intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Giáo dục quốc phòng và an ninh (Phần 3: Quân sự chung): Phần 2

Chia sẻ: Túcc Vânn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:50

11
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 giáo trình "Giáo dục quốc phòng và an ninh (Phần 3: Quân sự chung)" trình bày các nội dung: Hiểu biết chung về bản đồ địa hình quân sự; phòng tránh địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao; ba môn quân sự phối hợp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Giáo dục quốc phòng và an ninh (Phần 3: Quân sự chung): Phần 2

  1. BÀI 6 HIỂU BIẾT CHUNG VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH QUÂN SỰ MỤC TIÊU Kiến thức: Người học hiểu được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của bản đồ; biết được các ký hiệu trên bản đồ và các ký hiệu quân sự khi tác nghiệp để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; vận dụng linh hoạt kiến thức đã được học vào thực tiễn hoạt động học tập và công tác. Kỹ năng: Biết sử dụng bản đồ địa hình quân sự hình thành các kỹ năng khi tác nghiệp trên bản đồ quân sự như: chắp, ghép, dán, gấp, bảo quản bản đồ, chấp hành nghiêm quy định về bảo mật. NỘI DUNG 1. Những vấn đề chung của bản đồ địa hình quân sự 1.1. Khái niệm Bản đồ là “hình ảnh thu nhỏ và khái quát hóa một phần mặt đất cong lên mặt giấy phẳng theo những quy luật toán học nhất định. Trên bản đồ, các yếu tố về thiên nhiên, kinh tế, văn hóa và xã hội, được thể hiện bằng hệ thống các ký hiệu. Những yếu tố này được lựa chọn lấy bỏ, tổng hợp tương ứng với từng lượng dung nạp của từng loại bản đồ và từng loại tỷ lệ.” [3, tr.24]. Bản đồ địa hình có tỷ lệ bằng hoặc lớn hơn 1: 1.000.000 được lập ra trên cơ sở của mạng đo đạc chính xác và hệ thống ký hiệu tiêu chuẩn. Địa hình là “phần mặt đất với các yếu tố trên bề mặt của nó: dáng đất, thổ nhưỡng, thủy hệ, lớp phủ thực vật, đường giao thông, các địa vật,...” [2, tr.254]. Như vậy, bản đồ địa hình quân sự là hình ảnh thu nhỏ và khái quát một phần hoặc toàn bộ bề mặt đất lên mặt phẳng theo những quy luật toán học, được sử dụng cho các hoạt động quân sự. Trên bản đồ thường có các yếu tố về địa hình, tự nhiên và xã hội, được thể hiện bằng hệ thống các ký hiệu, màu sắc, kích thước khác nhau.  1.2.  Phân loại Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và mục đích sử dụng, bản đồ địa hình được phân thành: bản đồ cấp chiến thuật, bản đồ cấp chiến dịch, và bản đồ cấp chiến lược. 64
  2. Bản đồ cấp chiến thuật là bản đồ địa hình có tỷ lệ lớn, dùng cho cấp chỉ huy tham mưu từ đại đội đến cấp sư đoàn. Khi tác chiến ở vùng đồng bằng và trung du, dùng bản đồ có tỷ lệ 1:25.000, 1:50.000. Khi tác chiến ở vùng rừng núi, dùng bản đồ có tỷ lệ 1:100.000.  Bản đồ cấp chiến dịch là loại bản đồ có tỷ lệ trung bình, chủ yếu dùng cho chỉ huy cấp chiến dịch (chỉ huy và cơ quan tham mưu cấp quân đoàn, quân khu,…). Khi tác chiến ở vùng đồng bằng và trung du, dùng bản đồ có tỷ lệ 1:100.000. Khi tác chiến ở vùng rừng núi, dùng bản đồ có tỷ lệ 1: 250.000. Bản đồ cấp chiến lược là loại bản đồ dùng cho Bộ Tổng tư lệnh và các cơ quan cấp chiến lược. Bản đồ cấp chiến lược có tỷ lệ 1:500.000 - 1:1.000.000. 1.3. Tỷ lệ bản đồ Tỷ lệ bản đồ là tỷ lệ thu nhỏ của bề mặt đất (địa hình) khi biểu thị lên mặt phẳng bản đồ, hay là tỷ lệ giữa độ dài trên bản đồ so với ngoài thực địa. Tỷ lệ bản đồ là tỷ số giữa độ dài trên bản đồ và độ dài trên thực địa, được thể hiện dưới dạng phân số, trong đó tử số là độ dài trên bản đồ, mẫu số là độ dài ngoài thực địa.  Muốn tính tỷ lệ bản đồ, ta lấy cự ly đo được trên bản đồ chia cho cự ly đo được trên thực địa theo công thức: d: cự ly trên bản đồ. D: cự ly ngoài thực địa. M: kết quả tỷ số : tỷ lệ bản đồ. Tỷ lệ bản đồ có thể viết theo ba cách: 1/M; ; 1:M; Cứ một đơn vị trên bản đồ tương đương với M đơn vị trên thực địa. Bản đồ nào có mẫu số càng nhỏ thì bàn đồ đó tỷ lệ càng lớn; ngược lại, bản đồ nào có mẫu số càng lớn thì bản đồ đó có tỷ lệ càng nhỏ.  Độ dài trên bản đồ thường khác đơn vị sử dụng trên thực địa nên khi tính toán tỷ lệ cần quy đổi về cùng chung đơn vị.  1.4. Cơ sở toán học đối với bản đồ Để đảm bảo độ chính xác, tính thống nhất và phù hợp với quá trình sử dụng, ta có thể ghép nhiều mảnh bản đồ lại với nhau. Tuy nhiên, việc 65
