intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Kế toán thuế (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường CĐ Nghề Việt Đức Hà Tĩnh

Chia sẻ: Tomjerry001 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

42
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Giáo trình Kế toán thuế cung cấp cho người học những kiến thức như: Giới thiệu về thuế và kế toán thuế; kế toán thuế giá trị gia tăng; kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt; kế toán thuế xuất nhập khẩu;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Kế toán thuế (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường CĐ Nghề Việt Đức Hà Tĩnh

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT - ĐỨC HÀ TĨNH GIÁO TRÌNH Môn học: Kế toán thuế Nghề: Kế toán doanh nghiệp Trình độ: Cao đẳng Tài liệu lưu hành nội bộ Năm 2017
  2. Chương 1 GIỚI THIỆU VỀ THUẾ VÀ KẾ TOÁN THUẾ 1. TỔNG QUAN VỀ THUẾ 1.1. Thuế và vai trò của thuế a. Khái niệm về thuế Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế. Thuế không phải là một hiện tượng tự nhiên mà là một hiện tượng xã hội do chính con người định ra và nó gắn liền với phạm trù Nhà nước và pháp luật b. Vai trò của thuế Vai trò của thuế là sự biểu hiện cụ thể các chức năng của thuế trong những điều kiện kinh tế, xã hội nhất định. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, với sự thay đổi phương thức can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh tế, thuế đóng vai trò hết sức quan trọng đối với qúa trình phát triển kinh tế - xã hội. Vai trò của thuế được thể hiện trên các khía cạnh sau đây: - Pháp luật thuế là công cụ chủ yếu của Nhà nước nhằm huy động tập trung một phần của cải vật chất trong xã hội vào ngân sách Nhà nước. - Pháp luật thuế là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế và đời sống xã hội. - Pháp luật thuế là công cụ góp phần đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội. 1.2. Các yếu tố cấu thành của một sắc thuế Hệ thống thuế của bất kỳ quốc gia nào cũng gồm nhiều loại thuế hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, nhằm những mục tiêu khác nhau và có phương pháp tính riêng biệt. Tuy nhiên, chúng thống nhất ở những yếu tố cơ bản cấu thành một sắc thuế như sau: a. Tên gọi của các sắc thuế Tên gọi của một sắc thuế thường phản ánh nội dung chính của nó và để phân biệt với những loại thuế khác. Vì vậy, các nhà làm luật thường chọn tên ngắn gọn, dễ hiểu để đặt tên cho một sắc thuế và sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt sắc thuế đó sẽ được ban hành và công bố ra toàn xã hội. Đặt tên cho thuế ngoài mục đích quản lý còn nhằm bảo vệ dân chún không nộp thuế trùng lặp. Các đặt tên thuế được sử dụng phổ biến là:
  3. - Đặt theo nội dung thuế: Thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt,… - Đặt theo đối tượng đánh thuế: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng,… b. Đối tượng nộp thuế (người nộp thuế) Là những pháp nhân và cá nhân có đối tượng tính thuế, không chỉ là đơn vị kinh doanh mới là người nộp thuế mà bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào có đối tượng tính thuế đều thuộc diện nộp thuế. Ví dụ, một cá nhân nhận được quà tặng và sử dụng vào mục đích cá nhân nhưng có giá trị lớn thì cũng phải nộp thuế theo quy định của pháp luật. Người nộp thuế là người đem tiền nộp cho Nhà nước, người chịu thuế là người có thu nhập bị thuế điều tiết. Thuế mà người chịu thuế trực tiếp mang tiền thuế nộp cho Nhà nước được gọi là thuế trực thu. Thuế mà người chịu thuế không trực tiếp mang tiền nộp cho Nhà nước gọi là thuế gián thu. Theo đó, thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ là thuế gián thu. Thuế đánh vào thu nhập, tài sản là thuế trực thu. c. Đối tượng tính thuế Là những căn cứ để xác định số tiền thuế phải nộp. Nói cách khác đối tượng tính thuế là cơ sở tính thuế được thể hiện dưới dạng tiền tệ. Mỗi loại thuế đều được xây dựng trên một đối tượng xác định cụ thể. Không thể một loại thuế vừa tính trên đối tượng này vừa tính trên đối tượng khác. Có ba đối tượng chính để tính thuế như sau: - Giá trị hàng hóa và dịch vụ được tạo bởi hoạt động kinh tế. - Giá trị tài sản. - Thu nhập của doanh nghiệp hoặc cá nhân. Đối với loại thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ hay tài sản, xác định đối tượng tính thuế thể hiện qua việc xác định đồng thời đối tượng chịu thuế và giá tính thuế. Ví dụ: đối tượng chịu thuế nhập khẩu là các mặt hàng nhập khẩu, giá tính thuế có thể là giá bán của hàng hóa và dịch vụ hoặc giá do Nhà nước quy định. Đối với loại thuế đánh vào thu nhập của doanh nghiệp và cá nhân giá tính thuế được căn cứ vào thu nhập của doanh nghiệp và cá nhân. d. Thuế suất Thuế suất có hai loại cơ bản: Thuế suất tuyệt đối và thuế suất tỷ lệ - Thuế suất tuyệt đối là mức thuế suất tính bằng số tuyệt đối cho đối tượng tính thuế. Loại thuế suất này có ưu điểm là minh bạch, cố định nên đối tượng nộp thuế dễ dàng xác định chính xác số thuế phải nộp. Nhược điểm là không phản ánh chính xác diễn biến tăng giảm của hoạt động kinh tế. Ví dụ: như thuế môn bài được xác định bằng số tuyệt đối 1.000.000 đồng, 2.000.000 đồng, 3.000.000 đồng…. - Thuế suất tỷ lệ là mức thuế được tính bằng tỷ lệ phần trăm quy định cho mỗi đối tượng tính thuế. Loại thuế suất này rất linh hoạt và phù hợp với nền kinh tế nhiều biến động. Thuế suất tỷ lệ được sử dụng phổ biến trong nhiều loại thuế ở các nước trên thế giới như: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập
