intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Hệ thống điều hoà không khí cục bộ (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Việt - Đức Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:192

15
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Hệ thống điều hoà không khí cục bộ (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí - Trung cấp) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động máy điều hòa cục bộ; nắm được quy trình lắp đặt máy điều hòa cục bộ; nêu đúng quy trình sửa chữa máy điều hòa cục b; lập quy trình bảo dưỡng máy điều hòa cục bộ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Hệ thống điều hoà không khí cục bộ (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Việt - Đức Nghệ An

  1. UBND TỈNH NGHỆ AN TRƯỜNG CAO ĐẲNG VIỆT - ĐỨC NGHỆ AN GIÁO TRÌNH MÔĐUN: HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ CỤC BỘ NGHỀ: KỸ TUẬT MÁY LẠNH VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành theo Quyết định số: /QĐ-Tr.VĐ ngày tháng năm 2023 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Việt - Đức Nghệ An) Nghệ An, năm 2023 (Lưu hành nội bộ)
  2. 0 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. 1 LỜI GIỚI THIỆU Để thực hiện biên soạn giáo trình đào tạo nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí ở trình độ Trung cấp, giáo trình Hệ thống điều hòa không khí cục bộ là một trong những giáo trình môn học đào tạo cơ sở được biên soạn theo nội dung chương trình khung được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phê duyệt. Nội dung biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, tích hợp kiến thức và kỹ năng chặt chẽ, logíc. Khi biên soạn, nhóm biên soạn đã cố gắng cập nhật những kiến thức mới có liên quan đến nội dung chương trình đào tạo và phù hợp với mục tiêu đào tạo, nội dung lý thuyết và thực hành được biên soạn gắn với nhu cầu thực tế trong sản xuất đồng thời có tính thực tiễn cao. Nội dung giáo trình được biên soạn với dung lượng thời gian đào tạo 160 giờ. Trong quá trình sử dụng giáo trình, tuỳ theo yêu cầu cũng như khoa học và công nghệ phát triển có thể điều chỉnh thời gian và bổ sung những kiến thức mới cho phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị của trường. Mặc dù đã cố gắng tổ chức biên soạn để đáp ứng được mục tiêu đào tạo nhưng không tránh được những khiếm khuyết. Rất mong nhận được đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo, bạn đọc để nhóm biên soạn sẽ hiệu chỉnh hoàn thiện hơn. Các ý kiến đóng góp xin gửi về Trường Cao đẳng Việt – Đức Nghệ An. Nghệ An, ngày.......tháng...... năm.......... Tham gia biên soạn KS. Phạm Thế Quỳnh (chủ biên) ThS. Nguyễn Văn Nhân ThS. Nguyễn Văn Lâm
