intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Kỹ thuật nguội (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới và Thủy lợi (Năm 2017)

Chia sẻ: Đàm Tuyết Hạ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:120

19
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Kỹ thuật nguội (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Trung cấp) được ban hành kèm theo quyết định số 742 ngày 01 tháng 12 năm 2017. Sau khi học xong mô đun này học viên có kiến thức và kỹ năng: lựa chọn và sử dụng các loại giũa, cưa và các dụng cụ cần thiết cho gia công nguội cơ bản và trình bày được công dụng của chúng; xác định được chuẩn lấy dấu, chẩn đo, chuẩn gá chính xác và phù hợp; sử dụng thành thạo và đúng chức năng các thiết bị,dụng cụ tương ứng;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Kỹ thuật nguội (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới và Thủy lợi (Năm 2017)

  1. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ GIỚI VÀ THỦY LỢI KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT NGUỘI NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo quyết định số 742 ngày 01 tháng 12 năm 2017) NĂM 2017 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. 3
  4. LỜI GIỚI THIỆU Để thực hiện biên soạn giáo trình đào tạo nghề Điện công nghiệp ở trình độ Cao Đẳng Nghề, giáo trình Nguội cơ bản là một trong những giáo trình mo đun đào tạo chuyên ngành được biên soạn theo nội dung chương trình khung được Bộ Lao động Thương binh Xã hội và Tổng cục Dạy Nghề phê duyệt. Nội dung biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, tích hợp kiến thức và kỹ năng chặt chẽ với nhau, logíc. Nội dung giáo trình được biên soạn với dung lượng thời gian đào tạo 120 giờ gồm có: Bài M14-01: Nội quy tổ chức nơi thực tập Bài M14-02: Sử dụng dụng cụ đo Bài M14-03: Vạch dấu mặt phẳng và vạch dấu khối Bài M14-04. Cưa kim loại Bài M14-05. Giũa mặt phẳng Bài M14-06. Giũa bề mặt phẳng song song và vuông góc Bài M14-07. Khoan lỗ Bài M14-08. Gia công ren Bài M14-09. Uốn nắn kim loại Bài M14-10. Đánh bóng kim loại Trong quá trình sử dụng giáo trình, tuỳ theo yêu cầu cũng như khoa học và công nghệ phát triển có thể điều chỉnh thời gian và bổ sung những kiến thức mới phù hợp với điều kiện giảng dạy. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị, các trường có thề sử dụng cho phù hợp. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị, các trường có thề sử dụng cho phù hợp. Mặc dù đã cố gắng tổ chức biên soạn để đáp ứng được mục tiêu đào tạo nhưng không tránh được những khiếm khuyết. Rất mong nhận được đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo, bạn đọc để nhóm biên soạn sẽ hiệu chỉnh hoàn thiện hơn. Nhóm tác giả 4
  5. 5
  6. MỤC LỤC TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ................................................................................. 1 LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 2 BÀI 1: NỘI QUY TỔ CHỨC NƠI THỰC TẬP ............................................ 11 1 Nội quy an toàn xưởng thực tập ...................................................................... 11 2. Tổ chức nơi làm việc của người thợ. ................................................................... 12 3. An toàn lao động khi nguội. ............................................................................... 17 BÀI 2: SỬ DỤNG DỤNG CỤ ĐO.................................................................... 19 1/.Các loại dụng cụ đo cơ bản ............................................................................. 19 1. Thước lá........................................................................................................... 19 1.1 Công dụng, cấu tạo và phân loại thước lá (thước thẳng) .............................. 19 1.2. Cách sử dụng thước ...................................................................................... 20 1.3. Cách bảo quản .............................................................................................. 20 2. Kiểm tra độ thẳng bằng thước kim loại........................................................... 21 3.Thước cặp ......................................................................................................... 22 3.1 Cấu tạo, phạm vi sử dụng của thước cặp ...................................................... 22 3.2. Một số loại thước cặp thường dùng ............................................................. 