intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Kế hoạch hóa phát triển: Phần 1 - PGS.TS. Ngô Thắng Lợi (chủ biên) (ĐH Kinh tế quốc dân)

Chia sẻ: Hoa La Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:138

498
lượt xem
63
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Kế hoạch hóa phát triển do bộ môn Kinh tế phát triển biên soạn nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức mang tính hệ thống về bản chất, nguyên tắc của kế hoạch hoá trong nền kinh tế thị trường, các nội dung và phương pháp xây dựng hệ thống kế hoạch định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Phần 1 sau đây trình bày lý luận và phương pháp luận về kế hoạch hoá phát triển trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Kế hoạch hóa phát triển: Phần 1 - PGS.TS. Ngô Thắng Lợi (chủ biên) (ĐH Kinh tế quốc dân)

  1. TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KẾ HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN BỘ MÔN KINH TẾ PHÁT TRIỂN  Chủ biên: PGS. TS Ngô Thắng Lợi GIÁO TRÌNH KẾ HOẠCH HO CH HÓA PHÁT TRIỂN TRI N NHÀ XUẤT BẢN ðẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Hà Nội - 2009 1
  2. Giáo trình KẾ HOẠCH HO CH HÓA PHÁT TRIỂN TRI N Nhµ xuÊt b¶n §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n §Þa chØ: 207 §−êng Gi¶i Phãng, Hµ Néi §iÖn tho¹i: (04) 38 696 407 - 36 282 486 - 36 282 483 Fax: (04) 36 282 485  ChÞu tr¸ch nhiÖm xuÊt b¶n: GS.TS. NguyÔn Thµnh §é ChÞu tr¸ch nhiÖm néi dung: PGS.TS. Ng« th¾ng lîi Biªn tËp kü thuËt: Ngäc lan – TrÞnh quyªn ChÕ b¶n: NguyÔn Quang kÕt ThiÕt kÕ b×a: Mai hoa Söa b¶n in vµ ®äc s¸ch mÉu: Ngäc lan - TrÞnh Quyªn In 2.000 cuèn, khæ 16 x 24cm t¹i X−ëng in NXB §¹i häc KTQD. GiÊy phÐp xuÊt b¶n sè: 1134 - 2008/CXB/01 - 227/§HKTQD. In xong vµ nép l−u chiÓu quý I/2009. 2
  3. DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các quốc gia ðông Nam Á Bộ KH&ðT Bộ Kế hoạch và ðầu tư Bộ Lð-TBXH Bộ Lao ñộng, Thương binh và xã hội Bộ NN-PTNT Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn CNXH Chủ nghĩa xã hội CNH Công nghiệp hoá DSHðKT Dân số hoạt ñộng kinh tế ðG ðánh giá FDI ðầu tư trực tiếp nước ngoài GTSX Giá trị sản xuất IS Thay thế nhập khẩu I/C Tích luỹ/tiêu dùng KH Kế hoạch KHðT Kế hoạch ñầu tư KHH Kế hoạch hoá KHPT Kế hoạch phát triển KTXH Kinh tế - xã hội LLLð Lực lượng lao ñộng NICs Các nước công nghiệp mới NXB Nhà xuất bản ODA Hỗ trợ phát triển chính thức SNA Hệ thống tài khoản quốc gia SWOT Mạnh - yếu - cơ hội - thách thức TD Theo dõi T/G Thu/chi Ngân sách UBKHNN Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước VðT Vốn ñầu tư VSX Vốn sản xuất WTO Tổ chức Thương mại thế giới XHCN Xã hội chủ nghĩa X/M Xuất/nhập 3
  4. 4
  5. LỜI GIỚI THIỆU Cho ñến nay, lý luận và thực tiễn ở nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, ñều ñã thừa nhận rằng: Nền kinh tế thị trường ñã không làm yếu mà ngược lại nó ñòi hỏi và tạo khả năng nâng cao vai trò, hiệu lực quản lý của Nhà nước bằng kế hoạch. Tất nhiên, kế hoạch ở ñây không phải là kế hoạch theo phương pháp hành chính mệnh lệnh bằng các chỉ tiêu hiện vật mang tính chất pháp lệnh phát ra từ Trung ương, mà nó phải là một kế hoạch theo kiểu mới, kế hoạch mang tính ñịnh hướng trên tầm vĩ mô. Việt Nam vốn là một nước có nền kinh tế kế hoạch hóa (KHH) tập trung, ñang thực hiện chuyển ñổi sang nền kinh tế thị trường có sự ñiều tiết của nhà nước và hội nhập quốc tế. Phù hợp với những yêu cầu của cơ chế kinh tế mới, công tác KHH cũng cần ñược ñổi mới phù hợp nhằm bảo ñảm cho kế hoạch thực sự là công cụ tổ chức sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế thị trường. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội với nội dung và bản chất mới như vậy cần phải ñược hệ thống hoá một cách ñầy ñủ và xây dựng là một môn học chính cho sinh viên ngành kế hoạch và kinh tế phát triển, là một môn học bổ trợ quan trọng cho sinh viên thuộc các chuyên ngành kinh tế khác ở trong các trường ñại học khối kinh tế. Giáo trình Kế hoạch hóa phát triển kinh tế - xã hội do Bộ môn kinh tế phát triển biên soạn, xuất bản (nhà xuất bản Thống kê) năm 2002 và tái bản năm 2006 ñã ñáp ứng kịp thời những yêu cầu trang bị cho sinh viên những kiến thức mang tính hệ thống về bản chất, nguyên tắc của kế hoạch hoá trong nền kinh tế thị trường, các nội dung và phương pháp xây dựng hệ thống kế hoạch ñịnh hướng phát triển kinh tế - xã hội. Tuy vậy, thời gian gần ñây, Chính phủ Việt nam, Bộ Kế hoạch và ðầu tư cùng với các cơ quan có liên quan với sự tham gia tư vấn, hỗ trợ tài chính của nhiều nhà tài trợ, ñã tiến hành các hoạt