intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Đăng ký và hạch toán sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp - ThS. Dương Danh Công (chủ biên)

Chia sẻ: Le Ngoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:38

169
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Đăng ký và hạch toán sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp có 03 bài. Mỗi bài học được chia làm 04 phần, cụ thể là: Mục tiêu bài học, nội dung bài học, câu hỏi và bài tập thực hành, ghi nhớ. Các bài dạy được biên soạn một cách ngắn gọn, kết cấu hợp lý giữa lý thuyết và thực hành nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng về Đăng ký và hạch toán sản xuất cây giống lâm nghiệp cho người học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Đăng ký và hạch toán sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp - ThS. Dương Danh Công (chủ biên)

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH ĐĂNG KÝ VÀ HẠCH TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP MĐ 06 NGHỀ SẢN XUẤT KINH DOANH CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Giáo trình được biên soạn phục vụ mục đích đào tạo nghề cho nông dân nên các thông tin trong giáo trình có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi đục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 06
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất cây giống lâm nghiệp đã giúp cho nhiều bà con nông dân miền núi xóa được đói, giảm được nghèo. Tuy nhiên việc sản xuất cây giống của bà con còn nhỏ, sử dụng giống không rõ xuất xứ, không đăng ký sản xuất kinh doanh, thiết kế vườn ươm chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, các kỹ thuật nhân giống tiến tiến chưa được áp dụng dẫn đến chất lượng, năng xuất cây giống thấp. Từ nhu cầu thực tiễn trên, việc biên soạn Giáo trình hướng dẫn bà con sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp là hết sức cần thiết. Được sự hỗ trợ của Vụ Tổ chức Cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ đã tiến hành biên soạn Giáo trình “Sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp” phục vụ cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khoá đào tạo phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Giáo trình mô đun “Đăng ký và hạch toán sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp” là giáo trình mô đun thứ sáu trong sáu giáo trình mô đun của nghề Sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp. Giáo trình có 03 bài, mỗi bài học được chia làm 04 phần, cụ thể là: mục tiêu bài học, nội dung bài học, câu hỏi và bài tập thực hành, ghi nhớ. Các bài dạy được biên soạn một cách ngắn gọn, kết cấu hợp lý giữa lý thuyết và thực hành nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng về Đăng ký và hạch toán sản xuất cây giống lâm nghiệp cho người học. Giáo trình được biên soạn bởi một nhóm các giáo viên có kiến thức, kinh nghiệm về lĩnh vực đăng ký, hạch toán sản xuất cây giống lâm nghiệp và nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn đến từ ba miền của đất nước. Trong quá trình biên soạn nhóm tác giả tiến hành biên soạn nội dung các bài học theo trình tự các bước thực hiện công việc của nghề và lồng ghép các kiến thức cần thiết theo logíc hành nghề. Trong quá trình biên soạn chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các cán bộ khuyến nông của các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ. Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng do những nguyên nhân chủ quan và khách quan nên việc biên soạn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp, bạn đọc để Giáo trình được hoàn thiện hơn Tham gia biên soạn 1. Thạc sỹ: Dương Danh Công ( chủ biên ) 2. Kỹ sư: Lê Thị Tình 3. Kỹ sư: Phạm Hữu Hân
  4. 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU .............................................................................................................................. 2 MỤC LỤC ......................................................................................................................................... 3 GIỚI THIỆU MÔ ĐUN..................................................................................................................... 4 BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ HẠCH TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP ..................................................................................................................... 4 Mục tiêu:................................................................................................................. 4 A. Nội dung: ........................................................................................................... 4 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ........................................................................... 10 C. Ghi nhớ ............................................................................................................ 10 BÀI 2: ĐĂNG KÝ SẢN XUẤT KINH DOANH CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP CHÍNH ............ 11 Mục tiêu:............................................................................................................... 11 A. Nội dung: ......................................................................................................... 11 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ........................................................................... 23 C. Ghi nhớ ............................................................................................................ 23 BÀI 3: HẠCH TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP .................... 24 Mục tiêu:............................................................................................................... 24 A. Nội dung .......................................................................................................... 24 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ........................................................................... 31 C. Ghi nhớ ............................................................................................................ 31 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ........................................................................................ 33 I. Vị trí, tính chất của mô đun .............................................................................. 33 II. Mục tiêu của mô đun ....................................................................................... 33 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành .................................................. 33 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ............................................................... 35 VI. Tài liệu tham khảo.......................................................................................... 36
  5. 4 MÔ ĐUN: ĐĂNG KÝ VÀ HẠCH TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP Mã mô đun: MĐ 06 GIỚI THIỆU MÔ ĐUN Mô đun này trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng về đăng ký và hạch toán sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp Quá trình giảng dạy mô đun này chủ yếu sử dụng các tình huống giả định để học viên giải quyết vấn đề. Việc đánh giá kết quả học tập của học viên thông qua quá trình chuẩn bị các loại hồ sơ đăng ký, hạch toán các hoạt động sản xuất kinh doanh giả định và đánh giá sản phẩm thực hành BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ HẠCH TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP Mã bài: M6-01 Mục tiêu: - Liệt kê được các loại giấy phép cần có khi sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính - Kể tên được các loài cây trồng lâm nghiệp chính - Trình bày được khái niệm, nguyên tắc và tác dụng của hạch toán A. Nội dung: 1. Đăng kí kinh doanh sản xuất cây giống lâm nghiệp chính 1.1. Một số khái niệm sử dụng trong việc đăng ký sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp a. Cây giống lâm nghiệp là gì ? Cây giống lâm nghiệp là cây con được sử dụng cho công tác trồng rừng b. Cây giống lâm nghiệp chính là gì? - Cây trồng lâm lâm nghiệp chính là cây trồng lâm nghiệp được trồng phổ biến, có số lượng lớn, giá trị kinh tế cao, giữ vai trò quan trọng trong sản xuất lâm nghiệp nên cần được quản lý chặt chẽ theo thủ tục giám sát chuỗi hành trình giống. Cây trồng lâm nghiệp chính được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố trong danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính. - Cây giống lâm nghiệp chính là những cây giống của cây trồng lâm nghiệp chính c. Vật liệu nhân giống là gì ?
