intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Kỹ thuật khai triển hình gò (Nghề: Chế tạo thiết bị cơ khí - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:55

40
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Kỹ thuật khai triển hình gò (Nghề: Chế tạo thiết bị cơ khí - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp)" biên soạn với mục tiêu giúp người học nhận biết chính xác các phương pháp khai triển; vạch dấu, khai triển được các hình dạng: ống trụ, côn, các dạng hình chóp, các cút, các ống nối chữ T bằng thước và com pa đúng hình dạng trong bài thực hành. Mời các bạn cùng tham khảo giáo trình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Kỹ thuật khai triển hình gò (Nghề: Chế tạo thiết bị cơ khí - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn

  1. UBND TỈNH BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: KỸ THUẬT KHAI TRIỂN HÌNH GÒ NGÀNH/NGHỀ: CHẾ TẠO THIẾT BỊ CƠ KHÍ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG/TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: 99/QĐ-CĐKTCNQN ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn Bình Định, năm 2018
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình lưu hành nội bộ nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI GIỚI THIỆU Được sự chỉ đạo của Ban Giám Hiệu nhà trường, trong thời gian qua các giáo viên trong khoa Cơ khí đã dành thời gian tập trung biên soạn giáo trình, cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm tạo điều kiện cho học sinh hiểu biết chắc kiến thức và rèn luyện nâng cao kỹ năng nghề. Khai triển hình gò là một môn học dựa trên cơ sở hình học phẳng, hình học không gian và thường phải áp dụng một số công thức tính toán. Trong giáo trình này có trình bày cả phần lý thuyết và thực hành vẽ khai triển hình gò, trong đó phần thực hành là chủ yếu. Nắm được cả hai phần này sẽ giúp cho người công nhân khai triển được đúng các chi tiết gò, do đó đạt được năng suất cao, tiết kiện được nguyên liệu, giảm nhẹ lao động nặng nhọc trong công việc khai triển và gò. Sau đây là nội dung giáo trình của Kỹ thuật khai triển hình gò Trong quá trình biên soạn giáo trình, đã tham khảo ý kiến từ các Doanh nghệp trong nước, giáo trình của các trường Đại học, Cao đẳng, Học viện... Nhóm biên soạn đã hết sức cố gắng để giáo trình đạt được chất lượng tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn! 3
  4. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 3 MỤC LỤC 4 BÀI 1: KHÁI NIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP KHAI TRIỂN HÌNH GÒ 8 1. Các phương pháp dựng hình 8 1.1. Dụng cụ dựng hình khai triển 8 1.2. Cách dựng một số hình cơ bản 8 2. Khái niệm 16 3. Các phương pháp khai triển 16 4. Các bước khai triển 16 5. Những điểm lưu ý khi khai triển 17 6. Các ví dụ về phương pháp khai triển 17 BÀI 2: KHAI TRIỂN CÁC DẠNG ỐNG TRỤ 21 1. Hình chiếu của đường tròn khi ở vị trí song song với mặt chiếu 21 2. Mặt trụ tròn 21 2.1. Sự hình thành mặt trụ tròn. 21 2.2. Hình chiếu của mặt trụ tròn. 22 2.3. Lấy