intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Hành vi con người và môi trường (Nghề: Công tác xã hội - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:40

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Hành vi con người và môi trường (Nghề: Công tác xã hội - CĐ/TC) cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Một số vấn đề cơ bản về con người và môi trường; Hành vi con người; Ảnh hưởng của môi trường xã hội đến hành vi của con người. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Hành vi con người và môi trường (Nghề: Công tác xã hội - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH GIÁO TRÌNH MÔN HỌC : HÀNH VI CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG NGHỀ: CÔNG TÁC XÃ HỘI TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG/TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số : /QĐ – TCGNB ngày …. tháng….. năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình Ninh Bình, năm 2021
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Con người là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của kinh tế và đời sống xã hội. Ngoài ra con người con là yếu tố để người ta đánh giá mức độ văn hóa của một quốc gia thông qua cách ứng xử trong các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên và giữa con người với xã hội. Hành vi con người có thể tạo ra của cải vật chất và sáng tạo ra những giá trị tinh thần, nó ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi và phát triển của thế giới xung quanh. Ngược lại cũng chính hành vi con người cũng có thể hủy hoại chính thế giới mà họ đang tồn tại. Vì vậy, hành vi con người luôn được các nhà khoa học, các nhà tâm lý nghiên cứu nghiêm túc nhằm lý giải mối quan hệ giữa hành vi con người với môi trường xã hội, môi trường thiên nhiên. Đây còn là mối quan tâm của toàn xã hội nói chung và ngành công tác xã hội nói riêng. Cuốn giáo trình “Hành vi con người và môi trường xã hội” được biên soạn dựa trên nguồn tài liệu trong nước và ngoài nước để đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập ngành Công tác xã hội của thầy và trò trường Cao đẳng Nghề Cơ Giới Ninh Bình. Nội dung cuốn giáo trình này hoàn thành và gồm có 3 chương: Chương I: Một số vấn đề cơ bản về con người và môi trường Chương II: Hành vi con người Chương III: Ảnh hưởng của môi trường xã hội đến hành vi của con người Trong quá trình biên soạn, bên cạnh khó khăn về nguồn tài liệu tham khảo vì đây là ngành còn mới ở trong nước và mặc dù đã cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được ý kiến đóng góp của các thầy cô và bạn đọc nhằm hoàn thiện nội dung của giáo trình hơn nữa. Ninh Bình, ngày…....tháng…..... năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Phạm Thu Phương 2. Nguyễn Thị Lành 3. Đinh Trung Kiên 3
  4. MỤC LỤC GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Môn học: Hành vi con người và môi trường Mã môn học: MH13 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Hành vi con người và môi trường là môn học chuyên môn nghề quan trọng của chương trình đạo tạo nghề Công tác xã hội. - Tính chất: Là môn học lý thuyết cơ sở bắt buộc. - Ý nghĩa và vai trò của môn học: Là môn học lý thuyết chuyên môn nghề của chương trình đào tạo nghề Công tác xã hội liên quan tới việc cung cấp dịch vuụ trợ giúp các đối tượng. Mục tiêu của môn học: - Về kiến thức: + Trình bày được những nội dung cơ bản về hành vi con người và yếu tố môi trường xã hội có ảnh hưởng đến con người (thân chủ); + Nêu được vai trò của hành vi trong cải tạo và hoàn thiện môi trường. - Về kỹ năng: + Vận dụng kiến thức để ứng dụng vào thực tế, hỗ trợ, vận động đối tượng trong việc cải tạo và giữ gìn môi trường sống; + Tác động nhằm thay đổi hành vi của cá nhân, nhóm, gia đình hoặc cộng đồng. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm : Có quan điểm cảm thông, chia sẻ với đối tượng sống trong môi trường gia đình và xã hội khác nhau. Nội dung của môn học: CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG Mã chương: MH13_CH01 Giới thiệu: Chương này cung cấp những kiến thức và nền tảng cơ bản về: con người như tính sinh học – xã hội của con người, môi trường. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của con người cũng như mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội. Từ đó giúp cho sinh viên có những kiến thức để thực hành nghề nghiệp sau khi ra trường. Mục tiêu: - Kiến thức: + Trình bày được các đặc tính sinh học và xã hội của con người; + Mô tả được mối quan hệ giữa con người và môi trường, đặc biệt là môi trường xã hội; 4
  5. + Phân tích được những yếu tố tác động đến sự phát triển cá nhân và vai trò của cán bộ xã hội, sự thích nghi của con người với môi trường. - Kỹ năng: Xây dựng kế hoạch phát triển môi trường tự nhiên và xã hội phù hợp với con người. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện tính tích cực trong việc bảo vệ môi tự nhiên vì cuộc sống mọi người; + Tham gia cùng cộng đồng xây dựng môi trường xã hội lành mạnh tạo điều kiện cho con người sống và phát triển. Nội dung chính: 1. Con người 1.1. Tính sinh học – xã hội của cá thể người 1.1.1. Tính sinh học của cá thể người Để hiểu biết cặn kẽ về hành vi con người, cần nắm vững kiến thức về cấu tạo não và tế bào thần kinh: + Não bộ Não bộ của con người nặng khoảng 1.3kg. Nó là các mô hình thần kinh xốp, mềm, màu hồng, xám, trong đó chứa hàng tỷ nơron thần kinh. Cấu trúc của não có não sau, não giữa và não trước. Não được chia làm hai phần: bán cầu não trái và bán cầu não phải. Chúng được nối với nhau bằng một bó lớn các dây thần kinh, gọi là Callosum. Chức năng của bán cầu não phải: xúc giác trái – tư duy sáng tạo, óc tưởng tượng, cảm nhận hội họa, cảm nhận âm nhạc, xây dựng các hình tượng không gian. Chức năng của bán cầu não trái: Xúc giác phải – lời nói, khả năng viết, tư duy logic, tư duy toán học, khoa học và ngôn ngữ. Ba đường rãnh sâu phân chia đại não thành các thùy. Các rãnh có tên là rãnh dọc chia đôi hai bán cầu đại não; rãnh bên; rãnh trung tâm. Những rãnh này chia mỗi bán cầu não thành 4 thùy. Phần vỏ não nằm phía trước rãnh Ralando và phía trên rãnh Silvius tạo thành thùy