intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Kỹ thuật lái xe ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Trình độ: Cao đẳng) - Trường CĐ Cơ điện-Xây dựng và Nông lâm Trung bộ

Chia sẻ: Dangnhuy08 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:47

13
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Kỹ thuật lái xe ô tô được biên soạn gồm các nội dung chính sau: luật giao thông đường bộ; công tác kiểm tra xe an toàn; thao tác tay lái và tay số; thao tác điều khiển chân ly hợp, chân ga, chân phanh, và phanh tay;.... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Kỹ thuật lái xe ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Trình độ: Cao đẳng) - Trường CĐ Cơ điện-Xây dựng và Nông lâm Trung bộ

  1. LỜI GIỚI THIỆU Việc tổ chức biên soạn giáo trình lưu hành nội bộ phục vụ cho giảng dạy và học tập các mô đun trong chương trình đào tạo nghề kỹ thuật công nghệ ô tô trong nhà trường, là sự nổ lực rất lớn của nhà trường nhằm từng bước thống nhất nội dung giảng dạy và học tập của gáio viên và học sinh – sinh viên trong nhà trường. Nội dung giáo trình biên soạn được xây dựng trên cơ sở những nội dung của sách giáo khoa lưu hành trên toàn quốc . Dựa theo chương trình khung do Tổng cục dạy nghề ban hành, và kết hợp với những trang thiết bị hiện có của nhà trường, mà các đầu sách hiện có chưa đáp ứng được các yêu cầu đào tạo. Việc biên soạn giáo trình lưu hành nội bộ nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chuẩn mực về chất lượng dạy và học trong nhà trường phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá . Để học viên có kiến thức cơ bản về điện trước khi vào học mô đun Kỹ thuật lái xe ô tô. Mặc khác, để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, yêu cầu chất lượng đào tạo nghề phải không ngừng được nâng cao để đáp ứng được nhu cầu ngày càng khắc khe của thị trường lao động. Xuất phát từ các lý do trên, nhờ sự giúp đỡ tận tình của Khoa chuyên môn và Ban giám hiệu Trường Cao đẳng nghề Cơ điện- Xây dựng và Nông lâm Trung bộ, giáo trình Kỹ thuật lái xe ô tô được biên soạn để phục vụ cho đào tạo nghề Công nghệ ô tô hệ cao đẳng nghề trong nhà trường Tuy tác giả có nhiều cố gắng khi biên soạn và không tránh khỏi những khiếm khuyết trong quá trình biên soạn, nhưng rất bổ ích đối với giáo viên và HS-SV để nâng cao kiến thức và tay nghề của mình. Hy vọng nhận được sự góp ý của Ban giám hiệu và bạn đọc để tác giả cải tiến trong những lần biên soạn sau. Biên soạn Hoàng Liên Sơn 1
  2. MỤC LỤC BÀI 1: LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ………………………………….. 4 1.1. Quy định về Phương tiện tham gia giao thông đường bộ…………………. . 4 1.2. Quy định về Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ... 6 1.3. Biển báo hiệu đường bộ………………………………………………….. 10 BÀI 2: CÔNG TÁC KIỂM TRA XE AN TOÀN…………………………… 15 2.1. Kiểm tra trước khi xe khởi động…………………………………..……. .. 15 2.2. Kiểm tra sau khi khởi động động cơ…………………………………... .. 15 2.3. Kiểm tra trước khi xe hoạt động…………………………………………. 15 2.4. Kiểm tra và bảo dưỡng sau môt ngày hoạt động………………………… 15 BÀI 3: THAO TÁC TAY LÁI VÀ TAY SỐ………………………………….. 16 3.1. Các bộ phận trong buông lái và chưc năng……………………………… 16 3.1.1. VỊ TRÍ, TÁC DỤNG HÌNH DÁNG CÁC BỘ PHẬN CHỦ YẾU TRONG BUỒNH LÁI …………………………………………………………. 16 3.1.1.1. Vô lăng lái…………………………………………………………. 16 3.1.1.2. Công tắc còi điện………………………………………………...... 17 3.1.1.3. Công tắc đèn…………………………………………………….. ... 17 3.1.1.4. Khoá điện………………………………………………………….. 19 3.1.1.5. Bàn đạp ly hợp……………………………………………………... 19 3.1.1.6. Bàn đạp phanh (phanh chân)………………………………………. 20 3.1.1.7. Bàn đạp ga………………………………………………………… 20 3.1.1.8. Cần điều khiển số (cần số)………………………………………… 21 3.1.1.9. Cần điều khiển phanh tay…………………………………………. 