intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin: Phần 2

Chia sẻ: Thuong Thuong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:200

222
lượt xem
57
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung của phần 1 cuốn sách giáo trình "Kinh tế chính trị Mác - Lênin", phần 2 trình bày các nội dung phần "Những vấn đề kinh tế chính trị của thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" từ chương 9 đến chương 15. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin: Phần 2

  1. PHẦN THỨ HAI NHỮNG VẤN ĐỂ KINH TẾ CHÍNH TRỊ CỦA THỜI KỶ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 241
  2. CHƯƠNG ÍX THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LẺN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI I- LÝ LUẬN MÁC-LÊNIN VỂ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA VÀ THÒI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 1. Phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa và các giai đ o ạn củ a nó a) Tính tất yếu khách quan của sự ra đời phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa Xuất phát từ th ế giới quan duy vật về lịch sử, c. Mác và Ph. Ảngghen đã cho rằng, mọi sự biến đổi của các chế độ xã hội trong lịch sử đểu là quá trình phát triển lịch sử tự nhiên. Đó là do sự chi phôi của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp vói tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Với quan điểm trên, C.Mác và Ph.Ảngghen đã phân tích một cách hết sức khoa học và biện chứng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, phân tích và rú t ra các quy luật phát triển của chủ nghĩa tư bản. Một mặt, hai ỏng đâ chỉ rõ sự tiến bộ lịch sử của chủ nghĩa tư bản, vai trò cực kỳ to lớn của chủ nghĩa tư bản trong việc phát triển sức sản xuất và xã hội hoá lao động; m ặt khác, cũng đã chì ra những giới hạn vê mặt lịch sử của chủ nghĩa tư bản. Hai ông đã phản tích rõ mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá 242
  3. ngày càng cao của lực lượng sản xuất vói quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghía về tư liệu sản xuất và cho rằng, quá trình phát sinh, phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa (kể cả việc biến thành các công ty độc quyển lẫn việc biến thành sỏ hữu của nhà nưóc) đểu không xoá bỏ tính chất tư hữu tư nhân; nó không chỉ tạo ra những tiền đề xã hội mà quan trọng là đã tạo ra những tiền đề vật chất, kinh tế cho sự phủ địrih chủ nghĩa tư bản và khẳng định sự ra đời của chủ nghía cộng sản. Từ đó C.Mác và Ph.Ảngghen đã rú t ra kết luận, phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa sẽ thay th ế phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, đây là tấ t yếu khách quan, phù hợp với yêu cầu của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sự thay th ế đó phù hợp với quy luật tiến hoá của lịch sử xã hội loài người. b) Những đặc trưng kinh tế - xã hội cơ bản của chủ nghĩa cộng sản c. Mác và Ph. Ảngghen đã phác hoạ những nét lớn về xã hội cộng sản chủ nghĩa, xã hội sẽ thay th ế xã Hội tư bản chủ nghĩa với những đặc trưng kinh tế - xã hội cơ bản như sau: Một là, lực lượng sản xuất xã hội phát triển cao. Lực lượng sản xuất của chủ nghĩa cộng sản phát triển ở trình độ cao, cảo hơn nhiều so với chủ nghĩa tư bản. Lực lượng sản xuất đó dựa trên cơ sở áp dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại nhất. Đó là một nền sản xuất với quy mô lớn và được tiến hành phù hợp vỏi những yêu cầu của khoa học hiện đại, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm cho sự phát triển bền vững. 243
