intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Cắt gọt kim loại (MĐ: Tiện ren) - CĐ Cơ Điện Hà Nội

Chia sẻ: Bachtuoc999 Bachtuoc999 | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:93

37
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Giáo trình Cắt gọt kim loại (MĐ: Tiện ren) nhằm giúp các bạn trình bày được các các thông số hình học của dao tiện ren tam giác , ren vuông, ren thang ngoài và trong. Nhận dạng được các bề mặt, lưỡi cắt, thông số hình học của dao tiện ren tam giác, ren vuông, ren thang ngoài và trong. Mài được dao tiện ren tam giác, ren vuông, ren thang ngoài và trong đạt độ nhám Ra1.25, lưỡi cắt thẳng, đúng góc độ, đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Cắt gọt kim loại (MĐ: Tiện ren) - CĐ Cơ Điện Hà Nội

  1. Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội – Khoa Cơ khí BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN HÀ NỘI GIÁO TRÌNH TIỆN REN  MÔ ĐUN: TIỆN REN NGÀNH/NGHỀ: CẮT GỌT KIM LOẠI TRÌNH ĐỘ:CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số:    /QĐ­CĐCĐ­ĐT   ngày….tháng 05 năm 2017   của Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội) Giáo trình Mô  đun :  Tiện ren
  2. Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội – Khoa Cơ khí Hà Nội, năm 2017 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:  Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể  được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và  tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh  doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Giáo trình Mô  đun :  Tiện ren
  3. Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội – Khoa Cơ khí LỜI GIỚI THIỆU Trong chiến lược phát triển và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao   phục vụ  cho sự  nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Đào tạo  nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp hóa nhất là trong lĩnh vực cơ khí –  Nghề  cắt gọt kim loại là một nghề  đào tạo ra nguồn nhân lực tham gia chế  tạo các chi tiết máy móc đòi hỏi các sinh viên học trong trường cần được  trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để làm chủ các công nghệ sau khi   ra trường tiếp cận được các điều kiện sản xuất của các doanh nghiệp trong  và ngoài nước. Khoa Cơ  khí trường Cao đẳng Cơ  điện Hà Nội đã biên soạn   cuốn giáo trình mô đun Tiện ren tam giác. Nội dung của mô đun để  cập đến  các công việc, bài tập cụ thể về phương pháp và trình tự gia công các chi tiết. Căn cứ vào trang thiết bị của các trường và khả năng tổ chức học sinh  thực tập  ở các công ty, doanh nghiệp bên ngoài mà nhà trường xây dựng các  bài tập thực hành áp dụng cụ thể phù hợp với điều kiện hoàn cảnh hiện tại. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình biên soạn, song không tránh khỏi   những sai sót. Chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp ý kiến của các   bạn và đồng nghiệp để cuốn giáo trình hoàn thiện hơn. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về  địa chỉ: Khoa Cơ  khí – Trường cao   đẳng Cơ điện Hà nội Hà Nội, ngày  tháng 5 năm 2017 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Nguyễn Văn Huấn 2. Đỗ Trọng Đại   Giáo trình Mô  đun :  Tiện ren
