intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Gieo trồng lúa - MĐ02: Trồng lúa năng suất cao

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

261
lượt xem
107
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Gieo trồng lúa - MĐ02: Trồng lúa năng suất cao hướng dẫn về làm đất để gieo trồng lúa; ngâm, ủ lúa giống, gieo mạ, sạ lúa và cấy lúa. Toàn bộ mô đun được phân bố giảng dạy trong thời gian 139 giờ và gồm có 06 bài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Gieo trồng lúa - MĐ02: Trồng lúa năng suất cao

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TÊN MÔ ĐUN: GIEO TRỒNG LÚA MÃ SỐ MÔ ĐUN: MĐ 02 NGHỀ: TRỒNG LÚA NĂNG SUẤT CAO Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Gieo trồng lúa bao gồm các công việc quan trọng của nghề trồng lúa năng suất cao từ làm đất, ngâm ủ lúa giống cho đến sạ lúa hoặc cấy lúa. Nếu gieo trồng không đúng kỹ thuật thì cây lúa sinh trƣởng, phát triển kém, cho năng suất không cao, hiệu quả kinh tế kém. Bởi vậy, khâu Gieo trồng lúa là rất cần thiết đối với ngƣời trồng lúa nói chung và đặc biệt là đối ngƣời học nghề trồng lúa năng suất cao nói riêng. Để đáp ứng nhu cầu học tập của ngƣời trồng lúa, chúng tôi biên soạn giáo trình mô đun Gieo trồng lúa. Nội dung cuốn giáo trình mô đun này hƣớng dẫn về Làm đất để gieo trồng lúa; Ngâm, ủ lúa giống, gieo mạ, sạ lúa và cấy lúa. Toàn bộ mô đun đƣợc phân bố giảng dạy trong thời gian 139 giờ và gồm có 06 bài nhƣ sau: Bài 1: Tính lƣợng lúa giống để ngâm ủ Bài 2: Ngâm, ủ lúa giống Bài 3: Làm đất để gieo, cấy lúa Bài 4: Gieo mạ và chăm sóc mạ Bài 5: Sạ lúa Bài 6: Cấy lúa Các bài trong mô đun có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tạo điều kiện cho học viên thực hiện đƣợc mục tiêu học tập và áp dụng vào thực tế trồng lúa tại cơ sở. Mô đun này liên quan mật thiết với các mô đun: Chuẩn bị các điều kiện trồng lúa, Chăm sóc lúa và Thu hoạch – tiêu thụ lúa. Để hoàn thiện đƣợc cuốn giáo trình này chúng tôi đã nhận đƣợc sự chỉ đạo, hƣớng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ-Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Tổng cục dạy nghề- Bộ lao động- Thƣơng binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật của Viện Lúa Đồng Bằng sông Cửu Long, các cơ sở sản xuất lúa, các nông dân sản xuất lúa giỏi, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi xây dựng chƣơng trình và biên soạn giáo trình. Các thông tin trong giáo trình này có giá trị hƣớng dẫn giáo viên thiết kế, tổ chức giảng dạy và vận dụng phù hợp với điều kiện, bối cảnh thực tế của từng vùng trong quá trình dạy học. Trong quá trình biên soạn chƣơng trình, giáo trình. Dù đã hết sức cố gắng nhƣng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp từ các nhà giáo, các chuyên gia, ngƣời sử dụng lao động và ngƣời trực tiếp lao động trong lĩnh vực chăm sóc lúa để chƣơng trình, giáo trình đƣợc điều chỉnh, bổ sung cho hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và đáp ứng đƣợc nhu cầu học nghề trong thời kỳ đổi mới. Xin chân thành cảm ơn!
