intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Dự toán (Nghề: Xây dựng dân dụng và công nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô

Chia sẻ: Hayato Gokudera | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

34
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Dự toán (Nghề: Xây dựng dân dụng và công nghiệp - Trung cấp) trang bị kiến thức cơ sở giúp người học tích lũy được những kiến thức cơ bản để có thể tính toán được khối lượng các công việc của một công trình xây dựng, lập được hồ sơ dự toán cho một công trình xây dựng hoàn chỉnh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Dự toán (Nghề: Xây dựng dân dụng và công nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG VIỆT XÔ KHOA: XÂY DỰNG GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: DỰ TOÁN NGÀNH: XÂY DỰNG DÂN DỤNG & CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-... ngày ..... tháng.... năm 20 …….. của ……………… Tam Điệp, năm 2017
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dựng nguyên bản hoặc trích dựng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Dự toán được biên soạn theo đề cương của trường CĐ Cơ điện xây dựng Việt Xô. Khi biên soạn giáo trình, chúng tôi đã cố gắng cập nhật những kiến thức, những chế độ chính sách có liên quan đến môn học và phù hợp với đối tượng học sinh cũng như cố gắng gắn những nội dung lý thuyết với những vấn đề thực tế thường gặp trong sản xuất, đời sống để giáo trình có tính thực tiễn. Nội dung biên soạn theo tinh thần cô đọng, ngắn gọn, dễ hiểu. Các kiến thức trong chương trình có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nhằm phục vụ cho công việc giảng dạy và học tập môn học Dự toán trong các trường có đào tạo ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp trình độ Cao đẳng, Trung cấp. Trong quá trình biên soạn cuốn giáo trình Dự toán cuốn sách có tham khảo các tài liệu, giáo trình đã được giảng dạy từ trước và đã thay đổi một số nội dung trong phương pháp lập hồ sơ dự toán công trình đáp ứng những nhu cầu thực tế. Sách được làm tài liệu học tập và tham khảo cho học sinh - sinh viên ngành xây dựng DD&CN, kế toán xây dựng và bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực lập và và quản lý chi phí xây dựng công trình. Với điều kiện và trình độ có hạn nên chắc chắn trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận được ý kiến phê bình, nhận xét, đóng góp ý kiến của bạn đọc. Xin chân thành cám ơn! Ninh Bình, ngày tháng năm 2017 Biên soạn Ths. Hoàng Thanh Ngà
  3. 3 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................... 2 CHƯƠNG 1: Khái niệm dự toán xây dựng cơ bản.......................................... 6 1. Tổng dự toán xây dựng công trình ............................................................. 6 1.1. Khái niệm tổng dự toán: ............................................................................. 6 1.2. Nội dung của tổng dự toán .......................................................................... 6 1.3. Chi phí khác ........................................................................................... 8 2. Dự toán xây lắp hạng mục công trình ........................................................ 9 2.1. Khái niệm .................................................................................................... 9 2.2. Nội dung dự toán xây lắp ............................................................................ 9 3. Vai trò tác dụng của giá trị dự toán ......................................................... 10 CHƯƠNG 2: Tiên lượng .................................................................................. 11 1. Một số điểm chung ..................................................................................... 11 1.1. Khái niệm .................................................................................................. 11 1.2. Một số điểm cần chú ý khi tính tiên lượng ............................................... 11 2. Cách tính tiên lượng một số loại công tác xây lắp .................................. 14 2.1. Công tác đất .............................................................................................. 15 2.2. Công tác đóng cọc..................................................................................... 20 2.3. Công tác cốt thép ...................................................................................... 21 2.4. Công tác bê tông ....................................................................................... 23 2.5. Công tác nề ............................................................................................... 26 2.6. Công tác mộc ............................................................................................ 30 2.7. Công tác quét vôi, sơn, bạ ma tít .............................................................. 