intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Khai thác thiết bị vô tuyến điện hàng hải trên tàu cá

Chia sẻ: Huệ Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:139

183
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Khai thác thiết bị vô tuyến điện hàng hải trên tàu cá" giúp người học tiếp cận với kiến thức và thực hành kỹ năng cơ bản về khai thác máy định vị GPS, máy thông tin liên lạc trên tàu, rađa hàng hải, giáo trình gồm 4 bài: bài 1 khai thác máy định vị GPS, bài 2 khai thác thiết bị thông tin liên lạc, bài 3 khai thác Ra đa hàng hải, bài 4 khai thác thiết bị vô tuyến tầm phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Khai thác thiết bị vô tuyến điện hàng hải trên tàu cá

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN KHAI THÁC THIẾT BỊ VÔTUYẾN ĐIỆN HÀNG HẢI TRÊN TÀU CÁ MÃ SỐ: MĐ 02 NGHỀ: ĐIỀU KHIỂN TÀU CÁ Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02 LỜI GIỚI THIỆU Nghề “Điều khiển tàu cá” là nghề sử dụng kiến thức và kỹ năng về hàng hải để điều khiển tàu cá hoạt động trên biển đảm bảo an toàn, khai thác hải sản đạt hiệu quả cao. Người làm nghề “Điều khiển tàu cá” trình độ sơ cấp nghề được bố trí làm việc trực tiếp trên các tàu cá hoạt động trên biển phải có kiến thức cơ bản về tàu thuyền, về hàng hải, có sức khỏe tốt để hoàn thành nhiệm vụ trong điều kiện làm việc trên biển. Việt nam là một quốc gia ven biển có vùng đặc quyền kinh tế rộng gần 1 triệu km2 với chiều dài bờ biển trên 3260 km. Hiện tại, đội tàu cá nước ta có khoảng hơn 130 000 chiếc, trong đó có khoảng 52 000 chiếc có công suất trên 90cv, nhưng số người làm nghề khai thác hải sản làm việc trên tàu cá đã qua đào tạo là rất ít. Trong thời gian tới, để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, giảm áp lực khai thác ven bờ, Nhà nước có chủ trương giảm dần, tiến tới giải bản các tàu cá công suất nhỏ khai thác ven bờ, hiện đại hóa các tàu có công suất lớn khai thác hải sản xa bờ, xây dựng các nghiệp đoàn đánh cá xa bờ hoạt động dài ngày trên biển với quy mô công nghiệp. Do đó, nhu cầu đào tạo lao động nông thôn có tay nghề có thể quản lý, vận hành được các tàu cá hiện đại là rất lớn. Trước khi biên soạn giáo trình này, chúng tôi đã khảo sát thực tế tại nhiều cơ sở đánh cá ở các địa phương khác nhau. Đối tượng học là những lao động nông thôn có trình độ học vấn không đồng đều, nên giáo trình được viết ngắn gọn, dễ tiếp thu, cân xứng giữa kênh hình và kênh chữ, tập trung vào kỹ năng thực hành. Tuy nhiên, thực tế sản xuất luôn biến động, khoa học công nghệ luôn đổi mới. Vì vậy, khi biên soạn chúng tôi gặp phải những khó khăn nhất định. Song, tập thể Ban biên soạn cũng đã cố gắng biên soạn giáo trình này bám sát chương trình đào tạo. Giáo trình thể hiện đầy đủ nội dung cần truyền đạt cho học viên, ngoài ra còn có nội dung mở rộng để người học củng cố kiến thức phục vụ tốt hơn quá trình sản xuất.