  4. 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU ………………..………………..………………… 3 Mô đun: Gieo trồng lúa …………………………………………… 9 Bài 01: Tính lƣợng lúa giống để ngâm ủ ………………………... 9 A. Nội dung ……………….………………………………….... 9 1.1. Xác định phƣơng thức gieo trồng để tính lƣợng lúa giống 9 1.1.1. Gieo trồng lúa bằng phƣơng thức cấy …….…………….. 9 1.1.2. Gieo trồng lúa bằng phƣơng thức sạ ................................. 10 1.2. Xác định đặc điểm giống lúa để tính lƣợng lúa giống ..... 11 1.2.2. Xác định thời gian sinh trƣởng ………...………………... 11 1.2.1. Xác định chiều cao cây ……………………….…………. 11 1.2.3. Xác định ngày gieo mạ dự phòng ……………….………. 11 1.3. Xác định diện tích đất để tính lƣợng lúa giống ……...…. 11 1.3.1. Căn cứ diện tích đất đã có của cở sở trồng lúa ………….. 11 1.3.2. Đo để tính diện tích đất trồng lúa thực tế ……..………… 11 1.4. Kiểm tra tỉ lệ nảy mầm của hạt giống ………………….. 11 1.4.1. Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu ……………………………. 11 1.4.2. Đếm và ủ hạt ……………………………………………. 11 1.4.3. Tính tỉ lệ nảy mầm ……………………………………… 12 1.5. Tính lƣợng lúa giống …………………………………….. 12 1.5.1. Căn cứ lƣợng lúa giống của 1 ha ……………………..…. 12 1.5.2. Tính lúa giống cần cho diện tích thực tế ……………....... 12 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ……………….……………... 12 C. Ghi nhớ ………………………………..…………………… 12
  5. 5 ĐỀ MỤC TRANG Bài 02: Ngâm ủ lúa giống ……….…………….…………………. 13 A. Nội dung ………………………………...………………….. 13 2.1. Tìm hiểu điều kiện để hạt lúa giống nảy mầm ……….… 13 2.1.1. Điều kiện bên trong hạt …………………………………… 13 2.1.2. Điều kiện bên ngoài …………………………………….. 15 2.2. Chuẩn bị ngâm lúa giống ………………..………………. 15 2.2.1. Chuẩn bị nơi ngâm lúa giống ............................................ 15 2.2.2. Chuẩn bị lúa giống trƣớc khi ngâm ................................... 16 2.2.3. Chuẩn bị nƣớc để ngâm lúa giống ..................................... 17 2.3. Ngâm lúa giống ……………..………………………...….. 18 2.3.1. Cho lúa xuống nƣớc để ngâm …………………………… 18 2.3.2. Xác định thời gian ngâm ………………………………... 19 2.3.3. Chăm sóc thƣờng xuyên trong thời giam ngâm ………… 19 2.3.4. Biểu hiện của hạt lúa giống hút đủ nƣớc ……………….. 19 2.4. Vớt lúa giống ………………..…….…………………….... 19 2.4.1. Đƣa lúa giống ra khỏi nƣớc ngâm ……………………… 19 2.4.2. Rủa sạch lúa giống đã ngâm ……………………………. 19 2.5. Ủ lúa giống ……………………………………………….. 20 2.5.1. Chuẩn bị để ủ lúa giống ………………………………… 20 2.5.2. Sắp xếp lúa đã ngâm để ủ ………………………………. 21 2.5.3. Đậy đống ủ ……………………………………………… 21 2.5.4. Chèn vật nặng lên tấm đậy đống ủ ……………………… 21 2.5.5. Điều chỉnh nhiệt độ đống ủ …………………………….. 21 2.5.6. Đảo lúa trong khi ủ ……………………………………… 22
  6. 6 ĐỀ MỤC TRANG 2.6. Điều chỉnh mầm của hạt lúa giống ….…………….......... 22 2.6.1. Điều chỉnh mầm của hạt lúa giống ngắn ….…………….. 22 2.6.2. Điều chỉnh mầm của hạt lúa giống dài….……………...... 23 2.7. Xử lý hạt trƣớc khi gieo sạ …………….……………....... 23 2.7.1. Chọn thuốc để xử lý …………….……………................. 23 2.7.2. Xử lý hạt giống …….…………….................................... 24 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ……………….……………... 25 C. Ghi nhớ ………………………………..…………………… 25 Bài 03: Gieo mạ và chăm sóc mạ ………………………………….. 26 A. Nội dung ……………….……………….…………………... 26 3.1. Tìm hiểu các phƣơng pháp gieo mạ .……………………. 26 3.1.1. Tìm hiểu thế nào là gieo mạ khô .………………..……… 26 3.1.2. Tìm hiểu thê nào là gieo mạ ƣớt .……………….………. 27 3.2. Gieo mạ nhƣ thế nào .……………………………………. 28 3.2.1. Gieo mạ ở ruộng ƣớt .…………………………….……... 28 3.2.2. Gieo mạ khô (mạ sân, mạ xúc) .………………………… 37 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ……………….……………... 46 C. Ghi nhớ ………………………………..…………………… 46 Bài 04: Làm đất để sạ (cấy) lúa …..……………………………….. 47 A. Nội dung ……………… ……………….…………………... 47 3.1. Vệ sinh đồng ruộng .………………………………….….. 47 3.1.1. Chuẩn bị dụng cụ để vệ sinh đồng ruộng .………….…… 47 3.1.2. Tiến hành vệ sinh đồng ruộng .…………………….……. 49 3.2. Làm đất .………………….. .…………………………….. 52
