intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Chăm sóc cây cảnh - MĐ04: Tạo dáng và chăm sóc cây cảnh

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:66

347
lượt xem
112
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Chăm sóc cây cảnh thuộc MĐ04 nghề Tạo dáng và chăm sóc cây cảnh. Mô dun này giúp các học viên có được những kiến thức, kỹ năng cơ bản về cách nhận biết các loại phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật dùng trong sản ́xuất và kinh doanh cây cảnh, nhận biết được các loại dịch hại cây cảnh từ đó đưa ra được các biện pháp phòng chống chúng một cách an toàn và hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Chăm sóc cây cảnh - MĐ04: Tạo dáng và chăm sóc cây cảnh

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MÔ ĐUN ́ ̉ CHĂM SOC CÂY CANH MÃ SỐ: MĐ 04 Nghề: Tạo dáng và chăm sóc cây cảnh
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 04 1
  3. LỜI GIỚI THIỆU Những năm gần đây tình hình dạy nghề của nước ta đã có những đổi mới, từ cách đào tạo theo truyền thống, hàn lâm chuyển sang đào tạo theo phương pháp mới dạng Môđun, giảng dạy công việc. Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, giảng dạy; nhóm biên sọan chúng tôi đã bám sát theo yêu cầu đào tạo, sản xuất, nhu cầu của người học và bản chất công việc để biên soạn tập tài liệu bài giảng tích hợp làm tài liệu giảng dạy cho giáo viên và tài liệu học tập cho học sinh trong quá trình đào tạo nghề. Tập bài giảng tích hợp và bộ phiếu phân tích công việc sẽ là cẩm nang của người học nghề. Chúng tôi tin rằng tập bài giảng tích hợp sẽ góp phần đáp ứng công tác dạy nghề cho chương trình nghề trồ ng cây cảnh. Mô dun này giúp các học viên có được những kiến thức, kỹ năng cơ bản về cách nhận biết các loại phân bón , hóa chất bảo vệ thực vật dùng trong sản xuất và kinh doanh cây cảnh , nhận biết được các loại dịch hại cây cảnh từ đó đưa ra được các biện pháp phòng chống chúng một cách an toàn và hiệu quả. Mô đun được chia làm 5 bài: Bài 1: Thay đất thay chậu Bài 2: Tưới nước và bón phân cho cây cảnh Bài 3: Quản lý dịch hại cây cảnh. Phương pháp biên soạn bài giảng theo phương pháp tích hợp là một phương pháp mới đối với giáo viên nhà trường, quá trình biên soạn vẫn bị ảnh hưởng của phương pháp truyền thống đồng thời biên soạn trong một thời gian ngắn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, mong được sự góp ý của các đồng nghiệp, bạn đọc để tập giáo trình được hoàn chỉnh hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn./. Nhóm biên soạn 1. Lê Hoài Nam 2. Nguyễn Đức Ngo ̣c 2
  4. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................. 1 MỤC LỤC ....................................................................................................... 2 Bài 1. Thay đất thay chậu ................................................................................. 4 1.1. Các biểu hiện của cây cần thay đất thay chậu ............................................ 4 1.2. Thay đất thay chậu .................................................................................... 5 1.2.1. Đất trồng cây cảnh .................................................................................. 5 1.2.2. Thay chậu .............................................................................................. 6 Bài 2. Tưới nước và bón phân cho cây cảnh ..................................................... 13 2.1. Tưới ẩm ..................................................................................................... 13 2.1.1. Thời điểm tưới nước ............................................................................... 