intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP (Nghề: Trồng rau an toàn) - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Chia sẻ: Cuahapbia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:45

54
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP là mô đun chuyên môn nghề, mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành cho người Trồng rau an toàn. Nội dung mô đun trình bày: Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất; Lập vườn ươm; Quản lý đất và giá thể; Phân bón và chất bổ sung; Nguồn nước; Thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất; Thu hoạch và xử lý sau thu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP (Nghề: Trồng rau an toàn) - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT RAU AN TOÀN THEO HƯỚNG VIETGAP MÃ SỐ: MĐ 01 NGHỀ TRỒNG RAU AN TOÀN Trình độ: Đào tạo dưới 03 tháng (Phê duyệt tại Quyết định số 443/QĐ-SNN-KNKN ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) Năm 2016
  2. LỜI GIỚI THIỆU Để phục vụ chương trình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đạt được mục tiêu của Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ và phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của địa phương, chúng tôi tiến hành biên soạn và điều chỉnh giáo trình đào tạo nghề Trồng rau an toàn. Đây là giáo trình mô đun đào tạo nghề có trình độ đào tạo dưới 3 tháng được tổng hợp trên dựa theo tài liệu chính là mô đun “Hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP” trình độ sơ cấp nghề1 được tổ chức biên soạn nhằm góp phần đạt được mục tiêu đào tạo nghề đã đặt ra. Giáo trình này là mô đun thứ nhất trong số 5 mô đun chuyên môn của chương trình đào tạo nghề “Trồng rau an toàn” trình độ đào tạo dưới 3 tháng. Trong mô đun này gồm có 7 bài dạy thuộc thể loại tích hợp như sau: Bài 1. Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất Bài 2. Lập vườn ươm Bài 3. Quản lý đất và giá thể Bài 4. Phân bón và chất bổ sung Bài 5. Nguồn nước Bài 6. Thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất Bài 7. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch Chúng tôi xin trân trọng cám ơn nhóm biên soạn Giáo trình mô đun “Hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP” trình độ sơ cấp nghề gồm: 1. Phạm Thanh Hải - Chủ biên 2. Đào Hương Lan 3. Cù Xuân Phương 4. Phùng Trung Hiếu 5. Nguyễn Xuân Dung 6. Nguyễn Thị Thủy 1 Giáo trình được biên soạn kèm theo Quyết định số 1549 /QĐ-BNN-TCCB ngày 18/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT 1
  3. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ........................................................................................................... 1 MỤC LỤC ..................................................................................................................... 2 MÔ ĐUN HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT RAU AN TOÀN THEO HƯỚNG VIETGAP... 3 Bài 1. Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất .................................................................... 3 Bài 2. Lập vườn ươm ................................................................................................... 12 Bài 3. Quản lý đất và giá thể ........................................................................................ 16 Bài 4. Phân bón và chất bổ sung .................................................................................. 19 Bài 5. Nguồn nước ....................................................................................................... 24 Bài 6. Thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất .................................................................... 30 Bài 7. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch ..................................................................... 36 Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành ................................................................ 42 Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ............................................................................ 42 Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 46 2