điểm trên mặt trụ tròn. 22 3. Phương pháp khai triển dạng hình trụ tròn 22 3.1. Khái niệm về phương pháp khai triển dạng hình trụ tròn 22 3.2. Phương pháp đường song song 23 4. Khai triển các dạng ống trụ 23 4.1. Khai triển ống trụ tròn 23 4.2. Khai triển ống tròn có vát mép 24 5. Khai triển ống gãy khúc 25 6. Khai triển ống chữ T có cùng một đường kính 27 7. Khai triển ống chữ T khác đường kính 28 BÀI 3: KHAI TRIỂN CÁC DẠNG HÌNH CÔN 31 1. Phương pháp dựng độ dài thực của đoạn thẳng 31 2. Khai triển hình côn – Hình nón 32 3. Khai triển hình côn cụt đều 33 4. Khai triển côn xiên kiểu 1 – Hình nón xiên 34 5. Khai triển nón xiên kiểu 2 35 6. Khai triển côn cụt có hai đáy xiên 36 7. Khai triển côn cụt xiên có hai đáy tròn lệch tâm 37 BÀI 4: KHAI TRIỂN CÁC DẠNG HÌNH CHÓP KHỐI ĐA DIỆN 40 1. Hình thực của các hình mặt phẳng 40 2. Khai triển chóp lò có hai đáy chữ nhật đồng tâm 41 4
  5. 3. Khai triển chóp lò có hai đáy chữ nhật lệch tâm 42 4. Khai triển chóp lò có một đáy tròn và một đáy chữ nhật đồng tâm 44 5. Khai triển chóp lò có một đáy tròn và một đáy chữ nhật lệch tâm 45 BÀI 5: KHAI TRIỂN THÉP GÓC L (900) 49 1. Khai triển ke thép L vuông góc 900 49 2. Khai triển ke thép L góc 450 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 5
  6. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên mô đun: Kỹ thuật khai triển hình gò Mã môn học: MH 10 Vị trí, tính chất của môn học: Vị trí : Là môn học bao gồm vạch dấu, khai triển để chuẩn bị phôi cho công việc chế tạo và rất quan trọng chuyên ngành chế tạo thiết bị cơ khí, được bố trí cho học sinh học đầu tiên khi học các môn học chuyên môn hoặc có thể cho học chung với môn vẽ kỹ thuật. Tính chất : Là môn học chuyên môn nghề giúp người học có khả năng: Vạch dấu, khai triển được các hình dạng : Ống trụ, côn, các dạng hình chóp, các cút, các ống nối chữ T bằng thước và com pa đúng hình dạng Mục tiêu môn học: - Về kiến thức: + Nhận biết chính xác các phương pháp khai triển. + Vạch dấu, khai triển được các hình dạng : Ống trụ, côn, các dạng hình chóp, các cút, các ống nối chữ T bằng thước và com pa đúng hình dạng trong bài thực hành. - Về kỹ năng: + Khai triển được các ke góc, các mặt bích từ phôi liệu L và lập là. + Sử dụng các loại dụng cụ, vạch dấu, chấm dấu, com pa, thước thành thạo. - Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm: + Cẩn thận, kiên trì, chủ động, sáng tạo. Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp. Giới thiệu. Kỹ thuật khai triển hình gò được sử dụng rất nhiều trong trực tế nhất sản xuất, là một môn học dựa trên cơ sở hình học phẳng, hình học không gian và thường phải áp dụng một số công thức tính toán. Trong giáo trình này có trình bày cả phần lý thuyết và thực hành vẽ khai triển hình gò, giúp cho người học tự tin trong khi thực hiện các công việc thực tế. Nội dung của môn học: Số Thời gian (giờ) Tên chương, mục TT TS LT TH KT 1 Bài 1:Khái niệm và phương pháp khai triển hình gò 15 6 9 1. Các phương pháp dựng hình 2. Khái niệm 3. Các phương pháp khai triển 4. Các bước khai triển 6
