Pollution by Dumping of Wastes and other Matter, 1972, as amended) Công ước quốc tế về ngăn chặn các hành động phi pháp đối với an toàn hàng hải, SUA-1988 1988. 17. 01/03/1992 (Convention for the Suppression of Unlawfull Acts against the Safety of Maritime Navigation, 1988) Công ước quốc tế về cứu hộ ,SALVAGE-1989 18. 14/07/1996 (International Convention on Salvage, 1989) Công ước quốc tế về chuẩn bị ứng phó và hợp tác về ô nhiễm dầu,OPRC-1990 19. (International Convention on Oil Pollution 13/05/1995 Preparedness, Response and Co-operation, 1990). Nghị định thư Torremolinos 1993 liên quan đến Công ước quốc tế Torremolinos về an toàn tàu cá SFV PROT-1993 20. Chưa có hiệu lực (Torremolinos Protocol of 1993 relating to the Torremolinos International Convention for the Safety of Fishing Vessls, 1977) Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca đối với thuyền viên tàu đánh cá, STCW-F-1995 21. Chưa có hiệu lực (International Convention on Standards of Training, Certification and Watchkeeping for Fishing Vessel Personnel, 1995) - Qui trình ra đời của một Công ước quốc tế: IMO nhận đề xuất,chuyển đề xuất tới các quốc gia để lấy ý kiến. 6
  8. Đề xuất, lấy ý kiến bình luận cần gửi tới phiên họp của các Uỷ ban trước 6 tháng để nghiên cứu, soạn thảo Công ước. Thông qua nội dung Công ước tại Hội nghị ngoại giao. Sau đó Công ước mở cho các nước tham gia. Công ước có hiệu lực sau khi các điều kiện nhất định nào đó được thỏa mãn (Số nước tham gia, đạt tỷ lệ nhất định so với tổng GT đội tàu thế giới...). - Quy trình sửa đổi Công ước và phụ lục: Để sửa đổi nội dung của Công ước phải triệu tập hội nghị quốc tế để thông qua sửa đổi, chờ đến khi có hiệu lực. Đây là sự chấp thuận rõ ràng (Explicit Acceptance) và điều kiện để sửa đổi có hiệu lực là 2/3 quốc gia thành viên tham gia. Để sửa đổi phụ lục của Công ước thì chỉ cần thông qua một Uỷ ban của IMO. Tại phiên họp của Uỷ ban, không phụ thuộc vào số quốc gia tham gia, có 2/3 tán thành là sửa đổi được thông qua và sau một thời gian nhất định thì sửa đổi có hiệu lực (1-2 năm sau khi được thông qua trừ khi có 1/3 quốc gia thành viên của Công ước phản đối). Đây là thủ tục chấp thuận ngầm (Tacit Acceptance) 1.2.2. Nghĩa vụ thực hiện của quốc gia mang cờ đối với Công ước. Quốc gia là thành viên Công ước cần cụ thể hóa Công ước vào hệ thống pháp luật Quốc gia, cụ thể phải ban hành các văn bản mới, điều chỉnh nội dung các văn bản đã ban hành có mâu thuẫn với Công ước, nhằm thực hiện hiệu quả và đầy đủ Công ước và đảm bảo không có sự mâu thuẫn trong các văn bản pháp luật, gây nên hiểu nhầm và thực hiện sai trái. Tàu biển là đối tượng điều chỉnh của luật quốc gia và luật quốc tế. Do vậy, quốc gia mang cờ cần phải có nghĩa vụ đảm bảo thực hiện các vấn đề sau: - Thiết lập, giao nhiệm vụ cho cơ quan quản lý Hàng hải (Maritime Administration). - Xây dựng đội ngũ có năng lực thiết lập qui phạm pháp luật và thực hiện quản lý. - Ban hành, điều chỉnh nội luật phù hợp về các khía cạnh sau: Kết cấu, trang thiết bị, khai thác tàu. Tổ chức R/O (Regconized Organization) thay mặt chính quyền kiểm tra, cấp giấy chứng nhận. Quy trình đảm bảo kiểm tra và cấp giấy chứng nhận. Định biên và huấn luyện. Điều tra tai nạn, sự cố. Phạt vi phạm, thu hồi, đình chỉ GCN. Hành động khắc phục. - Kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện Công ước. - Xử phạt, thu hồi, đình chỉ GCN. - Báo cáo với IMO các vấn đề có liên quan. 7