trán, nó tiếp nhận xung động cảm giác sau khi đã nhận được các thùy khác xử lý và nó gửi các mệnh lệnh tới các cơ để thực hiện các cử động. Thùy chẩm là thùy nằm ở phía sau cùng. Nó tiếp nhận các xung động thị giác đến từ mắt. Thùy đỉnh nằm giữa rãnh trung tâm và thùy chẩm. Nó có phản xạ với sự tiếp xúc, đau đớn và nhiệt độ. Cuối cùng là thùy thái dương nằm phía dưới rãnh Silvius và trước thùy chẩm. Nó tiếp nhận các xung động về âm thanh và mùi vị, đồng thời nó còn cả trung tâm kiểm soát lời nói. Cấu trúc nối não bộ với các phần còn lại của cơ thể là tủy sống, nó còn là một bó dây thần kinh dài chạy từ cuống não xuống dọc theo xương sống tới xương cùng cụt. Các nowrron thần kinh hay còn gọi là các mô thần kinh của não bộ và tủy sống, cấu tạo nên hệ thần kinh trung ương. Tất cả các mô thần kinh khác gọi là hệ thần kinh ngoại vi. Hai hệ thần kinh này phối hợp hài hòa thì các chức năng trong cơ thể hoạt động cân bằng, thuận lợi. 5
  6. Nhà sinh lý học người Nga – Xetrenop đã chỉ ra tình cảm và suy nghĩ đều có cơ sở là phản xạ. Có phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Phản xạ không điều kiện: nằm trong trung khu thần kinh ở các phần dưới vỏ não và có đại diện trên vỏ não. Phản xạ không điều kiện là cơ sở sinh lý bản năng của con người và động vật. Phản xạ có điều kiện: là phản xạ tự tạo từng cá thể do phản ứng thích nghi và các thói quen trong quá trình hoạt động với các tác động của thế giới xung quanh. + Tế bào thần kinh Tế bào thần kinh là yếu tố của hành vi. Hệ thần kinh tạo ra đường đi cho phép con người hoạt động chính xác hầu hết các công việc hàng ngày hoặc khi chúng ta phát âm một từ này chính xác khác với những từ kia. Để hiểu được hệ thần kinh có thể thực hiện việc kiểm soát các hành vi bên trong và hành vi bên ngoài của cơ thể chúng ta cần phải bắt đầu từ việc hiểu tế bào thần kinh, những bộ phận cơ bản nhất trong hệ thần kinh và nghiên cứu cách thức xung động thần kinh được truyền đi khắp cơ thể. Số lượng tế bào thần kinh có gần 200 tỷ tế bào thần kinh trong bộ não. Có nhiều loại tế bào thần kinh khác nhau, mỗi loại đều có cấu trúc cơ bản tương tự như nhau. Có 3 loại nơron thần kinh chính: nơron cảm giác, nơron vận động và các liên nơron. Các nơron cảm giác còn gọi là nơron hướng tâm mang các thông tin từ tế bào thụ thể cảm giác tới hệ thần kinh trung ương. Các nơron vận động còn gọi là nơron ly tâm, mang thông tin từ hệ thần kinh trung ương tới các cơ bắp và các tuyến trong cơ thể. Các liên nơron truyền thông tin từ các nơron cảm giác tới các liên nơron khác hoặc đi tới các nơron vận động. 1.1.2. Tính xã hội của con người Tâm lý người khác xa với tâm lý của một số loài động vật cao cấp ở chỗ: Tâm lý có bản chất xã hội và mang tính lịch sử. - Tâm lý người có nguồn gốc hiện thực khách quan (thế giới tự nhiên và xã hội), trong đó nguồn gốc xã hội là cái quyết định. Ngay cả phần tự nhiên trong thế giới cũng được xã hội hoá. Phần xã hội hoá thế giới quyết định tâm lý con người thể hiện qua: + Các quan hệ kinh tế - xã hội; + Các mối quan hệ đạo đức, pháp quyền; + Các mối quan hệ giữa con người với con người từ quan hệ gia đình, làng xóm, quê hương, cho đến các quan hệ nhóm, quan hệ cộng đồng…Các mối quan hệ này quyết định bản chất tâm lý con người. Trên thực tế, nếu con người thoát lý khỏi các quan hệ xã hội, quan hệ người - người đều làm cho tâm lý người mất đi bản tính người. Đặc biệt, những trẻ em do động vật nuôi từ bé, tâm lý của trẻ này không hơn hẳn tâm lý loài vật. 6
  7. - Tâm lý người là sản phẩn của hoạt động và giao tiếp của con người trong các mối quan hệ xã hội. Con người là một thực thể tự nhiên, nhưng điều chủ yếu và quyết định là con người là một thực thể xã hội. + Con người là một thực thể tự nhiên như đặc điểm cơ thể, giác quan, thần kinh, bộ não, được xã hội ở mức cao nhất. + Con người là một thực thể xã hội: Con người là chủ thể của nhận thức, chủ thể của hoạt động giao tiếp với tư cách một chủ thể tích, chủ thể sáng tạo. Vì thế tâm lý con người mang đầy đủ dấu ấn xã hội - lịch sử của con người. + Tâm lý của mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm xã hội, nền văn hoá xã hội thông qua hoạt động và giao tiếp (như hoạt động vui chơi, học tập, lao động, công tác xã hội). Trong đó, giáo dục giữ vai trò chủ đạo, hoạt động của con người và mối quan hệ giao tiếp của con người trong xã hội đóng vai trò quyết định trực tiếp. + Tâm lý của mỗi con người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng. Tóm lại, tâm lý của con người có nguồn gốc xã hội, vì thế khi nghiên cứu phải nghiên cứu môi trường xã hội, nền văn hoá xã hội, quan hệ xã hội trong đó con người sống và hoạt động. Đồng thời, cần phải tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục cũng như các hoạt động chủ đạo ở từng giai đoạn lứa tuổi khác nhau để hình thành và phát triển tâm lý con người. 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của con người 1.2.1. Ảnh hưởng của phương thức sống và thức ăn Karl Linné từ thế kỷ thứ 18 đã đặt con người vào bộ linh trưởng (Primatas). Thực ra bản chất con người vừa là cơ thể sinh học (somatic) vừa là văn hóa (cultural). Quá trình khai thác môi trường từ cỏ cây, thú vật và quá trình thích nghi với điều kiện sống này là xuất phát điểm sâu xa dẫn đến chế tác công cụ và sáng tạo công nghệ chính là biểu tượng văn hóa, thể hiện trên những cấu tạo và chức năng mới của cơ thể. Hoàn thiện khả năng cầm nắm hướng tới chế tác và cải tiến công cụ. Tăng cường ý nghĩa của kích thích thị giác trên cơ sở phát triển thị giác. Thoái hóa hàm răng, chuyển chức năng cầm nắm từ răng sang bàn tay, chuyên biệt hóa chi sau với chức năng đi thẳng. Phức tạp hóa cấu trúc và chức năng não bộ đặc biệt là các trung tâm liên quan đến hoạt động tổng hợp (ngôn ngữ và chữ viết). Việc tăng cường sử dụng protein động vật đã cung cấp thêm năng lượng, có liên quan mật thiết đến toàn bộ hoạt động của cơ thể và liên quan đến sự tiến hóa về hình thái cấu tạo của các loại hình Người. Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng lâu dài đến các đặc điểm cơ thể. Ví dụ có 2 bộ tộc ở châu Phi sống gần nhau nhưng bộ tộc Maxai chuyên chăn nuôi, ăn thịt nhiều hơn cho nên cao hơn đến 10 cm và nặng hơn 10 kg so với tộc người Kaknia (thuộc Kenia) chuyên trồng trọt. Môi trường sinh thái và chế độ dinh dưỡng tạo ra những dị biệt khá lớn về đáp ứng sinh học. Ví dụ tiến bộ của y học (văn hóa) đã làm yếu hoặc loại trừ một số 7
