intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Kế toán chính trị (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:149

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Kế toán chính trị (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển Kinh tế chính trị; Sản xuất hàng hoá và các quy luật sản xuất hàng hoá; Tái sản xuất vốn, giá thành, tiền lương và lợi nhuận trong doanh nghiệp;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Kế toán chính trị (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)

  1. BỘ NÔNG LAO ĐỘNG TB&XH TỈNH HÀ NÔNG THÔN SỞ NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ HÀ NAM GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ GIÁO TRÌNH NGÀNH/NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 285/QĐ-CĐN ngày 21 tháng 7 năm 2017của KINH TẾ CHÍNH TRỊ Hiệu trưởng trường Cao đẳng Nghề Hà Nam NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: / QĐ-CĐCG ngày … tháng.... năm…… của Trường cao đẳng Cơ giới Quảng Ngãi, năm 2022 (Lưu hành nội bộ) 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Để đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu cho giảng viên và sinh viên nghề Kế toán doanh nghiệp trường Cao Đẳng Cơ Giới. Chúng tôi đã thực hiện biên soạn cuốn giáo trình Kinh tế chính trị. Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đượcphép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Kinh tế chính trị là một môn khoa học xã hội nghiên cứu việc sản suất và trao đổi hàng hóa đặt trong mối quan hệ với chính trị dưới nhân quan của chính trị gia. Thuật ngữ kinh tế chính trị xuất hiện do kết hợp các từ có nguồn gốc từ Hy Lạp với nghĩa là “thiết chế chính trị ” .Kinh tế chính trị học cung cấp các khái niệm và hệ thống kiến thức cơ bản nhất cho khoa kinh tế hiện đại như cung cầu, lợi nhuận, tự do thương mại…Nhiều quan điểm của các trường phái kinh tế chính trị đã trở thành các tín điều mang tính ý thức hệ của các nhà kinh tế học và các chính trị gia, Giáo trình kinh tế chính trị là một trong các môn khoa học góp phần đào tạo nên những con người không chỉ có năng lực chuyên môn nghiệp vụ mà còn có phẩm chất chính trị đạo đức đáp ứng được đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Giáo trình được biên soạn dựa trên Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin của hội đồng TW chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngoài ra có sử dụng một số tài liệu tham khảo của các tác giả đã được nêu trong cuối mỗi chương. Quảng Ngãi, ngày tháng năm 20 Tham gia biên soạn 1. Nguyễn Thị Thanh Nhàn Chủ biên 2. ............................. 3. ………....... 3
  4. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ........................................................................................................... 2 CHƯƠNG I: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ……………………………………………………………………….12 1. Những tư tưởng kinh tế chủ yếu trong thời cổ đại và trung cổ - cơ sở cho sự ra đời kinh tế chính trị học ……………………………………………………………………13 2. Sự phát sinh phát triển kinh tế chính trị học tư sản cổ………………………………15 3. Những khuynh hướng và học thuyết kinh tế phê phán có kế thừa kinh tế chính trị học tư sản cổ điển… ....................................................................................................... 23 4. Một số trường phái kinh tế chính trị học tư sản hiện đại ...........................................26 CHƯƠNG II: SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ CÁC QUY LUẬT SẢN XUẤT HÀNG HÓA………..………………………………………………………………...43 1.Sản xuất hàng hoá và điều kiện ra đời của nó ........................................................... 44 2.Hàng hoá. ....................................................................................................................46 3.Tiền tệ ........................................................................................................................ 50 4.Thị trường và quy luật cung cầu .................................................................................53 5.Quy luật cạnh tranh.................................................................................................... 55 6.Quy luật giá trị ............................................................................................................58 CHƯƠNG III: TÁI SẢN XUẤT XÃ HỘI. .................................................................. 