  9. Trong mọi trường hợp, quốc gia mang cờ phải đảm bảo rằng tàu mang cờ nước mình phải đáp ứng đầy đủ các quy định của các Công ước quốc tế liên quan và sẽ không cho phép con tàu hoạt động khi chưa tuân thủ các quy định trên. Các giấy chứng nhận cấp cho tàu/Chủ tàu/thuyền viên bởi quốc gia mang cờ: Giấy chứng nhận tuân thủ (DOC- Document Of Compliance), cấp theo quy định của chương IX, SOLAS và Bộ luật ISM. Giấy chứng nhận quản lý an toàn (SMC- Safety Management Certificate), cấp theo quy định của chương IX, SOLAS và Bộ luật ISM. Giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển (ISSC- International Ship Security Certificate), cấp theo quy định của chương XI-2, SOLAS và Bộ luật ISPS. Giấy chứng nhận an toàn kết cấu (SCC- Safety Construction Certificate), cấp theo quy định của chương II, SOLAS. Giấy chứng nhận an toàn trang thiết bị vô tuyến (SRC-Safety Radio Certificate), cấp theo quy định của chương IV, SOLAS. Giấy chứng nhận an toàn trang thiết bị (SEC- Safety Equipment Certificate), cấp theo quy định của chương III, SOLAS. Giấy chứng nhận ngăn ngừa ô nhiễm dầu quốc tế (IOPP), cấp theo quy định của phụ lục I, MARPOL-73/78. Giấy chứng nhận ngăn ngừa ô nhiễm Không khí do tàu gây ra (IAPP), cấp theo quy định của phụ lục VI, MARPOL-73/78. Giấy chứng nhận đường nước chuyên chở (Load lines Certificate), cấp theo quy định của LOADLINES-66. Giấy chứng nhận dung tích (Tonnage Certificate), cấp theo quy định của TONNAGE-69. Giấy chứng nhận định biên an toàn tối thiểu (Minimum Safe Maning Certificate), cấp theo quy định của chương V, SOLAS và nghị quyết A.481 IMO. Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (Certificate of Competency) Các giấy chứng nhận khác theo STCW. 1.2.3. Nghĩa vụ thực hiện của quốc gia có cảng và quốc gia ven biển. Nghĩa vụ của quốc gia có cảng (Port State): Quốc gia có cảng sử dụng nội luật và luật quốc tế đã tham gia làm công cụ quản lý với đối tượng là tàu biển với mục đích đảm bảo an toàn và chống ô nhiễm môi trường. Dựa vào các Công ước quốc tế, các thoả thuận song phương và đa phương, các quy định đã được tập hợp, thể chế vào các Hiệp hội thanh tra nhà nước cảng biển (Memorandum for Port state control –MOUs) và các hướng dẫn thực hiện MOUs, quốc gia có cảng có nghĩa vụ đảm bảo: - Thực hiện PSC là nghĩa vụ của quốc gia có cảng mà công ước IMO quy định nhằm mục đích phát hiện các con tàu không đủ tiêu chuẩn an toàn cũng như phòng chống ô nhiễm môi trường. Nhằm đảm bảo rằng tàu ở trong cảng phải tuân thủ đầy đủ các quy định của các Công ước quốc tế. 8
  10. Nguyên tắc thực hiện PSC là: Tàu phải được kiểm soát khi ỏ cảng nước ngoài. Khi phát hiện có khiếm khuyết thì phải được thông báo. Tàu có thể bị lưu giữ nếu tồn tại các khiếm khuyết ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn và bảo vệ môi trường. Thông báo ngay cho Chủ tàu, quốc gia mang cờ, R/O. Thực hiện PSC trên cơ sở không báo trước. Không được làm chậm trễ vô lý đối với tàu. Không được đối xử ưu tiên cho các tàu không tham gia Công ước. Bình thường, chỉ kiểm tra các giấy chứng nhận. Nếu có bằng chứng rõ ràng thì sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết. -Yêu cầu, khuyến nghị xử lý các khiếm khuyết. - Thông báo cho IMO. Các Công ước quốc tế có liên quan dưới đây là cơ sở pháp lý cho việc thực hiện PSC: Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển SOLAS-74 Công ước quốc tế về chống ô nhiễm biển do tàu gây ra MARPOL-73/78 Công ước quốc tế về các tiêu chuẩn huấn luyện và trực ca cho thuyền viên ,STCW- 78,95 Công ước quốc tế về phòng ngừa tai nạn va chạm tàu trên biển COLREG-1972 Công ước quốc tế về đường nước chuyên chở LOAD LINES-1966 Công ước quốc tế về đo dung tích tàu biển TONNAGE-1969 Nghị quyết ILO No-147 (Nghị quyết của tổ chức Lao động quốc tế quy