  4. MÔ ĐUN HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT RAU AN TOÀN THEO HƯỚNG VIETGAP Mã mô đun: MĐ 01 Thời gi n: 48 giờ Giới thiệu mô đun Mô đun Hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP là mô đun chuyên môn nghề, mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành cho người Trồng rau an toàn. Nội dung mô đun trình bày: Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất; Lập vườn ươm; Quản lý đất và giá thể; Phân bón và chất bổ sung; Nguồn nước; Thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất; Thu hoạch và xử lý sau thu. Đồng thời mô đun cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mô đun. Học xong mô đun này, học viên có được những kiến thức cơ bản trong việc hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP, chủ động trong việc Trồng rau an toàn để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Bài 1. Đánh giá và lự chọn vùng sản xuất Mã ài: MĐ 01-1 Thời gi n: 4 giờ Mục tiêu Sau khi học xong bài học này học viên có khả năng: - Trình bày được các nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng rau. - Áp dụng được các biện pháp hạn chế các nguyên nhân chính gây hại đến rau. - Thực hiện việc ghi chép, theo dõi đánh giá, xử lý đất. - Tôn trọng các nguyên tắc trong sản xuất rau an toàn. - Có ý thức học tập tích cực. A. Nội dung 1. Phân tích và nhận diện các yếu tố ảnh hưởng - Đất sản xuất bị ô nhiễm do các nguyên nhân: Sơ đồ 1.1. Các yếu tó ảnh hưởng đến đất sản xuẩt 3
  5. + Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật + Kim loại nặng + Vi sinh vật gây hại + Sinh vật ký sinh 1.1. Dư lượng thuốc ảo vệ thực vật - Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật là gì? + Đó là các loại chất độc hại tồn tại ở trong đất gây ảnh hưởng đến cây rau. - Nguyên nhân nào mà chất độc hại tồn tại ở trong đất, nước? + Do phun thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng quá nhiều. + Do chất thải ở nhà máy hóa chất, khu công nghiệp, bệnh viện. + Do rò rỉ hóa chất Hình 1.1. Phun thuốc trừ sâu lên rau Hình 1.2. Nước thải nhà máy - Đất tồn tại chất độc hại có ảnh hưởng gì đến cây rau? Cây rau hút từ các chất độc qua nước làm cho cây rau có chất độc gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng. - Hóa chất bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng gì đến con người ? + Gây ngộ độc 4
  6. + Gây bệnh ung thư phổi, cổ chướng, gan... - Các loại rau chịu ảnh hưởng nhiều như là: Rau cà rốt, củ cải. 1.2. Kim loại nặng - Kim loại nặng là gì ? Đó là chì, cadimi, thủy ngân, asen.... - Nguyên nhân kim loại nặng tồn tại ở trong đất ? + Bón nhiều phân hóa học thời gian dài + Nước, rác thải nhà máy công nghiệp, bệnh viện.... - Hình thức lây nhiễm kim loại nặng vào trong rau? + Rau hút các kim loại nặng thông qua nước + Rửa rau trực tiếp nguồn nước ô nhiễm (nước thải sinh hoạt, nhà máy, bệnh viện) - Kim loại nặng gây ảnh hưởng đến con người + Sỏi thận, mật, u gan cổ chướng Hình 1.3. Bàn tay bị nhiễm Asen Hình 1.4. A Sen 5