13 2.1.2. Cách tưới ................................................................................................ 14 2.2. Bón phân ................................................................................................... 14 2.2.1. Thời điểm bón ........................................................................................ 15 2.2.2. Các loại phân bón ................................................................................... 17 2.2.3. Cách bón ................................................................................................ 18 Bài 3: Quản ý dịch hại cây cảnh ....................................................................... 22 3.1. Hóa chất sử dụng trong quản lý dịch hại cây cảnh ..................................... 22 3.1.1. Định nghĩa về thuốc bảo vệ thực vật ....................................................... 22 3.1.1.1. Định nghĩa ........................................................................................... 22 3.1.1.2. Phân loại thuốc Bảo vệ thực vật ........................................................... 22 3.1.1.3. Các dạng thuốc bảo vệ thực vật ........................................................... 23 3.1.1.4. Quy định độ độc của thuốc bảo vệ thực vật.......................................... 24 3.1.2. Nguyên tắc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật .............................................. 28 3.1.2.1. Cách tính lượng thuốc cần pha ............................................................. 29 3.1.3. Các loại thuốc trừ côn trùng, ốc và nhện hại cây cảnh ............................ 31 3.1.3.1. Thuốc trừ côn trùng ............................................................................. 31 3.1.3.2. Thuốc trừ bệnh .................................................................................... 35 3.1.4. Dụng cụ phun thuốc bảo vệ thực vật dùng trong nghề trồng cây cảnh .... 38 3.1.4.1. Mô ̣t số du ̣ng cu ̣ phổ biế n ...................................................................... 38 3.1.4.2. Sử dụng các dụng cụ phun xịt thuốc bảo vệ thực vật ........................... 39 3.2. Sâu hại cây cảnh ........................................................................................ 40 3.2.1. Côn trùng vẩ y ha ̣i cây ............................................................................. 40 3.2.2. Rệp hại cây cảnh..................................................................................... 40 3.2.3. Bọ trĩ cây cảnh ........................................................................................ 42 3.2.4. Nhện đỏ hại cây cảnh.............................................................................. 43 3.2.5. Ốc sên và sên .......................................................................................... 44 3.2.6. sâu ăn lá .................................................................................................. 45 3.3. Bệnh hại cây cảnh...................................................................................... 47 3.3.1. Bệnh hại do nấ m và vi khuẩ n .................................................................. 47 3.3.1.1. Bệnh gỉ sắt ........................................................................................... 47 3.3.1.2. Bệnh đố m đen ...................................................................................... 48 3.3.1.3. Bệnh đốm lá ........................................................................................ 49 3
