intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh gà vịt (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp

Chia sẻ: Troinangxanh10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:132

20
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh gà vịt được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên hiểu, phân biệt được đặc điểm về các giống gia cầm; Biết đưa ra các mức năng suất cần phải đạt được trong chăn nuôi; Biết hoạch toán kinh tế (lời hay lỗ). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh gà vịt (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỒNG THÁP GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: KTN – PTB GÀ VỊT NGÀNH, NGHỀ: THÚ Y TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP/CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 257/QĐ-TCĐNĐT-ĐT ngày 13 tháng 07 năm 2017 của Hiệu trƣởng trƣờng Cao đẳng Nghề Đồng Tháp) Đồng Tháp, năm 2017
  2. MỤC LỤC Tên thƣ mục .............................................................................................................trang LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................01 NỘI DUNG TỔNG QUÁT VÀ PHÂN BỐ TÀI LIỆU .............................................02 Bài 1: CHĂN NUÔI GÀ THỊT .................................................................................03 Bài 2: CHĂN NUÔI GÀ ĐẺ CAO SẢN....................................................................33 Bài 3: CHĂN NUÔI VỊT ...........................................................................................61 Bài 4. PHÕNG, TRỊ BỆNH XẢY RA Ở GÀ ............................................................89 Bài 5: PHÕNG, TRỊ BỆNH XẢY RA Ở VỊT ...........................................................114 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................132 1
  3. LỜI GIỚI THIỆU Ở nƣớc ta đang bƣớc vào thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa, nhằm đƣa Việt Nam trở thành nƣớc văn minh hiện đại. Trong sự nghiệp phát triển to lớn đó, công tác đào tạo nhân lực luôn giữ vai trò quan trọng. Theo báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ƣơng Đảng Cộng Sản Việt Nam tại Đại Hội Đảng lần thứ IX đã chỉ rõ: ”Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp hóa, công nghiêp hóa, là điều kiện để phát triển nhân lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Trên cơ sở chƣơng trình khung của Bộ Lao Động Thƣơng Binh và Xã Hội đã ban hành và những kinh nghiệm đã rút ra từ thực tế đào tạo, Trƣờng Cao Đẳng Nghề Đồng Tháp tổ chức biên soạn chƣơng trình, giáo trình một cách khoa học, hệ thống và cập nhập những kiến thức thực tiễn phù với đối tƣợng học sinh trung cấp nghề. Bộ giáo trình này là tài liệu giảng dạy và học tập các trung cấp nghề, đồng thời là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn đọc quan tâm đến nghề chăn nuôi. Việc chức tổ chức biên soạn biên soạn chƣơng trình, giáo trình là một trong những hoạt động thiết thực. Đây là lần đầu tiên biên soạn chƣơng trình, giáo trình. Dù đã hết sức cố gắng nhƣng không tránh khỏi những thiếu sót, bất cập. Chúng tôi mong những ý kiến đóng góp của các bạn đọc để từng bƣớc hoàn thiện những giáo trình. 2