  7. 1.3. Vi sinh vật gây hại - Vi sinh vật là gì? Vi sinh vật là những cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn rõ chúng dưới kính hiển vi. Phần lớn vi sinh vật là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, một số là tập hợp đơn bào. - Vi sinh vật gây hại là các loại sinh vật gây hại đến sức khỏe con người và vật nuôi như E. coli, Salmonela sp... - Nguyên nhân vi sinh vật có trong đất + Nguồn nước thải chăn nuôi Hình 1.5. Nước thải từ khu chăn nuôi xuống ao trồng rau Hình 1.6. Nước từ khu sinh hoạt được tưới trực tiếp lên rau + Nước thải sinh hoạt, bệnh viện + Nước thải từ các khu công nghiệp - Hình thức lây nhiễm vi sinh vật vào rau + Vi sinh vật gây bệnh sống trong đất chúng tiếp xúc, tồn tại trên cây rau 6
  8. + Rửa rau ở nguồn nước ô nhiễm - Ảnh hưởng vi sinh vật đến con người: Gây bệnh thương hàn, kiết lị, tiêu chảy cấp... Hình 1.7. Nước thải từ các khu công nghiệp Hình 1.8. Nước từ các bãi rác - Nhóm rau ăn củ, ăn lá có nguy cơ ô nhiễm cao hơn rau ăn quả 1.4. Sinh vật ký sinh - Sinh vật ký sinh là? + Các loài giun sán, động vật nguyên sinh - Nguyên nhân sinh vật ký sinh có trong đất nước + Nước thải sinh hoạt + Nước thải khu chăn nuôi - Hình thức lây nhiễm sinh vật ký sinh lên rau + Đất có nguồn vi sinh vật gây ô nhiễm rau + Dùng nước phân chuồng, nước thải sinh hoạt tưới cho rau + Phân bắc (phân người) tưới cho rau + Đi lại của vật nuôi - Ảnh hưởng sinh vật ký sinh đến con người + Gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa - Nhóm rau ăn củ vi sinh vật ô nhiễm cao hơn các nhóm rau khác 2. Yêu cầu thực hành theo Viet GAP - Lựa chọn vùng sản xuất rau phải đảm bảo tối ưu cho mỗi loài + Không trồng rau gần đường quốc lộ + Xa khu trung cư + Không gần nhà máy công nghiệp, bệnh viện... - Tìm hiểu lịch sử vùng đất + Cây trồng trước là gì + Các nguồn ô nhiễm lên đất trồng - Lấy mẫu đất, nước gửi cơ quan có thẩm quyền để phân tích 7
  9. Bảng 1.1. Mức giới hạn tối đa cho phép của kim loại nặng đối với đất * Nếu kết quả phân tích cho thấy mức độ ô nhiễm của vùng sản xuất vượt mức tối đa cho phép thì: - Tìm hiểu nguyên nhân và xác định biện pháp xử lý - Ghi lại các thông tin về xử lý đất theo mẫu 1b - Dừng việc lựa chọn vùng đất nếu không có khả năng kiểm soát được ô nhiễm theo đánh giá của các chuyên gia kỹ thuật. Sau khi đánh giá và phân tích ô nhiễm Hình 1.9. Đánh giá và phân tích ô nhiễm * Các biện pháp làm giảm mối nguy sinh học lên vùng sản xuất: + Cách ly vùng sản xuất với khu vực chăn thả vật nuôi, chuồng trại chăn nuôi. Biện pháp tốt nhất là không chăn thả vật nuôi trong vùng sản xuất vì trong chất thải của vật nuôi có nhiều các sinh vật có khả năng gây ô nhiễm nguồn đất và nước tưới. + Nếu bắt buộc phải chăn nuôi thì phải có chuồng trại và các biện pháp xử lý chất thải (ủ hoai mục, sử dụng vi sinh vật hữu hiệu-EM, Biogas…) đảm bảo không gây ô nhiễm môi 8
  10. trường sản xuất và sản phẩm sau thu hoạch. - Các biện pháp xử lý mối nguy hoá học thường là biện pháp oxy hoá, kiềm hoá… 3. Bảng mẫu ghi chép và theo dõi 3.1. Mẫu ghi chép kế hoạch xử lý rủi ro 9
  11. 3.2. Mẫu ghi chép đánh giá vùng sản xuất Với vùng sản xuất mới Vị trí: Ngày đánh giá: Người đáng giá: Chức vụ: Loại rủi ro ( n toàn thực Loại rủi do - Chi phẩm, môi Không thể xử Mức độ Đặc điểm tiết/ đề trường, n lý - Cũng có ngăn chặn nghị toàn và sức thể xử lý - Dễ và xử lý khỏe người l o dàng xử lý động) 1. Đất - Loại cây trồng - Loại đất 2. Cây trồng trước 3. Nguồn nước, chất lượng nước - Chất lượng bề mặt - Chất lượng nước ngầm - Nguồn nước dùng trong năm 4. Mức độ xử lý sâu bệnh và cỏ dại - Mức độ cỏ dại - Mức độ sâu, bệnh 5. Mức độ tác động lên cây trồng 6. Môi trường trang trại - Hoạt động của khu công nghiệp - Rừng, cây trồng động vật được bảo tồn Tên: ............................................................... Chữ ký: ......................................................... Ngày: ........................................................... 10