21 3.2. MỘT SỐ BỘ PHẬN ĐIỀU KHIỂN THƯỜNG DÙNG KHÁC……......... 22 3.2.1. Công tắc điều khiển gạt nước…………………………………………. 22 3.2.2. Các loại đồng hồ và đèn báo trong bảng đồng hồ……………………. . 22 3.2.3. Môt số bộ phận điều khiển khác……………………………………… 23 3.3. Tư thế lái xe……………………………………………………………… 24 3.3.1-Điều chỉnh ghế ngổi lái……………………………………………….. 24 3.3.2. Điều chỉnh gương chiếu hậu:…………………………………………. 24 3.3.3-Cài dây an toàn……………………………………………………….. 25 3.4. Thao tác điều khiển vô lăng……………………………………………… 25 3.4.1. Phương pháp điều khiển vô lăng lái………………………………….. 26 3.5. Thao tác điều khiển tay số………………………………………………. 26 3.5.1. Vị trí số của một số loại xe ôtô………………………………………. 26 3.5.2. Phương pháp điều khiển cần số………………………………………. 26 BÀI 4: THAO TÁC ĐIỀU KHIỂN CHÂN LY HỢP, CHÂN GA, CHÂN PHANH, VÀ PHANH TAY…………………………………………………………….. 29 4.1.Thao tác điều khiển chân ly hợp……………………………………………. 29 4.1.1. Phương pháp đạp bàn đạp ly hợp……………………………………… 29 4.1.2. Nhả bàn đạp ly hợp……………………………………………………. 29 4.2. Thao tác điều khiển chân ga……………………………………………… 30 4.2.1. Động tác đặt chân lên bàn đạp ga……………………………………… 30 4.2.2. Điều khiển ga để giảm số……………………………………………… 32 2
  3. 4.3. Thao tác điều khiển chân phanh…………………………………………... 32 4.3.1. Đạp bàn đạp phanh……………………………………………………. 32 4.3.2. Nhả bàn đạp phanh…………………………………………………….. 32 4.4. Thao tác khởi hành………………………………………………… 33 4.4.1. Phương pháp khởi hành (đường bằng)………………………………. 33 4.4.2. Đạp ly hợp hết hành trình;…………………………………………… 33 4.4.3. Vào số 1: vào số chính xác…………………………………………… 34 4.4.4. Nhả phanh tay………………………………………………………… 34 4.4.5. Kiểm tra lại độ an toàn xung quanh xe……………………………….. 34 4.4.6. Tăng ga ở mức đủ để xuất phát………………………………………. 35 4.5. Thao tác tăng và giảm số………………………………………………… 35 4.5.1. Thao tác tăng số……………………………………………………… 35 4.5.2. Giảm số……………………………………………………………… 37 4.6. Thao tác dừng xe………………………………………………………… 38 4.6.1. Kiểm tra an toàn xung quanh………………………………………… 38 4.6.2. Ra tín hiệu dừng xe: bật xi nhanh phải………………………………. 39 4.6.3. Kiểm tra lại an toàn, đặc biệt là phía sau……………………………... 39 4.6.4. Nhả bàn đạp ga……………………………………………………… . 39 4.6.5. Đạp phanh và tìm chổ đỗ xe thích hợp……………………………… . 40 4.6.6. Đạp ly hợp ghìm bàn đạp phanh……………………………………. 40 4.6.7. Kéo chặt phanh tay…………………………………………………... . 40 BÀI 5: THỰC HÀNH LÁI LÁI XE ĐI THẲNG…………………………….. 42 5.1. Phương pháp căn đường…………………………………………………. 42 5.1.1. Phương pháp chung…………………………………………………. 42 5.1.2. Lái xe đi thẳng………………………………………………………. 42 BÀI 6: THỰC HÀNH LÁI LÁI XE RẼ VÀ QUAY ĐẦU…………………… 43 6.1. Để đảm bảo an toàn khi quay đầu,………………………………………. 43 6.2. Kỹ thuật quay đầu xe………………………………………………………43 BÀI 7: THỰC HÀNH LÁI LÁI XE ĐI LÙI………………………………….. 45 7.1-Kiểm tra an toàn khi lùi xe ôtô…………………………………………… 45 7.2-Phương pháp lùi xe ôtô…………………………………………………… 46 3
  4. BÀI 1: LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 1.1. Quy định về Phương tiện tham gia giao thông đường bộ 1.1.1. Điều 53. Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới 1. Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây: a) Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực; b) Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực; c) Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ; d) Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu; đ) Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe; e) Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển; g) Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn; h) Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật; i) Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường; k) Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định. 2. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều này. 3. Xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. 4. Chính phủ quy định niên hạn sử dụng đối với xe cơ giới. 5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới được phép tham gia giao thông, trừ xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh. 4