  5. 3.3.1.4. Bê ̣nh đố m sáng .................................................................................... 50 3.3.2 Bệnh sinh lý............................................................................................. 51 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC ...................................... 58 I. Vị trí, tính chất của mô đun /môn học: ........................................................... 58 II. Mục tiêu: ..................................................................................................... 58 III. Nội dung chính của mô đun: ....................................................................... 59 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành ............................................... 60 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ............................................................ 61 Bài 1. Thay đất thay chậu ................................................................................. 61 Bài 2. Tưới nước và bón phân cho cây cảnh ..................................................... 61 VI. Tài liệu tham khảo ...................................................................................... 63 4
  6. ́ ̉ MÔ ĐUN: CHĂM SOC CÂY CANH Mã mô đun: MĐ 04 Giới thiệu mô đun: - Mô đun này giúp cho học viên hiểu biết về thay đấ t thây châ ̣u , tưới nước, bón phân, dịch hại và các loại thuốc bảo vệ thực vật dùng trong nghề trồng cây cảnh. Bài 1. Thay đất thay chậu Mục tiêu: - Trình bày được tiến trình các bước trong quy trình thay đất thay chậu cho cây - Lựa chọn được thời điểm, dụng cụ thay đất thay chậu phù hợp với từng loại cây và mùa vụ - Thực hiện thành thạo các thao tác thay đất, thay chậu cho cây cảnh A. Nội dung của bài 1.1. Các biểu hiện của cây cần thay đất thay chậu Sau một thời gian, chậu sẽ không đáp ứng được sự phát triển của cây. Bạn nên thay chậu khi thấy rễ của cảnh dày đặc, cuộn xoắn lại thành một khối, chiếm hết thể tích của chậu. Khi đất trong chậu đã cạn kiệt chất bổ dưỡng thì Bonsai có hiện tượng: Cây không còn tươi tắn, có hiện tượng xuống sức, bộ lá kém tươi và bắt đầu nhuốm vàng bệnh hoạn, các cành như không thể cất cao lên được, nhiều rễ con lồi lên mặt đất chậu, lớp đất trên bề mặt chậu mỏng dần đi. Những triệu chứng trên cho thấy đã đến lúc thay đất cho cây. 5
  7. 1.2. Thay đất thay chậu 1.2.1. Đất trồng cây cảnh Độ xốp, chất lượng dinh dưỡng và sự chăm sóc đất là những yếu tố xác định sức khỏe và dáng vẻ của cây dáng thế - Bonsai. Đất lý tưởng cho cây dáng thế Bonsai phải là đất thịt nhẹ, xốp, dễ thoát nước, ít vôi. Hiện nay đất dành cho cây dáng thế thường là: - Đất thịt: Với những hạt đất thô, cứng. Khả năng giữ nước và giữ ẩm tốt, dùng làm đất để trồng cây cảnh. - Đất sét pha cát: Tương tự như đất thịt, nhưng có chứa sét với những hạt đất cứng. Đất này thường được trộn với đất thịt để trồng các cây dáng thế Bonsai không thay lá. - Đất thịt đen: Màu nâu đen với những hạt đất cứng. Pha trộn với đất thịt đỏ để làm đất trồng cây cảnh. - Đất sét nhẹ pha cát: màu vàng nhạt, biến thành màu vàng khi ẩm ướt. Có thể giữ ẩm và giữ chất dinh dưỡng tốt. - Đất dành cho cây cảnh, cây dáng thế: Đây là loại đất được các nhà máy sản xuất để chuyên phục vụ cho việc trồng cây cảnh, cây dáng thế Bonsai. Loại đất thích hợp nhất cho cây dáng thế là lấy chính loại đất mà cây cảnh sống trên đó. Sau khi chọn được đất, chúng ta tiến hành xử lý đất và tạo ra đất trồng cây cảnh. Việc tao ra theo các bước sau: - Xử lý đất: Phơi đất 5 – 7 ngày hoặc dùng thuốc Viben C phun đều lên đất và ủ lại để diệt nấm bệnh. Sau bước này có 2 cách tạo đất trồng cây cảnh: Cách 1: Sàng lọc đất: Dùng sàng hay rây sàng đất để phân thành các dạng hạt đất có kích thước khác nhau. 6
