intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Kỹ thuật may cơ bản (Nghề: May thời trang - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:58

12
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Kỹ thuật may cơ bản trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng về các dụng cụ sử dụng trong nghề may, các đường may tay, các đường may máy và kỹ thuật may nẹp áo kiểu xe chìm. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Kỹ thuật may cơ bản (Nghề: May thời trang - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG KON TUM GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: KỸ THUẬT MAY CƠ BẢN NGÀNH, NGHỀ: MAY THỜI TRANG TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-CĐCĐ ngày / / 20... của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum) Kon Tum, năm 2021
  2. 2
  3. 3 MỤC LỤC Trang
  4. 4 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  5. 5 LỜI GIỚI THIỆU Với mong muốn giúp người học hình thành những kỹ năng ban đầu, làm nền tảng cho việc học các mô đun, môn học chuyên ngành khác và làm phong phú hơn nguồn tài liệu học tập, tham khảo dành cho các em học sinh ngành May thời trang, trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum, đội ngũ chúng tôi đã cùng nhau nghiên cứu, biên soạn Giáo trình Kỹ thuật may cơ bản, gồm là những kiến thức cơ bản của nghề may như: Sử dụng các dụng cụ ngành may; May các đường may tay cơ bản; Các đường may máy cơ bản, … Nội dung giáo trình được trình bày cô đọng, súc tích, dễ đọc và dễ hiểu, hướng tới đối tượng là học sinh hệ Trung cấp, nghề May thời trang. Tuy nhiên, giáo trình vẫn là tài liệu tham khảo tốt, bổ ích cho sinh viên Cao đẳng chuyên ngành may. Rất mong bạn đọc sử dụng trên tinh thần thông cảm, xây dựng và tạo hiệu quả cao nhất trong việc phát triển ngành nghề chuyên môn. Chân thành cảm ơn! Kon Tum, ngày 14 tháng 9 năm 2021. THAM GIA BIÊN SOẠN 1. Vũ Diệp Thanh Thảo – Chủ biên 2. Phan Thị Hồng Dung
  6. 6 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TÊN MÔ ĐUN: KỸ THUẬT MAY CƠ BẢN THÔNG TIN CHUNG VỀ MÔ ĐUN Mã mô đun: 51264001 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Là mô đun được bố trí học trước khi học các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc trong chương trình đào tạo trình độ Trung cấp nghề May thời trang. - Tính chất: Là mô đun mang tính tích hợp giữa lý thuyết và thực hành quan trọng của nghề May thời trang. - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Mô đun Kỹ thuật may cơ bản là mô đun trang bị cho người học những kiến thức căn bản đầu tiên của nghề may, có vai trò bổ trợ kiến thức nền tảng cho người học đề học các mô đun chuyên sâu. Mục tiêu của mô đun: - Kiến thức: + Nhận biết và phân biệt được các dụng cụ thông dụng được sử dụng trong ngành may. + Nhận biết và phân biệt được các dạng đường may tay cơ bản. + Nhận biết và phân biệt được các dạng đường may máy cơ bản. - Kỹ năng: + Sử dụng thành thạo các dụng cụ thông dụng trong ngành may. + May thành thạo các các dạng đường may tay cơ bản. + May thành thạo các các dạng đường may máy cơ bản. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Thực hiện được các kiến thức và kỹ năng về may các các dạng đường may đúng kích thước, quy cách, yêu cầu kỹ thuật và định mức thời gian. + Làm việc độc lập trong các điều kiện ổn định và môi trường quen thuộc. + Thực hiện công việc được giao và tự đánh giá trong quá trình làm việc theo tổ, nhóm để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Tự chịu trách nhiệm cá nhân và một phần đối với nhóm.