  4. cá nhân,…Ví dụ thuế suất tỷ lệ: 5%, 10%, 15%,… e. Quy trình khai báo và thủ tục thu nộp thuế Quy trình khai báo và thủ tục nộp thuế xác định về nhiệm vụ, trách nhiệm kê khai, thời hạn nộp và các cơ quan liên quan. Về kê khai: - Theo mẫu quy định - Theo định kỳ quy định (tháng, quý, năm) - Thời hạn nộp tờ khai (chậm nhất là ngày nào) Về nộp thuế: - Nộp ở đâu (Kho bạc, ngân hàng,…) - Nộp bằng gì (Tiền mặt, tiền gửi, nộp điện tử) - Thời hạn nộp thuế - Xử lý vi phạm Về chế độ miễn giảm thuế: - Có thể miễn giảm trong thời gian đầu mới thành lập. - Theo vùng miền khó khăn. - Theo ngành nghề ưu đãi 1.3. Phân loại thuế Phân loại thuế là việc sắp xếp các loại thuế trong hệ thống pháp luật thuế thành những nhóm khác nhau theo những tiêu thức nhất định. a. Căn cứ để phân loại thuế Tùy thuộc vào mục tiêu, yêu cầu của từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội mà cơ cấu và nội dung các Luật thuế có khác nhau. Cũng tùy thuộc vào cơ sở, mục đích phân định, thông thường thuế được phân loại theo các tiêu thức sau: * Căn cứ vào tính chất của nguồn tài chính động viên vào ngân sách Nhà nước, thuế được phân làm 2 loại: thuế trực thu và thuế gián thu. - Thuế gián thu là loại thuế mà Nhà nước sử dụng nhằm động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng hàng hóa, sử dụng dịch vụ thông qua việc thu thuế đối với người sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tính chất gián thu thể hiện ở chổ người nộp thuế và người chịu thuế không đồng nhất với nhau. Thuế gián thu là một bộ phận cấu thành trong giá cả hàng hoá, dịch vụ do chủ thể hoạt động sản xuất, kinh doanh nộp cho Nhà nước nhưng người tiêu dùng lại là người phải chịu thuế. Ở nước ta thuộc loại thuế này bao gồm: Thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt... - Thuế trực thu là loại thuế mà Nhà nước thu trực tiếp vào phần thu nhập của các pháp nhân hoặc thể nhân. Tính chất trực thu thể hiện ở chổ người nộp thuế theo quy định của pháp luật đồng thời là người chịu thuế. Thuế trực thu trực tiếp động viên, điều tiết thu nhập
  5. của người chịu thuế. Ở nước ta thuộc loại thuế này gồm: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp... Sự phân loại thuế thành thuế trực thu và thuế gián thu có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng chính sách pháp luật thuế. * Căn cứ vào đối tượng đánh thuế. Theo cách phân loại này thuế được chia thành: - Thuế đánh vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ như thuế giá trị gia tăng. - Thuế đánh vào sản phẩm hàng hoá như thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt... - Thuế đánh vào thu nhập như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. - Thuế đánh vào tài sản như thuế nhà đất. - Thuế đánh vào việc khai thác hoặc sử dụng một số tài sản quốc gia như thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất, sử dụng vốn của ngân sách Nhà nước. - Thuế khác và lệ phí, phí. Các loại thuế trên được áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau để vừa phát huy tác dụng riêng của từng loại thuế, vừa hổ trợ, bổ sung cho nhau nhằm thực hiện một cách tổng hợp các mục tiêu và vai trò của hệ thống pháp luật thuế. 1.4. Hệ thống thuế Việt Nam hiện hành Hệ thống thuế hiện hành ở Việt Nam gồm các sắc thuế như sau: a. Thuế giá trị gia tăng Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là một loại thuế gián thu tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam. Đối tượng nộp thuế GTGT là tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam và các tổ chức cá nhân khác có nhập khẩu hàng hóa chịu thuế GTGT. Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ và thuế suất của chính loại hàng hóa, dịch vụ đó. Giá tính thuế được phân biệt cụ thể trong từng trường hợp khác nhau. Thuế suất được quy định có ba mức là 0%, 5%, 10%. Thuế GTGT phải nộp được tính theo phương pháp khấu trừ thuế hoặc phương pháp trực tiếp trên GTGT.
  6. Phương pháp khấu trừ thuế: Đối tượng áp dụng là những doanh nghiệp đang hoạt động có doanh thu hàng năm trên 1 tỷ đồng và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật hoặc những doanh nghiệp tự nguyện đăng ký áp dụng phương pháp khấu trừ. Số thuế GTGT phải nộp được xác định như sau: Thuế GTGT Thuế Thuế GTGT đầu = - phải nộp GTGT đầu ra vào được khấu trừ Trong đó: Thuế GTGT Giá tính thuế của hàng Thuế suất của hàng hoá, = X đầu ra hoá, dịch vụ bán ra dịch vụ đó Thuế GTGT Tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, = đầu vào dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu Lưu ý: Giá thanh toán là giá đã có thuế, xác định giá chưa thuế như sau: Giá thanh toán (giá đã có thuế GTGT) Giá chưa có thuế = GTGT 1 + (%) thuế suất của hàng hóa, dịch vụ đó Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT: đối tượng áp dụng là các cá nhân sản xuất kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hóa đơn, chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ hoặc những doanh nghiệp có doanh thu hàng năm dưới 1 tỷ. Số thuế GTGT phải nộp được xác định như sau: GTGT của Thuế GTGT Thuế suất thuế = hàng hóa dịch x phải nộp GTGT vụ bán ra Trong đó: GTGT của hàng Doanh số của hàng Giá vốn của hàng hóa = - hóa dịch vụ bán ra hóa dịch vụ bán ra dịch vụ bán ra b. Thuế tiêu thụ đặc biệt Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là một loại thuế gián thu tính trên giá chưa có thuế TTĐB đối với một số mặt hàng nhất định mà doanh nghiệp sản xuất hoặc thu trên giá nhập khẩu và thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng nhập khẩu.
