intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Cấp đông, bao gói, bảo quản nhuyễn thể chân đầu đông lạnh - MĐ06: Chế biến nhuyễn thể chân đầu đông lạnh

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

162
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Cấp đông, bao gói, bảo quản nhuyễn thể chân đầu đông lạnh thuộc MĐ06 nghề Chế biến nhuyễn thể chân đầu đông lạnh trình bày kiến thức và kỹ năng về chuẩn bị điều kiện cấp đông, bao gói, bảo quản; cấp đông, tách khuôn, mạ băng; vào túi, rà kim loại; đóng thùng; xếp sản phẩm vào kho; theo dõi và xử lý trong quá trình bảo quản; xuất sản phẩm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Cấp đông, bao gói, bảo quản nhuyễn thể chân đầu đông lạnh - MĐ06: Chế biến nhuyễn thể chân đầu đông lạnh

  1. -1- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CẤP ĐÔNG, BAO GÓI, BẢO QUẢN NHUYỄN THỂ CHÂN ĐẦU ĐÔNG LẠNH MÃ SỐ:MĐ06 NGHỀ CHẾ BIẾN NHUYỄN THỂ CHÂN ĐẦU ĐÔNG LẠNH Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. -2- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo hoặc tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Mã tài liệu: MĐ06
  3. -3- LỜI GIỚI THIỆU Nhuyễn thể chân đầu thuộc ngành động vật thân mềm, bao gồm các loài mực ống, mực nang, mực tuộc là nguồn lợi hải sản xuất khẩu rất quan trọng của Việt Nam sau tôm và cá. Theo hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Thị trường chính nhập khẩu nhuyễn thể chân đầu của Việt Nam là Nhật, EU, Mỹ, …là những thị trường đòi hỏi nghiêm ngặt về chất lượng, an toàn thực phẩm, do vậy đòi hỏi đội ngũ công nhân phải được đào tạo có hệ thống. Nhằm góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho các cơ sở chế biến nhuyễn thể chân đầu đông lạnh nói riêng và cơ sở chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu nói chung, trong khuôn khổ đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, bộ giáo trình đào tạo nghề ngắn hạn “Chế biến nhuyễn thể chân đầu đông lạnh” đã được xây dựng. Bộ giáo trình tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, giúp học viên sau khi học xong tham gia làm việc tại các cơ sở chế biến nhuyễn thể chân đầu đông lạnh có thể làm ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các thị trường trong nước cũng như trên thế giới. Bộ giáo trình gồm 6 quyển: 1. Giáo trình mô đun: Tiếp nhận nguyên liệu nhuyễn thể chân đầu 2. Giáo trình mô đun: Chế biến nhuyễn thể chân đầu nguyên con, cắt miếng, cắt khoanh 3. Giáo trình mô đun: Chế biến nhuyễn thể chân đầu fillet 4. Giáo trình mô đun: Chế biến Sashimi từ nhuyễn thể chân đầu 5. Giáo trình mô đun Chế biến chả mực 6. Giáo trình mô đun Cấp đông, bao gói, bảo quản sản phẩm nhuyễn thể chân đầu đông lạnh Giáo trình “Cấp đông, bao gói, bảo quản nhuyễn thể chân đầu đông lạnh” trình bày kiến thức và kỹ năng về chuẩn bị điều kiện cấp đông, bao gói, bảo quản; Cấp đông, tách khuôn, mạ băng; vào túi, rà kim loại; đóng thùng; xếp sản phẩm vào kho; theo dõi và xử lý trong quá trình bảo quản; xuất sản phẩm. Giáo trình cũng trình bày các chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình cấp đông, bao gói, bảo quản nhuyển thể chân đầu đông lạnh. Thời lượng mô đun 108 giờ. Kết cấu giáo trình gồm 08 bài như sau: Bài 1. Chuẩn bị điều kiện cấp đông, bao gói, bảo quản Bài 2. Cấp đông, tách khuôn, mạ băng Bài 3. Vào túi, rà kim loại Bài 4. Đóng thùng Bài 5. Xếp sản phẩm vào kho