  7. 7 ĐỀ MỤC TRANG 3.2.1. Bẩy ải .………………….. .…………………………….... 52 3.2.2. Cuốc đất .………………….. .…………………………… 52 2.2.3. Cáy đất .………………….. .……………………………. 52 3.2.4. Bừa và trục đất .………………….. .……………………. 54 3.2.5. San đất ruộng .………………….. .……………………… 55 3.2.6. Đánh đƣờng nƣớc trong ruộng trồng lúa .………………. 56 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ……………….……………... 57 C. Ghi nhớ ………………………………..…………………… 57 Bài 5: Sạ lúa………………………………..……………………….. 58 A. Nội dung ……………… ……………… …………………... 58 5.1. Sạ lúa là gì ……………………………………………….. 58 5.1.1. Tìm hiểu thế nào là sạ lan ……………….…………….. 58 5.1.2. Tìm hiểu thế nào là sạ hàng (sạ lúa theo hàng) ..………... 60 5.2. Tiến hành sạ lúa …………………………………............... 63 5.2.1. Sạ lan ……………….…………………………………… 63 5.2.1. Sạ hàng ……………… ……………………………….… 63 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ……………….……………... 67 C. Ghi nhớ ………………………………..…………………… 67 Bài 6: Cấy lúa ………………….…………………………..…. 68 A. Nội dung ……………… ……………….…………………... 68 6.1. Tìm hiểu cấy lúa là gì ……..……………………………... 68 6.1.1. Khái niệm về cấy lúa ………………….………………… 68 6.1.2. Các cách cấy lúa ……………....………………………… 69 6.1.3. Xác định độ sâu khi cấy cây mạ ………………………… 71
  8. 8 ĐỀ MỤC TRANG 6.2. Xác định mật độ cấy ……………….……………………. 72 6.2.1. Khái niệm ……………….……………………………… 72 6.2.2. Xác định mật độ cấy khi cây thẳng hàng ……………….. 72 6.2.3. Xác định mật độ cấy khi cây không thẳng hàng (cấy tự do) 72 6.3. Cấy lúa bằng mạ dƣợc ………………………………...… 73 6.3.1. Nhổ mạ …………………………………………..……… 73 6.3.2. Vận chuyển mạ tới ruộng cấy …...…………….………… 74 6.3.3. Chia mạ ra ruộng cấy (rải mạ) ……………….…….…… 75 6.3.4. Tiến hành cấy mạ dƣợc (cấy mạ gieo dƣới ruộng) ..……. 76 6.4. Cấy mạ gieo trên sân ……………………………………. 77 6.4.1. Chuẩn bị mạ gieo trên sân ………………………………. 77 6.4.2. Tiến hành cấy mạ gieo trên sân ………….……………... 79 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ……………….……………... 83 C. Ghi nhớ ………………………………..…………………… 83 HƢƠNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ……………….…………... 84 I. Vị trí, tính chất ……………….……………….……………... 84 II. Mục tiêu mô đun ……………… ……………….…………... 84 III. Nội dung chính của mô đun ……………….………………. 84 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành ………………. 85 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ……………………….. 96 VI. Tài liệu tham khảo ………….………………………….….. 99 Danh sách Ban chủ nhiệm .……………….…………………………. 100 Danh sách hội đồng nghiệm thu ……….……………………….…... 100
  9. 9 MÔ ĐUN: GIEO TRỒNG LÚA Mã mô đun: 02 Mô đun Gieo trồng lúa là một trong những mô đun trọng tâm trong chƣơng trình dạy nghề trồng lúa trình độ sơ cấp. Mô đun này đề cập đến vấn đề gieo trồng lúa đúng kỹ thuật và phù hợp với phƣơng thức gieo trồng lúa, mục tiêu trồng lúa. Từng bài trong mô đun hƣớng dẫn cho ngƣời học nghề làm đƣợc các công việc trong gieo trồng lúa nhƣ: Tính đƣợc lƣợng lúa giống, ngâm, ủ, gieo mạ, sạ lúa và cấy lúa đúng yêu cầu kỹ thuật. Các công việc này là tiền đề để cây lúa sinh trƣởng phát triển tốt và cũng là kiến thức cần thiết để ngƣời học làm cơ sở học tiếp các mô đun Chăm sóc lúa và mô đun Thu hoạch-tiêu thụ lúa. Bài 01: TÍNH LƢỢNG LÚA GIỐNG ĐẺ NGÂM Ủ Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Xác định được phương thức gieo trồng