31 2.8. Công tác lắp đặt điện, cấp thoát nước ....................................................... 32 3. Tính tiên lượng của một công trình xây dựng ........................................ 32 3.1.Các bước tiến hành tính tiên lượng ............................................................ 33 3.2.Trình tự tính toán tiên lượng các công tác xây lắp .................................... 33 3.3. Tính toán và trình bày kết quả vào bảng tiên lượng ................................ 34 CHƯƠNG 3: Dự toán nhu cầu vật liệu, nhân công máy thi công ................ 36 1. Vai trò của việc xác định dự toán nhu cầu vật liệu, nhân công, máy thi công .................................................................................................................. 36 1.1. Vai trò dự toán nhu cầu vật liệu, nhân công, máy thi công ...................... 36 1.2. Cơ sở để lập dự toán nhu cầu vật liệu, nhân công và máy thi công ......... 36 2. Định mức dự toán xây dựng cơ bản ......................................................... 36 2.1. Khái niệm .................................................................................................. 36 2.2. Nội dung định mức dự toán xây dựng cơ bản .......................................... 37 2.3. Quy định áp dụng ...................................................................................... 38 3.Tính toán nhu cầu vật liệu, nhân công, máy thi công.............................. 38
  4. 4 3.1. Xác định nhu cầu dự toán , nhu cầu vật liệu, nhân công, máy thi công cho từng khối lượng công tác xây lắp..................................................................... 38 3.2. Cách tra cứu bảng định mức dự toán ........................................................ 38 3.3. Tổng hợp nhu cầu vật liệu, nhân công, máy thi công cho từng công trình .......................................................................................................................... 39 CHƯƠNG 4: Lập dự toán công trình ............................................................. 41 1. Các căn cứ để lập dự toán công trình ...................................................... 41 1.1. Đơn giá xây dựng cơ bản .......................................................................... 41 1.2. Giá tính theo một đơn vị diện tích hay một đơn vị công suất sử dụng ..... 44 1.3. Định mức các chi phí, lệ phí tính theo tỷ lệ .............................................. 44 1.4. Các tài liệu ................................................................................................ 45 2. Phương pháp lập dự toán công trình ....................................................... 45 2.1. Tổng dự toán công trình: .......................................................................... 46 2.2. Phương pháp lập dự toán chi tiết công trình. ............................................ 50 2.3. Phương pháp xác định chi phí xây dựng .................................................. 54 CHƯƠNG 5: Thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bán ...................... 68 1. Thanh toán khối lượng thực hiện hay công trình hoàn thành .............. 68 1.1. Nguyên tắc chung ..................................................................................... 68 1.2. Điều kiện để khối lượng xây dựng cơ bản thực hiện được cấp vốn thanh toán ................................................................................................................... 68 1.3. Căn cứ để thanh toán................................................................................. 69 1.4. Phương pháp tính ...................................................................................... 69 2. Quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành .............................. 70 2.1. Phạm vi áp dụng........................................................................................ 70 2.2. Các căn cứ để lập quyết toán công trình ................................................... 70 2.3. Nội dung quyết toán công trình ................................................................ 70 2.4. Hồ sơ quyết toán công trình ...................................................................... 71 2.5. Thời hạn báo cáo quyết toán công trình ................................................... 72 2.6. Thẩm tra và phê duyệt quyết toán............................................................. 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 81