  8. Trồng cây: đặt cây vào chậu, xếp đất thành các lớp theo nguyên tắc dạng hạt to xuống dưới đáy chậu và kích thước hạt nhỏ dần lên trên. Cách 2: Để nguyên đất không sàng và tiến hành phối trộn tạo nên đất trồng phù hợp cho cây cảnh. Trộn đât: Đất lý tưởng cho cây mọc phải là đất tơi xốp thoáng khí đồng thời thoát nước và giữ ẩm tốt. 1.2.2. Thay chậu - Chọn chậu trồng cây Cây thấp thì dùng chậu cao, nhất là cây dáng huyền. Cây cao thì dùng chậu thấp . Xu hướng chung đối với cây cảnh nghệ thuật là dùng ang hay bể mong với lượng đất tối thiểu đủ duy trì sự sống của cây. Hạn chế dần các chậu quá sâu vừa nạng nề vừa không đẹp. Để thực hiện việc trồng cây trên ang hay bể mỏng trước tiên cần trồng cây trong chậu sâu để cho bộ rễ tôm phát phong phú. Sau mỗi lần thay đất ta lại lạng bỏ bớt đất ở phần đáy vầng để đưa ra chậu nông hơn, làm một vai lần như vậy, khi bộ rễ tôm đã phong phú và dàn trải đều trên một mặt phẳng mỏng thì ta có thể trồng trên chậu mỏng đúng yêu cầu. - Chậu trồng cây có 2 vai trò: Chứa chất trồng để đảm bảo cho cây sinh trưởng, tăng mỹ thuật của cây cảnh nói chung và cây cảnh nghệ thuật nói riêng. Trong thời gian ươm cây thì có thể chọn chậu bất kỳ, sao có đủ đất và chất dinh dưỡng để cho cây sống, phát triển đạt yêu cầu. Khi cây đã tương đối ổn định nhất là được tạo hình thì nên chọn chậu phù hợp. - Các kiểu chậu: Ngày nay kiểu chậu, ang, bể trồng cây rất phong phú, bao gồm nhiều kiểu Á, Âu, trò, vuông, luc lăng, chữ nhật với đủ các kích cỡ to, nhỏ, nông sâu khác nhau. Chất liệu làm chậu bao gồm: sành,s ứ, gốm,x i măng, đá, nhựa…Chất men chậu rất nhiều mầu được phân chia làm 3 loại chủ yếu như: 7
  9. + Men sáng: Trắng, xanh ngọc, đông thanh + Men lạnh: các loại men xanh + Men nóng: Tím, nâu, da chu, da lê, trứng ếch… - Nguyên tắc chọn chậu + Dựa vào mầu men: Men chậu coi như mầu nền để làm nổi bật màu của hoa, quả đối vói cây chơi hoa, quả là chính, hoặc mầu lá đối với cây chơi lá là chính. Ảnh 3.18: Chọn chậu Không dùng chậu có mầu men có mầu của hoa hay quả. Đối với hoa trắnh vàng: Dùng chậu tím, nâu hay da chu. Đối với hoa đỏ, tím: dùng chậu men trắng, xanh ngọc, đông thanh. Đối với da mầu của lá cũng tương tự như vậy. + Dựa vào độ cao của thân cây: Cây thấp thì dùng chậu cao, nhất là cây dáng huyền. Cây cao thì dùng chậu thấp . Xu hướng chung đối với cây cảnh nghệ thuật là dùng ang hay bể mong với lượng đất tối thiểu đủ duy trì sự sống của cây. Hạn chế dần các chậu quá sâu vừa nạng nề vừa không đẹp. Để thực hiện việc trồng cây trên ang hay bể mỏng trước tiên cần trồng cây trong chậu sâu để 8
  10. cho bộ rễ tôm phát triển phong phú. Sau mỗi lần thay đất ta lại lạng bỏ bớt đất ở phần đáy vầng để đưa ra chậu nông hơn, làm một vài lần như vậy, khi bộ rễ tôm đã phong phú và dàn trải đều trên một mặt phẳng mỏng thì ta có thể trồng trên chậu mỏng đúng yêu cầu . Cần chú ý không để các đầu rễ to cao hơn thành chậu vì sau khi đất trôi đi đầu rẽ sẽ trơ ra và rễ bi bỏ rễ . Trồng trên chậu mỏng rất đẹp nhưng phải thay đất hàng năm, đất trồng cần trộn đủ các chất dinh dưỡng để cho cây sinh trưởng, ra hoa kết quả, qua cây cảnh nước ngoài ta thấy cây có bộ gốc rễ rất to nhưng lại được trồng trên bể mỏng rất ít đất trồng, vậy mà hoa vẫn nở rực rỡ trông thật hấp dẫn. - Nơi đặt chậu cảnh Nơi đặt chậu cảnh cần đặc biệt chú ý đến điều kiện ánh sáng, thông gió, không khi trong lành và cần chú ý đến sương đêm nếu có. Ánh sáng lá yêu cầu tất yếu để cây tiến hành quang hợp. Tuỳ loài cây khác nhau mà yêu cầu ánh sáng khác nhau, cây trong chậu cần có tối thiểu 5 giờ chiếu sáng trở lên, tốt nhất là ánh sáng ban mai ôn hoà , tránh ánh sáng gay gắt vào buổi trưa, mỗi tuần cây thay đổi phương hướng che bóng. Ngoài ánh sáng ra cần có thông gió tốt, quan tâm đến thay đổi nhiệt độ các mùa, giữ cây cần ánh sáng cả ngày và nửa ngày. Nhiệt độ giới hạn sinh lý của cây sẽ làm giảm tác dụng quang hợp, ảnh hưởng khả năng hút thức ăn của rễ, lá cây có thể bị khô héo. nếu ánh sáng không đầy đủ để dẫn đến cây sẽ mọc vóng vượt, sức sống yếu. Nói chung, giá để cây cao khoảng trên dưới 60cm thì dễ chăm sóc, quản lý cũng thuận tiện cho việc quan sát, thưởng thức; không nên trực tiếp đặt trên mặt đất để tránh kiến, giun qua lỗ chậu chui lên và tránh rễ cây chui qua lỗ chậu xuống đất làm cho cơ năng của rễ giảm sút, tán cây sẽ mọc lộn xộn; cũng không nên đặt trực tiếp lên mái nhà xi măng trong mùa hè, cây sinh trưởng yếu. 9