62 1. Các phạm trù của tái sản xuất. ...................................................................................63 2. Các quy luật kinh tế của tái sản xuất xã hội. ............................................................ 68 3. Tăng trưởng kinh tế .................................................................................................. 73 CHƯƠNG IV: TÁI SẢN XUẤT VỐN, GIÁ THÀNH, TIỀN LƯƠNG VÀ LỢI NHUẬN DOANH NGHIỆP…………………………………………………………..81 1. Tuần hoàn và chu chuyển vốn .................................................................................. 83 2. Giá thành sản phẩm .................................................................................................. 87 3. Tiền lương ................................................................................................................ 88 4. Lợi nhuận, các hình thái vốn và các thu nhập .......................................................... 93 CHƯƠNG V: NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA. ........................................................................................................................ 97 1. Thực trạng và vai trò của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay …………………………………………………………………………………. 98 2. Nội dung và xu hướng vận động của kinh tế thị trường ở nước ta. …………………………………………………………………………………101 3. Điều kiện, khả năng và giải pháp phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. ..................................................................................................... 104 CHƯƠNG VI: CƠ CẤU THÀNH PHẦN KINH TẾ VÀ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CƠ BẢN CỦA NỀN KINH TẾ TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI. ............................................................................................................................ 111 1. Cơ cấu thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 112 4
  5. 2. Xã hội hoá sản xuất- xu hướng vận động cơ bản của nền kinh tế trong thời kỳ quá độ ............................................................................................................................. 119 CHƯƠNG VII: XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT – KỸ THUẬT TRONG THỜI KỲ QUÁĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM. ............................................. 124 1. Con đường xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội...................... 125 2. Nội dung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta trong thời kỳ quá độ ........ 126 3. Những tiền đề cần thiết để xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật ở nước ta. .............. 131 CHƯƠNG VIII: CƠ CHẾ KINH TẾ TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI…………………………………………………………………….138 1. Khái niệm cơ chế kinh tế .........................................................................................139 2. Sự cần thiết khách quan phải chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước ở nước ta. ........................................................................................................... 139 3. Cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. ..................................................... 140 4. Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. .......................................................................................................... 141 5
  6. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Môn học: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số môn học: MH 07 Thời gian môn học: 60 Vị trí, tính chất, ý nghĩa của môn học: - Vị trí: Là môn khoa học cơ sở trong nội dung chương trình đào tạo của nghề kế toán doanh nghiệp, được bố trí giảng dạy ngay từ đầu học kỳ 1 của năm học thứ nhất. - Tính chất: Là môn khoa học xã hội, học sinh sẽ được tiếp cận với nội dung kiến thức về kinh tế chính trị, là cơ sở để học các môn chuyên môn của nghề. - Ý nghĩa: + Có hiểu biết về một số kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp, Pháp luật của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; + Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; + Có lòng yêu nước, yêu Chủ nghĩa Xã hội, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và lợi ích của đất nước; + Có đạo đức, yêu nghề và có lương tâm nghề nghiệp; + Có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, nghiêm túc, trung thực, cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác; + Tuân thủ các quy định của luật kế toán, tài chính, chịu trách nhiệm cá nhân đối với nhiệm vụ được giao; + Có tinh thần tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của công việc. Mục tiêu môn học: - Kiến thức: A1. Trình bày được các nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin đề cập về vấn đề kinh tế. A2. Chỉ ra được sự vận dụng của Đảng và Nhà nước ta trong việc đề ra các quan điểm, đường lối và chính sách kinh tế trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội hiện nay. - Kỹ năng: B1. Giải thích được các hiện tượng và quá trình kinh tế một cách khoa học gắn với điều kiện thực tiễn của nền kinh tế B2. Vận dụng cơ sở lý luận để nhận thức và học tập tốt các môn khoa học khác như: kế toán doanh nghiệp, thống kê doanh nghiệp, lao động tiền lương, tài chính… và vận dụng vào công tác cụ thể sau này. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1. Ủng hộ và bảo vệ lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế của thực tiễn đất nước hiện nay. C2. Tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng. 6
  7. 1. Chương trình khung nghề kế toán doanh nghiệp Thời gian đào tạo (giờ) Mã Số Trong đó MH, Tên môn học, mô đun tín Tổng Thực hành MĐ chỉ số Lý Kiểm /thực tập /bài thuyết tra tập Các môn học chung/đại 18 435 157 255 23 I cương MH 01 Chính trị 3 75 41 29 5 MH 02 Pháp luật 2 30 18 10 2 MH 03 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 4 Giáo dục quốc phòng – An 3 75 36 35 4 MH 04 ninh MH 05 Tin học 3 75 15 58 2 MH 06 Ngoại ngữ (Anh văn) 5 120 42 72 6 II Các môn học, mô đun đào 107 2365 886 1361 118 tạo nghề MH 07 Kinh tế chính trị 3 60 40 16 4 MH 08 Luật kinh tế 2 30 20 8 2 MH 09 Soạn thảo văn bản 2 45 27 15 3 MH 10 Anh văn chuyên ngành 3 60 40 16 4 MH 11 Kinh tế vi mô 3 60 40 17 3 MH 12 Nguyên lý thống kê 3 45 30 13 2 MH 13 Lý thuyết tài chính tiền tệ 3 45 31 11 3 MH 14 Lý thuyết kế toán 4 75 50 20 5 MH 15 Quản trị doanh nghiệp 3 60 40 17 3 MH 16 Thống kê doanh nghiệp 3 60 30 26 4 7
  8. MH 17 Thuế 3 60 30 26 4 MH 18 Tài chính doanh nghiệp 6 120 70 42 8 MĐ 19 Kế toán doanh nghiệp 1 6 120 55 57 8 MĐ 20 Kế toán doanh nghiệp 2 7 150 70 72 8 MĐ 21 Thực hành kế toán trong 3 85 0 77 8 doanh nghiệp thương mại MĐ 22 Thực hành kế toán trong 5 150 0 140 10 doanh nghiệp sản xuất MH 23 Phân tích hoạt động kinh 3 60 30 26 4 doanh MH 24 Kế toán quản trị 3 60 30 26 4 MH 25 Kế toán hành chính sự 4 75 30 40 5 nghiệp MH 26 Kiểm toán 3 60 30 26 4 MĐ 27 Tin học kế toán 2 60 13 45 2 MĐ 28 Thực tập nghề nghiệp 7 200 0 200 0 MĐ 29 Thực tập tốt nghiệp 10 310 0 310 0 MH 30 Toán kinh tế 4 75 49 22 4 MH 31 Kinh tế vĩ mô 3 45 30 12 3 MH 32 Kinh tế phát triển 2 45 25 17 3 MH 33 Quản lý ngân sách 2 45 25 17 3 MH 34 Kế toán thương mại dịch vụ 3 60 26 30 4 MH 35 Quản trị văn phòng 2 45 25 17 3 Tổng cộng 125 2800 1043 1616 141 2. Chương trình chi tiết môn học Số Tên chương, mục Thời gian (giờ) 8
  9. TT Tổng Lý Thảo Kiểm số thuyết luận tra I Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển Kinh 9 6 3 tế chính trị II Sản xuất hàng hoá và các quy luật sản xuất 9 6 2 1 hàng hoá III Tái sản xuất xã hội 9 6 3 IV Tái sản xuất vốn, giá thành, tiền lương và lợi 5 4 1 nhuận trong doanh nghiệp V Nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội 6 4 2 chủ nghĩa ở Việt Nam VI Cơ cấu thành phần kinh tế và xu hướng vận 7 4 3 động cơ bản của nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội VII Xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật trong thời 5 4 1 kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam VIII Cơ chế kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ 10 6 3 1 nghĩa xã hội Cộng 60 40 16 4 3. Điều kiện thực hiện môn học: 3.1 Phòng học lý thuyết 3.2 Giáo trình kinh tế chính trị, đề cương, bài giảng 3.3 Máy tính, máy chiếu 3.4 Câu hỏi thảo luận 4.5 Bộ ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn học kinh tế chính trị 4. Nội dung và phương pháp đánh giá: 4.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 4.2. Phương pháp: 9
  10. Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 4.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Cơ giới như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 4.2.2. Phương pháp đánh giá Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra Thường xuyên Vấn đáp Tự luận/ A1, B1, C1 1 Sau 5 giờ. Trắc nghiệm Định kỳ Viết Tự luận/ A1, A2, B1, B2, 4 Sau 17 giờ C1, Trắc nghiệm Kết thúc môn Viết Vấn đáp và A1, A2, B1, B2, C1, 1 Sau 60 giờ học thực hành C2 trên mô hình 4.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân. 5. Hướng dẫn thực hiện môn học: 5.1. Phạm vi áp dụng chương trình: Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ cao đẳng nghề kế toán doanh nghiệp 5.2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học: - Hình thức giảng dạy chính của môn học: Lý thuyết trên lớp kết hợp với thảo luận nhóm. - Giáo viên trước khi giảng cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học chuẩn bị các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy. 5.3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: Từ chương 2 đến chương 8 6. Tài liệu cần tham khảo: - Bộ GDĐT, Giáo trình kinh tế chính trị (Dùng trong các trưòng đại học và cao 10