  6. 5 Vật liệu nhân giống ( vật liệu giống) là cây hoàn chỉnh hoặc bộ phận của chúng như: hạt, củ, quả, rễ, thân, cành, lá, cây con, mắt ghép, chồi, hoa, mô, tế bào... được sử dụng để sản xuất ra cây trồng mới. 1.2. Đăng ký sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính là gì? Để tiến hành sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính ngoài việc phải có giấy phép kinh doanh trong lĩnh vực giống cây trồng thì chủ chủ cơ sở sản xuất phải có giấy phép đủ điều kiện sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính, giấy chứng nhận nguồn gốc lô giống, lô cây con Quá trình các cơ sở sản xuất đăng ký các loại giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính, chứng nhận nguồn gốc lô giống, lô cây con gọi là đăng ký sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính. 1.3. Những cơ sở sản xuất như thế nào thì phải đăng ký sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính? Tất cả các cơ sở sản xuất cây giống lâm nghiệp chính đều phải đăng ký sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính. Các cơ sở sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính tham gia vào thị trường có 3 hình thức: - Cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính - Cơ sở kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính - Cơ sở sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp chính Các cơ sở sản xuất không mang tính chất kinh doanh thì không cần phải đăng ký sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính 1.4. Tại sao phải đăng ký sản xuất kinh doanh giống cây trồng lầm nghiệp chính Việc đăng ký sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất, cung ứng cây giống chất lượng tốt (cơ sở để nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng) cho người sử dụng giống. 1.5. Danh mục cây trồng lâm nghiệp chính - Theo Quyết định số 16/2005/QĐ-BNN ngày 15 tháng 3 năm 2005, Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính ở nước ta gồm có như sau: + Vùng Tây Bắc (TB): Gồm 4 tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình 1) Tếch ( Tectona grandis) 2) Xoan ta ( Melia azedarach ) 3) Lát hoa ( Chukrasia tabularia A.Juss ) 4) Gạo ( Bombax malabarica DC ) 5) Trám trắng ( Canarium album (Lour.) Raeusch) 6) Keo lai ( Acacia mangium x Acacia. auriculiformis ) 7) Keo tai tượng ( Acacia mangium Wild )
  7. 6 8) Keo lá tràm ( Acacia auriculiformis ) 9) Bạch đàn Urophylla ( Eucalyptus. urophylla S.T.Blake ) 10) Bạch đàn lai (các giống lai khác loài bạch đàn uro, camal, tere) 11) Dó trầm (Aquilarria crassna Pierre ex Lecomte ) 12) Luồng ( Dendrocalamus membranceus Munro ) 13) Trẩu ( Vernicia montana ) + Vùng Trung tâm (TT) gồm 6 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc. 1) Xoan ta ( Melia azedarach ) 2) Sa mộc ( Cinnamomum casia (L.) J.Presl ) 3) Mỡ (Mangletia conifera Dandy ) 4) Keo tai tượng ( Acacia mangium Wild ) 5) Keo lá tràm ( Acacia auriculiformis ) 6) Trám trắng ( Canarium album (Lour.) Raeusch ) 7) Bồ đề ( Styrax tonkinensis (Pierre) Craib ex Hardw ) 8) Bạch đàn urophylla ( Eucalyptus urophylla S.T.Blake ) 9) Bạch đàn (các giống lai khác loài bạch đàn uro, camal, tere ) 10) Keo lai ( Acacia mangium x Acacia. auriculiformis ) 11) Luồng ( Dendrocalamus membranceus Munro ) 12) Tre điềm trúc ( Dendracalamus ohlami Kengf) 13) Quế (Cinnamomum casia (L.) J.Presl ) + Vùng Đông Bắc (ĐB) gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang. 1) Keo lá tràm ( Acacia auriculiformis ) 2) Keo tai tượng ( Acacia mangium Wild ) 3) Mỡ ( Mangletia conifera Dandy ) 4) Sa mộc ( Cinnamomum casia (L.) J.Presl ) 5) Tông dù ( Toona sinensis (A.Juss) M.Roem ) 6) Trám trắng (Canarium album (Lour.) Raeusch) 7) Thông mã vĩ ( Pinus masoniana Lamb ) 8) Thông nhựa ( Pinus merkusii Jungh.et.de Vries ) 9) Bạch đàn urophylla ( Eucalyptus urophylla S.T.Blake ) 10) Bạch đàn lai ( các giống lai khác loài bạch đàn uro, camal, tere ) 11) Keo lai (Acacia mangium x A. auriculiformis ) 12) Trúc sào (Phyllostachys pubescens Majiel ex.H.de lehaie ) 13) Sồi phảng (dẻ bốp, cồng) (Lipthocarpus fissus Champ. ex benth.) 14) Chè đắng (Ilex kaushue S.Y.Hu 15) Hồi (Illicium verum Hook.f.) + Vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) gồm 10 tỉnh: Hải phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nội, Hà Tây, Thái Bình, Nam Định, Hà nam, Ninh Bình.
