intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Chế chạt, kết tinh thạch cao - MĐ03: Sản xuất muối công nghiệp

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:40

122
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Chế chạt, kết tinh thạch cao thuộc MĐ03 nghề "Sản xuất muối công nghiệp" trang bị kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ sơ cấp nghề cho người học. Để hoàn thành được nhiệm vụ đó, mô đun Chế chạt - Kết tinh thạch cao bao gồm 2 bài: chế chạt khu bay hơi và chế chạt kết tinh thạch cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Chế chạt, kết tinh thạch cao - MĐ03: Sản xuất muối công nghiệp

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHẾ CHẠT-KẾT TINH THẠCH CAO MÃ SỐ: MĐ03 NGHỀ: SẢN XUẤT MUỐI CÔNG NGHIỆP Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình. Cho nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác có ý đồ lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ03
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Qua khảo sát nhu cầu đào tạo thực tế tại các vùng ven biển phía Nam có sản xuất muối phơi nƣớc, chúng tôi có một số kết luận nhƣ sau: Công việc sản xuất muối biển trong đó có sản xuất muối phơi nƣớc của ngƣời sản xuất muối chủ yếu dựa vào kinh nghiệm tập quán từ xa xƣa để lại. Vì vậy, sản phẩm muối phơi nƣớc chỉ để phục vụ sinh hoạt trực tiếp của đời sống xã hội, nhiều vấn đề vƣớng mắc trong sản xuất không tự giải quyết đƣợc do thiếu kiến thức và kỹ thuật. Hiện nay, nhu cầu học tập một khóa đào tạo ngắn hạn về sản xuất muối công nghiệp cho ngƣời sản xuất muối ở các vùng ven biển có sản xuất muối là rất thực tế và thiết thực với điều kiện thời gian đào tạo ngắn, chi phí thấp và thời điểm học linh hoạt. Việc viết tài liệu, giáo trình áp dụng cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dƣới 3 tháng, trƣớc hết là các khoá đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 đang là vấn đề cấp bách đƣợc Nhà nƣớc ƣu tiên. Theo chỉ đạo của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trƣờng TH nghiệp vụ quản lý LTTP tổ chức xây dựng chƣơng trình đào tạo nghề „Sản xuất muối công nghiệp‟ nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế tại cơ sở sản xuất muối và nhu cầu của ngƣời sản xuất muối tại các vùng ven biển. Chƣong trình đào tạo nghề „Sản xuất muối công nghiệp‟ đƣợc xây dựng theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 của Thông tƣ 31/2010/TT-BLĐTBXH. Để xây dựng theo đúng mẫu quy định chúng tôi đã mời chuyên gia về tham gia hội thảo phân tích nghề/việc làm (Hội thảo DACUM). Chƣơng trình đã đƣợc sự góp ý của các chuyên gia về lĩnh vực chế chạt-kết tinh muối trong và ngoài trƣờng. Chƣong trình đào tạo nghề „Sản xuất muối công nghiệp‟ bao gồm môn học Kiến thức chung về sản xuất muối, mô đun Lấy nƣớc biển nồng độ cao, mô đun Kiểm tra, tu sửa thiết bị sản xuất muối công nghiệp, mô đun Chế chạt-Kết tinh thạch cao, mô đun Kết tinh muối-Thu hoạch muối công nghiệp và mô đun Thu hoạch sản phẩm phụ. Trong đó, mô đun Chế chạt-Kết tinh thạch cao trang bị kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ sơ cấp nghề cho ngƣời học. Để hoàn thành đƣợc nhiệm vụ đó, mô đun Chế chạt-Kết tinh thạch cao bao gồm 2 bài: Bài 1: Chế chạt khu bay hơi Bài 2: Chế chạt kết tinh thạch cao Ban biên soạn xin chân thành cảm ơn các chuyên gia, cán bộ quản lý, công nhân lành nghề đã đóng góp những ý kiến thẳng thắn, khoa học và trách nhiệm để giáo trình mô đun Sản xuất muối công nghiệp thực sự có ích cho cho ngƣời học và bạn đọc. Tham gia biên soạn, chủ biên: Vũ Văn Phát