  7. 7 NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN BÀI MỞ ĐẦU Phan Thị Hồng Dung 1. Khái quát nội dung và trọng tâm của mô đun đào tạo 1.1. Khái quát nội dung Kỹ thuật may cơ bản là mô đun được bố trí học trước khi học các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc trong chương trình đào tạo trình độ Trung cấp nghề may thời trang. Mô đun này mang tính tích hợp giữa lý thuyết và thực hành quan trong của nghề may. Mô đun Kỹ thuật may cơ bản trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng về các dụng cụ sử dụng trong nghề may, các đường may tay, các đường may máy và kỹ thuật may nẹp áo kiểu xe chìm. Đây là những kiến thức và kỹ năng cơ bản giúp cho người học có được nền tảng để học những môn học, mô đun chuyên ngành tiếp theo. 1.2. Nội dung trọng tâm của mô đun Thời gian (giờ) Số Tên các bài Thực trong mô hành, Tổng Lý Kiểm TT đun thảo số thuyết tra luận, bài tập 1 Bài mở đầu 01 1 Bài 1: Sử dụng các cụng cụ ngành 04 1 2 1 2 may 3 Bài 2: May các đường may tay cơ bản 17 8 8 1 4 Bài 3: Các đường may máy cơ bản 31 10 20 1 5 Bài 4: May nẹp áo kiểu xẻ chìm 37 10 26 1 Cộng 90 30 56 04 2. Phương pháp học tập
  8. 8 Nghề may là nghề đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo và bền bỉ. Để học tốt các môn học chuyên ngành may nói chung và mô đun Kỹ thuật may cơ bản nói riêng, người học cần sự đam mê và kiên trì nhất định. Ngoài ra, người học phải kết hợp giữa việc học lý thuyết và rèn luyện thực hành thường xuyên, hướng tới việc hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong nghề nghiệp. 3. Giới thiệu tài liệu học tập và tham khảo Trong quá trình học, người học nên tham khảo thêm một số giáo trình sau: - TS. Trần Thuỷ Bình (2007), Giáo trình Công nghệ may, NXB Giáo dục, Hà Nội. - CN. Triệu Thị Chơi (2018), Kỹ thuật cắt may toàn tập, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng.
  9. 9 BÀI 1: SỬ DỤNG CÁC DỤNG CỤ NGÀNH MAY (1) Mã bài: 5126400101 Vũ Diệp Thanh Thảo GIỚI THIỆU Dụng cụ dùng trong nghề may là các phương tiện giúp cho người thợ may thực hiện được các công việc của quá trình sản xuất các sản phẩm may mặc. Mỗi Công đoạn của quy trình sản xuất như: thiết kế (đo, vẽ), cắt, may, hoàn thiện cần có những dụng cụ riêng. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, người ta đã phát minh và đưa vào sử dụng các máy may công nghiệp và máy chuyên dùng hiện đại, thay thế hàng loạt các thao tác thủ công như máy thùa khuyết, đính khuy, thiết kế và giác sơ đồ trên máy vi tính,... Nhờ sử dụng các thiết bị hiện đại, ngành may đã nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm được nguyên liệu, sản xuất được hàng loạt các sản phẩm áo quần đạt chất lượng tốt, phục vụ nhu cầu may mặc ở trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, máy móc không thể thay thế hoàn toàn bàn tay khéo léo của con người, nhất là trong việc sản xuất những sản phẩm có tính nghệ thuật cao như áo dài, complê, ... Vì vậy, cần rèn luyện thao tác sử dụng các dụng cụ nghề may thủ công truyền thống và đó là một trong nhưng tiêu chí đánh giá tay nghề của người thợ. MỤC TIÊU - Nhận biết và phân biệt được các dụng cụ thông dụng được sử dụng trong ngành may. - Sử dụng thành thạo, đúng kỹ thuật các dụng cụ thông dụng trong ngành may. - Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác; tác phong, vệ sinh công nghiệp và có ý thức tiết kiệm nguyên liệu. - Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập. NỘI DUNG