  8. 7 1) Xoan ta (Melia azedarach L) 2) Gạo ( Bombax malabarica DC ) 3) Lát hoa (Chukrasia tabularis A.Juss) 4) Xà cừ ( Khasya senegalensis (Desr) A.Fuss) 5) Keo lá tràm ( Acacia auriculiformis A.Cunn.ex Benth ) 6) Keo tai tượng (Acacia mangium Wild) 7) Bạch đàn tere ( Eucalyptus tereicornis Sam ) 8) Bạch đàn urophylla ( Eucalyptus. urophylla S.T.Blake ) 9) Bạch đàn lai (các giống lai khác loài bạch đàn uro, camal, tere ) 10) Phi lao (Casuarina equesetifolia Forst et Forst f.) 11) Mây ( Calamus tetradacthylus Hance) 12) Tre điềm trúc ( Dendrocalamus ohlami Kengf) 13) Hoè (Sophora Japonica L.) 14) Lát Mexico (Cedrela odorata) + Vùng Bắc Trung bộ (BTB) gồm 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. 1) Huỷnh (Tarrietia javanica Blume ) 2) Lát hoa (Chukrasia tabularis A.Juss) 3) Keo lưỡi liềm (Acasia crassicarpa A.Cunn. ex Benth) 4) Keo lá tràm ( Acaria auriculiformis A.Cunn.ex.Benth ) 5) Keo tai tượng (Acacia mangium Wild) 6) Thông caribê ( Pinus caribaea Morelet ) 7) Bạch đàn tere (Eucalyptus tereticornis Sam ) 8) Bạch đàn urophylla (Eucalyptus urophylla S.T.Blake) 9) Bạch đàn lai ( các giống lai khác loài bạch đàn uro, camal, tere) 10) Keo lai (Acacia mangium x A.auriculiformis) 11) Phi lao (Casuarina equisetifolia Forst et Forst f.) 12) Luồng (Dendrocalamus membranceus Munro) 13) Thông nhựa (Pinus merkusii Jungh.et.de Vries 14) Dó trầm (Aquilarria crassna Pierre ex lecomte ) 15) Quế (Cinamomum casia (L) J.Presl.) 16) Sồi phảng (dẻ bốp, cồng) ( Lithocarpus fissus Champ. ex benth.) + Vùng Nam Trung bộ (NTB) gồm 7 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. 1) Xoan ta (Melia azedarach L) 2) Bông gòn (Ceiba pentandra (L.) Gaertn ) 3) Dầu rái ( Dipterocapus alatus Roxb.Ex.G.Don) 4) Sao đen ( Hopera odorata Roxb) 5) Keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa A.Cunn. ex Benth) 6) Keo lá tràm ( Acacia auriculiformis A.Cunn.ex.Benth) 7) Keo tai tượng (Acacia mangium Wild)
  9. 8 8) Thông Caribê (Pinus caribaea Morelet) 9) Bạch đàn Camall (Eucalyptus camaldulensis Dehanh ) 10) Bạch đàn têre (Eucalyptus tereticornis Sam ) 11) Keo lai (Acacia mangium x A.auriculiformis) 12) Phi lao (Casuarina equisetifolia Forst et Forst f. ) 13) Quế (Cinamomum casia ( L.) J.Pretl ) 14) Dó trầm (Aquilarria crassna Pierre ex Lecomte) + Vùng Tây Nguyên (TN) gồm 5 tỉnh: Lâm Đồng, Đắknông, Đắclắc,Gia Lai, Kon Tum. 1) Dầu rái ( Dipterocapus alatus Roxb.Ex.G.Don ) 2) Sao đen (Hopera odorata Roxb) 3) Tếch (Tectona grandis L ) 4) Xà cừ ( Khaya senegalensis (Desr) A.Fuss) 5) Xoan ta (Melia azedarach L ) 6) Giổi xanh (Michelia meriocris Dandy ) 7) Thông 3 lá (Pinus kesiya Royle ex Gordon ) 8) Keo lá tràm (Acacia auriculiformis A.Cunn.ex.Benth ) 9) Keo tai tượng ( Acacia mangium Wild ) 10) Keo lai (Acacia mangium x A.auriculiformis ) 11) Thông caribê (Pinus caribaea Morelet ) 12) Bạch đàn urophylla (Eucalyptus urophylla S.T.Blake) 13) Dó trầm (Aquilarria crassna Pierre ex Lecomte ) 14) Bơì lời đỏ ( Litsea glutinosa (Lowr.) C.B.Rob + Vùng Đông Nam bộ gồm 6 tỉnh: Bà Rịa – Vũng tàu, Đồng nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, T/P Hồ Chí Minh. 1) Dầu rái ( Dipterocapus alatus Roxb.Ex.G.Don ) 2) Sao đen (Hopera odorata Roxb ) 3) Gáo (Neolamarkia cadamba (Roxb) Bosser 4) Bông gòn (Ceiba pentandra (L.) Gaertn) 5) Xoan ta (Melia azedarach L ) 6) Tếch (Tectona grandis L) 7) Xà cừ ( Khaya senegalensis (Desr) A.Fuss) 8) Thông caribê (Pinus caribaea Morelet) 9) Keo lưỡi liềm ( Acacia crassicarpa A.Cunn.ex Benth) 10) Keo lá tràm (Acacia auriculiformis A.Cunn.ex.Benth ) 11) Keo tai tượng (Acacia mangium Wild) 12) Bạch đàn camall ( Eucalyptus camaldulensis Dehanh ) 13) Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis ) 14) Dó trầm (Aquqlarria crassna Pierre ex Lecomte ) 15) Lát Mexico ( Cedrela odorata) 16)Xoan mộc ( Toona suremi Blume Merr )