  4. 2 MỤC LỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU 1 BÀI 1: CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC MÁY ĐIỀU HÒA CỬA SỔ 8 1. Đặc điểm, cấu tạo, nguyên lý làm việc máy điều hoà một cục 8 2. Cấu tạo máy điều hoà một cục 11 BÀI 2: HỆ THỐNG ĐIỆN MÁY ĐIỀU HOÀ CỬA SỔ MỘT CHIỀU 20 1. Sơ đồ nguyên lý của mạch điện 21 1. Cấu tạo, hoạt động các thiết bị 22 3. Lắp đặt mạch điện máy điều hoà một chiều 25 4. Vận hành mạch điện 26 BÀI 3: HỆ THỐNG ĐIỆN MÁY ĐIỀU HOÀ CỬA SỔ HAI CHIỀU 27 1. Sơ đồ nguyên lý của mạch điện 28 2. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động các thiết bị 29 3. Lắp đặt mạch điện máy điều hoà hai chiều 30 4. Vận hành mạch điện 31 BÀI 4: LẮP ĐẶT MÁY ĐIỀU HOÀ CỬA SỔ 33 1. Đọc bản vẽ thi công 34 2. Chuẩn bị trang thiết bị phục vụ lắp đặt 34 3. Lắp đặt máy 35 4. Lắp đặt đường điện nguồn cho máy 36 5. Chạy thử máy 36 BÀI 5: SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HOÀ CỬA SỔ 38 1. Xác định các nguyên nhân hư hỏng 38 2. Sửa chữa hệ thống lạnh: 39 3. Sửa chữa hệ thống điện: 41 BÀI 6: BẢO DƯỠNG MÁY ĐIỀU HOÀ CỬA SỔ 43 1. Kiểm tra tổng thể hệ thống lạnh . 43 2. Làm sạch thiết bị trao đổi nhiệt: 44 3. Làm sạch hệ thống nước ngưng: 44 4. Làm sạch hệ thống lưới lọc: 44 5. Bảo dưỡng quạt: 45
  5. 3 6. Bảo dưỡng hệ thống điện: 45 7. Các bước và cách thực hiện công việc: 45 BÀI 7: CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC MÁY ĐIỀU HOÀ GHÉP 47 1. Nguyên lý làm việc, phân loại máy điều hoà ghép 48 2. Đặc điểm máy điều hoà treo tường 50 3. Đặc điểm máy điều hoà đặt sàn 52 4. Đặc điểm máy điều hoà áp trần 53 5. Đặc điểm máy điều hoà âm trần 54 7. Đặc điểm máy điều hoà Multy 56 BÀI 8: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN MÁY ĐIỀU HOÀ GHÉP 57 1. Hệ thống điện máy điều hoà treo tường 58 2. Hệ thống điện máy điều hoà đặt sàn 59 3. Hệ thống điện máy điều hoà áp trần 60 4. Hệ thống điện máy điều hoà âm trần 61 5. Hệ thống điện máy điều hoà dấu trần 64 6. Hệ thống điện máy điều hoà Multy 67 BÀI 9: LẮP ĐẶT MÁY ĐIỀU HOÀ TREO TƯỜNG 71 1. Đọc bản vẽ thi công 72 2. Chuẩn bị trang thiết bị phục vụ lắp đặt 73 3. Lắp đặt dàn ngoài nhà 73 3. Lắp đặt khối trong nhà 75 4. Lắp đặt đường ống dẫn ga – điện và nước ngưng 77 2. Các bước và cách thực hiện công việc: 78 3. Thử kín hệ thống: 81 4. Hút chân không 84 5. Chạy thử và nạp ga bổ sung 85 BÀI 10: LẮP ĐẶT MÁY ĐIỀU HOÀ ĐẶT SÀN 88 1. Đọc bản vẽ thi công 89 2. Chuẩn bị trang thiết bị phục vụ lắp đặt 90 3. Lắp đặt dàn ngoài nhà 91 4. Lắp đặt khối trong nhà 93 5. Lắp đặt đường ống dẫn gas – điện và nước ngưng: 94
  6. 4 6. Thử kín hệ thống: 99 7. Hút chân không 102 8. Chạy thử và nạp ga bổ sung 103 BÀI 11: LẮP ĐẶT MÁY ĐIỀU HOÀ ĐẶT ÁP TRẦN 106 1. Đọc bản vẽ thi công 107 2. Chuẩn bị trang thiết bị phục vụ lắp đặt 107 3. Lắp đặt dàn ngoài nhà 108 4. Lắp đặt khối trong nhà 110 6. Thử kín hệ thống: 116 7. Hút chân không 119 8. Chạy thử và nạp ga bổ sung 120 BÀI 12: LẮP ĐẶT MÁY ĐIỀU HOÀ ĐẶT ÂM TRẦN 123 1. Đọc bản vẽ thi công 124 2. Chuẩn bị trang thiết bị phục vụ lắp đặt 125 3. Lắp đặt dàn ngoài nhà 126 4. Lắp đặt khối trong nhà 128 5. Lắp đặt đường