  4. -4- Bài 6. Theo dõi và xử lý trong quá trình bảo quản Bài 7. Xuất sản phẩm Bài 8. An toàn thực phẩm trong cấp đông, bao gói, bảo quản. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo nhiều tài liệu, đi thực tế tìm hiểu và được sự giúp đỡ, tham gia hợp tác của các chuyên gia, các đồng nghiệp tại các đơn vị, đặc biệt là các đơn vị chế biến thủy sản nhuyễn thể chân đầu. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến bổ sung của đồng nghiệp, người trực tiếp chế biến cũng như bạn đọc để giáo trình này được hoàn chỉnh hơn trong lần tái bản lần sau. Chúng tôi xin chân thành cám ơn các Cơ quan, đơn vị và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng tôi hoàn thành giáo trình này. Tham gia biên soạn 1. Nguyễn Thị Hằng (Chủ biên) 2. Đinh Thị Tuyết 3. Ngô Thị Ngọc Anh 4. Nguyễn Anh Tuấn 5. Vũ Thị Hồng Nhung
  5. -5- MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ........................................................................................... ..3 MỤC LỤC..........................................................................................................5 BÀI 1. CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẤP ĐÔNG, BAO GÓI, BẢO QUẢN .... 8 1. Chuẩn bị bảo hộ lao động dùng trong cấp đông, bao gói, bảo quản nhuyễn thể chân đầu. ....................................................................................................... 8 2. Chuẩn bị máy, thiết bị và dụng cụ dùng trong cấp đông, bao gói, bảo quản nhuyễn thể chân đầu. ........................................................................................ 10 3. Chuẩn bị nguyên vật liệu dùng trong cấp đông, bao gói, bảo quản nhuyễn thể chân đầu. ........................................................................................................... 23 4. Vệ sinh nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ trước khi cấp đông, bao gói, bảo quản nhuyễn thể chân đầu ......................................................................................... 27 BÀI 2. CẤP ĐÔNG, TÁCH KHUÔN, MẠ BĂNG ...................................... 29 1. Chờ đông....................................................................................................... 29 2. Cấp đông ....................................................................................................... 33 3. Tách khuôn ................................................................................................... 38 4. Cân (Chỉ áp dụng cho sản phẩm đông IQF) ................................................ 41 5. Mạ băng ........................................................................................................ 43 6. Vệ sinh và khử trùng .................................................................................... 45 BÀI 3. VÀO TÚI, RÀ KIM LOẠI................................................................. 49 1. Vào túi PE/PA............................................................................................... 49 2. Rà kim loại .................................................................................................... 53 3. Vệ sinh và khử trùng .................................................................................... 54 BÀI 4. ĐÓNG THÙNG .................................................................................. 56 1. Mục đích ....................................................................................................... 56 2. Yêu cầu kỹ thuật ........................................................................................... 56 3. Thực hiện đóng thùng ................................................................................... 57 4. Vệ sinh và khử trùng .................................................................................... 63 BÀI 5. XẾP SẢN PHẨM VÀO KHO............................................................ 65