  8. áp lực chọn lọc nhưng lại tạo cơ hội cho một số áp lực mới như AIDS, các bệnh về tim mạch, béo phì ... Văn hóa một mặt là sự đáp ứng trước áp lực môi trường, mặt khác chính nó lại là áp lực tạo nên tính đa hình di truyền. Vì vậy, với con người, hai mặt sinh học và văn hóa không thể tách rời nhau. 1.2.2. Ảnh hưởng của yếu tố khí hậu Ảnh hưởng của yếu tố khí hậu biểu hiện ở nhiều trạng thái khác nhau theo mùa, theo địa lý. Là đều là tổ hợp của nhiều thành phần như nhiệt độ, độ ẩm, gió, mây mưa, nắng tuyết ...Tác động cua tổ hợp này được thông qua nhiều rào chắn tự nhiên (sông, hồ, biển, núi, cây rừng ...) và rào chắn văn hóa (nhà cửa, quần áo, tiện nghi sinh hoạt ...) tạo thành khí hậu toàn cầu, địa phương, tiểu khí hậu (ở tiểu vùng) và vi khí hậu (tại chỗ có giới hạn hẹp). Điều hòa nhiệt là thích nghi sinh học chủ đạo liên quan đến các chức năng của các tổ chức cơ thể. Một số cơ cấu góp phần bảo đảm tốt thích nghi với vi khí hậu. Ví dụ khi nhiệt độ môi trường thay đổi thì nhiệt da biến đổi nhưng nhiệt trung tâm của cơ thể bao giờ cũng được giữ ổn định – gọi là động vật ổn nhiệt 36 – 37oC. 1.2.3. Ảnh hưởng của môi trường địa hóa Hàm lượng khoáng chất trong thành phần sinh hóa của cơ thể có liên quan đến quá trình biến đổi nội bào (tạo xương, điều hòa áp lực thẩm thấu ...). Tương quan về tỉ lệ số lượng các thành phần khoáng trong môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến thành phần khoáng trong cơ thể từ đó ảnh hưởng đến sinh trưởng, tăng trưởng và phát triển. Ví dụ bệnh bướu cổ liên quan đến hàm lượng iode, bệnh sâu răng liên quan đến hàm lượng fluor trong nước … Cân bằng khoáng trong cơ thể phải được đảm bảo trong một biên độ nhất định, thừa và thiếu quá mức đều làm rối loạn cân bằng và gây bệnh. Nghiên cứu mức khoáng hóa của bộ xương bằng tia Rơnghen có thể giúp kiểm tra phản ứng địa hóa một cách khách quan. Người ta đặc biệt quan tâm đến mối tương quan giữa Strontium (Sr) và Calcium (Ca) cũng như sự có mặt hoặc vắng mặt của các yếu tố khoáng đa lượng (hoặc cả vi lượng) trong đất không chỉ ảnh hưởng đến mức khoáng hóa xương mà còn ảnh hưởng đến kích thước và hình dạng chung của cơ thể hoặc từng phần cơ thể. 2. Môi trường 2.1. Khái niệm Theo cách hiểu thông thường, ta có thể định nghĩa môi trường như sau: “Môi trường là tập hợp (aggregate) các vật thể (things), hoàn cảnh (conditions) và ảnh hưởng (influences) bao quanh một đối tượng nào đó” (The Random House College Dictionary - USA). Định nghĩa này cho thấy, khi nói đến môi trường, ta phải đứng trên một đối tượng nhất định và đối tượng này chịu tác động của các thành phần môi trường bao quanh nó. Đối tượng này không nhất thiết là con người (loài người, cá thể người hoặc một cộng đồng người) mà có thể là bất cứ một vật thể, hoàn cảnh, hiện tượng 8
  9. nào tồn tại trong khoảng không gian có chứa đựng các yếu tố tác động tới sự tồn tại và phát triển của nó. Cách nhìn này, có thể làm chúng ta lầm tưởng rằng mỗi đối tượng chỉ tiếp nhận những tác động của các yếu tố khác ở xung quanh. Thực ra, bản thân đối tượng đó cũng có những tác động ngược lại các yếu tố xung quanh và chính nó lại trở thành một yếu tố của môi trường đối với một yếu tố khác được xem là đối tượng trong môi trường. Vì vậy, môi trường còn được định nghĩa như sau: Môi trường là khoảng không gian nhất định có chứa các yếu tố khác nhau, tác động qua lại với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Nói tới môi trường, người ta thường nghĩ ngay tới mối quan hệ của những yếu tố xung quanh tác động tới đời sống của sinh vật mà trong đó chủ yếu là con người. Quan điểm về môi trường nhìn từ góc độ sinh học là những quan điểm phổ biến. Một số định nghĩa như: Môi trường là tập hợp các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế-xã hội bao quanh và tác động tới đời sống và sự phát triển của một cá thể hoặc một cộng đồng người (UNEP- Chương trình môi trường của Liên hiệp quốc, 1980). Môi trường là tất cả các hoàn cảnh bên ngoài tác động lên một cơ thể sinh vật hoặc một cơ thể nhất định đang sống; là mọi vật bên ngoài một cơ thể nhất định (G.Tyler Miler, Environmental Science, USA, 1988). Môi trường là hoàn cảnh vật lý, hóa học, sinh học bao quanh các sinh vật (Encyclopedia of Environmental Science. USA, 1992). Môi trường là tất cả các hoàn cảnh hoặc điều kiện bao quanh một hay một nhóm sinh vật hoặc môi trường là tổng hợp các điều kiện xã hội hay văn hóa ảnh hưởng tới cá thể hoặc cộng đồng. Vì con người vừa tồn tại trong thế giới tự nhiên và đồng thời tạo nên thế giới văn hóa, xã hội và kỹ thuật, nên tất cả đều là thành phần môi trường sống của con người. Qua các định nghĩa trên, môi trường được xem như là những yếu tố bao quanh và tác động lên con người (cá thể hay cộng đồng) và sinh vật. Thật vậy, nếu một môi trường nào đó có những yếu tố hoàn toàn không liên quan tới sự sống và con người, chắc rằng sẽ chẳng được ai quan tâm. Tuy nhiên, cách nhìn trên làm cho người ta dễ ngộ nhận rằng mối quan hệ giữa con người và môi trường là mối quan hệ một chiều: môi trường tác động tới con người và con người như là một trung tâm tiếp nhận những tác động đó. Thực ra, mỗi con người lại là một tác nhân tác động tới các yếu tố chính trong môi trường mà nó đang tồn tại. Trong những năm gần đây, người ta có cái nhìn toàn diện hơn về mối quan hệ giữa con người và môi trường: Con người sống trong môi trường không phải chỉ tồn tại như một sinh vật mà con người là một sinh vật biết tư duy, nhận thức được môi trường và biết tác động ngược lại các yếu tố môi trường để cùng tồn tại và phát triển. Mối quan hệ giữa con người và môi trường là mối quan hệ tương tác (tác động qua lại), trong đó bao gồm cả những tương tác giữa các cá thể người, các cộng đồng con người. 9