  4. Hai là, chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất được xác lập, chế độ người bóc lột người bị thủ tiêu. Theo c. Mác và Ph. Ảngghen, chủ nghĩa cộng sản ỉà một chế độ xã hội dựa trên chế độ sỏ hữu xã hội về tư liệu sản xuất, thay th ế cho chế độ sỏ hữu tư nhân tư bản chù nghĩa về tư liệu sản xuất. Vì vậy, chủ nghĩa cộng sản là một chế độ xã hội trong đó quyền lực thuộc về người lao động, chế độ ngưòi bóc lột người bị thủ tiêu, quan hệ giữa người và người là quan hệ hộp tác của những ngưòi lao động. c. Mác và Ph. Ảngghen cũng chỉ ra rằng, không thể thủ tiêu chế độ tư hũu ngay lập tức được, mà chỉ có thể thực hiện dần dần, và chỉ khi nào tạo lập được một lực lượng sản xuất hiện đại, xã hội hoá cao độ vói năng suất lao động rấ t cao thì mới xoá bỏ được chế độ tư hữu. Sự phát triển tới được trìn h độ cao đó của lực lượng sản xuất cũng mới chính là điều kiện làm cho mỗi thành viên trong xã hội đều có cơ hội phát triển như nhau. Ba là, sản xuất nhằm thoả mãn nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội. Mục đích của nền sản xuất xã hội dưới chủ nghĩa cộng sản là bảo đảm cho mọi thành viên trong xã hội có đòi sống vật chất và văn hoá ngày càng phong phú, bảo đảm cho họ phát triển và vận dụng một cách tự do những năng khiếu về thể lực và trí lực của cá nhân mình. Bốn là, nền sản xuất được tiến hành theo một kế hoạch thống nhất trên phạm vi toàn xã hội và sản xuất hàng hoá bị loại trừ. Trong xã hội cộng sản, việc sản xuất được tổ chức một cách có ý thức, có k ế hoạch, được thực hiện trên phạm vi toàn xã hội và trở th àn h một tấ t yếu kinh tế, có khả năng để thực hiện. 244
  5. Khi xã hội cộng sản chủ nghĩa đã phát triển trên cơ sở của chính nó thì lao động có tính chất xã hội trực tiếp và sự thủ tiêu quan hệ giá trị trở thành tất yếu kinh tế. Năfn là, sự phân phôi sản phẩm bình đẳng. Do sự phát triển cao của lực lượng sản xuất, xã hội mới sẽ sản xuất ra một lượng sản phẩm dồi dào và được tổ chức phân phối một cách khoa học nhằm thoả mãn nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội. Xuất phát từ luận điểm về quan hệ sở hữu quyết định quan hệ phân phốỉ, Ph. Ảngghen chỉ ra nguyên tắc chung của sự phân phối trong xã hội mới là phân phối sản phẩm theo sự thoả thuận .chung, tức là bằng cái mà người ta gọi là sự cộng đồng về tài sản. Nói cách khác, đó là sự phân phôi bình đẳng. Sáu là, xoá bỏ sự đổì lập giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trí óc và lao động chân tay, xoá bỏ giai cấp. Sự phát triển cao về kinh tế, văn hoá và xã hội sẽ tạo cơ sở để thủ tiêu những sự đối lập đó. Cần lưu ý rằng, những đặc trưng kinh tế - xã hội nêu trên là những đặc trưng của xã hội cộng sản chủ nghĩa. Theo cách nói của c. Mác, đó là xã hội đã phát triển trên những cơ sỏ của chính nó chứ không phải của "một xã hội cộng sản chủ nghĩa vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa"1. c) Các giai đoạn của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa Để xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa với những đặc trưng kinh tế - xã hội cơ bản như trên, theo C.Mác cần phải trải qua hai giai đoạn: 1 c Mác và Ph. Ảngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.19, tr.33. 245
  6. - Giai đoạn đầu, hay giai đoạn thấp. - Giai đoạn sau hay giai đoạn cao. C.Mác coi giai đoạn đầu là thời kỳ quá độ chính trị lên giai đoạn cao. "Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng vối thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản". C.Mác đã chỉ ra rằng, cần phân biệt rõ "xã hội cộng sản chủ nghĩa đã phát triển trên những cơ sỏ cùa chính nó"Â, hay là "giai đoạn cao hơn"2 với "một xã hội cộng sản chủ nghĩa vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa"3, hay "giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa, lúc nó vừa mới lọt lòng từ xã hội tư bản chủ nghĩa ra, sau những cơn đau đẻ dài"4. Mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng. Sau này Lênin gọi giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội và giai đoạn sau là chủ nghĩa cộng sản. 2. Thời kỳ quá độ lê n ch ủ n gh ĩa xá h ộ i a) Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Vận dụng lý luận của C.Mác và PÌL Angghen vào công cuộc xảy dựng chủ nghĩa xã hội ỏ nưỏc Nga trước đây, V.I.Lênin đã phát triển lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan đối với mọi nước xảy dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, đôi với những nưóc có lực lượng sàn xuất phát triển cao thì thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có nhiêu thuận lợi hơn, có thể ngắn hdn so với những nưóc di 1. 2. 3. Sđd. tr. 33. 4. Sđd. tr. 35-36. 246