23 3.3 Cách sử dụng ................................................................................................. 24 4 Thước Pan me ....................................................................................................26 4.1. Công dụng, ................................................................................................... 26 4.2. Cấu tạo.......................................................................................................... 27 4.3 Phân loại ....................................................................................................... 28 4.4. Cách sử dụng ................................................................................................ 28 4.5. Một số sai phạm khi tiến hành đo ............................................................... 29 4.6. Cách bảo quản thước .................................................................................... 29 2.7 Kiểm tra độ song song bằng thước panme .................................................... 30 5. Đồng hồ so ...................................................................................................... 31 6. Thước vuông góc............................................................................................. 33 7. Biện pháp an toàn và vệ sinh công nghiệp ...................................................... 35 BÀI 3: VẠCH DẤU ........................................................................................... 36 3.1. Khái niệm ..................................................................................................... 36 3.2. Các loại dụng cụ kê đỡ, vạch dấu và đo kiểm: ........................................... 36 3.2.1. Mũi vạch .................................................................................................... 36 3.2.2. Com-pa ..................................................................................................... 37 3.2.3. Đài vạch..................................................................................................... 37 3.2.4. Khối D, khối V, bàn máp (Bàn vạch dấu) ................................................. 37 3.2.5. Thước lá, thước đứng, ê-ke ....................................................................... 38 3.2.6. Chấm dấu................................................................................................... 39 3.3. Phương pháp vạch dấu mặt phẳng và vạch dấu khối .................................. 39 3.3.1. Yêu cầu kỹ thuật:....................................................................................... 39 3.3.2. Chuẩn bị dụng cụ và thiết bị: .................................................................... 39 3.3.3. Kỹ thuật vạch dấu và chấm dấu: ............................................................... 39 2/. Thực hành vạch dấu ....................................................................................... 41 6
  7. 3/. Các dạng sai hỏng và cách phòng ngừa ......................................................... 43 BÀI 4: CƯA KIM LOẠI ................................................................................... 44 1/. Các kiến thức chuyên môn về cưa kim loại ................................................... 44 1. Khái niệm ........................................................................................................ 44 2. Cấu tạo khung cưa và lưỡi cưa ........................................................................ 44 2.1. Cấu tạo khung cưa ........................................................................................ 44 2.2. Cấu tạo lưỡi cưa và phân loại ....................................................................... 45 3. Tư thế, thao động tác khi cưa .......................................................................... 45 3.1. Chọn lưỡi cưa ............................................................................................... 45 3.2. Lắp lưỡi cưa lên khung ................................................................................ 45 3.3. Chọn độ cao êtô ............................................................................................ 45 3.4. Cách kẹp vật ................................................................................................. 46 3.5. Vị trí đứng khi cưa ....................................................................................... 46 3.6. Tư thế đứng khi cưa ..................................................................................... 