  6. -6- 1. Nguyên tắc xếp hàng trong kho bảo quản .................................................... 65 2. Xếp sản phẩm vào kho.................................................................................. 67 3. Ghi thẻ kho và sơ đồ kho .............................................................................. 76 4. Vệ sinh và khử trùng dụng cụ, thiết bị ......................................................... 82 BÀI 6. THEO DÕI VÀ XỬ LÝ TRONG QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN ....... 84 1. Mục đích ....................................................................................................... 84 2. Yêu cầu ......................................................................................................... 84 3. Thực hiện theo dõi và xử lý trong quá trình bảo quản ................................. 84 Bài 7. XUẤT SẢN PHẨM .............................................................................. 89 1. Mục đích ....................................................................................................... 91 2. Yêu cầu ......................................................................................................... 91 3. Thực hiện xuất sản phẩm .............................................................................. 91 4. Vệ sinh và khử trùng dụng cụ, thiết bị ......................................................... 97 BÀI 8. AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG QUÁ TRÌNH CẤP ĐÔNG, BAO GÓI , BẢO QUẢN ................................................................................ 99 1. Một số khái niệm .......................................................................................... 99 2. Các mối nguy gây mất an toàn thực phẩm trong quá trình cấp đông, bao gói, bảo quản ............................................................................................................ 99 3. Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình cấp đông, bao gói, bảo quản. .................................................................................................. 101 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ..................................................... 103 Tài liệu tham khảo .......................................................................................... 114 Danh sách Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp.........................................................................................113 Danh sách Hội đồng nghiệm thu chương trình, giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp...................................................................................................................114
  7. -7- CÁC THU T NG CHUYÊN MÔN, CH VIẾT T T 1. Block: Bán thành phẩm sau khi được chờ đông; cấp đông; tách khuôn tạo thành hình bánh hay khối. 2. IQF: Cấp đông băng chuyền bán thành phẩm dạng rời. 3. BTP: Là những sản phẩm mới hoàn thành một hoặc một số công đoạn chế biến nhất định nào đó (trừ công đoạn chế biến cuối cùng). Bán thành phẩm vừa là sản phẩm của công đoạn trước vừa là nguyên liệu để chế biến của công đoạn sau. 4. BHLĐ: Bảo hộ lao động.