  3. 2 Giáo trình “Khai thác thiết bị hàng hải trên tàu cá” giúp người học tiếp cận với kiến thức và thực hành kỹ năng cơ bản về khai thác máy định vị GPS, máy thông tin liên lạc trên tàu, rađa hàng hải, giáo trình gồm bài: Bài 1: Khai thác máy định vị GPS Bài 2: Khai thác thiết bị thông tin liên lạc Bài 3: Khai thác Ra đa hàng hải Bài 4: Khai thác thiết bị vô tuyến tầm phương Ban biên tập xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Vịnh Bắc Bộ; Lãnh đạo Chi cục khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Hải Phòng; Ban Giám hiệu và giáo viên khoa Khai thác Trường Trung học Thủy sản TP HCM; Ban Giám hiệu và giáo viên khoa Công nghệ Thuỷ sản Trường Cao đẳng Nghề Thủy sản Miền Bắc và những người đã tham gia góp ý kiến cho giáo trình này. Ban biên tập đã cố gắng biên soạn các bài trong giáo trình, trình bày làm rõ những nội dung cơ bản của từng bài. Nhưng do trình độ có hạn, nên cuốn sách không tránh khỏi những hạn chế. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Hồ Đình Hải - Chủ biên 2. Phạm Văn Khoát 3. Đỗ Ngọc Thắng 4. Nguyễn Quý Thạc 5. Nguyễn Văn Bôn
  4. 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Lời giới thiệu ............................................................................................... 2 Mục lục ........................................................................................................ 4 Bài 1: Khai thác máy định vị GPS ............................................................... 8 Mục tiêu ....................................................................................................... 8 A. Nội dung .................................................................................................. 8 1. Giới thiệu chung máy định vị GPS .......................................................... 8 2. Chuẩn bị máy định vị GPS ...................................................................... 10 2.1. Cách lắp đặt anten ................................................................................. 10 2.2. Cách lắp đặt máy định vị ...................................................................... 10 2.3. Kiểm tra và kết nối máy định vị ........................................................... 10 3. Khai thác máy định vị GPS FURUNO GP-30 ......................................... 10 3.1. Mở máy ................................................................................................. 10 3.2. Nhập số liệu ban đầu vào máy Định vị Furuno GP-30 ......................... 11 3.3. Mở các màn hình của máy Định vị Furuno GP-30 ............................... 11 3.4. Sử dụng các chức năng cơ bản của máy Định vị GP-30 ..... ................. 16 3.5. Cài đặt các chế độ báo động của máy Định vị Furuno GP- 30 ............. 26 3.6. Xử lý sự cố xảy ra trong khi sử dụng máy Định vị Furuno GP-30 ....... 29 3.7. Hệ thống tự kiểm tra các hoạt động của máy Định vị Furuno GP-30 .. 31 3.8. Tắt máy ................................................................................................. 31 4. Khai thác máy Định vị KODEN KGP – 912 ........................................... 31 4.1. Mở máy ................................................................................................. 31 4.2. Nhập số liệu ban đầu vào máy Định vị KODEN KGP- 912 ................. 32 4.3. Mở các màn hình của máy Định vị KODEN KGP- 912 ....................... 35 4.4. Sử dụng các chức năng cơ bản của máy Định vị KGP-912 .................. 39 4.5. Cài đặt các chế độ báo động của máy Định vị KODEN KGP-912 ...... 48 4.6. Chế độ đồ thị (PLOT) trên máy Định vị KODEN KGP-912 ............... 51 4.7. Hiệu chỉnh vị trí tàu trên máy Định vị KODEN KGP-912 ................... 53 4.8. Xử lý sự cố xảy ra trong khi sử dụng máy Định vị KODEN KGP-912 55 4.9. Xóa và đặt lại hoạt động của máy Định vị KODEN KGP-912 ........... 56 4.10. Tắt máy ............................................................................................... 56 5. Bảo quản máy định vị GPS ...................................................................... 56 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ................................................................... 56 C. Ghi nhớ .................................................................................................... 57 Bài 2: Khai thác thiết bị thông tin liên lạc ................................................... 58 Mục tiêu ....................................................................................................... 58 A. Nội dung .................................................................................................. 58 1. Hệ thống thống tin liên lạc trên biển ........................................................ 58 2. Nguyên lý hoạt động của máy thông tin liên lạc ..................................... 59
