intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Chăm sóc ca cao - MĐ02: Trồng ca cao xen dừa

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

108
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Chăm sóc ca cao - MĐ02: Trồng ca cao xen dừa là mô đun giới thiệu về kỹ thuật chăm sóc ca cao từ khi trồng đến khi thu hoạch. Mô đun này đào tạo nghề theo hình thức tích hợp cả lý thuyết và thực hành. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Chăm sóc ca cao - MĐ02: Trồng ca cao xen dừa

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁ T TRIỂ̉ N NÔNG THÔN BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁ T TRIÊN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC CA CAO MÃ SỐ: MĐ 02 NGHỀ: TRỒNG CA CAO XEN DỪA Trình độ: Sơ cấ p nghề
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02 1
  3. LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật trên thế giới, lĩnh vực nông nghiệp nói chung và nghề trồng ca cao xen dừa nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. Hiện nay, nhu cầu học tập một khóa đào tạo ngắn hạn về Trồng ca cao xen dừa cho người dân ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và trong cả nước nói chung với điều kiện thời gian đào tạo ngắn, chi phí thấp và thời điểm học linh hoạt là rất thiết thực. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình nghề Trồng ca cao xen dừa, trong đó có mô đun Chăm sóc ca cao là cấp thiết hiện nay. Trên cơ sở phân tích nghề và phân tích công việc (theo phương pháp DACUM) của các giảng viên có nhiều kinh nghiệm cùng với các chuyên gia đã tổ chức nhiều hoạt động điều tra, hội thảo, lấy ý kiến..., đồng thời căn cứ vào tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng của nghề Trồng ca cao xen dừa để biên soạn nên chương trình dạy nghề Trồng ca cao xen dừa trình độ sơ cấp gồm 4 mô đun. Bộ giáo trình gồm 4 quyển: 1. Giáo trình mô đun Chuẩn bị và trồng ca cao xen dừa 2. Giáo trình mô đun Chăm sóc ca cao 3. Giáo trình mô đun Quản lý dịch hại ca cao 4. Giáo trình mô đun Thu hoạch và tiêu thụ ca cao Giáo trình mô đun ”Chăm sóc ca cao” là mô đun giới thiệu về kỹ thuật chăm sóc ca cao từ khi trồng đến khi thu hoạch. Mô đun này đào tạo nghề theo hình thức tích hợp cả lý thuyết và thực hành. Trong quá trình biên soạn, nhóm biên soạn đã tham khảo nhiều tài liệu về chăm sóc ca cao kết hợp với kinh nghiệm trong thực tế sản xuất. Nội dung của mô đun được phân bổ giảng dạy trong thời gian 128 giờ (24 giờ lý thuyết và 104 giờ thực hành) và bao gồm 4 bài: Bài 1. Tưới nước – tủ gốc Bài 2. Bón phân Bài 3. Tỉa cành, tạo tán Bài 4. Quản lý cỏ dại Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Trồng ca cao xen dừa”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học. 2
  4. Mặc dù đã rất cố gắng, song việc biên soạn khó tránh khỏi thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc để có thể bổ sung cho cuốn giáo trình ngày càng hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn: 1. Trần Chí Thành (Chủ biên) 2. Đinh Viết Tú 3. Nguyễn Văn Dũng 4. Nguyễn Thanh Bình 5. Đinh Thị Đào 3