46 3.7. Cách cầm cưa ............................................................................................... 46 3.8. Mớm cưa ...................................................................................................... 47 3.9. Đẩy và kéo cưa ............................................................................................. 47 4. An toàn khi cưa bằng tay................................................................................. 48 2/. Thực hành cưa ................................................................................................ 48 2.1 Thao tác tiến hành khi cưa kim loại .............................................................. 48 2.2 Cưa ngoài đường vạch dấu ........................................................................... 48 2.3. Cưa theo đường vạch dấu ............................................................................. 48 3/. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục:............................ 49 BÀI 5: GIŨA MẶT PHẲNG ............................................................................ 51 1/. Các kiến thức cơ bản về giũa kim loại ........................................................... 51 1. Công dụng, phân loại, cấu tạo giũa kim loại .................................................. 51 1.1. Công dụng .................................................................................................... 51 1.2. Phân loại ....................................................................................................... 51 1.3. Cấu tạo giũa kim loại ................................................................................... 51 2. Phương pháp dũa kim loại............................................................................... 52 2.1. Thao tác dũa ................................................................................................. 53 2.2. Giũa mặt phẳng: ........................................................................................... 54 2/. Thực hành giũa mặt phẳng ............................................................................. 55 1. Đọc và nghiên cứu bản vẽ .............................................................................. 55 2. Yêu cầu kỹ thuật: ........................................................................................... 55 3.Cách tiến hành: ................................................................................................. 56 4. Kiểm tra mặt phẳng sau khi giũa..................................................................... 56 3. Dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. ................................... 57 BÀI 6: GIŨA BỀ MẶT PHẲNG SONG SONG VÀ VUÔNG GÓC ............ 58 1. Các kiến thức cơ bản về giũa bề mặt song song và vuông góc....................... 58 1.1. Dũa 2 mặt phẳng vuông góc......................................................................... 58 1.2. Dũa mặt cong ............................................................................................... 58 2. Thực hành giũa các mặt phẳng song song ..................................................... 59 7
  8. 2.1. Đoc và nghiên cứu bản vẽ. ........................................................................... 59 2.2. Yêu cầu kĩ thuật: .......................................................................................... 60 2.3. Quy trình công nghệ gia công: ..................................................................... 60 2.4. Kiểm tra: ....................................................................................................... 60 2.5. Dạng hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục: ..................................... 61 3.Thực hành giũa các mặt phẳng vuông góc ....................................................... 61 3.1. Đọc bản vẽ:................................................................................................... 61 3.2.Trình tự tiến hành: ......................................................................................... 61 3.3.Phương pháp kiểm tra: .................................................................................. 62 3.4.Dạng hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục: ...................................... 62 BÀI 7: KHOAN ................................................................................................. 