  7. lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghía từ nền kinh tế kém phát triển. Theo V.I.Lênin, sự cần thiết khách quan phải có thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là do đặc điểm ra đời, phát triển của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa và cách mạng vô sản quy định. Quan hệ sản xuất phong kiến và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đểu dựa trên cơ sỏ chế độ tư hiữu về tư liệu sản xuất. Do vậy, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa có thể ra đời từ trong lòng xã hội phong kiến. Sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chù nghĩa đến một trình độ nhất định, sẽ làm sâu sắc thêm mâu thuẫn của xã hội phong kiến, cách mạng tư sản sẽ nổ ra. Nhiệm vụ của cách mạng tư sản chủ yếu chỉ là giải quyết về mặt chính quyền nhà nưóc, làm cho kiến trúc thượng tầng thích ứng với cơ sỏ hạ tầng của nó. Cách mạng vô sản có điểm khác biệt căn bản với cách mạng tư sản. Do quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, còn quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, nên chủ nghĩa xã hội không thể ra đời từ trong lòng xã hội tư bản. Phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa chỉ ra đời sau khi cách mạng vô sản thành công, giai cấp vô sản giành được chính quyền và bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội - giai đoạn đầu của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa. Hơn nữa, sự phát triển của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa là một thòi kỳ lâu dài, không thể ngay một lúc có thể hoàn thiện được. Để phát triển lực lượng sản xuất tăng năng suất lao động, xây dựng chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, xây dựng kiểu xã hội 247
  8. mối, cần phải có thời gian. Nói cách khác, tấ t yếu phải có thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Từ sự phân tích như vậy, V.I.Lênin cho rằng, nếu như cách mạng tư sản thắng lợi đánh dấu sự kết thúc của thòi kỳ quá độ từ xã hội phong kiến lên chủ nghĩa tư bản, thì cách mạng vô sản thắng lợi mới chỉ là sự khỏi đầu cho thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Thòi kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để, toàn diện, từ xã hội CÜ sang xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa. Nó diễn ra từ khi cách mạng vô sản thắng lợi, giai cấp vô sản giành được chính quyền, bắt tay vào việc xây dựng xã hội mối và kết thúc khi xây dựng thành công các cơ sỏ cùa xã hội xã hội chủ nghĩa về vật chất - kỹ thuật, kinh tế, văn hoá, tư tưởng. Nói cách khác, kết thúc thòi kỳ quá độ khi đã xây dựng xong cả về lực lượng sản xuất lẫn quan hệ sản xuất, cả cơ sở kinh tế lẫn kiến trúc thượng tầng xã hội xã hội chủ nghĩa. b) Đặc điểm kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa, xã hội Đặc điểm cơ bản nhất xuyên suốt và bao trùm của thòi kỳ quá độ là sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần và xã hội nhiều giại cấp. Trong thòi kỳ quá độ, nền kinh tế có tính chất quá độ: nó không còn là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhưng cũng chưa hoàn toàn là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. V.I.Lênin viết: danh từ quá độ có nghĩa là gì ? Vận dụng vào nền kinh tế, có phải nó có nghĩa là trong chế độ hiện nay, có những thành phần, những bộ phận, những mảng của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội không ? Bất cứ ai cũng đều thừa nhận là có. Phân tích thực trạng nền kinh tế của nước Nga lúc đó, V.I.Lênin rút ra có năm thành phần kinh tế là: 248