ñộng khá thiết thực liên quan ñến ñổi mới công tác KHH từ trung ương ñến ñịa phương. Kết quả là, công tác KHH trong ñiều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam ngày càng ñược hoàn thiện cả về lý luận và thực tiễn theo thời gian. ðiều ñó, ñặt việc biên soạn lại giáo trình giảng dạy môn học là thực sự cần thiết. Giáo trình Kế hoạch hóa phát triển biên soạn lần này ñặt ra mục tiêu: hệ thống hóa rõ ràng và ñầy ñủ hơn những khía cạnh lý luận, phương pháp luận của KHH trong ñiều kiện kinh tế thị trường có sự ñiều tiết của nhà nước theo ñịnh hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam; cập nhật ñầy ñủ, hệ thống và chính xác các phương pháp cũng như những công cụ sử dụng trong lập kế hoạch phát triển kinh tế và xã hội ở nước ta; hợp lý hóa hơn về kết cấu toàn bộ giáo trình và từng vấn ñề nghiên cứu trong mỗi chương. Giáo trình ñặt ra yêu cầu bổ sung có 5
  6. lựa chọn kết quả của những dự án ñổi mới về công tác kế hoạch hiện nay ñang triển khai ở Việt Nam, phù hợp với thể chế tổ chức hiện hành về công tác kế hoạch từ trung ương ñến ñịa phương. Giáo trình ñược kết cấu theo ba phần với 15 chương: Phần I: Gồm các chương I, II, III, IV,V trình bày các vấn ñề lý luận và phương pháp luận về kế hoạch hoá phát triển trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Phần II: Gồm các chương VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII,XIII trình bày nội dung và phương pháp lập các kế hoạch về kinh tế. Phần III - Gồm các chương XIV, XV, giới thiệu tổng quan về kế hoạch xã hội và nội dung, phương pháp lập kế hoạch phát triển một số lĩnh vực xã hội chủ yếu. Giáo trình ñược biên soạn bởi các GS, Tiến sỹ, Thạc sỹ có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu lý luận, thực tiễn và giảng dạy các môn học có liên quan ñến Kế hoạch hóa phát triển kinh tế, xã hội: PGS,TS Ngô Thắng Lợi, là chủ biên và trực tiếp biên soạn các chương I, II, VI, VII,VIII, XIV, XV và tham gia biên soạn chương III, IX; GS,TS Vũ Thị Ngọc Phùng, biên soạn các chương IX, XI, XII, XIII; GS, TSKH Nguyễn Quang Thái, biên soạn chương III; TS Phan Thị Nhiệm, biên soạn chương X và tham gia biên soạn chương V; Th.s Bùi ðức Tuân biên soạn chương V; tham gia biên soạn chương III; Th.s Vũ Cương tham gia biên soạn chương IV, XIII; Th.s Vũ Thành Hưởng biên soạn chương IV, tham gia biên soạn chương XIII và hiệu ñính các chương XII, XIV, XV; Th.s Phạm Thanh Hưng, tham gia biên soạn chương VI, và hiệu ñính các chương X, XI. Phần bài tập ứng dụng do PGS.TS. Ngô Thắng Lợi, Th.s Vũ Thành Hưởng và Th.s Phạm Thanh Hưng biên soạn. Mặc dù ñã có nhiều cố gắng, nhưng công tác KHH ở Việt Nam hiện nay ñang trong quá trình ñổi mới và hoàn thiện thường xuyên, các vấn ñề ñặt ra khá phức tạp và có liên quan nhiều ñến ñổi mới thể chế chính sách quản lý kinh tế trong quá trình thực hiện nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế, nên chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Tập thể tác giả và Bộ môn Kinh tế phát triển mong muốn nhận ñược những ý kiến ñóp góp quý báu của các ñồng nghiệp, sinh viên và tất cả bạn ñọc. Hà Nội, ngày 5 tháng 01 năm 2009 Bộ môn Kinh tế phát triển 6
  7. Phần 1: Lý luận và phương pháp luận về kế hoạch hoá phát triển trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 7
  8. 8
  9. CHƯƠNG I NHẬP MÔN KẾ HOẠCH HOÁ PHÁT TRIỂN "Cần có kế hoạch thật tốt ñể phát triển kinh tế và văn hoá, nhằm không ngừng nâng cao ñời sống của nhân dân" (Hồ Chí Minh) I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Quản lý và các chức năng quản lý Tất cả các hoạt ñộng có ý thức của cá nhân hay tập thể (với các quy mô khác nhau) ñều cần có hoạt ñộng mang tính chất ñiều khiển. Nếu là các hoạt ñộng mang quy mô tập thể, chúng ta thường gọi ñó là các hoạt ñộng quản lý. Các môn học về khoa học quản lý ñã ñịnh nghĩa (ñứng trên góc ñộ bản chất): Quản lý là sự tác ñộng của chủ thể quản lý ñến ñối tượng quản lý nhằm hướng ñối tượng quản lý ñi theo một mục tiêu ñịnh sẵn. Theo khái niệm trên, nếu mô tả theo quy trình, có thể hình dung các chức năng chủ yếu của quản lý bao gồm: Xác ñịnh Tổ chức ðiều Hạch mục tiêu thực hiện Kiểm tra chỉnh toán Trong sơ ñồ trên, xác ñịnh mục tiêu (1) là khâu ñầu tiên trong quy trình quản lý, nó chỉ ra hướng ñích cần ñạt tới, các mục tiêu cụ thể và những nhiệm vụ phải thực hiện trong khoảng thời gian nhất ñịnh. Tổ chức(2) là quá trình thực hiện sự phối hợp hoạt ñộng các bộ phận, kể cả quản lý và bị quản lý trong quá trình triển khai thực hiện mục tiêu, nó có ý nghĩa quyết ñịnh ñến việc thực hiện mục tiêu ñặt ra ở bước (1). Kiểm tra (3) là quá trình theo dõi việc thực hiện các hoạt ñộng của hệ thống quản lý với hai nhiệm vụ: một là, thúc ñẩy tiến ñộ thực hiện mục tiêu; hai là, phát hiện những vấn ñề có 9
