intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Kinh tế vĩ mô (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:52

182
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Kinh tế vĩ mô có kết cấu gồm 7 chương, phần 2 gồm nội dung chương 5 trở đi. Nội dung phần này trình bày về tiền tệ và thị trường tiền tệ; lạm phát và thất nghiệp; kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở. Tham khảo nội dung giáo trình để nắm bắt nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Kinh tế vĩ mô (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2

  1. CHƯƠNG V TIỀN TỆ VÀ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG Cung cầu tiền tệ ảnh hưởng đến nền kinh tế thông qua lãi suất được hình thành trên thị trường tiền tệ. Lãi suất là biến số kinh tế sẽ ảnh hưởng đến sản lượng hay mức thu nhập của nền kinh tế. Vì thế ngân hàng trung ương có thể tác động đến lãi suất bằng cách thay đổi mức cung tiền, từ đó có thể tác động đến mức thu nhập hay sản lượng của nền kinh tế. Trong chương này chúng ta sẽ nghiên cứu về cung và cầu tiền tệ, các công cụ mà ngân hàng trung ương có thể sử dụng để tác động đến mức cung tiền, và cuối cùng là xác định mức lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ cũng như những thay đổi của mức lãi suất cân bằng trên thị trường do sự biến động của cung và cầu tiền tệ. NỘI DUNG 5.1. CUNG TIỀN 5.1.1. Khái niệm về cung tiền Thước đo về khối lượng tiền của một quốc gia được gọi là cung tiền. Thước đo này sẽ không giống nhau mà phụ thuộc vào quốc gia chúng ta đang quan tâm và khái niệm về cung tiền được quốc gia này định nghĩa rộng đến mức nào. Cần phải lưu ý mức cung tiền thay đổi khi có các công cụ tài chính mới tạo ra. Ví dụ, séc, thẻ thanh toán điện tử, tiền trên tài khoản... Thường người ta phân cung tiền thành cung tiền hẹp và cung tiền rộng. Cung tiền hẹp (M1) bao gồm tiền mặt đang lưu hành trong công chúng (C) và tiền gửi không kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại (D) và các khoản TK có thể viết thành séc. Trong khi đó cung tiền rộng (M2) bao gồm M1 cộng với các khoản tiền gửi hay khoản ký thác có kỳ hạn tại ngân hàng thương mại. Đối với Việt Nam ngân hàng Nhà nước (hay ngân hàng Trung ương) xem mức cung tiền là M1. Mức cung tiền của Việt Nam là tổng số tiền có khả năng thanh toán hay khối tiền có tính thanh toán khoản cao. Mức cung tiền bao gồm tiền mặt đang lưu hành (C) và các khoản tiền gửi không kỳ hạn (D) tại các ngân hàng thương mại (NHTM). Như vậy ta có mức cung tiền: M1 = Tiền mặt trong lưu thông (C) + Tiền gửi không kỳ hạn (D) Từ đó suy ra mức cung tiền rộng M2 là: M1 + các khoản tiền gửi có kỳ hạn. Để đơn giản trong giáo trình này, chúng ta có thể định nghĩa cung tiền theo nghĩa hẹp nhất của nó (điều này cũng phù hợp với quan điểm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) là: M1 = C + D (5.1) Trong đó: - C: là lượng tiền nắm giữ gởi công chúng hay lưu thông trong công chúng. - D: là lượng tiền gửi/ký thác (tiền gửi không kỳ hạn) 5.1.2. Tiền cơ sở, hệ thống ngân hàng và quá trình tạo cung tiền 5.1.2.1. Tiền cơ sở và hệ thống ngân hàng 62
  2. Mỗi quốc gia có một ngân hàng trung ương, ngân hàng trung ương là cơ quan độc quyền phát hành tiền. Tiền phát hành chủ yếu là tiền mặt gọi là tiền cơ sở hay tiền mạnh (MB). Trong quá trình lưu thông một phần của lượng tiền này được đưa ra lưu hành (C) và một phần dưới dạng dự trữ (R, bao gồm dự trữ bắt buộc và dự trữ phụ trội). Như vậy chúng ta có lượng tiền phát hành của ngân hàng trung ương là: MB = C + R (5.2) Gọi m là thừa số tiền (hay còn gọi là số nhân tiền tệ), m phản ánh số cung tiền được tạo ra từ một đơn vị tiền cơ sở hay tiền mạnh (MB). Như vậy chúng ta có công thức tính m như sau: M1 m= Hay M1 = m.MB MB MB Lượng cung tiền trong nền kinh tế là một đại lượng rất quan trọng bởi lẽ nó có ảnh hưởng trực tiếp tới các yếu tố như lãi suất, giá cả và thu nhập của nền kinh tế. Chính vì vậy các quốc gia đều tìm cách kiểm soát lượng cung tiền. Nhiệm vụ quan trọng này được giao cho ngân hàng trung ương (ở Việt Nam là ngân hàng Nhà nước). Để hiểu được cách thức mà ngân hàng trung ương tác động vào cung tiền, chúng ta hãy xem xét một số khái niệm và các hoạt động của hệ thồng ngân hàng trên thị trường tiền tệ. Có bốn chủ thể chính tham gia vào quá trình tạo tiền trong nền kinh tế, đó là: Ngân hàng Trung ương (NHTW), các tổ chức nhận tiền gửi (các ngân hàng thương mại, viết tắt là NHTM), người gửi tiền và những người đi vay. Chủ thể đóng vai trò quan trọng nhất là ngân hàng trung ương, chức năng chính của NHTW là phát hành tiền và thực hiện các chính sách tiền tệ. Hãy quan sát bảng cân đối kế toán của một NHTW để hiểu rõ hơn về điều này. Bảng cân đối kế toán của NHTW Tài sản có Tài sản nợ - Các chứng khoán chính phủ - Tiền trong lưu thông (C) - Các khoản cho vay chiết khấu đối - Dự trữ (R) với NHTM Các tài sản nợ của NHTW là rất quan trọng vì chúng có tác động quyết định đến mức cung tiền, thực ra đây là các bộ phận cấu thành tiền cơ sở (MB). Hãy xem lại công thức (5.3) sẽ rõ hơn về điều này. M1 = m.MB = m (C + R) (5.4) Trong đó: - Tiền lương lưu thông (C): là tiền giấy hoặc tiền xu được công chúng nắm giữ và sử dụng. - Dự trữ (R): các ngân hàng thương mại luôn phải có một lượng tiền dự trữ và phải mở tài khoản tại NHTW để giữ khoản dự trữ này. Dự trữ bao gồm tiền gửi của các ngân hàng thương mại tại NHTW cộng tiền dự trữ tài chính các ngân hàng thương mại. Lượng tiền này được gọi là tiền mặt tại két. Dự trữ giữ ở NHTW thuộc tài sản có của ngân hàng thương mại nhưng lại là tài sản nợ của NHTW. Tổng lượng tiền dự trữ của NHTM được chia làm hai phần: + Dự trữ bắt buộc: là khối lượng tiền dự trữ mà NHTW yêu cầu các NHTM phải trích lập. Tỷ lệ phần tiền giử mà các NHTM phải đưa vào dự trữ theo quy định gọi là dự trữ bắt buộc. 63