  5. 4 3. Khai thác máy thông tin liên lạc IC-3161 ................................................ 60 3.1. Các thông số kỹ thuật của máy Thông tin liên lạc IC- 3161 ................ 60 3.2. Sơ đồ mặt máy, tên và chức năng các phím trên bảng điều khiển ........ 60 3.3. Chuẩn bị máy ........................................................................................ 62 3.4. Mở máy ................................................................................................. 62 3.5. Tự động dò tìm đài phát ........................................................................ 62 3.6. Chọn kênh ............................................................................................. 63 3.7. Nhận và phát thông tin .......................................................................... 63 3.8. Liên lạc trong điều kiện bình thường .................................................... 63 3.9. Liên lạc trong trường hợp khẩn cấp ...................................................... 63 3.10. Xử lý sự cố trên máy Thông tin liên lạc IC- 3161............................... 64 3.11. Tăt máy ............................................................................................... 65 3.12. Bảo quản máy Thông tin liên lạc IC- 3161 ......................................... 65 4. Khai thác máy thông tin liên lạc IC-M95 ................................................ 65 4.1. Các thông số kỹ thuật của máy Thông tin liên lạc IC-M59 .................. 65 4.2. Tên và chức năng các phím trên mặt máy ............................................ 66 4.3. Micro cầm tay ....................................................................................... 67 4.4. Chuẩn bị máy ........................................................................................ 67 4.5. Mở máy ................................................................................................. 68 4.6. Chọn kênh ............................................................................................. 68 4.7. Cách đọc các số liệu trên máy Thông tin liên lạc IC-M59 ................... 68 4.8. Sử dụng ở chế độ phát .......................................................................... 70 4.9. Sử dụng chức năng tự dò tìm đài phát .................................................. 70 4.10. Chức năng loại bỏ tiếng ồn (tiếng sôi) ................................................ 70 4.11. Liên lạc trong điều kiện bình thường ................................................. 70 4.12. Liên lạc trong trường hợp khẩn cấp .................................................... 71 4.13. Xử lý sự cố máy Thông tin liên lạc IC-M59 ...................................... 72 4.14. Tắt máy ............................................................................................... 73 4.15. Bảo quản máy Thông tin liên lạc IC- M59 ......................................... 73 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ................................................................... 73 C. Ghi nhớ .................................................................................................... 74 Bài 3: Khai thác Ra đa hàng hải .................................................................. 75 Mục tiêu ....................................................................................................... 75 A. Nội dung .................................................................................................. 75 1. Nguyên lý hoạt động và các bộ phận của Ra đa hàng hải ....................... 75 1.1. Nguyên lý hoạt động của Ra đa hàng hải ............................................. 75 1.2. Các bộ phận của Ra đa hàng hải ........................................................... 76 2. Khai thác Ra đa hàng hải KODEN MD 3404 .......................................... 76 2.1. Tên và chức năng các phím .................................................................. 76 2.2. Chuẩn bị Ra đa ...................................................................................... 76 2.3. Mở máy ................................................................................................. 79 2.4. Chọn thang đo ....................................................................................... 80