  4. CHƢƠNG TRÌNH MÔ ĐUN KỸ THUẬT NUÔI VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO GÀ, VỊT Mã số của mô-đun: MĐ - 28 Thời gian của mô-đun: 90 giờ (Lý thuyết: 30 giờ ; Thực hành: 60 giờ) MỤC TIÊU MÔ-ĐUN: Sau khi học xong mô-đun này, ngƣời học có khả năng Kiến thức: Hiểu, phân biệt đƣợc đặc điểm về các giống gia cầm Biết đƣa ra các mức năng suất cần phải đạt đƣợc trong chăn nuôi Biết hoạch toán kinh tế (lời hay lỗ) Kỹ năng: Thực hiện qui trình chăn nuôi gà, vịt ở qui mô gia đình và trang trại. Thực hiện qui trình ấp trứng gà, vịt ở qui mô gia đình, trang trại. Thái độ: Trung thực chính xác III. NỘI DUNG MÔ-ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian Thực hành, STT Tên các bài trong mô đun Tổng Lý thảo Kiểm số thuyết luận/thí tra ngiệm/bài tập 1 Bài 1: Kỹ thuật nuôi gà thịt 12 3 9 0 2 Bài 2: Kỹ thuật nuôi gà đẻ 12 3 8 1 3 Bài 3: Kỹ thuật chăn nuôi vịt 12 3 8 1 4 Bài 4: Phòng và trị bệnh ở gà 42 18 23 1 5 Bài 5: Phòng và trị bệnh cho vịt 12 3 8 1 Tổng cộng 90 30 56 4 3
  5. Bài 1: CHĂN NUÔI GÀ THỊT Mục tiêu của bài - Chọn đƣợc phƣơng thức nuôi, giống nuôi phù hợp với các điều kiện của vùng nuôi. - Xây dựng chuồng nuôi khắc phục đƣợc các tác động của điều kiện khí hậu đặc trƣng của vùng nuôi, hạn chế bệnh tật. - Chọn đƣợc thức ăn, nguyên liệu phối trộn thức ăn và thực hiện đƣợc các bƣớc phối trộn thức ăn gà thịt. - Thực hiện đƣợc các công việc chăm sóc nuôi dƣỡng, các công việc vệ sinh phòng bệnh. 1.1. Chọn loại hình chăn nuôi gà thịt 1.1.1. Khảo sát, xác định nhu cầu thị trường thịt gà Trong những năm gần đây việt nuôi gà thịt công nghiệp đã phân thành hai loại hình nuôi. - Loại hình nuôi gà thịt công nghiệp cao sản do phần lớn với các giống nuôi có đặc điểm sắc lông màu trắng mỏ và chân có màu vàng nhạt nên ngƣời dân còn quen gọi nuôi gà thịt công nghiệp lông trắng. - Loại hình nuôi nuôi gà thịt công nghiệp lông màu do con nuôi có sắt lông đa dạng không đồng nhất nên ngƣời dân còn quen gọi nuôi gà thịt công nghiệp lông màu. Bên cạnh đó có các giống gà nhƣ gà Tam hoàng; Sasso; Lƣơng phƣợng; Karbia; gà Sao… cũng đƣợc nuôi với mục đích khai thác thịt, trứng nhƣng ít đƣợc phổ biến. 1.1.2. Liệt kê các yêu cầu về cơ sở vật chất chăn nuôi gà thịt lông trắng, lông màu Loại hình nuôi gà lông trắng Gà thịt lông trắng là giống gà tổ hợp lai giữa 2, 4 hoặc 6 dòng gà thịt cao sản. Gà có ƣu thế lai về mọi mặt: Cƣờng độ sinh trƣởng và trao đổi chất nhanh, hiệu quả kinh tế nhanh. Do cƣờng độ sinh trƣởng và trao đổi chất nhanh nên nhu cầu dinh dƣỡng của giống gà này cao và phải cân đối, bên cạnh đó yêu cầu về chuồng trại, dụng cụ, thiết bị nhiều hơn. Đồng thời yêu cầu về công việc chăm sóc, phòng bệnh nhiều hơn. Loại hình nuôi gà lông màu 4