  5. 5 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: DỰ TOÁN Mã môn học: MH 12 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò môn học - Vị trí môn hoc: Môn Dự toán là một trong các môn cơ sở, được bố trí học trước các môn học, mô đun chuyên môn nghề. - Tính chất môn học: Là môn học lý thuyết cơ sở bắt buộc. Môn dự toán là môn học làm cơ sở để lập và kiểm tra được dự toán, thanh quyết toán xây lắp các hạng mục công trình xây dựng. - Ý nghĩa môn học: Môn học dự toán có ý nghĩa quan trọng và không thể thiếu của ngành kỹ thuật xây dựng. - Vai trò môn học: Là môn cơ sở giúp người học tích luỹ được những kiến thức cơ bản để có thể tính toán được khối lượng các công việc của một công trình xây dựng, lập được hồ sơ dự doán cho một công trình xây dựng hoàn chỉnh. Mục tiêu của môn học - Về kiến thức: + Trình bày được cách tính tiên lượng một số loại công tác xây dựng + Nêu được các khái niệm về tổng dự toán, dự toán xây lắp hạng mục công trình, dự toán thầu xây lắp và phương pháp thanh quyết toán khối lượng hoàn thành. - Về kỹ năng: +Tính được khối lượng của các loại công tác xây dựng + Lập và kiểm tra được dự toán, quyết toán xây lắp hạng mục công trình. - Thái độ: + Rèn luyện tính kiên trì, tập trung nhằm phát triển các kỹ năng về tính toán, tổng hợp. Nội dung của môn học:
  6. 6 CHƯƠNG 1: Khái niệm dự toán xây dựng cơ bản Mã chương: M14-01 Giới thiệu: Khái niệm dự toán xây dựng cơ bản là toàn bộ chi phí dự tính để đầu tư xây dựng công trình được ghi trong quyết định đầu tư và là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lí vốn khi đầu tư xây dựng công trình. Vì vậy để tính được dự toán công trình học sinh phải hiểu rõ bản chất và khái niệm dự toán xây dựng từ đố vận dụng tính toán. Mục tiêu: - Hiểu được dự toán hạng mục công trình và tổng dự toán công trình xây lắp. - Tích cực, chủ động học tập Nội dung chính: 1. Tổng dự toán xây dựng công trình Mục tiêu: Hiểu được khái niệm tổng dự toán và nội dung của tổng dự toán 1.1. Khái niệm tổng dự toán: Tổng mức đầu tư là chi phí dự tính để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình, được tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với nội dung dự án và thiết kế cơ sở; đối với trường hợp chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, tổng mức đầu tư đồng thời là dự toán xây dựng công trình được xác định phù hợp với nội dung báo cáo kinh tế - kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công. Tổng mức đầu tư là một trong những cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh tế và lựa chọn phương án đầu tư; là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình. 1.2. Nội dung của tổng dự toán Tổng dự toán xây dựng công trình được tổng hợp đầy đủ các giá trị công tác xây lắp, thiết bị, chi phí khác và các chi phí dự phòng. 1.2.1 Giá trị công tác xây dựng, lắp đặt cấu kiện, lắp đặt thiết bị công nghệ (chi phí xây lắp) bao gồm: - Chi phí phá và dỡ các cấu kiện kiến trúc cũ - Chi phí san lấp mặt bằng xây dựng - Chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công, nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành. - Chi phí xây dựng các hạng mục công trình. - Chi phí lắp đặt thiết bị. - Chi phí lắp đặt thiết bị phi tiêu chuẩn
  7. 7 - Chi phí di chuyển lớn thiết bị thi công và lực lượng xây dựng Giá trị dự toán xây lắp công trình bao gồm 3 bộ phận cơ bản là: - Giá thành dự toán. - Thu nhập chịu thuế tính trước. - Thuế giá trị gia tăng đầu ra. Trong giá thành dự toán thì chi phí trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn nhất, sau đó đến chi phí chung a) Chi phí trực tiếp: Chi phí trực tiếp là chi phí có liên quan trực tiếp đến công việc thực hiện quá trình thi công xây lắp công trình. Chi phí trực tiếp bao gồm: - Chi phí vật liệu - Chi phí nhân công - Chi phí máy thi công b) Chi phí chung: Chi phí chung là mục chi phí không liên quan trực tiếp đến quá trình thi công xây lắp công trình nhưng lại cần thiết để phục vụ cho công tác thi công, cho việc tổ chức bộ máy quản lý và chỉ đạo sản xuất xây dựng của doanh nghiệp xây dựng. Chi phí chung bao gồm một số chi phí chủ yếu sau: - Chi phí quản lý hành chính - Chi phí phục vụ công nhân - Chi phí phục vụ thi công - Chi phí chung khác: Là những khoản chi phí có tính chất chung cho toàn doanh nghiệp như: Bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, học tập, hội họp, chi phí bảo vệ công trường, phòng chống lụt bão, hoả hoạn, y tế... c) Thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng: - Thu nhập chịu thuế tính trước: trong dự toán xây lắp thu nhập chịu thuế tính trước được tính bằng tỷ lệ % sơ với chi phí trực tiếp và chi phí chung theo từng loại công trình. - Thuế giá trị gia tăng đầu gia: Trong dự toán xây lắp thuế giá trị gia tăng đầu gia được tính theo quy định đối với công tác xây dựng và lắp đặt. 1.2.2. Giá trị dự toán máy móc thiết bị công nghệ Bao gồm:
  8. 8 - Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ bao gồm thiết bị lắp đặt và thiết bị không cần lắp đặt. - Chi phí vận chuyển từ cảng hoặc nơi mua đến công trình, chi phí lưu kho, bãi, chi phí bảo quản, bảo dưỡng tại kho bãi hiện trường - Thuế và phí bảo hiểm thiết bị công trình 1.2.3. Chi phí dự phòng Chi phí dự phòng là khoản chi phí để dự trù cho các khối lượng phát sinh do thay đổi thiết kế hợp lý theo yêu cầu của chủ đầu tư được cấp có thẩm quyền chấp nhận, khối lượng phát sinh do các yếu tố không lường trước được, dự phòng do yếu tố trượt giá trong quá trình thực hiện dự án. 1.3. Chi phí khác Chi phí khác được phân chia theo các giai đoạn của quá trình đầu tư và xây dựng: a) Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: - Chi phí cho công tác đầu tư khảo sát, thu thập số liệu phục vụ công tác lập báo cáo tiền khả khi và khả thi đối với các dự án nhóm A hoặc nhóm B, báo cáo nghiên cứu khả thi nói chung và các dự án chỉ thực hiện lập báo cáo đầu tư. - Chi phí cho hoạt động tư vấn đầu tư: Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi, thẩm tra xét duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi. - Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ có liên quan đến dự án - Chi phí cho công tác tuyên truyền, quảng cáo dự án. b) Giai đoạn thực hiện đầu tư: - Chuẩn bị khởi công công trình (nếu có) - Chi phí đền bù đất, hoa màu, nhà, vật kiến trúc, các công trình trên mặt bằng xây dựng... - Tiền thuê đất hoặc tiền chuyển quyền sử dụng đất - Chi phí phá dỡ vật kiến trúc cũ và thu dọn mặt bằng xây dựng. - Chi phí khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng `- Chi phí tư vấn thẩm định thiết kế, dự toán công trình - Chi phí lậo hồ sơ mời thầu, chi phí cho việc phân tích đánh giá kết quả đấu thầu xây lắp, mua sắm vật tư thiết bị, chi phí giám sát thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị... - Chi phí ban quản lý dự án - Một số chi phí khác như: Bảo vệ an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng, kiểm định vật liệu đưa vào công trình, chi phí lập, thẩm tra đơn giá dự toán, chi phí quản lý, chi phí xây dựng công trình, chi phí bảo hiểm công trình...
  9. 9 c) Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa vào khai thác sử dụng - Chi phí thực hiện quy đổi vốn, thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công trình. - Chi phí tháo dỡ công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công, nhà tạm - Chi phí thu dọn vệ sinh công trình, tổ chức nghiệm thu, khánh thành và bàn giao công trình. - Chi phí đào tạo cán bộ quản lý sản xuất và công nhân kỹ thuật (nếu có) - Chi phí nguyên liệu, năng lượng, nhân lực, thiết bị cho quá trình chạy thử không tải và có tải. 2. Dự toán xây lắp hạng mục công trình Mục tiêu: Hiểu được khái niệm và nội dung dự toán xây lắp 2.1. Khái niệm Dự toán xây lắp hạng mục công trình là chi phí cần thiết để hoàn thành khối lượng công tác xây lắp của hạng mục công trình đó. Nó được tính từ hồ sơ bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công. 2.2. Nội dung dự toán xây lắp 2.2.1. Nội dung a) Giá trị dự toán xây dựng: Là toàn bộ chi phí cho công tác xây dựng và lắp ráp các bộ phận kết cấu kiến trúc để tạo nên điều kiện vật chất cần thiết cho quá trình sản xuất hoặc sử dụng công trình đó. - Chi phí xây dựng phần ngầm, đường dẫn nước, dẫn hơi - Chi phí cho phần xây dựng các kết cấu công trình. - Chi phí cho việc xây dựng nền móng, bệ đỡ máy thiết bị trong dây chuyền công nghệ. b) Giá trị dự toán lắp đặt thiết bị: Là dự toán về những chi phí cho công tác lắp ráp thiết bị máy móc vào vị trí thiết kế trong dây chuyền sản xuất 2.2.2. Các bộ phận chi phí trong giá trị dự toán xây lắp Khái quát giá trị dự toán xây lắp có thể chia thành 2 phần lớn - Giá trị dự toán xây lắp trước thuế: Bao gồm: Chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước. - Giá trị dự toán xây lắp sau thuế: Bao gồm: Giá trị dự toán trước thuế và khoản thuế giá trị gia tăng đầu ra. 2.2.3. Các bước xác định giá trị dự toán xây dựng
  10. 10 - Dựa vào bản vẽ thi công hoặc bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công để tính khối lượng các công tác xây lắp của công trình. - Sử dụng bảng đơn giá chi tiết hiện hành của địa phương để tính được các thành phần chi phí trong chi phí trực tiếp. - Áp dụng các tỷ lệ định mức: Chi phí chung, các hệ số điều chỉnh... để tính giá trị dự toán xây lắp. - Ngoài ra trong hồ sơ dự toán còn cần phải xác định được nhu cầu về vật liệu, nhân công, máy thi công bằng cách dựa vào khối lượng công tác xây lắp và định mức dự toán chi tiết để xác định ra nhu cầu này. 3. Vai trò tác dụng của giá trị dự toán - Xác định chính thức vốn đầu tư xây dựng công trình từ đó xây dựng được kế hoạch cung cấp, sử dụng và quản lý vốn. - Tính toán hiệu quả kinh tế đầu tư, để có cơ sở so sánh lựa chọn giải pháp thiết kế, phương án tổ chức thi công. - Làm cơ sở để xác định giá gói thầu, gía hợp đồng, ký kết hợp đồng kinh tế giao nhận thầu xây lắp. - Làm cơ sở để nhà thầu lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch cung cấp vật tư, kế hoạch lao động tiền lương, năng lực xây dựng. - Làm cơ sở để đơn vị xây lắp đánh giá kết quả hoạt động kinh tế của đơn vị mình.