  6. 5 2.5. Điều chỉnh độ sáng ............................................................................... 80 2.6. Điều chỉnh độ khuếch đại ..................................................................... 80 2.7. Cách đọc tín hiệu trên Ra đa hàng hải Koden MD3404 ....................... 81 2.8. Các chế độ của Ra đa hàng hải Koden MD3404 .................................. 82 2.9. Xử lý sự cố Ra đa hàng hải Koden MD3404 ........................................ 92 2.10. Tắt máy ............................................................................................... 92 3. Khai thác Ra đa hàng hải JMA-2254 .................................................... 92 3.1. Tên và chức năng các phím .................................................................. 92 3.2. Chuẩn bị Ra đa ...................................................................................... 95 3.3. Mở máy ................................................................................................. 95 3.4. Chọn thang đo ....................................................................................... 96 3.5. Điều chỉnh độ sáng ............................................................................... 97 3.6. Điều chỉnh độ khuếch đại ..................................................................... 97 3.7. Cách đọc tín hiệu trên Ra đa hàng hải JMA – 2254 ............................. 97 3.8. Các chế độ của Ra đa hàng hải JMA-2254 ........................................... 98 2.9. Xử lý sự cố Ra đa hàng hải Koden JMA-2254 ..................................... 113 2.10. Tắt máy ............................................................................................... 114 4. Bảo quản Ra đa hàng hải ......................................................................... 114 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ................................................................... 114 C. Ghi nhớ .................................................................................................... 115 Bài 4: khai thác thiết bị Vô tuyến tầm phương ............................................ 116 Mục tiêu ....................................................................................................... 116 A. Nội dung .................................................................................................. 116 1. Các bộ phận và nguyên lý hoạt động của máy Vô tuyến tầm phương .... 116 1.1. Các bộ phận của Vô tuyến tầm phương ................................................ 116 1.2. Nguyên lý hoạt động của máy Vô tuyến tầm phương .......................... 116 2. Khai thác máy Vô tuyến tầm phương JMC DF-2701 ............................ 118 2.1. Các thông số kỹ thuật của máy Vô tuyến tầm phương JMC DF-2701 118 2.2. Sơ đồ mặt máy, tên và chức năng các phím, núm trên bảng điều khiển 118 2.3. Chuẩn bị máy ........................................................................................ 120 2.4. Mở máy ................................................................................................. 120 2.5. Điều chỉnh độ nhạy thu ......................................................................... 121 2.6. Điều chỉnh tín hiệu ra loa ...................................................................... 121 2.7. Tinh chỉnh tần số ................................................................................... 121 2.8. Chọn tần số thu ..................................................................................... 121 2.9. Chọn các chế độ thu nhận tín hiệu ........................................................ 121 2.10. Cách cài tần số vào kênh nhớ ............................................................. 121 2.11. Cách đọc dữ liệu trên máy Vô tuyến tầm phương DF-2701 ............... 123 2.12. Sử dụng máy Vô tuyến tầm phương để xác định vị trí của đài phát (phao vô tuyến) ............................................................................................ 124 2.13. Xử lý sự cố trên máy Vô tuyến tầm phương DF-2701 ....................... 124 2.14. Tắt máy ............................................................................................... 125
  7. 6 3. Khai thác phao vô tuyến KTR 17 (KTR-18) ........................................... 125 3.1. Các thông số kỹ thuật của Phao vô tuyến KTR-17, KTR-18 ............... 125 3.2. Chuẩn bị phao vô tuyến ........................................................................ 128 3.3. Xử lý sự cố trên Phao vô tuyến ............................................................ 128 3.4. Tắt máy ............................................................................................... 128 4. Bảo quản Máy vô tuyến tầm phương và phao vô tuyến .......................... 128 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ................................................................... 129 C. Ghi nhớ .................................................................................................... 129 Hướng dẫn giảng dạy mô đun ...................................................................... 130 I. Vị trí, tính chất của mô đun ...................................................................... 130 II. Mục tiêu .................................................................................................. 