định về tiêu chuẩn tối thiểu đối với thuyền viên làm việc trên tàu biển. Công ước lao động hàng hải 2006 Nghĩa vụ của quốc gia ven biển Nghĩa vụ của quốc gia ven biển là rất lớn đối với lĩnh vực hàng hải, thể hiện ở các nội dung chính sau: Phòng ngừa và khắc phục ô nhiễm môi trường. Tìm kiếm cứu nạn. An toàn hàng hải. Khai thác và điều hành tàu trong cảng. Các Công ước sau đây đề cập tới nghĩa vụ của quốc gia ven biển: Công ước liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS-1982): Công ước này quy định quyền tài phán của các quốc gia ven biển đối với các vùng biển và thềm lục địa của mình, quyền và nghĩa vụ đối với việc khai thác các vùng biển 9
  11. và biển cả, nghĩa vụ đối với việc bảo vệ môi trường biển, hợp tác trong tìm kiếm cứu nạn, ngăn ngừa các hành động cướp biển, quyền truy đuổi... Công ước quốc tế về Tìm kiếm và cứu nạn Hàng hải, SAR-79: Công ước này đòi hỏi các quốc gia ven biển hợp tác trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn, trang bị các phương tiện kỹ thuật cũng như xác lập hệ thống báo cáo tàu để hỗ trợ hiệu quả cho công tác tìm kiếm cứu nạn trong vùng biển mình phụ trách. Công ước quốc tế về chuẩn bị ứng phó và hợp tác về ô nhiễm dầu, OPRC-1990 : Công ước quan tâm đến sự hợp tác quốc tế, phối hợp, hỗ trợ nhau của các nước thành viên. Công ước yêu cầu các quốc gia phải xây dựng kế hoạch ứng cứu dầu tràn, xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, các đơn vị khai thác phải sẵn sàng ứng cứu sự cố dầu tràn, bố trí thiết bị cần thiết ở mức độ tối thiểu, đào tạo huấn luyện thích hợp, tạo khả năng thông tin thích hợp cho việc ứng cứu ô nhiễm dầu... Công ước quốc tế về thiết lập một quỹ quốc tế bồi thường thiệt hại ô nhiễm dầu, FUND-1971 ,1992 Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại ô nhiễm dầu , CLC-1969 Công ước quốc tế về chống ô nhiễm dầu do tàu gây ra MARPOL-73/78: Các quốc gia thành viên của Công ước phải thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản và phụ lục của Công ước; Xử lý nghiêm các vi phạm về chống ô nhiễm; điều tra các vi phạm, sự cố; Thông tin đến đến quốc gia mang cờ và IMO; Phải có thiết bị tiếp nhận; Báo cáo về các vụ việc có liên quan đến ô nhiễm dầu và các chất độc hại... Công ước quốc tế về hạn chế các thủ tục đối với tàu biển FAL-1965 : Công ước yêu cầu các quốc gia điều chỉnh pháp luật của mình, thông qua các biện pháp thích hợp để: Tạo thuận lợi cho giao thông hàng hải; Ngăn ngừa sự chậm trễ đối với tàu, thuyền viên, hành khách, hàng hoá; Đảm bảo mức độ thực tế cao nhất về sự đồng bộ giữa các yêu cầu thủ tục, tài liệu giấy tờ và các bước tiến hành; Các tiêu chuẩn về các tài liệu phải chuẩn bị để chính quyền không đòi hỏi thêm khi làm thủ tục cho tàu... 1.2.4. Nghĩa vụ của Chủ tàu và Thuyền viên trong thực hiện các Công ước: Đối với Chủ tàu: Phải có hiểu biết một cách rõ ràng và tổ chức thực hiện, tuân thủ một cách đầy đủ các quy định của các Công ước, quy tắc quốc tế có liên quan. Phải tìm hiểu đầy đủ các nội dung của các Công ước có liên quan, đặc biệt là các quy định cụ thể đối với Chủ tàu, tàu và Thuyền viên. Chủ tàu là người chịu trách nhiệm đầy đủ, cuối cùng đối với con tàu và thuyền viên làm việc trên các con tàu đó, đáp ứng đầy đủ các quy định của các Công ước, cụ thể là đảm bảo cho tàu có đầy đủ các tài liệu, giấy chứng nhận, đồng thời đảm bảo rằng tình trạng của tàu phải phù hợp với các tài liệu, giấy chứng nhận đó. Bố trí thuyền bộ đầy đủ về số lượng, có sức khoẻ phù hợp và đảm bảo năng lực chuyên môn của thuyền viên thông qua các GCN Khả năng chuyên môn. 10