  11. 11 CHƯƠNG 2: Tiên lượng Mã chương: M14-02 Giới thiệu Chương Tiên lượng là chương tính toán trước khối lượng các loại công tác có trong công trình hoặc hạng mục xây dựng. Để học tốt phần này đòi hỏi người học phải biết cấu tạo, đọc hồ sơ kỹ thuật tốt. Mục tiêu - Tính toán được tiên lượng một số loại công tác trong xây dựng cơ bản như: Công tác đất, công tác đóng cọc móng, công tác thép, công tác nề, công tác mộc, công tác sơn vôi và bả matít. - Cẩn thận, tỷ mỷ, tích cực, chủ động học tập. Nội dung chính 1. Một số điểm chung Mục tiêu: Nắm được các bước tính tiên lượng 1.1. Khái niệm Xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm xây dựng đòi hỏi phải xác định giá trị xây dựng công trình trước khi ký hợp đồng xây dựng. Việc định giá sản phẩm không thể định giá tổng thể mà phải dựa trên định giá từng công việc, kết cấu cụ thể bằng phương pháp cơ bản là đem khối lượng công việc đó nhân với đơn giá tương ứng sau đó tổng hợp thành giá của sản phẩm xây dựng. Việc xác định khối lượng công tác xây dựng ở các giai đoạn khác nhau cũng có tên gọi khác nhau. Ở giai đoạn thiết kế khi lập dự toán xây dựng công trình được gọi là tiên lượng, trong hồ sơ dự thầu được gọi là khối lượng dự thầu, trong hợp đồng gọi là khối lượng hợp đồng, trong quá trình thi công gọi là khối lượng hoàn thành bàn giao, trong giai đoạn quyết toán gọi là khối lượng quyết toán. Việc xác định khối lượng công tác xây lắp có vai trò hết sức quan trọng đối với cả chủ đầu tư, nhà thầu và cơ quan quản lý đầu tư xây dựng vì khối lượng liên quan đến chi phí của các bên. Tiên lượng là khối lượng từng công tác của công trình trước khi công trình được xây dựng. Bảng tiên lượng là căn cứ chủ yếu để dự trù yêu cầu về kinh phí, vật tư, nhân lực cho công trình. Tiên lượng là công tác trọng tâm của dự toán, nó là khâu khó khăn, phức tạp tốn nhiều thời gian và dễ sai sót nhất trong công tác dự toán. 1.2. Một số điểm cần chú ý khi tính tiên lượng 1. 2.1. Đơn vị tính Tuỳ theo yêu cầu quản lý và thiết kế được thể hiện, mỗi một khối lượng xây dựng sẽ được xác định theo một đơn vị đo phù hợp có tính tới sự phù hợp với đơn vị
  12. 12 đo của công tác xây dựng đó trong hệ thống định mức dự toán xây dựng công trình. Đơn vị đo theo thể tích là m3; theo diện tích là m2; theo chiều dài là m; theo số lượng là cái, bộ, đơn vị ...; theo trọng lượng là tấn, kg... Trường hợp sử dụng đơn vị tính khác với đơn vị tính thông dụng (Inch, Foot, Square foot…) thì phải có thuyết minh bổ sung và quy đổi về đơn vị tính thông dụng nói trên. 1.2.2. Quy cách Trong bảng tính toán khối lượng công trình, hạng mục công trình phải phù hợp với hệ mã hiệu thống nhất trong hệ thống định mức dự toán xây dựng công trình hiện