  6. Đây là giống gà mới xuất hiện trong những năm gần đây, Nguyên nhân của sự dịch chuyển: - Hợp thị hiếu của ngƣời tiêu dùng Việt Nam loại gia cầm này cả về hình thức lẫn chất lƣợng thịt đều vƣợt trội so với gà trắng mặc dù giá trị dinh dƣỡng của 2 loại thịt gà này không khác nhau. 1.1.3. Xác định khả năng thích nghi gà thịt lông trắng và gà thịt lông màu với vùng nuôi - Gà lông màu rất dễ nuôi, có sức chống chịu bệnh cao, có khả năng tận dụng thức ăn tốt, thịt gà thơm, ngon, đầu tƣ chuồng trại thấp, phù hợp với điều kiện nuôi nông hộ, kể cả tại các vùng sâu, vùng xa, nơi mà điều kiện đầu tƣ vốn liếng khó khăn. - Ảnh hƣởng của thịt gà nhập khẩu. Thịt gà nhập khẩu phần lớn là sản phẩm của các giống gà cao sản (gà lông trắng ) có giá rẻ, đẩy giá thịt gà thị trƣờng Việt Nam xuống dƣới giá thành chăn nuôi, khiến ngƣời chăn nuôi gà thịt lông trắng thƣờng xuyên thua lỗ và bỏ cuộc, đặc biệt là chăn nuôi gà thịt lông trắng (giống gà chuyên thịt) không cạnh tranh nổi thịt gà trắng nhập khẩu. - Các giống gà lông màu thích nghi tốt với khí hậu và điều kiện chăn nuôi của nƣớc ta; có tính chống chịu cao và ít mắc bệnh. Các chỉ tiêu năng suất đẻ, ấp nở, nuôi thịt đều đạt cao. 1.1.4. Chọn loại hình nuôi So sánh các ƣu nhƣợc điểm của loại hình chăn nuôi có phù hợp với vùng nuôi tiến hành chọn nuôi. 1.2. Chọn giống gà nuôi thịt 1.2.1. Nhận dạng các giống gà thịt hiện nay a) Giống gà thịt cao sản (gà thịt lông trắng) Trƣớc đây ta đã nhập hàng loạt giống gà thịt có tốc độ lớn nhanh nhƣ Plymouth Rock, Hybro HV 85, con lai Broiler V 135, AV 35... Tuy nhiên, mỗi giống chỉ thích hợp với một giai đoạn. Sau này, hàng loạt giống gà mới lại đƣợc đƣa vào Việt Nam nhƣ: Gà thịt ISA Vedette; AA; Ross; cobb 500; Avian; Loman, Hubbard; ISA-MPK 30 và BE 88,.... Các giống nuôi trong tƣơng lai tiếp tục thay đổi tùy thuột vào nhu cầu con ngƣời. 5
  7. Hiện nay một số giống nuôi thịt cao sản đang đƣợc ngƣời nuôi ƣa chuộng và phổ biến sau: * Gà thịt ISA Vedette - Gà có 4 dòng đƣợc tạo ra từ Pháp, gà bố mẹ đƣợc nhập vào nƣớc ta từ năm 1994. Giống nhƣ gà AA, gà ISA dạng lùn chân thấp, thân hình nhỏ hơn dạng cao chân, nhƣng sản lƣợng trứng cao hơn, mào cờ. - Gà thịt lúc 49 ngày tuổi con trống đạt trọng lƣợng 2,57 kg, con mái đạt trọng lƣợng 2,27 kg. - Sản lƣợng trứng giống 170 quả/mái/năm (nuôi tại Pháp) còn ở Việt Nam chỉ đạt trên 160 quả/năm. - Gà ISA có thịt nhiều; phẩm chất thịt ngon, chắc, hiện đƣợc phát triển ở nhiều vùng nƣớc ta. * Giống gà AA) (Arboi Acres) - Giống gà có 4 dòng tạo ra ở Mỹ, gà bố mẹ đƣợc nhập vào Việt Nam. Gà có thân hình to cân đối, chân cao, đùi dài, ức phẳng, cho thịt nhiều, lông có màu trắng tuyền. - Da chân, mỏ màu vàng nhạt, mào cờ. Hình 1. Giống gà AA - Gà thịt AA sinh trƣởng nhanh, gà thịt nuôi ở Việt Nam lúc 49 ngày tuổi con trống đạt trọng lƣợng 2,5 kg, con mái đạt trọng lƣợng 2,3 kg. - Khả năng đẻ trứng trung bình 160–170 quả/mái/9 tháng đẻ. - Tỷ lệ phôi 95%. - Tỷ lệ nở/trứng ấp 80–85%. Hiện nay giống gà này đƣợc phát triển ở nhiều vùng, có hiệu quả kinh tế cao. 6