  4. Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội – Khoa Cơ khí MỤC LỤC Trang I. Lời giới thiệu 1 II. Mục lục 2 III. Nội dung tài liệu       Bài 1   Khái niệm chung về  hình dáng kích thước của ren tam  5 giác      Bài 2: Nguyên tắc tạo ren và cách tính bánh răng thay thế 10      Bài 3 : Tiện ren tam giác ngoài có bước 2mm 27      Bài 5: Tiện ren tam giác trong 30      Bài 6: Tiện ren tam giác ngoài nhiều đầu mối 34      Bài 7: Tiện ren tam giác trong nhiều đầu mối 40      Bài 8: Tiện ren vuông ngoài 44      Bài 9: Tiện ren vuông ngoài 49      Bài 10: Tiện ren thang ngoài 52       Bài 11: Tiện ren thang ngoài 58 IV. Tài liệu tham khảo 59 Giáo trình Mô  đun :  Tiện ren
  5. Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội – Khoa Cơ khí GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN 26 TIỆN REN Mã số mô đun: 26 Vị trí, tính chất của mô đun: Vị  trí: Mô đun tiện ren   được bố  trí sau khi sinh vên đã học MH07,  MH09, MH10, MH11, MH12, MH15, MĐ22; MĐ23. Tính chất: Là môđun chuyên môn nghề thuộc các môn học, mô đun đào  tạo nghề. Mục tiêu của mô đun: ­ Trình bày được các các thông số  hình học của dao tiện ren tam giác  ,  ren vuông, ren thang ngoài và trong. ­ Nhận dạng được các bề mặt, lưỡi cắt, thông số hình học của dao tiện   ren tam giác, ren vuông, ren thang ngoài và trong. ­ Mài được dao tiện ren tam giác, ren vuông, ren thang  ngoài và trong  đạt độ  nhám Ra1.25, lưỡi cắt thẳng, đúng góc độ, đúng yêu cầu kỹ  thuật,  đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp. ­ Xác định được các thông số  cơ  bản của ren tam giác hệ  mét và hệ  inch. ­ Xác định được các thông số cơ bản của ren vuông, ren thang. ­ Trình bày được yêu cầu kỹ thuật khi tiện ren tam giác, ren vuông, ren  thang ngoài và trong. ­ Tra được bảng chọn chế  độ  cắt khi tiện ren tam giác.ren vuông, ren  thang. ­ Vận hành được máy tiện để  tiện ren tam giác, ren vuông, ren thang  ngoài và trong đúng qui trình, ren đạt cấp chính xác 7­6, độ nhám cấp 4­5, đạt  yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh   công nghiệp. ­ Phân tích được các dạng sai  hỏng, nguyên nhân và biện pháp phòng  ngừa. ­ Rèn luyện tính kỷ  luật, kiên trì, cẩn thận, chủ  động và tích cực trong  học tập.  Nội dung của mô đun: Giáo trình Mô  đun :  Tiện ren