hành. Quy cách mỗi loại công tác là bao gồm những yếu tố có ảnh hưởng tới sự hao phí về vật tư, nhân công, máy thi công và ảnh hưởng tới giá cả từng loại công tác đó như: - Bộ phận công trình: Móng, tường, cột, sàn, mái... - Vị trí: - Hình khối - Yêu cầu kỹ thuật - Vật liệu xây dựng - Biện pháp thi công Những khối lượng công tác mà có một trong các yếu tố nêu ở trên khác nhau là những khối lượng có quy cách khác nhau. Cùng một loại công tác nhưng các khối lượng có quy cách khác nhau thì phải tính riêng. Ví dụ 1: Cùng phải tính tiên lượng cho công tác bêt tông, nhưng bê tông móng, bê tông côt, bê tông dầm, bê tông sàn..., mỗi loại đều phải tính riêng. Ví dụ 2: Cùng công tác xây móng nhưng bề rộng móng khác nhau cũng phải tính riêng 1.2.3. Các bước tiến hành tính tiên lượng Bước 1: Nghiên cứu bản vẽ: Nghiên cứu bản vẽ từ tổng thể đến chi tiết để hiểu thật rõ bộ phận cần tính. Biết được sự liên quan giữa các bộ phận với nhau nhằm giúp ta quyết định cách phân tích khối lượng hợp lý, đúng đắn. Bước 2: Phân tích khối lượng: Là phân tích các loại công tác thành từng khối lượng để tính. Chú ý phân tích khối lượng phải phù hợp với quy cách đã quy định trong định mức và đơn giá dự toán.Cùng một loại công tác nhưng quy cách khác nhau thì phải tính riêng. Sử dụng các công thức toán học để tính các hình khối đơn giản. Các hình khối phức tạp có thể chia thành các hình khối đơn giản để tính. Bước 3: Xác định kích thước tính toán: Khi phân tích ra các hình hoặc
  13. 13 khối ta cần phải tìm các kích thước để tính toán. Kích thước có khi là kích thước ghi trên bản vẽ cũng có khi không phải kích thước ghi trên bản vẽ. Ta cần phải nắm vững cấu tạo của bộ phận cần tính, quy định về kích thước để xác định cho chính xác. Bước 4: Tính toán và trình bày kết quả: Sau khi đã phân tích khối lượng hợp lý và đã tìm được kích thước ta tiến hành tính toán và trình bày kết quả. Yêu cầu tính toán phải đơn giản trình bày sao cho dễ kiểm tra. - Khi tính phải triệt để lợi dụng cách đặt thừa số chung. Các bộ phận giống nhau, rút thừa số chung cho các bộ phận có kích thước giống nhau để giảm bớt số phép tính. Ví dụ: n x (D x R x C) n: số bộ phận giống nhau D: chiều dài ` R: chiều rộng C: chiều cao - Phải chú ý đến các số liệu có liên quan để dùng tính cho phần sau Ví dụ: V1 = S1 x h1 V: là thể tích; S: là diện tích; h: là chiều cao V2 = S2 x h2 Nếu S1 = S2 thì S1 có liên quan dùng để tính V2 mà không cần tìm lại S2 nữa, khi đó V2 = S1 x h2 - Khi tìm kích thước và lập các phép tính cần chú ý mỗi phép tính lập ra là 1 dòng ghi vào bảng tiên lượng. Ví dụ: Tính tiên lượng đào đất cho công trình có mặt bằng và mặt cắt móng như hình vẽ. Biết đào đất bằng thủ công đất cấp II, thành thẳng đứng.