  10. Con người sống trong môi trường không phải chỉ như một sinh vật, một bộ phận sinh học trong môi trường mà còn là một cá thể trong cộng đồng xã hội con người. Con người ở đây vừa có ý nghĩa sinh học vừa có ý nghĩa xã hội học. Chính vì vậy, những vấn đề về môi trường không thể giải quyết bằng các biện pháp lý – hóa - sinh, kỹ thuật học, mà còn phải được xem xét và giải quyết dưới các góc độ khác nhau như kinh tế học, pháp luật, địa lý kinh tế - xã hội … Theo Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam, "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên (bao gồm thạch quyển, thủy quyển và khí quyển) và yếu tố vật chất nhân tạo (như đồng ruộng, vườn tược, công viên, thành phố, các công trình văn hóa, các nhà máy sản xuất công nghiệp …), quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên". 2.2. Các loại môi trường + Môi trường tự nhiên: là điều kiện tự nhiên (khí hậu, đất, nước...), hệ sinh thái phục vụ cho hoạt động học tập, lao động sản xuất, rèn luyện thể chất, vui chơi giải trí của con người. + Môi trường xã hội: là điều kiện sống trong xã hội với các mối quan hệ giữa cá nhân với nhau, giữa cá nhân với tập thể, xã hội (gia đình, cộng đồng, làng mạc, dân tộc). +Môi trường văn hóa Môi trường văn hóa là hệ thống kết hợp được những giá trị của môi trường văn hóa, trong đó trọng tâm là con người và các mối quan hệ biện chứng giữa con người với tự nhiên, với xã hội và với bản thân mình. Dưới góc độ giá trị học thì môi trường văn hóa là sự vận động của các quan hệ con người trong quá trình sáng tạo, tái tạo, đánh giá, lưu giữ và hưởng thụ các sản phẩm vật chất và tinh thần của mình. Như vậy, trong môi trường văn hóa diễn ra mối quan hệ nhiều chiều, tương tác lẫn nhau giữa rất nhiều các bộ phận, cấu thành nó, trong đó tập trung nhất là quan hệ hai chiều giữa con người với sự vật, hiện tượng, quá trình tự nhiên, xã hội nội tâm con người và ngược lại. 2.3. Đặc điểm của môi trường 2.3.1. Tính cơ cấu (cấu trúc) phức tạp Hệ thống môi trường bao gồm nhiều thành phần hợp thành. Các phần tử đó có bản chất khác nhau(tự nhiên, kinh tế, dân cư, xã hội) và bị chi phối bởi các quy luật khác nhau, đôi khi đối lập nhau. Cơ cấu của hệ môi trường được thể hiện chủ yếu ở cơ cấu chức năng và cơ cấu bậc thang. Theo chức năng, người ta có thể phân hệ môi trường ra vô số hệ.Tương tự như vậy, theo thứ bậc (quy mô) người ta có thể phân hệ từ lớn đến nhỏ. Dù theo chức năng hay thứ bậc, các phần tử cơ cấu của hệ môi trường thường xuyên tác động lẫn nhau, quy định và phụ thuộc lẫn nhau (thông qua trao đổi vật chất – năng lượng – thông tin) làm cho hệ thống tồn tại, hoạt động và phát triển. Vì vậy, mỗi một sự thay đổi dù là rất nhỏ, của mỗi phần tử cơ cấu của 10
  11. hệ môi trường đều gây ra một phản ứng dây truyền trong toàn hệ, làm suy giảm hoặc gia tăng số lượng và chất lượng của nó. 2.3.2. Tính động Hệ môi trường không phải là một hệ tĩnh, mà nó luôn thay đổi trong cấu trúc, trong quan hệ tương tác giữa các phần tử cơ cấu và trong từng phần tử cơ cấu. Bất kì một sự thay đổi nào của hệ đều làm cho nó lệch khỏi trạng thái cân bằng trước đó và hệ lại có xu hướng lập lại thế cân bằng mới. Đó là bản chất của quá trình vận động và phát triển của hệ môi trường. Vì thế, cân bằng động là một đặc tính cơ bản của môi trường với tư cách là một hệ thống. Đặc tính đó cần được tính đến trong hoạt động tư duy và trong tổ chức thực tiễn của con người. 2.3.3. Tính mở Môi trường, dù với quy mô nhỏ như thế nào, cũng đều là một hệ thống mở. Các dòng vật chất, năng lượng và thông tin liên tục “chảy” trong không gian và thời gian (từ hệ lớn đến hệ nhỏ, từ hệ nhỏ đến hệ nhỏ hơn và ngược lại: từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ thế hệ này sang thế hệ nối tiếp,...). Vì thế, hệ môi trường rất nhạy cảm với những thay đổi bên ngoài, điều này lí giải vì sao các vấn đề môi trường mang tính vùng, tính toàn cầu, tính lâu dài (viễn cảnh) và nó chỉ được giải quyết bằng nỗ lực của toàn thể cộng đồng, bằng sự hợp tác giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới với một tầm nhìn xa, trông rộng vì lợi ích của thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau. 2.3.4. Khả năng tự tổ chức và điều chỉnh Trong hệ môi trường, có các phần tử cơ cấu là vật chất sống (con người, giới sinh vật) hoặc là các sản phẩm của chúng. Các phần tử này có khả năng tự tổ chức lại hoạt động của mình và tự điều chỉnh để thích ứng với những thay đổi bên ngoài theo quy luật tiến hóa, nhằm hướng tới trạng thái ổn định. Đặc tính có bản này của hệ môi trường quy định tính chất, mức độ, phạm vi can thiệp của con người, đồng thời tạo mở hướng giải quyết căn bản, lâu dài cho các vấn đề môi trường cấp bách hiện nay (tạo khả năng tự phục hồi của các tài nguyên sinh vật đã suy kiệt, xây dựng các hồ chứa và các vành đai cây xanh, nuôi trông thủy và hải sản...) 3. Con người trong mối quan hệ tự nhiên, quan hệ với môi trường xã hội 3.1. Mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên Môi trường tự nhiên là tất cả những gì tạo nên môi trường sống quanh con người. Đó là tổ hợp các yếu tố như : tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, khí hậu, ánh sáng, cảnh quan....Con người và môi trường có mối quan hệ qua lại rất chặt chẽ. Con người lựa chọn, tạo dựng môi trường sống từ môi trường tự nhiên. Môi trường tự nhiên quy định cách thức tồn tại và phát triển của con người. Còn con người tác động vào tự nhiên theo cả hướng tích cực và tiêu cực Sự tác động tích cực của con người vào môi trường tự nhiên thể hiện qua việc tận dụng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố môi trường nhằm phục vụ cuộc sống của mình. Đồng thời con người đã biết lựa chọn cho mình không gian sống tốt nhất, từ chỗ lệ thuộc bị động (khai thác đơn giản) đến cải tạo, chinh phục 11