  4. 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU ..........................................................................................2 MỤC LỤC ....................................................................................................3 Giới thiệu mô đun: ........................................................................................5 Bài 1: Chế chạt khu bay hơi ..........................................................................5 1. Lấy nƣớc vào sản xuất ...................................................................................6 1.1. Lấy nƣớc vào sản xuất bằng phƣơng pháp tự lƣu........................................7 1.2. Lấy nƣớc vào sản xuất bằng động lực....................................................... 10 2. Chế chạt bƣớc 1 khu bay hơi ....................................................................... 11 2.1. Các phƣơng pháp chế chạt ........................................................................ 12 2.2. Khống chế độ sâu nƣớc phơi .................................................................... 18 2.3. Khống chế nồng độ nƣớc phơi .................................................................. 19 3. Chế chạt bƣớc 2 khu bay hơi ....................................................................... 20 3.1. Khống chế độ sâu nƣớc phơi .................................................................... 20 3.2. Khống chế nồng độ nƣớc phơi .................................................................. 21 4. Vận chuyển nƣớc lên khu kết tinh thạch cao ............................................... 21 4.1. Kiểm tra nồng độ nƣớc chạt trƣớc khi vận chuyển nƣớc chạt lên khu kết tinh thạch cao .................................................................................................. 21 4.2. Kiểm tra lƣợng nƣớc chạt cần vận chuyển lên khu kết tinh thạch cao ....... 22 4.3. Bơm nƣớc chạt lên khu kết tinh thạch cao ................................................ 22 Bài 2: Chế chạt kết tinh thạch cao ............................................................... 23 1. Chế chạt kết tinh thạch cao bƣớc 1 .............................................................. 23 1.1. Điều chỉnh độ sâu và đƣờng chuyển chạt.................................................. 25 1.2. Điều chỉnh nồng độ nƣớc chạt ra khỏi bƣớc 1 .......................................... 26 2. Chế chạt kết tinh thạch cao bƣớc 2 .............................................................. 27 2.1. Điều chỉnh độ sâu và đƣờng chuyển chạt.................................................. 27 2.2. Điều chỉnh nồng độ và thời gian lƣu giữ nƣớc chạt .................................. 