  3. + Dự trữ phụ trội (hay dự trữ tuỳ ý): là khối lượng tiền dự trữ thêm mà NHTM quản lý. Dự trữ này cần thiết cho hoạt động thường ngày của ngân hàng và tuỳ vào NHTM định đoạt số dự trữ nhiều hay ít. Tổng dự trữ = Dự trữ bắt buộc + Dự trữ phụ trội 5.1.2.2. Tạo cung tiền theo hệ số nhân a. Tạo cung tiền theo hệ số nhân – mô hình đơn giản. Bây giờ chúng ta xem xét hoạt động của hệ thống ngân hàng và cơ chế tạo cung tiền trong nền kinh tế. Để xây dựng hệ số nhân tiền đơn giản chúng ta đưa ra các giả định sau: - Tất cả các giao dịch đều phải qua hệ thống ngân hàng, tức là không có các giao dịch bằng tiền mặt. - Có ngân hàng thương mại trong hệ thống ngân hàng. - Tỷ lệ dự trữ bắt buộc yêu cầu là d (%) Giả sử dự trữ tại một ngân hàng thương mại A tăng lên vì có một lượng tiền gửi tăng thêm 10.000đvt (đơn vị tiền). Lúc đó sự thay đổi này ảnh hưởng đến bảng cân đối kế toán của NHTM A như sau: Bảng cân đối kế toán NHTM A ở trong trạng thái ban đầu Tài sản có Số tiền Tài sản nợ Số tiền - Dự trữ + 10.000 - Tiền gửi + 10.000 Chú ý: Dấu cộng (+) biểu thị cho tăng, dấu trừ (-) biểu thị cho giảm. Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc là d = 20% thì ngân hàng phải giữ 2000 dự trữ bắt buộc và bây giờ ngân hàng có 8.000 vượt mức dự trữ bắt buộc và số này có thể cho vay hoặc đầu tư. Lúc này bảng cân đối kế toán của NHTM A như sau: Tài sản có Số tiền Tài sản nợ Số tiền - Dự trữ bắt buộc + 2.000 - Tiền gửi + 10.000 - Dự trữ vượt (cho vay) + 8.000 Giả sử rằng người vay mang toàn bộ số tiền vay được gửi vào NHTM B (vì chúng ta giả định không có giao dịch tiền mặt). Điều này được hiểu rằng khối lượng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng đã tăng thêm 8.000. Lượng tiền gửi tại NHTM B đã tăng thêm 8.000, điều này có nghĩa là lượng tiền dự trữ đã tăng tại NHTM B. Bảng cân đối kế toán NHTM B ở trạng thái ban đầu Tài sản có Số tiền Tài sản nợ Số tiền - Dự trữ + 8.000 - Tiền gửi + 8.000 Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc d = 20%, thì ngân hàng phải giữ lại 1600 dự trữ bắt buộc vì vậy lúc ngày ngân hàng có 6400 vượt mức dự trữ bắt buộc và đem cho vay hoặc đầu tư. Bảng cân đối kế toán NHTM B ở trạng thái cuối cùng Tài sản có Số tiền Tài sản nợ Số tiền - Dự trữ bắt buộc +1.600 - Tiền gửi + 8.000 - Dự trữ vượt (cho vay) + 6.400 Giả sử lượng tiền cho vay này lại được gửi một NHTM khác (NHTM C) và lúc này ta có thể nhận thấy mức tiền gửi trong hệ thống ngân hàng tăng thêm 6.400. Quá trình cứ tiếp diễn như vậy và chúng ta có: 64
  4. Bảng cân đối kế toán NHTM C Tài sản có Số tiền Tài sản nợ Số tiền - Dự trữ + 6.400 - Tiền gửi + 6.400 Xem xét tổng tác động của việc tăng lên của lượng dự trữ ban đầu 10.000 có thể thấy rằng tổng thay đổi trong khối lượng tiền gửi trong hệ thống gnân hàng thương mại là: D = 10.000 + 8.000 + 6.400 Nếu chúng ta tiếp tục thực hiện quy trình trên vô hạn lần với rất nhiều ngân hàng (n ngân hàng) và giả sử tất cả số tiền vay đều được gửi lại tại các ngân hàng thương mại, thì tổng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng sẽ thay đổi một lượng là: D = R (1- d)0 + R (1- d)1 +... + R (1- d)n với 0 < d Chúng ta có thể chứng minh được tổng D: D = R/d (5.5) Do vậy, khối lượng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng đã được tăng thêm một lượng bằng tích của khối lượng thay đổi mức dự trữ với nghịch đảo của tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Giá trị nghịch đảo của tỷ lệ dự trữ bắt buộc được gọi là hệ số nhân tiền đơn giản. - Hệ số nhân tiền đơn giản: 1 m= (5.6) d Điều kiện của d là: 0
  5. Kết hợp (5.9) và (5.10), (5.3) ta có: M1 (c + 1) D c+1 m= = = (5.11) MB (c + d) D c+d Nhận xét: Hệ số nhân m > 1 vì 0 < d < 1 và c > 0 dẫn đến M1 luôn luôn lớn hơn MB, tức là lượng cung tiền (M1) trong nền kinh tế luôn lớn hơn lượng tiền do ngân hàng phát hành (MB). Chúng ta có thể phân tích sự thay đổi của dự trữ bắt buộc (d), tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng (c) và sự thay đổi trong tiền cơ sở (MB) sẽ tác động như thế nào đến mức cung tiền M1. Từ công thức (5.11) ta thấy NHTW có thể thay đổi mức cung tiền bằng cách (i) thay đổi mức cung tiền cơ sở (MB = R + C). (i) thay đổi các nhân tố tác động tới hệ số nhân tiền tệ m. Phần tiếp theo sẽ trình bày về vấn đề này. 5.1.3. Những nhân tố công cụ chính sách làm thay đổi mức cung tiền Những nhân tố ảnh hưởng đến mức cung tiền nằm ngay trong tài sản có hay liên quan đến tài sản có của NHTW. Tài sản có của NHTW là rất quan trọng quyết định mức cung tiền vi hai lý do. Thứ nhất, một sự thay đổi trong tài sản có dẫn đến sự thay đổi trong khối lượng dự trữ d và do đó làm thay đổi mức cung tiền. Thứ hai, các loại tài sản có (chứng khoán chính phủ và các khoản cho vay chiết khấu) được hưởng lãi nên khuyến khích được các NHTM, trong khi đó tài sản nợ thì không. Do vậy NHTW có thể tạo ra tiền qua các loại tài sản có này. thêm vào đó, qua tài sản có số tiền trong lưu thông chứa đựng khả năng có thể trở lại với NHTW khi cần thiết. NHTW có thể tác động tới cung tiền và thông qua đó tác động tới lãi suất và sản lượng của nền kinh tế. Để làm được điều đó NHTW có thể sử dụng các công cụ chính sách chủ yếu sau đây: 5.1.3.1. Nghiệp vụ thị trường mở NHTW thay đổi (Tăng hoặc giảm) cơ số tiền hay tiền cơ sở bằng việc mua hay bán trái phiếu chính phủ. Hoạt động này được gọi là nghiệp vụ thị trường mở. Nếu NHTW mua chứng khoán từ hệ thống NHTM 1000 (đơn vị tiền). Trong trường hợp này NHTW đã làm tăng lượng dự trữ của các NHTM. Hãy xem xét tác động này qua bảng cân đối kế toán của một NHTM sau đây: Bảng cân đối kế toán NHTM Tài sản có Số tiền Tài sản nợ Số tiền - Dự trữ + 1.000 - Đầu tư chứng khoán – 1.000 Kết quả là dự trữ trong hệ thống NHTM tăng thêm R = 1.000. Do không có sự thay đổi nào khác trong việc nắm giữ tiền cơ sở MB cũng tăng thêm MB = 1.000, dẫn đến cung tiền cũng tăng theo, vì: M1 = m. MB Nghiệp vụ thị trường mở là một trong những công cụ chính sách tiền tệ quan trọng. Có hai hình thức nghiệp vụ thị trường mở; năng động và đối phó . Nghiệp vụ thị trường mở năng động được nhằm vào việc làm thay đổi mức dự trữ (R) và cơ số tiền 66