  3. đo, vẽ và thành lập bản đồ phải dựa trên những cơ sở toán học nhất định, cụ thể:  Nghiên cứu về hình dạng và kích thước quả đất biểu diễn dưới dạng một biểu thức toán học, dựa vào đó mà xây dựng phương pháp đo và xử lý kết quả đo đạc trên mặt đất tự nhiên. Nghiên cứu và quy định các phương pháp chiếu hình để đưa kết quả đo đạc trên thực địa lên mặt phẳng với độ chính xác cao nhất. Những nội dung cơ bản trên quy định các phương pháp đo vẽ và lập bản đồ, sử dụng hệ tọa độ và đánh số bản đồ. 1.5. Phép chiếu bản đồ Phép chiếu đồ là phép biểu diễn bề mặt cong của trái đất lên mặt phẳng (thường là giấy). Khi chiếu hình bản đồ phải đảm bảo yêu cầu về góc, tỷ lệ và diện tích như sau: Góc giữa hai hướng giao nhau trên bản đồ bằng góc đo trên thực địa. Tỷ lệ các đoạn thẳng ở các khu vực khác nhau trên bản đồ không đổi. Diện tích đo trên bản đồ bằng diện tích cùng khu vực ngoài thực địa. Hiện nay chưa có phương pháp nào có thể đáp ứng cả ba yêu cầu trên. Vì vậy, tùy vào mục đích sử dụng bản đồ, ta xác định phép chiếu phù hợp như: phép chiếu hình nón, phép chiếu phương vị, phép chiếu hình trụ, phép chiếu Gauss, phép chiếu UTM. 2. Danh pháp bản đồ 2.1. Chia mảnh, đánh số, ghi số hiệu bản đồ Gauss Bản đồ địa hình Gauss lấy kinh, vĩ tuyến làm biên khung và lấy mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 làm cơ sở chia mảnh, đánh số những mảnh bản đồ tỷ lệ lớn hơn. Kích thước mảnh bản đồ 1:1.000.000 là 60 kinh tuyến X 40 vĩ tuyến. Ở khu vực 150 vĩ tuyến nó bao trùm diện tích mặt đất khoảng 280.000 km2. 66
  4. Chia mảnh bản đồ Gauss tỷ lệ 1:1.000.000 Hình 19. Tỷ lệ 1:1000.000. (Nguồn: Bộ môn GDQPAN). Dọc theo kinh tuyến chia Trái đất thành 60 cột, đánh số theo thứ tự từ 1 đến 60, cột 1 tính từ kinh độ 1800 tới kinh độ tây 1740, cột 2 từ kinh độ tây 1740 đến kinh độ tây 1680…. Tiếp tục chia như vậy tới cột thứ 60 từ kinh độ đông 1740 tới kinh độ 1800. Như vậy, số thứ tự của cột chênh lệch với số thứ tự của múi là 30 đơn vị. Theo vĩ tuyến, chia Trái đất ra thành các đai bắt đầu từ xích đạo về hai cực, mỗi đai có độ lớn là 40. Các đai được ký hiệu bằng các chữ cái La tinh in hoa theo vần (gồm 22 chữ cái từ A, B, C… đến V, trừ hai cực không có ký hiệu). Diện tích mặt đất của mỗi ô hình thang cong theo cách chia như trên, được biểu thị lên bản đồ theo tỷ lệ 1:1.000.000, gọi là mảnh bản đồ 1:1.000.000. Như vậy, khung của mảnh bản đồ 1:1000000 có kích thước chiều ngang là 60 kinh tuyến và chiều dọc là 40 vĩ tuyến. Số hiệu của mỗi mảnh được gọi theo tên của đai ngang và cột dọc. Ghi số hiệu: Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 thành phố Hà Nội mang số hiệu: F-48. Như vậy Việt Nam nằm trong các đai ngang và cột dọc: F48, F49, E48, E49, D49, C48. Kích thước: 60 KT x 40 VT Bản đồ Gauss tỷ lệ 1:500.000 Căn cứ: Dựa vào mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 1.000.000 để chia. 67
  5. Cách chia mảnh và đánh số: Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 thành 4 phần bằng nhau, đánh số thứ tự bằng chữ cái in hoa A, B, C, D từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Mỗi phần được chia là mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000. Ghi số hiệu: Ghi vào sau số hiệu của mảnh bản đồ 1:1.000.000 và ký hiệu riêng của phần được chia. Ví dụ: mảnh bản đồ thành phố Hà nội tỷ lệ 1: 500.000 có số hiệu là: F-48-D Kích thước: 30 KT x 20 VT  Bản đồ Gauss tỷ lệ 1:200.000 Căn cứ: dựa vào mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 để chia. Cách chia mảnh và đánh số: Chia mảnh bản đồ 1:1.000.000 thành 36 phần bằng nhau, đánh số thứ tự bằng chữ số La Mã từ I đến XXXVI, từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Mỗi phần được chia là mảnh bản đồ 1:200.000. Ghi số hiệu: ghi vào sau số hiệu của mảnh bản đồ 1:1.000.000 và ký hiệu riêng của phần được chia. Ví dụ: Mảnh bản đồ thành phố Hà Nội tỷ lệ 1:200.000 có số hiệu là: F-48-XXVIII Kích thước: 10 KT x 0040’ VT  Bản đồ Gauss tỷ lệ 1:100.000 Căn cứ: Dựa vào mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 để chia. Cách chia mảnh và đánh số: Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 ra thành 144 phần bằng nhau, đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 144, từ trái sang phải, từ trên xuống dưới mỗi phần được chia là mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000. Ghi số hiệu: ghi vào sau số hiệu mảnh bản đồ 1:1.000.000 và ký hiệu riêng của phần được chia. Ví dụ: mảnh bản đồ thành phố Hà Nội tỷ lệ 1:100.000 có số hiệu là: F-48-104. Kích thước: 0030’ KT x 0020’ VT Bản đồ Gauss tỷ lệ 1:50.000 Căn cứ: dựa vào mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 để chia. Cách chia mảnh và đánh số: Chia mảnh bản đồ 1:100.000 thành 4 phần bằng nhau, đánh số thứ tự bằng chữ cái in hoa A, B, C, D từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Mỗi phần được chia là mảnh bản đồ 1:50.000. 68