63 1. Các kiến thức cơ bản về khoan ...................................................................... 63 1.1. Khái niệm ..................................................................................................... 63 1.2. Đặc điểm phương pháp khoan ..................................................................... 63 1.2.1. Cấu tạo mũi khoan..................................................................................... 63 1.2.2. Kỹ thuật khoan .......................................................................................... 63 1.2.3. Qui trình mài mũi khoan ........................................................................... 66 2.Thực hành Khoan ............................................................................................. 68 2.1. Đọc và nghiên cứu bản vẽ. ........................................................................... 68 2.2. Chuẩn bị phôi và dụng cụ............................................................................. 69 2.3. Quy trình công nghệ. .................................................................................... 69 3. Dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. ................................... 71 4. An toàn lao động. ............................................................................................ 73 BÀI 8: GIA CÔNG REN ...................................................................74 1/. Các kiến thức cơ bản về gia công ren ........................................................... 74 1. Khái niệm ........................................................................................................ 74 2. Các hệ ren ........................................................................................................ 75 3. Dụng cụ cắt ren ............................................................................................... 77 4. Kỹ thuật cắt ren ............................................................................................... 78 4.1 Kỹ thuật cắt ren trong .................................................................................... 78 5. Cách chọn và sử dụng ta rô, bàn ren ............................................................... 80 2/.Thực hành gia công ren ................................................................................... 84 1. Đoc và nghiên cứu bản vẽ. .............................................................................. 84 2. Yêu cầu kĩ thuật: ............................................................................................ 84 3. Quy trình công nghệ gia công ......................................................................... 85 3/. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục:............................ 88 BÀI 9: UỐN VÀ NẮN KIM LOẠI .......................................................... 90 1/ Các kiến thức cơ bản về uốn nắn kim loại ...................................................... 90 1.Nắn kim loại .................................................................................................... 90 1.1. Khái niệm ..................................................................................................... 90 1.2. Dụng cụ và gá lắp sử dụng khi nắn thẳng .................................................... 91 1.3. Kỹ thuật nắn thẳng ....................................................................................... 91 2. Uốn gấp kim loại ............................................................................................. 94 8
  9. 2/. Thực hành uốn vật liệu tấm ............................................................................ 95 1 Thực hành Uốn gấp kim loại ............................................................................ 95 1.1 Uốn gấp kim loại ........................................................................................... 95 3.1.1. Công việc chuẩn bị .................................................................................... 95 3.1.2. Qui trình công nghệ ................................................................................... 95 2. Thực hành nắn kim loại ................................................................................... 97 3.2.1. Công việc chuẩn bị .................................................................................... 97 3.2.2. Qui trình công nghệ ................................................................................... 