  7. Số Thời gian (giờ) Tên chương, mục TT TS LT TH KT 5. Những điểm lưu ý khi khai triển 6. Các ví dụ về phương pháp khai triển Câu hỏi Bài tập thực hành 2 Bài 2:Khai triển các dạng ống trụ 21 6 14 1 1. Hình chiếu của đường tròn khi ở vị trí song song với mặt chiếu 2. Mặt trụ tròn 3. Phương pháp khai triển dạng hình trụ tròn 4. Khai triển các dạng ống trụ 5. Khai triển ống gãy khúc 6. Khai triển ống chữ T có cùng một đường kính 7. Khai triển ống chữ T khác đường kính Câu hỏi Bài tập thực hành 3 Bài 3:Khai triển các dạng hình côn 21 6 15 1. Phương pháp dựng độ dài thực của đoạn thẳng 2. Khai triển hình côn – Hình nón 3. Khai triển hình côn cụt đều 4. Khai triển côn xiên kiểu 1 – Hình nón xiên 5. Khai triển nón xiên kiểu 2 6. Khai triển côn cụt có hai đáy xiên 7. Khai triển côn cụt xiên có hai đáy tròn lệch tâm Câu hỏi Bài tập thực hành 4 Bài 4:Khai triển các dạng hình chóp khối đa diện 27 6 20 1 1. Hình thực của các hình mặt phẳng 2. Khai triển chóp lò có hai đáy chữ nhật đồng tâm 3. Khai triển chóp lò có hai đáy chữ nhật lệch tâm 4. Khai triển chóp lò có một đáy tròn và một đáy chữ nhật đồng tâm 5. Khai triển chóp lò có một đáy tròn và một đáy chữ nhật lệch tâm Câu hỏi Bài tập thực hành 5 Bài 5:Khai triển thép góc L (900 ) 2 2 1. Khai triển ke thép L vuông góc 900 2.Khai triển ke thép L góc 450 Bài tập thực hành Cộng 90 30 58 2 7
  8. Nội dung của môn học: BÀI 1: KHÁI NIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP KHAI TRIỂN HÌNH GÒ Mã bài: MH10-01 Giới thiệu: Bài 1 giới thiệu các phương pháp dựng hình, khái niệm và phương pháp thực hiện bản vẽ khai triển hình gò điển hình trong thực tế Mục tiêu: ­ Biết được các phương pháp khai triển ­ Biết được các bước khai triển ­ Nắm được phương pháp vạch dấu khai triển chính xác. ­ Có ý thức học tập tích cực, tự giác, chủ động. 1. Các phương pháp dựng hình 1.1. Dụng cụ dựng hình khai triển Dụng cụ dựng hình khai triển: - Một compa nhọn lớn để đo độ dài lớn và vẽ những cung lớn. - Hai com pa nhọn nhỏ dùng để đo độ dài nhỏ và vẽ những cung nhỏ. - Một vạch dấu dùng để vạch các đường thẳng. - Một thước dẹt dùng để dựng các đường thẳng. - Một thước đo độ dùng để dựng các góc. - Một chấm dấu. - Một ê ke sắt dùng để dựng các đường thẳng góc. - Một búa nguội. 1.2. Cách dựng một số hình cơ bản 1.2.1. Dựng đường thẳng vuông góc với nhau: a) Dựng đường vuông góc giữa đường AB Mở com pa rộng hơn 1/2 AB, lấy A làm tâm, dựng 2 cung ở trên và dưới AB, dùng com pa mở nguyên như trên, lấy B làm tâm quay 2 cung cắt 2 cung trước ở C và D. Lấy thước dẹt nối liền C và D cắt AB ở điểm O (Hình 1.1). Hình 1.1. Dựng đường vuông góc giữa đường AB b) Dựng đường thẳng vuông góc ở O trên đường AB 8