  11. Khi đã có chậu và đất sẵn sàng, chúng ta tiến hành bắt đầu công việc thay chậu cho cây. Ngoài ra bạn phải có một bình xịt nước bằng tay để giữ ẩm cho rễ khi làm việc. Dùng kéo cắt bớt rễ lớn cách gốc khoảng cách vừa phải. Điều này thúc đẩy rễ tăng trưởng tốt hơn và dễ hấp thu hơn. Cắt bớt để phần rễ còn lại vừa vặn thoải mái trong chậu xung quanh sạch gọn chuẩn bị cho sự tăng trưởng mới. Cho đất mới vào chậu và đặt cây ngay ngắn vào vị trí trồng. Cuối cùng, tưới đủ nước để cho đất trong chậu được ẩm đều. Giữ cho cây tránh sương gió cho đến khi nó có thể tự tái sinh và bắt đầu tăng trưởng trở lại. Không bón phân cho chúng khoảng 3 tuần. Kiểm tra thường xuyên không để đất khô, nhưng điều quan trong nhất là bạn không tưới quá nhiều nước trong giai đoạn chủ yếu này. Theo thời tiết nước ta thì nên sang chậu vào mùa xuân hay trước mùa mưa khi cây bắt đầu đâm chồi, nảy lộc và đó là thời tiết mát mẻ. - Trồng cây vào chậu mới Chọn chậu, bể có màu sắc, hình thể kích cỡ phù hợp với cây. Nếu chậu có nhiều lô thoát nước càng tốt. Chuẩn bị sẵn sàng đất đúng chủng loại. Đất dùng để sang chậu nhất thiết phải khô hoàn toàn. Nếu đất đã được phơi nỏ lại để nơi bán âm bán dương (lán, hiên) hàng năm rồi càng tốt. Việc trồng cây vào chậu rất cần có kiến thức. Đầu tiên là xử lý lỗ thoát nước. Những cây dễ tính, đọng nước đôi chút không chết thì chỉ cần đặt một mảnh sành chờm rộng lên lỗ là được. Nên chọn mảnh sành khi úp vào lỗ có độ kênh. Những cây yêu cầu phải thoát nước nhanh, bầu thật thông thoáng như lan, trà, đỗ quyên, sử thì phải kê cao mảnh sành lên một chút. Sau đó đặt một lớp dưới đáy chậu toàn những cục xỉ than rắn chắc, tiếp theo xếp lớp đất cục, rồi đến phủ lớp đất tơi mời đặt cây vào. Xung quanh thành chậu cũng xếp đất cục to rồi nhỏ dần. Xung quanh bầu rễ phải cho toàn đất mầu. Trên mặt chậu cũng xếp một lớp đất cục to để chống nước xối lên rẽ đất và gây đóng váng mặt chậu.Thông thường các cây khác 10
  12. không cần cầu kỳ quá như vậy, chỉ cần lưu ý là xung quanh bầu rễ bao giờ cũng phải cho đất màu. Quan trọng là vị trí của gốc cây trong chậu, cần chính giữa hay lệch về bên nào, độ cao thấp của gốc đúng tấm, độ nghiêng đúng dáng thế. Muốn vậy, ta đặt cây, chèn tạm đất rồi ngắm 4 mặt, ngắm gần và ngắm từ xa để điều chỉnh, bao giờ cây ở đúng vị trí đẹp nhất mới lấp đất. Tra đất vào xung quanh bầu từ từ từng lớp, dùng que đầu tù xọc, rồi lắc chậu, tiếp theo là tưới nước kiểu mưa rào cho đất len vào mọi ngóc ngách của rễ, không còn một lỗ hổng nào mới được. Nhũng cây như trà, đỗ quyên, địa lan thoải mái xếp những cục đất to cao trên mặt chậu. Các cây khác không được vào đất đầy khít miệng chậu, vì như vậy khi tưới nước sẽ chảy tuột đi hết ngay, ít nhất phải để rãnh chạy vòng theo miệng chậu để giữ được nước tưới. Nếu trời nắng cần che hoặc để cây chỗ râm mát khoảng mươi ngày. 11