  10. liên quan ñến khả năng thực hiện mục tiêu ñặt ra. ðiều chỉnh (4) có nhiệm vụ xử lý những phát sinh do bước 3 phát hiện ñược. ðể thực hiện ñược mục tiêu, chúng ta cần phải thực hiện sự ñiều chỉnh nội dung xác ñịnh ở bước hai, tức là thay ñổi tổ chức. Tuy vậy trong trường hợp cần thiết, cũng có thể hướng tới sự ñiều chỉnh mục tiêu. Bước cuối cùng của quy trình quản lý là ñánh giá (5). Có hai nội dung liên quan ñến ñánh giá, ñó là: ñánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế của một quá trình hoạt ñộng quản lý (gọi là hạch toán), bao gồm có việc xác ñịnh xem, mục tiêu ñặt ra có ñựợc triển khai thực hiện không? Kết quả thực hiện như thế nào? Chi phí cho việc thực hiện? Hiệu quả kinh tế tài chính; nội dung ñánh giá thứ hai là ñánh giá tác ñộng, tức là xem xét việc thực hiện mục tiêu ñặt ra có ảnh hưởng như thế nào ñến sự phát triển của tổ chức. 2. Kế hoạch Hiểu theo cách chung nhất, kế hoạch là sự thể hiện mục ñích, kết quả cũng như cách thức, giải pháp thực hiện cho một hoạt ñộng tương lai. Cách hiểu tổng quát này ñúng cho các loại kế hoạch, có thể là kế hoạch cho một hoạt ñộng, một công việc, một dự án cụ thể sắp sửa làm, gọi là kế hoạch hoạt ñộng (ví dụ như: kế hoạch cho buổi khai giảng năm học, kế hoạch cho buổi ñi thực tế ở công ty, kế hoạch xây dựng một con ñường v.v...); có thể là kế hoạch cho sự phát triển tương lai của một cá nhân, gia ñình; hay của một tổ chức kinh tế, xã hội (gọi là kế hoạch phát triển một ñơn vị, một ñịa phương hay cả quốc gia). Các kế hoạch phát triển với các mức ñộ quy mô khác nhau ñều mang tính chất và nội dung ñầy ñủ hơn so với kế hoạch hoạt ñộng. Theo khía cạnh kế hoạch phát triển, gắn với nội dung của quy trình quản lý, thì kế hoạch thuộc chức năng ñầu tiên và quan trọng nhất của quy trình quản lý, ñó là sự thể hiện ý ñồ của chủ thể về sự phát triển trong tương lai của ñối tượng quản lý và các giải pháp ñể thực thi. Dù kế hoạch hoạt ñộng, một công việc cụ thể hay kế hoạch phát triển thì bản chất của công tác này chính là sự hướng tới tương lai, ñược xem như là nhịp cầu nối từ hiện tại ñến chỗ mà chúng ta muốn ñến trong tương lai. Tính chất hướng tới tương lai trong KH thể hiện ở hai nội dung: một là, kế hoạch dự ñoán những gì sẽ xảy ra, ñặt ra kết quả ñạt ñược trong tương lai; hai là, kế hoạch thực hiện việc sắp ñặt các hoạt ñộng của tương lai, các công việc cần làm và thứ tự thực hiện các công việc ñể ñạt ñược kết quả ñã ñịnh. Kế hoạch xác ñịnh xem một quá trình phải làm gì? làm thế nào ? khi nào làm? ai sẽ làm ? và sâu hơn nữa là làm như thế ñể làm gì. Ví dụ như, một nhóm sinh viên có ý ñịnh ñi dã ngoại từ trường ñến một ñịa ñiểm cách 10
  11. xã trường 50 km nhân dịp nghỉ lễ quốc khánh 2/9, ñiều ñó chính là họ ñang làm kế hoạch (nội dung thứ nhất của kế hoạch); Họ phải lựa chọn giữa các ñường ñi và phương tiện giao thông, thời gian ñi, ñịa ñiểm xuất phát, sắp xếp một loạt các vấn ñề cho chuyến ñi phù hợp với nguồn lực hiện có của cả nhóm (nội dung thứ hai của KH). Người nông dân quyết ñịnh chuyển ñổi giống cây trồng ñể tăng thu nhập của gia ñình, anh ta sẽ phải nghĩ tới việc trồng cây gì hàng năm, gieo trồng bao nhiều mỗi vụ, khi nào thì gieo trồng, khi ñưa ra các quyết ñịnh này anh nông dân cũng phải dựa trên sự sẵn có của các nguồn lực như ñất ñai, giống, lao ñộng, tài chính, công cụ kỹ thuật, kể cả thời tiết, khí hậu ñiều ñó có nghĩa là người nông dân này ñang làm kế hoạch. Bộ tài chính là những người chịu trách nhiệm tư vấn cho chính phủ hàng năm về cân ñối thu chi ngân sách, cũng phải có kế hoạch. Với mục tiêu tăng thuế và giảm chi tiêu chẳng hạn, họ phải ñưa ra các dự kiến về các loại thuế cần thu, các khoản chi tiêu nào cần cắt giảm, làm thế nào ñể mở rộng sản xuất cho xuất khẩu, giảm nhập khẩu mặt hàng gì. ðể ñưa ra các lựa chọn ñó họ phải xem xét ñến không chỉ vài loại nguồn lực có thể nhận biết dễ dàng mà toàn bộ sự phức tạp của nền kinh tế. ðể có kế hoạch, cần phải tiến hành quá trình soạn lập. Tùy theo quy mô, mức ñộ và tính chất của hoạt ñộng ñể tổ chức quá trình soạn lập với các mức ñộ khác nhau. Nhiều khi quá trình soạn lập kế hoạch chỉ ñược hình thành trong ñầu óc, suy nghĩ của chủ thể (ñó là các kế hoạch hoạt ñộng của cá nhân), cũng có thể là một cuộc trao ñổi tập thể nhanh gọn và người ñứng ñầu quyết ñịnh xem như là sự thỏa thuận bằng miệng hoặc văn bản (một hoạt ñộng tập thể nhỏ duy