  6. hay tiền cơ sở (MB). Hoạt động nghiệp vụ thị trường mở đối phó nhằm vào việc hạn chế ảnh hưởng của những nhân tố khác đối với cơ số tiền (MB). 5.1.3.2. Các khoản cho vay chiết khấu Nếu NHTW cho hệ thống NHTM vay chiết khấu (cho vay 1.000 đơn vị tiền) thì sẽ tác động đến dự trữ của hệ thống NHTM và do đó tác động đến cơ số hay tiền cơ sở. Tác động cuối cùng là làm cơ số tiền tăng thêm 1.000 Bảng cân đối kế toán NHTM Tài sản có Số tiền Tài sản nợ Số tiền - Dự trữ + 1.000 - Vay chiết khấu + 1.000 Chúng ta hãy xem xét hoạt động của số chiết khấu và tỷ lệ lãi chiết khấu. NHTW có thể tác động đến khối lượng các khoản vay chiết khấu bằng 2 cách: tác động đến giá của các khoản cho vay (tỷ lệ lãi chiết khấu) hoặc tác động đến số lượng của các khoản cho vay thông qua việc quản lý của sổ chiết của NHTW. Cửa số chiết khấu có thể hiểu là hạn mức tín dụng mà NHTW cấp cho NHTM theo mỗi khoảng thời gian. Cơ chế mà qua đó tỷ lệ chiết khấu của NHTW tác động đến các khoản vay chiết khấu rất đơn giản. Tỷ lệ chiết khấu cao sẽ làm tăng chi phí các khoản vay của NHTM từ NHTW, bởi vậy các NHTM sẽ vay ít hơn từ NHTW. Tỷ lệ chiết khấu thấp sẽ làm cho các khoản vay chiết khấu trở nên hấp dẫn hơn đối với các NHTM và số lượng các khoản vay sẽ tăng lên. Nếu số lượng các khoản vay tăng lên thì dự trữ phụ trội của NHTM sẽ tăng, từ đó tác động làm tăng cơ số tiền MB, do vậy cung tiền sẽ tăng. Nếu muốn tăng cung tiền thì NHTW mở rộng cửa số chiết khấu cho các NHTM. Ngược lại, nếu muốn giảm mức cung tiền thì NHTW sẽ đóng hay thu hẹp cửa sổ chiết khấu. 5.1.3.3. Dự trữ bắt buộc Một công cụ khác mà NHTW có thể làm thay đổi tiền cơ sở bằng cách trực tiếp thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc mà các NHTM phải giữ lại NHTW. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ ảnh hưởng đến khả năng cung ứng vốn của NHTM, nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng thì cung tiền sẽ giảm. Cơ chế tác động thông qua số nhân tiền tệ. Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng. Ngược lại, cung tiền M1 sẽ tăng khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm. * Những ưu tiên và nhược điểm của việc thay đổi mức dự trữ bắt buộc. Ưu điểm chủ yếu của việc sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc để kiểm soát cung tiền là tỷ lệ dự trữ bắt buộc có tác động đồng đều đối với tất cả các ngân hàng thương mại và có ảnh hưởng lớn đến cung tiền. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nó là rất lớn nên rất khó có thể kiểm soát những thay đổi nhỏ trong dự trữ bắt buộc (ví dụ tăng 0,5%) có thể làm tăng đáng kể mức dự trữ bắt buộc của ngân hàng thương mại. Một nhược điểm khác của việc sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc để kiểm soát mức cung tiền là việc tăng mức dự trữ bắt buộc này có thể ngay lập tức gây ra nhiều khó khăn về thanh khoản đối với các ngân hàng thương mại có mức dự trữ phụ trội thấp. Việc thay đổi liên tục dự trữ bắt buộc cũng có thể tạo ra sự không chắc chắn cho các ngân hàng thương mại và làm cho việc quản lý thanh khoản của các NHTM trở nên khó khăn hơn. Chính vì vậy, chính sách thay đổi mức dự trữ bắt buộc thường ít được sử dụng. 5.2. CẦU TIỀN 5.2.1. Tài sản tài chính Tài sản của một cá nhân hay doanh nghiệp đều dưới dạng là tiền vay tài sản khác không phải tiền. 67
  7. Trong phần này, tiền mặt và tài khoản không kỳ hạn hay tài khoản phát hành séc (loại tài khoản nay không tạo ra thu nhập nhưng tính thanh khoản cao như tiền mặt) được gọi chung là tiền. Theo quan điểm của Frederics.Mishkin: "Tiền là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để lấy hàng hoá và dịch vụ hoặc trong việc hoàn trả các món nợ". Các tài sản tài chính khác có khả năng tạo ra thu nhập như tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu, sổ tiết kiệm, bất động sản, nhưng tính thanh khoản thấp, không thể dùng trực tiếp để thanh toán như tiền. Các tài sản này được gọi chung là trái phiếu. 5.2.2. Khái niệm về cầu tiền Nhu cầu nắm giữ tiền (chứ không phải nắm giữ tài sản khác) được gọi là cầu tiền. Việc nắm giữ tiền giúp đáp ứng nhanh nhu cầu thanh khoản (có tiền mặt ngay để chi tiêu). Vì thế cầu về tiền còn gọi là cầu hay sở thích thanh khoản . Nhu cầu nắm giữ tiền quyết định bởi các động cơ hay lý do sau đây: * Động cơ giao dịch: Mọi cá nhân và tổ chức đều có nhu cầu chi tiêu hàng ngày nên cần có tiền để thanh toán cho các chi tiêu đó. Yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến động cơ giao dịch là quy mô thu nhập, vì khi thu nhập tăng thì nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng, do đó cầu về tiền cũng tăng lên. * Động cơ dự phòng: Mọi cá nhân và hộ gia đình đều cần có một khoản tiền để dự phòng cho các khoản thanh toán cho các chi tiêu lớn, thanh toán theo kế hoạch hay các khoản thanh toán đột xuất ngoài mong đợi. Nhu cầu tiền cho dự phòng cũng phụ thuộc vào quy mô thu nhập. * Động cơ dầu cơ: Nhiều người giữ tiền (đầu cơ) với hy vọng tránh được rủi ro khi nắm giữ tài sản khác tiền. Nhiều người không muốn gửi tiền vào ngân hàng, mà muốn đầu tư vào các tài sản khác tiền, lý thuyết về cơ cấu đầu tư giải thích là phải đa dạng hoá đầu tư giữa các tài sản khác nhau nghĩa là "chớ nên cho tất cả trứng vào một giỏ". Vì thế: - Nếu là một người đầu cơ tiền tệ thì đôi lúc người ta sẽ giữ tiền thay vì đầu tư vào trái phiếu vì lý do là rủi ro của việc nắm giữ tiền thấp hơn nắm giữ trái phiếu. - Nếu lãi suất giảm thì cầu về các tài sản sinh lợi (trái phiếu) sẽ giảm nhưng cầu về tiền sẽ tăng. Ngược lại, lãi suất tăng thì cầu trái phiếu tăng và cầu tiền giảm. Như vậy, cầu về tiền lệ nghịch biến với lãi suất. 5.2.3. Mức cầu về tiền Khối lượng tiền cần nắm giữ để chi tiêu gọi là mức cầu tiền. Mức cầu tiền