  9. Mở compa to nhỏ tuỳ ý, lấy O làm tâm vạch trên đường AB 2 điểm C và D, lấy 2 điểm C và D làm tâm mở com pa rộng hơn 1/2 CD, dựng hai cung gặp nhau ở E. Nối liền EO thì đường EO sẽ vuông góc với AB ở điểm O (hình 1.2). Hình 1.2. Dựng đường thẳng vuông góc ở O trên đường AB c) Dựng đường vuông góc qua điểm O ở nằm đường thẳng AB Lấy O làm tâm, mở com pa, quay một cung cắt đường AB ở C, D; lấy C và D làm tâm, quay hai cung có bán kính lớn hơn 1/2 CD, cắt nhau ở I. Nối liền OI thì đường OI vuông góc với AB qua điểm O (Hình 1-3) Hình 1.3. Dựng đường vuông góc qua điểm O ở nằm đường thẳng AB d) Dựng đường vuông góc tại điểm đầu mút A của đường AB Chọn O ngoài AB làm tâm và lấy R làm bán kính quay một đường tròn sao cho nó qua A và cắt AB tại C. Nối CO và kéo dài ra, đường này cắt đường tròn ở D. Nối AD, ta được AD vuông góc với AB tại A (Hình 1.4). Hình 1.4. Dựng đường vuông góc tại điểm đầu mút A của đường AB 1.2.2. Dựng một đường song song với đường AB với một khoảng cách nhất định Mở com pa rộng bằng khoảng cách nhất định, lấy C làm tâm, dựng cung N, rồi lấy D làm tâm, dựng cung M. Đường tiếp tuyến với M và N sẽ song song với AB với một khoảng cách nhất định (Hình 1.5). 9
  10. Hình 1.5. Dựng một đường song song với đường AB với một khoảng cách nhất định 1.2.3. Chia đoạn thẳng làm nhiều phần bằng nhau Chia đoạn AB làm 5 phần đều nhau (Hình 1.6). ở đầu A của đoạn AB, dựng một đường xiên AC; bắt đầu từ A, vạch trên AC 5 khoảng đều nhau. Nối liền 5 với B; ở những điểm 1, 2, 3, 4, dựng những đường song song với 5B. Đoạn AB được chia làm 5 phần đều nhau bởi những điểm 1, 2, 3, 4, 5. Hình 1.6. Chia đoạn thẳng làm nhiều phần bằng nhau 1.2.4. Dựng và chia góc: a) Dựng góc 300 Lấy O làm tâm và lấy R=OB=OC làm bán kính quay một cung. Sau lấy C làm tâm và cũng lấy R làm bán kính quay một cung. Hai cung này cắt nhau ở A. ^ 0 Nối BA thì ta có   𝐴𝐵𝐶 = 30 (Hình 1.7). Hình 1.7. Dựng góc 300 b) Dựng góc 600 Lấy B làm tâm và lấy R = BC làm bán kính quay một cung, sau lấy C làm tâm và cũng lấy R trên làm bán kính quay một cung. Hai cung này cắt nhau ở A. ^ 0 Nối BA thì ta có 𝐴𝐵𝐶 = 60 (Hình 1.8) 10
  11. Hình 1.8 Dựng góc 600 c) Dựng góc 1200 Muốn dựng góc 1200 thì ta dựng 2 góc 600 liền nhau, ta sẽ có ^ 0 𝐴𝐵𝐶 = 120 (Hình 1.9). Hình 1.9. Dựng góc 1200 d) Chia một góc làm 2, 4, 8 góc đều nhau Hình 1.10. Chia một góc làm 2, 4, 8 góc đều nhau Lấy O làm tâm, quay một cung cắt hai cạnh AO và BO ở C và D. Lấy C và D làm tâm, quay 2 cung cắt nhau ở I. Nối liền IO thì đường IO này chia góc AOB làm hai góc đều nhau là AOI và IOB. Muốn chia làm 4 góc đều nhau thì làm như trên, nghĩa là chia lần lượt góc AOI và IOB làm hai góc đều nhau (Hình 1.10). e) Chia góc 900 làm 3 góc đều nhau Lấy O làm tâm, quay một cung cắt 2 cạnh OA và OB ở C và D; cùng độ mở của com pa ấy, lấy C và D làm tâm quay những cung cắt cung CD ở G và H. 11
  12. ^ ^ 0 Dựng 2 đường OG và OH thì ta có 𝐴𝑂𝐻 = 𝐺𝑂𝐻 = 30 (Hình 1.11). Hình 1.11. Chia góc 900 làm 3 góc đều nhau 1.2.5. Dựng đa giác a) Dựng hình tam giác đều nội trong đường tròn (Hình 12). Lấy O, giao điểm của 2 đường vuông góc là xx’ và yy’ làm tâm, quay một đường tròn với bán kính R. Giữ nguyên bán kính ấy, lấy D làm tâm quay một cung cắt đường tròn ở B và C, ta sẽ chia đường tròn làm 3 cung bằng nhau: 𝐴𝐶⏜ = 𝐶𝐵⏜ = 𝐵𝐴⏜ AC = CB = BA. Nối 3 điểm A, B,C thì ta được tam giác đều ABC. Hình 1.12. Dựng đa giác b) Dựng hình lục giác đều nội tiếp đều trong đường tròn (Hình 13). Lấy O, giao điểm của 2 đường vuông góc là xx’ và yy’ làm tâm, quay một đường tròn với bán kính R. R cũng là độ lớn của hình 6 cạnh đều. Giữ nguyên bán kính ấy, lấy A và D làm tâm, quay 2 cung cắt đường tròn ở B, F, E, C. Những điểm A, B, C, D, E, F đã chia đường tròn làm 6 phần bằng nhau. 12