97 3/. Các biện pháp an toàn khi uốn nắn kim loại .................................................. 98 Bài tập :Thực hành uốn vật liệu tấm ................................................................... 98 1. Đoc và nghiên cứu bản vẽ. .............................................................................. 98 2. Yêu cầu kĩ thuật: ............................................................................................. 98 3. Quy trình công nghệ gia công: ........................................................................ 98 4. Sai hỏng - nguyên nhân - khắc phục: .............................................................. 99 Bài tập :Thực hành nắn vật liệu tấm ................................................................. 100 1. Đoc và nghiên cứu bản vẽ. ............................................................................ 100 2. Yêu cầu kĩ thuật: ........................................................................................... 100 3. Quy trình công nghệ gia công: ...................................................................... 101 4. Sai hỏng - nguyên nhân - khắc phục: ............................................................ 101 BÀI 10: ĐÁNH BÓNG ................................................................................... 103 1/. Các kiến thức cơ bản về đánh bóng kim loại .......................................... 103 1. khái niệm ............................................................................................ 103 2. Các phương pháp đánh bóng kim loại .................................................. 103 2.1 Đánh bóng bằng dũa mịn: ................................................................... 103 2.2 Đánh bóng bằng giấy nhám thô ............................................................ 103 2.3 Đánh bóng bằng giấy nhám mịn ........................................................... 103 2/. Thực hành đánh bóng ......................................................................... 103 1. Đọc và nghiên cứu bản vẽ:..................................................................... 104 2 Yêu cầu kỹ thuật: ................................................................................... 104 3. Quy trình công nghệ đánh bóng kim loại ............................................. 104 3.1.Lắp phôi vào êtô ................................................................................. 104 3.2. Đánh bóng bằng dũa mịn .................................................................... 104 3.3. Đánh bóng bằng giấy nhám thô ........................................................... 104 3.4. Đánh bóng bằng giấy nhám mịn .......................................................... 104 3.5. Tra dầu mỡ vào chi tiết ....................................................................... 104 3/. Dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. ................................ 105 4 An toàn lao động khi đánh bóng. ................................................................... 105 BÀI TẬP MỞ RỘNG ...................................................................................... 106 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 109 TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ...................................................... 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 119 9
  10. TÊN MÔ ĐUN: KỸ THUẬT NGUỘI Mã Môđun: MĐ14 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môđun : Mô đun kỹ thuật nguội là một mảng kiến thức và kỹ năng cơ bản không thể thiếu được đối với một người công nhân kỹ thuật. Giúp sinh viên , học sinh phân biệt được các trang thiết bị, dụng cụ của nghề Nguội. Biết sử dụng thành thạo máy khoan , máy mài, giũa, cưa, uốn, nắn ,khoan, cắt ren…Đồng thời có thói quen cần cù, cẩn thận, tỷ mỉ, có khoa học , sạch sẽ và bảo đảm an toàn khi học thưc hành. Các kiến thức và kỹ năng từ mô đun này sẽ có tính quyết định đến chất lượng cụ thể khi tiến hành các công việc lắp ráp các bộ phận chi tiết máy, điều chỉnh các bộ phận và đánh giá tình trạng kỹ thuật của từng bộ phận. Để có thể thực hiện tốt các nội dung của mô đun này người học cần phải nắm một số kiến thức cơ bản và kỹ năng trong mô đun. Mục tiêu của môđun : Sau khi học xong mô đun này học viên có kiến thức và kỹ năng -Lựa chọn và sử dụng các loại giũa ,cưa và các dụng cụ cần thiết cho gia công nguội cơ bản và trình bày được công dụng