  5. 1.1.2. Điều 54. Cấp, thu hồi đăng ký và biển số xe cơ giới 1. Xe cơ giới có nguồn gốc hợp pháp, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của Luật này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký và biển số. 2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định và tổ chức cấp, thu hồi đăng ký, biển số các loại xe cơ giới; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định và tổ chức cấp, thu hồi đăng ký, biển số các loại xe cơ giới của quân đội sử dụng vào mục đích quốc phòng. 1.1.3. Điều 55. Bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ 1. Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách. 2. Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. 3. Xe ô tô và rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô tham gia giao thông đường bộ phải được kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi là kiểm định). 4. Người đứng đầu cơ sở đăng kiểm và người trực tiếp thực hiện việc kiểm định phải chịu trách nhiệm về việc xác nhận kết quả kiểm định. 5. Chủ phương tiện, người lái xe ô tô chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật của phương tiện theo tiêu chuẩn quy định khi tham gia giao thông đường bộ giữa hai kỳ kiểm định. 6. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện, tiêu chuẩn và cấp giấy phép cho cơ sở đăng kiểm xe cơ giới; quy định và tổ chức thực hiện kiểm định xe cơ giới. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định và tổ chứckiểm định xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh. 1.1.4. Điều 56. Điều kiện tham gia giao thông của xe thô sơ 1. Khi tham gia giao thông, xe thô sơ phải bảo đảm điều kiện an toàn giao thông đường bộ. 2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể điều kiện, phạm vi hoạt động của xe thô sơ tại địa phương mình. 5
  6. 1.1.5. Điều 57. Điều kiện tham gia giao thông của xe máy chuyên dùng 1. Bảo đảm các quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây: a) Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực; b) Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực; c) Có đèn chiếu sáng; d) Bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển; đ) Các bộ phận chuyên dùng phải lắp đặt đúng vị trí, chắc chắn, bảo đảm an toàn khi di chuyển; e) Bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường. 2. Có đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. 3. Hoạt động trong phạm vi quy định, bảo đảm an toàn cho người, phương tiện và công trình đường bộ khi di chuyển. 4. Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa và nhập khẩu xe máy chuyên dùng phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. 5. Chủ phương tiện và người điều khiển xe máy chuyên dùng chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật và kiểm định theo quy định đối với xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông đường bộ. 6. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, cấp, thu hồi đăng ký, biển số; quy định danh mục xe máy chuyên dùng phải kiểm định và tổ chức việc kiểm định; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định và tổ chức việc cấp, thu hồi đăng ký, biển số và kiểm định xe máy chuyên dùng của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh. 1.2. Quy định về Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ 1.2.1. Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông 1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này vàcó giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái. 2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau: 6