  7. Đối tượng chịu thuế TTĐB là một số sản phẩm do các doanh nghiệp sản xuất và một số mặt hàng do các doanh nghiệp nhập khẩu theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (Thuốc lá điếu, xì gà, rượu, bia, ô tô dưới 24 chỗ, điều hòa nhiệt độ có công suất từ 90.000BTU trở xuống, hàng mã,…) Một số dịch vụ như: kinh doanh vũ trường, karaoke, casino, xổ số… Đối tượng nộp thuế TTĐB là tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB. Mỗi mặt hàng thuộc diện chịu thuế TTĐB chỉ phải chịu thuế một lần. Đối với những mặt hàng nhập khẩu khi nhập khẩu nộp thuế TTĐB thì khi bán ra không phải nộp thuế TTĐB nữa. Căn cứ tính thuế TTĐB là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ và thuế suất của những loại hàng hóa dịch vụ đó. Giá tính thuế là giá bán chưa có thuế TTĐB theo phương thức trả tiền một lần; giá tính thuế TTĐB của hàng nhập khẩu bao gồm cả thuế nhập khẩu và giá tính thuế nhập khẩu. Thuế suất thuế TTĐB được quy định từ 10% đến 70%. Phương pháp tính thuế TTĐB Giá tính thuế Thuế suất thuế Thuế TTĐB phải nộp = x TTĐB TTĐB c. Thuế xuất nhập khẩu Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế trực thu tính trực tiếp trên giá các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu. Đối tượng chịu thuế xuất, nhập khẩu là các hàng hóa xuất, nhập khẩu của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, xuất - nhập khẩu qua biên giới Việt Nam. Đối tượng nộp thuế xuất, nhập khẩu là mọi tổ chức, cá nhân xuất - nhập khẩu các hàng hóa thuộc danh mục chịu thuế xuất - nhập khẩu. Trường hợp, xuất - nhập khẩu ủy thác thì bên nhận ủy thác là đối tượng nộp thuế xuất - nhập khẩu. Căn cứ tính thuế xuất, nhập khẩu là giá tính thuế của hàng hóa và thuế suất của chính loại hàng hóa đó. - Giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu là giá FOB (Free on Board). Giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu là giá CIF (Cost Insurrance anh Freight). Trường hợp giá tính thuế thấp hơn biểu giá tính thế của Nhà nước quy định sẽ phải áp dụng theo biểu giá tính thuế theo quy định của Nhà nước. - Thuế suất được quy định theo các mặt hàng xuất, nhập khẩu khác nhau. Phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu (XNK): Thuế suất thuế Thuế XNK phải nộp = Giá tính thuế XNK x XNK d. Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là thuế trực thu, thu trên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tất cả các tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Thu nhập chịu thuế trong kỳ bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác.
  8. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% (Quy định tại điều 11 của TT 78/2014/TT- BTC áp dụng kể từ ngày 01/01/2016). Về nguyên tắc, thu nhập chịu thuế là bất cứ khoản thu nhập phát sinh bằng tiền hay hiện vật, không phân biệt từ nguồn sản xuất kinh doanh hay hoạt động đầu tư sau khi trừ các chi phí hợp lý được pháp luật quy định. Nói cách khác, thu nhập chịu thuế là thu nhập sau khi đã trừ đi các chi phí đã tạo ra thu nhập đó và các khoản được giảm trừ. e. Thuế thu nhập cá nhân Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu, thu trên thu nhập của những người có thu nhập cao. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là: Công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi lao động ở nước ngoài có thu nhập. Cá nhân là người nước ngoài định cư không thời hạn ở Việt Nam. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam Căn cứ tính thuế là thu nhập cá nhân chịu thuế và thuế suất. Thu nhập chịu thuế là thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên. Thu nhập thường xuyên là số tiền của từng cá nhân thực nhận tính bình quân trong năm trên 9.000.000 đồng. Riêng đối với ca sỹ, diễn viên múa, biên đạo, đạo diễn,… Thu nhập không thường xuyên đối với thu nhập về chuyển giao công nghệ là các khoản thu nhập có giá trị trên 10 triệu đồng tính cho từng hợp đồng không phân biệt số lần chi trả. Đối với thu nhập về trúng thưởng xổ số, biếu tặng bằng tiền, hiện vật, … có giá trị trên 10 triệu đồng cho từng lần trúng thưởng, biếu tặng. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập thường xuyên áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần theo quy định tại điều 12 thông tư 111/2013/TT-BTC như sau Bậc Phần thu nhập tính Phần thu nhập tính Thuế thuế thuế/năm thuế/tháng suất (triệu đồng) (triệu đồng) (%) 1 Đến 60 Đến 5 5 2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10 3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15 4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20 5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25 6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30 7 Trên 960 Trên 80 35 Đồng thời, mức giảm trừ gia cảnh được áp dụng như sau: - Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm). - Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng. Thuế suất đối với thu nhập không thường xuyên được áp dụng là 10% Chú ý, Nhà nước khấu trừ thuế 10% trên tổng thu nhập đối với các khoản chi trả cho cá nhân có thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần trở lên, mà khoản thu nhập này có được từ hoạt động đại lý hưởng hoa hồng, môi giới, nhuận bút, tiền giảng dạy, tiền bản quyền sử dụng sáng chế,… f. Thuế tài nguyên Thuế tài nguyên là loại thuế trực thu tính trên việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên do tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Đối tượng chịu thuế tài nguyên bao gồm các loại khoáng sản kim loại, các loại than mỏ, than