  9. “ Thành phần kinh tê nông dân gia trưởng. Thành phân kinh tê sản xuất hàng hoá nhỏ của nông dân, tiểu thủ công cá thể và tiểu thương. - Thành phần kinh tế tư bản tư nhân. - Thành phần kinh tế tư bản nhà nước. - Thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa. Theo V.I.Lênin, trong đó có các thành phần kinh tế cơ bản là: kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ, kinh tế tư bản tư nhận và kinh tế xã hội chủ nghĩa. Tương ứng với nền kinh tế quá độ gồm nhiều thành phần, trong xã hội cũng tồn tại nhiều giai cấp, trong đó có ba giai cấp cơ bản là giai cấp tiểu tư sản, giai cấp tư sản và giai cấp công nhân, người lao động tập thể. Nền kinh tế nhiều thành phần và xã hội nhiều giai cấp như trên là sự thống nhất biện chứng các mâu thuẫn của tồn tại xã hội. Những mâu thuẫn này bắt nguồn từ tính độc lập tương đôì về kinh tế do các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất quy định. Trong thời kỳ quá độ, mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Theo V.I.Lênin, thời kỳ quá độ bao gồm tấ t cả những đặc điểm, đặc tính của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, là thời kỳ đấu tran h giữa chủ nghĩa xã hội mới ra đời nhưng còn non yếu với chủ nghĩa tư bản đã bị đánh bại nhưng chưa bị tiêu diệt hoàn toàn. Chính vì tính chất quá độ đó nên trong nền kinh tê quá độ chưa có thành phần kinh tê thống trị chi phối, mới có thành phần kinh tế nhà nước vươn lên giữ địa vị chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. c) Chính sách kinh tế mới (NEP) của V.I.Lênin Vận dụng lý luận của C.Mác vào điều kiện cụ thể của 249
  10. nưốc Nga, V.I.Lênin đã hoạch định kế hoạch xảy dựng chù nghía xã hội ỏ,nước Nga. Kế hoạch xây dựng chủ ngỉũa xã hội của V.I.Lênin có liên quan chặt chẽ với Chính sách kinh tế mới của ông. - Đ iều k iệ n ra đời củ a NEP Không bao lâu sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917, việc thực hiện k ế hoạch xây dựng chủ nghía xã hội cùa V.I.Lênin bị gián đoạn bởi cuộc nội chiến I918-1920ẽ Trong thời kỳ này, V.I.Lênin đã áp dụng Chính sách cộng sản thời chiến. Nội dung cơ bản của Chính sách cộng sản thời chiến là trưng thu lương thực thừa của nông dân sau khi dành lại cho họ mức ăn tối thiểu. Đồng thời, xoá bỏ quan hệ hàng hoá - tiền tệ, xoá bỏ việc tự do mua bán lương thực trên thị trường, thực hiện chế độ cung cấp hiện vật cho quân đội và bộ máy nhà nước. Chính sách cộng sản thời chiến đã đóng vai trò quan trọng trong thắng lợi của Nhà nưóc Xôviết. Nhờ đó mà quân đội đủ súc để chiến thắng kẻ thù, bảo vệ được Nhà nước Xôviết non trẻ cùa mình. Tuy nhiên, khi hoà bình lập lại, Chính sách cộng sản thòi chiến không còn thích hợp. Nó trỏ thành nhân tố kìm hãm sự phát triển của ỉực lượng sản xuất. Hậu quả chiến tran h đốì với nền kinh tê rấ t nặng nề, thêm vào đó, chính sách trưng thu lương thực thừa đã làm m ất động lực đốì với nông dân. Việc xoá bỏ quan hệ hàng hoá - tiền tệ ỉàm mất tính năng động của nền kinh tế vốn dĩ mới bưóc vào giai đoạn phát triển. Vì vậy, khủng hoảng kinh tế chính trị diễn ra rất sâu sắc. Điều đó đòi hỏi phải có chính sách kinh tế thích ứng thay thế. Chính sách kinh tế mới được V.I.Lênin đề xướng để đáp ứng yêu cầu này nhằm tiếp tục kê hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn mới. 250