  12. tự nhiên. Sự tác động của con người tăng theo sự gia tăng quy mô dân số và theo hình thái kinh tế (từ nền nông nghiệp săn bắn hái lượm đến nền nông nghiệp truyền thống và nền nông nghiệp công nghiệp hóa). Tuy nhiên, sự tác động tiêu cực của con người vào môi trường tự nhiên khiến cho môi trường tự nhiên bị tàn phá và ô nhiễm, lúc đó con người sẽ phải sống trong cảnh lo âu về thiên tai và bệnh dịch....Do vậy, môi trường tự nhiên cần được bảo vệ một cách tốt nhất, phải tiết kiệm các nguồn tài nguyên, nâng cao tỷ lệ sự dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả, làm cho hệ sinh thái được tái sinh thường xuyên. Đặc biệt các hoạt động kinh tế của con người phải được coi là một bộ phận cấu thành của hệ sinh thái và phát triển kinh thế phải bảo toàn cân bằng của hệ sinh thái. 3.2. Ảnh hưởng của yếu tố môi trường xã hội đến sự phát triển của con người Môi trường là môi trường mà trong đó con người giữ vai trò trung tâm tham gia và chi phối môi trường. Đó chính là những điều kiện vật chất và tinh thần của xã hội được tạo lập xung quanh con người, chi phối đời sống con người đảm bảo sự tồn tại và phát triển của con người. Môi trường xã hội là hệ thống kinh tế xã hội trong tính tổng thể của nó. Đó là các lực lượng sản xuất, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội, ý thức xã hội và văn hóa. Môi trường xã hội bao gồm gia đình, các nhóm, các tập thể học tập, lao động... tồn tại xung quanh con người với các quá trình hoạt động giao tiếp của nó. Môi trường xã hội có tác động quyết định nhất đối với sự hình thành và phát triển của nhân cách. Cùng với hoạt động và nhu cầu của con người. Môi trường xã hội biến đổi cũng làm con người biến đổi theo. Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các giáo, các tổ chức đoàn thể,... Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác. Môi trường xã hội là đối tượng hoạt động mà con người cần giao tiếp tích cực với nó để tồn tại và phát triển. Môi trường xã hội gồm: các yếu tố như nhà ở, công việc, thu nhập, luật pháp và các cơ sở xã hội như bệnh viện, trường học, phúc lợi xã hội… Cá nhân có quan hệ chặt chẽ với môi trường xã hội, với gia đình Trong sự tác động qua lại giữa xã hội và tự nhiên, yếu tố xã hội ngày càng giữ vai trò quan trọng. Song, để tồn tại và phát triển, con người và xã hội không được phá vỡ sự cân bằng của hệ thống tự nhiên và xã hội vì vậy con người cần phải tính đến các quy luật tự nhiên CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 Câu 1: Trình bày định nghĩa, đặc điểm và các loại môi trường? Câu 2: So sánh mối quan hệ của con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội? 12
  13. Câu 3: Trình bày các tác động của môi trường xã hội đến sự phát triển của con người hiện nay? CHƯƠNG 2: HÀNH VI CON NGƯỜI Mã chương: MH13 _CH02 Giới thiệu: Chương này cung cấp những kiến thức cơ bản về hành vi con người, phân loại hành vi cũng như ảnh hưởng của yếu tố cảm xúc và suy nghĩ đến hành vi con người. Từ đó giúp cho sinh viên có những kiến thức để thực hành nghề nghiệp sau khi ra trường. Mục tiêu: - Kiến thức: + Trình bày được các khái niệm hành vi và các loại hành vi; + Ảnh hưởng của yếu tố cảm xúc và suy nghĩ đến hành vi con người. - Kỹ năng: + Ứng dụng thuyết hành vi con người và phát triển nhân cách trong thực hành công tác xã hội; + Rèn luyện nhằm thay đổi hành vi để thích nghi và cải tạo môi trường. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Cảm thông, chia sẻ đối với những hành vi lệch chuẩn; + Tích cực chủ động cùng cộng đồng cải tạo môi trường tự nhiên và xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, không có tệ nạn xã hội. Nội dung chính: 1. Khái niệm hành vi con người Tâm lý học cũng giống như các môn khoa học khác đều nhằm mô tả, dự đoán và lý giải sự kiện. Các nhà tâm lý học luôn đặt ra câu hỏi và cố gắng trả lời về những lý do và cách thức con người ứng xử hay hành động trong cuộc sống. Vì vậy, có thể nói tâm lý là ngành khoa học nghiên cứu hành vi và các tiến trình tâm thần. Hơn nữa, nó là khoa học được ứng dụng rộng rãi trong đời sống xã hội, như vậy tâm lý học có mối quan hệ tương tác giữa khoa học và ứng dụng thực tiễn. Có thể hiểu tâm lý học không chỉ nghiên cứu hành vi của con người mà còn nghiên cứu suy nghĩ, cảm giác, thậm chí hoạt động sinh học duy trì chức năng hoạt động của cơ thể. Giúp con người tự điều chỉnh để thích ứng với các yêu cầu của môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Theo từ điển Tiếng Việt thì “Hành vi là toàn bộ những phản ứng, cách cư xử biểu hiện ra bên ngoài của một người trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định”. Như vậy, hành vi được hiểu là một yếu tố mang tính xã hội và được hình thành trong quá trình hoạt động sống và giao tiếp xã hội. Mọi ứng xử của con người đều có những nguyên tắc nhất định, đối với mỗi cá nhân trong từng thời điểm, từng hoàn cảnh cần có những hành vi ứng xử phù hợp. Không thể có cách ứng xử chung cho 13
  14. tất cả mọi người, tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, tâm trạng, mục đích sẽ có những hành vi, cách ứng xử khác nhau. Theo từ điển Tâm lý học của Mỹ thì: “Hành vi là một thuật ngữ khái quát nhằm chỉ những hoạt động, hành động, phản ứng, phản hồi, những di chuyển, tiến trình có thể đo lường được bất cứ một cá thể đơn lẻ nào”. Trước đây đã có một số nhà khoa học trong lĩnh vực này có ý đưa ra một giới hạn để thu hẹp nghĩa của thuật ngữ Hành vi. Đương nhiên nỗ lực này cần phải được đánh giá cao và điều đó cũng định hình ngành tâm lý như là môn khoa học của hành vi, cho đến sau này khó có thể định nghĩa một cách chính xác nhất về thuật ngữ hành vi. Hành vi là cách ứng xử của con người đối với một sự kiện, sự vật, hiện tượng trong một hòan cảnh, tình huống cụ thể, nó được biểu hiện bằng lời nói, cử chỉ, hành dộng nhất định. Hành vi con người hàm chứa các yếu tố kiến thức, thái độ, niềm tin, giá trị xã hội cụ thể của con người, các yếu tố này thường đan xen nhau, liên kết chặt chẽ với nhau. Trong nghiên cứu hành vi, những hoạt động được coi là hành vi phải tùy thuộc xem chúng được nghiên cứu theo tiêu chí nào. Ví dụ, Watson và Skinner thì chỉ bao gồm những phản ứng của hành vi được quan sát một cách chủ quan. Do đó, những hành vi liên quan đến tâm trí như ý thức, nhận thức, trí nhớ, tưởng tượng... không được liệt kê vào khái niệm hành vi. Từ phương thức tiếp cận này đã cho thấy những hiểu biết, tìm tòi, khám phá thêm về khoa học hành vi con người là cần thiết và rất hữu ích cho cuộc sống. Những nhà nghiên cứu về môn khoa học hành vi gần đây đã có cái