  12. Thường xuyên cập nhật các bổ sung, sửa đổi của các Công ước quốc tế, hướng dẫn thực hiện kịp thời cho tàu và thuyền viên. Chủ tàu phải thực sự nắm vững được tình hình hoạt động, bảo dưỡng, sửa chữa cũng như đảm bảo cung ứng đầy đủ vật tư, trang thiết bị duy trì hoạt động an toàn của con tàu. Có trách nhiệm phân công người phụ trách, đảm bảo các nguồn lực và sự hỗ trợ cần thiết cho tàu. Thiết lập hệ thống quản lý an toàn, duy trì và thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình, hướng dẫn của hệ thống này để đảm bảo khai thác tàu an toàn, phòng chống ô nhiễm môi trường. Định rõ trách nhiệm, quyền hạn của Chủ tàu, Thuyền trưởng trong việc đảm bảo an toàn khai thác tàu, đảm bảo thông tin liên lạc giữa tàu và Chủ tàu, đảm bảo khả năng hỗ trợ tàu kịp thời đặc biệt là trong các tình huống khẩn cấp. Đối với Thuyền viên: Thuyền viên tuỳ theo chức danh trên tàu cần phải hiểu biết một cách đầy đủ các yêu cầu của các Công ước có liên quan và phải cập nhật thường xuyên. Phải được huấn luyện làm quen và tìm hiểu đầy đủ về công việc và cách bố trí của con tàu. Có khả năng chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ được giao, có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn tương ứng. Phải tìm hiểu để nắm vững và có thể, thực hiện được các kế hoạch, thao tác an toàn của tàu, đặc biệt là với những phần việc thuộc trách nhiệm của mình trong các kế hoạch đó. Nắm vững các quy định, có kỹ năng vận hành khai thác con tàu và trang thiết bị một cách an toàn. Phải tuân thủ tuyệt đối các quy định của các Công ước, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến an toàn và phòng chống ô nhiễm môi trường. CHƯƠNG 2. CÁC CÔNG ƯỚC CHÍNH CỦA IMO 2.1. CÔNG ƯỚC VỀ AN TOÀN SINH MẠNG CON NGƯỜI TRÊN BIỂN - SOLAS-74 : Công ước về an toàn sinh mạng con người trên biển được xem là một trong những hiệp định quốc tế quan trọng nhất liên quan đến tàu buôn. Công ước đầu tiên về lĩnh vực này được thông qua năm 1914, Công ước thứ hai thông qua năm 1929 và Công ước thứ 3 thông qua năm 1948. Việc thông qua Công ước SOLAS 60 vào ngày 17/06/1960 là thành tựu quan trọng đầu tiên của IMO sau ngày thành lập. Công ước này là một bước đột phá quan trọng trong công việc hiện đại hoá các qui định và kịp thời phản ánh sự phát triển của khoa học, công nghệ trong ngành công nghiệp hàng hải. Công ước SOLAS 60 có hiệu lực từ ngày 26 tháng 05 năm 1965. Ngày 01/11/1974 một Công ước hoàn toàn mới đã đựơc thông qua – Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển 1974 (SOLAS74). Không những chỉ 11
  13. cập nhật được các thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ, mà SOLAS74 còn đưa ra được thủ tục bổ sung sửa đổi hoàn toàn mới nhằm mục đích bảo đảm rằng các bổ sung sửa đổi sẽ được chấp nhận trong một khoảng thơì gian nhất định. Công ước SOLAS74 có hiệu lực vào ngày 25/05/1980. 2.1.1. Cấu trúc của công ước SOLAS74: Mục đích chủ yếu của Công ước SOLAS là nhằm đưa ra các tiêu chuẩn tối thiểu về kết cấu, trang bị và khai thác tàu để bảo vệ an toàn sinh mạng cho tất cả mọi người trên tàu biển, bao gồm cả hành khách. Tại thời điểm được thông qua (01/11/1974) SOLAS 74 chỉ bao gồm các Điều khoản và 9 chương trong đó gồm 1 chương qui định chung và 8 chương kỹ thuật. Các điều khoản nêu ra các qui định chung về các thủ tục ký kết, phê chuẩn, chấp nhận, thông qua, tán thành, có hiệu lực, huỷ bỏ, bổ sung sửa đổi,.v.v… đối với Công ước. Các chương đưa ra các tiêu chuẩn đối với kết cấu, trang thiết bị và khai thác tàu để đảm bảo an toàn. Các điều khoản đã được sửa đổi bởi Nghị định thư 1978. Theo sự phát triển không ngừng của khoa học – công nghệ, cũng như các vấn đề