  10. 9 + Vùng Tây Nam bộ (TNB) gồm 12 tỉnh: Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cần Thơ, Tiển Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Trà Vinh. 1) Đước (Rhizophora apiculata Blume) 2) Tràm cừ ( Melaleuca cajuputi Powell) 3) Tràm Lơca (Melaleuca leucadendra L.) 4) Gáo (Neolamarckia cadamba (Roxb) Bosser) 5) Bạch đàn camall (Eucalyptus camaldulensis Dehanh) 6) Bạch đàn tere (Eucalyptus tereticornis Sam) 7) Keo lá tràm (Acacia auriculiformis A.Cunn.ex Benth) 8) Keo tai tượng (Acacia mangium Wild) 9) Bát độ (điềm trúc) (Dendrocalamus ohlami Kengf.) 10) Dó trầm (Aquilarria crassna Piierre ex Lecomte)./. 2. Hạch toán sản xuất kinh doanh 2.1. Khái niệm về hạch toán Hạch toán sản xuất kinh doanh là toàn bộ việc ghi chép, phản ánh đầy đủ các khoản chi phí, thu nhập trong kỳ kinh doanh để tổng hợp, tính toán và so sánh kết quả kinh doanh. 2.2. Nguyên tắc hạch toán Để đảm bảo việc hạch toán có hiệu quả, khi hạch toán kinh doanh cần thực hiện tốt một số nguyên tắc chủ yếu sau: - Hạch toán kinh doanh phải đảm bảo nguyên tắc tự bù đắp, tự trang trải chi phí sản xuất để kinh doanh có lãi và mở rộng sản xuất. Muốn vậy, chúng ta phải tính toán chặt chẽ và cân nhắc thật kỹ lưỡng các khoản đầu tư và chi phí cho từng cây, cho từng sản phẩm bảo đảm tăng trưởng và sinh lời. - Hạch toán kinh doanh phải đảm bảo nguyên tắc bảo toàn và phát triển được vốn. Vốn là một trong các yếu tố đầu vào quan trọng nhất của nhà sản xuất. Vốn bao gồm cả bằng tiền và tài sản, vật tư, thiết bị, đất đai, vườn rừng , vườn cây. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, hạch toán phải bảo toàn được vốn và làm cho đồng vốn không ngừng tăng lên. Có như vậy thì hoạt động sản xuất kinh doanh mới có thể tiếp tục và mở rộng. - Hạch toán kinh doanh phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm và có hiệu quả. Muốn hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao phải quán triệt nguyên tắc tiết kiệm về vật tư, tiền của, thời gian và sức người. Trong sản xuất kinh doanh, nếu tiết kiệm được một đồng chi phí thì cũng có nghĩa là đã tăng thêm được một đồng lợi nhuận. Lợi nhuận là điều kiện tồn tại và phát triển của các cơ sở sản xuất
  11. 10 2.3. Ý nghĩa của hạch toán ý nghĩa chung nhất và tổng hợp nhất của hạch toán kinh doanh là tiết kiệm và giảm được chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận. Cụ thể: - Xác định được các yếu tố đưa vào sản xuất hợp lý, tính đúng, tính đủ các khoản thu chi để tránh hiện tượng "lỗ thật, lãi giả" không ngừng tăng thêm năng xuất và sản lượng, đặc biệt là sản lượng hàng hoá, tiết kiệm được chi phí sản xuất, kinh doanh có lãi. - Giúp các cơ sở sản xuất có những quyết định đúng đắn, kịp thời trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh, phát huy tính năng động sáng tạo, đặc hiệt trong quá trình sử dụng vốn, tăng tích luỹ. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi số 1: Anh ( chị) hãy kể tên một số loài cây lâm nghiệp chính ở địa phương mình Câu hỏi số 2: Anh (chị) hãy cho biết hộ A sản xuất cây trồng lâm nghiệp chính với mục đích trồng rừng tại vườn của hộ chứ không phải để bán có phải đăng ký sản xuất kinh doanh không Câu hỏi số 3: Anh (chị) hãy cho biết những hoạt động sau đây hoạt động nào là hoạt động hạch toán sản xuất kinh doanh 1/ Trả tiền mua cây giống 2/ Ghi chép các khoản chi mua phân bón 3/ Trồng cây 4/ Ghi chép các khoản thu bán cây giống 5/ Tính tổng các khoản chi 6/ Đào hố trồng cây C. Ghi nhớ - Giống cây trồng lâm nghiệp chính là một số giống có trong danh mục giống cây trồng lâm nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh, nhưng do được trồng phổ biến, có số lượng lớn, giá trị kinh tế cao nên cần được quản lý chặt chẽ theo thủ tục giám sát chuỗi hành trình giống. - Hạch toán sản xuất kinh doanh là toàn bộ việc ghi chép, phản ánh đầy đủ các khoản chi phí, thu nhập trong kỳ kinh doanh để tổng hợp, tính toán và so sánh kết quả kinh doanh