  13. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi: - Trình bày quy trình thay đất thay chậu cho cây cảnh? - Chúng ta cần căn cứ vào những yếu tố gì để xác định thời điểm thay đất thay chậu cho cây? Cần có những dụng cụ gì để có thể thực hiện thay đất thay chậu cho cây cảnh? Thực hành: Bài 1: Thƣ̣c hành thay đất thay chậu cho cây cảnh 1. Mục đích - Hướng dẫn học viên thực hành viê ̣c thay đấ t thay châ ̣u cho cây cảnh 2. Yêu cầu - Học viên nắm vững các biểu hiện khi cần thay đất thay chậu - Biết cách phố i trô ̣n đấ t với các chấ t trồ ng phù hơ ̣p cho từng loa ̣i cây - Nắ m vững kỹ thuâ ̣t thay đấ t thay châ ̣u 3. Dụng cụ, vật tƣ - Các dụng cụ thay đất : xẻng, kéo, kìn, dao - Cây phôi, cây cảnh, vườn cây cảnh - Bảo hộ lao động. 4. Hình thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm. 5. Sản phẩm ứng dụng: 100% học viên biết thay đ ất thay chậu đúng kỹ thuật 6. Nội dung thực hành Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu Bước 2: Thực hành đánh giá thực tra ̣ng cây Bước 3: Thực hành thay đấ t thay châ ̣u 12
  14. Bước 4: Trình bày sản phẩm . 7. Tổ chức thực hiện - Có thể tiến hành buổi thực hành tại các cơ sở sản xuất cây cảnh . Học viên quan sát các vườn cây, lựa cho ̣n, đánh giá và cắ t tia. ̉ - Từng nhóm trình bày mô hình và phương án của mình. - Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và uốn nắn của giáo viên. 8. Đánh giá cho điểm - Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành. - Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau: + Kiểm tra quá trình quan sát của học viên. + Kiểm tra quá trình quan sát mẫu của học viên. + Đánh giá lựa chọn các thao tác của từng nhóm . C. Ghi nhớ: - Xác định đúng thời điểm cần thay đất thay chậu - Trô ̣n tỷ lê ̣ đấ t thay phù hơ ̣p 13
  15. Bài 2. Tƣới nƣớc và bón phân cho cây cảnh Mục tiêu: - Xác định được các bước trong quy trình chăm sóc cây sau trồng - Thực hiện được việc tưới nước, bón phân đúng quy trình kỹ thuật phù hợp với thời vụ và loài cây - Rèn luyện tính kiên trì, tỷ mỉ, vệ sinh, an toàn lao động A. Nội dung của bài 2.1. Tƣới ẩm Một cây Bonsai có thể chết nếu không có nước. Tưới nước đúng lịch thường chỉ mất công sức, nhưng bù lại nước sẽ thấm sâu vào cây. Khi đã trồng cây vào chậu với hốn hợp đất bạn lựa chọn việc chăm sóc sẽ dễ dàng hơn. Dù Bonsai phụ thuộc vào việc tưới nước đều đặn, nhưng trên thực tế nhiều cây đã chết vì úng ngập hơn là khô hạn. Nước nhiều vì tưới quá lâu sẽ làm cho rễ không nhận được oxy, sau đó nó sẽ bị chết và bắt đầu thối rữa. Do đó điều quan trọng cần lưu ý là: không bao giờ tưới nước cho cây khi nó không cần nước. 2.1.1. Thời điểm tưới nước Vần đề chính đi kèm với nước mà cây cần là làm sao đoán được sự ẩm ướt cúa đất ở bên dưới bề mặt có vẻ như hoàn toàn khô hạn, bạn có thể cào một lớp đất mỏng trên bề mặt chậu để quan sát và đoán biết độ ẩm của đất. Tuy nhiên, có một cách rất dễ để biết độ ẩm ở đất sâu bên dưới chậu là bao nhiêu: cầm một cây đũa bằng gỗ mềm và đẩy nó sâu xuống đất, bằng mọi cách phải sâu xuống đáy chậu. Nếu cảm thấy rễ đâm vào rễ bạn hãy thử một chỗ khác của chậu, góc chậu là tốt nhất. Giữ yên đũa khoảng 20 phút, sau đó lấy ra và sờ dưới cuối của phần đã chôn vào đất. Nếu thấy ẩm, chưa cần phải tưới nước, nếu thấy khô thì cần phải bổ sung nước ngay cho cây. Nên tưới nước vào buổi sáng và chiều mát, không nên tưới nước vào lúc trời nắng gắt. 14
  16. 2.1.2. Cách tưới - Tưới bình: Dùng ô doa tưới cho chậu cây, lưu ý chọn doa tạo ra dòng nước nhỏ để trành làm trôi đất và làm đất chặt bí. Không nên dung xô, thùng tưới nước đổ thẳng nước vào gốc cây sẽ làm đất nhanh bị dí chặt, trôi màu thậm chí tưới rồi cây vẫn chết vì đất quá chặt không thấm được nước. - Tưới phun mưa: đây là cách tưới phổ biến hiện nay. Tưới nước từ trên xuống với bình tưới có vòi sen là tốt nhất. Nếu bạn không dung bình tưới vòi sen, nước không thấm đều vào đất. - Tưới kiểu nhỏ giọt thấm dần: Thường áp dụng trong trường hợp khi đi vắng 2 – 3 ngày mà vẫn tưới được