trì trong một thời gian ngắn, như là kế hoạch cho một cuộc ñi chơi dã ngoại, một buổi liên hoan, một buổi thảo luận v.v...), các kế hoạch kinh tế, xã hội có liên quan ñến cộng ñồng, kế hoạch của một doanh nghiệp, một ñịa phương, một ngành hay rộng hơn là tầm quốc gia thì thông thường quá trình soạn lập phải ñược thể chế hóa bao gồm các bước khác nhau với tiến ñộ thời gian quy ñịnh khá chính xác. Kết quả của quá trình soạn lập kế hoạch là một “kế hoạch” ñược hình thành. Mội “kế hoạch” ở bất kỳ quy mô hay hình thức nào thì nó cũng phải hàm chứa hai nội dung cơ bản là mục tiêu và cách thức, giải pháp thực hiện. Tuy vậy, sản phẩm của công tác lập KH cũng khá phong phú, rõ ràng nhất nó thể hiện ở một văn bản cụ thể cung cấp kế hoạch chi tiết cho hoạt ñộng trong tương lai, nhưng có thể nó thể hiện dưới dạng một sơ ñồ tổ chức, ngân sách hàng năm, hoặc một bản ghi nhớ hướng dẫn mọi người ñảm nhận những nhiệm vụ cụ thể. ðể cho kế hoạch thực sự trở thành công cụ ñiều hành hoạt ñộng thì, tốt nhất nó phải ñược thực hiện theo cơ chế 11
  12. nhiều bên tham gia (kể cả kế hoạch hành ñộng cá nhân) và ñược quyết ñịnh trên cơ sở lựa chọn từ nhiều phương án, quá trình soạn lập KH ñược xem như là công nghệ của sự lựa chọn tối ưu. Như vậy, ñối tượng lập KH có thể là hoạt ñộng của một cá nhân, một gia ñình, một tập thể, hay hoạt ñộng kinh tế, xã hội với các mức ñộ quy mô khác nhau như một một doanh nghiệp, ngành kinh tế - kỹ thuật, ñịa phương, vùng và phạm vi lớn nhất là toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tất cả các hoạt ñộng trên, muốn thực hiện một cách tốt ñẹp ñều cần phải có kế hoạch. Trong khung khổ giáo trình này, chúng ta chỉ ñề cập ñến kế hoạch ở tầm vĩ mô, tức là kế hoạch trên phạm vi nền kinh tế quốc dân, có thể vận dụng ở phạm vi một ñịa phương (gọi là kế hoạch phát triển). Kế hoạch phát triển thể hiện các mục tiêu tổng thể về phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia (hay một ñịa phương) cần ñạt tới trong một thời kỳ kế hoạch nhất ñịnh và các giải pháp, chính sách, cách ñi phù hợp nhằm thực hiện mục tiêu ñặt ra một cách linh hoạt và hiệu quả cao nhất 3. Kế hoạch hóa vĩ mô nền kinh tế quốc dân Trên thực tế thường hay có sự nhầm lẫn giữa KH và KHH, thậm chí có người còn ñồng nhất hai khái niệm này và cho rằng KHH là quá trình soạn lập kế hoạch, kết quả của quá trình KHH là tạo ra các văn bản dự thảo về những dự ñịnh và giải pháp thực hiện trong tương lai. Chính vì sự nhầm lẫn ấy mà công tác KH thường ñược kết thúc bằng sự ra ñời của bản KH. Kết quả là một hoạt ñộng mặc dù có KH nhưng lại không ñược triển khai thực hiện theo KH và rút cuộc là KH vẫn chỉ là trên giấy, còn các mục tiêu của KH thì không thực hiện ñược. Thực chất, KH và KHH là hai khái niệm khác nhau. KH hàm chứa những dự ñịnh về kết quả và giải pháp thực hiện trong tương lai, nhưng việc xây dựng KH không thể ñược coi là mục ñích của KHH, nó chỉ là bước ñầu tiên của quy trình KHH. Mục ñích của KHH phải là làm thế nào ñể thực hiện ñược các mục tiêu ñặt ra trong kế hoạch, biến những giải pháp, chương trình hành ñộng ñặt ra trong KH thành thực tế. ðiều ñó có nghĩa là, KHH còn nhấn mạnh ñến các quá trình khác nữa, ñó là quá trình tổ chức, triển khai các hoạt ñộng trên thực tế theo KH. Với ý nghĩa tổng quát nhất và cho mọi hoạt ñộng, Diana Conyers (ðại học Nottingham) và Peter Hills (ðại học Hồng Kông) trong cuốn “Giới thiệu về kế hoạch phát triển trong thế giới thứ ba” cho rằng: Kế hoạch hóa là một quá trình liên tục bao gồm việc ñưa ra các mục tiêu cần ñạt tới trong tương lai; lựa chọn và quyết ñịnh các phương pháp khác nhau trong tổ chức, 12
  13. sử dụng hiệu quả nguồn lực sẵn có nhằm hướng tới việc thực hiện mục tiêu ñặt ra cho tương lai. Hay theo quan ñiểm của OECD thì: “KHH ñược hiểu là các hoạt ñộng nhằm tạo ra và thực thi kế hoạch, bao gồm thiết kế ra, vạch ra từ trước một kế hoạch ñể xây dựng và thực thi” (OECD, 1971). PGS,TS Ngô Doãn Vịnh, viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ KH&ðT) cho rằng: “nói một cách ñơn giản, KHH chính là làm cho công việc diễn ra một cách có KH. Cụ thể hơn, nói KHH tức là nói ñến lập KH và biến KH thành thực tế cuộc sống ñối với một công việc cụ thể hay ñối với một hệ thống nhất ñịnh Tất cả các quan ñiểm nói trên ñều ñã nhấn mạnh ñến KHH là một phương thức quản lý dựa trên mục tiêu, ñó là quá trình thực hiện sự can thiệp có ý thức, có chủ ñịnh của chủ thể vào ñối tượng quản lý dựa trên cơ sở kế hoạch (mục tiêu) ñược xác ñịnh trước. Trên phạm vi nền kinh tế quốc dân, trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, khái