  12. 11 BÀI 2: ĐĂNG KÝ SẢN XUẤT KINH DOANH CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP CHÍNH Mã bài: M6- 02 Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm, mục đích, ý nghĩa của việc đăng ký sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính, chứng nhận nguồn gốc lô giống, cây con. - Trình bày được trình trự các bước đăng ký sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính, chứng nhận nguồn gốc lô giống, cây con - Chuẩn bị được hồ sơ đăng ký sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính, chứng nhận nguồn gốc lô giống, cây con A. Nội dung: 1. Đăng ký chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính 1.1. Khái niệm đăng ký chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính Để tiến hành được hoạt động sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính, cơ sở sản xuất kinh doanh cây giống phải xin được giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính. Quá trình chủ cơ sở sản xuất cây giống xin chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính gọi là đăng ký đủ điều kiện sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính. 1.2. Mục đích, ý nghĩa của việc đăng ký chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh Mục đích của việc đăng chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính là chủ cơ sở sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính xin được giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính Ý nghĩa của việc đăng đủ điều kiện sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính là sau khi đăng ký, chủ cơ sở được phép sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp mà không vi phạm pháp luật. 1.3. Những cơ sở sản xuất cây giống lâm nghiệp như thế nào thì đủ điều kiện sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính Theo điều 36 pháp lệnh giống cây trồng (Ðiều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng chính) 1/. Tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng chính với mục đích thương mại phải có đủ các điều kiện sau đây:
  13. 12 a) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về lĩnh vực giống cây trồng; b) Có địa điểm sản xuất giống cây trồng phù hợp với quy hoạch của ngành Nông nghiệp, ngành Thủy sản và phù hợp với yêu cầu sản xuất của từng loại giống, từng cấp giống; bảo đảm tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật và pháp luật về thủy sản; c) Có cơ sở vật chất và trang, thiết bị kỹ thuật phù hợp với quy trình kỹ thuật sản xuất từng loại giống, từng cấp giống do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản ban hành; d) Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật đã được đào tạo về kỹ thuật trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, bảo vệ thực vật. 2/ Tổ chức, cá nhân kinh doanh giống cây trồng chính phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có mặt hàng về giống cây trồng; b) Có địa điểm kinh doanh và cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với việc kinh doanh từng loại giống, từng cấp giống; c) Có nhân viên kỹ thuật đủ năng lực nhận biết loại giống kinh doanh và nắm vững kỹ thuật bảo quản giống cây trồng; d) Có hoặc thuê nhân viên kiểm nghiệm, thiết bị kiểm nghiệm chất lượng các loại giống kinh doanh. 1.4. Trình tự thủ tục đăng ký chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính a. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính + Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Đơn xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề (theo mẫu 01). - Giấy tờ sở hữu hoặc thuê mướn mặt bằng sản xuất, kinh doanh; - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về lĩnh vực giống cây trồng; ( giấy này cơ sở sản xuất có thể xin ở sở kế hoạch đầu tư nếu là doanh nghiệp, công ty; ở huyện nếu là hộ kinh doanh cá thể) - Bản mô tả doanh nghiệp (Bao gồm cả thành phần nhân sự); - Danh mục trang thiết bị để sản xuất/ kinh doanh giống cây trồng của đơn vị; - Danh mục các giống cây trồng chính đăng ký sản xuất/ kinh doanh. + Số lượng hồ sơ: 03 bộ (01 bộ chính, 02 bộ sao). b. Nộp hồ sơ đăng ký chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính Sau khi đã hoàn thành hồ sơ đăng ký chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh, chủ cơ sở sản xuất cây giống có thể đem nộp cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Chi cục phát triển lâm nghiệp để xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính
  14. 13 c. Nhận giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính. Nếu hồ sơ làm đúng và đầy đủ các loại giấy tờ thì sau 30 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ chủ cơ sở sản xuất cây giống sẽ nhận được giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính ( theo mẫu 02) 2. Đăng ký chứng nhận nguồn gốc lô giống 2.1. Khái niệm về đăng ký chứng nhận nguồn gốc lô giống Trong quá trình sản xuất kinh doanh, cơ sở sản xuất cây giống cần phải sử dụng đến vật liệu giống. Vật liệu giống có thể lấy từ hai nguồn sau: 1/ Mua từ cơ sở sản xuất vật liệu giống khác, đối với trường hợp chúng ta cần có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của cơ sở cung cấp vật liệu giống. 2/ Cơ sở tự sản xuất, với trường hợp này chủ cơ sở phải đăng ký nguồn gốc lô giống với cơ quan có thẩm quyền. Đăng ký nguồn gốc lô giống là quá trình chủ cơ sở sản xuất cây giống lầm nghiệp chính xin cấp giấy chứng nhận nguồn gốc của lô giống sử dụng trong quá trình sản xuất. 2.2. Mục đích, ý nghĩa của việc đăng ký nguồn gốc lô giống Mục đích của việc đăng ký chứng nhận nguồn gốc lô giống là chủ cơ sở nhận được giấy chứng nhận nguồn gốc lô giống đưa vào sản xuất Ý nghĩa của việc đăng ký chứng nhận nguồn gốc lô giống đó là chủ cơ sở xuất cây giống lâm nghiệp chính có cơ sở để xin chứng nhận nguồn gốc lô cây con sau khi nó được sản xuất. 2.3. Trình tự các bước đăng ký chứng nhận nguồn gốc lô giống a. Thông báo thu hái vật liệu giống. Chủ nguồn giống trước khi thu hái ít nhất 10 ngày, làm thủ tục thông báo gủi tới Chi cục Lâm nghiệp (theo mẫu 03, chỉ ghi phần 1 của thông báo) b. Thu hái vật liệu giống Sau Chi Cục lâm nghiệp tiến hành xác minh thực tế, chủ nguồn giống tiến hành thu hái vật liệu giống trong phạm vi nguồn giống được Chi cục Lâm nghiệp cho phép. Trong quá trình thu hái cán bộ của Chi cục lâm nghiệp có quyền kiểm tra mà không cần báo trước Trong quá trình thu hái hạt giống hoặc vật liệu sinh dưỡng, chủ nguồn giống phải lập sổ ghi chép cập nhật các số liệu sau: - Đối với hạt giống + Khối lượng hạt thu hoạch được theo từng đợt tại hiện trường nguồn giống
  15. 14 + Khối lượng hạt nhập kho sau khi sấy và tinh chế - Đối với vật liệu sinh dưỡng: Số hom hoặc số bình cây mô của từng dòng đưa vào nhân giống Sau vụ thu hoạch, khi toàn bộ lô hạt đã được tinh chế, đóng gói và nhập kho hoặc đã kết thúc quá trình lấy hom, chồi, cành, chủ nguồn giống điền kết quá thu hoạch hạt giống hoặc vật liệu giống sinh dưỡng vào phần 2 của thông báo thu hoạch vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp c. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký chứng nhận nguồn gốc lô giống Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Thông báo thu hoạch vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp (theo mẫu 03) - Sổ ghi chép cập nhật các số liệu trong quá trình thu hái hạt giống hoặc giống vô tính như sau: * Đối với hạt giống + Khối lượng hạt thu hoạch được theo từng đợt tại hiện trường nguồn giống. + Khối lượng hạt nhập khô sau khi đã phơi sấy, tinh chế * Đối với giống vô tính + Số hom hoặc số bình cấy (mô) của từng dòng đưa vào nhân giống + Số cây giống vô tính đã nhân thành công của từng dòng đang được nuôi dưỡng Số lượng hồ sơ: 03 bộ (01 bộ chính, 02 bộ sao). d. Nộp