  6. Ghi số hiệu: Ghi vào sau số hiệu của mảnh bản đồ 1:100.000 và ký hiệu riêng của phần vừa mới được chia. Ví dụ: Mảnh bản đồ thành phố Sơn Tây tỷ lệ 1:50.000 có số hiệu là: F-48-104-C. Kích thước: 0015’ KT x 0010’ VT Bản đồ Gauss tỷ lệ 1:25.000 Căn cứ: Dựa vào mảnh bản đồ 1:50.000 để chia. Cách chia mảnh và đánh số: Chia mảnh bản đồ 1: 50.000 thành 4 phần bằng nhau. Đánh số thứ tự bằng chữ cái in thường a, b, c, d từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Mỗi phần được chia là mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 25.000. Ghi số hiệu: ghi sau số hiệu của mảnh bản đồ 1:50.000 và ký hiệu riêng của phần vừa mới được chia. Ví dụ: mảnh bản đồ Thạch Thất tỷ lệ 1:25.000 có số hiệu là: F-48-104-C-c. Kích thước: 007’30’’ KT x 005’ VT Bản đồ Gauss tỷ lệ 1:10.000 Căn cứ: Dựa vào mảnh bản đồ 1:25.000 để chia. Cách chia mảnh và đánh số: Chia mảnh bản đồ 1:25.000 ra thành 4 phần bằng nhau. Đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập 1, 2, 3, 4 từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Mỗi phần được chia là mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10.000. Ghi số hiệu: Ghi vào sau số hiệu mảnh bản đồ 1:25.000 và ký hiệu riêng của phần vừa mới được chia. Ví dụ: mảnh bản đồ Thạch Thất tỷ lệ 1:10.000 có số hiệu là: F-48-104-C-c-2. Kích thước: 003’45’’ KT x 002’30’’VT  2.2. Chia mảnh, đánh số, ghi số hiệu bản đồ U.T.M Cách chia mảnh, đánh số, ghi số hiệu bản đồ U.T.M cơ bản giống như cách chia mảnh bản đồ Gauss nhưng có một số điểm khác biệt ở từng loại tỷ lệ bản đồ. Bản đồ U.T.M tỷ lệ 1:1.000.000 Khi đánh số đai chỉ đánh số từ A đến U (gồm 21 chữ cái). Mảnh bản đồ thuộc Bắc bán cầu phải thêm chữ N vào trước ký hiệu, đai Nam bán cầu thì thêm chữ S vào trước đai.  69
  7. Ví dụ: mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 khu vực Hà Nội có số hiệu NF – 48 Kích thước: 60 KT x 40 VT Bản đồ U.T.M tỷ lệ 1:500.000 Cách chia mảnh và đánh số: Giống như cách chia bản đồ Gauss, chỉ khác đánh số đai theo chiều kim đồng hồ theo thứ tự A, B, C, D.  Ghi số hiệu: Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000 có số hiệu NF-48-C. Kích thước: 30 KT x 20 VT              Bản đồ U.T.M tỷ lệ 1:250.000 Căn cứ: dựa vào mảnh 1:1.000.000 để chia. Cách chia mảnh và đánh số: Chia mảnh 1:1.000.000 thành 16 phần bằng nhau, đánh số bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 16 theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Mỗi phần được chia là mảnh bản đồ tỷ lệ 1:250.000. Ghi số hiệu: Ghi vào sau số hiệu mảnh 1:1.000.000 và ký hiệu riêng của phần vừa được chia. Ví dụ: mảnh bản đồ thành phố Hà Nội tỷ lệ 1:250.000 có số hiệu là: NF-48-10. Kích thước: 1030’ KT x 10 VT Bản đồ U.T.M tỷ lệ 1:100.000 Căn cứ: Được chia và đánh số riêng không liên quan đến bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000. Cách chia mảnh và đánh số: Bản đồ UTM lấy giao tuyến của đường kinh tuyến 750 kinh Đông và 40 vĩ Nam làm gốc toạ độ tính lên phía Bắc và sang Đông, cứ 30’ đánh 1 đường dọc và 1 đường ngang. Ký hiệu đường dọc từ 01, 02, 03 … 99.  Ký hiệu đường ngang từ: 00, 01, 02 … 99. Ghi số hiệu: lấy 4 số của trục dọc và trục ngang đặt tên cho mảnh bản đồ. Ví dụ: mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 có số hiệu là: 02 03 Kích thước: 0030’ KT x 0030’ VT Bản đồ U.T.M tỷ lệ 1:50.000 Căn cứ: Dựa vào mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 để chia. Cách chia mảnh và đánh số: Chia mảnh 1:100.000 thành 4 phần bằng nhau, đánh số bằng chữ số La Mã I, II, III, IV. Bắt đầu từ góc trên bên phải theo chiều kim đồng hồ. Mỗi phần được chia là mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000. 70