nhìn khái quát hơn về định nghĩa hành vi. Họ cho rằng, hành vi còn bao gồm những trạng thái bên trong, quá trình trao đổi sinh học, hay những trạng thái tương tự. Như vậy cách tiếp cận này, khái niệm hành vi sẽ được hiểu linh hoạt hơn những định nghĩa nêu trước: Yếu tố hành vi bao gồm cả phạm trù tâm trí và nhận thức. Thực tế, cho thấy những hành vi liên quan đến tâm trí còn nhiều hơn những hành vi liên quan đến phạm trù đo lường được. 2. Các loại hành vi con người 2.1. Hành vi cá nhân Cá nhân là khái niệm chỉ con người cụ thể sống trong một xã hội nhất định và được phân biệt với các cá thể khác thông qua tính đơn nhất và tính phổ biến của nó. Khái niệm cá nhân cũng được phân biệt với khái niệm con người, vì con người là khái niệm dùng để chỉ tính phổ biến trong bản chất người của tất cả các cá nhân. Hành vi cá nhân là biểu hiện tâm lý riêng của mỗi cá nhân, mang bản sắc, cái tôi của cá nhân đó. Hành vi cá nhân thể hiện qua những đặc điểm sau: - Đặc tính tiểu sử như tuổi, giới tính và tình trạng gia đình, hoàn cảnh sống, công việc, học tập... + Người nhiều tuổi và người ít tuổi, người già và người trẻ, người thanh niên và trung liên, trẻ con và người lớn có những biểu hiện hành vi khác nhau. 14
  15. + Nam và nữ cũng có biểu hiện hành vi khác nhau + Người độc thân và người có gia đình cũng có hành vi khác nhau + Các yếu tố như bẩm sinh, môi trường sống, học tập, kinh nghiệm, hoàn cảnh gia đình và việc làm cũng làm thay đổi hành vi cá nhân của con người. - Xét trên phương diện khía cạnh tính cách thì con người có 2 tính cách chính: Người hướng nội: + Thích cô độc, không xã giao. + Ít nói. + Có thái độ bền bỉ, cẩn thận trong công việc. + Làm người khác khó hiểu mình. + Thích ảo tưởng. Người hướng ngoại + Giỏi xã giao, thích chăm sóc người khác. + Ăn nói chân thành. + Hoạt bát, năng động. + Làm việc biến hóa không máy móc. 2.2. Hành vi nhóm Định nghĩa về nhóm mang tính cấu trúc, khi người ta làm việc và tương tác với nhau và với thời gian sẽ xuất hiện cấu trúc. Nhóm có một ranh giới bên ngoài và ít nhất là một ranh giới bên trong, nghĩa là có những tiêu chuẩn để xác định ai là thành viên trong nhóm và ai không là thành viên trong nhóm. Cũng có những tiêu chuẩn khác đề xác định ranh giới nhóm. Đối với một nhóm cần phải tìm hiểu ranh giới để phân biệt nhóm với bên ngoài. Khi người ta tương tác với nhau, họ bắt đầu phân biệt các thành viên.Ví dụ như ở Đại học, những người có kiến thức nằm ở bên trong hoặc ở trong quân đội người có vị trí cao nhất là tướng thường đứng ở trung tâm. Và bên trong là vị trí của lãnh tụ. Khi đến với nhóm người ta sẽ để ý đến người lãnh tụ nhiều hơn. Bước đầu khi nhóm mới hình thành, các nhóm viên chưa để ý đến nhau, khi bước vào nhóm chúng ta biết tới một vài người có vị trí đặc biệt trong nhóm, chúng ta vẫn ý thức được về chúng ta và với những người xung quanh, chúng ta ý thức một cách chung chung không rõ rệt lắm.Khi nhóm viên có sự tương tác, họ bắt đầu biết nhau, bây giờ họ không chỉ để ý đến người lãnh tụ, họ bắt đầu đánh giá lẫn nhau.Cách xếp hạng phụ thuộc vào những gì họ cho là có giá trị. Vị trí và vai trò nhóm giúp chúng ta hiều hành vi trong nhóm.Đối với các nhóm muốn hoạt động tốt, có hai vai trò phải được thực hiện: Vai trò mang tính công cụ (vai trò hoạt động chuyên môn) Vai trò mang tính tình cảm (vai trò hỗ trợ tình cảm) Trong nhóm phải có người đóng vai trò công cụ và có người đóng vai trò tình cảm. Người đóng vai trò công cụ thúc đẩy nhóm đạt được mục tiêu để hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng nếu trong nhóm chỉ có người thúc đẩy công việc để đạt được mục đích thì cũng có khó khăn. Trong nhóm muốn hoạt động tốt cần có 15
  16. người quan tâm đến tình cảm, tâm lý, quan tâm đến xúc cảm của các nhóm viên. Chẳng hạnh như người đó phát hiện trong nhóm có người muốn phát biều nhưng còn nhút nhát, người đó sẽ đề nghị nhóm viên đó phát biểu, không những thế người đó còn nói lên những điểm tích cực của các nhóm viên khác để họ tương tác với nhóm.Trong nhóm, một người khó có thể đóng một lúc cả hai vai trò. Nhóm được đánh giá tốt khi cả hai vai trò này cùng hiện diện. Ngoài ra có những vai trò khác mà người ta cũng cần phải quan tâm, đó lad những vai trò chỉ nhằm phục vụ cho bản thân mình mà thôi, không quan tâm đến người khác, những người này thường không thích thỏa hiệp với ai cả, họ luôn bất đồng với mọi người, tạo mâu thuẫn, họ độc quyền, thích nắm quyền lực, đối với những người này nhóm cần phải đối phó với họ để nhóm tiếp tục hoạt động. Có những niên, có nhóm người ta phân vai cho nhau để cô lập một vài nhóm viên. Nhân viên xã hội cần phải nhạy bén trước những hiện tượng này, giúp cho các nhóm viên cởi mở, nhìn nhau một cách tích cực hơn. Cũng có khi cá nhân gặp những khó khăn rắc rối trong nhóm chẳng hạn có người vụng về trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. Ở các nhóm trẻ em điều này có thể xảy ra. Chúng ta nên quan tâm đến hành vi của cá nhân trong nhóm vì những hành vi cuả cá nhân trong nhóm phản ánh chính xác hành vi của họ ở ngoài xã hội. Mặc dù họ có những biểu hiện khách đi nhưng sớm hay muộn thông qua sự tương tác nhóm, họ sẽ biểu hiện con người thật của họ, họ sẽ biểu hiện những vấn đề mà họ từng có trong quan hệ với người khác, vì vậy nhóm trở thành một tiểu thế giới. Khi chúng ta giúp cá nhân thể hiện hành vi ứng xử tích cực bên ngoài thì bên trong chúng ta cũng dạy cho họ biết các ứng xử tiêu cực. Chẳng hạn chúng ta có thể mời các nhóm viên nói lên cảm xúc của họ về hành vi của từng người và mời nhóm viên khác giúp cho người đó, tập cho người đó có những hành vi mới. Những hành vi này người ta nói nó mang tính chức năng nhiều hơn, nghĩa là hiệu quả hơn vì đã giúp cho họ có được những điều mà họ mong muốn. Các nhóm thường có xu hướng chia thành nhiều tiểu nhóm. Khi chúng ta tập họp thành nhóm thì không nên quá đông vì có thể họ sẽ không tập trung, chia thành nhiều tiểu nhóm. Thường mỗi nhóm nên có từ 6-12 thành viên. Khi bàn về hành vi, năng lực hay năng động nhím, phần lớn các nhóm có những áp lực từ bên ngoài hay từ bên trong. Nếu nhóm hoạt động tốt thì các áp lực đó trở thành cân bằng hơn, đó là sự gắn bó chặt chẽ giữa các nhóm viên. Khi làm việc với nhóm có hai điểm cần quan tâm, chẳng hạn như nhóm có người có ý kiến nay, người kia có ý kiến kia, người khác lại không đồng ý với cả hai người trước, như thế có sự dấn thân vào nhóm. Nhưng lúc này cần có lực cân bằng trở lại và khi có sự quan tâm chăm sóc lẫn nhau nhóm dễ dàng thỏa hiệp hơn. Có những người tạo được sự thỏa hiệp và tìm ra giải pháp cho sự khác biệt giữa các nhóm viên. Khi thành lập nhóm, người ta quan tâm gắn bó lẫn nhau. Tuy nhiên trong nhóm sẽ có những bất đồng, những sự khác biệt vì làm sao có hai người nhìn thế giới giống nhau có những suy nghĩ và cảm xúc hoàn toàn giống nhau. Khi bạn thật sự dấn thân và bộc lộ suy nghĩ của bạn, chắc chắn sẽ có những va chạm đối với 16
