intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Kỹ thuật gia công đường ống dẫn môi chất lạnh (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí - CĐ/TC) - Trường cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:37

18
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Kỹ thuật gia công đường ống dẫn môi chất lạnh (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí - CĐ/TC) được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Đường ống và các phụ kiện đường ống sử dụng trong hệ thống lạnh; Kỹ thuật gia công đường ống dẫn môi chất lạnh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Kỹ thuật gia công đường ống dẫn môi chất lạnh (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí - CĐ/TC) - Trường cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: KỸ THUẬT GIA CÔNG ĐƯỜNG ỐNG DẪN MÔI CHẤT LẠNH NGHỀ: KỸ THUẬT MÁY LẠNH VÀ ĐHKK TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG VÀ TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCGNB ngày….tháng….năm 2021 của Trường cao đẳng Cơ giới Ninh Bình Ninh Bình - năm 2021 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao đang là vấn đề cấp bách của toàn xã hội. Ngành Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí cũng không ngoại lệ. Với mục tiêu chung của ngành là nâng cao chất lượng đào tạo, đào tạo ra các kỹ thuật viên ngành Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí có trình độ và tay nghề cao chúng tôi đã biên soạn giáo trình “ Kỹ thuật gia công đường ống dẫn môi chất” để phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên và học tập học sinh trình độ Cao đẳng, Trung cấp. Giáo trình Kỹ thuật gia công đường ống dẫn môi chất lạnh này được thiết kế theo thuộc hệ thống môn học/ mô đun của chương trình đào tạo nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí nhằm rèn luyện các kỹ năng gia công đường ống cũng như kết nối đường ống dùng trong kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí. Sau khi học tập xong mô đun này, học viên có đủ kiến thức, kỹ năng để học tập tiếp các môn học, mô đun đun khác của nghề. Mô đun này được thiết kế gồm 2 bài: Bài 1. Đường ống và các phụ kiện đường ống sử dụng trong hệ thống lạnh Bài 2. Kỹ thuật gia công đường ống dẫn môi chất lạnh Mặc dù đã cố gắng tổ chức biên soạn để đáp ứng được mục tiêu đào tạo nhưng không tránh được những khiếm khuyết. Rất mong nhận được đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo, bạn đọc để giáo trình ngày một hoàn thiện hơn. Ninh Bình, ngày 30 tháng 4 năm 2021 Nhóm biên soạn 3
  4. MỤC LỤC TRANG GIÁO TRÌNH................................................................................................... 1 LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................ 3 BÀI 1. ĐƯỜNG ỐNG VÀ CÁC PHỤ KIỆN ĐƯỜNG ỐNG SỬ DỤNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH .......................................................................... 9 1. Ống dẫn môi chất lạnh sơ cấp .................................................................... 9 2. Ống dẫn môi chất lạnh thứ cấp ................................................................. 10 3. Các phụ kiện đường ống........................................................................... 10 3.1. Đai ốc ................................................................................................ 10 3.2. Đầu nối .............................................................................................. 10 3.3. Van truy cập ...................................................................................... 11 3.4. Vật liệu bịt kín đường ren .................................................................. 12 BÀI 2. KỸ THUẬT GIA CÔNG ĐƯỜNG ỐNG .......................................... 13 1. Cắt ống ..................................................................................................... 