  8. Ghi số hiệu: Ghi vào sau số hiệu mảnh 1:100.000 và ký hiệu riêng của phần vừa mới được chia. Ví dụ: mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000 có số hiệu là: 02 03-I Kích thước: 0015’ KT x 0015’ VT Bản đồ U.T.M 1:25.000 Căn cứ: dựa vào mảnh bản đồ 1:50.000 để chia. Cách chia mảnh và đánh số: Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000 ra thành 4 phần bằng nhau. Đánh theo ký hiệu hướng địa dư NE (ĐB), SE (ĐN), NW (TB), SW (TN). Mỗi phần được chia là mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25.000. Ghi số hiệu: Ghi vào sau số hiệu mảnh 1:50.000 và ký hiệu riêng của mảnh vừa chia. Ví dụ: mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25.000 có số hiệu là: 02 03-I-SW Kích thước: 007’30’’ KT x 007’30’’ VT 3. Chắp ghép, dán, gấp, bảo quản bản đồ Để nghiên cứu tác nghiệp khi tác chiến ở các địa hình rộng lớn mà vẫn bảo quản được dễ dàng trong quá trình sử dụng. Chắp ghép bản đồ Chắp ghép bản đồ cần căn cứ vào bảng chắp ghép ở khung Nam bản đồ, số hiệu ở khung Bắc bản đồ, địa hình, và tuân theo các nguyên tắc chắp ghép: Tờ trên đè tờ dưới, tờ trái đè tờ phải. Khi xén, tờ trên xén ở phần mép khung (viền trắng) của khung Nam bản đồ, tờ trái xén ở phần mép khung (viền trắng) của khung Đông bản đồ. Dán, gấp bản đồ Khi dán, dùng hồ quét đều ở phần viền trắng của tờ bị đè lên, khung Bắc của tờ dưới, khung Tây của tờ phải. Sau đó điều chỉnh các đường ô vuông trùng khớp nhau rồi vuốt nhẹ cho phẳng bản đồ. Khi gấp bản đồ, cần căn cứ vào nhiệm vụ để gấp một cách phù hợp. Gấp bản đồ cần tuân theo nguyên tắc: gấp để mặt công tác ra ngoài, sau đó gấp thành hình dích dắc theo kiểu hình lò xo. Sắp xếp, bảo quản tư liệu địa hình Sắp xếp, bảo mật tư liệu địa hình phải tuân thủ các quy định của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 28 tháng 10 năm 1999. Các đơn vị lớn phải có kho; các đơn vị nhỏ phải có tủ 71
  9. bảo mật, tủ chứa bản đồ; tư liệu địa hình phải khô ráo, bảo đảm an toàn. Thường xuyên kiểm tra để ngăn chặn kịp thời những sự cố có thể xảy ra. Sắp xếp bản đồ phải ngăn nắp, khoa học và chính xác để khi cần có thể tìm thấy nhanh chóng. Cách sắp xếp tư liệu địa hình Sắp xếp tư liệu địa hình phải đảm bảo tính khoa học. Có thể sắp xếp tư liệu địa hình theo các phương pháp: Sắp xếp bản đồ theo bảng chắp của Cục Bản đồ Bộ Tổng tham mưu ban hành; Sắp xếp bản đồ theo thứ tự tên mảnh; Sắp xếp bản đồ theo cách đánh dấu số mảnh từ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, ... Bảo quản tư liệu địa hình Bản đồ tư liệu địa hình phải được bảo quản ở những nơi khô ráo (tránh ẩm ướt). Khi vẽ sử dụng bút chì đen, nét bút vót nhọn. Nếu vẽ sai phải dùng tẩy để tẩy, không dùng dao để cạo bản đồ. Người sử dụng phải thận trọng, không làm rách bản đồ và chấp hành nghiêm quy định bảo mật tài liệu. 4. Ký hiệu trên bản đồ địa hình quân sự 4.1. Ký hiệu địa vật Khái niệm Ký hiệu địa vật là những quy ước thống nhất về vị trí tương ứng, hình dáng, kích thước, màu sắc và đặc trưng của các loại địa vật khi thể hiện chúng lên mặt phẳng bản đồ.  Ví dụ:  Nhà chùa có hình mái cong:  Nhà thờ có cây thánh giá:  Địa vật độc lập hình chữ nhật hoặc hình vuông: Ý nghĩa Ký hiệu địa vật giúp người sử dụng hiểu được nội dung, tính chất địa vật, phân tích từng loại địa vật khác nhau và nắm bắt nhanh chóng tình hình thực địa để nghiên cứu; Ký hiệu địa vật còn giúp người chỉ huy đánh giá được tình hình cụ thể để làm văn kiện chiến đấu nhanh chóng, chính xác. Phân loại Ký hiệu địa vật được chia thành: ký hiệu vẽ theo tỷ lệ, ký hiệu vẽ theo ½ tỷ lệ và ký hiệu vẽ không theo tỷ lệ.  72
  10. Ký hiệu vẽ theo tỷ lệ là những ký hiệu tương đối lớn mà khi vẽ chúng ta rút được tỷ lệ theo các chiều. Ví dụ: sân vận động. Loại ký hiệu vẽ theo ½ tỷ lệ là những ký hiệu khi vẽ chỉ rút theo được một chiều còn chiều kia không rút được. Ví dụ: đường sá, sông, suối nhỏ,… Khi thể hiện chúng chỉ rút được chiều dài còn chiều rộng vẽ tượng trưng. Loại ký hiệu vẽ không theo tỷ lệ: là những ký hiệu nhỏ khi vẽ chúng không thể rút được theo tỷ lệ hoặc khi rút gặp khó khăn. Ví dụ: nhà cửa, đình chùa, cầu, cống,… Điểm chính xác Những ký hiệu có dạng hình học hoàn chỉnh, điểm chính xác nằm ở tâm. Ví dụ: Những ký hiệu có chân đường vuông góc, điểm chính xác nằm ở chân góc vuông. Ví dụ: Bảng chỉ đường           Chợ Những ký hiệu có đáy điểm chính xác nằm ở chính giữa đáy. Ví dụ:                     Chùa                 Tượng, bia Những ký hiệu có chân rỗng điểm chính xác nằm ở chính giữa hai chân.  Những ký hiệu có nhiều hình tạo bởi điểm chính xác nằm ở tâm phần lớn nhất. Ví dụ:     Tháp cổ       Nhà thờ            Trường học Những ký hiệu như cầu, cống, điểm chính xác nằm ở chính giữa. 73