130 III. Nội dung chính của mô đun ................................................................... 130 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành .......................................... 131 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ....................................................... 139 VI. Tài liệu tham khảo ................................................................................. 141 Danh sách Ban chủ nhiệm ........................................................................... 142 Danh sách Hội đồng nghiệm thu .................................................................. 142 MÔ ĐUN KHAI THÁC THIẾT BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN HÀNG HẢI TRÊN TÀU CÁ Mã mô đun: MĐ 02 Giới thiệu mô đun: Mô đun ”Khai thác thiết bị hàng hải trên tàu” là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình ”Điều khiển tàu cá” trình độ sơ cấp nghề, nhằm cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng tay nghề cơ bản về: khai thác Máy định vị GPS, Ra đa hàng hải, Máy thông tin liên lạc trang bị trên tàu. Môn học được giảng dạy trong phòng học kết hợp với thực hành trên tàu. Việc đánh giá kết quả học tập thông qua kết quả các bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra kết thúc môn học phối hợp với đánh giá ý thức của người học trong quá trình học tập. Bài 1: Khai thác máy định vị GPS Mục tiêu:
  8. 7 - Biết kết nối máy định vị GPS với anten, nguồn điện và thiết bị khác - Khai thác được các chức năng cơ bản của máy định vị GPS: báo động, xác định vị trí tàu, dẫn tàu hành trình - Bảo quản máy định vị GPS A. Nội dung: 1. Giới thiệu chung máy định vị GPS 1.1. Hệ thống định vị toàn cầu GPS Hệ thống Định vị toàn cầu GPS là Hệ thống xác định vị trí bằng thời gian và khoảng cách do Mỹ thiết lập và duy trì. Hệ thống Định vị toàn cầu bao gồm 3 thành phần chính: 1.1.1. Các vệ tinh trong hệ thống Định vị toàn cầu GPS 24 vệ tinh làm nên vùng không gian GPS trên quỹ đạo 20.200km cách mặt đất. Chúng chuyển động ổn định, hai vòng quỹ đạo trong khoảng thời gian gần 24 giờ. Các vệ tinh này chuyển động với vận tốc 12600 km một giờ. Các vệ tinh được nuôi bằng năng lượng Mặt trời. Chúng có các nguồn pin dự phòng để duy trì hoạt động khi chạy khuất vào vùng không có ánh sáng Mặt Trời. Các tên lửa nhỏ gắn ở mỗi vệ tinh giữ chúng bay đúng quỹ đạo đã định. Hình 1-1: Hệ thống Định vị toàn cầu
  9. 8 1.1.2. Hệ thống điều khiển Gồm có các trạm giám sát và điều khiển thường xuyên theo dõi, giám sát, trao đổi dữ liệu với các vệ tinh. Hệ thống điều khiển có 1 trạm chính đặt ở Colorado Spring (Mỹ) và 5 trạm giám sát, 3 trạm dẫn động. Trạm chính sẽ nhận các số liệu từ các trạm giám sát sau đó tính toán và hiệu chỉnh rồi phát lên các vệ tinh qua các trạm dẫn động. 1.1.3. Máy thu GPS Máy thu GPS còn được gọi là máy Định vị vệ tinh gồm 1 anten và 1 máy thu có trang bị máy tính điện tử. Các máy Định vị vệ tinh hiện nay có rất nhiều loại do nhiều hãng khác nhau sản xuất như Furuno, Koden, Jmc… sản xuất. 1.2. Nguyên lý chung của việc xác định vị trí tàu bằng máy thu GPS Mỗi vệ tinh phát tín hiệu xuống các tàu có trang bị máy Định vị vệ tinh, nhờ máy tính điện tử có ở trên vệ tinh sẽ tính toán được thời gian tín hiệu phát từ vệ tinh đến máy thu số liệu này được gửi xuống trạm giám sát và cho chuyển qua trạm tính toán gồm nhiều máy tính điện tử hiện đại sẽ tính được vị trí của tàu. Vị trí này lại được phát lên vệ tinh, vệ tinh truyền xuống máy Định vị vệ tinh. Máy thu GPS phải khoá được với tín hiệu của ít nhất ba vệ tinh để tính ra vị trí hai chiều (kinh độ và vĩ độ) và để theo dõi được chuyển động. Với bốn hay nhiều hơn số vệ tinh trong tầm nhìn thì máy thu có thể tính được vị trí ba chiều (kinh độ, vĩ độ và độ cao). Một khi vị trí người dùng đã tính được thì máy thu GPS có thể tính các thông tin khác, như tốc độ, hướng chuyển động, bám sát di chuyển, khoảng hành trình, quãng cách tới điểm đến, thời gian Mặt Trời mọc, lặn và nhiều thứ khác nữa. 1.3. Các chức năng cơ bản của máy định vị GPS Tín hiệu thu nhận từ vệ tinh quyết định sự hiển thị vị trí chính xác của tàu. Để biết được vị trí của tàu trên máy định vị có chính xác không người ta đưa ra hệ số HDOP ( viết tắt của chữ Horizontal Dilution of Precision dịch nghĩa là mức suy giảm độ chính xác theo phương nằm ngang). HDOP cho ta biết sự thu nhận tín hiệu trong một vùng nào đó. HDOP nhỏ ( giá trị từ 1 đến 3) là tốt HDOP lớn ( giá trị trên 3) là xấu, nó phụ thuôc vào vị trí của các vệ tinh. 2. Chuẩn bị máy định vị GPS 2.1. Cách lắp đặt an ten - Anten cần đặt ở nơi cao của tàu sao cho tầm quan sát theo phương nằm ngang bị gián đoạn ít nhất. - Anten của máy thu GPS phải cách anten của máy thu VHF ít nhất là 4m theo phương nằm ngang. - Anten phải nằm ngoài góc phát của ra đa.