ống dẫn gas – điện và nước ngưng: 129 6. Thử kín hệ thống: 134 7. Hút chân không 137 8. Chạy thử và nạp ga bổ sung 138 BÀI 13: LẮP ĐẶT MÁY ĐIỀU HOÀ ĐẶT DẤU TRẦN 141 1. Đọc bản vẽ thi công 142 2. Chuẩn bị trang thiết bị phục vụ lắp đặt 143 3. Lắp đặt dàn ngoài nhà 144 4. Lắp đặt khối trong nhà 146 6. Thử kín hệ thống: 152 7. Hút chân không 155 8. Chạy thử và nạp ga bổ sung 156 BÀI 14: LẮP ĐẶT MÁY ĐIỀU HOÀ ĐẶT MULTY 159 1. Đọc bản vẽ thi công 160 2. Chuẩn bị trang thiết bị phục vụ lắp đặt 161 3. Lắp đặt dàn ngoài nhà 161
  7. 5 4. Lắp đặt khối trong nhà 163 5. Lắp đặt đường ống dẫn gas – điện và nước ngưng: 164 6. Thử kín hệ thống: 169 7. Hút chân không 172 8. Chạy thử và nạp ga bổ sung 173 BÀI 15: SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HOÀ GHÉP 176 1. Xác định các nguyên nhân hư hỏng 176 2. Sửa chữa hệ thống lạnh: 177 3. Sửa chữa hệ thống điện: 179 BÀI 16: BẢO DƯỠNG MÁY ĐIỀU HOÀ GHÉP 181 1. Sử dụng thiết bị an toàn 181 2. Kiểm tra hệ thống lạnh 186 3. Làm sạch thiết bị trao đổi nhiệt 187 4. Làm sạch hệ thống lưới lọc 187 5. Bảo dưỡng quạt 188 6. Kiểm tra lượng gas trong máy 188 7. Bảo dưỡng hệ thống điện 188 TÀI LIỆU THAM KHẢO 190
  8. 6 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN: Tên mô đun: Hệ thống điều hòa không khí cục bộ Mã số mô đun: MĐ23 I. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: + Là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc + Mô đun được thực hiện khi học sinh học chương trình Trung cấp nghề + Mô đun được thực hiện sau khi học sinh học xong các môn kỹ thuật cơ sở của chương trình. - Tính chất: + Cung cấp cho học sinh các kiến thức về hệ thống điều hoà không khí cục bộ + Hình thành kỹ năng về sửa chữa lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điều hoà không khí cục bộ. - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: + Đây là mô đun chuyên ngành cung cấp cho học sinh, sinh viên các kiến thức, kỹ năng thực hành lắp đặt và sửa chữa hệ thống máy điều hòa cục bộ. II. Mục tiêu mô đun: - Kiến thức: + Trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động máy điều hòa cục bộ + Trình bày quy trình lắp đặt máy điều hòa cục bộ + Trình bày quy trình sửa chữa máy điều hòa cục bộ + Lập quy trình bảo dưỡng máy điều hòa cục bộ - Kỹ Năng: + Đọc được bản vẽ thi công lắp đặt máy điều hòa cục bộ + Tháo, lắp đặt thành thạo máy điều hòa cục bộ + Đo được các thông số đại lượng của mạch điện máy điều hòa cục bộ + Sửa chữa, thay thế các thiết bị hư hỏng trong máy điều hòa cục bộ + Tháo, lắp đặt thành thạo mạch điện máy điều hòa cục bộ + Tính chọn được công suất lắp đặt máy điều hòa cục bộ + Sử dụng thành thạo các thiết bị đo lường máy điều hòa cục bộ
  9. 7 - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Tuân thủ, nghiêm túc thực hiện học tập và nghiên cứu, tìm hiểu môi trường làm việc để nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn nghề nghiệp + Làm việc cẩn thận, tỉ mỉ, độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm + Chịu trách nhiệm đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của bản thân + Có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp. III. Nội dung mô đun:
  10. 8 BÀI 1: CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC MÁY ĐIỀU HÒA CỬA SỔ Mục tiêu : - Kiến thức: + Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy điều hòa cửa sổ + Mô tả được cách sử dụng các thiết bị, dụng cụ lắp đặt máy điều hòa cửa sổ + Trình bày được quy trình kiểm tra máy nén - Kỹ năng: + Tháo lắp được máy điều hòa cửa sổ + Đo đạc, kiểm tra tình trạng của máy nén + Thực hiện thành thạo quy trình nạp dầu bôi trơn cho máy nén. + Kiểm tra và xác định những hư hỏng của máy điều hòa cửa sổ - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có năng lực vận dụng các nội dung đã học vào thực tế theo quy trình đã học. + Chịu trách nhiệm đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện. + Có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề. Nội dung : 1. Đặc điểm, cấu tạo, nguyên lý làm việc máy điều hoà một cục 1.1 Đặc điểm máy điều hoà cửa sổ Hình 1.1. giới thiệu máy điều cửa sổ
  11. 9 - Máy điều hoà không khí cửa sổ là loại máy điều hoà độc lập thường lắp ngay vào tường phía dưới cửa sổ, nên gọi là máy điều hoà nhiệt độ cửa sổ. - Giữa khoang nóng và khoang lạnh có cửa điều chỉnh cấp gió tươi. Cho phép điều chỉnh lượng không khí cấp vào phòng. - Khoang đáy vỏ máy dùng chứa nước ngưng từ khối trong nhà và hướng dốc ra cửa thoát nước ngưng. - Không khí giải nhiệt cho dàn ngưng lấy 2 bên hông của vỏ máy, không khí trong phòng được lấy bằng của hút mặt trước cụm máy sau đó thổi ra ở phía trên hoặc bên cạnh Máy điều hoà cửa sổ có một số đặc điểm sau: - Kết cấu gọn nhẹ - Năng suất lạnh của máy thường không vượt quá 30000 BTU/h (~ 7500 kcal/h) - Dàn ngưng tụ chỉ làm mát bằng không khí cưỡng bức, quạt hướng trục - Dàn bay hơi làm lạnh bằng quạt li tâm - Thiết bị tiết lưu là ống mao Máy nén là loại kín, có vòng quay lớn 2950 vg/ph với điện 50 Hz và 3550 vg/ph với điện 60 Hz; môi chất làm lạnh là R22 (frêôn 22 – CHClF2, sôi ở - 40,80C) Phần lớn điều hoà cửa sổ không bố trí bộ phận sưởi nóng không khí trong mùa đông. Loại này gọi là máy điều hoà mùa hè hoặc máy một chiều. Các máy có bố trí bộ phận sưởi ấm không khí cho mùa đông gọi là máy điều hoà cửa sổ Bộ phận sưởi có thể chỉ đơn giản là các thanh điện trở lắp ngay phía dàn bay hơi. Mùa đông, khi bật nút sưởi thì chỉ có quạt gió hoạt động thổi không khí qua thanh điện trở nung nóng. Bộ phận sưởi cũng có thể là chính máy lạnh nhưng nhờ có các van đổi chiều mà dòng môi chất chuyển động ngược lại: dàn bay hơi trở thành dàn ngưng tụ phía trong nhà, dàn ngưng trở thành dàn bay hơi phía ngoài. Máy làm việc theo kiểu bơm nhiệt từ môi trường bên ngoài vào trong nhà, vì vậy các máy này thường được gọi là bơm nhiệt hoặc gọi là máy hai chiều.