  10. 10 1. Dụng cụ đo, thiết kế 1.1. Thước dây 1.1.1. Mô tả - Công dụng - Thước dây được làm bằng vật liệu không co dãn, mềm; được chia vạch nhỏ đến milimet. Bản rộng từ 1,2 – 1,7 cm, dài 150 cm. - Dùng thước dây để lấy số đo trực tiếp trên cơ thể, kiểm tra kích thước của sản phẩm và đo trên vải, rập khi vẽ. 1.1.2. Cách sử dụng và bảo quản - Ngón trỏ và ngón cái của tay thuận cầm đầu thước đặt vào vị trí cần đo, hai đầu ngón cái và ngón trỏ của tay còn lại đưa thước êm nhẹ đến cuối vị trí cần đo. Sau đó đọc và ghi số đo lên giấy. - Dùng xong cần treo thước nơi cố định, tránh làm cho nhựa nóng chảy khiến thước bị co hoặc bị xoắn,... khi lấy số đo sẽ không chính xác. * Yêu cầu kỹ thuật: Sử dụng và bảo quản thước dây đúng hướng dẫn và đúng quy định. 1.1.3. Bài tập thực hành - Đo và ghi lại các số đo của ma-nơ-canh: vòng cổ, vòng ngực, vòng eo, vòng mông, rộng vai, dài tay, dài áo, dài quần,... - Đo và ghi lại kích thước các đường cong trên rập mẫu: đường vòng nách, đường vòng cổ,... 1.1.4. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập Công việc Tiêu chuẩn Điểm đánh Điểm đạt giá được
  11. 11 1. Sử dụng thước cây. - Sử dụng được thước dây 7 điểm đúng kỹ thuật để đo và ghi lại chính xác số đo trên ma-nơ-canh. - Sử dụng được thước dây đúng kỹ thuật để đo và ghi lại chính xác kích thước các đường cong trên rập mẫu. 2. Bảo quản thước cây. - Bảo quản thước dây 3 điểm đúng quy định sau khi sử dụng. 1.1.5. Ghi nhớ Sử dụng và bảo quản thước dây theo đúng quy định. 1.2. Thước cây 1.2.1. Mô tả - Công dụng - Thước cây được làm bằng gỗ hoặc nhựa mi-ca; được chia vạch đến milimet. Dài 50 – 60 cm, bản rộng 3,5 – 5 cm. - Dùng thước cây để đo vải, vẽ các chi tiết của sản phẩm. 1.2.2. Cách sử dụng và bảo quản - Cầm thước bên tay trái, ngón cái ở trên, bốn ngón còn lại ở dưới. Đặt thước nghiêng 30 – 40 độ so với mặt bàn để vẽ. - Dùng xong cần để thước ở nơi quy định, giữ thước luôn thẳng, tránh để xây xác mặt thước, hoặc làm rơi, gãy thước.
  12. 12 * Yêu cầu kỹ thuật: Sử dụng và bảo quản thước cây đúng hướng dẫn và đúng quy định. 1.2.3. Bài tập thực hành (kết hợp với phấn) Dùng thước cây để vẽ các đường thẳng, đường cong trên vải. 1.2.4. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập Công việc Tiêu chuẩn Điểm đánh Điểm đạt giá được 1. Sử dụng thước cây. - Sử dụng được thước cây 5 điểm đúng kỹ thuật để vẽ các đường thẳng và đường cong và vẽ các chi tiết bán thành phẩm trên vải (theo mẫu). 2. Bảo quản thước cây. - Bảo quản thước cây đúng 5 điểm quy định sau khi sử dụng. 1.2.5. Ghi nhớ Sử dụng và bảo quản thước dây theo đúng quy định. 1.3. Phấn 1.3.1. Mô tả - Công dụng - Phấn may được làm bằng thạch cao, nhuộm nhiều màu, hình 3 cạnh dẹt hoặc làm bằng sáp, thường có màu trắng, hình 4 cạnh dẹt. - Phấn may dùng để vẽ thiết kế các chi tiết trên vải hoặc làm dấu các điểm, giới hạn các đường may.