13 1.1. Dụng cụ cắt ống................................................................................. 13 1.2. Phương pháp cắt ống ......................................................................... 14 1.3. Nạo bavia .......................................................................................... 15 2. Uốn ống ................................................................................................... 16 2.1. Dụng cụ uốn ống ............................................................................... 16 2.2. Uốn ống bằng đòn bẩy ....................................................................... 17 3. Nong ống.................................................................................................. 17 3.1. Dụng cụ nong ống ............................................................................. 17 3.2. Phương pháp nong ống ...................................................................... 19 4. Loe ống .................................................................................................... 19 4.1. Dụng cụ loe ống ................................................................................ 19 4.2. Phương pháp loe ống ......................................................................... 20 5. Hàn ống .................................................................................................... 22 5.1. Các loại khí hàn ................................................................................. 22 5.2. Mối nguy liên quan đến việc sử dụng khí hàn.................................... 24 5.3. An toàn cá nhân ................................................................................ 24 4
  5. 5.4. Bộ chống cháy ngược ....................................................................... 27 5.5. Que hàn bạc ....................................................................................... 28 5.6. Kỹ thuật hàn ..................................................................................... 29 6. Cách nhiệt đường ống............................................................................... 32 7. Bài tập thực hành: Kết nối đường ống ...................................................... 34 5
  6. 6
  7. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN TÊN MÔ ĐUN: KỸ THUẬT GIA CÔNG ĐƯỜNG ỐNG DẪN MÔI CHẤT LẠNH MÃ MÔ ĐUN: MĐ 18 VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT, Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: Được bố trí sau khi đã học xong các môn học chung và môn Kỹ thuật nhiệt – lạnh và điều hòa không khí. - Tính chất: Là môn học kỹ thuật cơ sở. - Ý nghĩa và vai trò: hướng dẫn các kiến thức và kỹ năng cần thiết bổ trợ cho các mô đun/ môn học khác trong chương trình đào tạo của nghề MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN: - Về kiến thức: + Trình bày được đặc điểm, ứng dụng của các đường ống sử dụng trong hệ thống lạnh; + Trình bày được các phương pháp gia công đường ống: cắt ống, uốn ống, nong ống, loe ống, hàn ống. - Về kỹ năng: + Nhận biết được các loại đường ống và phụ kiện đường ống sử dụng trong hệ thống lạnh; + Kết nối được đường ống và các phụ kiện đường ống đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Vận dụng được kiến thức, kỹ năng để thực hành độc lập và phối hợp làm việc theo nhóm; có trách nhiệm đối với công việc được giao. - Cẩn thận, nghiêm túc thực hiện các quy định về an toàn lao động. NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN: 7
  8. 8