  9. bùn, dầu khí, khí đốt, khoáng sản tự nhiên, thủy sản tự nhiên và các tài nguyên khác như vật liệu xây dựng tự nhiên như: Cát, đất, đá,… Đối tượng nộp thuế tài nguyên là tất cả các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải nộp thuế tài nguyên. Căn cứ thính thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên mà các tổ chức, cá nhân khai thác, giá tính thuế tài nguyên và thuế suất thuế tài nguyên . Thuế tài nguyên Sản lượng tài Giá tính thuế Thuế suất thuế tài = X x phải nộp nguyên tài nguyên nguyên g. Thuế nhà đất, tiền thuê đất Tất cả các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình đều phải nộp thuế nhà đất. Các tổ chức cá nhân thuê quyền sử dụng đất của Nhà nước đều phải nộp tiền thuê đất theo quy định của Nhà nước. Căn cứ xác định thuế nhà đất và tiền thuê đất là diện tích đất, loại đất, giá đất theo khung giá quy định do các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ban hành. h. Các loại thuế khác Các loại thuế khác như thuế trước bạ, thuế môn bài,… Thuế trước bạ: Theo quy định mọi trường hợp chuyển dịch về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng về nhà đất, phương tiện vận tải,… đều phải nộp thuế trước bạ. Thuế trước bạ phải nộp khi chuyển dịch quyền sở hữu tài sản nào được ghi tăng nguyên giá tài sản đó. Thuế môn bài: Hàng năm, nhà nước tiến hành thu thuế môn bài vào đầu năm nhằm mục đích nắm và thống kê các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp, công ty tư nhân, hợp tác xã và các tổ chức làm kinh tế khác. Thuế môn bài được ghi nhận vào chi phí quản lý doanh nghiệp. i. Các loại phí, lệ phí khác. Ngoài các loại thuế kể trên, các doanh nghiệp còn phải nộp một số khoản chi phí và lệ phí trong một số trường hợp nhất định như phí giao thông, phí cầu, đường, phà, lệ phí sân bay,… 2. KẾ TOÁN THUẾ 2.1. Mục đích của kế toán thuế Kế toán thuế giúp cho người làm công tác kế toán hiểu rằng kế toán thuế là thực hiện theo đúng các quy định về thuế, còn kế toán tài chính là hướng người làm kế toán đến sự trung thực và hợp lý. Ở bất kỳ một quốc gia nào cũng có các quy định về các sắc thuế theo hệ thống thuế của quốc gia đó, các doanh nghiệp có thể chịu sự chi phối của sắc thuế này hay sắc thuế khác tùy thuộc vào hoạt động kinh doanh của mình. Cho dù chịu sự điều chỉnh của sắc thuế nào thì kế toán vẫn phải hạch toán thuế vào sổ sách kế toán. 2.2. Sự khác biệt giữa thuế và kế toán thuế Hiện nay việc tổ chức thực hiện kế toán nói chung và kế toán thuế nói riêng được căn cứ pháp lý là Luật kế toán và các văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư giải thích hướng dẫn, bổ sung về kế toán được ban hành sau đó. Còn thực hiện công tác về thuế được căn cứ vào cơ sở pháp lý là Luật thuế. Do có mối quan hệ có tính chất phổ biến và mang tính ràng buộc nên giữa Luật thuế và Luật kế toán có những điểm chung liên quan đến các đối tượng kế toán đó là các đối tượng thuộc về tài sản, thu nhập, chi phí…. Chính những điểm chung này tạo nên hành lang pháp lý an toàn cho việc thực hiện tổ chức kế toán tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, những quy định về các
  10. điểm chung giữa Luật kế toán và Luật thuế cần phải đảm bảo được tính độc lập và bình đẳng giữa hai luật sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế vận hành theo cơ chế thì trường có sự quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Sự khác nhau rõ ràng nhất là thuế được điều chỉnh bằng Luật thuế và kế toán thuế được điều chỉnh bằng Luật kế toán và chuẩn mực kế toán. Thuế xác định đối tượng nộp thuế, chịu thuế, các quy định, phương pháp tính, …. Kế toán thuế ghi nhận các khoản thuế, chi phí thuế phát sinh liên quan đến đối tượng chịu thuế, xác định khoản thuế phải nộp và thanh toán thuế cho Nhà nước và phản ánh vào sổ sách kế toán có liên quan. 2.3. Kế toán thuế Việt Nam hiện hành Trong hệ thống kế toán thuế Việt Nam hiện hành quy định đầy đủ các nội dung liên quan như chứng từ, sổ sách kế toán, tài khoản kế toán. Kế toán thuế ở Việt Nam tập trung chủ yếu vào: - Kế toán thuế giá trị gia tăng (GTGT) - Kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) - Kế toán thuế xuất nhập khẩu (XNK) - Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) - Kế toán thuế thu cá nhân (TNCN) - Kế toán thuế tài nguyên - Kế toán thuế nhà đất - Kế toán thuế khác, phí và các khoản phải nộp khác a. Nguyên tắc kế toán - Tính, kê khai đúng và nộp đầy đủ các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp cho Nhà nước theo quy định. - Phản ánh kịp thời các khoản thuế phải nộp, đã nộp trên hệ thống bảng kê khai, sổ chi tiết và các sổ kế toán khác. - Mở sổ chi tiết cho từng khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp, đã nộp và còn phải nộp ngân sách. - Doanh nghiệp nộp thuế bằng ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam để ghi sổ kế toán theo tỷ giá quy định. b. Chứng từ hạch toán - Hóa đơn GTGT. - Hóa đơn bán hàng thông thường. - Hóa đơn đặc thù (Tem, vé, vé cước vận tải) - Tờ khai hải quan. - Tờ khai thuế. - Biên bản xử phạt do vi phạm Luật thuế. - Phiếu thu, phiếu chi - Giấy báo Nợ, báo Có c. Tài khoản sử dụng Tài khoàn 333 “Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước” dùng để phản ánh mối quan hệ giữa doanh nghiệp và Nhà nước về các khoản tiền thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước trong kỳ kế toán năm.
  11. Tài khoản 333 Số thuế, phí, lệ phí và các khoản còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước đầu kỳ Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ Số thuế GTGT đầu ra và số thuế Số thuế GTGT của hàng hóa bán ra GTGT hàng nhập khẩu phải nộp bị trả lại, giảm giá trong kỳ Số thuế phí, lệ phí và các khoản phải Số thuế, phí, lệ phí và các khoản nộp vào ngân sách nhà nước. khác phải nộp đã nộp vào ngân sách Nhà nước Số thuế được giảm trừ vào số thuế phải nộp. Số thuế, phí, lệ phí và các khoản còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước cuối kỳ Tài khoản 333 có 9 tài khoản cấp 2 - TK 3331 “Thuế GTGT phải nộp”: + TK 33311 “Thuế GTGT đầu ra” + TK 33311 “Thuế GTGT đầu ra hàng nhập khẩu” - TK 3332 “Thuế Tiêu thụ đặc biệt” - TK 3333 “Thuế Xuất khẩu, nhập khẩu” - TK 3334 “Thuế Thu nhập doanh nghiệp” - TK 3335 “Thuế Thu nhập cá nhân” - TK 3336 “Thuế Tài nguyên” - TK 3337 “Thuế Nhà đất, tiền thuê đất” - TK 3338 “Các loại thuế khác” - TK 3339 “Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác” 3. BÀI TẬP THỰC HÀNH Bài 1: Tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu của công ty sau: 1. Trực tiếp xuất khẩu một lô hàng hóa A gồm 10.000 sản phẩm, theo hợp đồng giá FOB là 3 USD/sp. Thuế suất thuế xuất khẩu của sản phẩm A là 2%. 2. Nhận nhập khẩu ủy thác lô hàng hóa B với giá trị mua tính theo giá CIF là 50.000 USD. Thuế suất thuế nhập khẩu hàng hóa B là 20%. 3. Nhập khẩu 5.000 sản phẩm, giá mua (Giá FOB) là 8USD/sp, phí vận chuyển và bảo hiểm (I+F)quốc tế là 0,5 USD/sp. Thuế suất thuế nhập khẩu của sản phẩm C là 25%. 4. Trực tiếp xuất khẩu 18.000 sản phẩm D theo giá CIF là 5 USD/sp, phí vận chuyển và bảo hiểm quốc tế (I+F) là 5.000 đồng/sp. Thuế suất thuế xuất khẩu sản phẩm D là 2%. Yêu cầu: Tính số thuế phải nộp của doanh nghiệp trong các nghiệp vụ trên. Tỷ giá tính thuế là tỷ giá liên ngân hàng tính theo thời điểm hiện hành. Bài 2:
  12. Chương 2 KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 1. TỔNG QUAN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (GTGT) 1.1. Thuế và mục đích áp dụng thuế a. Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. b. Mục đích của thuế GTGT - Hạn chế thất thu thuế - Động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng vào ngân sách Nhà nước thông qua quá trình chi tiêu, mua sắm hàng hóa dịch vụ - Tăng cường công tác hạch toán, thúc đẩy việc mua bán hàng hóa có hóa đơn, chứng từ - Thúc đẩy sản xuất phát triển do khắc phục được việc thu trùng thuế - Góp phần hoàn thiện chính sách thuế. 1.2. Đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế a. Đối tượng nộp Tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và mọi tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế GTGT (gọi chung là người nhập khẩu) là đối tượng nộp thuế GTGT. b. Đối tượng chịu thuế Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hoá, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài) trừ các đối tượng sau: Hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu cho xã hội như: Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi do nông dân tự sản xuất ra và tự bán, sản phẩm muối và các dịch vụ không mang tính chất lợi nhuận, các dịch vụ công cộng, dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, thông tin đại chúng,… Cơ sở kinh doanh không được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế mà phải tính vào nguyên giá tài sản cố định, giá trị nguyên vật liệu hoặc chi phí kinh doanh. 1.3. Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất. a. Giá tính thuế Giá tính thuế GTGT được xác định như sau: Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất kinh doanh bán ra hoặc cung cấp cho đối tượng khác là giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) thì giá tính thuế là giá bán đã bao gồm thuế TTĐB nhưng chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra hoặc cung ứng cho đối tượng khác là giá bán chưa có thuế GTGT kể cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán. Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức
  13. giảm giá bán thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã giảm ghi trên hoá đơn GTGT. Ví dụ 1: Doanh nghiệp A bán cho doanh nghiệp B một lô hàng X với giá bán chưa thuế GTGT là 30.000.000 đồng, thuế GTGT 10% là 3.000.000 đồng. Giá tính thuế GTGT của lô hàng này là 30.000.000 đồng. Ví dụ 2: Công ty H nhập khẩu xe ô tô 4 chỗ ngồi nguyên chiếc, trị giá tính thuế nhập khẩu là 600.000.000 đồng/chiếc. Thuế suất thuế nhập khẩu là 80%, thuế suất thuế TTĐB là 50%, thuế suất thuế GTGT nhập khẩu là 10%. Thuế nhập khẩu phải nộp: 600.000.000 x 80% = 480.000.000 đồng Thuế TTĐB phải nộp là: (600.000.000 + 480.000.000) x 10% = 540.000.000 đồng Giá tính thuế GTGT là 600.000.000 + 480.000.000 + 540.000.000 = 1.620.000.000 đồng Thuế GTGT phải nộp của ô tô nhập khẩu: 1.620.000.000 x 10% = 162.000.000 đồng. - Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, sử dụng nội bộ, biếu tặng là giá tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này. Ví dụ: Đơn vị X sản xuất quạt điện, dùng 50 chiếc quạt điện để trao đổi với cở sở Y để lấy sắt thép, giá bán chưa có thuế của quạt cùng thời điểm phát sinh hoạt động trao đổi trên là 1.000.000 đồng/chiếc, thuế GTGT 10%. Giá tính thuế phải nộp tính trên số quạt trao đổi là : 50 chiếc x 1.000.000 đồng =50.000.000 đồng. - Đối với hoạt động cho thuê tài sản là giá cho thuê chưa có thuế GTGT. Trong trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một thời hạn thuê thì thuế GTGT tính trên số tiền thuê trả từng kỳ hoặc trả trước. Ví dụ: Công ty X cho công ty H thuê xe cẩu trong ba tháng, số tiền thuê chưa thuế GTGT là 20.000.000 đồng/ tháng, thuế GTGT 10%. Nếu công ty H trả tiền thuê từng tháng thì giá tính thuế GTGT là 20.000.000 đồng. Nếu công ty H trả tiền trước cả 03 tháng thì giá tính thuế là: 3 x 20.000.000 = 60.000.000 đồng - Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp giá tính thuế là giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT (không bao gồm lãi trả góp), không tính theo số tiền trả góp từng kỳ. Ví dụ: Công ty Phú Tài kinh doanh xe máy, bán xe máy Wave 110, giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT là 20.000.000 đồng, giá bán trả góp trong vòng 24 tháng là 28.000.000 đồng (trong đó lãi trả góp là 8.000.000 đồng) thì giá tính thuế GTGT tính theo giá bán trả ngay là 20.000.000 đồng/chiếc. - Đối với hoạt động xây dựng lắp đặt. + Trường hợp xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu thì giá tính thuế bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu chưa có thuế GTGT. Ví dụ: Công ty xây dựng H nhận thầu công trình bao gồm cả vật tư xây dựng, tổng giá trị thanh toán chưa có thuế GTGT là 3 tỷ đồng, trong đó giá trị vật tư xây dựng là 2,4 tỷ đồng, thì giá tính thuế GTGT là 3 tỷ đồng. Tổng giá thanh toán công trình là 3tỷ + (3 tỷ x10%)= 3,3 tỷ đồng. + Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu thì giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu chưa có thuế GTGT.