phát sinh trong thực tiễn hoạt động của ngành hàng hải, các yêu cầu kỹ thuật của Công ước đã được bổ sung và sửa đổi liên tục. Cho đến nay cấu trúc của Công ước SOLAS74 đã được tăng lên 14 chương trong đó có 13 chương kỹ thuật (xem bảng 1) Bảng 2.1: Các chương của Công ước SOLAS-74 Chương Tên gọi Chương I Qui định chung Chương II-1 Kết cấu – Phân khoang và ổn định; thiết bị động lực và thiết bị điện Chương II –2 Kết cấu – Phòng cháy, phát hiện cháy và dập cháy Chương III Phương tiện cứu sinh và bố trí cứu sinh Chương IV Thông tin vô tuyến Chương V An toàn hàng hải Chương VI Chở hàng Chương VII Chở hàng nguy hiểm Chương VIII Tàu hạt nhân Chương IX Quản lý an toàn Chương X Các biện pháp an toàn tàu cao tốc Chương XI-1 Các biện pháp đặc biệt để tăng cường an toàn hàng hải Chương XI-2 Các biện pháp đặc biệt để tăng cường an ninh hàng hải. Chương XII Các biện pháp an toàn bổ sung đối với tàu chở hàng rời. 12
  14. 2.1.2. Các bổ sung sửa đổi của Công ứơc SOLAS74 Bảng 2.2: Các bổ sung sửa đổi của SOLAS Tên bổ Ngày Ngày có TT sung sửa Nội dung chủ yếu thông qua hiệu lực đổi - Qui định thời hạn kiểm tra. Nghị định - Tăng cường kiểm tra của PSC. 1. 17/02/1978 01/05/1981 thư 1978 - Sửa đổi một số qui định của Chương II-1, II-2 và V - Sửa đổi hầu hết và cập nhật Chương Bổ sung II-1 và II-2. 2. sửa đổi 20/11/1981 01/09/1986 1981 - Sửa đổi một số nội dung của Chương III, IV, V và VII. - Sửa đổi một số nội dung của Chương Bổ sung II-1, II-2 và V. 3. sửa đổi 17/06/1983 01/07/1986 - Sửa đổi toàn bộ nội dung Chương III. 1983 - Sửa đổi Chương VII: đưa bộ luật IBC và GAS vào chương này. Bổ sung Thêm qui định 23-2 và 42-2 của sửa đổi 4. 28/01/1988 29/01/1990 Chương II-1 liên quan đến các cửa trên 1988 thân tàu khách ro – ro. (tháng 04) Bổ sung Thêm một số yêu cầu với Chương I-1: sửa đổi ổn định tai nạn tàu khách, kiểm tra trọng 5. 28/01/1988 29/04/1990 1988 lượng tàu khách, kiểm tra trọng lượng (tháng 10) tàu không của tàu khách. Nghị định Hệ thống hài hoà kiểm tra và cấp giấy 6. 11/11/1988 03/02/2000 thư 1988 chứng nhận Bổ sung Áp dụng hệ thống thông tin an toàn sửa đổi hàng hải và cứu nạn toàn cầu 7. 11/11/1988 01/02/1992 1988 (GMDSS); Chương IV được thay đổi (tháng 11) hoàn toàn. Bổ sung 8. sửa đổi 11/04/1989 01/02/1992 Sửa đổi Chương II-1 và II-2. 1989 - Đưa ra phần B-1 mới của Chương II- Bổ sung 1: phân khoang và ổn đinh của tàu chở 9. sửa đổi 05/1990 01/02/1992 hàng khô. 1990 - Sửa đổi bộ luật IBC và GAS Bổ sung - Thay đổi lớn với Chương VI (đổi tên 10. 24/05/1991 01/02/1994 sửa đổi Chương này từ “Chở hàng hạt” thành 13
  15. 1991 “Chở hàng”. Các yêu cầu của Chương này áp dụng không những chỉ đối với hàng hạt, mà cả các loại hàng khác. - Sửa đổi Chương II-1, III và V. Bổ sung sửa đổi 11. 10/04/1992 01/10/1994 Sửa đổi Chương II-1 và II-2 1992 (tháng 4) Bổ sung sửa đổi - Sửa đổi Chương II-1 và II-2. 12. 11/12/1992 01/10/1994 1992 - Sửa đổi Bộ luật IBC, GAS và BCH. (tháng 12) Bổ sung 01/06/1996 sửa đổi 1994 (Chương X, - Thêm 3 chương mới: IX, X và XI (tháng 5 – XI) 13. 24/05/1994 - Thông qua Nghị quyết về việc qui Hội nghị 01/07/1998 của các trình bổ sung sửa đổi yêu cầu kỹ thuật. Chính phủ (Chương ký kết) IX) Bổ sung sửa đổi - Bổ sung thêm 3 Qui định mới cho 1994 Chương V (Qui định 8-1, 15-1 và 22). 14. 25/04/1994 01/06/1996 (tháng 5 – - Sửa đổi Chương II-2 Uỷ ban - Sửa đổi Bộ luật IBC và GAS. MSC) Bổ sung sửa đổi Sửa đổi Chương VI và Chương VII: yêu 15. 1994 09/12/1994 01/07/1996 cầu về Sổ tay chằng buộc hàng hoá cho (tháng tàu hàng. 012) Bổ sung sửa đổi 16. 16/05/1995 01/01/1997 Sửa đổi qui định 8 của Chương V 1995 (tháng 5) Bổ sung sửa đổi 1995 - Sửa đổi Chương II-1, các yêu cầu với 29/11/1995 17. (tháng 11 – 01/07/1997 khách ro - ro Hội nghị - Sửa đổi Chương III, IV, V và VI. của các Chính phủ ký kết) 18. Bổ sung 04/06/1996 01/07/1998 - Sửa đổi toàn bộ Chương III. Một số 14