của chúng. -Xác định được chuẩn lấy dấu,chẩn đo,chuẩn gá chính xác và phù hợp -Sử dụng thành thạo và đúng chức năng các thiết bị,dụng cụ tương ứng -Lập được quy trình gia công hợp lý và hiệu quả -Bảo quản tốt các thiết bị,dụng cụ ,sản phẩm - Thành thạo các thao tác nguội cơ bản - Biết sử dụng các dụng cụ, thiết bị cơ bản của nghề nguội - Thực hiện được cách vạch dấu sản phẩm trên mặt phẳng và vạch dấu khối chi tiết gia công đảm bảo đúng yêu cầu bản vẽ, biết cách phân bố lượng dư gia công phù hợp với phôi liệu. - Tự chế tạo, sửa chữa một số dụng cụ cho nghề như: vạch dấu, compa, búa nguội, êke, cơ-lê … - Có ý thức giữ gìn, bảo quản, trang thiết bị, dụng cụ. - Thu xếp nơi làm việc gọn gàng ,ngăn nắp và áp dụng các biện pháp an toàn vệ sinh công nghiệp. - Giáo dục tính cẩn thận, tính chính xác, tính nghiêm túc trong học tập, an toàn lao động. 10
  11. BÀI 1 NỘI QUY TỔ CHỨC NƠI THỰC TẬP Giới thiệu: Giống như những mô đun thực hành ở xưởng khác, khi học mô đun thực hành nguội cơ bản điều quan trọng hàng đầu phải giúp người học nắm vững được nội quy tổ chức nơi thực tập, cách bố trí nơi thực tập, cũng như các quy tắc về an toàn lao động... Mục tiêu của bài: - Trình bày được các nội dung về an toàn lao động tại xưởng - Chấp hành được nội quy an toàn xưởng - Biết cách tổ chức nơi làm việc hợp lý Nội dung chính: - Nội quy an toàn xưởng thực tập - Tổ chức nơi làm việc của người thợ - An toàn lao động khi nguội. 1. Nội quy an toàn xưởng thực tập Mục tiêu : - Trình bày được các nội dung về an toàn lao động tại xưởng - Chấp hành được nội quy an toàn xưởng 1. Trong quá trình thực tập phải đứng đúng vị trí, không được đi lại lộn xộn, không được tự ý ra ngoài khi chưa có sự cho phép của giáo viên, không đựoc phép tiếp khách trong xưởng. 2. Dụng cụ đo phải cầm nhẹ nhàng, không đặt chồng lên nhau, phôi được phát phải giữ, nếu mất phải đền theo quy định của nhà trường và phải thực tập lại. 3. Đối với máy khoan khi sử dụng không được đeo găng tay, không lau máy khi máy đang chạy, khi đổi bước tiến hay tiến độ phải để máy dừng hẳn mới gạt tay chỉnh. Gạt tay chỉnh xong phải kiểm tra lại. Khi tiến hành khoan phải đeo kính bảo hộ. 4. Khi tháo lắp mũi khoan phải dùng dụng cụ chuyên dụng, không được rời máy khi máy đang chạy, khi mất điện hay kết thúc công việc phải ngắt cầu dao. 5. Nếu mệt có thể ra ngoài nghỉ 10 đến 15 phút, không mang ghế vào vị trí của mình. 6. Muốn điều chỉnh quạt phải ngắt điện, khi bật quạt phải chú ý xem có ai ở gần không để nhắc mọi người tránh xa đề phòng tai nạn lao động 7. Khi sử dụng ê tô không được ngồi lên bàn, không dùng búa đánh vào bàn ê tô. 11
  12. 8. Không kẹp giũa để mài phôi, không lấy tay lau phôi và giũa. 9. Khi có hiệu lệnh hết giờ phải dừng làm việc, thu dọn dụng cụ, làm vệ sinh nơi làm việc sau đó mới được phép rửa tay ra về. 2. Tổ chức nơi làm việc của người thợ Mục tiêu : - Biết cách tổ chức nơi làm việc hợp lý - Tổ chức được nơi làm việc của người thợ Nguội là nguyên công gia công kim loại nhờ sử dụng những dụng cụ đơn giản để tạo nên hình dáng kích thước đạt yêu cầu Trong công việc nguội ngoài một số công việc được cơ khí hóa thì hầu hết được sử dụng bằng tay, chất lượng gia công phụ thuộc vào tay nghề của người thợ. Nguội có ưu điểm là có thể gia công được bề mặt chi tiết mà bề mặt đó khó gia công được trên máy công cụ nhờ sử dụng các dụng cụ đơn giản, dễ chế tạo, có thể đạt được chất lượng gia công ví dụ: sửa nguội khi lắp ráp, bảo trì sữa chửa máy… Để đảm bảo chất lượng gia công cần chú ý tổ chức chổ làm việc hợp lý. Tổ chức chổ làm việc là bố trí các trang thiết bị, dụng cụ chi tiết sao cho thao tác khi làm việc được thuận tiện, tốn ít sức, áp dụng được phương pháp tổ chức tiên tiến cơ khí hóa quá trình lao động đảm bảo chất lượng sản phẩm năng suất cao Khi tổ chức làm việc cần chú ý các yêu cầu sau: 1. Tại các chổ làm việc chỉ bố trí những vật cần thiết, sắp xếp chúng theo đúng thứ tự nhất định để thực hiện công việc được giao một cách hợp lý nhất. 2. Dụng cụ gia công chi tiết, các trang thiết bị khác cần bố trí phù hợp với thao tác khi làm việc, những vật dụng thường xuyên sử dụng đặt ở gần, dễ lấy còn những dụng cụ ít sử dụng thì để ở xa. 3. Dụng cụ dùng bằng hai tay cần để gần ở trước mặt người thợ để dễ lấy. 4. Dụng cụ đồ gá chi tiết gia công khi bố trí trong các ngăn hộp cần theo nguyên tắc vật nhỏ hay dùng nên để ở trên, vật lớn nặng ít dùng thì để ở phía dưới. 5. Những dụng cụ chính xác, dụng cụ đo nên để trong hộp, bao bì riêng… 6. Sau khi kết thúc công việc dụng cụ được làm sạch, để đúng chổ quy định, riêng dụng cụ đo cần bôi lên một lớp dầu mỏng để bảo quản. Chỗ làm việc của người thợ nguội thông thường là bàn nguội. Bàn nguội có chiều cao 800-900mm, chiều rông 700-800 mm, chiều dài 1200-1500 mm. 12