  6. BÀI 1: KHÁI  NIỆM CHUNG VỀ HÌNH DÁNG KÍCH THƯỚC  CỦA CÁC LOẠI REN TAM GIÁC  Mục tiêu của bài:     ­ Trình bày và tính toán chính xác các kích thước cơ bản của các loại ren tam   giác hệ mét, hệ Anh.     ­ Thực hành đo và xác định đúng các kích thước cơ  bản của ren trên chi tiết  mẫu. ­  Rèn luyện tính kỷ  luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ  động và tích cực  sáng tạo trong học tập.  Nội dung bài: 1. Khái niệm về ren. ­ Hiện nay ren được sử dụng rất nhiều trong công nghiệp chế tạo máy, hầu hết  các loại máy đều có chi tiết ren. Ren được dùng trong các chi tiết kẹp chặt,   truyền  chuyển động giữa các chi tiết hoặc bộ phận máy. Ví dụ: Vít và đai ốc để  kẹp chặt , trục vít me truyền chuyển động , vít chịu tải trọng (kích), trục vít và  đai ốc trong các dụng cụ đo kiểm... ­  Đường  ren  được hình  thành do  sự  phối  hợp  đồng  thời  hai chuyển   động :   Chuyển động quay đều của vật gia công và chuyển động tịnh tiến của dụng cụ  cắt hoặc ngược lại. (Có hai loại ren: Ren trụ và ren côn). ­ Ren được tạo thành ở mặt ngoài là chi tiết ren ngoài còn gọi là trục ren hoặc bu   lông. ­ Ren được tạo thành ở mặt trong là chi tiết ren trong, ren lỗ còn gọi là đai ốc. 2. Các yếu tố của ren.  ­   Nếu   đem   trải   một   vòng   ren   ra   mặt   phẳng   thì  đường ren đó sẽ  là cạnh huyền của một tam giác  vuông ABC với một cạnh góc vuông AC bằng chu   vi của đường tròn có đường kính bằng đường kính  trung bình của ren  ( dtb), còn cạnh kia bằng bước  ren S (mm). 6
  7. ­ Bước ren : là khoảng cách giữa hai đỉnh ren của hai vòng ren kề  nhau đo trên  đường song song với đường tâm của chi tiết. ­ Góc giữa đường xoắn của ren và mặt phẳng vuông góc đường tâm của hình trụ  được gọi là góc nâng   của ren. Từ hình vẽ bên ta có tg  = S/ dtb     Trong đó dtb là đường kính trung bình của ren nghĩa là đường kính trung bình   của một hình trụ  tưởng tượng có đường sinh chia trắc diện của ren sao cho  chiều dày của vòng ren bằng chiều rộng của rãnh.   Góc nâng   càng nhỏ thì khả năng tự nới lỏng của mối ghép ren càng giảm.  ­ Profin ren là đường bao quanh mặt cắt của ren, mặt cắt này nằm trong  mặt phẳng đi qua đường tâm của ren (còn gọi là trắc diện ren). ­ Góc trắc diện   là góc hợp bởi hai cạnh bên của trắc diện và được đo  theo tiết diện vuông góc với đường tâm của chi tiết. ­ Chiều sâu của trắc diện h 1 bằng một nửa hiệu giữa đường kính ngoài và  đường kính trong h1 = 1/2(d ­ d1). ­ Đường kính ngoài d là đường kính hình trụ  tưởng tượng đồng trục với  ren đi qua mặt đỉnh của ren ngoài. ­ Đường kính trong d1 là đường kính hình trụ  tưởng tượng đồng trục với  ren đi qua mặt đỉnh của ren trong. 3. Phân loại ren. ­ Căn cứ vào hình dáng, trắc diện, ren được phân ra thành các loại ren tam giác,  ren thang, ren vuông, ren thang vuông và ren đầu tròn. ­ Theo hướng xoắn của ren có ren trái và ren phải(vít khi vặn vào đai ốc có chiều   cùng chiều với chiều kim đồng hồ). ­ Theo đầu mối có ren một đầu mối và ren nhiều đầu mối. Ren nhiều đầu mối   gồm một số đường ren chạy song song với nhau và khi nhìn vào mặt đầu của chi  tiết ren nhiều đầu mối sẽ thấy một số đường ren cách đều nhau.   4. Công dụng, hình dáng và kích thước của ren tam giác. S S /2/2 M òèc H h1 90° d2( tb) d d4 d1 d3 S Tr ôcv Ýt L L 1 S ­ Là loại ren được sử dụng rộng rãi nhất. Ren bước nhỏ thường được dùng trong  các máy chịu tải trọng va đập, có vỏ mỏng hoặc điều chỉnh một lượng rất nhỏ.   VD: Cùng một đường kính ngoài thì ren bước nhỏ  có độ  bền của thân bu lông  cao hơn so với ren bước lớn và khả năng tợ nới lỏng củng thấp hơn. ­ Ký hiệu ren: Ren tam giác hệ  mét bước lớn ký hiệu bằng chữ  M, chỉ  số  kèm   theo là đường kính danh nghĩa. Bên cạnh đó còn ghi cấp chính xác của ren, nếu là  7