  7. a) Đăng ký xe; b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này; c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này; d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. 1.2.2. Điều 59. Giấy phép lái xe 1. Căn cứ vào kiểu loại, công suất động cơ, tải trọng và công dụng của xe cơ giới, giấy phép lái xe được phân thành giấy phép lái xe không thời hạn và giấy phép lái xe có thời hạn. 2. Giấy phép lái xe không thời hạn bao gồm các hạng sau đây: a) Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3; b) Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1; c) Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự. 3. Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật được cấp giấy phép lái xe hạng A1. 4. Giấy phép lái xe có thời hạn gồm các hạng sau đây: a) Hạng A4 cấp cho người lái máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg; b) Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; c) Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; d) Hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2; đ) Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C; e) Hạng E cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D; 7
  8. g) Giấy phép lái xe hạng FB2, FD, FE cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng B2, D, E để lái các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng này khi kéo rơ moóchoặc xe ô tô chở khách nối toa; hạng FC cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng C để lái các loại xe quy định cho hạng C khi kéo rơ moóc, đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc. 5. Giấy phép lái xe có giá trị sử dụng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và lãnh thổ của nước hoặc vùng lãnh thổ mà Việt Nam ký cam kết công nhận giấy phép lái xe của nhau. 1.2.3 Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe 1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau: a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3; b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2); d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC); đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD); e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam. 2. Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe. 1.2.4. Điều 61. Đào tạo lái xe, sát hạch để cấp giấy phép lái xe 1. Cơ sở đào tạo lái xe là loại hình cơ sở dạy nghề, phải có đủ điều kiện về lớp học, sân tập lái, xe tập lái, đội ngũ giáo viên, giáo trình, giáo án và phải được giấy cấp phép theo quy định. 2. Cơ sở đào tạo lái xe phải thực hiện đúng nội dung và chương trình quy định cho từng loại, hạng giấy phép lái xe. 8
  9. 3. Người có nhu cầu được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3, A4, B1 phải được đào tạo. Người có nhu cầu được cấp giấy phép lái xe hạng B2, C, D, E và các giấy phép lái xe hạng F phải được đào tạo tập trung tại cơ sở đào tạo. 4. Việc đào tạo để nâng hạng giấy phép lái xe thực hiện cho những trường hợp sau đây: a) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B1 lên hạng B2; b) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B2 lên hạng C hoặc lên hạng D; c) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng C lên hạng D hoặc lên hạng E; d) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng D lên hạng E; đ) Nâng hạng giấy phép lái xe từ các hạng B2, C, D, E lên các hạng giấy phép lái các xe tương ứng có kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc. 5. Người có nhu cầu được đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe theo quy định tại khoản 4 Điều