  11. Ví dụ:  Cầu       Cống Những ký hiệu đường một nét, hai nét như đường sá, sông, suối, điểm chính xác nằm chính giữa đường nét. Ví dụ: Đường hai nét: Đường một nét:   Sông, suối:   Ghi chú thuyết minh Khi dùng ký hiệu ghi trên bản đồ chưa thể hiện rõ được tính chất của địa vật đó. Vậy nên bên cạnh các ký hiệu người ta ghi chú để làm rõ thêm tính chất của nó.  Ví dụ:   Cầu bê tông; dài 50m, rộng 8m, trọng tải 30 tấn. Hệ thống các ký hiệu cách nghiên cứu Ký hiệu thể hiện vùng dân cư: Vùng thành phố thị xã, thị trấn có 60% làm bằng gạch ngói hoặc vật liệu khó cháy thì tô màu hồng, ngược lại thì tô màu vàng. Nếu không dùng màu thì thể hiện bằng cách chải các ô chéo. Vùng dân cư ngoại ô thì dùng ký hiệu hình vuông hoặc hình chữ nhật để thể hiện. Ký hiệu địa vật độc lập: dùng ký hiệu tượng trưng bằng màu đen để thể hiện những ký hiệu độc lập như đình, chùa, nhà thờ, nhà máy, trường học,… Ký hiệu địa giới: Các đường địa giới giúp phân rõ phạm vi trên bản đồ, tùy theo tính chất để phân địa giới thành các ký hiệu khác nhau như: Đường biên giới quốc gia. Ranh giới giữa các tỉnh, huyện… 74
  12. Ký hiệu đường sá: Hệ thống đường sá bao gồm: đường sắt, đường quốc lộ, đường liên tỉnh, liên huyện, liên xã, đường mòn,… Tùy theo tính chất của từng loại đường mà sử dụng các ký hiệu khác nhau. Ký hiệu thể hiện thuỷ văn: Ký hiệu thuỷ văn bao gồm sông ngòi, ao hồ, đầm nước,… Khi thể hiện, sử dụng ký hiệu màu xanh lam. Ký hiệu thực vật: Ký hiệu thực vật bao gồm toàn bộ hệ thống cây xanh trên mặt đất, khi thể hiện chúng người ta dùng màu xanh để thể hiện từng loại lên bản đồ. Ký hiệu thể hiện dáng đất: Toàn bộ hệ thống ký hiệu ở trên đều có trong khung nam của từng mảnh bản đồ. 4.2. Ký hiệu dáng đất Khái niệm Dáng đất là sự mấp mô, lồi lõm của bề mặt trái đất không thành quy luật. Ký hiệu dáng đất là những quy ước thống nhất dùng để thể hiện sự mấp mô, lồi lõm của bề mặt trái đất lên mặt phẳng bản đồ. Ý nghĩa Nghiên cứu dáng đất, ký hiệu dáng đất có ý nghĩa to lớn trong việc nắm được địa hình, xác định chính xác các địa vật, mục tiêu, trên cơ sở đó người cán bộ chỉ huy nghiên cứu làm kế hoạch chiến đấu sát đúng với thực tế. Cách thể hiện Có rất nhiều phương pháp thể hiện dáng đất khác nhau, trong đó có 3 phương pháp cơ bản: phương pháp tả cảnh, phương pháp tô màu chải nét, phương pháp thể hiện bằng đường bình độ. Phương pháp tả cảnh xuất hiện trên các bản đồ của Ai Cập năm 1400 trước công nguyên. Phương pháp này chủ yếu là dùng lối diễn tả hình dạng quả núi, dãy núi như cách vẽ tranh. Phương pháp tô màu chải nét xuất hiện vào cuối thế kỷ 18 - đầu thế kỷ 19. Phương pháp này chủ yếu dùng màu sắc đậm, nhạt khác nhau để biểu thị các sườn dốc. Độ dốc lớn tô đậm chải nét dày, dốc thoải chải nét nhạt, thưa. Tuy nhiên, cả 2 phương pháp trên đều không xác định được độ dốc, độ cao, độ chênh cao… và có nhiều mặt hạn chế. Phương pháp thể hiện: Bằng đường bình độ là phương pháp khoa 75
  13. học nhất hiện đang được áp dụng rộng rãi. Đường bình độ là đường cong khép kín, tất cả các điểm cùng nằm trên một đường bình độ thì có cùng độ cao. Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ có bản đồ số hoá, bản đồ không gian ba chiều; nhưng các loại bản đồ này chưa phổ biến rộng rãi, trong tương lai gần nó sẽ được sử dụng.  