  5. MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU ....................................................................................... 3 MÔ ĐUN: CHĂM SÓC CA CAO ............................................................. 7 Bài 1. Tƣới nƣớc, tủ gốc ........................................................................... 8 A. Nội dung................................................................................................ 8 1.1. Xác định nhu cầu nước đối với cây ca cao ........................................... 8 1.2. Tưới nước cho cây ca cao .................................................................... 9 1.2.1. Nguồn nước tưới............................................................................... 9 1.2.2. Các thời kỳ tưới nước ....................................................................... 10 1.2.3. Phương pháp tưới ............................................................................. 11 1.3. Tủ gốc cho cây ca cao ......................................................................... 26 B. Câu hỏi và bài tập thực hành .................................................................. 27 C. Ghi nhớ .................................................................................................. 27 Bài 2: Bón phân ........................................................................................ 28 A. Nội dung................................................................................................ 28 2.1. Vai trò của phân bón đối với sự sinh trưởng và phát triển cây ca cao... 28 2.2. Xác định các loại phân bón cho cây ca cao .......................................... 32 2.2.1. Phân hữu cơ ...................................................................................... 32 2.2.2. Phân vô cơ ........................................................................................ 38 2.3. Bón phân cho cây ca cao ..................................................................... 43 B. Câu hỏi và bài tập thực hành .................................................................. 46 C. Ghi nhớ .................................................................................................. 46 Bài 3: Tỉa cành, tạo tán ............................................................................ 47 A. Nội dung................................................................................................ 47 3.1 Nguyên lý chung .................................................................................. 47 3.2 Ý nghĩa của việc cắt tỉa, tạo tán ............................................................ 47 3.3. Cắt tỉa, tạo tán ..................................................................................... 48 3.3.1. Kỹ thuật cắt tỉa, tạo tán ..........................................................................49 3.3.2. Các biện pháp kích thích cây phân cành ........................................... 57 3.4. Cố định cây ......................................................................................... 58 4
  6. B. Câu hỏi và bài tập thực hành .................................................................. 58 C. Ghi nhớ .................................................................................................. 58 Bài 4: Quản lý cỏ dại ................................................................................ 59 Nội dung: ................................................................................................... 59 4.1 Phân loại............................................................................................... 59 4.1.1. Phân nhóm theo chu kỳ sống ............................................................ 59 4.1.2. Phân nhóm theo hình thái ................................................................. 60 4.1.3. Phân loại theo đặc điểm hệ thực vật .................................................. 