  16. sửa đổi lớn các yêu cầu kỹ thuật của Chương III 1996 được đưa vào bộ luật LSA. (tháng 6) - Đưa ra phần A-1 mới và các qui định 3-1, 3-2 mới của Chương II-1 - Sửa đổi Chương VI: yêu cầu về xếp dỡ hàng đối với tàu chở hàng rời. - Sửa đổi Chương XI. - Sửa đổi Bộ luật IBX và BCH. Bổ sung - Sửa đổi Chương II-1, II-2, V và VII. sửa đổi 19. 06/12/1996 01/07/1998 - áp dụng bắt buộc Bộ luật FTP. 1996 (tháng 12) - Sửa đổi bộ luật IBC. Bổ sung - Sửa đổi Chương V: đưa ra qui định 8- sửa đổi 2 mới về “Dịch vụ giao thông tàu thuỷ 20. 04/06/1997 01/07/1999 VTS”. 1997 (tháng 6) - Sửa đổi Chương II-1 Bổ sung sửa đổi 1997 Thêm Chương XII mới với mục đích (tháng 11 – 21. 27/01/1997 01/07/1999 nâng cao an toàn đối với tàu chở hàng Hội nghị rời. của các Chính phủ ký kết) Bổ sung sửa đổi 22. 18/05/1998 01/07/2002 - Sửa đổi Chương II-1, IV và VI. 1998 (tháng 5) Bổ sung sửa đổi 23. 27/05/1999 01/01/2001 -Sửa đổi chương VII 1999 (tháng 5) Sửa đổi 24. 2000 26/05/2000 01/02/2002 Sửa đổi chương III quy tắc 28.2 (tháng 5) Sửa đổi -Sửa lại chương V lắp đặt VDRs, AIS. 25. 2000 06/12/2000 01/07/2002 (tháng 12) - Sửa lại chương II-2 Sửa đổi 26. 06//2001 01/01/2003 - Bổ sung vào chương VII, HSC Code. 2001 Sửa đổi Sửa đổi chương VII, IMDG Code bắt 27. 24/05/2002 01/01/2004 2002 buộc thực hiện 15
  17. (tháng 5) - Chương V, đổi chương XI thành hai Sửa đổi 28. 13/12/2002 01/07/2004 chương XI-1, XI-2, thêm quy tắc mới 2002 XI-1/5. Sửa đổi -Thêm quy tắc mới XII/12, XII/13 29. 12/12/2002 01/07/2004 2003 - Sửa đổi bổ sung chương II-1, II-2, III. Sửa đổi 30. 06/2003 01/07/2006 Sửa đổi, bổ sung Chương V 2003 Sửa đổi 31. 05/2004 01/07/2006 Bổ sung cho chương III, V. 2004 Sửa đổi 32. 1/7/2006 01/07/2009 Solas III, ix, XII, II 2006 2.1.3. Tóm tắt nội dung một số chương của SOLAS-74: Chương I: “Qui định chung” Chương I gồm 3 phần (A, B và C) và 21 qui định, đưa ra các yêu cầu chung về phạm vi áp dụng Công ước, các trường hợp miễn giảm, thủ tục kiểm tra và cấp giấy chứng nhận cho tàu để xác nhận rằng tàu thoả mãn các yêu cầu thích hợp của SOLAS74, thủ tục kiểm tra của Chính quyền Cảng của các Chính phủ ký kết công ước, thủ tục điều tra và báo cáo tai nạn hàng hải liên quan đến Công ước. Nội dung chính của Chương I như sau: - Phạm vi áp dụng: Công ước SOLAS74 không áp dụng cho các tàu sau: (trừ khi có qui định khác ở các Chương kĩ thuật từ chương II-1 đến Chương XII): Tàu chiến và tàu quân sự khác; Tàu hàng có tổng dung tích GT
  18. Cơ quan thực hiện chức năng kiểm tra và cấp giấy chứng nhận: Chính quyền hành chính chịu trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra và cấp giấy chứng nhận. Chính quyền hành chính có thể uỷ quyền cho các tổ chức cá nhân được công nhận để họ thực hiện việc kiểm tra và cấp giấy chứng nhận. Tuy nhiên trong mọi trường hợp, Chính quyền hành chính phải hoàn toàn đảm bảo tính chất đầy đủ và tính hiệu quả của các đợt giám sât và kiểm tra và phải có trách nhiệm thực hiện các biện pháp cần thiết để thoả mãn nghĩa vụ này. Trong thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận, phải thực hiện các đợt kiểm tra đột xuất (unscheduled survey) để xác nhận rằng tàu và các trang thiết bị của nó được duy trì ở trạng thái thoả mãn và phù hợp với mục đích sử dụng an toàn. Nếu chính quyền hành chính qui định kiểm tra hàng năm bắt buộc thì không áp dụng hình thức kiểm tra đột