tệ thực (gọi tắt là mức cầu về tiền) phụ thuộc vào ba nhân tố: - Giá cả: Khi giá cả tăng lên, cầu tiền danh nghĩa cũng tăng theo để đảm bảo thu mua đủ khối lượng hàng hoá đã dự định, như vậy thực chất mức cầu tiền là mức cầu về cán cân tiền tệ thực. Như vậy giá cả chỉ là nhân tố ảnh hưởng đến mức cầu tiền danh nghĩa chứ không ảnh hưởng đến mức cầu tiền thực. - Thu nhập: Người ta giữ một phần tài sản ở dạng tiền để có thể mua được hàng hoá, dịch vụ. Khi thu nhập tăng, tiêu dùng sẽ tăng và theo đó cầu tiền cũng tăng lên. - Lãi suất: Chi phí giữ tài sản dưới dạng tiền và thu nhập mang lại từ lãi suất mà các tài sản có thể tạo ra nếu như giữ chúng dưới dạng trái phiếu. Khi nắm giữ tiền thì chúng ta phải hy sinh đi khoản tiền lãi mà đáng ra sẽ nhận được nếu chúng ta giữ tài sản dưới dạng trái phiếu. Như vậy, lãi suất chính là chi phí cơ hội của việc giữ tiền. Khi các điều kiện khác không thay đổi. Nếu lãi suất giảm xuống người dân muốn giữ nhiều tài sản dưới dạng tiền hơn và ít tài sản dưới dạng trái phiếu hơn. Ví dụ: khi lãi tiền gửi 68
  8. ngân hàng giảm thì người dân không muốn gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng mà thích giữ tiền mặt hơn. Qua các yếu tố trên, chúng ta có thể viết hàm cầu tiền thực có dạng như sau: MD = L = L1 + L2 = k.Y – h.i (5.12) Trong đó: L là mức cầu tiền thực Y là mức thu nhập i là lãi suất k.h > 0 là các hệ số phản ánh độ nhạy cảm của mức cầu tiền đối với thu nhập và lãi suất. 5.2.4. Mối quan hệ giữa cầu tiền và cầu tài sản tài chính khác tiền. Để đơn giản hoá, chung ta chia toàn bộ tài sản tài chính thành 2 loại: tiền và trái phiếu. Mỗi người đều tự quyết định lựa chọn sự phân phối tài sản theo hai loại trên sao cho có thu nhập cao và an toàn nhất... ta có thể biểu hiện sự phân phối trên bằng đẳng thức sau: L+BD =Wn /P (5.13) Trong đó: L: Cần tiền thực BD: Giá trị thực của cầu các loại trái phiếu Wn: Tổng các tài sản tài chính danh nghĩa P: Chỉ số giá Tổng các tài sản tài chính trong nền kinh tế có thể đo lường được từ những loại tài sản cụ thể đã được cung ứng như mức cung tiền, mức cung trài phiếu các loại đã đưa ra thị trường và được biểu hiện bằng đẳng thức: Wn/P =MS/P +BS (5.14) Trong đó: MS/P : Là mức cung tiền thực BS : Giá trị thực tế của cung các loại trái phiếu Wn/P : Tổng các tài sản tài chính thực đã cung ứng ra thị trường Kết hợp (5.13) và (5.14) ta có: L + BD = MS/P + BS  L – MS/P = BS – BD (L – MS/P) –(BS - BD ) = 0 (5.15) Nếu thị trường tiền tệ cân bằng thì (L – MS/P) = 0 và khi đó BS – BD = 0 nghĩa là thị trường trái phiếu cũng cân bằng. Tóm lại khi thị trường tiền tệ cân bằng thì thị trường tài sản (trái phiếu) cũng cân bằng. 5.3. CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ Chúng ta đã xác định được cung và cầu về tiền, bây giờ chúng ta xác định điểm cân bằng của thị trường tiền tệ và sau đó xem xét sự ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng khi có một sự thay đổi trong cung hay cầu tiền tệ. Công cụ dùng để phân tích là đường cung và đường cầu về tiền. Đường cung tiền là đường thẳng đứng (cung cố định) trên cơ sở cho rằng NHTW đã ấn định một mức cung tiền cho nền kinh tế theo kế hoạch dự kiến trước. Đó là khối lượng tiền xác định trước cho mọi mức lãi suất i (ở đây chúng ta giả định rằng giá cả không thay đổi nên lãi suất danh nghĩa cũng chính là lãi suất thực). Đường cầu về tiền là đường dốc xuống, nghịch biến theo lãi suất. 69
  9. Hình vẽ sau đây sẽ minh hoạ tình trạng cân bằng trên thị trường tiền tệ i MS/P E i0 L(Y, i) M0 M Hình 5.1. Cân bằng trên thị trường tiền tệ Tác động qua lại giữa cung và cầu tiền tệ xác định một mức lãi suất cân bằng, gọi là lãi suất thị trường. Đó là giao điểm E của đường cung và đường cầu tiền. E là điểm cân bằng của thị trường tiền tệ. Tại mức lãi suất cân bằng i0, mức cung tiền đúng bằng mức cầu tiền. Ở mức lãi suất thấp hơn i0 cầu trái phiếu giảm do đó sẽ có mức dư cung trái phiếu. Nhưng do lãi suất cao nên cầu tiền tăng lên từ đó đẩy lãi suất thị trường tăng lên tới i0 (lãi suất thấp nhân dân muốn gửi tiền nhiều hơn) Ở mức lãi suất cao hơn i0 cầu trái phiếu tăng do đó sẽ có mức dư cầu trái phiếu. Nhưng do lãi suất cao nên làm cầu tiền giảm từ đó làm giảm lãi suất thị trường xuống tới i0 (lãi suất cao, người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều). Như vậy, về lâu dài thị trường tiền tệ sẽ đạt được mức lãi suất cân bằng i0 Sự dịch chuyển của đường cung hay đường cầu tiền tệ sẽ làm thay đổi vị trí cân bằng của thị trường tiền tệ. - Câu không đổi, cung thay đổi khi NHTW tác động đến mức cung tiền, giả sử là bán ra trái phiếu hay tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc dẫn đến lượng cung tiền giảm xuống, đường cung tiền sẽ dịch chuyển từ M sang M' và lãi suất cân bằng sẽ tăng lên từ i0 đến i1. Khi thu nhập thực (GNP) tăng lên, nhu cầu về tiền cho giao dịch tăng lên, đường cầu tiền sẽ dịch chuyển từ L0 đến L1. Với mức cung tiền M' (cố định) lãi suất cân bằng sẽ chuyển từ i1 đến i2, điểm cân bằng mới của thị trường tiền tệ sẽ là E". 70
  10. i M'/P M/P E" i2 E' L1 i1 i0 E L0 M M' M Hình 5.2. Sự thay đổi trạng thái cân bằng trên thị trường tiền tệ Quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ xác định được một mức lãi suất cân bằng. Nhưng ngược lại, lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ tác động đến tiêu dùng, đầu tư... đây là những yếu tố của tổng cầu, khi mức cung tiền tăng, lãi suất giảm xuống dẫn đến mở rộng khả năng tiêu dùng và khuyến khích đầu tư làm tăng tổng cầu từ đó làm tăng sản lượng quốc gia. Như vậy, sự thay đổi của lãi suất sẽ tác động quy mô của tổng cầu và do đó sẽ tác động đến sản lượng. 5.4. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 5.4.1. Chính sách tài khoá Khi tham gia vào nền kinh tế chính phủ có vai trò: - Mua sắm một số lượng hàng hoá và dịch vụ (G) - Thu thuế (trực thu và gián thu) để trang trải chi tiêu Do đó, chính phủ có tác động đến tổng cầu và sản lượng, tổng chi tiêu của nền kinh tế là: AD = C + I + G 5.4.1.1. Sự thay đổi chi tiêu chính phủ Do chi tiêu của chính phủ không biến thiên theo mức sản lượng và thu nhập nên chúng ta giả định rằng dự kiến chi tiêu của chính phủ là một số được ấn định trước G, khi chưa tính đến thuế thì AD là: AD = C + I + G = C + I + G + MPC.Y Sản lượng cân bằng của nền kinh tế được xác định từ điều kiện cân bằng của nền kinh tế như sau: AD = Y  ( C + I + G ) + MPC. Y = Y 1  Y0 = (C + I + G ) 1  MPC 71