hồ sơ đăng ký nguồn gốc lô giống Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký chứng nhận nguồn gốc lô giống chủ cơ sở sản xuất cây giống lâm nghiệp chính có thể nộp hồ sơ cho Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Chi cục Phát triển lâm nghiệp để xin chứng nhận nguồn gốc lô giống e. Nhận giấy chứng nhận nguồn gốc lô giống Nếu hồ sơ đúng đầy đủ các loại giấy tờ thì sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, chủ cơ sở sản xuất cây giống lâm nghiệp chính sẽ nhận được giấy chứng nhận nguồn gốc lô giống (theo mẫu 04) 3. Đăng ký chứng nhận nguồn gốc lô cây con 3.1. Khái niệm về đăng ký chứng nhận nguồn gốc lô cây con. Sau khi sản xuất ra cây giống lâm nghiệp chính, muốn cây giống được lưu thông và mua bán trên thị trường, chủ cơ sở sản xuất cây giống phải tiến hành xin cấp giấy chứng nhận nguồn gốc lô cây con. Quá trình chủ cơ sở sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính xin cấp giấy chứng nhận nguồn gốc lô cây con gọi là đăng ký nguồn gốc lô cây con. 3.2. Mục đích, ý nghĩa của đăng ký nguồn gốc lô cây con
  16. 15 - Mục đích của việc đăng ký nguồn gốc lô cây con là chủ cơ sở sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính xin được giấy chứng nhận nguồn gốc lô cây con. - Ý nghĩa của việc đăng ký nguồn gốc lô cây con. Nó giúp cho cây con của chủ cơ sở sản xuất cây giống lâm nghiệp chính có thể lưu thông, mua bán trên thị trường 3.3. Trình tự các bước đăng ký chứng nhận nguồn gốc lô cây con. a. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nguồn gốc lô cây con. Để xin được giấy chứng nhận nguồn gốc lô cây con, chủ cơ sở sản xuất cây giống lâm nghiệp chính cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký chứng nhận nguồn gốc lô cây con. Hồ sơ gồm: - Thông báo kết quả sản xuất cây con ở vườn ươm cây lâm nghiệp (theo mẫu 05) - Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh - Bản sao công chứng giấy chứng nhận nguồn gốc lô hạt giống; - Hoá đơn, phiếu xuất kho của nơi bán, trong đó ghi rõ số lượng kèm theo mã số của từng lô giống. - Số lượng hồ sơ: 03 bộ (01 bộ chính, 02 bộ sao). b. Nộp hồ sơ đăng ký chứng nhận nguồn gốc lô cây con Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ trong hồ sơ đăng ký chứng nhận nguồn gốc lô cây con, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính có thể nộp hồ sơ cho Sở nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoặc Chi cục phát triển lâm nghiệp để xin giấy chứng nhận nguồn gốc lô cây con. c. Nhận giấy chứng nhận nguồn gốc lô cây con Nếu hồ sơ đúng và đầy đủ các loài giấy tờ thì sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính sẽ nhận được giấy chứng nhận nguồn gốc lô cây con (theo mẫu 06)
  17. 16 Mẫu 01: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP CHÍNH Kính gửi: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh ……………….. Căn cứ vào quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp; căn cứ năng lực hoạt động và cơ sở vật chất, kỹ thuật của đơn vị, chúng tôi làm đơn này đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định và chứng nhận cho đơn vị chúng tôi có đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính hoạt động tại tỉnh …… 1. Phần kê khai của người làm đơn: Tên đơn vị: Địa chỉ: Số điện thoại: Số Fax: Đề nghị được chứng nhận đủ điều kiện là (sử dụng loại hình đơn vị thích hợp sau đây): Đơn vị sản xuất và kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính Đơn vị kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính Đơn vị sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp chính. Với tư cách pháp nhân là người trưởng đơn vị, tôi xin cam đoan: 1. Chấp hành đầy đủ Pháp lệnh về Giống cây trồng, Quy chế Quản lý giống cây trồng lâm nghiệp. 