  12. B. Câu hỏi và ài tập thực hành Câu 1. Vẽ, mô tả con đường lây lan chất độc hóa học từ đất lên cây rau và đưa ra biện pháp xử lý? Nguồn lực: Giấy A0, bút mầu các loại Cách thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ vẽ mô tả con đường lây lan chất độc hóa học trên cây rau Phương pháp đánh giá: Các nhóm tự đánh giá, giáo viên quan sát Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Biện pháp hạn chế, xử lý các chất hóa học đến nguồn đất Câu 2. Vẽ, mô tả con đường lây lan kim loại nặng từ đất lên cây rau và đưa ra biện pháp xử lý ? Nguồn lực: Giấy A0 , bút mầu các loại Cách thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ vẽ mô tả con đường lây lan chất độc hóa học trên cây rau Phương pháp đánh giá: Các nhóm tự đánh giá, giáo viên quan sát Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Biện pháp hạn chế, xử lý các kim loại nặng đến nguồn đất Câu 3.Vẽ, mô tả con đường lây lan vi sinh vật gây hại từ đất lên cây rau và đưa ra biện pháp xử lý ? Nguồn lực: Giấy A0 , bút mầu các loại Cách thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ vẽ mô tả con đường lây lan chất độc hóa học trên cây rau Phương pháp đánh giá: Các nhóm tự đánh giá, giáo viên quan sát Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Biện pháp hạn chế, xử lý các vi sinh vật đến nguồn đất Câu 4. Vẽ, mô tả con đường lây lan sinh vật ký sinh từ đất lên cây rau và đưa ra biện pháp xử lý ? Nguồn lực: Giấy A0 , bút mầu các loại Cách thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ vẽ mô tả con đường lây lan chất độc hóa học trên cây rau Phương pháp đánh giá: Các nhóm tự đánh giá, giáo viên quan sát Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Biện pháp hạn chế, xử lý các vật ký sinh đến nguồn đất Câu 5: Ghi các thông tin vào biểu mẫu đánh giá vùng sản xuất ? Nguồn lực: Giấy A4 , bút, khu vực địa đất Cách thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ quan sát, điều tra, đánh giá vùng đất chuẩn bị cho sản xuất Phương pháp đánh giá: Các nhóm tự đánh giá, giáo viên quan sát trình tự làm của người học Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Bảng mẫu ghi chép thông tinh đánh giá vùng sản 11
  13. xuất Bài 2. Giống r u và gốc ghép Mã ài: MĐ 01-2 Thời gi n: 8 giờ Mục tiêu: Sau khi học xong bài này người học có khả năng: - Nhận biết các yếu tố ảnh hưởng đến giống rau và gốc ghép. - Lựa chọn được các biện pháp đánh giá, loại trừ và giảm thiểu đến giống rau và gốc ghép. - Thực hiện việc ghi chép và theo dõi giống rau tự sản xuất và mua giống. - Thực hiện nghiêm túc các quy trình sản xuất rau theo hướng Viet GAP. A. Nội dung 1. Giống r u và gốc ghép 1.1. Phân tích và nhận diện các yếu tố ảnh hưởng Hình 1.10. Hạt giống rau Hình 1.11. Cây ghép 12
  14. - Yếu tố tác động đến hạt giống và cây ghép: Hóa học - Hình thức lây nhiễm thuốc hóa học đến hạt giống rau và gốc ghép là: + Sử dụng các hóa chất cấm để xử lý hạt giống và phun lên gốc ghép + Xử lý quá liều lượng - Cách thức lây nhiễm: Hạt giống và gốc ghép tồn dư quá nhiều hóa chất độc hại và dẫn đến tồn tại ở trong sản phẩm rau. Hình 1.12. Thuốc hóa học 2.Yêu cầu thực hành theo Viet GAP Giống rau phải có nguồn gốc rõ ràng. Hình 1.13. Rau trồng có nguồn gốc rõ ràng Không nên sử dụng giống không rõ nguồn gốc. 13
  15. Hình 1.14. Rau không rõ nguồn gốc Giống tự sản xuất phải có hồ sơ ghi lại đầy đủ các biện pháp xử lý hạt giống, cây con, hóa chất sử dụng, thời gian, tên người xử lý và mục đích xử lý. Hình 1.15. Cơ sở sản xuất cây con giống Hình 1.16. Cơ sở sản xuất cây giống 14