  13. Hình 1.13. Dựng hình lục giác đều nội tiếp đều trong đường tròn c) Dựng hình ngũ giác đều nội tiếp trong đường tròn (Hình 14). Lấy O, giao điểm của 2 đường vuông góc là xx’ và yy’ làm tâm, quay một đường tròn với bán kính R. Lấy trung điểm B của đoạn thẳng OA làm tâm quay một cung với bán kính B1 gặp dường xx’ ở C, 1C là cạnh của hình 5 cạnh đều. Lấy 1 làm tâm quay một cung với bán kính 1C, cắt đường tròn ở hai điểm 5 và 2. Giữ nguyên độ mở của com pa, lấy 5 và 2 làm tâm, quay hai cung cắt đường tròn ở 4 và 3. Những điểm 1, 2, 3, 4, 5 đã chia đường tròn làm 5 phần bằng nhau. Nối những điểm iểm 1, 2, 3, 4, 5 ta được hình 5 cạnh đều. Hình 1.14. Dựng hình lục giác đều nội tiếp đều trong đường tròn d) Dựng các đường nội tiếp Phương pháp vẽ gần đúng sau đây dùng để chia đường tròn làm 7, 9, 11, 13 v.v... phần bằng nhau, ví dụ chia đường tròn làm 7 phần bằng nhau (Hình 15). 13
  14. Hình 1.15. Chia đường tròn làm 7 phần bằng nhau Cách vẽ như sau: 1. Dựng hai đường kính AB và CD vuông góc với nhau. 2. Dựng cung tròn tâm D với bán kính CD, cung này cắt AB kéo dài ở E và F. 3. Chia đường kính CD làm 7 phần bằng nhau bởi các điểm chia 1’, 2’, 3’, 4’, 5’, 6’, 7’. 4. Nối E với F với các điểm chia 2’, 4’, 6’ (Hoặc các điểm lẻ 1’, 3’, 5’). Kéo dài các đường thẳng đó chúng sẽ cắt đường tròn tại các điểm 1, 2,3, 4, 5, 6. Các điểm này là đình của hình 7 cạnh đều. 1.2.6. Vẽ các đường nối tiếp: a) Dựng cung tròn qua 3 điểm không thẳng hàng Nối liền A với B, B với C. Dựng hai đường vuông góc ở giữa hai đường AB và BC. Hai đường vuông góc này gặp nhau ở O. O sẽ là tâm của cung tròn đi qua 3 điểm A, B, C với bán kính là OA = OB = OC (Hình 1.16). Hình 1.16. Dựng cung tròn qua 3 điểm không thẳng hàng b) Dựng một cung nối tiếp với hai đường thẳng giao nhau, với bán kính đã cho trước 14
  15. Hình 1.17. Dựng một cung nối tiếp với hai đường thẳng giao nhau, với bán kính đã cho trước Tâm của cung nối tiếp phải cách đều hai đường thẳng một đoạn R. Tâm O này phải là giao điểm của hai đường thẳng song song và cách đều một đoạn R với hai đường thẳng cho trước (hình 1.17). Muốn dựng một cung nối tiếp với hai đường thẳng, với bán kính cho trước, trước hết ta dựng hai đường thẳng song song và cách đều hai đường thẳng cho trước một đoạn R. Hai đường này gặp nhau ở O. Từ O, hạ các đường vuông góc OK và OK1 xuống hai đường thẳng đã cho. Lấy O làm tâm, và lấy OK làm bán kính quay cung KK1 thì cung này sẽ nối tiếp với hai đường thẳng đã cho. 1.2.7. Vẽ cung nối tiếp hai đường tròn. a) Tiếp xúc ngoài Cho hai đường tròn với bán kính R và R1. Dựng một cung với bán kính R2 nối tiếp với hai đường tròn này (Hình 1.18). Hình 1.18. Vẽ cung tiếp xúc ngoài hai đường tròn Từ tâm O của đường tròn thứ nhất, ta quay một cung với bán kính R + R2, và từ tâm O1 của đường tròn thứ hai ta quay một cung với bán kính R1 + R2. Hai cung này cắt nhau ở O2, giao điểm này chính là tâm của cung nối tiếp. Nối O2O và O2O1 thì hai đường này cắt hai đường tròn lần lượt ở K và K1. K và K1 15