  11. đẳng)- NXB chính trị quốc gia, năm 2006 - GS.TS Vũ Đình Bách, Một số vần đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa Việt Nam- NXB Chính trị quốc gia, năm 2000 - TS Trần Đình Thiện (chủ biên), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam.Phác thảo lộ trình, năm 2005 - PGS. TS. Nguyễn Đình Kháng (chủ biên), Một số vấn đề cơ bản phát triển nhậnthức KTCT Mac-Lênin trong quá trình đổi mới của nước ta, năm 2000 11
  12. CHƯƠNG I: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂNKINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã chương: MH07-01 Giới thiệu: Với tư cách là môn khoa học độc lập, kinh tế chính trị ra đời vào thời kỳ hình thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Thuật ngữ KTCT lần đầu tiên được nhà kinh tế người Pháp Môngcơrêchiên sử dụng để đặt tên cho môn khoa học này trong tác phẩm "Chuyên luận về kinh tế chính trị " xuất bản năm 1615 tại pháp Lịch sử hình thành và phát triển của KTCT cho thấy những nhận thức khác nhau về đối tượng về KTCT. Mục tiêu: - Trình bày được những tư tưởng cơ bản, những lý luận tiêu biểu của mỗi học thuyết kinh tế (đặc biệt là học thuyết kinh tế tư sản cổ điển, học thuyết Mác- Lênin và các học thuyết kinh tế hiện đại). - Vẽ được sơ đồ về lịch sử hình thành và phát triển Kinh tế chính trị. - Nhận thức đúng đắn về kinh tế chính trị học - Trung thực, nghiêm túc trong nghiên cứu Phương pháp giảng dạy và học tập chương 1 : - Đối với người dạy: Sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học nhớ các giá trị đại lượng, đơn vị của các đại lượng. - Đối với người học: Chủ động đọc trước giáo trình trước buổi học Điều kiện thực hiện bài học: - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết chuyên môn - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có Kiểm tra và đánh giá bài học - Nội dung: Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp 12
  13. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: vấn đáp) Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có Kiểm tra định kỳ thực hành: không có Nội dung chính : 1. Những tư tưởng kinh tế chủ yếu trong thời cổ đại và trung cổ - cơ sở cho sự ra đời Kinh tế chính trị học 1.1. Tư tưởng kinh tế thời cổ đại a. Hoàn cảnh lịch sử Thời kỳ cổ đại bắt đầu khi chế độ công xã nguyên thủy tan rã và chế độ chiếm hữu nô lệ ra đời. Quá trình tồn tại và phát triển của thời kỳ này được diễn ra trong chế độ chiếm hữu nô lệ và kết thúc khi chế độ phong kiến xuất hiện. Về mặt thời gian xuất hiện của thời kỳ cổ đại vào ở phương Tây và phường Đông có sự khác nhau, cụ thể: ở phương đông thời kỳ cổ đại bắt đầu xuất hiện vào 4000 năm trước công nguyên trong khi đó ở phương Tây xuất hiện muộn hơn vào khoảng 3000 năm trước công nguyên, kết thúc vào khoảng thế kỷ thứ V. Sự xuất hiện của thời kỳ cổ đại gắn liền với một số các đặc điểm về kinh tế vốn có của nó. Trong giai đoạn này, lực lượng sản xuất đã phát triển đến một trình độ nhất định dẫn tới chăn nuôi được tách khỏi ngành trồng trọt, thủ công tách khỏi nghề nông. Đồng thời trong giai đoạn này con người bắt đầu biết sử dụng các công cụ bằng kim loại trong sản xuất, dẫn tới năng suất lao động được tăng lên, các sản phẩm được sản xuất ra ngày càng nhiều trong công xã nguyên thủy dần dần tích lũy được sản phẩm dư thừa. Điều này đã kích thích sự phát triển của các hoạt động buôn bán giữa các vùng; kéo theo đó cuộc sống của các gia đình dần dần được tách khỏi cộng đồng nguyên thủy, chế độ tư hữu dần xuất hiện, chế độ chiếm hữu nô lệ ra đời. Sự ra đời của chế đô chiếm hữu nô lệ gắn liền với sự ra đời của nhà nước thống trị đầu tiên trong lịch sử. Trong chế độ đó, xã hội được phân chia thành 2 giai cấp chủ nô và nô lệ - đại diện cho 2 tầng lớp: tầng lớp thống trị và tầng lớp bịthống trị. Giữa hai giai cấp này luôn tồn tại những mâu thuẫn đối kháng về mặt 13