  8. -8- MÔ ĐUN: CẤP ĐÔNG, BAO GÓI, BẢO QUẢN NHUYỄN THỂ CHÂN ĐẦU ĐÔNG LẠNH Mã mô đun: MĐ 06 Giới thiệu mô đun Mô đun “Cấp đông, bao gói, bảo quản nhuyễn thể chân đầu đông lạnh” là mô đun chuyên môn nghề, mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành. Mô đun cấp đông, bao gói, bảo quản cung cấp cho người học những kiến thức về cấp đông, bao gói và bảo quản sản phẩm đúng yêu cầu kĩ thuật; Rèn luyện kỹ năng thực hiện các bước của công việc: chờ đông, cấp đông, tách khuôn hoặc cân, mạ băng, vào túi PE/PA, rà kim loại, đóng thùng, bảo quản theo đúng trình tự qui định; Thực hiện đảm bảo an toàn thực phẩm và an toàn lao động. Mô đun này có cả phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nhớ và tiếp thu bài học tốt. BÀI 1. CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẤP ĐÔNG, BAO GÓI, BẢO QUẢN Mã bài: MĐ06-01 Mục tiêu - Liệt kê được các máy, thiết bị và dụng cụ cần thiết dùng trong cấp đông, bao gói, bảo quản nhuyễn thể chân đầu. Nêu được yêu cầu, vai trò của máy, thiết bị và dụng cụ này. - Chuẩn bị và kiểm tra được dụng cụ, bảo hộ lao động, máy, thiết bị, nguyên vật liệu dùng trong cấp đông, bao gói, bảo quản nhuyễn thể chân đầu. Vệ sinh được dụng cụ, máy, thiết bị và khu vực sản xuất trước và sau khi chế biến. - Tuân thủ quy định an toàn lao động, an toàn thực phẩm; Có tinh thần trách nhiệm. A. NỘI DUNG: 1. Chuẩn bị bảo hộ lao động dùng trong cấp đông, bao gói, bảo quản nhuyễn thể chân đầu. BHLĐ được sử dụng trong quá trình cấp đông, bao gói, bảo quản bao gồm: quần áo BHLĐ, mũ, khẩu trang, yếm, ủng, găng tay. Mọi người khi vào xưởng bắt buộc phải mang BHLĐ với mục đích đảm bảo tránh là nguồn lây
  9. -9- nhiễm mối nguy cho sản phẩm tại công đoạn họ đang sản xuất đồng thời đảm bảo an toàn lao động trong quá trình sản xuất. Trước mỗi ca sản xuất, cần kiểm tra và chuẩn bị đủ số lượng, đúng chủng loại, đảm bảo đúng yêu cầu đối với mỗi loại BHLĐ. BHLĐ không đảm bảo vệ sinh, thủng, rách... cần được loại bỏ. 1.1. Quần áo bảo hộ lao động (BHLĐ). - Quần áo BHLĐ có thể là bộ quần áo, áo khoác, quần liền áo được thay hay mặc trùm lên quần áo cá nhân khi ở trong khu vực sản xuất. Quần áo BHLĐ có vai trò bảo vệ thực phẩm tránh bị lây nhiễm vi sinh vật từ người sản xuất vì vậy trong thiết kế, BHLĐ thường che phủ gần hết cơ thể, sạch, và được làm bằng chất liệu chịu được nhiệt để có thể giặt bằng nước nóng, nhằm tiêu diệt vi sinh vật. -Công nhân làm việc trong công đoạn cấp đông, tách khuôn, mạ băng, bao gói quần áo BHLĐ thường có màu sáng để dễ thấy những chỗ bẩn . - Công nhân làm việc trong kho bảo quản đông, thường quần áo BHLĐ được thiết kế riêng dầy và ấm nhằm tránh tác động của điều kiện vi khí hậu lạnh đối với cơ thể của công nhân làm việc trong khu vực này. - Kiểm tra quần áo BHLĐ trước khi mặc. Nếu thủng, rách, bẩn không được mặc vào xưởng. - Đảm bảo đủ số lượng, đúng chủng loại quần áo BHLĐ cho mỗi công nhân và lượng quần áo BHLĐ dự phòng khi cần thay thế. 1.2. Mũ (nón) và lưới chụp tóc - Dùng để tránh tóc rụng lẫn vào thực phẩm, tránh lây nhiễm vi sinh vật ở tóc lên thực phẩm. - Tất cả công nhân tiếp xúc với thực phẩm chưa đóng gói đều phải đội mũ nhằm đảm bảo vệ sinh. Mũ, lưới chụp trên đầu phải bọc kín hoàn toàn tóc. - Kiểm tra mũ, nếu thủng, rách cần loại bỏ. - Đảm bảo đủ số lượng mũ cho mỗi công nhân và lượng mũ dự phòng khi cần thay thế. 1.3. Khẩu trang - Đeo khẩu trang nhằm bảo vệ sản phẩm tránh lây nhiễm nguồn vi sinh vật từ không khí do công nhân thở ra hay ho, nói chuyện, hắt hơi... - Khẩu trang thường được thiết kế có thể dùng 1 lần, hoặc nhiều lần tùy thuộc vào chất liệu và mục đích sử dụng. - Bắt buộc phải đeo khẩu trang đối với các công đoạn chế biến. - Kiểm tra khẩu trang, nếu thủng, rách, bẩn cần loại bỏ. - Đảm bảo đủ số lượng khẩu trang cho mỗi công nhân và lượng khẩu trang dự phòng khi cần thay thế.