  10. 9 - Anten phải cách anten của máy vô tuyến tầm phương ít nhất là 3m theo phương nằm ngang 2.2. Cách lắp đặt máy Định vị GPS Tránh đặt máy Định vị GPS ở vị trí hoặc trong điều kiện sau: - Nơi có tia nắng mặt trời rọi trực tiếp hoặc gần nguồn nhiệt - Nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của la bàn từ - Nơi chấn động mạnh hoặc rung quá mức. Cần chú ý tới màn hình tinh thể lỏng tránh các yếu tố sau: cao áp, tia nắng rọi vào máy, quá nóng trên 500C, qúa lạnh dưới 00C. 2.3. Kiểm tra và kết nối máy Định vị - Bước 1: Kiểm tra nguồn, dây nguồn, dây anten, anten, máy Định vị - Bước 2: Kết nối giữa máy Định vị vệ tinh với nguồn và anten 3. Khai thác máy Định vị FURUNO GP-30 3.1. Mở máy Hình 1-2: Sơ đồ mặt máy định vị GP-30 Ấn và giữ phím DIM/PWR 3.2. Nhập số liệu ban đầu vào máy Furuno GP-30 ( sử dụng lần đầu) Nhập múi giờ:
  11. 10 - Bước 1: ấn phím [MENU] để mở MENU chính - Bước 2: dịch con trỏ hoặc ô đen tới dòng có chữ SYS SETUP ấn phím [ENT] một bảng hiện ra. - Bước 3: dịch con trỏ hoặc ô đen tới dòng có chữ TIME DITF hoặc T.ZONE ấn phím [ENT]. - Bước 4: nhập múi giờ Việt nam +07:00 vào máy. -Bước 5: ấn phím [MENU] 2 lần để thoát. 3.3. Mở các màn hình của máy Định vị Furuno GP-30 3.3.1. Mở màn hình hiển thị các chế độ hoạt động của vệ tinh Muốn hiển thị tình trạng thu nhận Vệ tinh ta làm như sau: - Bước 1: Ấn phím [MENU] 2 lần. - Bước 2: Dịch ô đen về chữ SATELLITE. - Bước 3: Ấn phím [ENT]. Lúc này máy sẽ cho ta biết mức độ thu nhận vệ tinh (Có bao nhiêu vệ tinh thu được, sai số vị trí là bao nhiêu...). - Bước 4: Khi không muốn hiển thị nữa ấn phím [MENU] 2 lần để thoát ra. Hình 1-2: Màn hình hiển thị chế độ hoạt động của vệ tinh 3.3.2. Mở các màn hình chính của máy Định vị vệ tinh Furuno GP-30 Máy Định vị vệ tinh GP-30 có 4 màn hình chính:
  12. 11 - Màn hình Dữ kiện Hàng hải: cho ta biết vị trí của tàu - Màn hình Đồ thị: vẽ vết đường đi của tàu. - Màn hình Xa lộ: dùng để dẫn tàu đi đến 1 điểm. - Màn hình Lái tàu: dùng để lái tàu theo la bàn . Muốn thay đổi các kiểu màn hình ta ấn phím DISP: Màn hình Hàng hải Màn hình Đồ thị Màn hình lái tàu Màn hình xa lộ
  13. 12 a. Mở màn hình dữ kiện Hàng hải Ấn phím [DISP] ta có màn hình sau: Chú thích: - 2D : Xác định vị trí tàu bằng 2 khoảng cách. - 12-AUG-10 : Ngày, tháng, năm. - 07:20:15 : Giờ , phút , giây. - SPD : Tốc độ tàu (Hải lý / giờ). - CSE : Hướng đi của tàu. b. Mở màn hình Đồ thị Từ màn hình vị trí tàu, ấn phím [DISP] ta được : Chú thích:
  14. 13 - 40NM : Phạm vi hiển thị vết đi của tàu.Có thể điều chỉnh bằng cách: + Ấn phím MENU màn hình xuất hiện chữ ZOOM IN/ OUT ? + Ấn ENT màn hình sẽ hiện ra cửa sổ OUT/IN. + Dùng phím để tăng khoảng cách đặt.Dùng phím để giảm khoảng cách đặt.Kết thúc ấn ENT. - CSE :Hướng đi của tàu . - SPD : Tốc độ tàu. c. Mở màn hình Xa lộ (đường đi 3 chiều) Từ màn hình Đồ thị, ấn phím [DISP] ta được: Màn hình xa lộ BRG: Phương vị điểm đến. - RNG: Khoảng cách từ tàu ta đến điểm đến. - XTE: Độ lệch hướng 0.05 Hải lý. d. Mở màn hình Lái tàu Từ màn hình Xa lộ, ấn phím [DISP] ta được:
  15. 14 Màn hình lái tàu - SPD: Tốc độ tàu - CSE : Hướng đi của tàu - RNG : Đoạn đường tàu đi - BRG : Phương vị của điểm đến - TTG : Thời gian đi đến điểm chuyển hướng (hoặc điểm đến). - ETA : Thời điểm đến điểm đến. 3.4. Sử dụng các chức năng cơ bản của máy Định vị GP-30 3.4.1. Thao tác với một điểm a. Nhập điểm nhớ do tàu khác hoặc lấy từ hải đồ vào máy Làm theo đúng thứ tự sau: - Bước 1: Ấn phím MENU 2 lần để mở thực đơn chính.