  14. lợi ích, dẫn đến hàng loạt các cuộc khởi nghĩa của tầng lớp bị thống trị đứng lên tranh giành lợi ích. Trước tình hình đó, các tư tưởng kinh tế ngày càng phát triển,trong đó có những tư tưởng kinh tế đe dọa sự tồn tại và phát triển của chế độ chiếm hữu nô lệ. b. Đặc điểm tư tưởng kinh tế cổ đại Thứ nhất, các tư tưởng kinh tế cổ đại coi sự tồn tại của chế độ chiếm hữu nô lệ là hợp lý, coi sự phân chia xã hội thành chủ nô và nô lệ là đương nhiên. Thứ hai, các tư tưởng kinh tế cổ đại đánh giá cao vai trò của ngành nông nghiệp và kinh tế tự nhiên, chống lại xu thế phát triển của kinh tế hàng hóa, coi thường vai trò của thủ công nghiệp và thương nghiệp. Thứ ba, các tư tưởng kinh tế cổ đại còn rất sơ khai. Mặc dù trong tư tưởng kinh tế của nó có một số phạm trù như: phân công lao động, giá trị trao đổi, vai trò tiền tệ, cung cầu… song những phạm trù này còn đơn giản, mang tính chất ước lượng chứ không biết tính quy luật và các quy luật chi phối chúng. 1.2. Tư tưởng kinh tế thời trung cổ c. Hoàn cảnh xuất hiện Thời đại phong kiến bắt đầu từ thế kỷ IV khi chế độ chiếm hữu nô lệ tan rãvà kết thúc vào thế kỷ XVII khi Chủ nghĩa tư bản xuất hiện. Thời kỳ trung cổ được chia làm 3 giai đoạn: - Sơ kỳ trung cổ: Từ thế kỷ IV đến thế kỷ XI (thời kỳ hình thành xã hội phong kiến) - Trung kỳ trung cổ: Từ thế kỷ XII đến thế kỷ XV (thời kỳ phát triển của xã hội phong kiến) - Hậu kỳ trung cổ: Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII (thời kỳ tan rã của xã hội phong kiến). Ở các nước phương Tây, chế độ phong kiến ra đời bằng những con đường khác nhau. Ở Ý, Tây Ban Nha,…chế độ phong kiến ra đời dựa trên chế độ lâm nông. Còn ở Anh, Đức, Tiệp, Ba Lan, Hungari,…chế độ phong kiến ra đời lại được ra đời dựa trên sự tan rã của chế độ công xã. Mặc dù con đường xuất hiện có sự khác nhau, song chế độ phong kiến có đặc trưng chung là dựa trên cơ sở nền kinh tế lãnh địa, chế độ đại sở hữu ruộng đất của địa chủ với hình thức địa tô hiện vật. Với sự xuất hiện của sở hữu phong kiến, ruộng đất chủ yếu tập trung vào tay quan lại, đại địa chủ. Những người nông dân tự do và thợ thủ công có trong tay rất ít ruộng đất và tư liệu sản xuất. Điều đó dẫn đến mâu thuẫn giữa hai hình thức sở hữu là đại sở hữu phong kiến và sở hữu của nông dân tự do, thợ thủ công 14
  15. cá thể. Về mặt kinh tế, nó phản ánh mâu thuẫn giữa kinh tế tự nhiên của đại địa chủ với kinh tế hàng hóa giản đơn. Điều đó đe dọa sự tồn tại kinh tế đại sở hữu phong kiến. Vì vậy, cần có tư tưởng kinh tế bảo vệ lợi ích giai cấp địa chủ và quanlại. Tư tưởng kinh tế thời Trung Cổ đáp ứng mục đích đó d. Đặc điểm tư tưởng kinh tế thời Trung cổ Thứ nhất, tư tưởng kinh tế thời Trung cổ bảo vệ cho sự tồn tại của kinh tế tự nhiên, ít chú ý đến những vấn đề kinh tế hàng hóa như giá trị, tiền tệ. Họ coi tiền chỉ đơn thuần là đơn vị đo lường, có giá trị danh nghĩa. Thứ hai, các tư tưởng kinh tế thời Trung cổ được trình bày trong các bộ luật, những điều lệ phường hội, pháp chế kinh tế của các thành phố, sắc lệnh và luật lệ của nhà vua nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của vua chúa, địa chủ, quý tộc,các tầng lớp giáo sĩ và thợ thủ công thành thị. Thứ ba, tư tưởng kinh tế Trung cổ chịu ảnh hưởng của thần học, sự kiểm soát về tư tưởng của nhà thờ. Đặc biệt, đạo cơ đốc giáo có quyền lực rất cao và được sử dụng rộng rãi phục vụ giai cấp thống trị. Tư tưởng kinh tế thời kỳ Trung cổ có nhiều điểm giống thời kỳ Cổ đại. Chiếm vị trí quan trọng trong các quan điểm kinh tế thời kỳ phong kiến là học thuyết “giá cả công bằng”. Tư tường này biểu hiện trong Luật La Mã, trong đó có khái niệm “ giá cả chân lý” phù hợp với giá cả công bằng (ở đầu thời Trung cổ, giá cả công bằng tức là trao đổi ngang giá). Tư tường này bị giới hạn bởi quan niệm giai cấp. Bên cạnh đó bắt đầu xuất hiện tư tưởng không tưởng về xã hội. 2. Sự phát sinh phát triển kinh tế chính trị học tư sản cổ điển 2.1. Chủ nghĩa trọng thương e. Hoàn cảnh lịch sử ra đời chủ nghĩa trọng thương Chủ nghĩa trọng thương là tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản, ra đời trước hết ở Anh vào khoảng những năm 1450, phát triển tới giữa thế kỷ thứ XVII và sau đó bị suy đồi. Nó ra đời trong bối cảnh phương thức sản xuất phong kiến tan rã, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa mới ra đời: + Về mặt lịch sử: Đây là thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ của chủ nghĩa tư bản ngày càng tăng, tức là thời kỳ tước đoạt bằng bạo lực nền sản xuất nhỏ và tích luỹ tiền tệ ngoài phạm vi các nước Châu Âu, bằng cách cướp bóc và trao đổi không ngang giá với các nước thuộc địa thông qua con đường ngoại thương. 15