  11. 1 do m = là số nhân chi tiêu, cho biết sản lượng sẽ thay đổi bao nhiêu khi có 1  MPC sự thay đổi một đơn vị thay đổi mức chi tiêu không phụ thuộc vào thu nhập, do 0 < MPC < 1 nên m >>1 Do: Y0 = m. ( C + I + G ) nên một sự thay đổi nhỏ trong chi tiêu của chính phủ sẽ dẫn đến có sự thay đổi lớn trong sản lượng. AD C+I+G C +I E 450 0 Y E là điểm cân bằng, tại đó thu nhập bằng chi tiêu 5.4.1.2. Sự thay đổi thuế a. Thuế không phụ thuộc vào thu nhập T = T là lượng thuế chính phủ ấn định từ đầu năm tài khoá Lúc này, tiêu dùng dân cư sẽ phụ thuộc vào thu nhập có thể sử dụng (YD) chứ không phải là thu nhập Y Hàm tiêu dùng có dạng: C = C + MPC.(Y - T ) AD = C +I + G = ( C + I + G ) + MPC.(Y - T ) Tại điểm cân bằng: Y = AD MPC 1 Ta có: Y0 = - .T + .( C + I + G ) 1  MPC 1  MPC MPC Nếu đặt mt = - ta có Y0 = mt. T + m .( C + I + G ) 1  MPC Kết luận: Do m và mt có dấu ngược nhau, nên thuế có tác dụng ngược chiều với thu nhập và sản lượng. Khi thuế tăng lên thì thu nhập và sản lượng giảm đi và ngược lại khi chính phủ giảm thuế, thu nhập và sản lượng tăng lên. Do mt = m.MPC nên về giá trị tuyệt đối thì m >> mt Nên nếu chính phủ đồng thời cùng tăng chi tiêu và thuế lên một lượng như nhau thì sản lượng sẽ tăng lên do chi tiêu của chính phủ nhiều hơn là số sản lượng bị giảm đi do tăng thuế. Chi 450 b. Thuế phụ thuộc vào thu nhập tiêu AD = C + I E’ AD= C + I + G E T = t.Y trong đó t là thuế suất Y 72
  12. YD = Y – t.Y = (1-t).Y Hàm tiêu dùng có dạng: C = C + MPC.YD = C + MPC. (1 –t).Y 1 Tại điểm cân bằng có: Y = AD nên Y0 = (C + I + G ) 1  MPC (1  t ) Y0 = m’. ( C + I + G ) M’ là số nhân chi tiêu của nền kinh tế đóng có tính tới yếu tố chính phủ. Cả tiêu dùng, đầu tư và chi tiêu của chính phủ có cùng hệ số nhân. Do đó, trong nền kinh tế đóng tác dụng của việc tăng chi tiêu của chính phủ đến sản lượng cân bằng cũng giống như tác dụng của hộ gia đình tăng thêm tiêu dùng và các hãng tăng thêm đầu tư. 5.4.1.3. Chính sách tài khoá Khái niệm: Chính sách tài khoá là việc chính phủ sử dụng thuế khoá và chi tiêu công cộng để điều tiết mức chi tiêu chung của nền kinh tế, thể hiện ở việc chính phủ thay đổi mức chi tiêu của chính phủ, thuế và thanh toán chuyển khoản làm thay đổi trạng thái cân bằng của thị trường hàng hoá bằng cách dịch chuyển đường IS. Mục đích sử dụng: Khi nền kinh tế ở quá xa về bên trái hay bên phải mức sản lượng tiềm năng thì là lúc cần có tác động của chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ để đưa nền kinh tế về mức sản lượng tiềm năng. Có 2 loại chính sách tài khoá: + Chính sách tài khoá mở rộng: (chính sách tài khoá lỏng) là những chính sách tài khoá nhằm làm tăng tổng cầu và sản lượng cân bằng của nền kinh tế thông qua tăng chi tiêu của chính phủ hoặc giảm thuế, hoặc tăng trợ cấp. + Chính sách tài khoá thắt chặt: (thu hẹp) là những chính sách tài khoá nhằm làm giảm tổng cầu của nền kinh tế. Phương thức sử dụng: - Giả sử nền kinh tế đang lâm vào tình trạng suy thoái và thất nghiệp, do đó, hãng tư nhân không muốn đầu tư thêm, người tiêu dùng không muốn chi thêm cho tiêu dùng, nên AD rất thấp. Để tăng AD, chính phủ phải tăng chi tiêu hoặc giảm thuế( sử dụng chính sách TK mở rộng) để nâng cao mức chi tiêu của nền kinh tế. (trong mô hình số nhân đầy đủ, việc chính phủ tăng chi tiêu hoặc giảm thuế sẽ khiến sản lượng tăng lên). - Nền kinh tế đang trong trạng thái phát đạt quá mức, lạm phát tăng lên, chính phủ có thể giảm chi tiêu và tăng thuế (chính sách TK thắt chặt), nhờ đó mức chi tiêu chung giảm đi, sản lượng giảm theo và lạm phát sẽ chững lại. 5.4.2. Mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa Hàm cầu về tiền có dạng: MD = k.Y – h.i Trong đó, MD là mức cầu về tiền tệ thực tế Y là thu nhập i là lãi suất k, h là các hệ số phản ánh độ nhạy cả của mức cầu tiền đối với thu nhập và lãi suất. 73
  13. Đồ thị về cầu tiền: là một đường dốc xuống i MD0 MD0 MD1 0 Y M0 M1 M Y0 Y1 Có hai cách kiểm soát tiền tệ: - Kiểm soát mức cung tiền, lức đó i sẽ lên xuống bởi tác động của cầu - Kiểm soát lãi suất (ổn định lãi suất), thị trường quyết định mức cung tiền 5.4.2.1. Ảnh hưởng của sự thay đổi cung tiền đến tổng cầu Tiêu dùng và đầu tư là những thành tố quan trọng của tổng cầu. Khi mức cung tiền tăng lên, lãi suất sẽ giảm xuống, do đó khả năng tiêu dùng được mở rộng, khuyến khích vay vốn đầu tư, do đó đường tổng chi tiêu dịch chuyển lên trên, tạo ra mức thu nhập Y cao hơn, sự thay đổi của i sẽ tác động đến tổng cầu AD và do đó, tác động đến thu nhập Y và ngược lại. Nhưng bất kỳ sự thay đổi nào của tổng cầu cũng tác động trở lại chính sách tiền tệ. Nếu cung tiền MS không đổi, chi tiêu của chính phủ lại tăng lên, cầu về tiền tăng, do đó đẩy lãi suất lên cao. Từ đó, tác động đến tiêu dùng và đầu tư gây ra hiện tượng thoái lui đầu tư. 5.4.2.2. Chính sách tiền tệ Mục đích của chính sách tiền tệ là xem xét hiệu ứng của việc thay đổi cung tiền đối với lãi suất và thu nhập của nền kinh tế. Khái niệm: chính sách tiền tệ là việc ngân hàng TW thay đổi cung tiền để đưa nền kinh tế tới trạng thái mong muốn Có hai loại chính sách tiền tệ: - Chính sách tiền tệ mở rộng: là chính sách tác động nhằm tăng mức cung tiền và tăng tổng cầu của nền kinh tế. Ví dụ mua trái phiếu - Chính sách tiền tệ thu hẹp (thắt chặt) là chính sách tiền tệ nhằm giảm cung tiền và giảm tổng cầu của nền kinh tế. Cơ chế tác động: Khi có sự tác động của chính sách tiền tệ mở rộng, sự gia tăng cung tiền thực tế sẽ làm mất cân bằng danh mục tài sản, nghĩa là với mức lãi suất và thu nhập hiện hành mọi người đang giữ nhiều tiền hơn mức mà họ mong muốn. Điều này làm cho công chúng cố gắng giảm lượng tiền mà họ nắm giữ bằng cách mua trái phiếu. Vì thế, sự thay đổi cung tiền làm thay đổi lãi suất. Sự thay đổi lãi suất lại tác động đến đầu tư và do vậy tác động đến tổng cầu và thu nhập. Tóm tắt cơ chế tác động: MS thay đổii thay đổiI thay đổiY thay đổi. 5.4.2.3. Ảnh hưởng của các chính sách 74