  14. Ví dụ: Công ty xây dựng Thành Sen nhận thầu xây dựng công trình, vật tư do chủ công trình cấp, giá trị xây dựng chưa có thuế GTGT không bao gồm vật tư xây dựng là 800.000.000 đồng, giá tính thuế GTGT trong trường hợp này là 800.000.000 đồng, giá thanh toán của công trình bao gồm thuế GTGT là 800.000.000 + (800.000.000 x 10%)= 880.000.000 đồng. + Trường hợp xây dựng, lắp đặt công trình thực hiện thanh toán tiến độ hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành bàn giao thì giá tính thuế GTGT tính trên phần giá trị hoàn thành bàn giao chưa có thuế GTGT. + Đối với hoạt động xây dựng công trình, hạng mục công trình có nhiều đơn vị tham gia xây dựng theo hình thức ký hợp đồng trực tiếp với chủ công trình hoặc nhận thầu lại thông qua nhà thầu chính thì từng nhà thầu phải tính, nộp thuế GTGT đối với phần giá trị công trình nhận thầu. Ví dụ: Công ty K - Đối với hoạt động đầu tư xây dựng nhà để bán, xây dựng cơ sở hạ tầng để chuyển nhượng của các cơ sở kinh doanh được nhà nước giao đất, giá tính thuế là giá bán nhà, cơ sở hạ tầng gắn với đất (-) tiền sử dụng đất phải nộp Ngân sách Nhà nước. - Đối với hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng để cho thuê của các cơ sở kinh doanh được Nhà nước cho thuê, giá tính thuế là giá cho thuê chưa có thuế GTGT trừ giá thuê đất phải nộp Ngân sách Nhà nước. - Đối với hoạt động kinh doanh, dịch vụ hưởng tiền công hoặc tiền hoa hồng như đại lý mua bán hàng hoá, đại lý tàu biển, dịch vụ môi giới, uỷ thác xuất nhập khẩu hưởng hoa hồng, giá tính thuế GTGT là tiền công hoặc tiền hoa hồng chưa trừ một khoản phí tổn nào mà cơ sở thu được từ việc thực hiện các hoạt động này - Ví dụ: Công ty xuất nhập khẩu H nhận xuất khẩu ủy thác lô hàng trị giá 600 triệu đồng, hoa hồng ủy thác là 1% trên giá trị hàng hóa, thuế suất thuế GTGT đối với hoa hồng ủy thác là 10%. Giá tính thuế của hoa hồng ủy thác là: 600 triệu x 1% = 6 triệu đồng. Thuế GTGT của hoa hồng ủy thác là 6 triệu x 10% = 0,6 triệu đồng. - Đối với các hoạt động vận tải, bốc xếp giá tính thuế GTGT là giá tính cước vận tải, bốc xếp chưa có thuế GTGT, không phân biệt cơ sở trực tiếp vận tải hay thuê lại. Hoạt động vận tải bao gồm: Vận tải hành khách, hàng hoá bằng các phương tiện đường sắt, đường bộ, đường biển,... Đối với hoạt động vận tải hàng không, tàu biển, đường sắt,... có hoạt động vận tải quốc tế (doanh thu thu được từ hoạt động vận tải ở nước ngoài và từ Việt Nam đi nước ngoài) không chịu thuế GTGT. - Đối với dịch vụ đại lý tàu biển, dịch vụ môi giới, uỷ thác xuất nhập khẩu và dịch vụ khác hưởng tiền công hoặc tiền hoa hồng, giá tính thuế là tiền công hoặc tiền hoa hồng được hưởng chưa có thuế GTGT. - Đối với hàng hoá, dịch vụ có tính đặc thù dùng các chứng từ như tem bưu chính, vé cước vận tải, vé xổ số kiến thiết,... ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì giá chưa thuế GTGT được xác định trên cơ sở giá thanh toán và thuế suất của hàng hoá, dịch vụ đó. Ví dụ: Giá bán của vé xe từ Hà Tĩnh đi Hà Nội của nhà xe Văn Minh là 220.000/vé, thì giá tính thuế của mỗi chiếc vé xe được tính như sau: Giá chưa thuế = 220.000 = 200.000 đồng/vé
  15. GTGT 1+10% - Đối với dịch vụ du lịch theo hình thức lữ hành, hợp đồng ký với khách hàng theo giá trọn gói (ăn, ở, đi lại,...) thì giá trọn gói được xác định là giá đã có cả thuế để tính thuế GTGT và doanh thu của cơ sở kinh doanh. Trường hợp giá trọn gói các khoản không chịu thuế GTGT thì được tính giảm trừ trong doanh thu tính thuế GTGT. Ví dụ: Công ty du lịch A ký hợp đồng du lịch với Nhật Bản theo hình thức trọn gói 50 khách du lịch trong vòng 05 ngày tại Việt Nam với tồng số tiền là 520 triệu đồng. Phía Việt Nam phải lo toàn bộ chi phí vé máy bay, ăn, ở, tham quan theo chương trình thỏa thuận. Trong đó vé máy bay đi từ Nhật Bản sang Việt Nam và ngược lại hết 190 triệu đồng. Vậy giá tính thuế GTGT được xác định như sau: Tổng doanh thu đã bao gồm thuế được ghi nhận là 520 triệu đồng - 190 triệu đồng = 330 triệu đồng Giá tính thuế GTGT của hoạt động du lịch là: Giá chưa thuế 330 triệu đồng = = 300 triệu đồng GTGT 1+10% Doanh thu chưa thuế của công ty du lịch A được ghi nhận là: 520 triệu đồng – (300 triệu đồng x 10%) = 490 triệu đồng Ví dụ: Công ty du lịch A thực hiện hợp đồng đưa khách du lịch từ Việt Nam sang Thái Lan theo giá trọn gói là 9.200.000 đồng/người đi trong 05 ngày. Công ty du lịch A phải chi trả cho công ty du lịch Thái Lan là 7.000.000 đồng/người. Công ty du lịch Thái Lan phải lo toàn bộ chi phí vé máy bay, ăn, ở, thăm quan theo chương trình. Thì giá tính thuế của công ty du lịch A là: Giá chưa thuế 9.200.000 – 7.000.000 = = 2.000.000 đồng/ng GTGT 1+10% - Đối với dịch vụ cầm đồ, giá tính thuế là tiền phải thu từ dịch vụ này bao gồm tiền lãi phải thu từ cho vay cầm đồ và chênh lệch thu được từ bán hàng cầm đồ trừ đi phần phải trả cho khách hàng (nếu có) trừ đi số tiền cho vay. Khoản thu từ dịch vụ này được xác định là giá đã có cả thuế GTGT. - Đối với sách, báo, tạp chí bán theo đúng giá phát hành (giá bìa) thì giá bán đó được xác định là giá đã có cả thuế GTGT để tính thuế GTGT và doanh thu của cơ sở (đối với loại chịu thuế GTGT). Các trường hợp bán không theo giá bìa thì thuế GTGT tính trên giá bán ra. - Đối với hoạt động in, giá tính thuế là tiền công in. Trường hợp cơ sở in thực hiện các hợp đồng in, giá thanh toán bao gồm cả tiền công in và giấy in thì giá tính thuế bao gồm cả tiền giấy in. - Giá tính thuế GTGT đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB ở khâu sản xuất, kinh doanh trong nước là giá bán đã có thuế TTĐB nhưng chưa có thuế GTGT, ở khâu nhập khẩu là giá nhập khẩu tại cửa khẩu cộng thuế nhập khẩu cộng thuế TTĐB (nếu có). Ví dụ : Doanh nghiệp H sản xuất vàng mã, hàng mã, giá bán chưa thuế TTĐB, chưa thuế GTGT của lô hàng mã là 10.000.000 đồng, thuế suất thuế TTĐB của hàng mã là 70%, thuế