này còn phải có đủ thời gian và số ki-lô-mét lái xe an toàn quy định cho từng hạng giấy phép lái xe; người có nhu cầu được đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng D, E tối thiểu phải có trình độ văn hóa trung học cơ sở. 6. Việc đào tạo lái xe ô tô chở người từ 10 chỗ ngồi trở lên và lái xe kéo rơ moóc chỉ được thực hiện bằng hình thức đào tạo nâng hạng với các điều kiện quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này. 7. Việc sát hạch để cấp giấy phép lái xe ô tô phải thực hiện tại các trung tâm sát hạch lái xe. Các trung tâm sát hạch lái xe phải được xây dựng theo quy hoạch, có đủ cơ sở vật chất - kỹ thuật đáp ứng yêu cầu sát hạch lái xe theo quy định. 8. Người sát hạch lái xe phải có thẻ sát hạch viên theo quy định và phải chịu trách nhiệm về kết quả sát hạch của mình. 9. Người đã qua đào tạo và đạt kết quả kỳ sát hạch được cấp giấy phép lái xe đúng hạng đã trúng tuyển. Trường hợp giấy phép lái xe có thời hạn, trước khi hết thời hạn sử dụng người lái xe phải khám sức khỏe và làm các thủ tục theo quy định để được đổi giấy phép lái xe. 10. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện, tiêu chuẩn và cấp giấy phép cho cơ sở đào tạo; quy định hình thức, nội dung, chương trình đào tạo; sát hạch và cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về cơ sở đào tạo, tổ chức đào tạo, sát hạch và cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe cho lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. 9
  10. 1.2.5. Điều 62. Điều kiện của người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông 1. Người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe phù hợp với ngành nghề lao động và có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng do cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng cấp. 2. Người điều khiển xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông phải mang theocác giấy tờ sau đây: a) Đăng ký xe; b) Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng; c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng quy định tại Điều 57 của Luật này. 1.2.6. Điều 63. Điều kiện của người điều khiển xe thô sơ tham gia giao thông 1. Có sức khỏe bảo đảm điều khiển xe an toàn. 2. Hiểu biết quy tắc giao thông đường bộ. 1.3. BIỂN BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ 1.3.1. Công trình đường bộ: gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác. 1.3.2. Các nhóm biển báo hiệu đường bô. 10
  11. 11
  12. 12
  13. 13
  14. 14
  15. BÀI 2: CÔNG TÁC KIỂM TRA XE AN TOÀN 2.1. Kiểm tra trước khi xe khởi động. Để bảo đảm an toàn và tăng tuổi thọ của động cơ, trước khi khởi động (ngoài những nội dung đã kiểm tra ở phần trước khi đưa xe ôtô ra khỏi chỗ đỗ) người lái cần kiểm tra thêm các nội dung sau: - Kiểm tra mức dầu bôi trơn trong máng dầu (các te dầu) của động cơ bằng thước thăm dầu, nếu thiếu thì bổ sung đủ mức quy định. - Kiểm tra mức nước làm mát, nếu thiếu đổ thêm cho đủ (sử dụng dịch làm mát, nước sạch). - Kiểm tra mức nhiên liệu trong thùng chứa. - Kiểm tra độ chặt của đầu nối (đầu boọc) ở cực ắc quy. 2.2. Kiểm tra sau khi khởi động động cơ. - Lắng nghe tiếng máy nổ có khác thường (tiếng kêu) - Kiểm tra đồng hồ áp suất dầu bôi trơn có làm việc không. - Kiểm tra đồng hồ báo nạp có hoạt động không. - Kiểm tra đồng hồ áp suất hơi. (nếu có) - Kiểm tra hệ thống đèn báo. - Kiểm tra đèn báo phanh ABS (nếu có) - Kiểm tra bàn đap phanh, bàn đạp côn. 2.3. Kiểm tra trước khi xe hoạt động. - Các nội dung kiểm tra trước khi khởi động động cơ. - Áp suất hơi lốp, độ mòn hoa lốp và độ bền của lốp. - Sự rò rỉ của dầu, nước hoặc các loại chất lỏng khác. - Sự hoạt động của các cửa kính, gương chiếu hậu và các loại đèn chiếu sáng. - Độ an toàn của khu vực phía trước, phía sau, hai bên thành và dưới gầm xe (không có chướng ngại vật hoặc người đi bộ...) 2.4. Kiểm tra và bảo dưỡng sau môt ngày hoạt động. - Các nội dung kiểm tra sau khi khởi động động cơ. - Áp suất hơi lốp, độ mòn hoa lốp và độ bền của lốp. - Sự rò rỉ của dầu, nước hoặc các loại chất lỏng khác. - Sự hoạt động của các cửa kính, gương chiếu hậu và các loại đèn chiếu sáng. - Bơm mở vào các rô tuyn 15