xuất. Kiểm tra hàng năm bắt buộc hiện nay được hầu hết các Chính quyền hành chính áp dụng. Các loại hình kiểm tra: Kiểm tra tàu khách: Tàu khách phải thực hiện các loại hình kiểm tra sau: Kiểm tra lần đầu: thực hiện trước khi đưa tàu vào sử dụng; Kiểm tra định kỳ: thực hiện 12 tháng một lần; Kiểm tra bất thường: thực hiện trong các trường hợp cần thiết: tàu hoán cải, tàu bị tai nạn và sửa chữa, tàu đổi cờ,v.v… Kiểm tra thân tàu, thiết bị động lực và trang thiết bị (trừ các trang thiết bị làm cơ sở để cấp giấy chứng nhận an toàn trang thiết bị và giấy chứng nhận an toàn vô tuyến điện tàu hàng), phải thực hiện các loại hình kiểm tra sau: Kiểm tra lần đầu: thực hiện trước khi đưa ra tàu vào sử dụng; Kiểm tra định kỳ thực hiện 5 năm một lần; Kiểm tra hàng năm bắt buộc: thực hiện 12 tháng một lần với tất cả các loại tàu hàng. Tuy nhiên việc kiểm tra này có thể được thực hiện trong khoảng  3 tháng so với ngày ấn định kiểm tra. Nếu tàu thực hiện kiểm tra đột xuất thì không phải áp dụng kiểm tra hàng năm bắt buộc. Kiểm tra trung gian: trong thời gian hiệu lực 5 năm cấp GCN an toàn kết cấu, tàu dầu trên mười tuổi phải được kiểm tra này phải thực hiện trong khoảng thời gian  6 tháng so với ngày hết một nửa hạn hiệu lực cấp giấy chứng nhận an toàn kết cấu (thông thường là 2,5 năm). Nhìn chung hiện nay hầu hết các Chính quyền hành chính đều thực hiện một đợt kiểm tra trung gian vào trùng với đợt kiểm tra hàng năm thứ 2 hoặc thứ 3. Kiểm tra bất thường: thực hiện trong các trường hợp cần thiết: tàu hoán cải, tàu bị tai nạn và sửa chữa, tàu đổi cờ….. Kiểm tra trang thiết bị cứu sinh và các trang thiết bị khác cuả tàu hàng (kiểm tra an toàn trang thiết bị): 17
  19. Trang thiết bị cứu sinh, trang thiết bị hàng hải, trang thiết bị cứu hoả và trang thiết bị tránh va, phải thực hiện các loại hình kiểm tra sau: Kiểm tra lần đầu: thực hiện trước khi đưa tàu vào sử dụng; Kiểm tra định kỳ: thực hiện 24 tháng một lần; Kiểm tra hàng năm bắt buộc: tất cả các loại tàu hàng đều phải thực hiện kiểm tra hàng năm an toàn thiết bị tại thời điểm GCN an toàn trang thiết bị đã có hiệu lực được 12 tháng. Tuy nhiên việc kiểm tra này có thể được thực hiện trong khoảng  3 tháng so với ngày ấn định kiểm tra. Nếu tàu thực hiện kiểm tra đột xuất thì không phải áp dụng kiểm tra hàng năm bắt buộc. Kiểm tra trung gian: tàu dầu trên 10 tuổi phải được kiểm tra trung gian thay cho kiểm tra hàng năm bắt buộc. Kiểm tra bất thường: thực hiện trong các trường hợp cần thiết: tàu hoán cải, tàu bị tai nạn và sửa chữa, tàu đổi cờ,.v.v… Kiểm tra thiết bị vô tuyến điện của tàu hàng (kiểm tra an toàn vô tuyến điện): Thiết bị vô tuyến điện của tàu hàng, gồm cả thiết bị vô tuyến điện dùng cho phương tiện cứu sinh, phải thực hiện các loại hình kiểm tra sau: Kiểm tra lần đầu: thực hiện trước khi đưa tàu vào sử dụng; Kiểm tra định kỳ: thực hiện 12 tháng một lần; Kiểm tra bất thường: thực hiện trong các trường hợp cần thiết: tàu hoán cải, tàu bị tai nạn và sửa chữa, tàu đổi cờ, vv… - Các loại chứng nhận cấp giấy cho tàu, thời hạn hiệu lực và gia hạn giấy chứng nhận: Giấy chứng nhận cấp cho tàu khách: Tàu khách sau khi hoàn thành kiểm tra lần đầu hoặc định kỳ và thoả mãn các yêu cầu liên quan của Chương II-1, II-2, III, IV và V được cấp giấy chứng nhận an toàn tàu khách với thời hạn hiệu lực 12 tháng. Kèm theo GCN an toàn tàu khách phải có danh mục trang thiết bị của GCN an toàn tàu khách (mẫu P). Tại thời điểm GCN an toàn tàu khách hết hạn hiệu lực, mà chính quyền hành chính không thể thực hiện kiểm tra đinh kỳ cho tàu, thì chính quyên hành chính có thể xem xét gia hạn giấy chứng