niệm về kế hoạch hóa kinh tế quốc dân ñược nêu ra trong Từ ñiển bách khoa toàn thư của Liên Xô như sau: Kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân là một hoạt ñộng tự giác của Nhà nước chuyên chính vô sản ñể quản lý nền kinh tế xã hội chủ nghĩa theo mục tiêu kinh tế, xã hội thống nhất xác ñịnh trước, nhằm xác ñịnh quy mô, cơ cấu và các quan hệ cân ñối hợp lý, tạo ra bước ñi và cơ cấu có lợi nhất với hiệu quả kinh tế cao bằng cách khai thác mọi tiềm năng ñể không ngừng mở rộng sản xuất và nâng cao ñời sống nhân dân. Giáo trình Kế hoạch hóa kinh tế quốc dân của khoa Kế hoạch kinh tế quốc dân, xuất bản năm 1972 ñã ñưa ra ñịnh nghĩa: “ KHH kinh tế quốc dân về bản chất là một phương pháp quản lý kinh tế quốc dân của nhà nước chuyên chính vô sản, theo phương thức kinh doanh xã hội chủ nghĩa, nhằm xác ñịnh những tốc ñộ và quan hệ cân ñối hợp lý nhất, tạo ra những bước ñi và cơ cấu có lợi nhất, dự kiến từ trước với hiệu quả kinh tế cao nhất trong thời kỳ kế hoạch”. Các khái niệm này phản ánh: (1) KHH chính là một phương thức quản lý nền kinh tế quốc dân bằng mục tiêu; (2) KHH kinh tế quốc dân bao gồm bao gồm ba mặt công tác: công tác xây dựng kế hoạch; công tác lãnh ñạo và tổ chức thực hiện kế hoạch và công tác theo dõi kiểm tra, ñánh giá thực hiện kế hoạch. Thực tế hiện nay cho thấy, sử dụng kế hoạch với tư cách là công cụ ñể ñiều tiết hoạt ñộng kinh tế vĩ mô không chỉ tồn tại duy nhất ở trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa; hơn nữa, kế hoạch cũng không phải là một công cụ duy nhất quản lý nền kinh tế quốc dân. Tuy vậy, khái niệm kế hoạch hóa như trên cũng vẫn giữ ñược cái cốt lõi chính. Theo TS Lê ðăng Doanh “Kế hoạch hóa ñược hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ hành vi can thiệp một 13
  14. cách có chủ ñịnh của nhà nước vào nền kinh tế vĩ mô ñể ñạt ñược những mục tiêu ñã ñược ñề ra”; theo quan ñiểm của Thứ trường Bộ KH&ðT Việt Nam- TS Cao Viết Sinh thì “Kế hoạch hóa là sự thiết lập mối quan hệ giữa khả năng và mục ñích nhằm ñạt ñược mục tiêu sử dụng có hiệu quả nhất tiềm năng hiện có”. TS ðặng ðức ðạm cho rằng “ Kế hoạch hóa vĩ mô là hoạt ñộng của Chính phủ nhằm lựa chọn phương án sử dụng hợp lý các nguồn lực và quyết ñịnh các giải pháp tác ñộng ñến biến số kinh tế vĩ mô chủ yếu theo hướng các mục tiêu ñã xác ñịnh trước.”v.v... Tất cả những quan niệm về KHH nói trên, cơ bản vẫn thống nhất với bản chất của công tác này ñược xác ñịnh trong cơ chế trước, sự khác biệt chỉ là nhấn mạnh tính “mềm”, tính “linh hoạt” hơn của việc sử dụng công cụ kế hoạch với tư cách là một trong những công cụ khác nhau ñược Chính phủ sử dụng ñiều tiết nền kinh tế thị trường. Chúng ta thống nhất sử dụng khái niệm về kế hoạch hóa ñược xác ñịnh trong Từ ñiển bách khoa Việt Nam như sau: “Kế hoạch hóa là phương thức quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân của nhà nước theo mục tiêu, là hoạt ñộng của con người trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật xã hội và tự nhiên, ñặc biệt là quy luật kinh tế ñể tổ chức quản lý các ñơn vị kinh tế, các ngành, các lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế Quốc dân theo những mục tiêu thống nhất; dự kiến trước phương hướng, cơ cấu, tốc ñộ phát triển và có những biện pháp tương ứng bào ñảm thực hiện, nhằm ñạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao” (tr.469, Từ ñiểm Bách khoa việt Nam 2 – NXB Từ ñiển Bách khoa, Hà Nội 2002) Với khái niệm mang tính bản chất trên, KHH nền kinh tế quốc dân nếu hiểu theo góc ñộ quy trình thực hiện, bao gồm các hoạt ñộng: (1) soạn lập kế hoạch (mở rộng hơn là soạn lập các văn bản mang tính kế hoạch), nhiệm vụ chính của bước này là soạn lập kế hoạch, trong ñó nội dung chính là xác ñịnh mục tiêu, chỉ tiêu phát triển và hệ thống giải pháp chính sách áp dụng trong thời kỳ kế hoạch; (2) Tổ chức thực hiện kế hoạch, bao gồm quá trình tổ chức phối hợp haọt ñộng của các bên, sự dụng các chính sách, giải pháp nhằm khai thác, huy ñộng và sử dụng nguồn lực trong quá trình thực hiện mục tiêu kế hoạch; (3) Theo dõi, kiểm tra, ñánh giá và ñiều chỉnh kế hoạch với những yếu tố mới phát sinh trong môi trường kinh tế, bao gồm quá trình theo dõi thường xuyên hoạt ñộng của hệ thống kinh tế quốc dân; ñánh giá tình hình thực hiện mục tiêu kế hoạch và tác ñộng của KH ñến phát triển kinh tế, xã hội; bổ sung và ñiều chỉnh KH trong kỳ hoặc kỳ KH sau. KHH nền kinh tế quốc dân, nếu hiểu theo nội dung, bao gồm một hệ 14