  8. ren trái thì bên cạnh cấp chính xác còn ghi chữ T. VD: M12­6H T là ren hệ  mét  của vít có đường kính ngoài bằng 12, cấp chính xác là 6H và là ren trái. ­ Ren bước nhỏ  ký hiệu bằng chữ  M kèm theo các chữ  số  chỉ  đường kính của   ren và bước ren. VD: M16x2­6H là ren hệ  mét của mũ  ốc có đường kính ngoài  bằng 16, bước nhỏ 2 mm và cấp chính xác là 6. *Hình dáng và kích thước của ren tam giác. Ren tam giác có kích thước đường kính từ    0,25 đến   600. Bước ren từ 0,075   6 mm. Góc trắc diện   = 600.  Chiều cao lý thuyết H = 0,0866 S.  Chiều cao thực tế h1 = 0,613S.  Chiều cao làm việc h = 0,54S. Đường kính trung bình d2 = d ­ 0,649S.  Đường kính đỉnh ren mũ ốc d1 = d ­ 1,08S.  Đường kính chân ren vít d4 = d ­ 1,22S. Đường kính chân ren mũ ốc d3 = d + 0,144S. Đáy ren bu lông có thể phẳng hoặc tròn, nếu tròn r = H/6 = 0,144S. Phần vát đầu ren bu lông L = 0,125S. Phần vát đầu ren mũ ốc L1 = 0,25S. 5. Kiểm tra ren ­ Bước ren được kiểm tra sơ bộ nhờ thước lá bằng cách đo khoảng cách của 10  hay 20 vòng ren rồi chia cho 10 hoặc 20.  ­ Bước ren và góc trắc diện của ren được kiểm tra sơ bộ bằng dưỡng ren. Trên  mỗi dưỡng có ghi bước ren, góc trắc diện của ren. Để  kiểm tra phải áp sát   dưỡng rồi xác định sự  ăn khớp của bước ren và góc trắc diện trên dưỡng với   bước ren và góc trắc diện của ren rồi kiểm tra khe hở giữa chúng.  ­ Đường kính trung bình của ren được kiểm tra bằng panme đo ren, khi kiểm tra   được mỏ đo hình côn lọt vào rãnh của ren, còn mỏ đo chữ V ôm lấy vòng ren đối   diện. Điều chỉnh panme về 0 có căn mẫu 8. Trong sản xuất loạt, độ chính xác của ren   được kiểm tra bằng calip vòng. Đầu lọt của calip ren có trắc diện hoàn chỉnh,  khi kiểm tra, vặn hết chiều dài ren vào sản phẩm của ren cần kiểm tra, đầu   không lọt có 2 ­ 3 vòng ren và trắc diện có hẹp lại. Khi kiểm tra có thể  vặn  không quá 1 ­ 2 vòng ren.                                                      Câu hỏi và ôn tập 8
  9. Câu 1: cho một chi tiết có ren ngoài, những loại dụng cụ nào có thể dùng kiểm  tra loại ren, bước ren, đường kính đỉnh ren: A­ Thước lá B­ Dưỡng ren C­ Trục cữ đo ren D­ Tất cả :A,B,C. Câu 2: Xác định các kích thước của ren M16: ­ Đường kính danh nghĩa của ren: ­ Bước ren: ­ Góc trắc diện: ­ Chiều cao ren: Câu 3 : Xem ký hiệu M20,hãy xem các ý sau ý nào đúng: A­ Ren tam giác hệ mét B­ Ren tiêu chuẩn bước lớn có bước ren là 2,5 mm C­ Ren phải, có một đầu mối D­ Tất cả A,B,C đều đúng. Câu 4: Làm thế nào để biết ren phải, ren trái? Câu 5: Có mấy loại ren ? Trình bày công dụng các loại ren. Câu 6: Phân biệt bước ren và bước xoắn, cách đo bước ren và bước xoắn. Câu 7: Trình bày hình dáng kích thước của các loậi ren tam giác. Câu 8: Phân biệt sự khác nhau giữa ren tam giác hệ mét và hệ Anh. Câu 9: Xác định các  thông số cần biết khi tiện ren trong M16: ­ Đường kính đỉnh ren trong. ­ Bước ren. ­ bước xoắn. ­ Chiều cao ren. ­ Góc đỉnh ren 9