  12. 10 Có một số máy bơm nhiệt có khả năng hút ẩm, khi bật nút “hút ẩm” thì độ ẩm trong phòng giảm xuống nhưng nhiệt độ không thay đổi. 1.2 Nguyên lý làm việc máy điều hoà một cục một chiều Môi chất thực hiện quá trình sôi trong dàn bay hơi (dàn lạnh) và chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi. Hơi được máy nén hút về và đẩy lên dàn ngưng tụ (dàn nóng). Tại dàn ngưng tụ môi chất ở trạng thái nhiệt độ và áp suất cao được quạt gió làm mát, thực hiện quá trình ngương tụ (chuyển từ trạng thái hơi sang trạng thái lỏng) và thải nhiệt ra môi trường bên ngoài. Môi chất lỏng từ dàn ngương tụ dưới tác của sự chệnh lệch áp suất chuyển động tới thiết bị tiết lưu (ống mao, cáp, van tiết lưu…). Khi đi qua thiết bị tiết lưu, nhiệt độ và áp suất môi chất giảm đến giá trị thích hợp và chuyển tới dàn bay hơi để tiếp tục thực hiện quá trình bay hơi. Tại đây môi chất thay đổi trạng thái từ lỏng sang hơi và thu nhiệt của môi trường xung quanh dàn bay hơi. Quá trình cứ như thế liên tục xay ra trong máy điều hòa nhiệt độ. 1.3 Nguyên lý làm việc của máy điều hoà hai chiều Môi chất thực hiện quá trình sôi trong dàn bay hơi (dàn lạnh) và chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi. Hơi được máy nén hút về và đẩy lên dàn ngưng tụ (dàn nóng). Tại dàn ngưng tụ môi chất ở trạng thái nhiệt độ và áp suất cao được quạt gió làm mát, thực hiện quá trình ngưng tụ (chuyển từ trạng thái hơi sang trạng thái lỏng) và thải nhiệt ra môi trường bên ngoài. Môi chất lỏng từ dàn ngương tụ dưới tác của sự chệnh lệch áp suất chuyển động tới thiết bị tiết lưu (ống mao, cáp, van tiết lưu…). Khi đi qua thiết bị tiết lưu, nhiệt độ và áp suất môi chất giảm đến giá trị thích hợp và chuyển tới dàn bay hơi để tiếp tục thực hiện quá trình bay hơi. Tại đây môi chất thay đổi trạng thái từ lỏng sang hơi và thu nhiệt của môi trường xung quanh dàn bay hơi. Quá trình cứ như thế liên tục xay ra trong máy điều hòa nhiệt độ. Trong trường hợp nhiệt độ môi trường thấp hơn nhiệt độ định mức để điều hoà không khí, máy tự động chuyển chế độ làm ấm môi trường cần điều hoà bằng 2 phương pháp:
  13. 11 - Máy nén ngừng hoạt động đồng thời nguồn được cấp cho điện trở được bố trí trong dàn lạnh, hệ thống quạt hoạt động bình thường. - Máy nén hoạt động bình thường đồng thời van đảo chiều môi chất được cấp nguồn làm cho thiết bị bay hơi trở thành thiết bị ngưng tụ và ngược lại. 2. Cấu tạo máy điều hoà một cục 2.1. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy nén a) Cấu tạo: Hình 1.2: Cấu tạo máy nén piston 1. Stato, 2. Piston, 3. Hơi hút, 4. Van hút đẩy, 5. Thanh truyền, 6. Đầu hút. A.Hơi hút có áp suất thấp, B. Hơi đẩy có áp suất cao. b) Nguyên lý hoạt động: Khi cấp nguồn cho máy nén, roto quay biến chuyển động quay của trục khuỷu thành chuyển động tịnh tiến của piston trong xylanh thông qua thanh truyền. Khi piston dịch chuyển từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới, van hút mở, van đẩy đóng hơi được hút vào trong khoang xylanh, khi piston dịch chuyển đến điểm chết dưới đến cả hai van đều đóng, piston dịch chuyển đến điểm chết trên hơi bị nén và van đẩy mở để đẩy hơi ra ngoài. 2.2. Thử nghiệm máy nén a) Chạy thử: - Cấp nguồn cho máy nén hoạt động - Khi cho máy nén hoạt động nhớ cặp ampe kìm vào để khảo sát dòng làm việc của máy nén