  17. người khác, đó là điều tốt, tốt hơn mọi người làm thinh và không tha gia.Thứ nhất chúng ta hãy cố gắng tạo ra sự gắn bó với nhau trong nhóm để cùng xử lý các khác biệt và mâu thuẫn luôn phải được cân bằng bởi sự gắn bó với nhau. Nhiều nhóm lại không có sự mâu thuẫn từ bên trong mà lại có những mâu thuẫn xã hội từ bên ngoài. Trong các nhóm người ta mong mỏi hai điều đó là sự tương tác và sự mâu thuẫn (đây là sự biểu hiện tham gia tích cực hết mình của các thành viên). Nhưng mâu thuẫn luôn luôn được cân bằng bởi sự quan tâm gắn bó của các thành viên. Khi làm việc với nhóm, nhân viên xã hội phải chỉ rõ cho nhóm thấy hai mặt này. Văn hóa nhóm: Mỗi nhóm đều tạo nên văn hóa của riêng mình nên nhóm có cách riêng để làm, có cách riêng để thích nghi. Văn hóa có hai phần vật chất và không vật chất. Nếu ta tham gia một nhóm nghèo mà bạn có một xuất xứ khác, bạn rất khó giao tiếp, khó hiểu được văn hóa của nhóm đó. Khi làm việc với nhóm, chúng ta nên biết về văn hóa của nhóm đó nếu nhóm đó đã từng làm việc với nhân viên xã hội khác trước chúng ta, có thể là thành viên trong nhóm sẽ nói với chúng ta là cách chúng ta làm việc với họ không đúng. Nếu một giảng viên bị bệnh nghỉ mà tôi phải dạy thế thì những sinh viên sẽ nói với tôi là: Cách thầy dạy không giống cách thầy cũ đã dạy hoặc thầy nói nhiều hơn giáo viên cũ....Họ có thể phát biểu như vậy bởi vì trong quá trình làm việc trước đây họ đã tạo nên văn hóa riêng. Nếu mà tôi chú ý một chút là trước khi vào dạy ở lớp đó tôi nên có một nghiên cứu về văn hóa của lớp đó. Một điểm khác chúng ta nói về hệ sinh thái, ngoài văn hóa ra chúng ta còn nói về sự tiến hóa.Khi một nhóm đi timà sự cân bằng của mình, nhóm sẽ thay đổi theo thời gian. Giai đoạn phát triển của nhóm: - Giai đoạn bắt đầu. - Giai đoạn giữa. - Giai đoạn kết thúc Các hành vi của nhóm ở từng giai đoạn đều khác nhau. Ví dụ: Khi nhóm mới thành lập mọi thành viên rất ngại phát biểu, tham gia. Ở giai đoạn đầu nhóm viên phát biểu rất ít và hời hợt.Công việc của nhân viên xã hội là giúp họ thay đổi vai trò để họ tham gia giải quyết vấn đề của họ. Khi bước vào giai đoạn giữa các thành viên cởi mở với nhau hơn, chịu phát biểu ý kiến và đây cũng là lúc xảy ra nhiều mâu thuẫn đó là lúc văn hóa được tạo thành, là các quy định họ phải làm việc với nhau như thế nào. Mọi người cảm thấy là mình gắn bó với nhóm, quan tâm đến nhóm, hiểu được mục đích của nhóm và tất cả mọi người đều tham gia để mục đích nhóm có thể đạt được. Lúc đó mọi người đã có khả năng diễn đạt ý kiến của mình, họ sẽ bảo vệ lẫn nhau. Nếu trong giai đoạn đầu, nhân viên xã hội làm tốt công việc của mình thì ở giai đoạn này họ chỉ việc ngồi quan sát để nhóm tự tham gia. 17
  18. 2.3. Hành vi gia đình Gia đình là nhóm sơ cấp trong đó các thành viên có trách nhiệm và sống chung với nhau, trách nhiệm có tính cách hỗ trợ và tính chất sơ cấp của gia đình là sự gặp mặt đối diện với nhau, cùng chia sẻ những nếp sống bình thường, những quy chế bình thường có liên hệ đến những hành vi mà xã hội mong đợi. Cái quan trọng là những thành viên trong gia đình có ảnh hưởng lẫn nhau rất mãnh liệt so với người ngoài. Chúng ta có thể phân tích gia đình theo nhiều lối khác nhau: có thể phân tích gia đình dựa theo chức năng của từng người, trách nhiệm từng người hoặc theo cấu trúc gia đình. Có thể xem xét cách tổ chức gia đình như thế nào, có thể xét đến gia đình hạt nhân không, hoặc xem xét gia đình hạt nhân với nguồn gốc của nó. Và có thể xét liên hệ với gia đình rộng lớn hơn theo thế hệ hay huyền thoại về thế hệ và chúng ta có thể nhìn gia đình theo khía cạnh văn hóa tập quán riêng của gia đình, cách thay đổi mà có thể thấy được, quan sát được. Trước mắt chúng ta nhìn gia đình như một tổ chức có chức năng xã hội hóa con người và chức năng kiểm soát xã hội. Vì gia đình là một đơn vị nhỏ hơn của khối lớn hơn là xã hội, cho nên gia đình đã diễn dịch văn hóa và xu yên qua gia đình văn hóa xã hội truyền đến các thành viên trong gia đình. Khi chúng ta xem xét gia đình như là một hệ thống, chúng ta xem xét các mối liên hệ ràng buộc giữa các thành viên trong gia đình ở cả quá khứ và hiện tại của hệ thống gia đình này. Thông thường hệ thống gia đình bao gồm nhiều tiểu hệ thống, những tiểu hệ thống này ảnh hưởng đến tiểu hệ thống khác và ngược lại. Hệ thống gia đình đan xen với hệ thống khác. Điều gì xảy ra khi có một hành vi trong gia đình thì sẽ có những ảnh hưởng đến các thành viên khác và gia đình sẽ chịu ảnh hưởng của tổ chức khác ở tầm vĩ mô bên ngoài xã hội. Chúng ta là ai, chúng ta nghĩ gì, chúng ta chọn công việc gì, chúng ta liên quan với ai, chịu ảnh hưởng của thế hệ trước chúng ta, điều mà thế hệ trước dạy cho chúng ta. Do đó gia đình của chúng ta và gia đình khác chịu ảnh hưởng của nền văn hoá đã được thiết lập từ nhiều thế hệ trước: Khi chúng ta xem xét gia đình trong hệ thống sinh thái thì chúng ta xem xét hình thái này theo thời gian như thế nào.Cuộc sống của chúng ta cũng như cuộc sống của con cái chúng ta rất giống cuộc sống ông bà của chúng ta. Bản đồ thế hệ biểu hiện mối quan hệ khi chúng ta xem xét gia đình hay con người trong mối quan hệ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong quan hệ gia đình, xu hướng thực dụng đang tăng lên với những tính toán vụ lợi, ích kỷ, cá nhân làm ảnh hưởng xấu tới quan hệ tình nghĩa yêu thương. Biểu hiện cao độ là tình trạng vì tiền, vì trả nợ, vì lợi mà sẵn sàng lừa dối nhau, đánh đập nhau, sẵn sàng bỏ rơi nhau và ly hôn. Thiếu trách nhiệm, thiếu gương mẫu trong quan hệ vợ chồng, quan hệ giữa cha mẹ với con cái. Những quan niệm đạo đức truyền thống về thủy chung, hiếu, nghĩa tuy vẫn giữ được nhưng do cuộc sống khó khăn, do tiền bạc, buông thả chủ nghĩa cá nhân làm rạn nứt và tan vỡ không ít gia đình. Tình cảm cơ đơn, thiếu thốn tình cảm của những người già, trẻ em ngày càng nhiều. Bạo lực gia đình cả về tinh 18