  16. là hai tiếp điểm. Lấy O2 làm tâm và lấy R2 làm bán kính, ta quay cung KK1 thì cung này sẽ nối tiếp với hai đường tròn. b) Tiếp xúc trong Cho hai đường tròn với bán kính R và R1. Dựng một cung với bán kính R2 nối tiếp với hai đường tròn này. Hình 1.19. Tiếp xúc trong Lấy O và O1 làm tâm, quay 2 cung với bán kính R2 – R1 và R2 .R. Hai cung này cắt nhau ở O2, giao điểm này chính là tâm của cung nối tiếp. Nối O2O và O2O1 rồi kéo dài ra thì hai đường này cắt 2 đường tròn ở phía ngoài lần lượt ở K và K1. K và K1 là hai tiếp điểm. Lấy O2 làm tâm và lấy R2 làm bán kính, quay cung KK1 thì cung này sẽ nối tiếp với 2 đường tròn (Hình 1.19). c) Vừa tiếp xúc ngoài, vừa tiếp xúc trong Tìm tâm O: vẽ đường tròn tâm O1 bán kính R+R1 và đường tròn tâm O2 bán kính RR1. Hai đường tròn này cắt nhau tại O. O chính là tâm cung tròn nối tiếp. Xác định tiếp điểm: nối OO1, OO2 ta có T1,T2 chính là hai tiếp điểm. Vẽ cung tròn tâm O bán kính R, từ T1 đến T2 (Hình 1.20) Hình 1.20. Vừa tiếp xúc ngoài, vừa tiếp xúc trong d) Dựng đường tiếp tuyến với 2 đường tròn 16
  17. Hình 1.21 Lấy O làm tâm quay một đường tròn với bán kính R – R1. Lấy trung điểm O2 của đường OO1 làm tâm quay một đường tròn với bán kính O1O2. Hai đường tròn gặp nhau ở điểm K. Nối OK thì đường này kéo dài ra sẽ cắt đường tròn O ở điểm K2. Từ O1, dựng một đường song song với OK2 thì đường này cắt đường tròn ở điểm K1. K1 và K2 là hai tiếp điểm. Nối K1K2 thì đường này sẽ tiếp tuyến với hai đường tròn (Hình 1.21). 2. Khái niệm Khai triển hình gò là trải chi tiết (vật thể) đó từ hình không gian ra hình phẳng, tính toán các biện pháp công nghệ như lượng dư gia công, lượng giãn nở về nhiệt. Sau đó cắt, gò dựng, ghép thành chi tiết. 3. Các phương pháp khai triển Có hai phương pháp thường dùng sau đây: - Phương pháp chiếu hình phối hợp với tính toán bằng công thức áp dụng để khai triển những dạng ống trụ, ống côn đồng tâm, đối xứng. - Phương pháp chiếu hình xuyên qua phương pháp tam giác dùng để khai triển những dạng hình lệch tâm, không đối xứng, hình chóp, hình phức tạp. 4. Các bước khai triển - Vẽ hình chiếu đứng - Vẽ hình chiều bằng (hoặc hình chiếu cạnh) - Chia hình chiếu bằng ra nhiều phần bằng nhau hoặc nhiều hình tam giác. - Xác định độ dài thật của các cạnh và đường chéo + Nếu các cạnh, đường chéo nào có kích thước thật thì đo trực tiếp và đưa ra hình khai triển. + Nếu các cạnh, đường chéo nào chưa thật thì phải tìm bằng cách phối hợp giữa cao độ và xa độ (cao độ đo trên hình chiếu đứng, xa độ đo trên hình chiếu bằng) - Tiến hành khai triển 5. Những điểm lưu ý khi khai triển - Khi khai triển phải vẽ đúng theo kích thước đã cho hoặc vẽ đúng theo tỉ lệ đưa ra 17