  16. Nếu mua, phải có hồ sơ ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân và thời gian cung cấp, số lượng, chủng loại, phương pháp xử lý giống. 3. Bảng mẫu ghi chép và theo dõi Ghi đầy đủ thông tin + Giống + Nhà cung cấp + Số lượng + Ngày đặt hàng (ngày yêu cầu về) hạt giống,/cây giống + Ngày nhận được hạt giống (Ngày cung cấp) + Ngày sử dụng (gieo/trồng) + Lưu ý Ví dụ: Mẫu ghi chép về vật liệu gieo trồng Ngày nhận Nhà Ngày đặt được hạt Ngày sử Lưu ý (Đề Giống Số lượng cung cấp hàng dụng nghị) giống Cà chua VL 5gram Trồng ngày Seminis 2/08/2010 2/08/2010 12/08/2010 2910 hạt 2/09/2010 Dưa chuột Viện NC 50 gram Tỷ lệ nẩy mầm 1/09/2010 8/09/2010 18/09/2010 CV5 rau quả hạt 85 % Cà giống cà Phong 1.000 Cây ghép sống 15/09/2010 25/11/2010 25/11/2010 chua Anna thúy cây 95% sau 5 ngày B. Câu hỏi và ài tập Câu 1. Nhận biết một số loại hạt túi trồng rau đủ tiêu chuẩn đem trồng, gieo hạt và đề xuất một số biện pháp xử lý hạt giống - Nguồn lực: Các túi hạt giống rau có nguồn gốc và không rõ nguồn gốc - Các thức tổ chức: chia nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận 5 túi hạt giống rau. - Phương pháp đánh giá: cho học viên nhận diện túi rau có nguồn gốc, đề xuất biện pháp xử lý hạt giống. - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: + Xác định đúng chủng loại hạt rau có nguồn gốc + Đề xuất biện pháp xử lý hạt giống Câu 2. Nhận biết một số loại cây gốc ghép đủ tiêu chuẩn đem trồng và đề xuất một số biện pháp xử lý cây giống - Nguồn lực: Các cây gốc ghép rau có nguồn gốc và không rõ nguồn gốc - Các thức tổ chức: chia nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận 5 loại cây gốc ghép có nguồn gốc. - Phương pháp đánh giá: cho học viên nhận diện cây gốc ghép có nguồn gốc, đề xuất một số biện pháp xử lý cây giống. 15
  17. - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: + Xác định đúng cây gốc ghép rau có nguồn gốc + Đề xuất một số biện pháp xử lý cây giống Câu 3. Ghi các thông tin vào biểu mẫu vật liệu gieo trồng? - Nguồn lực: Giấy A4 , bút, khu vực địa đất - Cách thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ quan sát, điều tra, đánh giá vùng đất chuẩn bị cho sản xuất - Phương pháp đánh giá: Các nhóm tự đánh giá, giáo viên quan sát trình tự làm của người học Bài 3. Quản lý đất và giá thể Mã ài: MĐ 01-3 Thời gi n: 4 giờ Mục tiêu: Sau khi học xong bài này người học có khả năng: - Nhận diện được các yếu tố ảnh hưởng đến đất và giá thể. - Áp dụng được các biện pháp để hạn chế các yếu tố ảnh hưởng đến đất và giá thể. - Thực hiện việc theo dõi đánh giá, xử lý đất và giá thể. - Thực hiện nghiêm túc đúng quy trình theo Viet GAP. A. Nội dung 1. Phân tích và nhận diện các yếu tố ảnh hưởng Trước Trong và sau SẢN XUẤT SẢN XUẤT Đánh giá những mối nguy đối với đất trồng và giá thể mà chúng có Đã thực hiện ở bài 1 thể phát sinh trong quá trình thực hiện sản xuất rau theo VietGAP * Mối nguy ảnh hưởng đến đất và giá thể trồng rau + Nguy cơ ô nhiễm phát sinh từ bên trong: Thuốc hóa học, kim loại nặng + Nguy cơ ô nhiễm phát sinh từ bên ngoài: Chăn nuôi, nước thải. 1.1. Dự lượng thuốc hó học, kim loại nặng - Nguyên nhân thuốc hóa học có trong đất: + Phun quá nhiều thuốc hóa học + Sử dụng thuốc hóa học cấm sử dụng + Vứt vỏ bao bì không đúng quy định + Dò rỉ hóa chất vào đất - Nguyên nhân kim loại nặng có trong đất: + Sử dụng liên tục phân bón hóa học + Sử dụng nước thải ở nhà máy hóa chất, bệnh viện - Hình thức lây nhiễm thuốc hóa học, kim loại nặng vào cây rau 16