  9. BÀI 1. ĐƯỜNG ỐNG VÀ CÁC PHỤ KIỆN ĐƯỜNG ỐNG SỬ DỤNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH Mã bài: MĐ18 - B01 GIỚI THIỆU: Trong hệ thống lạnh, đường ống có nhiệm vụ kết nối các thiết bị của hệ thống lạnh với nhau, nhờ đó mà hệ thống mới hoạt động hiệu quả. Đường ống sử dụng trong hệ thống lạnh được chia thành nhiều loại, bên cạnh đó còn có các phụ kiện đường ống hỗ trợ cho quá trình kết nối. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng: - Trình bày được các đặc điểm, ứng dụng của các đường ống sử dụng trong hệ thống lạnh; - Nhận biết được các loại đường ống và phụ kiện đường ống sử dụng trong hệ thống lạnh - Vận dụng được kiến thức, kỹ năng để thực hành độc lập và phối hợp làm việc theo nhóm; có trách nhiệm đối với công việc được giao. NỘI DUNG CHÍNH: 1. Ống dẫn môi chất lạnh sơ cấp 1.1. Ống đồng cứng Ống đồng cứng là ống không thể uốn cong dễ dàng trừ khi khi được ủ trước - Ống đồng cứng có độ thẳng cao, cứng do vậy thường được dùng để chế tạo dàn bay hơi hoặc ngưng tụ. 1.2. Ống đồng mềm Ống đồng mềm là ống đã được ủ và làm mềm bằng nhiệt tới màu đỏ sáng và để nguội. 9
  10. - Ống đồng mềm có khả năng uốn cong dễ dàng do vậy thường được dùng để lắp đặt hoặc kết nối các hệ thống điều hòa không khí . 1.3. Ống dẫn sử dụng vật liệu khác Ngoài ống đồng trong hệ thống lạnh còn sử dụng các loại ống cứng như ống thép, ống sắt và các loại ống mềm như ống cao su có lõi thép bên trong , ống PVC vv… - Thép Đen - Ống thép không mạ đươ ̣c gọi là “đen” vì màu đen của oxit sắt hình thành trên bề mặt của ống. - Sắt hàn – một hợp chất của sắt có hàm lượng cacbon thấ p dễ hàn. - Nhôm – một loại kim loại nhẹ, chống ăn mòn có nguồn gốc từ quặng bôxít. - Đồng thau – một hợp kim của đồng và kẽm. Cupro-nickel (đồng-niken) – một hợp kim thường chứa 75% đồng và 25% niken với một lượng rất nhỏ nguyên tố sắt và mangan để gia cường. 2. Ống dẫn môi chất lạnh thứ cấp Môi chất lạnh thứ cấp sử dụng các loại ống mềm như ống cao su có lõi thép bên trong , ống PVC vv… 3. Các phụ kiện đường ống 3.1. Đai ốc - Loại ống ngắn – các thiết bị điều hòa không khí - Loại ống dài – thường được sử dụng trên bộ ngắt mạch để chống rung - Loại chống đóng băng – để tránh hơi nước bị đóng băng và làm nứt đai ốc. 3.2. Đầu nối 10
  11. Vòng đệm loe Vòng đệm loe Đầu bịt ren ngoài Đầu bịt ren trong Khớp nối ren ngoài và van phụ trợ Cút nối 3.3. Van truy cập - Van Schradercho phép tháo các lõi mà không làm ảnh hưởng đến tình trạng nguyên vẹn của hệ thống - Van bi – được thiết kế để cô lập đường ống/ống đồng hồ đo - Van đột lỗ - Đầu nối nhanh cổng phụ trợ 11
  12. 3.4. Vật liệu bịt kín đường ren Dung dịch bột nhão Băng tan 12
  13. BÀI 2. KỸ THUẬT GIA CÔNG ĐƯỜNG ỐNG Mã bài: MĐ18 - B02 GIỚI THIỆU: Để kết nối các thiết bị trong hệ thống lạnh, ngoài việc lựa chọn đường ống (chất liệu, kích thước...), các phụ kiện đường ống thì kỹ thuật viên phải thành thạo các kỹ năng gia công đường ống: cắt ống, nong ống, loe ống, uốn ống, hàn ống. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng: - Trình bày được các phương pháp gia công đường ống: cắt ống, uốn ống, nong ống, loe ống, hàn ống. - Kết nối được đường ống và các phụ kiện đường ống đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; - Vận dụng được kiến thức, kỹ năng để thực hành độc lập và phối hợp làm việc theo nhóm; có trách nhiệm đối với công việc được giao. - Cẩn thận, nghiêm túc thực hiện các quy định về an toàn lao động. NỘI DUNG CHÍNH: 1. Cắt ống 1.1. Dụng cụ cắt ống Hình 2.1. Dao cắt ống đồng - Kích cỡ và vòng cắt ống 13
  14. Hình 2.1. Một số kích cỡ của dao cắt ống 1.2. Phương pháp cắt ống - Đặt đoạn ống cần cắt vào giữa bánh xe lăn và lưỡi cắt - Vặn tịnh tiến lưỡi dao đi xuống để lưỡi dao ăn nhẹ vào thành ống - Giữ ngay dao và quay dao quanh trục ống. Vừa quay dao vừa xoáy núm vặn (cứ 1 vòng dao quay thì xoay 1/4 núm vặn) làm liên tục cho đến khi ống đứt. Hình 2.2. Phương pháp cắt ống * Yêu cầu Đoạn ống cắt phải đảm bảo yêu cầu sau: - Ống phải tròn đều không bị bóp méo - Chỉ một vết cắt trên ống * Lưu ý khi cắt ống - Kiểm tra cẩn thận chiều dài của ống, sau đó lấy dũa vạch dấu vào chổ cần phải cắt ống. - Kiểm tra dao cắt. - Đặt ống vào giữa những con lăn đĩa cắt. - Đặt đúng lưỡi dao cắt vào vạch dấu đã vạch bằng dũa. - Vặn tay vít tới khi lưỡi cắt chạm sát vào ống đồng. - Quay từ từ dao cắt xung quanh ống để dao cắt ăn sâu dần vào ống. - Sau khi thấy nhẹ tay, siết thêm tay vít để làm tăng sức ép của dao cắt, và lại quay dao xung quanh ống. - Tiếp tục cắt bằng cách tăng dần sức ép của đĩa cắt nhưng không mạnh quá để khỏi làm ống hỏng. (ảnh hưởng đến quá trình nông ống và loe ống để kết nối với hệ thống). - Tẩy sạch rìa (nạo ba via) miệng ống bằng dao cạo ba via. 14