Cách thể hiện: Giả sử cho một quả núi. Người ta cho nước dâng lên một khoảng h rồi cho nước rút xuống. Kết quả, xung quanh quả núi đó có một đường ngấn nước. Sau đó, đem chiếu đường ngấn nước đó xuống mặt phẳng nằm ngang, ta có một đường cong khép kín. Tiếp tục cho nước dâng lên một khoảng cách h1 và làm tương tự quy trình đến khi hết độ cao của quả núi đó, ta sẽ được các đường cong tiếp theo. Những đường cong này là đường bình độ thể hiện độ cao của quả núi đó. Xác định độ cao của một điểm Độ cao của một điểm trên bản đồ là khoảng cách tính theo đường dây dọi của điểm đó so với mặt thuỷ chuẩn. Tất cả những điểm cao hơn mặt thuỷ chuẩn có trị số dương, những điểm thấp hơn mang trị số âm. Hình 20. So sánh độ cao ( Nguồn: Bộ môn GDQPAN) Cách xác định: Muốn xác định độ cao của một điểm trên bản đồ địa hình, cần căn cứ vào vị trí tương đối của nó so với đường bình độ gần nó hoặc các điểm chuẩn có đánh dấu độ cao trên bản đồ. Nếu điểm cần tìm nằm ngay trên đường bình độ có ghi chú độ cao thì độ cao đó là độ cao của điểm cần tìm. Ví dụ: Xác định độ cao của ngôi nhà độc lập ở toạ độ 05-16.5, ta thấy nhà độc lập nằm ngay trên đường bình độ có ghi chú độ cao 50. Vậy độ cao của ngôi nhà là 50 m. Nếu điểm cần tìm nằm ngay trên đường bình độ không ghi chú độ cao, ta căn cứ vào đường bình độ (ĐBĐ) phía trên hoặc phía dưới có ghi chú độ cao và căn cứ vào khoảng cao đều để tính, hoặc căn cứ vào các điểm 76
  14. chuẩn có ghi chú độ cao và khoảng cao đều cơ bản để tính. Ví dụ: Tìm độ cao của nhà thờ có toạ độ (04-16.1). Ta thấy nhà thờ nằm trên đường bình độ không ghi chú độ cao, nhưng phía trên nó có điểm cao 92 (05-16) và phía dưới nó có đường bình độ 50 có ghi chú độ cao, khoảng cao đều của bản đồ sử dụng là 10 m. Vậy đường bình độ có nhà thờ cần tìm là 70m, ta nói nhà thờ nằm trên độ cao 70m.                                    Hình 21. Xác định độ cao (Nguồn: Bộ môn GDQPAN) Nếu điểm cần  tìm nằm ở chính giữa khoảng cách hai ĐBĐ kề nhau, độ cao cần tìm bằng trung bình cộng độ cao của hai (ĐBĐ) phía trên và phía dưới nó. Hoặc bằng giá trị độ cao đường bình độ dưới nó cộng thêm 1/2 khoảng cao đều cơ bản. Ví dụ: Xác định độ cao của nhà độc lập ở toạ độ 05-16.5. Ta thấy nhà độc lập nằm ở trên đường bình độ 70 phía dưới đường bình độ 80. Vậy độ cao của nhà độc lập sẽ là (70 + 80): 2 = 75 m. Trường hợp điểm cần tìm nằm bất kỳ, ta kẻ đường ngắn nhất qua điểm chính xác của địa vật tới đường bình độ phía trên và phía dưới gần nhất. Sau đó, chia đường thẳng đó ra làm 10 phần bằng nhau. Tính xem địa vật đó nằm ở phần thứ mấy rồi cộng kết quả đó với đường bình độ phía dưới ta được độ cao của địa vật cần xác định.  Ví dụ: Xác định độ cao của cây độc lập ở toạ độ 04-16.9. Ta tiến hành kẻ đường thẳng ngắn nhất qua điểm chính xác của ký hiệu địa vật tới đường bình độ phía trên, phía dưới nó. Chia đoạn thẳng đó thành 10 phần bằng nhau (khoảng cao đều là 10m) vậy mỗi phần tương ứng với 1m. Cây độc lập nằm ở phần thứ 3 dưới lên và phía trên đường bình độ 40. Vậy cây độc lập nằm trên độ cao 43m. 77
  15. Xác định độ chênh cao Độ chênh cao là sự sai lệch về cao thấp giữa điểm này so với điểm khác. Muốn xác định độ chênh cao giữa hai điểm A và B ta xác định độ cao của điểm A và điểm B, lấy điểm cao hơn trừ đi điểm thấp hơn ta được độ chênh cao giữa hai điểm. Độ chênh cao được tính theo công thức: Độ chênh cao = hA - hB.  Ví dụ: hA = 75m; hB = 40m. Vậy độ chênh cao giữa điểm A và điểm B = 75 – 40 = 35 (m) Xác định độ dốc Độ dốc là góc nghiêng của một sườn núi hoặc núi so với mặt phẳng nằm ngang. Để xác định độ dốc dễ dàng, nhanh chóng trên bản đồ địa hình người ta sử dụng thước đo độ dốc đã in sẵn ở khung Nam bản đồ. Thước đo độ dốc có cấu tạo gồm 2 phần: Phần dùng để đo độ dốc giữa 2 đường bình độ con cơ bản kề nhau và phần dùng đo độ dốc khoảng cách từ 3 đến 5 đường bình độ. Hình 22. Thước đo độ dốc (Nguồn: Bộ môn GDQPAN) Cách đo: Dùng compa hoặc băng giấy đo khoảng cách giữa 2 đường bình độ con kề nhau trên bản đồ rồi ướm vào các đường dọc phần 1 của thước đo độ dốc sao cho mép dưới (đường ngang dưới cùng) và đường cong đầu tiên khít với 2 đầu đoạn vừa đo xem nó trùng vào chỗ nào thì đọc số độ ngay dưới chân, đó là độ dốc của đoạn cần tìm. Nếu không trùng vào số thì phải căn cứ vào khoảng chia độ đó để tính số phút, giây lẻ. Trường hợp các đường bình độ cách đều nhau, đoạn đường cần xác định nằm ở khoảng 3 - 5 đường bình độ, ta dùng phần 2 của thước để đo. 78