  14. 12 b) Đánh giá chất lượng động cơ: Phần cơ cần đạt các yêu cầu sau: - Máy chạy êm, không ồn, không rung, không có tiếng động lạ. - Có khả năng hút chân không cao, Có khả năng nén lên áp suất cao. - Các clapê hút và đẩy phải kín, không đóng muội. - Khởi động dễ dàng. Phần điện cần đạt các yêu cầu: - Các cuộn dây làm việc bình thường, an toàn. - Thông mạch các cuộn dây: Đảm bảo các chỉ số điện trở của các cuộn dây - Đảm bảo độ cách điện giữa vỏ và các cuộn dây, kiểm tra bằng megaôm, độ cách điện phải đạt 5MΩ trở lên. Kiểm tra phần điện: - Dùng đồng hồ VOM kiểm tra cuộn dây của máy nén: đo điện trở cuộn dây đề và cuộn dây chạy - Kiểm tra cách điện của bộ dây quấn: sử dụng đồng hồ MΩ đặt ở thang đo điện trở một que vào một trong 3 cọc CSR của lốc que còn lại đặt vào phần vỏ máy hoặc ống đồng nếu thấy kim MΩ dịch chuyển về 0 thì kết luận lốc đã bị rò. - Kiểm tra khả năng khởi động của động cơ: cho lốc hoạt động nén đến áp suất 50 PSI rồi ngừng máy giữ nguyên áp suất cho block nén tiếp lên 100 PSI rồi ngừng máy, giữ nguyên áp suất cho lốc tiếp tục hoạt động nén tiếp lên áp suất 200PSI rồi ngừng máy. Nếu trong các lần dừng máy và chạy lại mà lốc vẫn khởi động tốt thì lốc tốt và ngược lại nếu sau mỗi lần ngừng máy mà block không khởi động được thì block không sử dụng được. - Kiểm tra dòng làm việc của block
  15. 13 Kiểm tra phần cơ: a) Kiểm tra áp suất nén: Hình 1.3. Kiểm tra áp suất nén - Chọn áp kế đến 40 bar - Lắp áp kế vào block như Hình 1.3 - Triệt tiêu các chỗ xì hở. - Cho block chạy, kim áp kế xuất phát từ 0 - Lúc đầu quay nhanh sau chậm dần và cuối cùng dừng hẳn tại A - Giá trị A càng lớn tình trạng phần cơ của block càng tốt • Nếu A > 32bar: còn rất tốt • Nếu A đạt 21 ÷ 32bar (300 ÷ 450PSI): còn tốt • Nếu A < 17bar (250PSI) là máy đã quá yếu b) Kiểm tra áp suất hút: Hình 1.4. Kiểm tra áp suất hút  Để kiểm tra áp suất hút và độ kín van hút  Lắp vào phần hút của block, trong khi
  16. 14  đường đẩy để tự do trong không khí.  Độ chân không đạt được càng cao máy nén càng tốt  Khi dừng máy, nếu kim không quay về 0 thì clapê hút kín.  Nếu kim quay càng nhanh về 0 thì clapê hút bị hở c) Kiểm tra và thay dầu bôi trơn: - Mục đích:  Dầu dùng để bôi trơn các bề mặt ma sát giữa các chi tiết chuyển động.  Làm mát máy nén và động cơ bằng cách tải nhiệt bên trong từ các bề mặt ma sát truyền ra vỏ blốc để thải ra không khí. - Yêu cầu dầu nạp:  Đúng chủng loại dầu, dầu có độ nhớt thích hợp.  Dầu phải tinh khiết không lẫn cặn bẩn và hơi nước.  Lượng dầu phải vừa đủ, nếu thiếu ảnh hưởng đến quá trình bôi trơn, nếu thừa dầu dễ sủi bọt và bị hút vào xilanh làm máy nén làm việc nặng nề, các dàn trao đổi nhiệt dễ bị bám dầu.  Không pha trộn dầu khác loại nhất là khi nạp bổ sung vì như vậy dầu dễ bị biến chất, tạo cặn, hóa bùn. - Thao tác: Hình 1.5. Nạp dầu cho máy nén  Dùng ống nhựa cao su gắn vào đầu hút phụ của máy nén, đầu hút còn lại ta khóa chặt lại  Cho 1 đầu vào trong bình nhớt.  Cho máy hoạt động.