  13. 13 1.3.2. Cách sử dụng và bảo quản - Cầm phấn nhẹ nhàng bằng ngón trỏ và ngón cái tay phải. Nên gọt mép phấn “sắc cạnh” và trở phấn sau khi vạch xong 1 đường. Lưu ý: Nên dùng phấn khác màu với vải để vẽ. Đối với vải màu sáng, không nên dùng màu phấn quá đậm sẽ bị hằn lên vải, mất thẩm mỹ. - Sau khi dùng, phải cất phấn trong hộp, để nơi khô ráo, tránh cho phấn bị vỡ. * Yêu cầu kỹ thuật: Sử dụng và bảo quản phấn đúng hướng dẫn và đúng quy định. 1.3.3. Bài tập thực hành (kết hợp với thước cây) Dùng phấn kết hợp với thước cây để vẽ các đường thẳng, đường cong và vẽ các chi tiết bán thành phẩm trên vải (theo mẫu). 1.3.4. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
  14. 14 Công việc Tiêu chuẩn Điểm đánh Điểm đạt giá được 1. Sử dụng phấn. - Sử dụng được phấn đúng 5 điểm kỹ thuật để vẽ các đường thẳng và đường cong trên vải. 2. Bảo quản phấn. - Bảo quản phấn đúng quy 5 điểm định sau khi sử dụng. 1.3.5. Ghi nhớ Sử dụng và bảo quản phấn theo đúng quy định. 2. Dụng cụ cắt 2.1. Kéo cắt vải 2.1.1. Mô tả - Công dụng - Kéo cắt vải gồm 2 lưỡi kéo: một lưỡi to, có đầu vát và 1 lưỡi nhỏ có đầu nhọn, thon, lưỡi kéo nối liền với tay cầm; hai nửa kéo gắn liền với nhau bằng đinh tán. Kích thước: từ 18 – 30 cm. - Dùng để cắt các chi tiết bán thành phẩm trên vải, mex hoặc dùng để bấm khuy, bấm góc, cắt xén mép vải khi may. 2.1.2. Cách sử dụng và bảo quản - Cầm kéo bằng tay phải, lưỡi kéo có đầu vạt to ở trên để có lực nén khỏe hơn, lưỡi kéo có đầu thon, nhọn tì sát mặt bàn cắt để khi cắt lách mũi kéo dưới lớp vải dễ dàng mà không làm xô lệch các lớp vải. Khi cắt, mở lưỡi kéo vừa tầm, phù hợp với nhát cắt (dài hay ngắn), tay điều khiển cho lưỡi kéo bám sát nét cắt, các nhát cắt phải nối tiếp nhau, đường cắt đều, gọn, không bị răng cưa.
  15. 15 - Dùng xong đặt kéo nơi cố định, chỉ sử dụng để cắt vải. Tránh để kéo nằm đè lên vải sẽ làm thủng vải hoặc dễ rơi làm gãy mũi kéo, mẻ lưỡi kéo. * Yêu cầu kỹ thuật: Sử dụng và bảo quản kéo cắt vải đúng hướng dẫn và đúng quy định. 2.1.3. Bài tập thực hành Dùng kéo cắt các chi tiết trang phục trên vải (đã vẽ ở bài tập 1.2.3 và 1.3.3). 2.1.4. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập Công việc Tiêu chuẩn Điểm đánh Điểm đạt giá được 1. Sử dụng kéo. - Sử dụng được kéo đúng 5 điểm kỹ thuật để cắt các bán thành phẩm trên vải. 2. Bảo quản kéo. - Bảo quản kéo đúng quy 5 điểm định sau khi sử dụng. 2.1.5. Ghi nhớ Sử dụng và bảo quản kéo theo đúng quy định. 2.2. Kéo cắt chỉ 2.2.1. Mô tả - Công dụng - Kéo cắt chỉ có hình dáng giống cái nhíp. Hai đầu lưỡi kéo nhọn và sắc. Dài từ 8 – 10 cm. Được làm bằng kim loại hoặc bằng nhựa. - Kéo cắt chỉ dùng để bấm khuy, cắt chỉ. 2.2.2. Cách sử dụng và bảo quản - Tay cầm phía bên ngoài lưỡi kéo, cách mũi kéo khoảng 1 – 1,5 cm, điều chỉnh để mũi kéo vừa tới cuối điểm bấm.