60 4.1.4. Các loại cỏ dại trong vườn ca cao xen dừa ........................................ 61 4.2. Tác hại của cỏ dại ................................................................................ 64 4.3. Các biện pháp quản lý cỏ dại ............................................................... 64 4.4. Các biện pháp phòng trừ cỏ dại .......................................................... 67 4.4.1. Các biện pháp hạn chế cỏ dại ........................................................... 67 4.4.2. Các biện pháp diệt trừ cỏ dại ........................................................... 67 B. Câu hỏi và bài tập thực hành .................................................................. 69 C. Ghi nhớ .................................................................................................. 69 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN .................................................... 70 I. Vị trí, tính chất của mô đun ..................................................................... 70 II. Mục tiêu mô đun .................................................................................... 70 III. Nội dung chính của mô đun .................................................................. 71 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành ......................................... 72 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ...................................................... 74 VI. Tài liệu tham khảo ................................................................................ 75 Danh sách ban chủ nhiệm xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp ............................................................................. 77 Danh sách hội đồng nghiệm thu chương trình, giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp ............................................................................. 78 Phụ lục 1: Phân hữu cơ..................................................................................79 5
  7. MÔ ĐUN: CHĂM SÓC CA CAO Mã mô đun: MĐ 02 Mô đun Chăm sóc ca cao là mô đun thứ 2 trong chương trình dạy nghề Trồng ca cao xen dừa trình độ sơ cấp. Mô đun này cung cấp những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong việc chăm sóc cây ca cao đó là: tưới nước, tủ gốc; bón phân; quản lý cỏ dại và cắt tỉa cành, tạo tán cho cây ca cao. Đây là mô đun chuyên môn nghề, thuộc mô đun đào tạo nghề bắt buộc, mang tính tích hợp giữa kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành chăm sóc ca cao. Sau khi học xong mô đun này, học viên lựa chọn được các biện pháp chăm sóc hợp lý, nhằm nâng cao năng suất, phẩm chất ca cao và hướng đến một nền nông nghiệp bền vững. Kết quả học tập được đánh giá thông qua sự tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, nhưng trọng tâm là thực hành, qua hệ thống các bài thực hành kỹ năng trong từng bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mô đun. Học viên phải hoàn thành tất cả các bài kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập và bài kiểm tra kết thúc mô đun. 6