2. Chỉ sản xuất/kinh doanh giống cây trong Danh mục Giống cây trồng lâm nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành. Chúng tôi xin đính kèm theo đây các văn bản liên quan: - Bản mô tả doanh nghiệp (bao gồm cả thành phần nhân sự) - Danh mục các trang, thiết bị kỹ thuật để sản xuất/kinh doanh giống cây trồng của đơn vị. - Danh mục các giống cây trồng lâm nghiệp chính đăng ký sản xuất/kinh doanh. Năng lực sản xuất dự kiến của đơn vị: − Khối lượng hạt giống từng loại: ………………….. kg/năm − Số lượng cây con từng loại: ………………………. cây/năm Ngày … tháng … năm 200… Trưởng đơn vị (Chữ ký và con dấu nếu có) 2. Phần dành cho Sở Nông nghiệp và PTNT : Ngày nhận đơn: Ngày họp tổ thẩm định: Ngày kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh: Ngày … tháng … năm 200… Đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh … (Ký tên)
  18. 17 Mẫu 02 UBND TỈNH . . . . . . . . . . . . . . CỘNG HỀA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NỄNG NGHIỆP VÀ PTNT ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHỲC S Ố: ……./200…/SNN -----------O0O----------- . . . . . . ., NGàY … THỎNG … NĂM 200… GIẤY CHỨNG NHẬN ĐƠN VỊ ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP CHÍNH Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh …....................... chứng nhận đơn vị có tên dưới đây đủ điều kiện tham gia sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính tại tỉnh………….. 1 Tên đơn vị 2 Họ, tên trưởng đơn vị 3 Địa chỉ: Số ĐT/Fax/E-mail: 4 Lĩnh vực hoạt động được công Sản xuất, kinh doanh giống LN chính nhận: Kinh doanh giống LN chính Sản xuất giống LN chính 5 Giấy chứng nhận có giá trị đến: Ngày … tháng … năm 200… GĐ Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh … (Ký tên, đóng dấu)
  19. 18 Mẫu 03 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -----------O0O----------- th«ng b¸o thu ho¹ch vËt liÖu gièng c©y trång l©m nghiÖp Kính gửi: - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh ……. - Chi cục lâm nghiệp tỉnh Thực hiện quy định trong thủ tục giám sát chuỗi hành trình giống cây trồng lâm nghiệp chính; căn cứ vào sản lượng hiện thời của nguồn giống của đơn vị (hoặc của chủ nguồn giống có hợp đồng kinh tế với đơn vị), chúng tôi xin thông báo kế hoạch tiến hành thu hoạch vật liệu giống theo thời gian và khối/số lượng dự kiến như sau: Phần 1: Thông báo thu hoạch vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp Tên chủ nguồn giống Địa chỉ kèm theo Tel/Fax/Email của chủ nguồn giống Đơn vị thu hái vật liệu giống Chủ nguồn giống tự tổ chức thu hái Đơn vị SXKDGLN tổ chức thu hái theo hợp đồng với chủ nguồn giống. Tên và địa chỉ đơn vị SXKDGLN hợp đồng thu hái vật liệu giống với chủ nguồn giống Loài cây được thu hoạch giống Mã số nguồn giống Địa điểm nguồn giống được thu hái Loại hình nguồn giống Lâm phần tuyển chọn Bình cấy mô (theo chứng chỉ công nhận nguồn Rừng giống chuyển hoá Cây mẹ (Cây trội) giống) Rừng giống Vườn cung Vườn giống cấp hom Thời gian dự kiến thu hoạch giống − Ngày bắt đầu: − Ngày kết thúc:
  20. 19 Ngày ... tháng ... năm 200... Chữ ký và con dấu (nếu có) của chủ nguồn giống Ngày ... tháng ... năm 200... Chữ ký và con dấu (nếu có) của đơn vị thu hoạch Phần 2: Kết quả thu hoạch giống và xin cấp chứng nhận lô giống thu hoạch được Thời gian thu hoạch thực tế − Ngày bắt đầu: − Ngày kết thúc: Lượng thu hoạch thực tế sau khi − Kg (đối với hạt giống) tinh chế/xử lý − Số hom (đối với vật liệu sinh dưỡng) − Số bình cấy (đối với vật liệu nuôi cấy mô) Ngày ... tháng ... năm 200... Chữ ký và con dấu (nếu có) của chủ nguồn giống Ngày ... tháng ... năm 200... Chữ ký và con dấu (nếu có) của đơn vị thu hoạch giống Ghi chú: Thông báo này được làm thành 3 liên. Liên đầu (bản gốc) được chủ nguồn giống lưu giữ và điền các thông tin thích hợp theo tiến độ thực hiện việc thu hoạch giống. Liên 2 được chủ nguồn giống gửi tới Chi cục Lâm nghiệp tỉnh sau khi đã điền vào phần 1, chậm nhất là 10 ngày trước khi tiến hành công việc thu hoạch giống. Liên 3 được gửi tới Chi cục Lâm nghiệp tỉnh sau khi đã điền phần 2 và kết quả thu hoạch giống cuối cùng thay báo cáo để xin cấp giấy chứng nhận lô giống đã thu hoạch.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2