  16. Nếu đo khoảng cách giữa 3 đường bình độ, ta ướm 1 đầu vào đường ngang cuối cùng, 1 đầu ướm vào đường cong thứ 3,… Nếu các đường bình độ không đều nhau, ta không thể đo gộp hoặc lấy kết quả từng khoảng cộng lại để xác định độ dốc chung. Trong trường hợp này, cần đo để xác định độ dốc của từng khoảng.  Xác định tầm nhìn thông suốt Tầm nhìn thông suốt được xác định bằng 2 phương pháp cơ bản: phương pháp so sánh độ cao và phương pháp dựng tam giác vuông. Phương pháp so sánh độ cao So sánh độ cao là phương pháp đơn giản nhất để xác định mục tiêu có nhìn thấy được hay không. Từ trạm quan sát (TQS) trên hướng mục tiêu (MT), trạm quan sát ta phát hiện các địa vật, điểm cao có khả năng che khuất (VCK). Ta xác định độ cao tuyệt đối của TQS, MT, VCK theo đường bình độ hTQS, hMT, hVCK. Nếu độ cao VCK lớn hơn độ cao của TQS và MT thì mục tiêu không thể nhìn thấy được. Phương pháp dựng tam giác vuông Khi muốn quan sát từ điểm A tới điểm B trên bản đồ có bị che khuất không ta làm như sau: Bước 1. Nối từ điểm A tới điểm B thành một đường thẳng. Quan sát trên đường thẳng vừa kẻ xem có địa vật nào có khả năng che khuất, đánh dấu các điểm đó trên đường thẳng AB. Bước 2. Xác định độ cao các điểm A, B, C, D. Xác định độ chênh cao của điểm C so với điểm B, điểm D so với điểm B, điểm A so với điểm B. Rút theo tỷ lệ (tùy ý) của các điểm chênh cao đó. Bước 3. Tại các điểm C, D, A dựng những đường thẳng vuông góc với AB: AA’, DD’, CC’ theo tỷ lệ vừa rút gọn. Bước 4. Nối A’ với B thành một tam giác vuông BAA’, sau đó quan sát kết quả; nếu A’B không cắt CC’ và DD’ tức là AB nhìn được thông suốt, nếu A’B cắt 1 trong 2 đường CC’ hoặc DD’ thì AB không nhìn thông suốt vì có C hoặc D là vật che khuất.   Ví dụ: Xác định tầm nhìn thông suốt giữa A và B, biết rằng độ cao điểm B là 100 m, điểm C là 150 m, độ cao điểm D là 300 m, độ cao điểm A là 260 m 79
  17. Hình 23. Dựng tam giác vuông. (Nguồn: Bộ môn GDQPAN) Ta có: Độ chênh cao giữa C và B là 50 m, độ chênh cao giữa D và B là 200 m, độ chênh cao giữa A và B là 160 m Rút theo tỷ lệ 1:10.000 ta có: AA’ = 1,6 cm; DD’ = 2 cm; CC’= 0,5 cm. Tại các điểm C, D, A dựng 3 đường thẳng góc với AB, nối B với A’ ta thấy BA’ cắt DD’ như vậy AB không nhìn được. Những điển hình cơ bản của dáng đất Dựa vào đặc trưng của dáng đất chia thành 5 điển hình cơ bản: núi, chỗ lõm, đường sông núi, khe núi, yên ngựa:  Hình 24: Những điển hình cơ bản của dáng đất (Nguồn: Bộ môn GDQPAN) Núi: vùng đất cao nổi bật hơn so với mặt đất xung quanh. Núi gồm 3 bộ phận: chân núi, sườn núi, đỉnh núi. Chân núi là bộ phận thấp của núi, là đường phân giới giữa hai mặt phẳng khác nhau. Do tác dụng của mưa, gió, đất, đá thường tụ tập lại nên chân núi dốc tương đối thoải. Sườn núi là bề cạnh vùng đất cao của quả núi hay, nói cách khác, đó là bộ phận giữa chân núi và đỉnh núi. Do tác động của nội và ngoại lực sườn núi có thể chia ra làm 4 loại: sườn lồi, sườn lõm, sườn thẳng, sườn bậc thang. Đỉnh núi là bộ phận cao nhất của quả núi. Đỉnh núi có 3 loại: đỉnh nhọn, đỉnh tròn, đỉnh bằng (thường thấy ở vùng cao nguyên). Chỗ lõm: chỗ đất lõm (sụt) xuống khép như hình cái bát. Hình dáng của chỗ lõm ngược lại với núi. 80
  18. Trong chỗ lõm có thể phân biệt được đáy và bờ. Đáy là phần thấp nhất của chỗ lõm, sườn dốc từ đó thoải lên theo các hướng. Bờ là đường phân giới trên của sườn dốc, sườn dốc đi qua phân giới đó sẽ chuyển thành đất bằng. Đường sống núi: chỗ đất cao của đỉnh núi thoải theo một hướng; là đường sống chính của quả núi và là đường phân chia hai mặt của sườn dốc. Khe núi: đường hợp bởi hai mặt sườn dốc, khi mưa nước tụ lại, chảy theo đường này xuống chân núi. Yên ngựa: bộ phận thấp xuống của sống núi, chỗ hai đỉnh núi gần nhau; nó là chỗ nối liền của hai khe đối nhau qua sống núi. Về hình dáng nó rất giống cái yên ngựa. Khi đường chạy qua chỗ yên ngựa gọi là đèo. Những ký hiệu biểu thị dáng đất ở những chỗ không biểu thị được bằng đường bình độ Khi biểu thị dáng đất bằng đường bình độ, những chi tiết bộ phận của dáng đất không dùng đường bình độ để diễn tả được thì ta dùng những ký hiệu đặc biệt để biểu thị. Những dạng đặc biệt của dáng đất đó là: dốc đứng, ngọn đá, khe đá, khe mưa nứt, sườn núi sụt,… Bên cạnh ký hiệu còn ghi chú độ cao, độ sâu bằng mét. Trên bản đồ quy định những ký hiệu thể hiện dáng đất: in màu nâu nếu nó biểu thị dáng đất do thiên nhiên tạo ra; in màu đen nếu nó biểu thị dáng đất do nhân tạo (như chỗ đào, đắp). Đặc biệt một số ký hiệu quy định in màu đen để biểu thị các địa vật như đá, đống đá độc lập, gò đất, hố đất, hang, động, đường hầm,… Để phân biệt rõ địa hình chỗ đỉnh núi và