  16. 15 Màn hình thực đơn chính - Bước 2: Ấn phím hoặc dịch chuyển ô đen đến dòng chữ WAYPOINT, Ấn ENT. - Bước 3: Ấn các phím , , , để dịch chuyển ô đen đến chữ NEW Ấn [ENT], một bảng hiện ra:
  17. 16 - Bước 4: Ấn các phím , , , , để chọn chữ cái đặt tên cho điểm, ấn để dịch chuyển con trỏ, ấn [ENT]. - Bước 5: Ấn , để nhập kinh độ, ấn ENT. - Bước 6: Muốn thoát ra ta dịch chuyển con trỏ đến chữ EXIT ? Ấn [ENT]. - Bước 7: ấn MENU 2 lần để trở về màn hình chính. b. Nhập vị trí tàu vào bộ nhớ của máy bằng dấu + - Bước 1: Ấn phím DISP để được màn hình chế độ Đồ thị.
  18. 17 Màn hình đồ thị - Bước 2: Ấn phím GOTO dịch ô đen về chữ CURSOR và ấn ENT. Lúc này màn hình sẽ xuất hiện dấu +. - Bước 3: Dùng các phím , , , để dịch chuyển dấu + đến vị trí ta muốn, ấn ENT lúc này màn hình xuất hiện chữ : CURSOR POS WYPT. Lúc này mãy yêu cầu ta nhập tên của điểm, ta có thể chọn một trong hai cách sau: + Nếu không muốn nhập tên của điểm ta ấn ENT hai lần. + Nếu muốn nhập thêm ký hiệu của điểm ta dịch ô đen đến chữ MARK, ấn ENT. + Ấn , chọn ký hiệu cho điểm nhớ.Có 9 kí hiệu sau : ,H ,+, ,I , ,X , , , ấn ENT. H X + I - Bước 4: Muốn thoát ra ta dịch ô đen đến chữ EXIT, ấn ENT. c. Nhập điểm bằng phím MARK/MOB Muốn nhập ngay vị trí tàu vào máy ta có thể làm như sau:
  19. 18 - Bước 1: Ấn phím MARK/MOB lúc này máy tự nhập vị trí tàu vào bộ nhớ. Muốn nhập kí hiệu của điểm cho dễ nhớ ta dịch ô đen về chữ MARK. - Bước 2: Dùng phím , để chọn ký hiệu sau đó ấn ENT. - Bước 3: Kết thúc đưa ô đen về chữ EXIT và ấn ENT. d. Nhập vị trí người rơi xuống biển vào máy - Bước 1: Ấn phím MARK/MOB - Bước 2: Ấn phím đưa ô đen đến chữ MOB, ấn ENT. Máy sẽ hỏi: Ghi vị trí vào bộ nhớ ? Có chắc không? Nếu chắc chắn thì dịch ô đen đến chữ YES.
  20. 19 - Bước 3: Ấn ENT máy sẽ báo hướng và khoảng cách đến điểm có người rơi xuống biển. Chú ý: Nếu không ấn ENT mà dịch ô đen đến chữ NO rồi mới ấn ENT máy sẽ ghi điểm này vào bộ nhớ và coi như đây là một điểm đến. e. Dẫn tàu đi đến một điểm - Bước 1: Ấn phím GOTO.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2