  13. Tùy theo yêu cầu công việc,trên bàn nguội có thể bố trí một chỗ làm việc cho nhiều người thợ. Khi bố trí trên bàn nguội có nhiều chỗ làm việc cần chú ý sao cho công việc ở các chỗ làm việc đó không ảnh hưởng đến chất lượng công việc của nhau. Ví dụ: không bố trí trên cùng bàn nguội vừa cho các công việc yêu cầu chính xác (vạch dấu,lấy dấu, chấm dấu …) có thể ảnh hưởng đến công việc chính xác kể trên. Hình 1.1: Bố trí bàn nguội 13
  14. Khi chọn chiều cao êtô (bàn kẹp) cần chú ý sao cho phù hợp. (Khoảng cách từ mặt làm việc của êtô tới cầm người thợ bằng một tấm chống tay Hình 1.2: Chọn chiều cao êtô Để phù hợp với tấm vóc người thợ, có thễ bố trí bục công tác ( hình 3) để người thợ có tầm vốc nhỏ bé có thể đứng lên khi thao tác. Tuy nhiên việc bố trí bục công tác có thể ảnh hưởng tới diện tích mặt bằng sản xuất, tới quá trình vận chuyển… Hình 1.3: Bố trí bục công tác khi giũa 14
  15. Êtô nguội: Êtô nguội là cơ cấu dùng để kẹp chặt chi tiết gia công ở vị trí cần thiết trong quá trình gia công nguội. Theo kết cấu, êtô nguội có nhiều loại: - Loại mỏ kẹp ( hình 4) gồm má cố định 3, má động 4, trên êtô có tấm 1 để bắt chặt êto trên bàn. Phần thân 8 được gối lên tấm đỡ 10 bằng gỗ và kẹp chặt nhờ bu long vòng 9. Khi quay tay quay 6,qua ren vít 5 và đai ốc 2 để kẹp chặt và tháo chi tiết. Lò xo lá 7 giúp má êtô tự mở khi quay tay quay ra để tháo chi tiết. Loại mỏ kẹp có ưu điểm: kết cấu đơn giản, kẹp chặt, thường dùng cho các công việc nguội cần lực kẹp lớn (đục, tán, uốn…). Chiều rộng của má mỏ kẹp có các loại 100, 130, 150, 180 mm. Nhược điểm của loại mỏ kẹp là: bề mặt kẹp phôi bảo đảm tiếp xúc đều, khi kẹp chi tiết theo chiều dày, mỏ kẹp chỉ tiếp xúc ở phía dưới, (hình 4b), khi kẹp chi tiết theo chiều rộng mỏ kẹp chỉ tiếp xúc ở phía trên (hình 4c), độ cứng vững khi kẹp chặt không cao, dể tạo vết trên chi tiết. Hình 1.4: Mỏ kẹp a. Hình dạng chung, b. Kẹp chỉ ở phía dưới, c. Kẹp chỉ ở phía trên 1. Tấm đế; 2. Đai ốc; 3. Má tỉnh; 4. Má động; 5. Trục vít; 6.Tay quay; 7. Lò xo; 8. Thân; 9. Bulông vòng; 10. Tấm đở 15
  16. Loại êtô có hai má song song thường có hai kiểu: êtô có bàn quay và êtô không có bàn quay. Kiểu êtô có bàn quay (hình 5 a) bao gồm cố định được kẹp chặt trên bàn nguội, phần thân êtô 4 được lắp trên bàn cố định, có thể quay xung quanh tâm bàn cố định và giữ chặt vị trí sau khi quay nhờ bu long đưa vào rãnh vòng 12 dạng chữ T. Khi quay tay quay 5, qua cơ cấu vít me- đai ốc làm mà động 6 đi vào và cùng với má tĩnh 8 kẹp chặt chi tiết. Hình 5: Ê tô có hai má kẹp song song a, Loại có bàn quayLỗ lắp vào bàn nguội, 2- Bu long, 3- Bàn cố định, 4- Bàn quay, 5- Tay quay, 6- Má động, 7- Miếng kẹp, 8- Má tĩnh, 9- Đai ốc, 10- Vít me, 11- Bu long kẹp, 12- Rãnh T. b, Loại không có bàn quay 13- Thân, 14- Miếng lót, 15- Tay quay, 16- Má động, 17- Má tĩnh, 18- Vít me, 19-Sống trượt, 20- Đai ốc. 16
  17. Êtô được chế tạo từ gang xám, riêng ở vị trí hai má êtô, nơi kẹp chi tiết được lắp thêm hai bản thép 7 có khía rãnh mặt đầu, làm từ thép cácbon dụng cụ (Y7), tôi cứng để kẹp chi tiết được chắc và bảo đảm độ bền của êtô. Êtô quay được chế tạo có nhiều chiều rộng má 80 và 140 mm, độ mở lớn nhất của hai má 95-180 mm. Kiểu êtô không có bàn quay (hình 5b), phần đế của êtô có các lỗ để đưa bu lông vào lắp trực tiếp lên bàn nguội. Êtô gồm thân đế 13, Má tĩnh 17, Má động 16, sống trượt dẫn hướng 19. Khi quay tay quay 15, thông qua cơ cấu vít me 18, đai ốc 20 và miếng lót 14 sẽ đưa má rông ra, vào để tháo, kẹp chi tiết. Êtô không có bàn quay được chế tạo có độ mở lớn nhất của hai má là 45, 65, 95,180 mm, chiều rộng má êtô là 60,80,,100 và 140 mm. Êtô nguội là cơ cấu kẹp chặt rất thông dụng và tiện dụng cho các công việc nguội, nhưng có nhược điểm là độ bền má kẹp không cao, nên các công việc nặng, dùng lực lớn thường ít dùng êtô để kẹp chặt. Khi sử dụng êtô nguội cần chú ý: - Trước khi thao tác trên êtô cần kiểm tra xem êtô đã được kẹp chắc chắn trên bàn nguội. - Không sử dụng êtô nguội làm công việc như chặt, nắn, uốn dùng búa với lực lớn, vì có thể phá hỏng êtô. - Khi kẹp chặt chi tiết trên êtô, tránh dùng tay đòn kẹp lớn,dài, tránh dùng xung lực để kẹp vì có