  15. thống ñầy ñủ các văn bản hoạch ñịnh của Chính phủ. Tùy theo từng nước, hệ thống các văn bản hoạch ñịnh có thể khác nhau. Ở Việt Nam, hệ thống này bao gồm: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển, kế hoạch phát triển và các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội. Tất cả các văn bản trên có mối quan hệ với nhau, nhằm hướng và tổ chức hoạt ñộng của nền kinh tế theo mục tiêu tổng thể, dài hạn của ñất nước (ñịa phương, ngành). Như vậy, quy trình kế hoạch hóa phát triển kinh tế - xã hội, nếu hiểu theo nội dung bao gồm: (1) xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; (2) Xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nhằm cụ thể hóa quan ñiểm và nội dung chiến lược; (3) Xây dựng kế hoạch trung hạn, các chương trình dự án và kế hoạch ngắn hạn nhằm ñưa chiến lược và quy hoạch vào thực hiện từng bước. II. LỊCH SỬ KẾ HOẠCH HOÁ Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI. 1. Các nước áp dụng cơ chế kế hoạch hoá tập trung 1.2 Kế hoạch hoá ở Liên Xô cũ. Cuộc cách mạng của những người cộng sản năm 1917 ở nước Nga ñã ñưa ra một con ñường lựa chọn cho sự phát triển kinh tế. Sau khi thực hiện một số chính sách như: chính sách cộng sản thời chiến, chính sách kinh tế mới, từ năm 1928, Liên xô bắt ñầu áp dụng hình thức kế hoạch tập trung nền kinh tế quốc dân bằng kế hoạch 5 năm ñầu tiên 1928 - 1932. ðặc trưng cơ bản của cơ chế này là sự thống trị của hoạt ñộng kế hoạch trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội của ñất nước. Kế hoạch hoá tập trung ở ñây thể hiện ñó là sự áp ñặt trực tiếp của chính phủ ñối với các ngành, các ñịa phương, các ñơn vị kinh tế thông qua các quyết ñịnh phát ra từ trung ương. Nhà nước trực tiếp kiểm soát về vốn, ñất ñai, sự hợp tác hoá nông nghiệp, sự loại bỏ thực sự thương mại tư nhân, sự ñộc quyền hoạt ñộng của hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước. Các chỉ tiêu kế hoạch ñược xây dựng và quản lý một cách chi tiết, cụ thể, toàn diện. Với hệ thống kế hoạch hoá như vậy trong vài thập kỷ, Liên Xô ñã nhanh chóng trở thành một cường quốc công nghiệp. Từ năm 1928 ñến 1940, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch khá nhanh:tỷ lệ nông nghiệp ñã giảm từ 49% xuống còn 29% GDP và từ 71% xuống còn 51% về lao ñộng. Cơ cấu xã hội có sự thay ñổi nhanh chóng: từ chỗ tỷ lệ mù chữ chiếm 60% và tuổi thọ trung bình là 40 năm ñã nhường chỗ cho sự biết chữ phổ cập, tuổi thọ trung bình 70 năm và bảo ñảm sự an toàn về kinh tế. Bằng kế hoạch hoá tập trung, người Xô Viết ñã tạo ra những thay ñổi kỳ diệu mà phương Tây 15
  16. hay Nhật Bản cần ñến 50 - 70 năm. Tuy vậy, sự kỳ diệu của 50 năm ñầu tiên của CNXH Xô Viết ñã bắt ñầu có những dấu hiệu hoài nghi về sự khủng hoảng. Mô hình kế hoạch hoá tập trung ở Liên Xô ñã bắt ñầu ñưa ñến những biểu hiện kém hiệu quả về kinh tế với mức tiêu dùng và năng suất lao ñộng ngày càng thấp so với các nước phương Tây và Nhật Bản. Cơ chế này ñã huỷ diệt dần các ñộng lực cạnh tranh, ñộng lực phát triển tự giác và ñộc lập. 70 năm chủ nghĩa xã hội với cơ chế kế hoạch hoá tập trung ñã tạo ra cho nền kinh tế 1 chiếc kim tự tháp khổng lồ bị sơ cứng lại bởi tệ nạn quan liêu và sức ỳ ñáng sợ của cơ chế. 1.3 Kế hoạch hoá ở Trung Quốc Trung Quốc là một nước có ñường lối phát triển kinh tế - xã hội theo mô hình chủ nghĩa xã hội mang mầu sắc Trung Quốc. Từ ngày thành lập nước cộng hào nhân dân Trung Hoa, kể cả trong thời kỳ cải cách kinh tế từ 1980 ñến nay, Trung Quốc luôn luôn ñề cao vai trò cảu công tác kế hoạch hoá. Uỷ ban Kế hoạch nhà nước Trung Quốc thành lập năm 1950 và từ năm 1953 - 1980, Trung Quốc áp dụng cơ chế kế hoạch hoá trực tiếp, bao trùm mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân theo mô hình của Liên Xô. Cơ chế kế hoạch hoá tập trung ở Trung Quốc kéo dài tới 9 kế hoạch 5 năm. Kế hoạch 5 năm 1976 - 1980 với nội dung bao trùm "kế hoạch bốn hiện ñại hoá" ñã kết thúc giai ñoạn kế hoạch hoá tập trung. Từ năm 1980 ñến nay, Trung Quốc tiến hành cải cách kinh tế theo hướng mở rộng nhân tố thị trường, Khi các thành phần kinh tế phát triển, cơ cấu hoạt ñộng kinh tế thay ñổi. Những thay ñổi trong nền kinh tế gồm: • Thứ nhất, ñã xuất hiện ngày càng nhiều các hình thức sở hữu khác ngoài nhà nước. • Thứ hai, các nhà quản lý doanh nghiệp nhà nước ñược trao nhiều quyền tự chủ hơn, • Thứ ba, cơ chế thị trường có tác ñộng rất mạnh mẽ ñến các hoạt ñộng kinh tế. Cùng với qúa trình chuyển ñổi kinh tế, công tác kế hoạch hoá của Trung Quốc có những hoàn thiện ñáng kể. Nó ñược chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế kế hoạch hóa phát triển, kế hoạch hoá gián tiếp với những ñổi mới cơ bản: 16