  11. - Nội dung và biện pháp chủ yếu của Chính sách kinh t ế mới Chính sách kinh tế mới của V.I.Lênin bao gồm những nội dung và biện pháp chủ yếu sau: Một là, thay thế Chính sách trưng thu lương thực bằng Chính sách thuê lương thựcệ Theo chính sách này, người nông dân chỉ nộp thuê lương thực với một mức cố định trong nhiều năm. Mức thuế này căn cứ vào điểu kiện tự nhiên của đất canh tác. Nói cách khác, “Thuế là cái nhà nước thu của nhân dân mà không bù lại”1. Số lương thực còn lại sau khi nộp thuế, người nông dân được tự do trao đổi, mua bán trên thị trường. Hai là, tổ chức thị trường, thương nghiệp, thiết lập quan hệ hàng hoá - tiền tệ giữa Nhà nưốc và nông dân, giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và nông nghiệp. Ba là, sử dụng sức mạnh kinh tế nhiều thành phần, các hình thức kinh tế quá độ như khuyến khích phát triển sản xuất hàng hoá nhỏ của nông dân, thợ thủ công; khuyến khích kinh tế tư bản tư nhân; sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước; củng cố lại các doanh nghiệp nhà nước, chuyển sang chế độ hạch toán kinh tế. Đồng thời, V.I.Lênin chủ trương phát triển mạnh mẽ quan hệ hợp tác kinh tế vối các nước tư bản phương Tây để tranh thủ kỹ thuật, vốn và khuyến khích kinh tế phát triển. Như vậy, khác với thòi kỳ nội chiến, trong điều kiện hoà bình, nước Nga Xôviết đã chủ trương khôi phục và phát triển kinh tế dựa trên nguyên tắc của nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường. Rất tiếc là những tư tưởng 1 V I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1978, t. 43, tr.177. 251
  12. đó của V.I.Lênin không được nhũng người kế tục sau này phát triển tiếp tục mà lại đưa nền kinh tế đi sang quỹ đạo của nền kinh tế chỉ huy. - Ý nghĩa của NEP Chính sách kinh tê mới của V.I.Lênin có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, trưóc hết nó khôi phục được nền kinh tế Xôviết sau chiến tranh. Chỉ trong một thòi gian ngắn đã tạo ra một bước phát triển quan trọng biến "nưốc Nga đói" thành một đất nước có nguồn lương thực dồi dào. Từ đó, đã khắc phục được khủng hoảng kinh tế, chính trị; củng cố lòng tin cho nhân dân vào sự thắng lợi tấ t yếu và bản chất tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội theo những nguyên lý mà V.I.Lênin đã vạch ra. Chính sách kinh tế mới của V.I.Lênin còn đánh dấu một bước phát triển mối về lý luận kinh tế xã hội chủ nghĩa. Theo tư tưởng này, nền kinh tế nhiều thành phần, các hình thức kinh tế quá độ, việc duy trì và phát triển quan hệ hàng hoá - tiền tệ, quan tâm tói lợi ích kinh tế cá nhân trưóc hết là của nông dân, là những vấn đề có tính chất nguyên tắc trong việc xây dựng mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa. Từ đó chính sách kinh tê mới có ý nghĩa quốc tế to lớn đối với các nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó có nước ta. Những quan điểm kinh tế của Đảng ta nhất là từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V đên nay đã thể hiện sự nhận thức và vận dụng quan điểm trong Chính sách kinh tế mới của V.I. Lênin. T ất nhiên, do thòi gian và không gian cách xa nhau, trải qua những biến động khác nhau, nên nhận thức và vận dụng có th ể có sự khác nhau, kể cả về bước đi, nội dung và biện pháp cụ thể trong khi tiến hành ỏ nước ta. 252
  13. II. THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 1. T ính tất yếu khách quan của thời kỳ quá dộ lên chủ nghĩa xã hội ở V iệt Nam Ở nước ta, thòi kỳ quá độ lên chủ nghĩa xá hội bắt đầu từ năm 1954 ỏ miền Bắc và từ năm 1975, sau khi đất nước đã hoàn toàn độc lập và cả nước thống nhất, cách mạng dân tộc - dân chủ nhân dân đã hoàn toàn thắng lợi trên phạm vi cả nước thì cả nước cùng tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, cùng quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Thòi kỳ quá độ là thời kỳ lịch sử mà bất cứ một quốc gia nào đi lên chủ nghĩa xã hội cũng đều phải trải qua, ngay cả đốỉ với những nước đã có nền kinh tế rất phát triển, bởi lẽ, ỏ các nước này, tuy lực lượng sản xuất đã phát triển cao, nhưng vẫn còn cần phải cải tạo và cần xây dựng quan hệ sản xuất mổi, xây dựng nền văn hoá mới. Dĩ nhiên, đối với những nước thuộc loại này, về khách quan có nhiều thuận lợi hơn, thời kỳ quá độ có thể sẽ diễn ra ngắn hơn. Đôl với nước ta, một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, thì lại càng phải trải qua một thòi kỳ quá độ ỉâu dài. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một thời kỳ lịch sử mà: "nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội,... tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại có văn hoá và khoa học tiên tiến. Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền 253