27 Bài đọc thêm ............................................................................................... 28 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ..................................................... 35 Tài liệu tham khảo ....................................................................................... 38 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP ........................... 39 DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU ................................................ 39
  5. 4 ́ ́ CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHƢ̃ VIÊT TĂT STT Đã viết Đƣợc hiểu là o 1. Bé Độ Bô mê Đƣợc cô đặc từ nƣớc biển, hàm lƣợng NaCl trên 50% tổng 2. Nƣớc chạt muối 3. Chế chạt Cô đặc nƣớc biển, nƣớc chạt lên một nồng độ nào đó 4. Nƣớc ót Dịch lỏng còn lại sau khi thu muối Muối tạp Các loại muối có trong nƣớc biển, nƣớc chạt, nƣớc ót mà 5. chất không phải là NaCl 6. Hàm ẩm Thành phần nƣớc (H2O) 7. Ruộng muối Khu vực phơi nƣớc-Chế chạt Mở phai (tháo cống) hoặc bơm nƣớc chạt từ ruộng này sang 8. Chuyển chạt ruộng khác Lƣợng bay 9. Hiệu số giữa lƣợng bay hơi và lƣợng mƣa hơi có hiệu Diện tích có Hiệu số giữa diện tích toàn đồng và các loại diện tích không 10. hiệu của đƣợc sử dụng làm mặt thoáng bay hơi trực tiếp đồng muối 11. Xj Nồng độ nƣớc mặn ban đầu đƣa vào cô đặc 12. X Nồng độ nƣớc chạt trong quá trình cô đặc
  6. 5 MÔ ĐUN: CHẾ CHẠT-KẾT TINH THẠCH CAO Mã mô đun: MĐ03 Giới thiệu mô đun: - Khi học xong mô đun Chế chạt-Kết tinh thạch cao, ngƣời học sẽ: + Liệt kê đƣợc các công việc khi chế chạt tại các công đoạn + Liệt kê đƣợc các công việc khi chế chạt kết tinh thạch cao tại các công đoạn + Thực hiện đƣợc các công việc trong quá trình chế chạt tại các công đoạn + Thực hiện đƣợc các công việc trong quá trình chế chạt kết tinh thạch cao tại các công đoạn + Tuân thủ quy trình kỹ thuật trong chế chạt và chế chạt kết tinh thạch cao - Mô đun Chế chạt-Kết tinh thạch cao bao gồm 2 bài: Bài 1: Chế chạt khu bay hơi Bài 2: Chế chạt kết tinh thạch cao Trong mỗi bài ngƣời học cần ghi nhớ yêu cầu kỹ thuật đối với kỹ năng nghề nghiệp cụ thể, tự giác rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp. Khi trả bài, phần chỉ tiêu kỹ thuật đối với kỹ năng nghề nghiệp cụ thể đƣợc đánh giá quan trọng hơn cả. Bài 1: Chế chạt khu bay hơi Mục tiêu: Học xong bài này, học viên có khả năng: - Mô tả đƣợc quá trình tăng nồng độ của nƣớc biển, nƣớc chạt - Liệt kê đƣợc các việc cần thực hiện trong quá trình chế chạt tại khu bay hơi - Thực hiện đƣợc các thao tác kỹ thuật trong chế chạt tại khu bay hơi - Tuân thủ quy trình kỹ thuật chế chạt tại khu bay hơi A. Nội dung:
  7. 6 Hình 1.1: Khu bay hơi - Khu bay hơi chiếm khoảng 80% diện tích đồng muối - Khu bay hơi là khu có cốt đất thấp nhất trong đồng muối - Khu bay hơi là khu có mức độ thấm lớn nhất trong đồng muối - Nƣớc chạt tại khu bay hơi có độ mặn thấp nhất trong đồng muối - Mức độ đầm ép tại khu bay hơi là thấp nhất trong đồng muối 1. Lấy nƣớc vào sản xuất - Nƣớc biển, nguyên liệu sản xuất muối đƣợc dự trữ trong hồ chứa - Ngoài tác dụng chứa nƣớc nguyên liệu, hồ chứa còn nâng cao nồng độ của nƣớc nguyên liệu - Lƣợng nƣớc biển đƣa vào sản xuất muối phụ thuộc vào: + Nồng độ nƣớc biển + Lƣợng bay hơi có hiệu + Diện tích bay hơi + Độ thẩm lậu của nền ruộng - Lƣợng nƣớc biển đƣa vào sản xuất muối đƣợc tính toán dựa trên tính toán công nghệ của từng đồng muối cụ thể - Hiện tại các đồng muối ở Việt Nam xác định lƣợng nƣớc đƣa vào sản xuất muối theo công nghệ PHABA