  17. • Thứ nhất, phạm vi của kế hoạch pháp lệnh ñược thu hẹp, kế hoạch hoá mang tính ñịnh hướng và hướng dẫn nhiều hơn. • Thứ hai, trong công tác kế hoạch, các chỉ tiêu giá trị ngày càng ñược sử dụng rộng rãi thay thế cho các chỉ tiêu hiện vật trước ñây. • Thứ ba, phương pháp xây dựng kế hoạch thay ñổi: việc giao chỉ tiêu cho các ñơn vị giảm dần, các cơ sở sản xuất kinh doanh của nhà nước và tư nhân ñược tự chủ hơn trong sản xuất kinh doanh, công tác kế hoạch hoá chuyển dần sang cân ñối các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô bằng việc áp dụng ngày càng phổ biến các mô hình kinh tế ñể dự báo và hoạch ñịnh chính sách. 1.4 Các nước có nền kinh tế thị trường phát triển a. Kế hoạch hoá ở Pháp Cộng hoà Pháp là một nước có nền kinh tế thị trường phát triển, ñồng thời nước Pháp từ lâu ñã có một nhà nước vững mạnh giữ vai trò quan trọng trong hoạt ñộng và ñời sống kinh tế - xã hội. Từ sau ñại chiến thế giới lần thứ II, chính phủ Pháp ñã có kế hoạch kinh tế quốc dân. Cơ quan kế hoạch của Pháp ra ñời vào năm 1946 với 3 chức năng cơ bản là: Dự thảo kế hoạch, tư vấn các chính sách kinh tế và nghiên cứu dự toán dài hạn. Cho ñến nay, nước Pháp ñã trải qua 12 kế hoạch 5 năm. Các nhà nghiên cứu của Pháp ñã chia ra 2 thời kỳ lớn của kế hoạch hoá ở Pháp là: • Thời kỳ thứ nhất là thời kỳ vàng son của kế hoạch hoá Pháp, kéo dài trong 30 năm từ 1945 - 1975. • Thời kỳ thứ hai thời kỳ khủng hoảng của kế hoạch hoá, ñặc biệt là cuộc cải cách kế hoạch hoá năm 1982 và cuộc ñổi mới kế hoạch hoá năm 1994. Thời kỳ khủng hoảng kế hoạch hoá ở Pháp xuất phát từ những nhân tố khách quan ñó là sự lan tràn và ảnh hưởng của thuyết tân tự do về kinh tế (sùng bái hoá thị trường), xu thế hội nhập và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, cũng như những nhân tố chủ quan ñó là tính chất ngày càng ña dạng, phức tạp trong ñời sống kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật v.v... của ñất nước. Ngày nay các nhà cải cách kế hoạch hoá ñã ñưa ra những vấn ñề ñổi mới về nhiệm vụ, nội dung, phương pháp kế hoạch hoá của Pháp với ñiểm nổi bật là: - Kế hoạch hoá phát triển ngày càng mềm mại, cơ ñộng, ngày càng mở 17
  18. rộng phạm vi cho sự vận hành của thị trường. - Kế hoạch 5 năm (hình thức duy nhất ở Pháp) giảm phần ñịnh lượng, tăng phần ñịnh tính, giảm ñến mức gần như xoá bỏ các tính toán và chỉ tiêu hướng dẫn về sản lượng, nâng chất lượng các tính toán và hướng dẫn vĩ mô về kinh tế xã hội, giảm các tính toán về chiều dọc theo ngành, tăng các tính toán chiều ngang có tính liên quan và tổng hợp. - Tiếp tục mở rộng hình thức kế hoạch hoá phi tập trung, mở rộng thêm quyền cho vùng lãnh thổ và cho các doanh nghiệp. b. Kế hoạch hoá ở Nhật Bản Mặc dù Nhật Bản có chính sách xây dựng một nền kinh tế thị trường tư bản từ những cải cách thời kỳ Minh Trị duy tân (năm 1868) và cho tới nay Nhật ñã có những tiến bộ nổi bật về phát triển kinh tế, nhưng ñiều ñói không có nghĩa là chính phủ Nhật Bản ñã không sử dụng kế hoạch hóa trong quản lý phát triển kinh tế. Thực tế chính phủ Nhật Bản ñóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Hoạt ñộng của công tác kế hoạch hoá ở Nhật Bản từ năm 1945 tới nay có thể chia làm hai giai ñoạn: - Giai ñoạn kế hoạch hoá kinh tế thứ nhất là thời kỳ ổn ñịnh kinh tế sau chiến tranh từ năm 1945 ñến 1955. Trong thời kỳ này chính phủ Nhật Bản ñã xây dựng Uỷ ban ổn ñịnh kinh tế, kế hoạch hoá lúc này có tính tập trung cao ñộ gần giống như hệ thống kế hoạch của các nước XHCN, trong ñó bao gồm cả việc tính toán các cân ñối cung cầu cho từng quý và giao kế hoạch phân bổ nguyên vật liệu, hàng hoá tới từng khu vực. - Giai ñoạn thứ hai là từ năm 1955 ñến nay, sau khi ổn ñịnh và phục hồi kinh tế, chính phủ Nhật Bản ñã bãi bỏ dần kiểm soát trực tiếp ñối với kinh tế và thay bằng yếu tố thị trường. Kế hoạch vẫn ñược duy trì nhưng ñó là kế hoạch hướng dẫn cung cấp các thông tin ñịnh hướng cho nền kinh tế. Từ năm 1955 Nhật Bản thành lập cục kế hoạch hoá chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện các kế hoạch dài hạn. Công tác kế hoạch hoá vẫn luôn ñược coi trọng và chính phủ Nhật Bản nhẫn mạnh tới vai trò của kế hoạch hoá trong nền kinh tế thị trường ở các khía cạnh: + Thứ nhất, vai trò giáo dục, thông tin và dự ñoán kinh tế. Dựa trên ñó các công ty tư nhân có thể lập kế hoạch dài hạn của riêng mình. + Thứ hai, kế hoạch hoá là tuyên bố cam kết chính sách dài hạn. ðó 18