  8. Bài 1. TƢỚI NƢỚC – TỦ GỐC Nước là yếu tố rất quan trọng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây ca cao và có ảnh hưởng nhiều đến sự phát sinh gây hại của dịch hại. Tưới nước hợp lý là sự thay đổi lượng nước thích hợp với từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây ca cao. Tưới nước hợp lý tạo điều kiện cho cây ca cao sinh trưởng tốt, tăng sức chống chịu sâu bệnh, nâng cao năng suất và phẩm chất trái ca cao. Mục tiêu: - Trình bày được vai trò của nước và việc tủ gốc đối với sự sinh trưởng và phát triển cây ca cao. - Mô tả được các biện pháp tưới tiêu cho cây ca cao. - Thực hiện được các phương pháp tưới tiêu nước và che tủ gốc thích hợp, đạt hiệu quả cao nhất. A. Nội dung: 1.1. Xác định nhu cầu nƣớc đối với cây ca cao Cây ca cao thích hợp trên những vùng có lượng mưa hàng năm khoảng 1500 đến 2000 mm. Ca cao không thích hợp với những chân đất ngập úng, khó thoát nước. Ở Đồng bằng sông Cửu Long tuy mực thủy cấp cao nhưng do ảnh hưởng thủy triều nước lên xuống hàng ngày nên đất vẫn thoáng và ca cao có thể phát triển tốt. Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản ca cao cần phải tưới đầy đủ trong mùa khô nhất là những nơi Hình 1.1. Mực nước trong vườn ca cao khi bóng che còn thiếu. nước thấp 7
  9. Ca cao chủ yếu ra hoa và phát triển trái trong mùa mưa, nên khi ca cao đã định hình, mùa khô có thể cần ít nước tưới hơn. Tuy nhiên, nếu được tưới trong mùa khô năng suất sẽ cao và cây cho trái quanh năm. Khi trái phát triển nếu thiếu nước hạt sẽ nhỏ, hàm lượng bơ thấp và tỷ lệ vỏ nhiều. Những hạt này có giá trị thương phẩm thấp. Do đó, những nơi thiếu nước mùa khô nên cắt bỏ trái để giữ Hình 1.2. Mực nước trong vườn ca cao khi sức cho cây. nước cao 1.2. Tƣới nƣớc cho cây ca cao 1.2.1. Nguồn nước tưới Nguồn nước tưới có thể từ sông, hồ, đập hay nước giếng không bị nhiễm mặn hay phèn. Lưu ý: Không tưới nước bị nhiễm độc từ các nhà máy, cơ sở sản xuất hoặc nước thải từ khu công nghiệp Hình 1.3. Mương tưới nước trong vườn ca cao xen dừa 1.2.2. Các thời kỳ tưới nước 8
  10. * Tưới sau khi trồng: Sau khi trồng phải tưới nước ngay để cây chóng hồi phục. Dùng thùng tưới để tưới nhẹ nhàng quanh gốc. Lượng nước tưới vừa đủ ẩm, không được tưới nước bằng ồng nước có dòng nước xối mạnh làm rửa trôi, tróc gốc, đất bị váng, cây khó ra rễ. Hình 1.4. Tưới nước sau khi trồng * Tưới nước giai đoạn kiến thiết cơ bản: - Trong mùa khô hạn, cần phải tưới nước cho ca cao giai đoạn kiến thiết cơ bản vì bộ rễ còn kém phát triển, cây dễ bị chết vì khô hạn. - Lượng nước tưới tùy theo mức độ khô hạn, thông thường tưới 40 – 60 lít nước cho 1 lần tưới, khoảng cách giữa 2 lần tưới từ 15 – 25 ngày. Hình 1.5. Ca cao giai đoạn kiến thiết cơ bản * Tưới nước giai đoạn kinh doanh: - Nhu cầu nước tưới ở giai đoạn này không nhiều do cây đã giao tán kín và có khả năng chịu hạn khá, không cần tưới nước vẫn đảm bảo sinh trưởng và cho năng suất khá. Nhưng nếu được tưới thì năng suất sẽ cao hơn và chất lượng tốt hơn. 9
  11. Hình 1.6. Tưới nước Hình 1.7. Ca cao giai đoạn kinh doanh - Lượng nước tưới: 150 đến 250 lít cho 1 lần tưới. Khoảng cách giữa 2 lần tưới phụ thuộc vào từng điều kiện cụ thể. 1.2.3. Phương pháp tưới * Tưới nhỏ giọt: Tưới nhỏ giọt thấm từ từ vào trong đất, đi ngay vào hệ thống rễ, không phí nước vào những vùng không có sự sinh trưởng. Do nước chỉ tưới ngay vùng có rễ nên lượng nước ít hơn, nhưng lại luôn giữ được lượng nước ổn định, ít mất nước do gió và nắng. Dòng nước chảy rất chậm và sử dụng hiệu quả qua hệ thống tưới nhỏ giọt cho phép tưới trên diện tích rộng hơn so với phương pháp truyền thống từ cùng một nguồn nước. Bên cạnh Hình 1.8. Hệ thống tưới nhỏ giọt cho ca cao đó, tưới nhỏ giọt không cần áp suất lớn để cung cấp nước, hạn chế cỏ dại. 10