  10. - 10 - 1.4. Yếm (tạp dề) - Giữ quần áo BHLĐ sạch sẽ, không bị ướt, giảm thiểu điều kiện phát triển của vi sinh vật. - Yếm thường chạm vào sản phẩm, nên giữ chúng sạch sẽ hạn chế lây nhiễm. - Trong quá trình cấp đông, bao gói, bảo quản yếm thường được mặc khi tham gia công việc tách khuôn và mạ băng nhằm bảo vệ quần áo BHLĐ không bị bắn ướt. - Kiểm tra yếm, nếu thủng, rách, cần loại bỏ. Nếu bẩn để riêng và giặt lại theo đúng yêu cầu. - Đảm bảo đủ số lượng yếm cho mỗi công nhân và lượng yếm dự phòng khi cần thay thế. - Yếm thường làm bằng vật không thấm nước, trơn láng để dễ làm vệ sinh và khử trùng; thường có màu sáng. Yếm có thể sử dụng một lần khi tiếp xúc với sản phẩm nhạy cảm với vi sinh vật. 1.5. Ủng - Ủng có tác dụng bảo vệ chân không bị ướt, lạnh trong suốt quá trình làm việc đồng thời tránh lây nhiễm vi sinh vật từ ngoài vào xưởng - Kiểm tra ủng, nếu thủng, rách, cần loại bỏ. Nếu bẩn để riêng và giặt lại theo đúng yêu cầu. - Đảm bảo đủ số lượng ủng cho mỗi công nhân và lượng ủng dự phòng khi cần thay thế. - Ủng phải có đế chống trơn trượt trong môi trường sản xuất ẩm ướt. 1.6. Găng tay Găng tay luôn tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, có tác dụng bảo vệ thực phẩm tránh bị lây nhiễm vi sinh vật từ tay công nhân. - Găng tay có thể dùng một lần, hay vệ sinh và khử trùng sử dụng nhiều lần. Trong công việc chờ đông, tách khuôn, mạ băng, bao gói thường sử dụng găng tay cao su. Trong cấp đông và bảo quản trong kho thường phải sử dụng găng tay giữ ấm. - Kiểm tra găng tay, nếu thủng, rách, cần loại bỏ. Nếu bẩn để riêng và giặt lại theo đúng yêu cầu. - Đảm bảo đủ số lượng găng tay cho mỗi công nhân và lượng găng tay dự phòng khi cần thay thế. 2. Chuẩn bị máy, thiết bị và dụng cụ dùng trong cấp đông, bao gói, bảo quản nhuyễn thể chân đầu.
  11. - 11 - 2.1 Dụng cụ cấp đông, bao gói, bảo quản 2.1.1 Dàn chờ đông – Dùng để xếp khuôn bán thành phẩm trong kho chờ đông – Dàn được chế tạo bằng vật liệu không rỉ sét, bền, chắc dễ vệ sinh và khử trùng – Các dàn để khuôn BTP vững chắc, tránh nghiêng đổ, rơi rớt BTP xuống nền. – Dàn được xếp ngay ngắn và vệ sinh khử trùng trước khi sử dụng. Hình 1.1. Dàn chờ đông 2.1.2. Bàn Dùng để thực hiện các công việc của công đoạn cấp đông, bao gói, đóng thùng Bàn được chế tạo bằng inox hoặc thép không rỉ. Bàn được vệ sinh và khử trùng sạch trước khi sử dụng Hình 1.2. bàn
  12. - 12 - 2.1.3. Phễu Dùng để cho sản phẩm đông rời vào túi PE/PA Phễu làm bằng inox, dễ vệ sinh và khử trùng Phễu được vệ sinh và khử trùng sạch trước khi sử dụng Hình 1.3. Phễu 2.1.4. Thùng mạ băng – Dùng để mạ băng sản phẩm sau cấp đông hoặc sau tách khuôn. – Thùng được chế tạo bằng vật liệu inox, có 1, 2 hoặc 3 ngăn, dễ vệ sinh và khử trùng. – Thùng được vệ sinh và khử trùng trước khi sử dụng. – Kiểm tra các thùng chứa không bị thủng lỗ, rò rỉ Hình 1.4. Thùng mạ băng 2.1.5. Thang lăn inox Dùng để vận chuyển hàng trong khu vực bảo quản Được chế tạo bằng thép không rỉ hoặc inox, bền, chắc chắn, dễ vệ sinh và khử trùng Băng tải được thử hoạt động, vệ sinh và khử trùng trước khi sử dụng. Hình 1.5. thang lăn inox