  10. BÀI 2: NGUYÊN TẮC TẠO REN VÀ CÁCH TÍNH BÁNH RĂNG  THAY THẾ Mục tiêu của bài học:     ­ Trình bày rõ nguyên tắc tạo ren bằng dao tiện trên máy tiện theo sơ đồ.     ­ Tính các bánh răng thay thế để tiện ren có bước ren bất kỳ trên máy tiện vạn  năng. ­  Rèn luyện tính kỷ  luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ  động và tích cực  sáng tạo trong học tập.  Nội dung của bài: Muốn thực hiện việc tiện ren bằng dao tiện trên máy tiện người thợ  tiện cần   phải biết nguyên lý tạo ren nhằm linh hoạt hơn trong việc sử  lý các bước ren   cần cắt mà không có trong bảng bước ren của máy. Lúc này người thợ cần phải   tính toán và thay lắp được bánh răng thay thế  để  cắt được bước ren theo yêu  cầu. 1. Nguyên tắc tạo ren Khi tiện các loại ren trên máy tiện thường đạt độ  chính xác cao. Quá trình tiện   ren là quá trình dùng dao tiện ren chuyển  động tịnh tiến còn phôi thực hiện  chuyển động quay. Bước ren  đạt được lớn hay nhỏ  phụ  thuộc khoảng dịch  chuyển của dao khi phôi quay được 1 vòng. Khi tiện ren dao dịch chuyển được là nhờ  có trục vít me và đai  ốc hai nửa. Để  cắt ren trên máy tiện cần nắm được xích chuyển động giữa trục chính và trục vít   me của máy. 10
  11. Hình 23.2.1. sơ đồ nguyên lý cắt ren bằng dao tiện    Sau 1 vòng quay của trục vít me thì dao chuyển động tiến một khoảng bằng   bước xoắn của vít me Pm. Trên bề  mặt gia công sẽ  vạch được đường ren có  bước xoắn là: Pn = Pm .nvít me  Pn : Bước ren cần cắt Pm: Bước ren trục vít me nvít me: Tốc độ quay của trục vít me. Tốc độ quay của trục vít me phụ thuộc vào tốc độ  quay của trục chính và tỷ số  truyền động giũa trục chính và vít me. nvít me = ntrục chính.i hoặc       Pn = n.i.Pm Trong đó : n – Số vòng quay trục chính         i – Tỷ số truyền chung giũa trục chính và trục vít me Xích truyền động qua bộ  bánh răng đảo chiều, bộ  bánh răng thay thế  và hộp   bước tiến. Tỷ số truyền chung là: i = ip.itt.ib.tiến Trong đó : ip : bộ bánh răng đảo chiều         itt : bộ bánh răng thay thế   ib.tiến: Hộp bước tiến +Công thức tính bước tiến ren cần cắt sau một vòng quay của trục chính khi   không dùng hộp bước tiến: Pn =1.ip.itt.Pm          itt=   :  khi :  ip=1 →itt  =   11