  12. Thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt phân bón có thể được cung cấp thường xuyên cho cây với lượng nhỏ nên hiệu suất sử dụng sẽ rất cao, từ đó cũng tiết kiệm được phân bón và công lao động. Hình 1.9. Bố trí hệ thống tưới nhỏ giọt và các đường ống dẫn nước Có 2 hình thức bố trí ống tưới: 1, ống chôn dưới đất (Hình 1.10) và ống để trên mặt đất (Hình 1.11). Ống để trên mặt đất có lợi là dễ kiểm soát và điều chỉnh vị trí đặt ống, lắp đặt sẽ ít tốn công sức hơn. Nhược điểm của nó là làm vướng đi lại và ống dễ bị lão hóa do phơi thường dưới ánh mặt trời. Hình 1.10. Kiểu tưới nhỏ giọt có ống để trên mặt đất 11
  13. Ngược lại, ống chôn dưới đất dùng được lâu năm hơn, giảm đáng kể lượng nước mất đi do bốc hơi nhưng phải tốn công đào - đặt - lấp và có khó khăn khi tìm đoạn bị nghẽn hoặc hư hỏng. Hình 1.11. Kiểu tưới nhỏ giọt có ống chôn dưới đất Vật liệu cần có - Nguồn nước mặt hoặc nước ngầm. - 1 máy bơm thông thường động cơ điện hay dầu, xăng, có khả năng bơm nước lên độ cao 3,5 m. Có thể lắp thêm rơle tự đóng mở (đối với hệ thống bơm điện để tự động bơm nước vào bồn). - Ống nhựa PV cứng đường kính 30 – 40 mm hay 60 mm làm ống dẫn nước chính và loại đường kính 16 - 21 mm làm ống dẫn phụ. - Các phụ kiện lắp ráp hệ thống ống gồm các co, khúc nối thẳng, khúc nối chữ T, khúc nối giảm đường kính ống, ống van cánh bướm và keo để dán các khúc nối. - Ống nhựa dẻo đường kính 5 mm – 16 mm và một trong những loại vòi phun tia li tâm, phun tia cố định, nhỏ giọt. Có thể chế đầu nhỏ giọt bằng ống và van của hệ thống truyền "nước biển" trong bệnh viện. 12
  14. Hình 1.12. Một số kiểu vòi nhỏ giọt trên thị trường - Vật liệu làm bồn nước gồm: 4 hoặc 6 trụ xi măng, cây vuông hay cây tròn cũng được, dài 3-4 m, kèm theo các tấm đan dày làm miếng kê chống lún, chống mục cho cột. Một số cây làm dằng chéo các cột. Ít nhất cần có 8 cây đà dọc, ngang và 3-4 cây đà chịu lực đáy bồn nước. Ván làm vách thành và đáy bồn nước dày hơn 2 cm. 1 tấm vải bạt xe (mủ sọc) và một tấm mủ trong loại dày làm lòng hồ 2 lớp. Một khớp nối răng bằng thau hoặc bằng nhựa có đường kính phù hợp nối với đường kính ống chính; khớp này dùng để làm cửa lấy nước vì vậy cần có 2 miếng đệm mê-ka và 2 miếng đệm cao su chống rò rỉ nước. Cần 1 lưới lọc nước thô kiểu cái túi gắn vào phía trên cửa lấy nước. Một số vật liệu làm mái che bồn nước bằng chất liệu có sẵn, tole hoặc lá. Thực hiện - Dựng hệ thống cột, dằng chéo, đà ngang, dọc, sử dụng khoan bắt ốc hoặc đinh 7-10 cm, dùng dây dọi, ống bọt nước để cân chỉnh các chiều thẳng đứng và mặt phẳng ngang. Đóng ván từ trong lòng bồn ra phía ngoài bằng đinh 5cm tạo cho vách bồn và đáy bồn thật phẳng, ở một tấm ván đáy có chứa lỗ lấy nước. - Trải tấm vải mủ sọc và tấm vải mủ trong, ém kỹ cho sát vào góc và thành bồn. Tại vị trí lỗ định sẵn ở miếng ván đáy hồ, tiến hành tạo cửa lấy nước (đục thấu 2 lớp vải mủ) bằng đục tròn, luồn khớp nối răng trong ở dưới lên (đã lắp miếng đệm mê-ka và đệm cao su) tương tự lắp ống ra ngoài, siết thật chặt. Nối hệ thống tưới vào máy. 13
  15. - Lắp hệ thống ống dẫn chính theo chiều dài thửa đất, truyền sang ống phụ theo líp bằng khớp nối chữ T giảm đường kính, lắp các ống nhánh tới các gốc cây và lắp vòi phun hay dụng cụ nhỏ giọt. Các vòi phun và lỗ nhỏ giọt hướng lên phía trên để tránh cặn làm tắc ống và dễ kiểm tra lưu lượng nước tưới, nơi gần nguồn bố trí lỗ nhỏ giọt nhỏ hơn nơi cuối nguồn. Hình 1.13. Lắp hệ thống ống dẫn chính Hình 1.14. Ống nước được nối ngầm Hình 1.15. Nối các ống dẫn nước dưới đất phụ Hình 1.16. Co nối từ ống dẫn chính Hình 1.17. Nối từ ống 25 mm sang sang ống dẫn phụ ống 5 mm 14