  16. GTGT 10%. Giá tính thuế GTGT của lô hàng này là: Giá chưa thuế TTĐB là: 10.000.000 đồng Thuế TTĐB là: 10.000.000 x 70% = 7.000.000 đồng Giá tính thuế GTGT là 17.000.000 đồng Trường hợp đối tượng nộp thuế có doanh số mua, bán bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá chính thức do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh số để xác định giá tính thuế. b. Thuế suất thuế giá trị gia tăng. Thuế suất thuế GTGT được áp dụng như sau: b1. Thuế suất 0% áp dụng đối với - Hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu bao gồm cả hàng gia công xuất khẩu, kể cả hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT xuất khẩu (trừ các trường hợp sau; vận tải quốc tế; hàng hoá, dịch vụ cung ứng trực tiếp cho vận tải quốc tế; dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài; dịch vụ tín dụng, đầu tư tài chính, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài và sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên khoáng sản khai thác chưa qua chế biến do Chính phủ quy định). - Xuất khẩu bao gồm xuất ra nước ngoài, bán cho doanh nghiệp khu chế xuất và các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ. - Các trường hợp hàng hoá đưa ra nước ngoài để bán tại hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm, uỷ thác gia công xuất khẩu, hàng hoá bán cho nước ngoài nhưng giao hàng tại Việt Nam theo chỉ định của phía nước ngoài nếu có đủ các căn cứ xác định là hàng xuất khẩu cũng được áp dụng thuế suất 0%. - Sửa chữa máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, cung ứng dịch vụ phần mềm cho nước ngoài, cho doanh nghiệp chế xuất, dịch vụ xuất khẩu lao động, xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và của doanh nghiệp chế xuất. Hàng hoá xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0% phải có đủ các hồ sơ, chứng từ chứng minh là hàng đã thực tế xuất khẩu, cụ thể như sau. + Hợp đồng bán hàng hoá hoặc hợp đồng gia công ký kết với nước ngoài, hợp đồng uỷ thác xuất khẩu đối với trường hợp uỷ thác xuất khẩu. + Hoá đơn GTGT bán hàng hay xuất trả hàng gia công cho nước ngoài, doanh nghiệp chế xuất và cho các đối tượng khác được xác định như xuất khẩu theo quy định của Chính phủ. + Giấy mời hoặc hợp đồng tham gia hội chợ triển lãm. + Hàng hoá xuất khẩu cho các thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp chế xuất phải thanh toán qua Ngân hàng. Chứng từ thanh toán với thương nhân nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. + Tờ khai Hải quan về hàng xuất khẩu có xác nhận hàng đã xuất khẩu của cơ quan Hải quan. Trường hợp uỷ thác xuất khẩu thì phải có tờ khai Hải quan về hàng hoá xuất khẩu của bên nhận uỷ thác, nếu là bản sao phải có đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu ký, đóng dấu. b2. Thuế suất 5% :Áp dụng cho các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho đời sống xã hội, nguyên liệu và các phương tiện phục vụ trực tiếp cho sản xuất trong các khu vực nông nghiệp, y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật,…
  17. b3. Thuế suất 10% : Áp dụng cho tất cả hàng hóa, dịch vụ thông thường và các hàng hóa dịch vụ không nằm trong diện mức thuế suất 0%, 5% 1.4. Phương pháp tính thuế GTGT 1.4.1. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng. a. Đối tượng áp dụng. - Cá nhân sản xuất kinh doanh là người Việt Nam. - Tổ chức, cá nhân cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo luật đầu tư ở nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá đơn chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế. - Cơ sở kinh doanh mua bán vàng bạc, đá quý, ngoại tệ. b. Phương pháp xác định thuế GTGT phải nộp. Cơ sở sản xuất kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp xác định thuế GTGT phải nộp theo công thức sau. Giá trị gia tăng của Thuế suất thuế GTGT Thuế GTGT phải = hàng hóa, dịch vụ x của hàng hóa, dịch vụ nộp chịu thuế đó Giá trị gia tăng Giá thanh toán của Giá thanh toán của của hàng hóa, = hàng hóa dịch vụ bán - hàng hóa dịch vụ bán dịch vụ chịu thuế ra mua vào tương ứng Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra là giá bán thực tế bên mua phải thanh toán cho bên bán, bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên mua phải trả. Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng của hàng hoá, dịch vụ bán ra được xác định bằng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào (giá mua bao gồm cả thuế GTGT) mà cơ sở sản xuất kinh doanh đã dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra. 1.4.2. Phương pháp khấu trừ thuế a. Đối tượng áp dụng Là các đơn vị, tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các đơn vị, tổ chức kinh doanh khác được áp dụng phương pháp khấu trừ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. b. Xác định thuế GTGT phải nộp Thuế GTGT Thuế Thuế GTGT đầu = - phải nộp GTGT đầu ra vào được khấu trừ Trong đó:
  18. Thuế GTGT Giá tính thuế của hàng Thuế suất của hàng hoá, = x đầu ra hoá, dịch vụ bán ra dịch vụ đó Thuế GTGT đầu vào bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng nhập khẩu. Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ phải tính và thu thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra. Khi lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế GTGT và tổng tiền hàng người mua phải thanh toán. Trường hợp hóa đơn chỉ ghi ghi giá thanh toán không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hóa đơn, chứng từ. Ví dụ : Tại công ty X, trong kỳ tính thuế có các số liệu sau : Mua 12.000 sản phẩm A của cơ sở sản xuất với giá bán chưa thuế GTGT là 80.000 đồng/sp. Bán 10.000 sản phẩm A cho cửa hàng bách hóa với giá bán chưa thuế GTGT là 100.000 đồng/sp. Bán cho doanh nghiệp trong khu chế xuất 1.000 sản phẩm A với giá là 110.000 đồng/sp. Tính thuế GTGT phải nộp, biết thuế suất thuế GTGT là 10%. Giải : Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của 12.000 sản phẩm A : 12.000 sản phẩm x 80.000 x 10% = 96.000.000 đồng Thuế GTGT đầu ra của 10.000 sản phẩm A bán cho cửa hàng bách hóa : 10.000 sản phẩm x 100.000 x 10% = 100.000.000 đồng Thuế GTGT đầu ra của 1.000 sản phẩm A bán cho khu chế xuất : 1.000 sản phẩm x 100.000 x 0% = 0 đồng Thuế GTGT = 100.000.000 - 96.000.000 = 4.000.000 đồng phải nộp 1.5. Kê khai nộp thuế, quyết toán, hoàn thuế GTGT a. Kê khai, nộp thuế GTGT Các cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT phải lập và gửi cho cơ quan thuế tờ kê khai thuế GTGT theo quy định. Thời gian gửi tờ khai cho cơ quan thuế chậm nhất là ngày cuối tháng của tháng tiếp theo tiếp theo nếu nộp tờ khai theo tháng, ngày cuối tháng đầu tiên của quý tiếp theo nếu nộp tờ khai theo quý. Thời hạn nộp tờ khai thuế cùng với thời hạn nộp thuế. Trong trường hợp không phát sinh thuế đầu vào, thuế đầu ra thì cơ sở kinh doanh vẫn phải kê khai và nộp tờ khai cho cơ quan thuế. Cơ sở kinh doanh phải kê khai đầy đủ, đúng mẫu tờ khai và chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc kê khai. b. Quyết toán thuế GTGT
  19. Theo Luật thuế quy định thì tất cả các cơ sở kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế (trừ hộ kinh doanh vừa và nhỏ nộp thuế theo mức ấn định doanh thu, hộ kinh doanh buôn chuyến nộp thuế theo từng chuyến hàng) đều phải thực hiện quyết toán thuế GTGT đối với cơ quan thuế . Năm quyết toán thuế tính theo năm dương lịch, thời hạn cơ sở kinh doanh phải nộp quyết toán thuế cho cơ quan thuế chậm nhất không quá 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm quyết toán thuế (31/12). Cơ sở kinh doanh phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của số liệu quyết toán thuế, nếu cơ sở kinh doanh báo cáo sai, nhằm trốn, lậu thuế thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật. c. Hoàn thuế GTGT Việc hoàn thuế GTGT chỉ thực hiện trong các trường hợp sau. Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được xét hoàn thuế hàng quý nếu có số thuế đầu vào được khấu trừ của các tháng trong quý lớn hơn số thuế đầu ra trong 3 tháng liên tục. Số thuế đầu vào được khấu trừ bao gồm số thuế đầu vào phát sinh trong tháng và số thuế đầu vào được khấu trừ của tháng trước chuyển qua. Ví dụ : Công ty A trong quý có số kê khai thuế GTGT như sau ĐVT:trđ. Thuế đầu Thuế phải nộp Thời gian vào Thuế đầu Chênh lệch (Luỹ kế) ra Tháng 2 600 100 - 500 - 500 Tháng 3 100 200 + 100 - 400 Tháng 4 150 300 + 50 - 350 Theo ví dụ trên, công ty A thuộc đối tượng được xét hoàn thuế. Số thuế được hoàn của quý là 350 triệu. Hồ sơ hoàn thuế GTGT bao gồm: + Công văn đề nghị hoàn thuế GTGT đầu vào đã nộp có nêu lý do xin hoàn thuế và số thuế xin hoàn kèm theo: + Bảng kê khai tổng hợp số thuế phát sinh đầu ra, số thuế đầu vào được khấu trừ, số thuế đã nộp, số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra đề nghị hoàn lại. + Bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra trong kỳ liên quan đến việc xác định thuế GTGT đầu vào, đầu ra. Nếu việc kê khai thuế hàng tháng đã đầy đủ và chính xác, cơ sở chỉ cần tổng hợp số liệu cần kê khai các tháng để xác định số thuế đề nghị hoàn trả. Cơ sở kinh doanh xuất khẩu mặt hàng theo thời vụ hoặc theo từng lần xuất khẩu với số lượng lớn, nếu phát sinh số thuế đầu vào được khấu trừ lớn thì được xét hoàn thuế GTGT theo từng kỳ hoặc tháng.
  20. - Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế có đầu tư, mua sắm TSCĐ có số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn, được hoàn thuế như sau: - Đối với cơ sở đầu tư mới đã đăng ký nộp thuế, nhưng chưa có phát sinh doanh thu bán hàng để tính thuế GTGT đầu ra, nếu thời gian đầu tư từ 1 năm trở lên thì được xét hoàn thuế đầu vào theo từng năm. Trường hợp cơ sở có số thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ đầu tư lớn thì được xét hoàn thuế từng quý. Ví dụ : Cơ sở kinh doanh mới được thành lập năm 2013 trong năm thực hiện đầu tư phần giá trị xây lắp là 6 tỷ, giá trị máy móc thiết bị là 2 tỷ. - Thuế GTGT đầu vào của vật tư dùng trong xây lắp là 400tr. - Thuế GTGT của máy móc thiết bị nhập khẩu là 300tr. Đến cuối năm, công trình chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, chưa có doanh thu nên chưa có phát sinh thuế GTGT đầu ra. Sau khi lập báo cáo quyết toán thuế GTGT năm 2013, xác định số thuế GTGT đầu vào là 700tr thuộc diện được hoàn thuế, thì cơ sở làm hồ sơ đề nghị cơ quan thuế giải quyết hoàn số tiền thuế GTGT là 700 triệu đồng cho cơ sở. Trường hợp cơ sở mới đầu tư nhưng chưa thành lập doanh nghiệp hoặc đã thành lập doanh nghiệp, nhưng chưa đăng ký nộp thuế thì không thuộc đối tượng hoàn thuế GTGT theo quy định này. - Đối với cơ sở kinh doanh đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu, nếu số thuế GTGT đầu vào của tài sản đầu tư đã khấu trừ trong 3 tháng (kể từ tháng phát sinh thuế đầu vào của tài sản đầu tư) mà chưa khấu trừ hết thì hoàn lại số thuế chưa được khấu trừ này. Ví dụ : Doanh nghiệp A trong quý III/2013 có mua sắm một số máy móc thiết bị mới để đầu tư mở rộng một dây chuyền sản xuất, thuế GTGT đầu vào là 500tr. Trong quý IV có phát sinh thuế GTGT đầu ra nhưng tính ra số thuế GTGT đầu vào của TSCĐ đầu tư chưa được khấu trừ của quý III vẫn còn 200tr (mới được khấu trừ 300tr), như vậy doanh nghiệp A được hoàn thuế đầu vào của TSCĐ chưa được khấu trừ là 200 triệu đồng. - Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản, có số thuế GTGT nộp thừa, nếu cơ sở đề nghị hoàn trả thì sẽ được quyết định hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền. 1.6. Các biểu mẫu tờ khai thuế GTGT (Kèm theo phụ lục 1)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2