  17. 15  Khi máy hoạt động dùng tay bịt kín đầu nén lại thỉnh thoảng hé mở cho hơi máy nén phun lên tay.  Nếu thấy hơi sương của nhớt thì ta đã nạp đủ dầu.  Nếu thấy hạt sương quá lớn thì lượng nhớt dư.  Nếu không có nhớt phun sương thì nhớt thiếu Chú ý:  Nạp hay đổ dầu ra đều tiến hành ở đầu hút  Thay dầu bôi trơn là một việc hết sức quan trọng khi ta tiến hành thay bloc hoặc nạp môi chất mới cho máy mà máy không còn nhãn mác Để kiểm tra sự hoàn thiện của động cơ: Cho máy nén chạy thật nóng, sau đó tăng áp suất đầu đẩy lên 14bar (200PSI), cho dừng máy nén, giữ nguyên áp suất và cho khởi động lại ngay. Máy nén phải khởi động lại được ngay. Nếu không khởi động lại được, có thể do trục trặc về điện hoặc cơ. Riêng về cơ, gối trục có thể bị mòn hoặc trục cơ bị vênh, chỉ bổ block ra mới xác định được chính xác. 2.3. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động dàn ngưng tụ a) cấu tạo: Hình 1.6. dàn ngưng tụ Dàn ngưng tụ không khí cưỡng bức gồm các ống xoắn có cánh xếp trong nhiều dãy và dùng quạt để tạo chuyển động của không khí. Bao gồm những ống thẳng hoặc ống chữ U nối thông với nhau, mỗi dàn có thể có 2 hay nhiều dãy nối song song qua ống góp. Vật liệu ống thường là thép hay là đồng còn các cánh bằng thép hoặc bằng nhôm. Các ống có cánh thường có đường kính 12x1mm, bước ống 26mm, chiều dài cánh 0.3mm và bước cánh là 3.5mm, mỗi cụm có 10-
  18. 16 12 ống. Phụ tải nhiệt tính tên 1 mét vuông bề mặt ngoài là khoảng 180-340 W/m2, hệ số truyền nhiệt cỡ 30-35m/m2 K ở tốc độ không khí khoảng 4-5m/s. Ở các hệ thống máy nén kín, quạt gió có động cơ riêng (hiệu suất thấp hơn quạt cùng trục động cơ ở máy nén hở nên tốc độ tối ưu thường chỉ đạt 2-4m/s và hệ số truyền nhiệt chỉ đạt 25-30W/m2K.) b) Nguyên lý hoạt động: Môi chất ở trạng thái khí được nén và từ máy nén đi vào dàn ngưng tụ, ở đây môi chất lạnh trao đổi nhiệt đối lưu với môi trường xung quang và ngưng tụ lại thành môi chất dạng lỏng và đi ra khỏi thiết bị ngưng tụ. 2.4. Xác định tình trạng làm việc của dàn ngưng tụ Dàn ngưng tụ thường được chế tạo bằng ống thép, nhôm hoặc đồng. Nhiệt độ làm việc thường lớn hơn nhiệt độ môi trường nên ít bị hen gỉ do đong nước, bám bẩn, hơi ẩm. Dàn ngưng tụ bị rò rỉ thì hệ thống thành mất gas rất nhanh do áp suất cao. Khi nghi ngờ mất gas có thể quan sát toàn bộ dàn ngưng từ ống đẩy đến phin lọc, chỗ thủng bao giờ cũng có vết dầu loang. Có thể dùng đèn halogen, thiết bị dò gas điện tử hay dùng bọt xà phòng để thử. Nên thử vào lúc block đang chạy là tốt nhất vì áp suất trong dàn cao. 2.5. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động dàn bay hơi a) Cấu tạo: 1 2 3 4 Hình 1.7. Dàn bay hơi 1. Động cơ quạt; 2. Quạt ly tâm lồng sóc; 3. Khối trong nhà; 4. Lưới lọc bụi