  19. thần và thể xác cũng gia tăng từ đó làm hành vi của cá nhân trong xã hội cũng bị ảnh hưởng theo. Suy thoái đạo đức gia đình không còn là vấn đề riêng của từng gia đình nữa mà là một vấn đề xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền tảng đạo đức, tinh thần xã hội. Đó thực sự là trách nhiệm chung của toàn xã hội và đặc biệt cần vai trò của nhân viên công tác xã hội. 2.4. Hành vi cộng đồng Có những nghiên cứu khác cho thấy cộng đồng ảnh hưởng đến bệnh tâm thần. Ở những cộng đồng đông đúc dân cư, dễ bị tâm thần hơn,tâm thần phân liệt ở thành phố cao hơn nông thôn, tỉ lệ khác nhau ở các tầng lớp khác nhau, giai cấp thấp nhất là giai cấp dễ bịt âm thần nhất? Tại sao?Vì bởi có những căng thẳng triền miên đeo đẳng đối tượng đó suốt cuộc đời. Công nghiệp phát triển, nhà máy mọc nhiều, mọi người đổ dồn lên thành phố tìm việc.Trước tiên ai là người sống trong cộng đồng, người nghèo làm xuống cấp vấn đề giáo dục. Cộng đồng nghèo có hai vai trò của trẻ em là đi học và học nghề để trở thành người lớn tốt, bị đẩy ra ngoài đường và đi vào con đường tội phạm. Cộng đồng này xã hội hoá gia đình và gia đình lại là nơi xã hội hoá đứa trẻ mặc dầu cộngđồng có ảnh hưởng nhưng ảnh hưởng của gia đình vẫn là mạnh nhất. Những người giúp đỡ nằm bên ngoài của cộng đồng, hành động đó cũng có thể giúp gia đình qua cơn khó khăn nhưng lại làm yếu đi sự giúp đỡ của cộng đồng đối với gia đình, ngoài sự giúp đỡ gia đình vẫn cần sự giúp đỡ trong mạng lưới ở cộng đồng, nghiên cứu cho thấy nếu cha mẹ có sự ứng xử tốt thì sẽ có lối hành xử tốt với con cái. Một đặc điểm ở cộng đồng có ảnh hưởng đến trẻ em là: + Sự di chuyển của mọi người đi và đến cộng đồng. + Tuổi + Cấu trúc của gia đình trong cộng đồng Những vấn đề này đều ảnh hưởng đến sự ngược đãi trẻ, đến hành vi sử dụng ma túy. Tuy nhiên, có những cha mẹ có những hành vi không tốt đối với con cái, cha mẹ ngăn cản làm cho trẻ không phát triển một cách bình thường, có hội phát triển bị giới hạn. Trong những gia đình lành mạnh có nhiều thiết chế xã hội, tất cả mọi người đều hỗ trợ những giá trị lành mạnh, họ khuyến khích trẻ tuân thủ những giá trị đó. Trong cộng đồng không được lành mạnh thì ít có sự quan hệ chan mẹ giúp con cái sử dụng cộng đồng. Cộng đồng nghèo có nhiều sự bạo hành: hàng ngày có những cuộc cạnh tranh sống cong, lối sống có nhiều âu lo căng thẳng triền miên, có những cấn đề tệ nạn khắc gắn liền với căng thẳng này , trẻ em có thể nhìn thâ những bạo lực như bắn súng trên đường phố điều làm cho những khó khăn này có thể giảm là một hệ thống cơ chế xã hội lành mạnh được phát triển thêm ra. Chính những người trong khu phố liên kết lại để xây dựng tầng vĩ mô. Ở Mỹ có những người thị trưởng dùng sức mạnh đề đạt với TW trao quyền lại cho vùng.Ví dụ: người ở vùng nghèo tập trung lại để đòi hỏi những dịch vụ như dịch vụ y tế, nhà do chính quyền đài thọ 19
  20. xây dựng. Cho nên khi làm việc với cộng đồng chúng ta phải tìm hiểu năng lực, cộng đồng trên gia đình và giúp người dân trong cộng đồng cùng hợp tác làm việc với nhau để ngày một nâng cấp lên. Chương trình này được gọi là “ Cuộc chiến chống lại đói nghèo”. Cha mẹ trong gia đình nghèo trở thành những cha mẹ tốt hơn, tạo ra cơ hội cho trẻ đi học sớm hơn, nhân viên xã hội cần phải làm việc với cha mẹ để nâng cao kỹ năng làm cha mẹ, nâng cao các dịch vụ cho người dân trong cộng đồng để họ ý thức tạo sự gắn bó với nhau. Ví dụ: Bạn làm gì với trẻ cũng ảnh hưởng đến sự lớn lên của trẻ Trẻ tự tin tự đánh giá mình tích cực Công tác xã hội tạo được sự tự tin nơi trẻ thì trẻ sẽ thành công. Sự hỗ trợ khác đó là thông tin, nhân viên xã hội, bác sỹ, thầy cô giáo, láng giềng, thông tin cho trẻ, giúp trẻ ....thì đó là sự hỗ trợ tốt nhất. 2.5. Hành vi xã hội 2.5.1. Khái niệm Để có thể tìm hiểu một cách kỹ càng về hành vi xã hội và cách rèn luyện hành vi xã hội của con người hiện nay, cần tìm hiểu thêm một số khái niệm liên quan đến chuẩn mực xã hội. Từ khái niệm của hành vi mở rộng, chúng ta có thể rút ra được hành vi xã hội một cách khái quát là tác động của con người vào xã hội, được đánh giá bằng chuẩn mực xã hội, đảm bảo cho con người tồn tại và phát triển. 2.5.2. Chuẩn mực xã hội a) Khái niệm Chuẩn mực xã hội là những khuôn mẫu chung mà xã hội đặt ra để định hướng hành vi và kiểm tra hành vi của mỗi cá nhân. Chuẩn mực quy định những mục tiêu cơ bản, những giới hạn, điều kiện và các hình thức ứng xử trong các lĩnh vực quan trọng nhất của đời sống con người. Có thể coi chuẩn mực là những mẫu mực, những mô hình của hành vi thực tế của con người như những chương trình hoạt động thực tiễn của họ khi gặp một tình huống cụ thể nào đó. Như vậy có thể hiểu chuẩn mực với tư cách là những quy tắc, yêu cầu của xã hội với cá nhân. Các quy tắc, yêu cầu này có thể ghi thành văn bản: đạo luật, điều lệ, văn bản pháp quy... hoặc là những yêu cầu có tính chất ước lệ trong một cộng đồng nào đó mà mọi người đều thừa nhận. b) Thuộc tính của chuẩn mực xã hội Bất kỳ một chuẩn mực xã hội nào cũng có 3 thuộc tính: tính lợi ích, tính bắt buộc và sự thực hiện trên thực tế. Tính lợi ích của chuẩn mực xã hội mang lại lợi ích chung cho cộng đồng. Đây là thuộc tính được coi là điểm gốc, nó thể hiện việc đảm bảo lợi ích của cộng đồng một cách công minh, hợp tình hợp lý, được phần đông xã hội chấp thuận vì tính đúng đắn của chuẩn mực xã hội. Tính bắt buộc thể hiện ở việc bắt buộc mọi người phải tuân theo. Trong từng cộng đồng, xã hội riêng đều có những chuẩn mực riêng bắt buộc mọi người ở trong phải thực hiện theo, nếu không sẽ bị coi là lệch chuẩn, là khác người. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2