  12. Trong đó: ip – là tỷ số truyền động cấu cơ cấu đảo chiều         Pn – bước ren cần cắt         Pm – bước ren của trục vít me itt – tỷ số truyền động của bộ bánh răng thay thế cần tính toán và thay lắp ZC1; ZC2 là các bánh răng chủ động. ZB1; ZC2 là các bánh răng bị động. Kèm theo  máy thường có một bánh răng thay thế  với số  răng (bội số  của 5) 20 đến 120  răng và phụ thêm các bánh 127 dùng để tiện ren hệ Anh. + Thử tính toán lại sau khi tính bánh răng thay thế: Pn=1.ip.itt.Pm  +Kiểm tra điều kiện ăn khớp: ­ Nếu lắp 2 bánh răng thì phải lắp them bánh răng trung gian ZTG=  Để các bánh răng sau khi tính toán lắp vào cầu bánh răng thay thế không bị chạm   trục phải kiểm tra lại theo công thức kinh nghiệm: ­ Nếu lắp 2 cặp bánh răng thì: ZC1 + ZB1 > ZC2 + (15÷ 20 răng) ZC2 + ZB2 > ZB1 + (15÷ 20 răng) ­ Nếu lắp 3 cặp bánh răng thì: ZC1 + ZB1 > ZC2 + (15÷ 20 răng) ZC3 + (15÷ 20 răng) ZB1 + (15÷ 20 răng) ZC3 + ZB3> ZB2 + ZC2 + ZB2 > ZB1 + (15÷ 20 răng) 2. Tính bánh răng thay thế      Đối với các máy tiện hiện đại, khi muốn tiện các bước ren khác nhau, ta  chỉ  thay đổi các tay vị  trí tay gạt theo bảng hướng dẫn của máy. Khi tiện các   bước xoắn không có trong bảng ta phải tính bánh răng thay thế để lắp.  1,tiện ren bằng cách lắp 2 bánh răng        * Ví dụ 1: cần tiện ren có Pn = 4mm, Pm = 6mm, ip = 1. Tính bánh răng và vẽ  sơ đồ lắp bánh răng thay thế. Giải a, tính bánh răng thay thế  12
  13. Pn= 1.ip.itt.Pm .itt =  =  Giản ước hoặc nâng cả tử và mẫu số lên 1 số lần cho phù hợp với bánh răng. Vậy ta chọn 1 cặp bánh răng bất kỳ trong dãy đã tính  Hoặc  b, Thử lại cách tính toán Pn= 1.ip.itt.Pm Pn =  .6 = 4mm c, kiểm tra sự ăn khớp  Tính bánh răng trung gian: ZTG = =   = 25 (răng) d, Vẽ sơ đồ lắp bánh răng thay thế. 2, tính và lắp bốn bánh răng     *  Ví dụ 2:  Cần tiện ren có Pn = 3,25mm, Pm = 12mm, ip =1. Tính bánh răng và  vẽ sơ đồ lắp bánh răng thay thế. Giải a, Tính bánh răng thay thế Pn = 1.ip.itt.Pm itt =  itt =  b, Thử lại cách tính toán 13
  14. Pn = 1.ip.itt.Pm                  →   Pn =.12 = 3.25mm C, Kiểm tra sự ăn khớp ZC1 + ZB1 > ZC2 + (15÷ 20 răng) 30 + 90 > 65 + 20 Vậy ta chọn các bánh răng ZC =30; ZB = 90; ZC = 65; ZB = 80 d, Vẽ sơ đồ lắp bánh răng thay thế:      * Ví dụ 3: Tính và vẽ sơ đồ lắp bánh răng thay thế để tiện ren có                  Pn= 0.35mm, Pm = 6mm,  ip = 1, máy không có Z35 răng. Giải a, Tính bánh răng thay thế: Pn  = 1.ip. itt.Pm itt =  Vì máy không có Z35 nên phải phân tích   ra 3 phân số: = 14
  15. Do đó: itt =  b, Thử lại cách tính toán  Pn= 1.ip.itt.Pm → Pn = c, Kiểm tra sự ăn khớp ZC1 + ZB1 > ZC2 + (15÷ 20 răng); 20+100 >70+15 ZC3 + (15÷ 20 răng) ZB1 + (15÷ 20 răng) 100+15 25 + 15  ZC3 + ZB3> ZB2 + (15÷ 20 răng); 25+ 75 > 80+15 Vậy ta chọn các bánh răng: ZC1 = 20; ZC2  = 70; ZC3 = 25; ZB1 = 100; ZB2 = 80;  ZB3 = 75 d, Vẽ sơ đồ lắp bánh răng thay thế    * Ví dụ 4: Tính và vẽ sơ đồ lắp bánh răng thay thế để tiện ren có 8 ren trong 1   inhsơ, trục vít me của máy có bước ren 6mm, ip = 1. Khi tiện ren Anh tiện ren  trên máy có trục vít me hệ Anh thì khi đổi ra đơn vị  đo hệ  mét. Mét không phải   con số chính xác mà dùng phân số tương đương theo bảng dưới đây: Đổi 1 inhsơ ra mm 1 inhsơ = 25,4 =  1 inhsơ = 25,412 =  1 inhsơ = 25, 496 =  1 inhsơ = 25,384 =  1 inhsơ = 25,454 =  Giải 1, Trường hợp  máy có bánh răng Z127 15