  16. CNTT là hệ thống tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản, hình thành và phát triển ở Tây Âu vào giữa thế kỷ XV và tồn tại trong khoảng 3 thế kỷ (từ thế kỷ 15 – 17), chia làm hai giai đoạn: + Từ thế kỷ 15 – 16: “Bản cân đối tiền tệ” – xu hướng phát triển + Từ thế kỷ 16 – 17 phát triển theo “Bản cân đối thương mại” Trong thời kỳ này chế độ phong kiến ở Châu Âu bắt đầu tan rã và là thời kỳ tích lũy nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản, quan hệ sản xuất TBCN bắt đầu xuất hiện, là thời kỳ tước đoạt bằng bạo lực của nền sản xuất nhỏ và tích lũy tiền tệ ở ngoài phạm vi các nước châu Âu bằng cách ăn cướp và trao đổi không nganggiá với các nước thuộc địa thông qua con đường ngoại thương. + Về kinh tế: Kinh tế hàng hoá phát triển, thương nghiệp có ưu thế hơn sản xuất, tầng lớp thương nhân tăng cường thế lực Do đó trong thời kỳ này thương nghiệp có vai trò rất to lớn. Nó đòi hỏi phải có lý thuyết kinh tế chính trị chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động thương nghiệp. + Vào thời điểm này hàng hóa ở Châu Âu phát triển mạnh. Thị trường dân tộc trong nước mở rộng xuất hiện các hoạt động giao thông quốc tế. + Tiền tệ không chỉ được sử dụng làm phương tiện trung gian trong trao đổi hàng hóa mà tiền tệ còn sử dụng làm tư bản để sinh lợi 1 cách phổ biến. + Về mặt chính trị: Giai cấp tư sản lúc này mới ra đời, đang lên, là giai cấp tiên tiến có cơ sở kinh tế tương đối mạnh nhưng chưa nắm được chính quyền, chính quyền vẫn nằm trong tay giai cấp quý tộc, do đó chủ nghĩa trọng thương ra đời nhằm chống lại chủ nghĩa phong kiến. + Giai cấp phong kiến bắt đầu suy tàn, phân hóa rõ rệt. Trong xã hội vị thế của tầng lớp thương nhân tăng lên và sự phân hóa giàu nghèo trở nên sâu sắc (giaicấp tư sản dần chiếm vị trí thống trị xã hội). + Xuất hiện khối liên minh của nhà nước phong kiến trung ương và tư bản thương nhân dựa vào nhau để tồn tại. + Về phương diện khoa học tự nhiên: Điều đáng chú ý nhất trong thời kỳ này là những phát kiến lớn về mặt địalý như: Crixtốp Côlông tìm ra Châu Mỹ, Vancôđơ Gama tìm ra đường sang ẤnĐộ Dương… đã mở ra khả năng làm giàu nhanh chóng cho các nước phương Tây. Phát triển khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên. Đây là thời kỳ khoa học tự nhiên (cơ học, thiên văn học, địa lý) phát triển. Những phát kiến địa lý (thế kỷ XV – XVI) tìm ra châu Mỹ đi vòng qua châu Phi đến châu Á, tạo khả năng mở rộng thị trường và xâm chiếm các thuộc địa, góp phần thúc đẩy buôn bán, thương 16
  17. mại phát triển. Sự phát triển của khoa học đã tạo điều kiện cho việc nhận thức thế giới đầy đủ hơn. Đây cũng chính là cơ sở khoa học để dẫn tới sự xuất hiện tư tưởng Trọng thương. + Về mặt tư tưởng, triết học: Thời kỳ xuất hiện chủ nghĩa trọng thương là thời kỳ phục hưng, trong xã hội đề cao tư tưởng tư sản, chống lại tư tưởng đen tối của thời kỳ trung cổ, chủ nghĩa duy vật chống lại những thuyết giáo duy tâm của nhà thờ… + Xuất hiện phong trào phục hưng (do giai cấp tư sản khởi xướng nhằm chống lại tư tưởng đen tối của phong kiến thời trung cổ, đề cao tư tưởng tự do nhân quyền, bình đẳng). + Chủ nghĩa duy vật chống lại các thuyết giáo duy tâm của nhà thờ (Sự chuyển biến tâm lý và lối sống của người dân. Đặc biệt trong tôn giáo đã có sự cải cách đángkể). Kết luận: CNTT ra đời trong điều kiện lịch sử là thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến, thời kỳ tích lũy nguyên thủy của CNTB, khi nền kinh tế hàng hóa và ngoại thương đã phát triển. f. Những tư tưởng kinh tế chủ yếu của chủ nghĩa trọng thương CNTT là một hệ thống tư tưởng kinh tế đại biểu cho tư tưởng của tầng lớp thương nhân. Những tư tưởng kinh tế này phản ánh lợi ích của tư bản thương nghiệp lớn lúc bấy giờ. Nội dung cơ bản của tư tưởng kinh tế của CNTT thể hiện: - Tiền tệ được xem là hình thái tuyệt đối của của cải ( của dân tộc cũng như cá nhân). Tiền tệ ở đây là tiền vàng, tiền bạc ( lúc này chưa xuất hiện tiền giấy). Những người trọng thương cho rằng một quốc gia giàu có là một quốc gia có nhiều tiền. Từ đó, mọi chính sách của nhà nước phải nhằm mục đích mang lại nhiều tiền cho đất nước mình. Xuất phát từ quan điểm cho tiền là hiện thân của của cải, những người trọng thương phê phán mọi hoạt động không mang lại tích lũy giá trị tiền như : tiêu dùng xa xỉ, tiêu dùng hàng ngoại nhập… Họ coi nông nghiệp chỉ là một nghề trung gian, bởi vì nó không làm tăng thêm khối lượng tiền tệ cho quốc gia cũng không làm tổn hại đến khối lượng tiền tệ của quốc gia. - Tiền tệ được xem là hình thái tuyệt đối của của cải (của dân tộc cũng như cá nhân). Tiền tệ ở đây là tiền vàng, tiền bạc ( lúc này chưa xuất hiện tiền giấy). Những người trọng thương cho rằng một quốc gia giàu có là một quốc gia có nhiều tiền. Từ đó, mọi chính sách của nhà nước phải nhằm mục đích mang lại nhiều tiền cho đất nước mình. Xuất phát từ quan điểm cho tiền là hiện thân của của cải, những người trọng thương phê phán mọi hoạt động không mang lại tích lũy giá trị tiền như : tiêu dùng xa xỉ, tiêu dùng hàng ngoại nhập… Họ coi nông 17