cho cây. Cách làm như sau: đổ nước vào bình, can treo lên cao và dùng bấc đèn hay giẻ quấn chặt vào gốc cây rồi nối vào bình nước, cho nước ngấm từ từ duy trì được sự sống của cây. - Ngậm chậu: Phương pháp này là một cách giải quyết khẩn cấp, chỉ cần thiết khi đất đã quá khô đến mức độ đẩy nước ra hoặc khi các loại đất có thành phần chủ yếu là đất sét đã trở nên quá cứng. Trong trường hợp như thế, bề ngoài có thể nhìn thấy mặt đất ẩm ướt, tạo cảm giác đất đã được thấm nước đều nhưng trên thực tế phía dước đất vẫn còn khô hạn. Bạn nên ngâm chậu vào nước, hạ thấp từ từ chậu vào nước, cho đến khi nước đã ngập đất. Lúc này bọt khí sẽ bắt đầu sủi lên. Đất chỉ thực sự ướt đều khi không còn các bọt khí . Khi ban đem chậu ra khỏi nước, chậu phải nặng hơn, nếu không nặng đất vãn chưa thấm nước đầy đủ. 2.2. Bón phân Nhìn vào nhãn của bất kỳ gói phân nào bạn sẽ thấy các chữ đầu N, P, K đều có ba con số đi theo. Các số này cho biết tỷ lệ giữa ba chất dinh dưỡng này và nồng độ tương quan của phân bón. Số cao chỉ nồng độ cô đọng của chất dinh dưỡng cao. 15
  17. VD: NPK 6:6:6 là một loại phân bón cân bằng với nồng độ vừa phải, trong khi đó NPK 20:5:5 là phân có hàm lượng N cao, loại này thường dùng để bón cho thảm cỏ. Ngoài ra, gói phân cũng liệt kê các chi tiết tỷ lệ pha loãng và sử dụng. Bạn làm theo hướng dẫn này là điều quan trọng vì dùng ít hơn liều thì nồng độ sẽ giảm đi. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều phân bón có thể làm “sót” rễ gây hư hại cho cây. Nói chung, dùng ít hơn liều lượng vẫn tốt hơn là dùng quá nhiều. 2.2.1. Thời điểm bón - Triê ̣u chứng thiế u hu ̣t dinh dưỡng Mỗi nguyên tố dinh dưỡng có một vai trò nhất định , sự thiếu hụt của bất kỳ nguyên tố nào đều ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của cây. Sự thiếu hụt này có thể do đất trồng không thỏa mãn và việc bón bổ sung dinh dưỡng không đủ hoặc bón đủ nhưng cây trồng không sử dụng được, hoặc bón mất cân đối. Trệu chứng thiếu hụt dinh dưỡng ở cây trồng được thể hiện dưới đây : + Thiếu đạm: Sinh trưởng còi cọc, Xuất hiện màu xanh lợt đến vàng nhạt trên các lá già, bắt đầu từ chóp lá. Tiếp đó là các lá già bị chết hoặc bị rụng tùy theo mức độ thiếu. Khi thiếu trầm trọng số hoa bị giảm nhiều, hàm lượng protein thấp hơn. + Thiếu lân: Cây còi cọc toàn bộ, các lá trưởng thành có màu xanh sẫm đến lam lục, rễ bị kìm hãm. Khi thiếu trầm trọng lá và thân có vết tím, thân mảnh, không có hoặc phát triển kém về hạt, quả kém phát triển. + Thiếu kali (K): Úa vàng dọc mép lá , chóp lá già chuyển nâu, sau đó các triệu chứng này dần phát tnển vào phía trong theo chiều từ chóp lá trở xuống , từ mép lá trở vào. Cây phát triển chậm và còi cọc, thân yếu, cây dễ bị đổ ngân. + Thiếu canxi (Ca): Thiếu canxi thường ít thấy trên đống ruộng vì các ảnh hưởng phụ gân liền với độ chua hạn chế sinh trưởng. Các lá non của cây mới 16
  18. trồng thường bị ảnh hưởng trước tiên. Chúng bị biến dạng, nhỏ và có màu xanh lụa sẫm không bình thường. Lá có hình đài hoa và quăn, các chồi tận cùng suy thoái, Sinh trưởng của rễ bị suy yếu, cổ rễ thường gãy. Định sinh trưởng (chồi tận cùng) của cây bị khô khi thiếu nặng, chồi và hoa rụng sớm, cấu trúc thân bị yếu. + Thiếu ma giê (Mg): Úa vàng ở phần thiṭ giữa các gân lá , chủ yếu ở lá già do diệp lục tố hình thành không đầy đủ, gây nên vết sọc hoặc vết không liên tục . Khi thiếu trầm trọng có thể bị khô và chết . Lá nhỏ, giòn ở thời kỳ cuối và mép lá cọng lên. Nhánh yếu và dễ bị nấm bệnh tấn công , trường bị rụng lá sớm. + Thiếu lưu huỳnh (S): Các lá non trở nên xanh vàng nhẹ hoặc vàng lợt , Sinh trưởng của chồi bị hạn chế , ảnh hưởng đến số hoa . Thân cứng , hóa gỗ sớm và đường kính thân nhỏ . + Thiếu