lúa là cấy hay sạ; - Xác định được diện tích gieo trồng lúa; - Xác định được tỉ lệ nảy mầm của lúa giống - Xác định được lượng lúa giống cần có để ngâm ủ. A. Nội dung 1.1. Xác định phƣơng thức gieo trồng để tính lƣợng lúa giống Khi gieo trồng lúa, tùy theo phƣơng thức gieo trồng khác nhau thì lƣợng lúa giống sẽ hết khác nhau. Các phƣơng thức thƣờng đƣợc gieo trồng lúa trong sản xuất là Cấy và sạ: 1.1.1. Gieo trồng lúa bằng phương thức cấy: Ngay trong cùng phƣơng thức cấy, mà các cách cấy khác nhau thì lƣợng giống cần cũng khác nhau: - Nếu cấy 1 dảnh (tép) mạ, cây (khóm) nhƣ hình 2.1 thì hết 20-25 kg lúa giống/1 ha. Hình 2.1. Cấy 1 dảnh (tép) mạ, cây (khóm)
  10. 10 - Nếu cấy 2-3 dảnh (tép) mạ, cây (khóm) nhƣ hình 2.2 thì hết 40-60 kg lúa giống/1 ha. Hình 2.2. Cấy 2-3 dảnh (tép) mạ, cây (khóm) 1.1.2. Gieo trồng lúa bằng phương thức sạ a. Gieo trồng bằng phương thức sạ lan: - Thông thƣờng lƣợng giống để sạ lan là 180-200 kg lúa giống/1ha (hình 2.3). - Trong điều kiện ruộng bằng phẳng, chăm sóc tốt, không để ốc bƣơu vàng phá thì có thể sạ 150-180kg/ha. Hình 2.3. Ruộng lúa sạ lan b. Gieo trồng bằng phương thức sạ hàng: - Sạ hàng (hình 2.4) thƣờng dùng từ 80-120 kg lúa giống/ha. - Trong điều kiện ruộng bằng phẳng, chăm sóc tốt, không để ốc bƣơu vàng phá thì có thể sạ 70-100kg/ha. Hình 2.4. Ruộng lúa sạ hàng
  11. 11 1.2. Xác định đặc điểm giống lúa để tính lƣợng lúa giống 1.3.1. Xác định thời gian sinh trưởng của giống lúa: Giống lúa có thời gian sinh trƣởng dài phải gieo trồng thƣa hơn thì lƣợng giống sẽ ít hơn. Ví dụ - Các giống lúa mùa địa phƣơng, thời gian sinh trƣởng từ 135-180 ngày, thì lƣợng lúa giống để cấy là 20 kg/ha, để sạ là 40-60 kg/ha. - Các giống lúa cải tiến, thời gian sinh trƣởng từ 85-100 ngày, thì lƣợng lúa giống để cấy là 40 kg/ha, để sạ lan là 100-120 kg/ha. 1.3.2. Xác định chiều cao cây của giống lúa: Giống lúa có chiều cao cây cao phải gieo trồng thƣa hơn thì lƣợng giống sẽ ít hơn. Ví dụ - Các giống lúa mùa địa phƣơng, chiều cao cây từ 135-160 cm, thì lƣợng lúa giống để cấy là 20 kg/ha, để sạ là 40-60 kg/ha. - Các giống lúa cải tiến, chiều cao cây thƣờng từ 85-120 cm, thì lƣợng lúa giống để cấy là 40 kg/ha, để sạ lan là 100-120 kg/ha. Lƣu ý: Ngoài ra còn tùy thuộc nhiều điều điều kiện khác nhƣ giống lúa đẻ nhánh nhiều, điều kiện canh tác, đất tốt, xấu… để tính lƣợng lúa giống. 1.3. Xác định diện tích đất để tính lƣợng lúa giống 1.3.1. Căn cứ diện tích đất đã có của cở sở trồng lúa Diện tích đất trồng lúa đã có của cơ sở (hay nông hộ), không thay đổi thì có thể xác định diện tích đất trồng lúa trên sổ sách hay diện tích đất trồng lúa đã có. 1.3.2. Đo để tính diện tích đất trồng lúa thực tế: Trƣờng hợp diện tích đất trồng lúa đã có của cơ sở (hay nông hộ) có những thay đổi nhƣ chừa diện tích để trồng loại cây khác, làm mƣơng máng, đƣờng đi… thì phải đo để tính diện tích thực trồng lúa. 1.4. Kiểm tra tỉ lệ nảy mầm của hạt giống: Trƣớc khi tính lƣợng hạt giống để ngâm ủ, cần kiểm tra lại tỉ lệ nảy mầm 1.4.1. Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu - Hạt lúa giống từ 3-5 kg - Giấy gói mẫu 1000 hạt lúa (hay bọc vải đựng 1000 hạt lúa) - Lúa giống ngâm đã nảy mầm - Dụng cụ phục vụ đếm hạt - Giấy, bút; Máy tính 1.4.2. Đếm và ủ hạt - Đếm 1000 hạt/gói và đếm 3 gói - Ngâm, ủ để hạt nảy mầm: Ngâm cả gói hạt giống từ 24-36 giờ, vớt để ráo nƣớc, sau đó cho vào tủ ấm, trƣờng hợp không có tủ ấm thì gói bằng nilon, bên ngoài bọc bằng vải, sau đó phơi dƣới ánh nắng mặt trời hay cạnh bếp đun, đảm bảo đủ nhiệt độ 30-37oC cho hạt nảy mầm. Sau ủ 4-5 ngày là mang ra đếm đƣợc.