  18. nghiệp chỉ là một nghề trung gian, bởi vì nó không làm tăng thêm khối lượng tiềntệ cho quốc gia cũng không làm tổn hại đến khối lượng tiền tệ của quốc gia. - Chỉ có tích lũy tiền tệ thông qua hoạt động thương mại, nhất là ngoại thương. Những người trọng thương cho rằng của cải của quốc gia chỉ có thể tăng lên nhờ con đường ngoại thương. Họ đặt ra cho ngoại thương là phải xuất siêu, bởi vì có xuất siêu mới đạt được mục đích của hoạt động kinh tế, mới làm tăng thêm khối lượng tiền tệ của một nước. - Lĩnh vực nghiên cứu là lưu thông. Lợi nhuận được sinh ra trong lĩnh vực lưu thông chứ không phải từ sản xuất, là kết quả của sự trao đổi không ngang giá, mua rẻ, bán đắt. Những người trọng thương giải thích rằng, trong hoạt động thương nghiệp không có một người nào thu lợi mà không làm thiệt hại đến người khác, không một quốc gia nào thu được lợi mà không làm thiệt hại cho quốc gia khác. Trao đổi không có nguyên tắc ngang giá. - Đặc điểm quan trọng của chủ nghĩa trọng thương là không thấy được sự hoạt động của các quy luật kinh tế khách quan. Họ đề cao chính sách kinh tế của nhà nước, theo họ, đó là yếu tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế. Nói cách khác, họ rất xem trọng vai trò can thiệp của nhà nước vào kinh tế để đảm bảo nềnkinh tế xuất siêu. - Đặc biệt coi trọng thị trường dân tộc. Trong thực tế, trên cơ sở hình thành và phát triển của thị trường dân tộc mới dần dần mở ra thị trường quốc tế. Chính thị trường dân tộc có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa. Điều đó cho thấy rằng các nước Châu âu chuyển từ phương thức sản xuất phong kiến lên phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, bắt đầu từ con đườngchủ yếu là thương mại. Chủ nghĩa trọng thương là những chính sách cương lĩnh của giai cấp tư sản(tầng lớp tư sản thương nghiệp Châu Âu trong thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ của chủ nghĩa tư bản. Những chính sách, cương lĩnh này nhằm kêu gọi thương nhân tận dụng ngoại thương, buôn bán để cướp bóc thuộc địa và nhằm bảo vệ lợi ích cho giai cấp tư sản đang hình thành. + Những tư tưởng kinh tế chủ yếu của họ còn đơn giản, chủ yếu là mô tả bề ngoài của các hiện tượng và quá trình kinh tế, chưa đi sâu vào phân tích được bản chất của các hiện tượng kinh tế. + Chủ nghĩa trọng thương chưa hiểu biết các quy luật kinh tế, do đó họ rất coi trọng vai trò của nhà nước đối với kinh tế. + Chủ nghĩa trọng thương chỉ mới dừng lại nghiên cứu lĩnh vực lưu thông mà chưa nghiên cứu lĩnh vực sản xuất. + Chủ nghĩa trọng thương mặc dù có những đặc trưng cơ bản giống nhau, nhưng ở các nước khác nhau thì có những sắc thái dân tộc khác nhau. Ví dụ: ở Pháp chủ nghĩa trọng thương kỹ nghệ Pháp, ở Tây Ban Nha là chủ nghĩa trọng thương trọng kim, ở Anh là chủ nghĩa trọng thương trọng thương mại. Tóm lại, chủ nghĩa trọng thương ít tính lý luận nhưng lại rất thực tiễn. Lý luận 18
  19. còn đơn giản thô sơ, nhằm thuyết minh cho chính sách cương lĩnh chứ không phải là cơ sở của chính sách cương lĩnh. Mặt khác, đã có sự khái quát kinh nghiệm thực tiễn thành quy tắc, cương lĩnh, chính sách. Có thể nói chủ nghĩa trọng thương là hiện thực và tiến bộ trong điều kiện lịch sử lúc đó. 2.2. Kinh tế chính trị tư sản cổ điển Pháp Các tác giả tiêu biểu cho chủ nghĩa trọng thương của Pháp là: Antoine De Montchréstien, J.B.Colbert, J. Bodin, … - Antoini De Montchréstien (1575 – 1621) là một học giả nổi tiếng với tác phâm: “Luận văn về chính trị kinh tế học” (1615), ông là người đầu tiên nêu lên danh từ “chính trị kinh tế học” . Ông là một người trọng thương không triệt để, được thể hiện như sau: Quan điểm mang màu sắc tiểu tư sản, thông cảm với quần chúng nhân dân, đặc biệt là nông dân bị đè nặng dưới ách phong kiến, lên án sự xa hoa của giới quý tộc. Nông dân là chỗ dựa cho Nhà nước và Nhà nước phải quan tâm đến nông dân. Ông khẳng định “tài sản của đất nước không chỉ là tiền tệ mà còn bao gồm cả dân số đặc biệt dân số nông nghiệp”. Ông cho