  14. 14 b m1 m2 m2 m2 m2 m1 a 1 2 3 4 mÆt b»ng mãng mãng m1 mãng m2 Bài giải: - Nghiên cứu bản vẽ: Xem bản vẽ ta thấy mặt bằng móng công trình có 2 loại móng là M1 và M2. Móng M1 là móng dọc nhà, móng M2 là móng ngang nhà. Hai móng có cùng chiều sâu đào đất là 0,8m. - Phân tích khối lượng: Phân mặt bằng móng thành 2 móng dọc nhà (M1) và 4 móng ngang nhà (M2) - Tìm kích thước tính toán: Xem trên bản vẽ và phân tích ta có chiều dài các móng như sau: Móng M1: 9,9 + (0,35 + 0,35) = 10,6 m Móng M2: 5,7 – (0,4 + 0,4) = 4,9 m - Tính toán Khối lượng đào đất móng M1: 2 x (10,6 x 0,8 x 0,8) = 13,568 m3 Khối lượng đào đất móng M2: 4 x (4,9 x 0,7 x 0,8) = 10,976 m3 Tổng khối lượng đào đất: 13,568 + 10,976 = 24,544 m3 2. Cách tính tiên lượng một số loại công tác xây lắp Mục tiêu: Tính được tiên lượng của một số loại công tác xây lắp như: công tác
  15. 15 đất;công tác đóng cọc; công tác cốt thép; công tác bê tông... 2.1. Công tác đất Bất kỳ một công trình nào khi xây dựng cũng có công việc làm đất thường là: Đào móng, đường ống, đắp nền, đường, lấp hố móng. 2.1.1. Đơn vị tính: Khi tính tiên lượng cho công tác đất phân ra: - Đào và đất đắp công trình bằng thủ công: m3 - Đào, đắp đất công trình bằng máy: 100 m3 2.1.2. Quy cách: Cần phân biệt - Phương tiện thi công: Thủ công hay máy - Cấp đất: Tùy thuộc mức độ khó dễ trong thi công mà phân đất thành 4 cấp (I, II, III, IV); - Chiều rộng, chiều sâu, hệ số đầm nèn. a) Đào đất Đào đất bằng thủ công Đào đất bằng máy + Đào đất bùn + San sân bãi – san đồi - .... + Đào đất để đắp + Đào xúc đất để đắp hoặc đổ đi + Đào móng công trình + Đào móng công trình + Đào kênh mương, rãnh thoát nước + Đào kênh mương + Đào nền đường + Đào nền đường mới - nền đường mở rộng +Đào khuôn đường, rãnh thoát nước + Đào đất trong khung vây phòng nước... b) Đắp đất Đắp đất công trình bằng thủ công Đắp đất công trình bằng máy + Đắp nền móng công trình + Đắp đất mặt bằng công trình + Đắp bờ kênh mương đê đập + San đầm đất mặt bằng + Đắp nền đường + Đắp đê đập kênh mương + Đắp cát công trình + Đắp nền đường + Đắp cát công trình + Đắp đá công trình 2.1.3 Phương pháp tính a) Trường hợp đào hoặc đắp đất có thành thẳng đứng: - Móng đào không sâu, đất tốt, thành vách không sạt nở hoặc được chống bằng
  16. 16 vách đứng. - Đắp nền nhà sau khi đã xây tường. Một số điểm cần chú ý: - Kích thước đào được xác định dựa vào kích thước mặt bằng, mặt cắt chi tiết móng - Nền đáy móng hẹp, do yêu cầu thi công cần phải mở rộng thì phải tính theo đáy móng mở rộng - Nếu móng hoặc nền nhà cố khối lượng bê tông gạch vỡ lót phủ kín đáy móng hoặc nền nhà thì nên tính đáy móng hoặc nền nhà trước khi tính ra khối lượng để tận dụng số liệu tính các công tác khác Công thức tính: V(Đào, Đắp) = S.h (m3) Trong đó S là diện tích đáy móng, h là chiều sâu hố đào hoặc đắp b) Trường hợp đào hoặc đắp đất có thành vát taluy - Trường hợp móng đào rộng, đất xấu, đào dễ sạt lở, để chống sạt lở cho vách hố đào người ta phải đào taluy vát 1 Công thức tính: V = V  (a1b1  a 2 b2  (a1  a 2 )(b1  b2 ) 6 c) Trường hợp tính khối lượng đất đào của hệ thống móng - Phân chia móng thành từng phần, cần tránh hiện tượng giao, cắt giữa các phần. - Trong trường hợp móng có các phần gấp khúc cần xem xét bù trừ các phần gấp khúc cho nhau. d) Tính khối lượng đất lấp móng - Tính chính xác Vlấp = Vđào – Vcông trình - Tính gần đúng theo kinh nghiệm: Vlấp = (1/3)Vđào Bài tập ví dụ:
  17. 17 Cho hệ thống móng công trình có mặt bằng và mặt cắt móng như hình vẽ Hãy tính tiên lượng cho các công tác sau: - Đào đất bằng thủ công, thành thẳng đứng, đất cấp II - Đất lấp móng, đất đắp nền nhà, hành lang - Bê tông gạch vỡ mác 50 lót móng, lót nền và hành lang. c b a 6 m3 m1 m1 5 m3 m1 4 mÆt b»ng mãng m1 m1 m1 m2 3 m3 m1 2 m1 m3 1
  18. 18 mãng m1 mãng m3 mãng m2 Bài giải: 1. Nghiên cứu bản vẽ: Nghiên cứu bản vẽ ta thấy mặt bằng công trình gồm 3 loại móng M1, M2, M3. - Móng M1 có bề rộng đào móng là 0,9 m, chiều sâu đào móng 0,9 m - Móng M2 là móng trụ độc lập có bề rộng đào móng là 0,9 m, chiều sâu đào móng 0,9 m - Móng M3 là móng bó hè có bề rộng đào móng là 0,32 m, chiều sâu đào móng là 0,45 m - Bê tông gạch vỡ lót móng phủ kín các móng dày 0,1 m - Đất đắp nền dày 0,5 m 2. Phân tích khối lượng: a) Tính đào đất móng và bê tông gạch vỡ lót móng - Móng dọc và móng ngang nhà có bề rộng 0,78 m - Móng bó hè có bề rộng 0,32 m - Móng trụ độc lập có kích thước 0,78 x 0,78 m
  19. 19 b) Tính đất đắp nền và bê tông gạch vỡ lót nền - 5 gian bằng nhau - Hành lang 3) Xác định kích thước và tính toán a) Tính khối lượng đào đất thành thẳng đứng, đất cấp II. - Tính chiều dài móng M1: + Trục B và trục D: 2 x (15 + 0,45 x 2) = 31,8 m + Trục 1,2,3,4,5,6: 6 x (4,2 – 0,45 x 2) = 19,8 m - Móng M2 là móng trụ kích thước 2 cạnh bằng nhau và bằng 0,9m - Tính chiều dài móng M3 + Trục A: 5 x (3,0 – 0,45 x 2) = 10,5 m + Trục 1 và 6: 2 x (1,8 – 0,45 x 2) = 1,8 m - Diện tích đáy móng cần đào + Móng M1: (31,8 + 19,8) x 0,9 = 46,44 m2 + Móng M2: 6 x 0,9 x 0,9 = 4,86 m2 + Móng m3; 2 x 1,8 x 0,32 = 1,152 m2 - Khối lượng đào đất thủ công, đất cấp II là (46,44 + 4,86 + 1,152) x 0,9 = 47,2 m3 b) Khối lượng bê tông gạch vỡ vữa TH50# (46,44 + 4,86 + 1,152) x 0,1 = 5,245 m3 c) Khối lượng đất đắp nền nhà và hành lang - Tìm kích thước + 5 phòng: Dài: 4,2 – 0,335 = 3,865 m Rộng: 3 – 0,335 = 2,665 m + Hành lang Dài: 15 – 0,22 = 14,78 m Rộng: 1,8 – (0,335 + 0,22)/2 = 1,5225 m - Tính diện tích + 5 phòng 5 x (3,865 x 2,665) = 51,5 m2 + Hành lang 14,78 x 1,5225 = 22,5 m2 Tổng diện tích đắp nền: 51,5 + 22,5 = 74 m2 - Tính khối lượng đất đắp nền nhà và lấp móng
  20. 20 + Đất lấp móng Vlấp = (1/3) Vđào = 47,2/3 = 15,73 m3 + Đất đắp nền 74 m2 x 0,5 m = 37 m3 d) Tính khối lượng bê tông gạch vỡ vữa TH50# lót móng 74 m2 x 0,1 m = 7,4 m3 2.2. Công tác đóng cọc 2.2.1. Công tác đóng, ép cọc bê tông cốt thép a) Đơn vị: 100 m b) Quy cách: Cần xác định từ những đặc điểm sau: - Sử dụng búa máy có trọng lượng đầu búa : = 1,8tấn … - Quy cách, kích thước: chiều dài cọc, tiết diện cọc . - Cấp đất đá và điều kiện thi công: cấp đất 1, 2 và trên cạn, dưới nước. - Biện pháp thi công: Đóng cọc, ép cọc… c) Phương pháp tính: Tổng chiều dài cọc = độ sâu 1 lỗ cọc x toàn bộ số lỗ cọc Tên công việc thường có : - Đóng cọc BTCT, tiết diện 20x20, trọng lượng đầu búa =1,8T . - Ép trước cọc BTCT, tiết diện 10x10 … - Ép sau cọc BTCT, tiết diện 40 x 40 … 2.2.2. Đóng cọc tre, gỗ a) Đơn vị: 100 m b) Quy cách: Cần xác định rừ những đặc điểm sau: - Đơn vị tính: 100 m . - Loại vật liệu: cọc tre, cọc gỗ, cọc tràm, cừ gỗ … - Nhóm đất: bùn, đất C2, C3. - Kích thước vật liệu: cọc  2,5m; cọc  2,5m. - Biện pháp thi công: Thủ công hoặc bằng máy. c) Phương pháp tính : Chiều dài = Diện tích gia cố x chiều dài cọc x mật độ cọc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2