  8. 7 1.1. Lấy nƣớc vào sản xuất bằng phƣơng pháp tự lƣu Lấy nƣớc vào sản xuất bằng phƣơng pháp tự lƣu nghĩa là lợi dụng chiều cao mực nƣớc trong hồ chứa để nƣớc tự chảy qua phai (cống) vào ô bay hơi. Khi các ô bay hơi có cốt đất thấp hơn mực nƣớc trong hồ chứa, có thể để nƣớc tự chảy vào các ô bay hơi. Trình tự lấy nƣớc vào sản xuất bằng phƣơng pháp tự lƣu: - Kiểm tra tính sẵn sàng hoạt động phơi chế chạt của các ô bay hơi + Kiểm tra điều kiện vệ sinh của các ô bay hơi Trƣờng hợp thƣờng gặp là ô bị lớp rong rêu che phủ, lớp rong rêu đó làm giảm điều kiện bay hơi nƣớc ngọt của ô ruộng. + Kiểm tra điều kiện kỹ thuật của các ô bay hơi Trƣờng hợp thƣờng gặp là ô bị mềm nhũn, nền ô có độ mặn thấp, nƣớc chạt ở các ô này rất chậm tăng độ mặn. Cũng có thể xảy ra trƣờng hợp ô bị thiếu cánh phai hoặc cánh cống gây khó khăn cho việc vi chỉnh lƣu lƣợng. Khi ô bay hơi đã sẵn sàng hoạt động phơi chế chạt thì tiếp tục: *Trường hợp chế chạt tĩnh: + Đóng phai xả nƣớc của các ô bay hơi + Mở phai nhận nƣớc của các ô bay hơi + Khi các ô bay hơi đã đủ độ sâu, đóng phai nhận nƣớc của các ô bay hơi + Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, điều kiện thực tế lập nên kế hoạch đóng, mở phai nhận hoặc xả nƣớc của các ô bay hơi *Trường hợp chế chạt động: + Điều chỉnh phai cấp nƣớc cho sản xuất của hồ chứa + Điều chỉnh phai nhận nƣớc của các ô bay hơi + Điều chỉnh phai chuyển nƣớc của các ô bay hơi + Cơ sở điều chỉnh phai là nồng độ nƣớc chạt cần khống chế tại các cửa phai theo dây chuyền công nghệ
  9. 8 Phai nhận nƣớc của ô bay hơi Hình 2.2: Phai nhận nước của ô bay hơi chế chạt tĩnh - Cửa (cánh) phai thƣờng làm bằng gỗ chịu nƣớc, chịu nhiệt - Hàng năm (vụ sản xuất) cửa phai đƣợc bổ sung, thay thế trên phạm vi toàn đồng muối - Đóng phai khi đã nhận đủ nƣớc chạt - Các phai chƣa sử dụng đến (dự trữ) đƣợc ngâm trong nƣớc - Không đƣợc dẫm lên phai khi đi lại Thƣờng phai xả nƣớc của ô bay hơi trƣớc chính là phai nhận nƣớc của ô bay hơi sau (trƣờng hợp chế chạt động), nên gọi chung là phai chuyển nƣớc.
  10. 9 Phai chuyển nƣớc Hình 2.3: Phai chuyển nước của ô bay hơi chế chạt động - Cửa (cánh) phai thƣờng làm bằng gỗ chịu nƣớc, chịu nhiệt - Hàng năm (vụ sản xuất) cửa phai đƣợc bổ sung, thay thế trên phạm vi toàn đồng muối - Có thể hiệu chỉnh lƣu lƣợng qua phai - Các phai chƣa sử dụng đến (dự trữ) đƣợc ngâm trong nƣớc - Không đƣợc dẫm lên phai khi đi lại Diện tích khu bay hơi thƣờng chiếm 80% diện tích của đồng muối khi nồng độ của nƣớc biển 3÷3,5 oBé (khi nồng độ của nƣớc biển thấp hơn tỷ lệ này còn cao hơn nữa). Cho nên, lƣợng phai cần xử lý (đóng, mở hoặc điều chỉnh) là rất lớn, cần phải nắm vững quy trình và kỹ thuật chế chạt để xử lý đối với từng phai cụ thể thì việc chế chạt mới đạt hiệu quả cao (thƣờng độ mở của cửa phai giảm dần từ đầu quá trình đến cuối quá trình).