  16. BÀI 3: THAO TÁC TAY LÁI VÀ TAY SỐ 3.1. Các bộ phận trong buông lái và chưc năng. Trong buồng lái xe ôtô có bố trí nhiều bộ phận để người lái xe điều khiển nhằm đảm bảo an toàn chuyển động cho xe ôtô. Hình3.1: Các bộ phận chủ yếu trong buồng lái ôtô 1-Vô lăng lái; 2- Công tắc còi điện; 3-Công tắc đèn (đèn pha cốt, đèn xin đường và đèn xin vượt); 4-Khoá điện; 5-Bàn đạp ly hợp; 6-Bàn đạp phanh; 7- Bàn đạp ga; 8- Cần số; 9-Cần điều khiển phanh tay; * -Các bộ phận điều khiển khác: Công tắc máy nhiệt độ; công tắc rađiô cat xét; công tắc rửa kính; công tắc gạt mưa, công tắt mở cốp, điều chỉnh máy điều hoà nhiệt độ… 3.1.1. VỊ TRÍ, TÁC DỤNG HÌNH DÁNG CÁC BỘ PHẬN CHỦ YẾU TRONG BUỒNH LÁI 3.1.1.1. Vô lăng lái Vô lăng lái dùng để điều khiển hướng chuyển động của ôtô. Vị trí vô lăng lái được bố trí ở phía bên trái buồng lái, có dạng hình vành khăn tròn. 16
  17. 3.1.1.2. Công tắc còi điện Công tắc còi điện dùng để điều khiển còi phát ra âm thanh báo hiệu cho người và phương tiện tham gia giao thông biết có xe ôtô đang chuyển động tới gần Thường được bố trí thuận lợi cho người lái xe sử dụng như tâm vô lăng lái, hoặc vành vô lăng lái Hình 3.3: Vị trí công tắc còi điện 3.1.1.3. Công tắc đèn Công tắc đèn dùng để bật hoặc tắc các loại đèn trên xe ôtô, như đèn pha, cốt và các loại đèn chiếu sáng khác Công tắc đèn loại điều khiển bằng tay thường dược bố trí ở phía bên trái trên trục lái -Điều khiển đèn pha cốt: Việc bật hoặc tắc đèn pha, cốt được thực hiện bằng cách xoay núm điều khiển ở đầu công tắc +Nấc 0: Tất cả các loại đèn đều tắt; 17
  18. +Nấc 1: Bật sáng đèn cốt (đèn chiếu gần), đèn kích thước, đèn hậu, đèn chiếu sáng bảng đồng hồ… +Nấc 2: Bật sáng đền pha (đèn chiếu xa) và những đèn phụ nêu -Điều khiển đèn xin đường: Khi cần thay đổi hướng chuyển động hoặc dừng xe cần gạt công tắc về phía trước hoặc phía sau đẻ xin đường rẻ trái hoặc rẻ phải. Hình 1-5: Điều khiển đèn xin đường -Điều khiển đèn xin vượt: Khi muốn vượt xe, cần gạt công tắc đèn lên, xuống về phía vô lăng lái liên tục để nháy đèn pha báo hiệu xin vượt 18
  19. Hình 1-6: Điều khiển đèn xin vượt 3.1.1.4. Khoá điện Ổ khoá điện để khởi động hoặc tắt động cơ. Ổ khoá điện thường được bố trí ở bên phải trên trục lái, hoặc đặt ở trên thành bảng đồng hồ phía trước mặt người lái. Khoá điện thường có bốn nấc -Nấc 0 (LOCK): Vị trí cắt điện; -Nấc 1 (ACC): Cấp điện hạn chế -Nấc 2 (ON): Vị trí cung cấp điện cho tất cả các trang thiết bị trên ôtô; -Nấc3 (START): Vị trí khởi động động cơ Hình 1-7: Khóa điện 3.1.1.5-Bàn đạp ly hợp Bàn đạp ly hợp để đóng, mở ly hợp nhằm nối hoặc ngắt động lực từ động cơ đến hệ thống truyền lực Nó được bố trí ở bên trái trục tay lái 19
  20. 3.1.1.6. Bàn đạp phanh (phanh chân) Bàn đạp phanh để điều khiển sự hoạt động của hệ thống phanh nhằm giảm tốc độ, hoặc dừng hẳn sự chuyển động của ôtô trong những trường hợp cần thiết. Bàn đạp phanh được bố trí phía bên phải trục lái ở giữa bàn đạp ly hợp và bàn đạp ga. 3.1.1.7. Bàn đạp ga Bàn đạp ga dùng để điều khiển độ mở của bướm ga (đối với động cơ xăng), thay đổi vị trí thanh răng của bơm cao áp (đối với đọng cơ điezel). Bàn đạp ga được sử dụng khi cần thay đổi chế độ làm việc của động cơ Bàn đạp ga được bố trí bên phẩi cạnh bàn đạp phanh. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2