thể phá hỏng vít me hoặc đai ốc của êtô. - Sau khi kết thúc công việc trên êtô, dùng bàn chải, giẻ làm sạch phoi.vết bẩn; bôi dầu ở các phần trượt và phần ren vít. - Khi không làm viêc, giữ 2 má êtô cần có khe hỡ 4 - 5mm. Không nên vặn cho 2 má ép chặt vào nhau vì dễ phát sinh ứng suất ảnh hưởng đến mỗi lắp ghép vít me-đai ốc. - Để tránh gây biến dạng, vết trên bề mặt chi tiết,khi kẹp trên êtô nên sử dụng các miếng đệm bằng kim loại mềm đặt lên má êtô trước khi kẹp chi tiết. 3. An toàn lao động khi nguội. Mục tiêu : - Thu xếp nơi làm việc gọn gàng , ngăn nắp và áp dụng các biện pháp an toàn vệ sinh công nghiệp. Người lao động khi làm việc phải được học về an toàn. Khi vào làm việc ở các xưởng sản xuất phải tuân theo quy định, nội quy an toàn lao động trong phân xưởng. 17
  18. Những nguy cơ gây tai nạn lao động trong xưởng cơ khí có rất nhiều; từ các chi tiết gia công có trọng lương lớn, phôi kim loại, cạnh trên chi tiết; từ các bộ phận máy, dụng cụ khi quay, dịch chuyển; từ các phương tiện vận chuyển như xe đẩy, băng tải ở dưới đất, cầu trục ở trên cao; từ nhưng nguy cơ trong mạng điện, cơ cấu điều kiện, việc nối mát thiết bị... Sau đây sẽ giới thiệu các quy định an toàn lao động: Trước khi làm việc cần phải: 1. Quần áo, đầu tóc gọn gàng, không gây nguy hiểm do vướng mắc, khi lao động cần sử dụng các trang bị bảo hộ: quần áo, mũ, giầy dép, kính bảo hộ... 2. Bố trí chỗ làm việc có khoảng không gian để thao tác, được chiếu sáng hợp lý, bố trí phôi liệu, dụng cụ, gá lắp để thao tác được thuận tiện, an toàn. 3. Kiểm tra dụng cụ, gá lắp trước khi làm việc; bàn nguội kê chắc chắn, êtô kẹp chặt trên bàn nguội, các dụng cụ như búa, đục, cưa... được lắp chắc chắn. 4. Kiểm tra độ tinh cậy, an toàn các phương tiện nâng chuyển khi gia công vật nặng, độ an toàn các thiết bị điện. Trong thời gian làm việc: 1. Chi tiết phải được kẹp chắc chắn trên êtô, tránh nguy cơ bị tháo lỏng, rơi trong quá trình thao tác. 2. Dùng bàn chải làm sạch chi tiết gia công và phôi, mạt thép,vảy kim loại trên bàn nguội ( không được dùng tay làm công việc trên). 3. Khi dùng đục chặt, cắt kim loại cần chú ý hướng kim loại rơi ra để tránh hoặc dùng lưới, kính bảo vệ. 4. Khi tiến hành khoan phải đeo kính bảo hộ. Khi kết thúc công việc: 1. Thu dọn, sắp đặt gọn gàng chỗ làm việc. 2. Để dụng cụ, gá lắp, phôi liệu vào đúng vị trí quy định. 3. Các chất dễ gây cháy như dầu thừa, giẻ dính dầu... cần thu dọn vào các thùng sắt, để ở chỗ riêng biệt. 18
  19. Tiêu chí đánh giá Bài học được đánh giá theo các yếu tố sau: Nội quy an toàn xưởng Tổ chức nơi làm việc Câu hỏi 1. Thế nào là tổ chức chổ làm việc khi nguội ? Những yêu cầu cần đảm bảo khi tổ chức chổ làm việc. 2. Khi bố trí bàn nguội cần chú ý những vấn đề gì ? 3. Những điểm cần lưu ý khi sử dụng ê tô nguội ? 4. Trình bày các yêu cầu về an toàn lao động trước khi làm việc, trong khi làm việc và sau khi kết thúc công việc ? 19
  20. BÀI 2 SỬ DỤNG DỤNG CỤ ĐO Giới thiệu: Mô đun nguội cơ bản là mô đun người học sử dụng các dụng cụ bằng tay để gia công được sản phẩm theo đúng kích thước của bản vẽ. Vì vậy việc sử dụng được các dụng cụ đo chính xác giúp người học tránh được các sai hỏng trong quá trình gia công cũng như học các mô đun chuyên ngành khác. Mục tiêu của bài: - Trình bảy được kiến thức cơ bản, hình thành kỹ năng đo và kiểm tra - Hiểu được cấu tạo và công dụng của các dụng cụ đo kiểm như thước lá, thước cặp,Pan me, dưỡng kiểm, thước đo góc, com pa,... - Đo được các kích thước đúng kỹ thuật. - Biết cách bảo quản các dụng cụ đo Nội dung chính: 1. Các loại dụng cụ đo cơ bản. 2. Phương pháp sử dụng các loại dụng cụ đo. 3. Các dạng sai hỏng và cách phòng ngừa. 1/. CÁC LOẠI DỤNG CỤ ĐO CƠ BẢN. Mục tiêu : - Trình bảy được kiến thức cơ bản, hình thành kỹ năng đo và kiểm tra - Hiểu được cấu tạo và công dụng của các dụng cụ đo kiểm như thước lá, thước cặp, Pan me, dưỡng kiểm, thước đo góc, com pa,... - Đo được các kích thước đúng kỹ thuật 1. THƯỚC LÁ (THƯỚC THÉP) 1.1. Công dụng, cấu tạo và phân loại thước lá Thước lá thường được dùng để đo kích thước của các vật thể yêu cầu có độ chính xác thấp, thước lá được làm bằng thép hoặc bằng nhôm. Trên thước có hai hệ đo: hệ quốc tế (hệ mét) và hệ Anh (hệ Inch). Tùy theo công việc có thể sử dụng thước lá có chiều dài khác nhau:150mm, 200 mm, 500 mm hoặc 1000 mm. Thước lá thường dùng trong kỹ thuật có chiều dài 0.5 mét hoặc 1 mét. Hình 2.1: Thước lá 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2