  16. Hiện nay trên thị trường có các loại bồn nhựa có dung tích lớn hơn hoặc bằng 1m3 có nắp đậy rất tiện cho việc lắp đặt bồn và không phải thiết kế mái che. Bảo quản và vận hành - Tất cả đường ống chính và phụ cần được chôn sâu 20-30 cm để kéo dài tuổi thọ của ống, đoạn cuối của ống nhánh cũng cần được che phủ tránh nắng và rêu phát triển trong ống. - Thường xuyên giặt rửa lưới lọc nước trên bồn. - Sau mùa tưới, mở khóa đầu các ống nhánh, xả bỏ cặn sình toàn bộ hệ thống. Hình 1.18. Nước chảy ra từ hệ thống nhỏ giọt * Tưới phun: Tưới phun mưa là hình thức đưa nước tưới lên cao khỏi mặt đất và để nước rơi tự do xuống kiểu mưa rơi. Hình thức tưới này có thể áp dụng cho hầu hết các loại đất khác nhau hoặc các địa hình từ bằng phẳng đến thay đổi phức tạp nơi mà các hình thức tưới mặt đất khác khó áp dụng hoặc áp dụng không hiệu quả. Đây là phương pháp tưới bằng cách phun nước từ dưới mặt đất lên tán cây qua hệ thống máy bơm, ống dẫn nước với các vòi phun cố định, tự động xoay được với góc 360o, được đặt cao khỏi mặt đất 0,5- 1,0m (dưới dạng phun sương hay phun mù) thường áp dụng tưới cho cây con trong vườn ươm hoặc vòi phun hạt to di động cầm tay dùng để tưới cây ca cao vào những ngày nắng nóng oi bức (phun vào 16-18 giờ chiều) để tăng ẩm độ không khí, giảm độ nóng cho quả, cho cây, chống hiện tượng rụng quả do thời tiết khắc nghiệt. 15
  17. Ƣu điểm: + Khắc phục được hiện tượng thời tiết không thuận lợi (nắng nóng, độ ẩm không khí thấp) bảo đảm năng suất, chất lượng quả và bảo đảm yêu cầu kỹ thuật cao trong việc nhân giống cây con (ươm, giâm cây giống). + Tiết kiệm được nhiều lượng nước tưới (có thể giảm 40 – 50% lượng nước so với tưới ngập thông thường), các tổn thất do thấm sâu và chảy tràn được giảm thiểu khá nhiều. Do vậy, hiệu quả sử dụng nước tưới là cao. Hình 1.19. Vòi tưới phun + Phương pháp tưới này có thể áp dụng cho hầu hết mọi dạng địa hình cao thấp khác nhau, không cần phải làm phẳng mặt ruộng. + Tưới phun còn giảm thiểu chi phí xây dựng kênh mương nội đồng, do vậy có thể gia tăng diện tích canh tác. Cách tưới này có thể kết hợp với việc bón phân và phòng trừ sâu bệnh bằng cách hoà tan các chất này vào nước. Tưới phun mưa còn tạo cảnh quan đẹp, góp phần gia tăng độ ẩm và giảm nhiệt độ không khí khu vực. Năng suất cây trồng trong phạm vi tưới thường cao. Nhƣợc điểm: + Chi phí lắp đặt thiết bị tưới ban đầu thường lớn. Người vận hành hệ thống tưới phải có kỹ thuật điều khiển hoạt động. Hệ thống phải thường xuyên được theo dõi, điều chỉnh tốc độ phun hoặc di chuyển theo hướng gió. Gió mạnh gây khó khăn trong điều chỉnh lưu lượng phun mưa. Các đầu phun thường hay bị nghẽn nếu nguồn nước có nhiều chất bùn cặn. Nếu tưới nhiều bằng vòi phun cầm tay di động hạt nước to mặt đất cũng bị ghí chặt, phá vỡ kết cấu mặt đất, chất dinh dưỡng bị rửa trôi theo dòng nước chảy trên mặt đất. Ngoài ra, việc bố trí đường ống có thể làm hạn chế cơ giới hóa và một số hoạt động canh tác khác. Phân loại: Kiểu tưới phun có thể rất đơn giản, thủ công như tưới thùng, tưới bán cơ giới như tưới từ ống xịt mềm từ máy bơm, tưới qua đầu phun quay, tưới cơ giới 16