  12. 12 1.4.3. Tính tỉ lệ nảy mầm - Đếm và ghi số hạt nảy mầm - Đếm và ghi số hạt không nảy mầm - Lấy số hạt nảy mầm chia cho 10 là chúng ta xác định đƣợc tỉ lệ nảy mầm. Ví dụ, chúng ta đếm 1000 hạt có 850 hạt nảy mầm. Ta lấy 850 chia cho 10 đƣợc 85,0, tức là hạt lúa giống này có tỉ lệ nảy mầm là 85,0%. Nếu tỉ lệ nảy mầm ≥ 85%, chúng ta tính lƣợng hạt lúa giống nhƣ sau: 1.5. Tính lƣợng lúa giống 1.5.1. Căn cứ lượng lúa giống của 1 ha (như ở mục 1.1) + 1 ha cấy 1 dảnh/cây thì lƣợng lúa giống ngâm ủ để cấy là: 20-25 kg + 1 ha cấy 2-3 dảnh/cây thì lƣợng lúa giống ngâm ủ để cấy là: 40-60 kg + 1 ha sạ lan thì lƣợng lúa giống ngâm ủ là: 180-200 kg + 1 ha sạ hàng thì lƣợng lúa giống ngâm ủ là: 70-120 kg 1.5.2. Tính lúa giống cần cho diện tích trồng lúa để ngâm ủ Cụ thể chúng ta có bao nhiêu diện tích thì tính lƣợng lúa giống để ngâm ủ. Ví dụ có 1 sào bắc bộ là 360 m2 thì lƣợng lúa giống ngâm ủ nhƣ sau: + Cấy 1 dảnh/cây thì lƣợng lúa giống ngâm ủ để cấy là: 0,7 - 0,8 kg + Cấy 2-3 dảnh/cây thì lƣợng lúa giống ngâm ủ để cấy là: 1,3 - 2,0 kg + Sạ lan thì lƣợng lúa giống ngâm ủ là: 6 - 7 kg + Sạ hàng thì lƣợng lúa giống ngâm ủ là: 3 - 4 kg B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Phƣơng thức gieo trồng lúa nào thƣờng đƣợc áp dụng a. Phƣơng thức cấy b. Phƣơng thức sạ c. Cả a và b Bài tập 2: Phƣơng thức gieo trồng lúa nào cần nhiều lúa giống nhất? a. Cấy b. Sạ lan c. Sạ hàng Bài tập 3: Đếm hạt lúa đã nảy mầm và tính tỉ lệ nảy mầm Bài tập 4: Tính lƣợng lúa giống để cấy cho 2 sào Bắc Bộ (cấy 1 dảnh/cây) C. Ghi nhớ: Xác định tỉ lệ nảy mầm. Điều chỉnh độ dài mầm khi ủ.
  13. 13 Bài 02: NGÂM, Ủ LÚA GIỐNG Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Chuẩn bị được lúa giống cần ngâm, ủ - Chuẩn bị được nơi ngâm - Xác định thời gian ngâm - Vớt và rửa sạch nước chua của lúa giống khi ngâm - Chuẩn bị được nơi ủ - Ủ được lúa giống lên mầm đều và điều chỉnh độ dài của mầm lúa phù hợp với điều kiện gieo trồng. A. Nội dung 2.1. Tìm hiểu điều kiện để hạt lúa giống nảy mầm Khi có đủ các điều kiện cần thiết thì mầm và rễ mầm từ hạt gạo của hạt lúa giống xuyên qua lớp vỏ trấu ra ngoài gọi là sự nảy mầm của hạt lúa. Vậy các điều kiện để hạt lúa giống nảy mầm là: 2.1.1. Điều kiện bên trong hạt a. Sức sống của hạt lúa giống: Là hạt lúa giống còn khả năng nảy mầm đƣợc khi có đủ diều kiện nhƣ nƣớc, nhiệt độ và ôxy thích hợp cho sự nảy mầm. c. Sự ngủ nghỉ của hạt: Do đặc điểm sinh lý của hạt lúa giống, sau khi thu hoạch phải trải qua giai đoạn ngủ nghỉ, sau đó mới tới giai đoạn nẩy mầm. Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay thƣờng lấy giống lúa vừa thu hoạch xong làm lúa giống gieo cấy luôn ở vụ kế tiếp gọi là giống lúa liền vụ. Trƣờng hợp gặp các giống lúa có tính ngủ nghỉ thì tỉ lệ nảy mầm rất thấp. Để chủ động sử dụng giống lúa liền vụ, cần phải xử lý phá ngủ, kích thích tăng sức nẩy mầm. Các bƣớc thực hiện nhƣ sau: Bƣớc 1: Thu hoạch lúa liền vụ - Thu lúa để làm giống, thu xong phải tuốt hạt ngay - Có thể ngâm lúa tƣơi ngay. - Nếu chƣa cần gấp thì phơi cho ráo vỏ; Gặp trời mƣa phải trải mỏng nơi thoáng gió (tránh dồn đống hạt lúa giống sẽ bị mất sức nẩy mầm). Bƣớc 2: Loại bỏ hạt lép, lửng, cỏ dại, tạp chất Lấy bùn ao pha loãng với nƣớc cho vào, chum, vại ... có dung tích tuỳ theo lƣợng giống cần xử lý. Dùng quả trứng gà mới đẻ thả vào dung dịch nƣớc bùn đó, nếu quả trứng nổi lập lờ trên mặt nƣớc bùn, (phần nổi có đƣờng kính khoảng
  14. 14 2 cm) là đƣợc, nếu trứng chìm cho thêm bùn, trứng nổi nhiều cho thêm nƣớc. Sau đó đổ lúa giống vào dung dịch nƣớc bùn, khuấy đều, các hạt lúa giống mẩy chìm dƣới đáy giữ lại. Hạt lép, lửng, hạt cỏ, nổi lên trên mặt nƣớc vớt bỏ. Lưu ý: Dung dịch nƣớc bùn phải gấp 3 lần lƣợng lúa giống. Bƣớc 3. Xử lý phá ngủ, kích thích nẩy mầm: Sau khi loại bỏ hạt lép, hạt lửng, vớt hạt chắc ra đãi sạch tiếp tục xử lý phá ngủ, kích thích nẩy mầm theo một trong các cách sau: Cách 1: Xử lý nƣớc ấm 54oC Pha 3 phần nƣớc sôi với 2 phần nƣớc lạnh (3 sôi, 2 lạnh), lƣợng nƣớc xử lý cần gấp 3-5 lần lƣợng lúa cần xử lý để có nhiệt độ 54oC. Trƣớc và sau khi cho lúa giống vào xử lý cần dùng nhiệt kế kiểm tra để luôn đảm bảo nhiệt độ 54 oC mới đủ nhiệt để diệt nấm. Nếu chƣa đủ 54oC cho thêm nƣớc sôi vào, vừa đổ vừa khuấy đều và vừa đo nhiệt kế, thời gian xử lý 3-5 phút. Cách 2: Dùng supe lân (Lân Lâm Thao) Cách làm: Lấy 1 kg supe lân pha với 10 lít nƣớc, khuấy đều để lắng cặn, sau gạn lấy nƣớc trong ngâm với 10 kg lúa giống trong 24 giờ, sau đó vớt ra rửa sạch nƣớc chua rồi ngâm tiếp bằng nƣớc sạch. Cách 3: Dùng acid Nitơric (HNO3) Acid HNO3 (hình 2.5) Công dụng: Phá vỡ tính ngủ nghỉ của lúa giống; Kích thích hạt lúa giống nảy mầm, phát triển rễ, cung cấp dinh dƣỡng thời kỳ đầu, mầm lúa khỏe, tăng sức đề kháng, chống sâu bệnh. Hƣớng dẫn sử dụng: Lắc đều chai trƣớc khi dùng, pha 20 – 40 ml trong 20 lit nƣớc khuấy đều ngâm 20 kg lúa giống trong 24 – 36 giờ vớt ra rửa sạch, ủ bình thƣờng. Hình 2.5. Acid HNO3 để xử lý hạt giống Lƣu ý: - Nếu hạt lúa giống phơi đƣợc vài nắng (không đƣợc ấp đống qua đêm) thì xử lý theo cách 1 hoặc cách 2. - Nếu hạt giống không kịp phơi mà ngâm ủ ngay thì xử lý theo cách 3 - Tổng thời gian ngâm từ lúc bắt đầu xử lý phá ngủ đến khi hạt thóc no nƣớc phải đạt từ 36 – 48 giờ, tuỳ theo độ ẩm ban đầu của hạt giống. - Chú ý khi xử lý lúa bằng acid:
  15. 15 + Không dùng dụng cụ bằng kim loại, acid sẽ ăn mòn và làm hƣ đồ dùng. + Đổ từ từ acid vào nƣớc chứ không đổ nƣớc vào acid. + Thật cẩn thận khi thao tác, đeo găng tay không thấm nƣớc và mặc áo quần, kính bảo hộ lao động. + Tránh không để acid dính vào da thịt, áo quần. + Rửa sạch dụng cụ sau khi xử lý bằng nƣớc sạch. 2.1.2. Điều kiện bên ngoài a. Ẩm độ của hạt giống: Hạt lúa giống hút nƣớc đạt độ ẩm cần thiết, hạt sẽ nảy mầm. Muốn hạt giống nảy mầm đƣợc cần phải ngâm hạt. Thời gian ngâm hạt tùy thuộc vào nhiệt độ môi trƣờng, nhiệt độ nƣớc, tình trạng hạt giống. Thời gian ngâm hạt thƣờng từ 24-36 giờ. Có trƣờng hợp phải ngâm đến 48 giờ, cá biệt có khi đến 50-60 giờ. b. Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp nhất để hạt lúa nảy mầm từ 30-35oC, trên 40oC hoặc thấp dƣới 10oC đều không có lợi cho quá trình nảy mầm. c. Ôxy: Trong quá trình nảy mầm của hạt, nếu thiếu ôxy, mầm sẽ vƣơn dài, rễ phát triển kém. Hoặc chỉ có mầm, không có rễ. Để hạt lúa giống nảy mầm tốt, cần cung cấp đủ ôxy cho khối hạt giống. Chính vậy, ngoài việc giữ nhiệt độ nơi ủ từ 30-35oC, thì cứ khoảng 12 tiếng cần đảo đều đống ủ và giữ đủ ẩm để rễ và mầm phát triển cân đối. 2.2. Chuẩn bị ngâm lúa giống 2.2.1. Chuẩn bị nơi ngâm lúa giống a. Chuẩn bị nơi ngâm lúa giống là hồ, ao, mương, sông: Nên chọn nơi nƣớc lƣu thông, sạch và chú ý không có cá lớn, mật độ cá nhiều sẽ ăn hết hạt giống khi chúng ta ngâm hạt. b. Chuẩn bị nơi để ngâm lúa giống là thau, chậu, vại, thùng… Chuẩn bị dụng cụ để ngâm lúa giống là thau (hình 2.6) Dụng cụ này có thể ngâm đƣợc 10 kg lúa giống. Hình 2.6. Thau để ngâm hạt giống
  16. 16 Chuẩn bị dụng cụ để ngâm lúa giống là xô (hình 2.7). Dụng cụ này có thể ngâm đƣợc 15 kg lúa giống. Hình 2.7. Xô để ngâm hạt giống Chuẩn bị dụng cụ để ngâm lúa giống là vại (khạp) (hình 2.8). Dụng cụ này có thể ngâm đƣợc 20 kg lúa giống. Hình 2.8. Vại (khạp) để ngâm hạt giống Chuẩn bị dụng cụ để ngâm lúa giống là thùng (hình 2.9). Dụng cụ này có thể ngâm đƣợc 200 kg lúa giống. Hình 2.9. Thùng để ngâm hạt giống 2.2.2. Chuẩn bị lúa giống trước khi ngâm a. Phơi lại lúa giống: Trong điều kiện cho phép nên phơi lại hạt giống từ 3-6 giờ (hình 2.10) trƣớc khi ngâm để xúc tiến hoạt động của các hệ men, tăng khả năng nảy mầm. Hình 2.10. Phơi lại lúa giống trƣớc khi ngâm
  17. 17 b. Cân lúa giống: Dùng cân (hình 2.11) để cân lúa giống. Hình 2.11. Cân để cân lúa giống trƣớc khi ngâm c. Cho lúa giống vào bao: Sau khi cân xong cho lúa giống vào bao (hình 2.12). Hình 2.12. Cho lúa giống vào bao d. Buộc chặt miệng bao lúa: Sau khi cho lúa giống vào bao. Buộc miệng bao cách xa chỗ có lúa (hình 2.13) để thể tích đựng lúa trong bao đƣợc rộng. Lƣu ý: Khi đóng bao để ngâm không nên đóng lúa đầy bao vì hạt lúa thấm nƣớc khó hơn và khó mang vác. Hình 2.13. Buộc chặt miệng bao lúa 2.2.3. Chuẩn bị nước để ngâm lúa giống: Nếu ngâm lúa trong thau, xô, vại, thùng… phải cho nƣớc vào dụng cụ (hình 2.14) trƣớc khi ngâm. Hình 2.14. Chuẩn bị nƣớc ngâm lúa giống