  11. 10 Phai chuyển nƣớc Hình 2.4: Phai chuyển nước của ô bay hơi cuối dây chuyền công nghệ - Loại phai này có độ bền chắc lớn hơn phai của các ô đầu dây chuyền công nghệ - Vị trí phai thƣờng ở góc ô - Lƣu lƣợng qua phai này đƣợc quan tâm nhiều hơn phai của các ô đầu dây chuyền công nghệ 1.2. Lấy nƣớc vào sản xuất bằng động lực Khi các ô bay hơi có cốt đất cao hơn mực nƣớc trong hồ chứa, chỉ có thể sử dụng bơm để bơm nƣớc từ hồ chứa vào các ô bay hơi. Lấy nƣớc vào sản xuất bằng động lực nghĩa là sử dụng bơm để bơm nƣớc từ hồ chứa vào các ô bay hơi. Trình tự lấy nƣớc vào sản xuất bằng động lực: - Kiểm tra tính sẵn sàng hoạt động phơi chế chạt của các ô bay hơi + Kiểm tra điều kiện vệ sinh của các ô bay hơi Trƣờng hợp thƣờng gặp là ô bị lớp rong rêu che phủ, lớp rong rêu đó làm giảm điều kiện bay hơi nƣớc ngọt của ô ruộng. + Kiểm tra điều kiện kỹ thuật của các ô bay hơi Trƣờng hợp thƣờng gặp là ô bị mềm nhũn, nền ô có độ mặn thấp, nƣớc chạt ở các ô này rất chậm tăng độ mặn. - Khi ô bay hơi đã sẵn sàng hoạt động phơi chế chạt thì tiếp tục:
  12. 11 *Trường hợp chế chạt tĩnh: + Mở phai nhận nƣớc của các ô bay hơi + Đóng phai xả nƣớc của các ô bay hơi + Vận hành bơm cấp nƣớc cho sản xuất + Tắt bơm cấp nƣớc cho sản xuất khi các ô bay hơi đã đủ độ sâu + Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, điều kiện thực tế lập nên kế hoạch vận hành trạm bơm. *Trường hợp chế chạt động: + Điều chỉnh phai nhận nƣớc của các ô bay hơi + Điều chỉnh phai chuyển nƣớc của các ô bay hơi + Vận hành bơm cấp nƣớc cho sản xuất + Tắt bơm cấp nƣớc cho sản xuất khi các ô bay hơi đã đủ độ sâu, máng tạo thế năng cho nƣớc sản xuất đã đủ nƣớc + Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, điều kiện thực tế lập nên kế hoạch vận hành trạm bơm. 2. Chế chạt bƣớc 1 khu bay hơi Đƣa nƣớc biển từ hồ chứa vào toàn khu bay hơi, độ sâu nƣớc phơi giảm dần từ đầu dây chuyền nơi đƣa nƣớc biển vào đồng đến ô cuối khu bay hơi. (những ô ruộng đầu có độ sâu nƣớc cao, những ô ruộng cuối có độ sâu nƣớc thấp). Khi phơi nƣớc chế chạt, nƣớc ngọt trong nƣớc chạt bị bay hơi. Nƣớc chạt bị bay hơi nƣớc ngọt nƣớc chạt sẽ tăng nồng độ. Khi thiết kế đồng muối ngƣời ta chọn một giá trị nồng độ nƣớc biển điển hình nhiều năm ở đồng muối, nồng độ nƣớc biển đó đƣợc sử dụng để tính toán dây chuyền công nghệ PHABA cho đồng muối đó. Trong thực tế sản xuất, nồng độ nƣớc biển luôn thay đổi theo diện biến thời tiết của từng thời kỳ, nên cần thiết phải tính toán để điều chỉnh tỷ lệ diện tích của các khu vực khi điều hành dây chuyền sản xuất thực tế. Cách tính toán nhƣ sau: Chọn nồng độ thực tế đƣa vào đồng muối Chọn nồng độ cuối cùng của chu trình sản xuất, thƣờng 30oBé Căn cứ bảng biến đổi diện tích khi cô đặc 1m3 nƣớc biển từ nồng độ đƣa vào dây chuyền sản xuất đến nồng độ cuối của dây chuyền sản xuất. Dựa trên số liệu quan hệ fxj--30 - Xi để tính toán tỷ lệ diện tích các khu vực: Khu bay hơi từ nồng độ nƣớc đƣa vào dây chuyền sản xuất đến 14oBé:
  13. 12 fbh= Fxj--30 – f14-30 x 100% Fxj-30 Khu khu kết tinh thạch cao từ 14oBé đến 25oBé: ftc= f14-30 – f25-30 x 100% fxj→30 Khu kết tinh muối từ 25oBé 30oBé: f25-30 fm= x 100% fxj→30 Ví dụ: Tính phân bố diện tích các khu vực khi cô đặc nƣớc biết nồng độ nƣớc biển 3oBé. 1,1092 - 0,2393 fbh= x 100% = 78,5% 1,1092 0,2393 - 0,1146 ftc= x 100% = 11,2% 1,1092 0,1146 - fm= x 100% = 10,3% 1,1092 Trên cơ sở xác định tỷ lệ diện tích các khu bay hơi, kết tinh thạch cao và kết tinh muối bố trí diện tích các khu vực và điều khiển dây chuyền chế chạt phù hợp với lƣợng bay hơi và nồng độ nƣớc biển hiện có tại đồng muối. Kiểm tra nồng độ nƣớc chạt tại các cửa phai và điều chỉnh phai để nồng độ nƣớc chạt dần đạt đến giá trị mong muốn. Khi nồng độ nƣớc chạt “non” (chƣa đạt đến giá trị mong muốn) phải điều chỉnh phai để nƣớc chạt chảy chậm lại, ngƣợc lại nồng độ nƣớc chạt “già” (đạt đến giá trị mong muốn trƣớc điểm cuối của dây chuyền chế chạt) phải điều chỉnh phai để nƣớc chạt chảy nhanh lên điều đó cũng có nghĩa độ sâu của nƣớc chạt trong ruộng trƣớc phai đã giảm đi. 2.1. Các phƣơng pháp chế chạt Gồm hai phƣơng pháp chính là bay hơi nƣớc chạt tĩnh và phƣơng pháp bay hơi nƣớc chạt lƣu động. Trong thực tế sản xuất có các cách chế chạt là biến tƣớng của hai phƣơng pháp trên: - Chế chạt nƣớc lót đáy ô. - Chế chạt không lót đáy ô, không phơi ô. - Chế chạt có phơi đáy ô. - Chế chạt theo kiểu phơi mỏng chăm chảy. Các thao tác trong chế chạt:
  14. 13 - Kiểm tra nồng độ nƣớc biển - Tính toán lƣợng nƣớc biển cần thiết cho chu kỳ sản xuất - Mở phai (cống) lấy nƣớc, cho trạm bơm hoạt động - Cho nƣớc biển vào khắp khu bay hơi và khống chế chiều sâu phơi chạt khác nhau tại các ô bay hơi. Theo dòng chảy các ô trƣớc chiều sâu nƣớc phơi lớn, các ô tiếp theo giảm dần 2.1.1. Các loại đƣờng chuyển chạt Trong sản xuất muối biển theo phƣơng pháp phơi nƣớc, nƣớc biển (về sau là nƣớc chạt cho nên gọi chung là nƣớc chạt) đƣợc luân chuyển trong dây chuyền công nghệ để bay hơi nƣớc ngọt tăng nồng độ. Có nhiều cách để luân chuyển nƣớc chạt, mỗi cách luân chuyển nƣớc chạt trong ngành sản xuất muối biển theo phƣơng pháp phơi nƣớc gọi là một loại đƣờng chuyển chạt. Trong sản xuất muối biển theo phƣơng pháp phơi nƣớc có các kiểu chuyển chạt sau: - Kiểu chuyển chạt thuận: Trong kiểu chuyển chạt thuận, nƣớc chạt đƣợc luân chuyển dần từ đầu dây chuyền công nghệ đến cuối dây chuyền công nghệ. Có thể mô hình hoá kiểu chuyển chạt thuận nhƣ sau:
  15. 14 - Đầu quá trình hay cuối quá trình chỉ là quy ƣớc - Vị trí mũi tên trong mô hình chính là vị trí của phai chuyển nƣớc chạt - Kiểu chuyển chạt thuận đƣờng chuyển nƣớc không dài - Không có lợi cho sự bay hơi - Chi phí thi công xây dựng đồng muối ban đầu thấp - Kiểu chuyển chạt ngang: Có thể mô hình hoá kiểu chuyển chạt ngang nhƣ sau:
  16. 15 - Đầu quá trình hay cuối quá trình chỉ là quy ƣớc - Vị trí mũi tên trong mô hình chính là vị trí của phai chuyển nƣớc chạt - Kiểu chuyển chạt ngang đƣờng chuyển nƣớc dài - Có lợi cho sự bay hơi - Yêu cầu về độ chênh cao giữa các ô lớn - Chi phí thi công xây dựng đồng muối ban đầu lớn - Kiểu chuyển chạt xiên: Mô hình hoá kiểu chuyển chạt xiên nhƣ sau:
  17. 16 - Đầu quá trình hay cuối quá trình chỉ là quy ƣớc - Vị trí mũi tên trong mô hình chính là vị trí của phai chuyển nƣớc chạt - Kiểu chuyển chạt xiên đƣờng chuyển nƣớc ngắn - Không có lợi cho sự bay hơi - Yêu cầu về độ chênh cao giữa các ô không lớn - Chi phí thi công xây dựng đồng muối ban đầu thấp Kiểu chuyển chạt xiên tuy độ chênh cao giữa các sân không lớn nhƣng đƣờng chuyển nƣớc ngắn lại nhiều, nƣớc chạt chậm tăng nồng độ. - Kiểu chuyển chạt ngƣợc: Mô hình hoá kiểu chuyển chạt ngƣợc nhƣ sau:
  18. 17 - Đầu quá trình hay cuối quá trình chỉ là quy ƣớc - Vị trí mũi tên trong mô hình chính là vị trí của phai chuyển nƣớc chạt - Kiểu chuyển chạt ngƣợc đƣờng chuyển nƣớc dài - Có lợi cho sự bay hơi - Yêu cầu về độ chênh cao giữa các ô lớn - Chi phí thi công xây dựng đồng muối ban đầu cao - Kiểu chuyển chạt hỗn hợp: Kiểu chuyển chạt hỗn hợp là kiểu chuyển chạt kết hợp cả bốn kiểu chuyển chạt nói trên để tận dụng địa hình tự nhiên. Áp dụng công nghệ PHABA là đã đƣơng nhiên sử dụng kiểu chuyển chạt hỗn hợp để tận dụng địa hình vừa ít tốn chi phí san lấp mà đƣờng chuyển nƣớc chạt lại đƣợc kéo dài tạo điều kiện tốt cho sự bay hơi nâng cao nồng độ nƣớc chạt. 2.1.2. Điều chỉnh đƣờng chuyển chạt Khi nồng độ nƣớc chạt tại các điểm đo có sự sai khác xa so với yêu cầu, việc điều chỉnh khẩu độ phai (thay đổi tốc độ dòng chảy) sẽ không đủ mạnh để nồng độ nƣớc chạt tại các điểm đo dần đến nồng độ yêu cầu thì phải sử dụng
  19. 18 đến biện pháp điều chỉnh đƣờng chuyển chạt kết hợp thay đổi tốc độ dòng chảy. Nguyên tắc chung nhất của biện pháp điều chỉnh đƣờng chuyển chạt kết hợp thay đổi tốc độ dòng chảy là đƣờng chuyển chạt càng dài, tốc độ dòng chảy càng lớn thì càng có lợi cho việc tăng nồng độ nƣớc chạt (các điều kiện về khí tƣợng là không đổi). Việc điều chỉnh đƣờng chuyển chạt kết hợp thay đổi tốc độ dòng chảy có thể thực hiện theo nhiều cách: - Thay đổi hƣớng chuyển chạt - Thay đổi vị trí phai (cống) - Đắp bờ lửng -… Nƣớc vào ruộng Cống phai vào Bờ lửng Ruộng phơi nƣớc chế chạt Cống phai ra Nƣớc ra khỏi ruộng Hình 2.9. Ô ruộng phơi nước chế chạt 2.2. Khống chế độ sâu nƣớc phơi Qua quá trình bay hơi, sự phân bố nồng độ nƣớc chạt đƣợc hình thành vì cùng điều kiện bay hơi tự nhiên nhƣ nhau nhƣng các ô ruộng có độ sâu nƣớc khác nhau. Nồng độ nƣớc chạt tăng dần từ đầu dây chuyền chuyển nƣớc đến cuối dây chuyền khu bay hơi (do chênh lệch độ sâu nƣớc phơi tạo nên). Tiếp tục tăng dần lƣợng nƣớc biển vào các ô ruộng đầu, chuyển nƣớc chạt đã đƣợc bay hơi, nâng cao nồng độ xuống các ô ruộng tiếp theo để tăng dần lƣợng nƣớc chạt phơi trên khu bay hơi.