  14. kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xảy dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài"1. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chù nghĩa là một tấ t yếu lịch sử đốì vói nước ta, vì: - Toàn thê giới đã bước vào thời đại quá độ từ chủ nghĩq tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Thực tiễn đã khảng định chù nghĩa tư bản là chế độ xâ hội đã lỗi thòi về mặt lịch sử, sớm hay muộn cũng phải được thay bằng hình thái kinh t ế - x ã hội cộng sản chủ ngỉũa mà giai đoạn đầu ỉà giai đoạn xã hội xã hội chủ nghĩa. Cho dù hiện nay, với những cố gắng để thích nghi với tình hình mới, chủ nghĩa tư bản th ế giới vẫn đang có những thành tựu phát triển nhưng vẫn không vượt ra khỏi những mâu thuẫn cơ bản của nó, những mâu thuẫn này không dịu đi mà ngày càng phát triển gay gắt và sâu sắc. Chủ nghĩa tư bản không phải là tương lai của loài người. Đặc điểm của thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn th ế giới. Quá trình cải biến xã hội cũ, xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa không phải là quá trình cải lương, duy ý chí, mà là quá trình cách mạng sôi động trải qua nhiều giai đoạn phát triển khách quan, hợp với quy luật của lịch sù. Chủ nghĩa xã hội khoa học, tự do, dân chủ và nhân đạo mà nhân dân ta và loài người tiến bộ đang vươn tới luôn đại diện cho những giá trị tiến bộ của nhân loại, đại diện lợi ích của ngưòi lao động, là hình thái kinh t ế - x ã hội cao hơn chủ nghĩa tư bản. Quá trình cách mạng đó vì sự nghiệp cao cà là giải phóng con người, vì sự phát triển tự do và toàn diện 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quổic gia, Hà Nội, 1996, t.10, tr. 13. 254
  15. của con người, vì tiến bộ chung của loài ngưòi. Đi theo dòng chảy của thời đại cũng tức là đi theo quy luật phát triển tự nhiên của lịch sử. - Cách mạng Việt Nam phát triển theo con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Tính tất yếu lịch sử ấy xuất hiện từ những năm 20 của thế kỷ XX. Nhờ đi con đường ấy, nhân dân ta đã làm Cách mạng Tháng Tám thành công, đã tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ngày nay, chỉ có đi lên chủ nghĩa xã hội mới giữ vững được độc lập, tự do cho dân tộc, mới thực hiện được mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Sự lựa chọn con đưòng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta, như vậy là sự lựa chọn của chính lịch sử dân tộc lại vừa phù hợp với xu th ế của thời đại. Điều đó củng đã thể hiện sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta là một tấ t yếu lịch sử. 2. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua ch ế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam a) Khả năng về quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chẽ độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam Mặc dù kinh tế còn lạc hậu, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, nưốc ta vẫn có những khả năng và tiền đề để quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chê độ tư bản chủ nghĩa. Vê khả năng khách quan, trước hết phải kể đến nhân tố thòi đại, tức xu thế quá độ lên chủ nghĩa xã hội trẽn phạm vi toàn th ế giới. Nhân tố thời đại đóng vai trò tích cực làm thức tỉnh các dân tộc, các quốc gia. không những làm cho quá độ bỏ qua 255