  18. 18 2.3. Ngâm lúa giống: Ngâm lúa giống là đƣa lúa giống ngập xuống dƣới nƣớc để cho hạt lúa giống hút nƣớc, có thể đựng lúa giống trong bao và đƣa cả bao xuống nƣớc. Cũng có thể đổ lúa trực tiếp vào dụng cụ ngâm lúa. 2.3.1. Cho lúa xuống nước để ngâm a. Đặt cả bao chứa lúa giống xuống nước: Để toàn bộ cả bao đã chứa lúa giống ngập vào trong nƣớc. Có thể đặt bao đã chứa lúa giống vào dụng cụ châuk, thùng … ngâm lúa giống hay đặt xuống ao, mƣơng (hình 2.15). Hình 2.15. Để toàn bộ bao đã chứa lúa giống ngập vào trong nƣớc b. Đổ trực tiếp lúa giống vào dụng cụ ngâm Trƣờng hợp ngâm lúa giống bằng dụng cụ thì có thể đổ trực tiếp lúa vào dụng cụ để ngâm (hình 2.16), khô cần phải cho vào bao. Hình 2.16. Đổ lúa giống trực tiếp vào dụng cụ để ngâm
  19. 19 2.3.2. Xác định thời gian ngâm: Thời gian ngâm nƣớc tùy thuộc vào nhiệt độ nƣớc, nhiệt độ không khí và đặc điểm giống lúa. Các giống lúa cải tiến trồng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long ngâm từ 24-36 giờ đồng hồ. Đối với các tỉnh phía Bắc, trong vụ Hè thu, vụ Mùa ngâm 24-36 giờ đối với lúa thuần và 12-18 giờ đối với lúa lai; Trong vụ Xuân ngâm 48-72 giờ đối với lúa thuần và 24-36 giờ đối với lúa (tính cả thời gian xử lý, khử trùng thuốc). 2.3.3. Chăm sóc thường xuyên trong thời giam ngâm: Trong thời gian ngâm nƣớc cứ 12 giờ cần rửa sạch và thay nƣớc mới một lần để hạt lúa giống trong khi ngâm không bị chua. 2.3.4. Biểu hiện của hạt lúa giống hút đủ nước: Khi thấy hạt trong, ngoại hình hạt căng đều, nhìn rõ thấy phôi màu trắng ở đầu hạt phình lên. Kiểm tra nội nhũ (phần gạo ở giữa hạt) thấy bở mềm, hơi cứng ở lõi hạt gạo là đạt yêu cầu. 2.4. Vớt lúa giống 2.4.1. Đưa lúa giống ra khỏi nước ngâm: Sau khi hạt giống lúa hút đủ nƣớc thì đƣa hạt giống ra khỏi nơi ngâm (hình 2.17) Hình 2.17. Đƣa lúa giống ra khỏi nƣớc ngâm 2.4.2. Rủa sạch lúa giống đã ngâm: Rửa (đãi) sạch nƣớc chua bằng cách dùng vòi nƣớc sạch xối trực tiếp vào bao lúa giống vừa đƣợc vớt ra (hình 2.18) Hình 2.18. Xối nƣớc để rửa nƣớc chua
  20. 20 Hay dùng thau (hình 2.19), thúng, giá… để đãi nƣớc chua (làm sạch hạt giống. Hình 2.19. Dùng thau, thúng, giá… để đãi nƣớc chua Và vớt hết các hạt lép, lửng còn lại (hình 2.20) trƣớc khi đem ủ Hình 2.20. Vớt hết các hạt lép, lửng 2.5. Ủ lúa giống: Là để lúa giống đã ngâm đủ nƣớc gọn thành đống và ủ ấm bằng rơm rạ, bao tải …đảm bảo nhiệt độ của đống ủ từ 30-35oC trong vòng 24-48 giờ để hạt lúa giống nảy mầm. Nếu nhiệt độ ủ quá thấp thì thời gian nảy mầm sẽ kéo dài, nếu để lâu sẽ giảm khả năng nảy mầm. Nếu nhiệt độ ủ quá cao thì tỷ lệ nảy mầm sẽ bị giảm đi, thậm chí còn làm chết cả mầm hạt. Trong quá trình ủ, bản thân khối hạt hô hấp cũng tạo ra nhiệt lƣợng để xúc tiến nảy mầm. Nếu ủ với khối lƣợng hạt giống quá lớn thì sẽ tăng nhiệt lƣợng, dẫn đến thừa nhiệt lƣợng; nhƣng nếu ủ với khối lƣợng hạt giống nhỏ thì sẽ bị thiếu nhiệt lƣợng, hạt giống nảy mầm chậm. 2.5.1. Chuẩn bị để ủ lúa giống - Chuẩn bị nơi ủ lúa giống: Nơi ủ có thể là trong nhà, ngoài sân, dƣới bếp, bờ cây… chỉ cần không bị tạt nƣớc mƣa, không bị nắng và không bị gà vịt phá. - Chuẩn bị vật liệu để ủ nhƣ bao tải, rơm, rạ…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2