  13. - 13 - 2.1.6. Dụng cụ đo nhiệt độ trung tâm sản phẩm -Bao gồm: 1 tua vít để khoan vào tâm sản phẩm và bộ phận đo nhiệt độ tâm sản phẩm. -Kiểm tra hoạt động của dụng cụ đo nhiệt độ và chuẩn bị thêm dụng cụ dự phòng. Hình 1.6. Dụng cụ đo nhiệt độ trung tâm sản phẩm 2.1.7. Pa-lết Pa- lết dùng để đặt thùng carton chứa thành phẩm. Vật liệu làm bằng nhựa hay inox, bền, chắc, dễ làm vệ sinh và khử trùng. Kiểm tra độ chắc chắn của pha-lết bằng cách quan sát xem có vết gãy, nứt không để loại bỏ trước khi sử dụng Hình 1.7.(a) Pa-lết bằng inox Hình 1.7.(b) Pa-lết bằng nhựa 2.2. Các thiết bị trong cấp đông, bao gói,bảo quản 2.2.1. Kho chờ đông - Dùng để chứa đựng các khuôn bán thành phẩm chờ cấp đông ở tủ đông tiếp xúc và tủ đông gió - Kiểm tra tình trạng vệ sinh kho - Vận hành dàn lạnh, hạ nhiệt độ kho xuống nhiệt độ -1oC < tkho
  14. - 14 - Hình 1.8. Kho chờ đông bên trong Chú thích : 1. Dàn bay hơi; 2. Dàn để BTP; 3. Bán thành phẩm chờ đông 2.2.2. Tủ cấp đông Cần kiểm tra thiết bị, vệ sinh khử trùng và chạy không tải trước khi cấp đông. Tủ cấp đông gió: Dùng để cấp đông bán thành phẩm dạng rời Hình 1.9. Tủ cấp đông gió Chú thích: 1. Mâm BTP 2. Dàn bay hơi
  15. - 15 - 3. Kệ để khuôn/mâm BTP Tủ cấp đông tiếp xúc: Dùng để cấp đông bán thành phẩm dạng rời hoặc block Chú thích: 1. Bản đông 2. Bán thành phẩm 3. Ben thủy lực Hình 1.10. Tủ cấp đông tiếp xúc Tủ cấp đông IQF: Dùng để cấp đông bán thành phẩm dạng rời Hình 1.11. Tủ cấp đông IQF Chú thích: 1. Băng chuyền; 2. Bộ phận cấp nhiệt; 3. Cánh cửa thiết bị 2.2.3. Máy tách khuôn: Dùng để tách block sản phẩm ra khỏi khuôn. Máy được vệ sinh, khử trùng và thử hoạt động trước khi tiến hành tách khuôn bằng cách:  Kiểm tra vệ sinh máy tách khuôn sạch.
  16. - 16 -  Kiểm tra nước cung cấp cho máy tách khuôn sạch và đầy đủ  Các bộ phận truyền động của máy tách khuôn an toàn  Bật công tắc điện cho máy hoạt động. + Kiểm tra tình trạng băng chuyền hoạt động bình thường. Hình 1.12. Máy tách khuôn Chú thích: 1. Bộ phận truyền động 2. Thùng chứa nước tách khuôn và ống dẫn tới vòi phun 3. Băng chuyền. – Máy đặt cố định chắc vào nền, tránh tạo độ rung mạnh. – Các mối nối dây điện (2) vào mô tơ phải được bọc chống nước. – Động cơ điện (1) có hộp che chắn kín, không để nước văng vào, được gắn trên thiết bị, không đặt xuống nền vì nền luôn ẩm ướt. – Bảng điều khiển phải đặt ở trên cao, tránh văng nước vào. – Khi thực hiện an toàn mở, tắt nguồn điện cẩn thận. – Không chạm tay vào bộ phận chuyển động (3) khi máy chạy gây nguy hiểm 2.2.4. Máy mạ băng Máy mạ băng sản phẩm dạng block: Dùng để mạ băng block sản phẩm Máy được vệ sinh, khử trùng và thử hoạt động trước khi tiến hành mạ băng bằng cách:  Kiểm tra vệ sinh máy tách khuôn-mạ băng sạch.