  18. qua hệ thống phun mưa đặt trên giàn xe di động. Trong kỹ thuật tưới hiện đại, tưới qua đầu phun quay và tưới qua hệ thống phun mưa là phổ biến nhất. Theo điều kiện tháo rời, ta có thể phân ra 4 kiểu hệ thống tưới phun mưa: + Hệ thống cố định hoàn toàn: Toàn bộ máy bơm, đường ống chính và nhánh và đầu phun mưa đều được lắp đặt cố định. + Hệ thống bán cố định (hệ thống bán di động): Đường ống chính và nhánh được chôn cố định trong đất. Máy bơm có thể cố định hoặc tháo lắp, đầu phun mưa thì tháo lắp theo yêu cầu tưới. + Hệ thống cố định, vòi phun di động: Hệ thống này các máy bơm tạo áp lực, đường ống chính và phụ đều cố định và thường được chôn xuống đất. Đoạn ống nối với vòi phun tháo lắp được và gắn theo đường dẫn nước tưới. + Hệ thống di động: Toàn bộ hệ thống gồm máy bơm, đường ống chính và nhánh, đầu phun mưa đều di chuyển dọc theo những khu vực cần tưới. Có nhiều loại đầu phun quay trong thị trường như hình 1.20. Có 2 kiểu vòi phun chính là: vòi phun khuếch tán và vòi phun tia. Nhà sản xuất đầu phun thường cho bảng tra các thông số kỹ thuật của từng loại vòi phun để lựa chọn. Tùy theo loại cây trồng và kỹ thuật tưới mà ta có thể chọn đầu phun qua các thông số như áp suất hoạt động, lưu lượng phun và tầm phun mưa. Hình 1.20. Một số kiểu đầu phun mưa trên thị trường Trong một hệ thống phun mưa, các thiết bị chính bao gồm (hình 1.21): + Máy bơm ly tâm hoặc bơm pittông để hút nước và đẩy nước với áp lực cao. 17
  19. + Ống dẫn nước chính: nối liền với máy bơm để chuyển nước có áp đến các ống nhánh. + Ống nhánh: gắn liền với ống chính và vòi phun. + Vòi phun: nơi dòng nước được bắn ra. Vòi phun phải tạo một tầm phun cao và xa nhất. Ngoài ra, tùy theo thiết kế mà có thể có thêm các thiết bị phụ như bánh xe di chuyển, dàn khung để cố định các đường ống, van điều chỉnh và kiểm soát lưu lượng, … Hình 1.21. Sơ đồ hệ thống thiết bị phun mưa Các thông số kỹ thuật: Khi thiết kế và lắp đặt hệ thống tưới phun mưa, các thông số kỹ thuật sau cầu lưu ý: + Giọt nước tưới phải rơi nhẹ xuống đất: Cần kiểm soát hạt nước rơi vừa phải để không gây dòng chảy mặt, tia nước rơi xuống đất không gây hiện tượng xói mòn đất, đất không bị kết chặt. Cần phải bảo đảm là áp lực nước không làm dập cây con, cành non hoặc hoa. Ngoài ra, cần xem xét độ dốc địa hình nơi tưới: Đất có độ dốc < 0,05 thì cường độ mưa rơi không cần phải giảm; Đất có độ dốc 0,05 – 0,08 thì cường độ mưa rơi phải giảm 20%; Đất có độ dốc 0,08 – 0,12 thì cường độ mưa rơi phải giảm 40%; Đất có độ dốc 0,12 – 0,20 thì cường độ mưa rơi phải giảm 60%. 18
  20. Kích thước hạt nước rơi không được lớn quá có thể làm hại cây trồng nhưng nhỏ quá thì dễ bị gió cuốn đi. Thông thường nên khống chế đường kính hạt nước d ≤ 1 – 2 mm. + Bố trí khoảng tưới: Bố trí khoảng tưới chính là xác định khoảng cách giữa các đường ống tưới và giữa các vòi phun. Các khoảng cách này phải được điều chỉnh theo các yếu tố như áplực nước tưới, tốc độ quay của vòi phun, tốc độ gió lúc tưới, biên của một vòng tưới phun, độ giao cắt của diện tích tưới của vòi. Thông thường thì nước rơi xuống nhiều ở gần đầu phun, càng ra xa thì nước càng giảm (Hình 1.22). Do vậy, cần phải điều chỉnh nước tưới để cung cấp cho cây trồng tương đối đồng đều. Khoảng cách giữa 2 vòi phun phải nhỏ hơn đường kính tưới của một vòi phun. Khoảng cách giữa 2 đường ống tưới không lớn hơn 65 – 70 % đường kính phun của một vòi phun. Nếu có gió lớn thì phải điều chỉnh theo hướng giảm khoảng cách giữa 2 vòi phun hơn nữa. Hình 1.22. Mô hình tưới phun mưa Bố trí vòi phun: Việc bố trí vòi phun có thể là theo dạng hình vuông, hình tam giác đều hoặc hình chữ nhật (Hình 1.23). Trong hình 1.23, SL là khoảng cách giữa 2 vòi phun trên đường ống tưới, S là khoảng cách giữa 2 đường ống dẫn nước tưới và D là m đường kính ướt của vùng tưới phun mưa. + Khi có gió nhẹ dưới 2 m/s thì có thể bố trí Sm = D; 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2