rằng thương mại là mục đích chủ yếu của nhiều ngành nghề khác nhau. Thương nhân giữ vai trò liên kết người sản xuất với nhau. Lợi nhuận thương nghiệp là chính đáng vì nó bù đắp sự rủi ro thua thiệt trong việc giao dịch mua bán. Ông viết “hạnh phúc của người ta là ở sự giàu có mà sự giàu có là ở trong lao động” ông lên án sự lười biếng, coi đây là nguồn gốc của mọi tội lỗi và cho rằng nếu cần thiết sẽ cưỡng chế những người trong độ tuổi phải có việc làm. + Bên cạnh việc chú trọng đến tiền tệ, ông vẫn cho rằng tài sản đất nước không chỉ có tiền mà còn có số dân của đất nước, đặc biệt là số dân trong nông nghiệp. + Bên cạnh việc đề cao thương nghiệp, ông còn chú ý rất nhiều đến nông nghiệp. Ông gọi nông nghiệp là chỗ dựa của nhà nước và kêu gọi nhà nước quan tâm hơn nữa đến nông dân. + Ông coi nội thương như ống dẫn còn ngoại thương như máy bơm. Ông ủng hộ việc can thiệp của nhà nước vào kinh tế và đề nghị thành lập các công xưởng để sản xuất hàng công nghiệp xuất khẩu. Hàng hóa nước ngoài bị đẩy ra khỏi nước Pháp, tăng cường thúc đẩy hoạt động sản xuất trong nước và ngành thương mại, để nước Pháp có thể tự cung tự cấp. Các nhà sản xuất vải lanh Hà Lan phải kết thúc hoạt động ở Pháp, cấm nhậpkhẩu sản phẩm dệt của Anh. Thậm chí sách nước ngoài cũng bị cấm để ngăn chúng “đầu độc tinh thần chúng tôi”. Cho thành lập rất nhiều công trường thủ công sản xuất các sản phẩm theo mẫu của nước ngoài nhằm tạo việc làm cho người dân lang thang thất nghiệp. - J.B. Colbert (1619 – 1683), Là bộ trưởng tài chính nước Pháp, ông đã xâydựng 19
  20. được cho nước Pháp một chính sách kinh tế trong 100 năm. Chính sách kinhtế này phản ánh quan điểm trọng thương của ông trong khuôn khổ thúc đẩy sự phát triển của công trường thủ công tư bản nhưng lại không quan tâm đúng mức sự phát triển của nông nghiệp. Theo ông, ngoại thương có khả năng làm cho thần dân được sung túc và thỏa mãn được các nhu cầu của vua chúa. Sự vĩ đại và hùngcường của một quốc gia là do số lượng tiền tệ quyết định. Chủ nghĩa Colbert có thể khái quát như sau: + Tích cực ủng hộ nền công nghiệp Pháp. Ông đề ra chính sách để kích thích cho sản xuất công nghiệp phát triển như: nhà nước đứng ra thành lập các hiệp hội công xưởng, giảm, miễn thuế cho sản xuất công nghiệp; thuê chuyên gia giỏi từ nước ngoài; cho vay vốn với lãi suất ưu đãi; tổ chức các trường dạy nghề và cung cấp công nhân với mức lương rẻ, lành nghề cho các chủ xưởng; cho phép các chủ xưởng hưởng những đặc quyền ưu đãi và tặng thưởng cho các nhà tư bảncông nghiệp… + Đề ra và thực hiện một cách chặt chẽ hệ thống kiểm tra công nghiệp, nhằm mục đích đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng công nghiệp Pháp có thể cạnh tranh với các hàng hóa của các nước khác. + Khuyến khích nhập nguyên vật liệu cho việc sản xuất trong nước. Cấm bán ra ngoài các nguyên liệu như: sắt, sợi, lông cừu … + Lập hàng rào thuế quan bảo hộ mậu dịch. + Phát triển thương đội thuyền, đẩy mạnh việc buôn bán bằng hàng hải và tăng cường bóc lột các nước thuộc địa. + Chính sách của Colbert đã làm cho công nghiệp phát triển nhưng đồng thời làm kìm hãm sự phát triển của nông nghiệp. Bởi vì trong chính sách của mình, ông chủ trương hạ giá nông sản phẩm, cấm xuất khẩu hàng nông sản … hậu quả là chủ nghĩa trọng thương của Colbert là làm xuất hiện chủ nghĩa trọng nông ởPháp. Cũng giống như Antoine de Montchretien, mục tiêu của Jean Baptiste Colbert cũng là xây dựng một nền kinh tế tự cung tự cấp cho nước Pháp. + Ông khuyến khích hoạt động sản xuất thủ công nghiệp trong nước bằng các biện pháp trợ cấp và thuế quan, quy định một cách rõ ràng chất lượng và giá cả của sản phẩm sản xuất ra. Ông cho thành lập các ngành công nghiệp mới, khuyến khích và đãi ngộ các nhà khoa học, mời các nhà khoa học hoặc công nhân có tay nghề nước ngoài sang Pháp. + Đối với thương mại quốc tế, ông coi đây là con đường làm giàu cho đất nước vì thế đưa ra hàng loạt các đặc quyền cho các chủ xưởng sản xuất hàng xuấtkhẩu. Dưới sự giám sát của ông, hàng hóa muốn nhập khẩu vào nước Pháp phải chịu rất nhiều quy định về thuế quan và chất lượng hà khắc. + Ông cho cải thiện chất lượng đường giao thông và hệ thống kênh mương trên khắp nước Pháp nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho lưu thông hàng hóa phát triển thương mại. + Tuy nhiên, đối với ngành nông nghiệp, Colbert đã có nhiều sai lầm làm cho nông nghiệp bị sa sút như chính sách hạ giá hàng nông phẩm, bắt bán lúa gạo vs bất kì 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2