  14. a. Độ trễ của chính sách - Độ trễ trong: Từ khi xuất hiện dấu hiệu kinh tế đến khi ra được chính sách phải mất một khoảng thời gian dài (để khảo sát, điều tra, phân tích, đệ trình…) - Độ trễ bên ngoài: là khoảng thời gian để triển khai chính sách b. Điều kiện thực thi - Chính sách tài khoá thường phải luôn gắn liền với các dự án của Chính phủ - Do MSr = MSn/P nên để có mức MSr cần phải có điều kiện về thời gian và kinh tế để điều tra mức giá c. Hiệu ứng lấn át Hiện tượng đầu tư tư nhân giảm do sự gia tăng chi tiêu của chính phủ được gọi là hiện tượng lấn át đầu tư. Mức sản lượng giảm do hiện tượng này (do sự gia tăng của lãi suất) được gọi là quy mô lấn át. Khi tăng G (Hoặc giảm T), GNP sẽ tăng lên theo hệ số nhân, cầu về tiền tăng. Với cung tiền cho trước, lãi suất sẽ tăng lên, bóp nghẹt một số đầu tư. Kết quả, một phần GNP tăng lên có thể bị mất đi do thâm hụt cao kéo theo thoái lui đầu tư. Vì vậy, tác động của chính sách tài khoá sẽ giảm đi, tác động tương tự có thể xẩy ra đối với tiêu dùng. G tăng , T giảm, AD tăng, Y tăng, việc làm tăng, P tăng Hiệu ứng 1: Y tăng một lượng Y = m. G Hiệu ứng 2: AD tăng, MD tăng, MS chưa thay dổi, do đó, i tăng, I giảm, AD giảm, Y giảm, việc làm giảm 2 hiệu ứng phản ứng ngược chiều nhau nhưng hiệu ứng 1 lớn hơn hiệu ứng 2 nên kết qủ: Y tăng, VL tăng, P tăng Nếu quy mô lấn át càng lớn thì chính sách tài khoá càng kém hiệu quả và ngược lại. Khi đầu tư càng nhạy cảm với lãi suất thì đầu tư sẽ giảm càng nhiều khi có sự gia tăng của lãi suất. Do đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ. Note: Hiệu ứng lấn át đầu tư tư nhân chỉ xảy ra trong nền kinh tế đóng và sẽ không còn nữa trong nền kinh tế mở do khi i trong nước tăng thì sẽ có luồng tiền từ nước ngoài chảy vào, do đó i giảm, I tăng. 5.4.2.4. Phối hợp hai chính sách tài khoá và tiền tệ trong nền kinh tế đóng - Áp dụng chính sách mở rộng với mục tiêu năng cao sản lượng - Áp dụng chính sách thắt chặt với mục tiêu giảm sản lượng Giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ có sự tương tác quan trọng. Giả sử, chính phủ quyết định thực hiện chính sách tài khoá mở rộng để kích thích nền kinh tế. Nếu các nhà quản lý tiền tệ đồng thời tăng lãi suất thì chính sách tiền tệ có thể triệt tiêu một phần hoặc hoàn toàn ảnh hưởng mở rộng của chính sách tài khoá. Hai chính sách được thực hiện theo chiều hướng trái ngược nhau. + Chính sách tài khoá với thuế và chi tiêu của chính phủ tác động trực tiếp đến yếu tố G hoặc gián tiếp đến tiêu dùng C, đầu tư I, do đó tác động trực tiếp đến tổng cầu AD. + Chính sách tiền tệ với các quyết định về mức cung tiền, tác động trực tiếp đến thị trường tiền tệ, qua đó tác động trở lại đến tổng cầu (C, I, X). Như vậy, cả hai chính sách đều tác động đến quy mô tổng cầu nhưng mỗi chính sách lại gây ra sự thay đổi khác nhau về thành phần của tổng cầu. Phản ứng: 75
  15. Nếu áp dụng đơn lẻ chính sách TK mở rộng thì i tăng, I giảm. Nếu áp dụng đơn lẻ chính sách TT mở rộng thì i giảm, I tăng, dễ gây ra lạm phát Như vậy, khi áp dụng một chính sách đơn lẻ, có thể đạt được mục tiêu nhưng dễ gây ra phản ứng phụ. Trên giác độ kinh tế vĩ mô cần có mục tiêu chung cho cả hai chính sách, có sự phối hợp điều hành, cụ thể: + Khi tổng cầu ở mức quá thấp có thể dùng chính sách tài khoá mở rộng và nới lỏng tiền tệ, đường IS và LM sẽ dịch chuyển sang bên phải, AD và Y sẽ tăng nhanh. + Nếu tổng cầu mức quá cao, có thể dùng chính sách tài khoá, thắt chặt để giảm mạnh tổng cầu. + Khi AD ở mức vừa phải, sản lượng tương đối ổn định ở mức độ dự kiến, có thể sử dụng kết hợp chính sách tài khoá chặt chẽ, tiền tệ nới lỏng hoặc tài khoá mở rộng, tiền tệ chặt chẽ để làm biến đổi thành phần của tổng cầu. + Hỗn hợp tài khoá chặt chẽ, tiền tệ nới lỏng vừa đủ để AD không thay đổi nhưng tiêu dùng và đầu tư tăng lên, chi tiêu của chính phủ giảm xuống, do đó có tác dụng ổn định sản lượng hiện tại nhưng có lợi cho sự tăng trưởng tương lai nhờ mở rộng quỹ vốn, sẽ có thêm việc làm với năng suất cao hơn. + Với hỗn hợp tài khoá mở rộng và tiền tệ chặt chẽ có thể giữ nguyên tổng cầu, mở rộng khả năng đầu tư công cộng và hạn chê sự bành trướng về tiêu dùng và đầu tư. Do vậy, tuỳ thuộc vào từng mục tiêu và hoàn cảnh cụ thể, chính phủ có thể theo đuổi hỗn hợp chính sách tài khoá và tiền tệ khác nhau. TÓM TẮT CHƯƠNG V - Tiền có 4 chức năng: phương tiện trao đổi hoặc thanh toán, cất trữ giá trị, đơn vị kế toán và bản vị thanh toán về sau. Chính việc sử dụng tiền làm phương tiện trao đổi cho phép phân biệt tiền với các tài sản khác. - Các ngân hàng tạo ra tiền bằng cách cho vay và tạo tiền gửi mà không được bảo đảm hoàn toàn bằng dự trữ tiền mặt. Tiền gửi này làm tăng thêm phương tiện trao đổi. Việc quyết định phải giữ bao nhiêu dự trữ liên quan đến sự đánh đổi giữa thu nhập từ tiền lãi và mối nguy không có khả năng thanh toán. - Cung tiền là tiền trong lưu thông cộng với tiền gửi. Tiền gửi là thành tố chủ yếu trong cung tiền. - Cơ sở tiền là lượng tiền trong lưu thông cộng với các khoản dự trữ tiền mặt của ngân hàng. Số nhân tiền, tỷ lệ giữa cung tiền và cơ sở tiền, lớn hơn 1. Số nhân tiền càng lớn (a) nếu tỷ lệ tiền mặt mong muốn của các ngân hàng càng nhỏ và (b) tỷ lệ mong muốn giữa số tiền mặt trong lưu thông của khu vực tư nhân và tổng tiền càng nhỏ. - Ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ của Chính phủ. Nó kiểm soát cơ sở tiền thông qua các nghiệp vụ thị trường mở, mua vào và bán ra các chứng khoán chính phủ. Ngoài ra, ngân hàng có thể tác động đến số nhân tiền bằng cách áp đặt những quy định dự trữ đối với các ngân hàng khác, hay ấn định lãi suất chiết khấu ở mức phạt để buộc các ngân hàng thương mại phải giữ thêm dự trữ. - Một chính sách tài khóa cho trước là một lộ trình cho trước về chi tiêu Chính phủ và thuế suất. Một chính sách tiền tệ mà thông qua đó lãi suất được xác định. - Với một chính sách tiền tệ cho trước, mở rộng tài khóa làm tăng sản lượng, cầu tiền và lãi suất. Do đó, nó lấn át hoặc thay thế một phần tiêu dùng tư nhân và cầu đầu tư. 76