hố lõm trên bản đồ, sử dụng nét chỉ dốc. Nét chỉ dốc vẽ thẳng góc với đường bình độ và ghi ở các sườn dốc, luôn chỉ hướng đi xuống của sườn dốc. Thường được ghi ở những chỗ đặc trưng như đỉnh núi, hố lõm, yên ngựa và những chỗ dáng đất phức tạp, khó phán đoán hướng sườn dốc. 4.3. Thực vật Thực vật là một trong ba yếu tố chủ yếu của thiên nhiên. Trong thực tế, thực vật chiếm một phạm vi tương đối lớn. Đối với quân sự nó có ảnh hưởng tới việc vận động, quan sát và thông tin liên lạc, nhưng ngược lại nó có tác dụng ngụy trang che dấu tốt. Về mặt kinh tế thực vật có giá trị để phát triển công, nông nghiệp; căn cứ vào sự phân bố thực vật có thể nghiên cứu về địa lý, khí hậu, thủy văn của từng khu vực khác nhau. Ví dụ những vùng ít cây cối thường là những cây khô khí hậu lạnh hoặc những vùng cây cối tươi tốt rậm rạp thường khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều. 81
  19. Để phân biệt các loại thực vật và phạm vi của chúng trên bản đồ người ta sử dụng ký hiệu đường chu vi ranh giới thực vật. Trường hợp phạm vi các loại thực vật khác nhau được đo đạc chính xác ở thực địa trên bản đồ biểu thị đường chu vi của chúng bằng các chấm in đen. Trường hợp trên thực địa không xác định được rõ ràng phạm vi các loại thực vật, thì đường ranh giới không được hiển thị bằng những chấm đen mà phân biệt bằng màu sắc in và ký hiệu tương ứng của thực vật. Kết luận: Bản đồ địa hình quân sự là nội dung không thể thiếu trong dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên hiện nay. Hiểu biết chung về bản đồ địa hình quân sự đóng vai trò rất quan trọng cùng toàn dân giành những thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Sinh viên cần nắm bắt các đặc điểm cấu tạo của bản đồ địa hình, có khả năng thao tác thuần thục trên bản đồ, đồng thời nhận thức rõ vai trò của bản đồ địa hình quân sự trong giai đoạn hiện nay. Luôn xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân, tích cực học tập, rèn luyện, tham gia tích cực các hoạt động về quốc phòng và an ninh. Điều này góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh. CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP Câu 1. Trình bày khái niệm bản đồ, tỷ lệ bản đồ, viết công thức tỷ lệ, giải thích các đại lượng. Câu 2. Nêu cách chia mảnh bản đồ Gauss. Câu 3. Nêu cách chia mảnh bản đồ UTM. Câu 4. Đọc ký hiệu trên bản đồ và giải thích các ký hiệu. Câu 5. Phân loại địa vật trên bản đồ, nội dung từng loại. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Cục Bản đồ (1987), Địa hình quân sự, NXB Quân đội nhân dân. [2] Cục Bản đồ (2018), Từ điển quân sự, NXB Quân đội nhân dân. [3] Trung tâm Từ điển bách khoa quân sự (2007), Từ điển thuật ngữ quân sự, NXB Quân đội nhân dân. 82
  20. BÀI 7 PHÒNG TRÁNH ĐỊCH TIẾN CÔNG HOẢ LỰC BẰNG VŨ KHÍ CÔNG NGHỆ CAO MỤC TIÊU Kiến thức: Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khái niệm, đặc điểm, thủ đoạn đánh phá và khả năng sử dụng vũ khí công nghệ cao của địch trong chiến tranh tương lai (nếu xảy ra). Kỹ năng: Thông qua nội dung bài học, sinh viên nắm được thông tin vũ khí công nghệ cao và cách phòng tránh vũ khí công nghệ cao để bảo vệ an ninh tổ quốc. Tiếp tục nghiên cứu, nâng cao nhận thức trong phòng tránh vũ khí công nghệ cao. NỘI DUNG 1. Khái niệm, đặc điểm, thủ đoạn đánh phá và khả năng sử dụng vũ khí công nghệ cao của địch trong chiến tranh 1.1. Khái niệm Vũ khí công nghệ cao là vũ khí được nghiên cứu, thiết kế, chế tạo dựa trên những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, có sự nhảy vọt về chất lượng và tính năng kỹ - chiến thuật. 1.2. Đặc điểm của vũ khí công nghệ cao - Hiệu suất của vũ khí, phương tiện tăng gấp nhiều lần so với vũ khí, phương tiện thông thường; hàm lượng tri thức, kỹ năng tự động hoá cao; tính cạnh tranh cao, được nâng cấp liên tục. - Vũ khí công nghệ cao còn gọi là vũ khí “thông minh”, vũ khí “tinh khôn”, bao gồm nhiều chủng loại khác nhau như: 1.2.1. Vũ khí hạt nhân Là loại vũ khí hủy diệt lớn dựa trên cơ sở sử dụng năng lượng rất lớn được giải phóng ra từ phản ứng phân hạch dây chuyền và phản ứng tổng hợp hạt nhân để tiêu diệt các mục tiêu. Phân loại vũ khí hạt nhân theo mục đích sử dụng: có 2 loại (vũ khí cấp chiến thuật và chiến lược). 83
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2