nhận với thời hạn đủ để cho tàu về đựơc cảng đăng ký hoặc nơi kiểm tra. Trong mọi trường hợp thời hạn gia hạn này không đựơc quá 5 tháng, và chỉ dùng cho mục đích đưa tàu về nơi kiểm tra định kỳ và cấp mới GCN an toàn tàu khách. Nếu GCN an toàn tàu khách chưa được gia hạn như trên thì chính quyền hành chính có thể xem xét gia hạn không quá 1 tháng. Giấy chứng nhận cấp cho tàu hàng: a. Giấy chứng nhận an toàn kết cấu tàu hàng: Tàu hàng có tổng dung tích GT  500, sau khi hoàn thành kiểm tra lần đầu hoặc định kỳ như nêu ở 1.3.2.2 và thoả mãn các yêu cầu tương ứng của chương II- 1, II - 2 18
  20. (ngoại trừ các trang thiết bị và sơ đồ cứu hoả), được cấp Giấy chứng nhận an toàn kết cấu tàu hàng với thời hạn hiệu lực 5 năm. Trong mọi trường hợp GCN an toàn kết cấu tàu hàng không được phép gia hạn. b. Giấy chứng nhận an toàn trang thiết bị tàu hàng: Tàu hàng có tổng dung tích GT  500, sau khi hoàn thành kiểm tra lần đầu hoặc định kỳ như nêu ở 1.3.2.2 và thoả mãn các yêu cầu tương ứng của Chương II- 1, II- 2, III, IV, và V, được cấp Giấy chứng nhận an toàn trang thiết bị với thời hạn hiệu lực 24 tháng. Kèm theo GCN an toàn trang thiết bị tàu hàng phải có Danh mục trang thiết bị của GCN an toàn trang thiết bị tàu hàng (mẫu E). Tại thời điểm GCN an toàn trang thiết tàu hàng hết hạn hiệu lực, mà Chính quyền hành chính không thể thực hiện kiểm tra định kỳ trang thiết bị an toàn cho tàu thì Chính quyền hành chính có thể xem xét gia hạn Giấy chứng nhận với thời hạn để cho tàu về được cảng đăng ký hoặc nơi kiểm tra. Trong mọi trường hợp thời hạn gia hạn này không được quá 5 tháng, và chỉ dùng cho mục đích đưa tàu về nơi kiểm tra định kỳ trang thiết bị an toàn và cấp mới GCN an toàn trang thiết bị tàu hàng. Nếu GCN an toàn trang thiết bị chưa được gia hạn như trên thì Chính quyền hành chính có thể xem xét gia hạn không quá 1 tháng. c. Giấy chứng nhận an toàn vô tuyến điện tàu hàng: Tàu hàng có tổng dung tích GT  300, sau khi hoàn thành kiểm tra lần đầu hoặc định kỳ như nêu ở 1.3.2.4 và thoả mãn các yêu cầu tương ứng của Chương IV, được cấp Giấy chứng nhận an toàn vô tuyến điện với thời hạn hiệu lực 12 tháng. Kèm theo GCN an toàn vô tuyến điện tàu hàng phải có Danh mục trang thiết bị của GCN an toàn vô tuyến điện tàu hàng (mẫu R). Nếu đợt kiểm tra định kỳ trang thiết bị vô tuyến điện của tàu hàng có tổng dung tích 300  GT< 500 được tiến hành trong khoảng 2 tháng trước ngày hết hạn của GCN an toàn vô tuyến điện hiện có, thì GCN an toàn vô tuyến điện tàu hàng mới có thể cấp với hạn hiệu lực là 12 tháng tính từ ngày hết hạn của GCN hiện có. Tại thời điểm GCN an toàn vô tuyến điện tàu hàng hết hạn hiệu lực, mà Chính quyền hành chính không thể thực hiện kiểm tra định kỳ trang thiết bị vô tuyến điện cho tàu thì Chính quyền hành chính có thể xem xét gia hạn Giấy chứng nhận với thời hạn đủ để cho tàu về được cảng đăng ký hoặc nơi kiểm tra. Trong mọi trường hợp thời hạn gia hạn này không được quá 5 tháng, và chỉ dùng cho mục đích đưa tàu về nơi kiểm tra định kỳ trang thiết bị vô tuyến điện và cấp mới GCN an toàn vô tuyến điện tàu hàng. Nếu GCN an toàn vô tuyến điện chưa được gia hạn như trên thì Chính quyền hành chính có thể xem xét gia hạn không quá 1 tháng. - Kiểm soát: Khi tàu ở cảng của một quốc gia thành viên của Công ước SOLAS 74, thì nó phải chịu sự kiểm soát của các thanh tra viên được Chính phủ quốc gia thành viên đó uỷ quyền để đảm bảo rằng tàu có đầy đủ các giấy chứng nhận hợp lệ và trạng thái của tàu cũng như trang thiết bị là thoả mãn và phù hợp với các giấy chứng nhận. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2