  16. 16 - Dùng kéo đúng mục đích. Tránh để kéo nằm đè lên vải sẽ làm thủng vải hoặc dễ rơi làm gãy mũi kéo. * Yêu cầu kỹ thuật: Sử dụng và bảo quản kéo cắt chỉ đúng hướng dẫn và đúng quy định. 2.2.3. Bài tập thực hành Sử dụng kéo cắt chỉ bấm khuy và cắt các đầu chỉ thừa trên các sản phẩm may. 2.2.4. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
  17. 17 Công việc Tiêu chuẩn Điểm đánh Điểm đạt giá được 1. Sử dụng kéo. - Sử dụng được kéo đúng 5 điểm kỹ thuật để cắt chỉ bấm khuy và cắt các đầu chỉ thừa trên các sản phẩm may. 2. Bảo quản kéo. - Bảo quản kéo đúng quy 5 điểm định sau khi sử dụng. 2.2.5. Ghi nhớ Sử dụng và bảo quản kéo theo đúng quy định. 3. Dụng cụ ủi 3.1. Bàn ủi (Bàn là) 3.1.1. Mô tả - Công dụng - Được sử dụng phổ biến hiện nay là: bàn ủi điện, bàn ủi điện hơi nước, Có nhiều loại với khối lượng từ 1 kg đến 5 hoặc 6 kg và công suất từ 300- 1200kW. - Dùng để làm phẳng vải, tạo phom dáng, ép mex trong quá trình cắt may và hoàn thiện sản phẩm sau khi may. 3.1.2. Cách sử dụng và bảo quản - Tùy theo tính chất xơ sợi và mặt hàng dày, mỏng để chọn bàn ủi và điều chỉnh nhiệt độ thích hợp. - Khi ngừng sử dụng phải vặn núm điều chỉnh nhiệt độ về số 0, tắt công tắt (nếu có), rút phích điện bàn ủi và đặt vào nơi quy định để tránh cháy nệm ủi, gây mất an toàn.
  18. 18 * Yêu cầu kỹ thuật: Sử dụng và bảo quản bàn ủi đúng hướng dẫn và đúng quy định. * Hướng dẫn ủi ép: Bước 1: Dùng bàn ủi làm phẳng phần chi tiết vải cần ủi ép (đặt mặt trái vải lên trên). Bước 2: Đặt miếng keo (mex) sao cho mặt có keo dính úp vào mặt trái phần vải cần ủi ép. Bước 3: Đặt bàn ủi lên trên và dùng lực ép từ trên xuống với thời gian khoảng 5 – 7 giây cho mỗi lần ép. Tiếp tục di chuyển bàn ủi đến hết phần diện tích chi tiết vải cần ủi ép để keo và vải dính chắc vào nhau. Sau khi nhấc bàn ủi lên, có thể dùng bàn ủi gỗ đặt vào vị trí vừa ép để giúp tăng chất lượng của độ bám dính giữa keo và vải. Chú ý: Di chuyển bàn ủi bằng cách nhấc bàn ủi lên và đặt xuống vị trí cần ép kế tiếp, không đẩy bàn ủi khi ủi ép làm cho keo và vải bị xê dịch, ảnh hưởng đến độ kết dính. Bước 4: Lật sang mặt phải vải, làm tương tự như bước 3. 3.1.3. Bài tập thực hành (sử dụng kết hợp với đệm ủi, gối ủi và bàn ủi gỗ) Sử dụng bàn ủi để làm phẳng các chi tiết bán thành phẩm, tạo phom dáng và ép mex bán thành phẩm. 3.1.4. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập Công việc Tiêu chuẩn Điểm đánh Điểm đạt giá được 1. Sử dụng bàn ủi. - Sử dụng được bàn ủi 5 điểm đúng kỹ thuật để làm phẳng các chi tiết bán thành phẩm và ép mex bán thành phẩm. 2. Bảo quản bàn ủi. - Bảo quản bàn ủi đúng 5 điểm quy định sau khi sử dụng. 3.1.5. Ghi nhớ Sử dụng và bảo quản bàn ủi theo đúng quy định. 3.2. Các dụng cụ hỗ trợ ủi