  16. a, Tính bánh răng thay thế Biết: Pn =   ;   Pm = 6mm;      ip = 1;   Pn= 1.ip.itt.Pm itt =  b, Thử lại cách tính toán     Pn = 1.ip.itt.Pm         → Pn =mm     Pn =  Đã tính đúng c, Kiểm tra điều kiện ăn khớp ZC1 + ZB1 > ZC2 + (15÷ 20 răng);  127 + 120 > 40+15 ZC2 + ZB2 > ZB1 + (15÷ 20 răng) 40 + 80 
  17. Pn = 1.ip.itt.Pm         → Pn  =  Đã tính đúng c, Kiểm tra điều kiện ăn khớp ZC1 + ZB1 > ZC2 + (15÷ 20 răng);  55 + 65 > 50 + 15 ZC2 + ZB2 > ZB1 + (15÷ 20 răng) 50 + 80 > 65 + 15 Vậy ta chọn các bánh răng: ZC1 = 55; ZC2 = 50; ZB1 = 65; ZB2 = 80. d, Vẽ sơ đồ lắp bánh răng thay thế                                                     Câu hỏi và  ôn tập Câu 1: Cho sơ  đồ  căt ren dưới đây, hãy điền tên các bộ  phân trong sơ  đồ  xích   truyên động tiện ren ­ Viết phương trình xích động cắt ren. Viết phương trình xích động cắt ren ? 17
  18. Câu 2: Tính và vẽ  sơ  đồ  lắp bánh răng thay thế  để  tiện ren có các bước xoắn  sau Pn = 1,75mm; Pn = 1,25mm; Pn = 2,5mm. Biết bước ren vít me 6mm. Câu 3: Tính và vẽ sơ đồ lắp bánh răng thay thế để tiện các bước xoắn sau:       Pn = 4mm; Pn  = 1,75mm. Biết bước ren vít me Pm = . Máy không có bánh răng Z  35 răng, biết ip = 1. Câu 4: Tính và vẽ sơ đồ lắp bánh răng thay thế để tiện ren các bước xoắn sau: a. Pn =                                           b. Pn  = . Biết bước ren vít me Pm =  . Biết ip = 1 18
  19. BÀI 3: TIỆN REN TAM GIÁC NGOÀI CÓ BƯỚC REN
  20. ­ Nếu là ren phải thì góc sau ở phía bên trái:  mt =   ­  1,  mf =   +  2, Trong đó   là góc nâng của ren. ­ Mài theo phương pháp nàythì góc trước của lưỡi cắt bên phải âm( 2 0, khi tiện tinh   = 0. Vì khi tiện tinh   >0 sẽ ảnh hưởng đến trắc diện của ren. Khi tiện thô trắc diện chưa cần chính  xác nên ta mài   >0 để nâng cao năng suất cắt gọt. ­ VD: Tính góc  1 và  2 của dao tiện ren có n = 3, Sn = 30mm, đường kính ngoài  của ren d = 45mm, d2 = 40mm. Ta tính góc nâng của ren qua công thức:  Tra bảng ta có   = 13030’ Với dao gá không xoay ta phải mài góc   là: 0 0 0 mt =   +  1 = 13 30’ + 3  = 16 30’ 0 0 0 mf =   ­  1 = 13 30’ ­ 3  = 10 30’ 2.Phương pháp tính toán và điều chỉnh máy để tiện ren. * Phương pháp điều chỉnh máy để tiện ren tam giác. ­ Để cắt ren trên máy tiện cần phải liên kết chuyển động giữa trục chính và trục  vít me của máy sao cho một vòng quay của vật làm dao dịch chuyển được một   đoạn bằng bước ren S (hoặc bước xoắn Sn khi tiện ren nhi ều đầu mối). Khi đó   xe dao dịch chuyển nhờ cơ cấu vít me và đai ốc hai nửa. Sau một vòng quay của  vít me, xe dao dịch chuyển được một đoạn bằng bước của vít me Svm. Bước ren  S ấn định cho chi tiết gia công nhận được với điều kiện S  = Svm.nvm, trong đó nvm  là số vòng quay của vít me sau một vònh quay của trục chính: n vm = 1.ichung. ở đây  ichung là tỷ số truyền chung của xích truyền động giữa trục chính và vít me. Trong  xích này có khâu bước tăng, bộ  đảo chiều, bộ  bánh răng thay thế  và hộp bước  tiến, khi i bước tăng = 1 thì: 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2