  19. là các tuyê n bố về mục tiêu dài hạn của chính phủ và các chương trình chi tiêu do chính phủ thực hiện. + Thứ ba, hoạch ñịnh các chính sách phát triển, tạo ra ñiều kiện, mô trường lành mạnh trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng hóa. c. Kế hoạch hoá ở Mỹ Những năm 1930 nền kinh tế Mỹ có những dấu hiệu tiêu cực do hậu quả của cơ chế thị trường tự do và tư nhân hoá: Sự ñổ vỡ của thị trường chứng khoán năm 1939, tỷ lệ thất nghiệp tới mức kỷ lục là 25%, hàng hoá và dịch vụ tụt xuống bằng 1/2 trước ñây. ðó là môi trường kinh tế, tâm lý và tinh thần thúc ñẩy hình thành yêu cầu phải kế hoạch hoá sự phát triển kinh tế ñất nước. - Các cơ quan kế hoạch các cấp ra ñời vào năm 1936: Mỗi Bang hình thành hội ñồng kế hoạch nhà nước Bang và toàn liên bang có hội ñồng kế hoạch nguyên liệu quốc gia (National resources planning Board) tức là cơ quan kế hoạch trung ương ñể hỗ trợ chỉ ñạo cơ quan kế hoạch nhà nước cấp Bang. Sau này (từ năm 1943) cơ quan này ñược giải thể. Nhưng chức năng này vẫn tồn tại và thuộc quốc hội giải quyết và quyết ñịnh dưới dạng luật. Như vậy hiện nay quốc hội Mỹ trực tiếp nắm việc xây dựng các hạng mục lớn của kế hoạch nhà nước. ðảng chính trị nào chi phối Quốc hội sẽ chi phối toàn bộ kế hoạch nhà nước cấp toàn Liên bang. Ở cấp Bang, thành phố, thị trấn v.v... ñều có bộ phận kế hoạch chuyên trách. - Về nội dung: Các kế hoạch ñược xây dựng tập trung giải quyết những mảng công việc trọng ñiểm của từng thời kỳ và ở mỗi Bang khác nhau như nông nghiệp, công nghiệp, phát triển ñô thị, giao thông, tài chính, v.v. Hiện nay nội dung kế hoạch tập trung chủ yếu vào các mục tiêu xã hội như kế hoạch chống ô nhiễm môi trường, kế hoạch nhà ở và công trình công cộng, kế hoạch phát triển cộng ñồng, kế hoạch dân số, giáo dục, v.v... - Cơ chế thực hiện kế hoạch ở Mỹ ñược áp dụng theo phương thức "dùng củ cà rốt nhiều hơn cái gậy". Củ cà rốt là quỹ của Liên bang, nguồn ñất của Liên bang. Trung ương nêu ñường lối chung bằng các chính sách và hệ thống ñòn bảy còn kế hoạch chi tiết thì do cấp Bang hoặc dưới Bang ñảm nhận. - Tổ chức công tác lập kế hoạch: ở Mỹ, thường phát triển nhiều hình thức các công ty tư nhân làm chức năng tư vấn xây dựng kế hoạch. Các công ty tư vấn kế hoạch thực hiện việc xây dựng kế hoạch cho các ñơn vị 19
  20. kinh tế cũng như các tổ chức kinh tế.Với tư cách là một “chuyên nghiệp”, yêu cầu nhà kế hoạch ñặt ra rất cao ở Mỹ. Theo họ, nhà kế hoạch phải hội tụ ñược tư chất của các “nhà”: chính trị, kinh tế, kinh doanh, và phải là những người ñi ñầu trong ñổi mới. d. Kế hoạch hoá ở các nước ñang phát triển (trường hợp các nước NICS và ASEAN) Sau ñại chiến thế giới lần thứ II, hệ thống các nước thế giới thứ ba (nay gọi là các nước ñang phát triển) ra ñời. Trong những thập niên ñầu tiên của quá trình phát triển, hầu hết các nước này ñã coi kế hoạch hoá quốc gia trực tiếp là cơ chế tổ chức duy nhất giúp họ vượt qua những trở ngại to lớn ñối với sự phát triển và duy trì tăng trưởng kinh tế cao. Sự thừa nhận này dựa trên nhiều lập luận cơ bản về kinh tế và thể chế, ñặc biệt là về sự thất bại của thị trường, vấn ñề huy ñộng và phân bổ nguồn lực khan hiếm, phân phối thu nhập và ñiều chỉnh cơ cấu. Mặt khác sự thành công của mô hình kế hoạch hoá tập trung của Liên Xô ñã hướng và củng cố sự lựa chọn của tất cả các nước này. Kế hoạch hoá ở ñây ñược xây dựng một cách khá chi tiết, với sự ñóng góp tích cực của khu vực nhà nước. Các cơ quan lập kế hoạch ở các nước này ñều ñóng vị trí rất quan trọng trong bộ máy chính phủ. Ví dụ như ở Hàn Quốc, Uỷ ban kế hoạch kinh tế (EPB) thuộc chính phủ và người ñứng ñầu có vị trí cao hơn các bộ trưởng khác và ñồng thời là Phó thủ tướng. Ở Malaysia, Hội ñồng kế hoạch quốc gia (NPC) là cơ quan thuộc chính phủ mà Chủ tịch là Thủ tướng, ñây là cơ quan cấp cao nhất quyết ñịnh các vấn ñề kinh tế - xã hội của ñất nước. Còn ở Thái Lan, cơ quan kế hoạch có tên gọi là Uỷ ban phát triển kinh tế xã hội quốc gia (NESDB) thuộc văn phòng Thủ tướng,... Vào những năm 1960, bắt ñầu là thời kỳ khủng hoảng của kế hoạch hoá các nước NICs và ASEAN, phần lớn các kế hoạch trên thực tế là không thực hiện ñược. Nguyên nhân chủ yếu dẫn ñến sự thất bại của kế hoạch chính là ở bản thân quy trình lập kế hoạch, cụ thể là sự yếu kém cảu kế hoạch và thực hiện kế hoạch, số liệu không ñầy ñủ và không chính xác, sự yếu kém về tổ chức lập kế hoạch, tác ñộng của các nhân tố bất thường trong và ngoài nước. Sự khủng hoảng của kế hoạch ñã dẫn ñến những thay ñổi lớn, căn bản trong công tác này kể từ thập niên 70. Cụ thể những cải tiến ñó tập trung vào: - Nội dung của kế hoạch ngày càng ñầy ñủ hơn: nó bao hàm không chỉ 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2