  19. 19 3.2.1. Mô tả - Công dụng - Đệm ủi: Để lót khi ủi vải, sản phẩm; ép mex các chi tiết trong quá trình cắt may. Thường dùng chăn nỉ trải lên mặt phẳng, bên trên phủ bằng vải bông để dễ dàng vệ sinh. - Gối ủi: dùng để tạo dáng, giữ dáng sản phẩm khi ủi tại các vị trí chật hẹp như vai, bắp tay, nách áo,.... Thường được làm bằng vải nhồi bông, có hình dáng gần giống yên xe đạp. - Bàn ủi gỗ: dùng để chần khi ủi lấy nếp quần, áo sau khi may, hỗ trợ trong ủi chiết ly, xếp ly, ép mex. Thường làm bằng gỗ, hình dáng giống như một bàn ủi nhỏ. - Công dụng: Tùy theo công dụng mà được dùng hỗ trợ trong một vài công đoạn hoặc toàn bộ quá trình ủi chi tiết và ủi hoàn thiện sản phảm trong quá trình cắt may. 3.2.2. Cách sử dụng và bảo quản - Tùy theo công dụng mà được dùng hỗ trợ trong một vài công đoạn hoặc toàn bộ quá trình ủi chi tiết và ủi hoàn thiện sản phẩm trong quá trình cắt may. - Sau khi sử dụng, cất giữ ở nơi cố định, sạch sẽ. * Yêu cầu kỹ thuật: Sử dụng và bảo quản các dụng cụ hỗ trợ ủi đúng hướng dẫn và đúng quy định. 3.2.3. Bài tập thực hành (sử dụng hỗ trợ bàn ủi) Sử dụng bàn ủi để làm phẳng các chi tiết bán thành phẩm, tạo phom dáng và ép mex bán thành phẩm.
  20. 20 3.2.4. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập Công việc Tiêu chuẩn Điểm đánh Điểm đạt giá được 1. Sử dụng các dụng - Sử dụng được các dụng 5 điểm cụ hỗ trợ ủi. cụ hỗ trợ ủi đúng kỹ thuật để làm phẳng các chi tiết bán thành phẩm, tạo phom dáng và ép mex bán thành phẩm. 2. Bảo quản dụng cụ - Bảo quản dụng cụ hỗ trợ 5 điểm hỗ trợ ủi ủi đúng quy định sau khi sử dụng. 3.2.5. Ghi nhớ Sử dụng và bảo quản dụng cụ hỗ trợ ủi theo đúng quy định. Câu hỏi bài 1 1. Phân biệt công dụng của thước dây và thước cây? Trình bày cách sử dụng và bảo quản của thước cây và thước dây? 2. Nêu công dụng, cách sử dụng và bảo quản của từng loại kéo may? 3. Trình bày công dụng, cách sử dụng và bảo quản của bàn ủi và các dụng cụ ủi? TÓM TẮT BÀI HỌC Như đã nói ở phần giới thiệu, dụng cụ dùng trong nghề may là các phương tiện giúp cho người thợ may thực hiện được các công việc của quá trình sản xuất các sản phẩm may mặc. Mỗi công đoạn của quy trình sản xuất như: thiết kế (đo, vẽ), cắt, may, hoàn thiện cần có những dụng cụ riêng. Và việc rèn luyện kỹ năng sử dụng các dụng cụ nghề may là một trong nhưng tiêu chí đánh giá tay nghề của người thợ. Nội dung ở mỗi phần của bài học được thiết kế khoa học, hợp lý nhằm trang bị cho người học cả kiến thức lẫn kỹ năng sử dụng các dụng cụ ngành may, cụ thể ở mỗi phần đều có các nội dụng chính như sau:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2