  18. + Cây rau hút nước từ trong đất có nhiễm thuốc hóa học, kim loại nặng + Cây rau tiếp xúc trực tiếp với đất có ô nhiễm hóa học và kim loại nặng 1.2. Sinh vật, vật ký sinh - Nguyên nhân các sinh vật gây bênh, vật ký sinh có trong đất: + Sử dụng phân tươi chưa qua xử lý + Phân động vật từ vật nuôi + Sử dụng nước thải để tưới rau Hình 1.17. Sử dụng nước thải tưới cho rau - Hình thức lây nhiễm các sinh vật gây bệnh, vật ký sinh vào cây rau: + Sử dụng phân tươi, phân động vật, nước thải tưới cho rau 2. Các iện pháp đánh giá, loại trừ hoặc giảm thiểu các mối nguy - Đánh giá mối nguy: Phân tích hiện trạng: theo dõi về quy trình sản xuất và kỹ thuật áp dụng - Nếu cần thiết, lấy mẫu đất và giá thể một cách đại diện để phân tích đánh giá mức độ ô nhiễm. - Dựa vào kết quả phân tích để xác định mức độ ô nhiễm Bảng 1.2. Giới hạn hàm lượng tổng số của một số kim loại nặng trong một số loại đất Đơn vị tính: mg/kg đất khô Thông số Đất nông nghiệp Asen (As) 12 Cadimi (Cd) 2 Đồng (Cu) 50 Chì (Pb) 70 Kẽm (Zn) 200 Khi xuất hiện các mối nguy vướt giới hạn cho phép cần tiến hành xử lý 17
  19. + Sử dụng phân bón và hoá chất hợp lý + Cách ly động vật chăn thả (hàng rào, kênh mương …) + Không nuôi, thả động vật trong khu vực sản xuất, sơ chế + Sử dụng các biện pháp chống xói mòn, thoái hoá đất 3. Bảng mẫu ghi chép và theo dõi 3.1. Phân tích hiện trạng sử dụng đất Ghi đầy đủ các thông tin sau: + Ngày + Lô + Kỹ thuật trồng trọt + Cây trồng + Ngày trồng + Ngày kết thúc thu hoạch + Lưu ý Ví dụ: Mẫu ghi chép về sản xuất và kỹ thuật áp dụng Kỹ thuật Ngày Ngày kết thúc Ngày Lô Cây trồng Lưu ý trồng trọt trồng thu hoạch 10/9/2010 A3 Cầy đất Dưa chuột 18/9/10 6/12/10 16/10/2010 A1 Che phủ đất Cà chua 5/10/10 4/3/11 Hạn chế cỏ dại 3.2. Nhật ký xử lý đất Ghi đầy đủ thông tin sau: + Ngày + Loại ô nhiễm (Tên hóa chất, phụ gia sử dụng) + Số lượng + Cách xử lý + Diện tích + Thời tiết sử dụng Ví dụ: Nhật ký xử lý đất nhiễm thuốc bảo vệ thực vật Loại Cách xử Diện tích Thời tiết sử Ngày Lô ô Số lượng nhiễm Lý (m2 ) dụng B. Câu hỏi và ài tập Câu 1. Nhận biết một số nguyên nhân gây ô nhiễm đất trồng rau và đề xuất một số biện pháp xử lý ? 18
  20. - Nguồn lực: Thăm quan mô hình trồng rau không an toàn - Các thức tổ chức: chia nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm), báo cáo kết quả trước lớp - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát và đánh giá kết quả của các nhóm - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: + Xác định đúng các nguyên nhân gây ô nhiễm + Đề xuất biện pháp xử lý gây ô nhiễm Câu 2. Ghi các thông tin vào biểu mẫu nhật ký xử lý đất nhiễm thuốc bảo vệ thực vật? - Nguồn lực: Giấy A4 , bút, khu vực vườn trồng rau - Cách thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ quan sát, điều tra, đánh giá vùng đất chuẩn bị cho sản xuất - Phương pháp đánh giá: Các nhóm tự đánh giá, giáo viên quan sát trình tự làm của người học - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Bảng ghi chép xử lý đất nhiễm thuốc bảo vệ thực vật Bài 4. Phân ón và chất ổ sung Mã ài: MĐ 01-4 Thời gi n: 7 giờ Mục tiêu: Sau khi học xong bài này người học có khả năng: - Phân tích và nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến phân bón và chất bổ sung. - Áp dụng được các biện pháp để hạn chế các yếu tố ảnh hưởng đến phân bón. - Thực hiện việc theo dõi đánh giá loại trừ và giảm thiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng rau. - Thực hiện nghiêm túc đúng quy trình theo Viet GAP. A. Nội dung 1. Phân tích và nhận diện mối nguy 1.1. Hàm lượng nitr t c o - Hàm lượng nitrat ở trong sản phẩm cây rau quá nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người - Hàm lượng nitrat tồn tại ở trong cơ thể người gây nên ung thư đường tiêu hóa - Nguyên nhân làm cho hàm lượng nitrat có ở trong rau cao + Do bón quá nhiều đạm + Bón gần đến ngày thu hoạch. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2