  16. - Với một chính sách tài khóa cho trước, mở rộng tiền tệ dẫn đến lãi suất thấp hơn và một sản lượng cao hơn. - Sự kết hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa ảnh hưởng đến lãi suất cân bằng cũng như mức sản lượng. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Tại sao người dân thường tiết kiệm "Giảm thuế thu nhập một lần"? 2. Giả sử ngân hàng bán 1 triệu bảng chứng khoán cho ông Jones có tài khoản ở ngân hàng Barclays. (a) Nếu ông Jones trả bằng séc, hãy cho biết tác động của giao dịch này đối với bảng cân đối của ngân hàng Anh và ngân hàng Barclays. (b) Điều gì xảy ra với cung tiền? (c) Nếu ông Jones trả bằng tiền mặt thì câu trả lời có thay đổi không? 3. Bây giờ giả sử Ngân hàng yêu cầu các ngân hàng thương mại giữ 100% dự trữ tiền mặt so với tiền gửi. Điều gì xảy ra với tình huống ở bài tập 1. Giá trị của số nhân tiền là bao nhiêu? 4. Hãy cho biết các đặc tính cần thiết của một chỉ tiêu tốt cho các quyết định về lãi suất? 5. Tại sao có thể mất đến 2 năm để sự thay đổi của lãi suất mới có ảnh hưởng đầy đủ đến tổng cầu? Điều này có hàm ý gì đối với các quyết định liên quan đến việc ấn định lãi suất? CÂU HỎI ĐÚNG SAI 1. Lãi suất chiết khấu là mức lãi suất ngân hàng trung ương trích cho các ngân hàng thương mại khi thực hiện một giao dịch thanh toán. 2. Lạm phát là sự tăng giá của một loại hàng hóa trên thị trường. 3. Để giảm mức cung tiền trong nền kinh tế, NHTW nên mua trái phiếu Chính phủ trên thị trường mở. 4. Mục đích của NHTW quy định tỷ lệ dự trữ đối với Ngân hàng thương mại khi nhận một khoản tiền gửi là để tăng lượng tiền trong NHTW. 5. Nếu NHTW muốn tăng cung tiền thì có thể sử dụng công cụ giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. 6. Tỷ lệ dự trữ tùy ý là tỷ lệ dự trữ do NHTW quy định đối với các ngân hàng thương mại. 7. Để thực hiện kích cầu thì Chính phủ cần tăng chi, giảm thu, NHTW tăng dự trữ bắt buộc đối với NHTM. 8. Để dạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, chính phủ cần thực hiện chính sách mở rộng tài khóa và thu hẹp tiền tệ với lượng bằng nhau. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. D­íi ®©y lµ ba kªnh mµ ng©n hµng Trung ­¬ng cã thÓ sö dông ®Ó t¨ng cung tiÒn: a. B¸n tr¸i phiÕu ChÝnh phñ, gi¶m dù tr÷ b¾t buéc vµ gi¶m l·i suÊt chiÕt khÊu. b. Mua tr¸i phiÕu ChÝnh phñ, gi¶m dù tr÷ b¾t buéc vµ t¨ng l·i suÊt chiÕt khÊu c. Mua tr¸i phiÕu ChÝnh phñ, gi¶m dù tr÷ b¾t buéc vµ gi¶m l·i suÊt chiÕt khÊu d. B¸n tr¸i phiÕu ChÝnh phñ, t¨ng dù tr÷ b¾t buéc vµ t¨ng l·i suÊt chiÕt khÊu e. Mua tr¸i phiÕu ChÝnh phñ, t¨ng dù tr÷ b¾t buéc vµ t¨ng l·i suÊt chiÕt khÊu 2. NÕu nh÷ng ng­êi cho vay vµ ®i vay thèng nhÊt vÒ mét møc l·i suÊt danh nghÜa nµo ®ã vµ l¹m ph¸t thùc tÕ l¹i thÊp h¬n so víi møc mµ hä dù kiÕn th×: 77
  17. a. Ng­êi ®i vay sÏ ®­îc lîi vµ ng­êi cho vay bÞ thiÖt b. Ng­êi cho vay ®­îc lîi vµ ng­êi ®i vay bÞ thiÖt c. C¶ ng­êi ®i vay vµ ng­êi cho vay ®Òu kh«ng ®­îc lîi bëi v× l·i suÊt danh nghÜa ®­îc cè ®Þnh theo hîp ®ång. d. Kh«ng ph¶i c¸c ®iÒu kiÖn kÓ trªn 3. NÕu c¸c hé gia ®×nh vµ doanh nghiÖp nhËn thÊy r»ng khèi l­îng tiÒn hä ®ang gi÷ Ýt h¬n møc cÇn thiÕt, hä sÏ: a. B¸n tµi s¶n tµi chÝnh, gi¸ tr¸i phiÕu gi¶m vµ l·i suÊt t¨ng lªn b. B¸n tµi s¶n tµi chÝnh, gi¸ tr¸i phiÕu t¨ng vµ l·i suÊt gi¶m c. Mua tµi s¶n tµi chÝnh, gi¸ tr¸i phiÕu gi¶m vµ l·i suÊt t¨ng lªn d. Mua tµi s¶n tµi chÝnh, gi¸ tr¸i phiÕu t¨ng vµ l·i suÊt gi¶m e. Mua hµng ho¸ vµ do ®ã gi¸ c¶ t¨ng lªn 4. NÕu muèn gi÷ l·i suÊt kh«ng ®æi sau khi ChÝnh phñ t¨ng thuÕ, ng©n hµng trung ­¬ng cÇn: a. Mua tr¸i phiÕu trªn thÞ tr­êng më b. B¸n tr¸i phiÕu trªn thÞ tr­êng më c. Gi¶m tû lÖ dù tr÷ b¾t buéc d. Gi¶m l·i suÊt chiÕt khÊu e. c¶ a, c, d 5. Víi nh÷ng yÕu tè kh¸c kh«ng ®æi, cÇu tiÒn thùc tÕ sÏ lín h¬n khi: a. L·i suÊt thÊp h¬n b. Gi¸ c¶ cao h¬n c. Thu nhËp cao h¬n d. TÊt c¶ c¸c c©u trªn e. a vµ c 6. NÕu ng©n hµng trung ­¬ng gi¶m cung tiÒn vµ ChÝnh phñ muèn duy tr× tæng cÇu ë møc ban ®Çu, ChÝnh phñ cÇn: a. Gi¶m chi tiªu ChÝnh phñ b. Gi¶m thuÕ c. Yªu cÇu ng©n hµng trung ­¬ng b¸n tr¸i phiÕu trªn thÞ tr­êng më d. T¨ng thuÕ e. Gi¶m c¶ thuÕ vµ chi tiªu ChÝnh phñ 7. Trong m« h×nh AS - AD, sù dÞch chuyÓn sang tr¸i cña ®­êng AD cã thÓ g©y ra bëi: a. Gi¶m thuÕ b. T¨ng niÒm tin cña ng­êi tiªu dïng vµ c¸c doanh nghiÖp vµo triÓn väng ph¸t triÓn cña nÒn kinh tÕ trong t­¬ng lai. c. T¨ng cung tiÒn danh nghÜa d. Gi¶m chi tiªu ChÝnh phñ e. Kh«ng ph¶i c¸c c©u trªn BÀI TẬP Bài 1. Một nền kinh tế được mô tả bởi các hàm số: C = 400 + 0,75YD I = 800 + 0,15Y - 80i MD = 800 - 100i Cg = 700 Ig = 200 X = 400 IM = 50 + 0,15Y H = 100 78