  16. chế độ tư bản chủ nghĩa trỏ thành một tấ t yếu mà còo đem lại những điều kiện và khả năng khách quan cho ụ quá độ này. Quá trình quốc tế hoá sản xuất và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày càng tãng lên, củng như sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ về khách quan đã tạo ra những khả nãng để các nước kém phát triển đi sau có thể tiếp thu và vận dụng vào nước minh những lực lượng sản xuất hiện đại của thế giới và những kinh nghiệm của các nước đi trước để thực hiện "con đường phát triển rú t ngắn". Xu th ế toàn cầu hoá, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trẽn thế giỗi ngày càng tăng lên tuy có chứa đựng những nguy cơ và thách thức nhưng vẫn tạo khả nãng khách quan cho việc khắc phục khó khăn về nguồn vốn và kỹ thuật hiện đại cho các nước chậm phát triển, nếu như có dường lốì, chính sách đúng đán. Trong điểu kiện đó, cho phép và buộc chúng ta phài biết tranh thù cơ hội, tận dụng, khai thác, sử dụng có hiệu quả những thành tựu mà nhãn loại đã đạt được để rú t ngắn thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa r ã hội ỏ nước ta. Vê những tiền đề chủ quan: - Việt Nam là nước có số dân tương đốì đông, nhân lực dồi dào, tài nguyên đa dạng. Nhân dân ta đã lập nên chính quyền nhà nước dân chủ nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, làm nhiệm vụ lịch sử của chuvẽn chính vô sản, đã xây dựng những cơ sờ ban đầu về chính trị, kinh tế cùa chủ nghĩa xã hội. Cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sàn Việt Nam lãnh đạo - một đảng giàu tinh thầrrcách mạng, sáng tạo, khoa học và trí tuệ, có đường lôi đúng đắn và gắn bó với quần chúng - đó là nhân tố chù quan có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bào đảm cho thắng 256
  17. lợi của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. - Nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã từng chiến đấu, hy sinh không chỉ nhằm mục đích giành lại độc lập dân tộc, mà còn vì cuộc sông ấm no, tự do, hạnh phúc. Những yêu cầu đó chỉ có chủ nghĩa xã hội mói đáp ứng được. Vì vậy, quyết tâm của nhân dân sẽ trở thành lực lượng vật chất đủ sức vượt qua mọi khó khăn và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. - Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khỏi xướng và lãnh đạo bắt đầu từ Đại hội Đảng lần thứ VI đến nay đã thu được những kết quả bước đầu khả quan, giữ vững ổn định chính trị; tạo môi trường hợp tác đầu tư; phát triển kinh tế; đòi sống nhân dân được cải thiện... điều đó đã củng cô" và khẳng định con đưòng lựa chọn lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta là đúng đắn. b) Nhận thức về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa Đây chính là con đường phát triển "rút ngắn" lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. v ề chính trị, bỏ qua chế độ tư bản là bỏ qua giai đoạn thống trị của giai cấp tư sản, của kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, v ề kinh tế, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua sự thông trị của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, nhưng phải biết tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưối chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại. Đó chính là sự rút ngắn thời gian thực hiện quá trình xã hội hoá sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng con đường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tức là 257