kẽm (Zn): Xuất hiện chủ yếu trên các lá đã trưởng thành hoàn toàn (lá thứ 2 và 3 từ trên xuống). + Thiếu đồng (Cu): Ở cây ngũ cốc xuất hiện m àu vàng và quăn phiến lá , số bông bị hạn chế, hạt kém phát triể n . + Thiếu Fe : Úa vàng ở các gân lá điển hình , các lá non bị ảnh hưởng trước tiên, đỉnh và mép lá giữ màu xanh lâu nhất. Trường hợp thiếu nặng, toàn bộ thịt và gân lá chuyển vàng và cuối cùng trở thành trắng nhợt. - Yêu cầu phân bón cho cây Bonsai Bón phân cho cây Bonsai cá nghaa là chú ý kỹ đến các nhu cầu chuyân ̃ biệt của cây ở mỗi giai đoạn phát của nó , cung cấp cho nó đúng những chất dinh dưỡng mà nói cầ n và vào đúng lúc . Mặc dầu đúng là các yếu tố cần thiết cho tăng trưởng của cây là lấy từ nước , không khí và đất , nhưng cũng đúng các cây Bonsai không phải luôn luôn có được những điều kiê ̣n tối ưu cho sự sống còn của chúng ở trong những châ ̣u nhỏ Phân bón có thể giúp cho chúng thích nghi 17
  19. được với những điề u kiện dưới mức lý tưởng Vì lươ ̣ng đất trồ ng rấ t ít nên thỉnh thoảng phải bón phân cho cây . Một số nguyên tắ c khi chọn và sử dụng phân bón + Thăm dò các nhu cầu chuyên biệt của cây + Lập kế hoạch bón phân, phân hữu cơ phải được bón it nhất là một tháng sớm ́ hơn phân hóa học + Nếu sang chậu (và như thế là thay đất ) mỗi năm , thì có thể giảm được các nguy cơ bất ngờ nếu dùng phân hóa học + Tưới nước thường xuyên có xu hướng làm trôi các chất dinh dưỡng : do đó nên bón phân thêm vào mùa mưa và mùa khô ; nếu dùng phân hóa học thì hai tuần bón mô ̣t lầ n + Không nên bón phân vào thời kỳ nóng nhất trong năm + Nếu bón phân hoá học thì chỉ nên dùng phân nửa liều lượng do nhà sản xuất khuyến cáo ; nếu dùng phân hữu cơ ở thể khô , thì chỉ nên bón hai lần trong một năm vào đầu mùa tăng trưởng (mùa mưa) và cuối mùa khô. + Không nên bón phân cho cây khi mới thay chậu, chỉ bón khi cây đã tái tạo đủ rễ và lá. 2.2.2. Các loại phân bón Phân hữu cơ: Thường được sử dụng để trồng cây cảnh vì chúng phân hủy chậm, giải phóng các chất dinh dưỡng thông qua hoạt động của các vi sinh vật trong đất. Khi sử dụng phân hữu có cần phải chọn các loại phân đã được ngâm ủ và hoai mục. Phân vô cơ: phân NPK, DAP, phân bón qua lá... 18
  20. Ảnh 3.17: Các loại phân bón 2.2.3. Cách bón Vì lượng đất trồng ít nên thường một năm ta bón hai lần cho cây, một lần vào mùa khô và một lần vào mùa mưa. Cây đang phát triển thì bón nhiều còn cây đã định hình thì bón ít, những loại cây thay lá theo mùa thì bón sau khi lá rụng, không nên bón phân cho cây khi cây đang tạo nụ, trổ hoa, ra trái vì chúng có thể gây hiện tượng rung hoa trái. Thường một năm bón phân 2 lầ n: một lấn vào mùa khô (ít) và một lầ n vào mùa mưa (nhiều). Lượng phân bón : tùy tình trạng , tùy loài cây và tùy theo mùa , cây đang phát triển thì cầ n nhiều , cây đã thành thục thì cần ít hơn Những loài cây cho ra một đợt chồ i mỗi năm thì chỉ bón phân vào lúc cây trưởng thành . Những loài cây ra chồi quanh năm thì bón phân đề u đă ̣t hơn , mỗi lầ n một ít . Những loài thay lá thì nên bón phân sau khi lá rụng . Bón phân vào mùa khô hay mùa lá rụng sẽ làm cho thân cây Bonsai dày lên và cứng nhấc hơn . Không nên bón phân khi cây đang ta ̣o nu ̣ hoă ̣c đang trổ hoa ra trái vì chúng sẽ ru ̣ng hoặc bi ̣ '"cháy". Không bón phân cho những cây vừa mới thay đất, thay chậu, nên đợi 3 tháng sau cho cây tái tạo đủ rễ rồi hãy bón phân . Phân bón thuộc loa ̣i vô cơ (gọi là phân hóa học) hay hữu cơ cũng đều có chứa những nguyên tố mà ta có thể phân ra thành nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng. Đạm, lân và kali được gọi là nguyên tố đại lượng là vì cây sử du ̣ng chúng với mỗi lượng lớn, 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2