  19. 17 b) Nguyên lý hoạt động: Là thiết bị trao đổi nhiệt thường dùng môi chất lạnh R22, R32,R410... Không khí được đưa ngang qua theo hướng vuông góc với chùm ống còn lỏng R22, R32,R410... đưa qua thiết bị phân phối vào các xec-xi đặt nằm ngang nối tiếp theo chiều cao của thiết bị. Hơi tạo thành từ dưới lên trong mỗi xec-xi và vào ống góp hơi đặt thẳng đứng. Kết cấu như vậy của thiết bị đảm bảo dầu hồi về máy nén. Thiết bị làm lạnh không khí kiểu khô bay hơi trực tiếp được dùng rất rộng rãi trong các khoang lạnh, các hệ thống điều hoà không khí cụ bộ với các thiết bị xử lý không khí tại chỗ công suất nhỏ. 2.6. Xác định tình trạng làm việc của dàn bay hơi Dàn bay hơi thường được chế tạo bằng ống thép, nhôm hoặc đồng. Nhiệt độ làm việc thường nhỏ hơn nhiệt độ môi trường nên thường bị hen gỉ do đong nước, bám bẩn. Dàn bay hơi bị rò rỉ thì hệ thống thành mất gas. Khi nghi ngờ mất gas có thể quan sát toàn bộ dàn bay hơi từ ống góp lỏng đến ống góp hơi, chỗ thủng bao giờ cũng có vết dầu loang. Có thể dùng đèn halogen, thiết bị dò gas điện tử hay dùng bọt xà phòng để thử. 2.7. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động van tiết lưu Cấu tạo gồm ti van, núm điều chỉnh, vòi phun, thân van, ...Van tiết lưu tay: là van tiết lưu được điều chỉnh bằng tay. Van có kết cấu tương tự như van chặn. Khác biệt cơ bản trong van tiết lưu là nón van có kế cấu đặc biệt để điều tiết được lưu lượng một rất cách chính xác do tiết diện mở của van có thể điều chỉnh chính xác. Để tăng độ chính xác điều chỉnh, ren của ti van là loại mịn hơn so với van chặn. 2.8. Xác định tình trạng làm việc của van tiết lưu Căn cứ vào van tiết lưu còn tốt để so sánh ren ti van bị mòn, nón van bị khuyết dẫn đến van bị hỏng không điều chỉnh được chình xác.
  20. 18 2.9. Cấu tạo, hoạt động các thiết bị phụ 2.9.1. Phin sấy lọc: Để đảm bảo cho ống mao không bị tắc và cặn bẩn không lọt vào làm hỏng máy nén, người ta bố trí một phin lọc trước ống mao. Máy điều hòa 1 chiều lạnh (cooling only) do có nhiệt độ sôi là 50C không có nguy cơ tắc ẩm nên thường chỉ được trang bị phin lọc cặn bẩn. Máy điều hòa 2 chiều, đề phòng mùa đông nhiệt độ sôi dàn ngoài nàh có thể xuống thấp hơn 00C, có nguy cơ tắc ẩm nên bố trí phin có cả 2 chức năng sấy và lọc. Hình 1.8. giới thiệu cấu tạo một phin lọc máy điều hòa 1 chiều lạnh và 2 chiều nóng. Hình 1.8 Cấu tạo phin lọc máy điều hòa a) Phin lọc truyền thống máy điều hòa 1 chiều lạnh; b) Phin sấy lọc máy 2 chiều. 1. Đường nối dàn ngưng; 2. vỏ; 3. Phin lọc bằng kim loại gốm; 4. Ống mao; 5. Lưới lọc; 6. Chất hút ẩm 2.9.2. Bình tách lỏng: Tách lỏng cho dòng hơi môi chất trước khi hút về máy nén tránh bị ngập lỏng gây ra va đập thủy lực giảm tuổi thọ máy nén Hình 1.9. Bình tách lỏng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2