  17. - 17 -  Kiểm tra nước cung cấp cho máy tách khuôn-mạ băng sạch và đầy đủ  Các bộ phận truyền động của máy tách khuôn -mạ băng an toàn  Bật công tắc điện cho máy hoạt động. + Kiểm tra tình trạng băng chuyền hoạt động bình thường. Máy mạ băng thường nối liền với máy tách khuôn trong cùng hệ thống băng chuyền Máy được chế tạo bằng vật liệu inox, tránh rỉ sét, vệ sinh và khử trùng dễ dàng Hình 1.13. Máy tách khuôn- Mạ băng Máy mạ băng sản phẩm dạng rời Sản phẩm sau khi tách khuôn/cân được đưa vào máy mạ băng Hình 1.14. Máy mạ băng sản phẩm dạng rời 2.2.5. Máy hàn miệng túi PE/PA: Dùng để hàn kín miệng túi Máy được vệ sinh và thử hoạt động trước khi tiến hành hàn túi.
  18. - 18 - Máy hàn miệng túi loại thường – Máy hàn miệng túi dập chân – Máy hàn miệng túi liên tục Máy hàn miệng túi dập chân Máy hàn miệng túi liên tục Hình 1.15. Máy hàn miệng túi Máy hàn miệng túi và hút chân không Có 2 chức năng: vừa có tác dụng hàn kín miệng túi, đồng thời hút chân không sản phẩm - Loại 1 ngăn - Loại 2 ngăn Máy hàn miệng túi hút chân không loại Máy hàn miệng túi hút chân không 1 ngăn loại 2 ngăn Hình 1.16 Máy hàn miệng túi hút chân không 2.2.6. Máy rà kim loại - Dùng để rà kim loại có trong sản phẩm
  19. - 19 - - Mặt băng tải dạng lưới hoặc dạng phẳng, thường được làm bằng nhựa Hình 1.17. Máy Rà kim loại – Kiểm tra hoạt động của máy dò kim loại Bước 1: Bất công tắc điện cho mấy hoạt động Bước 2: Cho mẫu thử qua băng tải máy, máy báo có kim loại (dừng băng tải và chuông reo). Bước 3: Cho băng tải chạy lại, khoảng 3 giây tiếp tục cho mẫu thử qua băng tải máy báo hiệu và dừng băng tải. Trường hợp như vậy là máy hoạt động bình thường – Nếu cho một trong hai mẫu thử Fe hoặc Sus qua băng tải mà máy không báo hiệu (không dừng băng tải và chuông không reo). Trường hợp này máy hoạt động không bình thường, không dò được kim loại và báo với Tổ máy để sửa chữa. Hình 1.18. Kiểm tra máy rà kim loại
  20. - 20 - 2.2.7. Máy niềng thùng: Dùng để niềng dây đai thùng carton Máy niềng thùng Bảng điều khiển của máy Hình 1.19. Máy niềng thùng Chú thích: 1. Bảng điều khiển Các kí hiệu trên bảng điều khiển: + Power: bật qua vị trí ON khi làm việc và OFF khi dừng + Tiner: qui định độ phóng dây theo việc điều chỉnh + Reset: khi máy không tự cắt được thì ấn vào nút này để máy thực hiện lại thao tác + Feed: khi bắt đầu làm việc đưa đầu dây vào rãnh đặt dây đai 2. Đường đặt dây đai 2.2.8. Xe đẩy Xe đẩy dùng để vận chuyển bán thành phẩm, thành phẩm trong khu vực cấp đông, bao gói, bảo quản Hình 1.20. Xe đẩy
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2