  15. - Trong khi làm sạch rìa, phải để dốc đầu ống xuống để phôi đồng không rơi vào bên trong ống. * Ngoài ra với đường ống có kích thước nhỏ như ống mao dẫn, ta sử dụng kéo cắt để không làm biến dạng bên trong ống và ngăn ngừa hiện tượng bó hẹp trong. Hình 2.3. Kéo cắt ống mao 1.3. Nạo bavia Mặt cắt ống có bavia cần được nạo nhẵn trước khi tiến hành các công đoạn gia công khác. Hình 2.4. Dụng cụ nạo bavia dạng dao 15
  16. Hình 2.5. Dụng cụ nạo bavia dạng khoét Phương pháp nạo ba via đường ống Hình 2.6. Nạo ba via - Quay mặt cắt cần nạo bavia của ống đồng xuống phía dưới . - Dùng dao nạo bavia để nạo - Không làm hư hỏng bề mặt trong ống bằng dao nạo bavia. 2. Uốn ống 2.1. Dụng cụ uốn ống - Dụng cụ uốn ống bằng lò xo Hình 2.7. Dụng cụ uốn ống bằng lò xo + Kích cỡ lên đến ¾ kích cỡ của ống mềm kéo dài + Sử dụng đúng cách để tránh làm bẹp ống + Có thể uốn lên đến 360 độ + Lò xo trong & lò xo ngoài + Thích hợp khi uốn trong không gian chật hẹp - Dụng cụ uốn ống bằng đòn bẩy: Có thể uốn trái và uốn phải, uốn đến 180 độ 16
  17. Hình 2.8. Dụng cụ uốn ống bằng đòn bẩy - Uốn bằng bánh cóc Hình 2.9. Dụng cụ uốn ống bằng bánh cóc 2.2. Uốn ống bằng đòn bẩy - Cấu tạo Hình 2.10. Cấu tạo dụng cụ uốn ống bằng đòn bẩy - Các bước để uốn ống: + Đặt ống cần uốn vào đúng rãnh tương ứng với đường kính của ống. + Xác định góc cần uốn. + Quay cần gạt một góc đúng bằng góc cần uốn để tạo hình ống theo yêu cầu 3. Nong ống 3.1. Dụng cụ nong ống - Dụng cụ ép dạng nong ống: 17
  18. Hình 2.11. Dụng cụ nong ống 1 : Bộ kẹp ống. 2 : Lỗ kẹp ống. 3 : Ốc vặn siết kẹp. 4 : Đầu nông ống. 5 : Tay vặn. 6 : Đồ gá. Hình 2.12. Các kiểu và cỡ đầu nong - Dụng cụ ép dạng cơ khí: 18
  19. Hình 2.13. Cấu tạo dụng cụ ép dạng cơ khí 3.2. Phương pháp nong ống Để nối hai đầu ống có cùng đường kính, ta phải làm rộng một đầu để đầu kia có thể đưa lọt vừa khít vào, sau đó hàn lại. Hiện nay người ta có thế nối 2 ống cùng kích thước bằng cách loe cả hai ống và kết nối bằng hai đầu ren ngoài hoặc sử dụng các rắc nối nhanh và đầu ép cos chuyên dụng. Các bước nong ống đồng như sau: - Đưa ống vào bộ kẹp và chọn đường kính lỗ cho phù hợp với đường kính ống. - Đặt đầu ống thò lên mặt bộ kẹp 1 độ dài bằng đường kính ống cộng thêm 3mm. Ví dụ nếu ống có đường kính 6mm, thì chiều dài ống thò lên là : 6 + 3 = 9mm. - Kẹp chặt ống. - Chọn đầu nong có đường kính phù hợp để nong ống. - Gắn đồ gá có gắn đầu nong vào thiết bị và tiến hành vặn tay vặn để đầu nông tiến sâu vào ống (tiến hành thao tác không nên quá vội vàng tránh làm biến dạng ống) - Khi vặn xuống vừa đủ thì vặn ngược lại để rút đầu nong ra. - Tháo ống ra và lắp vào đầu ống kia. - Nếu đầu nong quá rộng thì cần phải loe đầu ống còn lại sao cho hai miệng ống thật sát nhau. 4. Loe ống 4.1. Dụng cụ loe ống Dụng cụ loe ống có hai dạng: Bộ loe đồng tâm và bộ loe lệch tâm. Bộ loe lệch tâm có độ chính xác cao hơn so với bộ loe đồng tâm. Hình 2.14. Bộ loe đồng tâm 19
  20. Hình 2.15. Bộ loe lệch tâm 4.2. Phương pháp loe ống Bước 1: Làm sạch đầu ống (gồm nạo ba via, dũa và làm bằng đầu ống) Bước 2: Đặt đoạn ống cần loe vào lỗ có đường kính phù hợp trên giá kẹp đầu ống nhô lên bằng mặt kẹp (đối với trường hợp mặt kẹp có mặt nón cụt sâu tương ứng với độ dài đoạn cần loe). Nếu độ sâu mặt nón cụt trên kẹp không đủ chiều sâu, cần đặt đoạn ống cần loe cao hơn mặt kẹp khoảng 3 mm. Bước 3: Siết chặt 2 tai hồng để kẹp chặt ống 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2