  20. 19 Khi lƣợng nƣớc chạt đạt nồng độ quy định và có đủ số lƣợng cung cấp cho các ô ruộng tiếp theo, bắt đầu tháo nƣớc chạt vào các ô ruộng tiếp theo. Từ thời điểm này độ sâu nƣớc phơi (nƣớc chạt) mới đƣợc khống chế và dần đi vào ổn định. Việc cung cấp nƣớc biển vào đồng muối là gián đoạn, phụ thuộc chế độ thủy triều (nếu chỉ đơn thuần lấy nƣớc bằng tự lƣu). Đối với những đồng muối có hồ chứa, hồ chứa vừa là nơi dự trữ nƣớc sản xuất, vừa là nơi bay hơi nâng cao nồng độ nƣớc biển. Có nơi hồ chứa nâng nồng độ nƣớc đƣa vào dây chuyền sản xuất lên đến o 4,5 Bé làm tăng sản lƣợng muối và thạch cao. Tuy nhiên, vai trò chính của hồ chứa là dự trữ nƣớc biển cho sản xuất, đảm bảo sản xuất liên tục. Do đó, cần phải bảo đảm hồ chứa có đầy đủ nƣớc, tăng độ sâu chứa nƣớc của hồ khi thủy triều lên cao. Đối với khu bay hơi, các ô đầu tiên nằm trong dây chuyền sản xuất ngoài làm nhiều nƣớc bay hơi, làm tăng nồng độ nƣớc biển, còn đóng vai trò cung cấp nƣớc cho dây chuyền sản xuất không bị đứt đoạn. Căn cứ vào nhu cầu nƣớc của cả dây chuyền để tăng độ sâu nƣớc phơi ở các ô này cho thích hợp. Cần chú ý khu bay hơi nồng độ thấp thẩm lậu nhiều, do đó lƣợng nƣớc dự trữ càng phải lớn. Khống chế độ sâu nƣớc phơi của khu vực chế chạt phụ thuộc vào thời tiết. Độ sâu phơi nƣớc lớn tận dụng đƣợc năng lƣợng mặt trời, nhƣng tốc độ tăng nồng độ chậm, kéo dài thời gian chế chạt. Cho nên, khi cần tranh thủ thời gian để có nƣớc chạt nồng độ cao phải giảm độ sâu nƣớc phơi (phơi mỏng). Đồng muối công nghiệp chu kỳ thu muối dài ngày, chiều sâu nƣớc chạt lớn, khi điều kiện thời tiết tốt, nên khống chế chiều sâu phơi nƣớc theo định mức (đã đƣợc kiểm nghiệm bằng thực tế sản xuất muối công nghiệp: Khu bay hơi bƣớc 1 từ 30÷40 cm). 2.3. Khống chế nồng độ nƣớc phơi Khống chế nồng độ các ô trong khu chế chạt dựa vào quan hệ giữa phân bố diện tích các ô bay hơi và nồng độ cần khống chế ở các ô đó để cuối dây chuyền đạt nồng độ quy định. Liên tục đo nồng độ nƣớc chạt tại các cửa phai, chƣa đến cuối dây chuyền chế chạt mà nồng độ nƣớc chạt đã gần nồng độ quy định thì điều chỉnh phai cho nƣớc chảy nhanh lên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2