  18. - Khi vẽ hình khai triển không cần phải ghi kích thước trên hình khai triển - Trước khi vẽ phải nghiên cứu kỹ bản vẽ và xác định phương pháp khai triển cho thật chính xác - Khi vẽ hình khai triển để cho hình vẽ nổi bậc thì các nét chính phải vẽ nét đậm, các đường sinh, đường chéo phải vẽ nét mịn liền hoặc khuất. - Đối với những hình đối xứng thì chúng ta có thể vẽ một hoặc hai hình khai triển, nửa cón lại đối xứng qua đường tâm. - Khi khai triển những dạng ống tròn gắn với nhau thì vẽ hình chiếu cạnh thay cho hình chiếu bằng 6. Các ví dụ về phương pháp khai triển Ví dụ 1 Khai triển hình côn áp dụng phương pháp chiếu hình phối hợp với tính toán bằng công thức Hình 1.22. Khai triển hình côn H.1 là hình chiếu đứng, H.2 là hình khai triển. Ở H.2 muốn có cung tròn BB’ phải vẽ cung tròn xuất phát từ điểm B và với một góc α được tính theo công thức sau: 0 180 𝑥𝑑 α= 𝑅 Trong đó hoặc đo trực tiếp trên hình vẽ Ví dụ 2 Khai triển hình côn lệch tâm áp dụng phương pháp chiếu hình xuyên qua phương pháp tam giác Bước 1: Vẽ hình chiếu đứng H.1 Bước 2: Vẽ hình chiếu bằng H.2 18
  19. Hình 1.23. Khai triển hình côn lệch tâm Bước 3: Trên H.2, lần lượt chia πR và πr làm 6 phần bằng nhau, tương ứng ta có các điểm là A, B, C, D, E, F, G và a, b, c, d, e, f, g. Dựng các đường sinh Aa, Bb, Cc, Dd, Ee, Ff, Gg và các đường chéo aB, bC, cD, dE, eF, fG. Ở hình H.2 ta có 12 mặt gần giống tam giác: AaB, aBb, Bbc, … fgG (gọi là phương pháp chiếu hình xuyên qua phương pháp tam giác) Bước 4: a. Dựng chiều dài thực của đường sinh H.3 Dựng một góc vuông có cạnh OI, chiều cao h, còn cạnh kia có các đoạn lần 19
  20. lượt bằng Aa, Bb, Cc, Dd, Ee, Ff, Gg đo ở H.2. Ở H.3 ta có các chiều dài thực của các đường sinh Aa, Bb, Cc, Dd, Ee, Ff, Gg. b. Dựng chiều dài thực của đường chéo H.4 Dựng một góc vuông có cạnh O’I’, chiều cao h, còn cạnh kia có các đoạn lần lượt bằng aB, bC, cD, dE, eF, fG đo ở H.2. Ở H.3 ta có các chiều dài thực của các đường chéo aB, bC, cD, dE, eF, fG. Bước 5: Khai triển H.5 a. Dựng cạnh bằng chiều dài thực của đường sinh Aa đo ở H.3. b. Lấy A làm tâm, lấy dây cung lớn 2 đo ở H.2 làm bán kính và quay một cung. c. Lấy a làm tâm, lấy chiều thực của đường chéo aB đo ở H.4 làm bán kính và quay một cung. Hai cung này cắt nhau ở B, ta được tam giác AaB. d. Tương tự ta dựng được 11 tam giác còn lại là: aBb, bBC, bCc,..,fgG thì ta được nửa hình khai trển. e. Lấy đối xứng qua Aa ta được toàn bộ hình khai triển của côn xiên có hai đáy tròn. * Chú ý: Người ta tính toán khai triển dựa vào kích thước trung bình của chi tiết nên nhiều khi không đế cập đến chiều dày của tôn dùng trong khai triển. CÂU HỎI 1. Nêu khái niệm và các phương pháp khai triển hình gò 2. Trình bày các bước khai triển hình gò BÀI TẬP THỰC HÀNH 1. Khai triển hình côn có kích thước như hình vẽ theo tỉ lệ 1:1, áp dụng phương pháp chiếu hình phối hợp với tính toán bằng công thức 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2