  18. rút ngắĩ) một cách đáng kể quá trình phát triển lên chủ nghĩa xã hội ở nưóc ta. Chủ nghĩa tư bản đã có vai trò lịch sử là phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, xã hội hoá lao động dựa trên nền tảng chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa. Quá trình này đã diễn ra một cách tự phát, tuần tự, kéo dài hàng thế kỷ cùng với những đau khổ đối với con người. Ngày nay, trong những điều kiện lịch sử mới, chúng ta có thể đi con đường phát triển rú t ngắn, phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trán h cho nhân dân ta những đau khổ của con đưòng tư bản chù nghĩa. Sự rú t ngắn này được thực hiện thông qua việc sử dụng biện pháp kế hoạch đồng thời với việc sử dụng biện pháp thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa trên cơ sỏ xây dựng, phát triển kinh tế nhà nước vững m ạnh đóng vai trò chủ đạo đối vói toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sự rút ngắn này chỉ có thể thực hiện thành công với điều kiện chính quyển thuộc về nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, cần nhận thức đầy đủ rằng sự rú t ngắn ở đây không phải là công việc có thể làm nhanh chóng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "tiến lên chủ nghĩa xã hội, không thể một sớm một chiều. Đó là cả một công tác tổ chức và giáo dục"1. "Chủ nghĩa xã hội không thể làm mau được mà phải làm dần dần"2. Nhận thức đúng nội dung của sự quá độ bỏ qua hay rút ngắn này có ý nghĩa thực tiễn quan trọng, giúp ta khắc phục được quan niệm đơn giản, duy ý chí về thời kỳ quá độ 1. Sđd, t.8, tr. 228. 2 Sđd, tr. 226 258
  19. lên chủ nghĩa xã hội từ một nưóc mà chủ nghĩa tư bản chưa phát triển. Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, theo cách nói tóm tắt và mộc mạc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là: trưốc hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sông một đồi hạnh phúc. Quán triệt tư tưởng cơ bản đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã khẳng định: "Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: - Do nhân dân lao động làm chủ. - C.Ó nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chê độ công hữu về các -tư liệu sản xuất chủ yếu. - Có nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. - Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển cá nhâp. - Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. - Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tấ t cả các nước trên thê giói"1. Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ỏ nước ta là: xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991, tr.8-9. 259
  20. II- NHIỆM VỤ KINH TẾ c ơ BẢN THONG THỞI KỲ QUÁ ĐỘ LẺN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ỏ VIỆT NAM Để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh theo con đường xã hội chủ nghĩa, điều quan trọng nhát là phải cải biến căn bản tình trạng kinh tế xã hội; phải xảv dựng một nền kinh tê xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến. Muốn vậy, trong thời kỳ quá độ chúng ta cần phải thực hiện những nhiệm vụ kinh tế cơ bản sau: 1ỀPhát triển ỉực ỉượng sản xuất, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Đây được coi là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ nhằm xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nglũa xã hội, phát triển lực lượng sản xuất. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động kinh t ế - x ã hội từ sử dụng sức lao động th ủ công là chính sang việc sử dụng một cách phổ biến sức lao động với khoa học và công nghệ hiện đại, tiên tiến, tạo ra năng suất lao động cao. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là nhiệm vụ có tính quy luật của sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội ờ những nước kinh tế lạc hậu, chủ nghĩa tư bản chưa phát triển. Tuy nhiên, chiến lược, nội dung, hình thức, bước đi, tốc độ, biện pháp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của mỗi nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội phải được xuất phát từ điểu kiện lịch sử - cụ thê của mỗi nước và từ bôi cảnh quốc tế trong mỗi thời kỳ. Chỉ có hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mới có thể xây dựng được cơ sờ vật chất - kỹ th u ật cho xã hội mới, nâng cao năng suất lao động đến 260
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2