  18. s = 20% rb = 10% Yp = 5500 Yêu cầu: 1. Xác định sản lượng cân bằng. 2. Nếu chính phủ thực hiện đánh thuế với mức T = 200 + 0,2Y, xác đinh sản lượng cân bằng mới. 3. Với mức sản lượng cân bằng ở câu (2) tình trạng ngân sách và cán cân thương mại của nền kinh tế như thế nào? 4. Với chính sách ở câu 2 đã làm cho sản lượng của nền kinh tế giảm xuống. Để khắc phục trường hợp này ngân hàng trung ương áp dụng các biện pháp làm tỷ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng giảm 10%. Nhận xét chính sách này. 5. Nêu ngân hàng trung ương không áp dụng biện pháp ở câu 3 mà thay bằng biện pháp giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc xuống 2%. Tác động của chính sách này như thế nào đến sản lượng cân bằng. Bài 2. Cho các dữ kiện sau đây của một nền kinh tế: C = 1000 + 0,6YD - 100i I = 500 + 0,3Y - 200i T = 100 + 0,2Y G = 800 X = 600 IM = 100 + 0,28Y MS = 2000 MD = 1500 + 0,5Y - 100i Yêu cầu: 1. Xác định phương trình cân bằng trên thị trường hàng hoá và thị trường tiền tệ. 2. Xác định sản lượng và lãi suất cân bằng chung. 3. Với mức sản lượng và lãi suất cân bằng ở câu (2), tình trạng ngân sách và cán cân thương mại lúc này ra sao? 4. Nếu chính phủ tăng thuế biên lên 5% thì chính sách này tác động đến sản lượng cân bằng của nền kinh tế như thế nào? 5. Chính sách tài khóa ở câu (4) đã làm xuất khẩu biên giảm 8%. Nhận xét về chính sách này. 79
  19. CHƯƠNG VI LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG Giúp người học nắm được các khái niệm và những vấn đề cớ bản của lạm phát và thất nghiệp; nguyên nhân của tình trạng lạm phát, thất nghiệp; cách thức mà các nhà hoạch định chính sách sử dụng để đối phó với lạm phát và thất nghiệp. NỘI DUNG 6.1. LẠM PHÁT 6.1.1. Khái niệm Có nhiều khái niệm khác nhau về lạm phát. Tuy nhiên, các nhà kinh tế thường sử dụng khái niệm chung về lạm phát sau đây: Lạm phát được hiểu là sự gia tăng liên tục mức giá chung trong nền kinh tế hay là sự suy giảm sức mua trong nước của đồng nội tệ theo thời gian. Giảm phát diễn ra khi mức giá chung liên tục giảm, sức mua trong nước của đồng nội tệ liên tục tăng. Mức giá trung bình được hiểu là mức giá chung của tất cả các hàng hóa và dịch vụ. Nó được biểu thị bằng chỉ số giá. Điều này có nghĩa nền kinh tế vẫn có thể lạm phát khi giá một số hàng hoá giảm nhưng giá của các hàng hoá dịch vụ khác tăng đủ mạnh. Chỉ số giá là chỉ tiêu phản ánh biến động của mức giá chung kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc (có thể là liên hoàn hoặc định gốc). Thời kỳ nghiên cứu có thể là tháng, quý, năm. Chỉ số giá được xác định theo công thức: IP = Σipd Trong đó: IP là chỉ số giá cả chung IP là chỉ số giá cá thể của từng loại hàng hóa, nhóm hàng d là tỷ trọng mức tiêu dùng của từng loại, từng nhóm hàng và là quyền số (Σd = 1) Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng công thức tính chỉ số giá: IP  pq 1 1 p q 0 1 Trong đó: IP là chỉ số giá cả chung p1 và p0 là giá cả hàng hóa hoặc dịch vụ kỳ báo cáo và kỳ gốc. q1 là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ kỳ báo cáo. Có ba chỉ tiêu dùng để biểu thị chỉ số giá đó là: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là chỉ tiêu phản ánh chi phí nói chung của một người tiêu dùng điển hình khi mua hàng hóa và dịch vụ. Chỉ số giá sản xuất (PPI) là chỉ số giá bán buôn, tức là chi phí để mua giỏ hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp. Nó được xây dựng để tính giá cả trong lần bán đầu tiên. Chỉ số giảm phát (D) là chỉ tiêu phản ánh biến động giá cả của giá cả tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế. Chỉ số này tính theo giá thị trường hay giá hiện hành được sử dụng trong tính GDP. Chỉ số này dùng để điều chỉnh GDP danh nghĩa về GDP thực tế vì thế nó còn được gọi là chỉ số điều chỉnh GDP. 80
  20. Lạm phát thường xuyên xuất hiện trong nền kinh tế thị trường, các Chính phủ thường coi lạm phát là kẻ thù số 1 của nền kinh tế. Phân biệt lạm phát với giảm phát và thiểu phát. Thuyết lạm phát giá cả xét lạm phát là quá trình tăng mức giá chung, còn giảm phát là quá trình giảm mức giá chung của nền kinh tế. Như vậy, theo cách hiểu này thì không có chỗ đứng cho khái niệm thiểu phát. Theo thuyết lạm phát lưu thông tiền tệ thì lạm phát là hiện tượng giá cả tăng do bơm quá nhiều tiền vào lưu thông. Ngược lại, việc đưa tiền vào lưu thông ít hơn mức cần thiết, dẫn đến sản xuất và lưu thông trong nền kinh tế bị nghẹt do thiếu tiền là hiện tượng thiểu phát hay còn gọi là lạm phát âm (dưới 0). Theo thuyết này, lạm phát bằng không là thời điểm tại đó xác lập sự cân bằng cung và cầu tiền tệ, lượng tiền phát hành ra phù hợp với mức yêu cầu cần thiết của cầu lưu thông hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế. Khi lạm phát vượt qua ngưỡng này thì nó sẽ cùng biến mất với lạm phát và chuyển hóa thành thiểu phát. Thiểu phát và giảm phát ít nhiều có cùng một hình thức biểu hiện bề ngoài, khó phân biệt vì có cùng xu hướng chung là sự sụt giảm mức giá chung. Chính biểu hiện này làm nhiều người nhầm tưởng rằng chúng là một, vì vậy thực chất nền kinh tế vẫn đang nằm ở thời kỳ giảm phát nhưng lại lầm tưởng là đang ở thời kỳ thiểu phát. 6.1.2. Đo lường lạm phát Để đo lường mức độ lạm mà nền kinh tế trải qua trong một thời kỳ nhất định, các nhà thống kê sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ lạm phát. Tỷ lệ lạm phát được tính bằng % thay đổi của mức giá chung. I p1  I p 0 ip   100 I p0 Trong đó: iP tỷ lệ lạm phát thời kỳ t (%) Ip1: chỉ số giá cả của kỳ nghiên cứu Ip0: chỉ số giá cả của kỳ trước đó (kỳ được chọn làm gốc để so sánh) Hoặc tính bằng cách: CPI t  CPI t 1 Dt  Dt 1 iP  x100(%) iP  x100(%) CPI t 1 Dt 1 Ví dụ: Chỉ số giá năm 1992 là 300%, chỉ số giá năm 1991 là 250%. Tính tỷ lệ lạm phát thời kỳ 1991-1992. (iP = 20%) 6.1.3. Phân loại lạm phát Phân loại lạm phát theo tính chất hoặc mức độ của tỷ lệ lạm phát. Theo tính chất, sẽ được giới thiệu khi bàn về tác động của lạm phát. Theo mức độ thì thường phân biệt 3 loại lạm phát. Lạm phát vừa phải: là mức lạm phát ở mức thấp, xảy ra khi giá cả tăng chậm và có thể dự đoán trước được. Có tỷ lệ lạm phát < 10%/năm (lạm phát ở mức một con số), không gây ra tác động đáng kể đối với nền kinh tế. Lạm phát phi mã: là mức lạm phát xảy ra khi giá cả tăng nhanh, trong phạm vi 2 hoặc 3 con số/ năm, từ 10% đến < 1000%. Nếu lạm phát phi mã duy trì trong thời gian dài sẽ gây ra những biến động kinh tế nghiêm trọng, mọi người có xu hướng tích trữ 81
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2