  8. * Gà thịt Ross - Gồng có 3 giống, mỗi giống gồm có 4 dòng đƣợc tạo ra ở Aixơlen (Anh) và đƣợc nhập vào Việt Nam từ Hungải vào năm 1992. - Gà có lông màu trắng tuyền, chân cao vừa phải, ức ngực nở, cho nhiều thịt, mào cờ. - Sản lƣợng trứng trong 9 tháng đẻ là 160 quả/mái. Hình 2. Ross 308 - Gà thịt nuôi ở Việt Nam lúc 56 ngày tuổi trùng bình trống mái đạt trọng lƣợng 2,3 kg. Giống gà này đang đƣợc ƣa chuộng ở Việt Nam, nhất là giống Ross 308. * Gà cobb 500 - Là giống gà siêu thịt có nguồn gốc từ Mỹ cho tăng trọng nhanh và tiêu tốn thức ăn ít. Thích hợp để nuôi công nghiệp - Trọng lƣợng ngày thứ 49: con mái 2867g, mức tiêu tốn thức ăn 1988g/kg tăng trọng, con trống 3486g, mức tiêu tốn thức ăn 1817g/kg tăng trọng. Hình 3. Gà cobb 500, bố mẹ và ông bà * Gà thịt Avian - Giống gà này đƣợc tạo ra từ Mỹ, nhập vào nƣớc ta sau 1995 từ Thái Lan, giống gà này có tầm vóc, lông mào giống nhƣ một số gà thịt cao sản. Gà Lƣơng Phƣợng 7
  9. - Gà thịt nuôi ở Việt Nam lúc 49 ngày tuổi gà trống đạt trọng lƣợng 2,4 – 2,5 kg, gà mái đạt trọng lƣợng 2,3-2,4 kg. - Sản lƣợng trứng đạt 190 quả/mái/năm. Giống gà này đƣợc nuôi chủ yếu ở miền nam nƣớc ta. * Gà Hubbard - Nguồn gốc: Có nguồn gốc từ Mỹ. - Đặc điểm ngoại hình: Gà có lông màu trắng, ngực rộng, thân hình nở nang. - Chỉ tiêu kinh tế: Sau 4 tháng gà mái đạt trọng lƣợng 3,6–3,8 kg, gà trống đạt: 4–4,2 kg. - Tiêu tốn thức ăn 2 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng. Hình 4. Gà Hubbard * Gà thịt Loman (Lohman meat) - Giống gà thịt này đƣợc tạo ra từ Đức, gà bố mẹ đƣợc nhập vào nƣớc ta năm 1997 từ Inđônêxia, gà có tầm vóc, màu lông mào giống nhƣ gà AA, ISA ... - Khối lƣợng cơ thể gà thịt lúc 49 ngày tuổi con trống nặng 2,6 kg, con mái nặng 2,2kg. Ở Việt Nam đạt tƣơng ứng 2,4 kg và 2,2 kg cùng lứa tuổi. - Sản lƣợng trứng đạt 175–185 quả/mái/năm. * Gà thịt ISA-MPK 30 - Gà ISA-MPK 30 là gống gà thịt ở Pháp. - Đặc điểm ngoại hình giống nhƣ gà ISA Vedette. - Trọng lƣợng gà thịt ở 49 ngày tuổi con trống đạt trung bình 2,57 kg, con mái 2,27 kg. - Sản lƣợng trứng 170 quả/mái/năm. b) Giống gà lông màu Là con lai giữa gà thịt cao sản và các giống gà địa phƣơng hoặc lai tạo giữa các giống gà khác. Giống gà này vừa mang đƣợc những đặc tính ƣu việt của gà thịt lớn 8
  10. nhanh, thời gian nuôi ngắn vừa mang đặc tính gà ta thịt ngon và có ngoại hình giống với gà ta) * Giống gà JDABACO - Là giống gà lai do Tập đoàn DABACOVIETNAM tạo ra. - Về ngoại hình, giống gà này giống hệt với giống gà Ri. - Sau 3 tháng là chúng đã cho ta từ 2-2,5kg/con. - Dáng dấp đẹp, màu sắc sặc sỡ, thịt lại ngon nên thị trƣờng rất ƣa loại gà này. * Gà BT1 - Nguồn gốc: Do trung tâm nghiên cứu phát triển chăn nuôi Bình Thắng thuộc viện khoa học nông nghiệp miền Nam lai tạo từ giống Rohde-ri và Gold-line. - Đặc điểm ngoại hình: Gà có tầm vóc to, mào đơn, chân cao vừa phải, chắc khoẻ. Con trống có màu lông đỏ xen một số sọc đen ở đuôi và cánh, lƣng phẳng rộng. Con mái có màu lông nâu nhạt. Gà có đầu thanh, bụng xệ, da và chân màu vàng. - Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lƣợng trƣởng thành gà trống đạt: 3,2-3,6 kg, gà mái: 2,2-2,5 kg. Gà nuôi bán thịt lúc 5 tháng tuổi đạt: trống: 2,0-2,2 kg, mái: 1,5 -1,7 kg. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng là: 2,9-3,2 kg thức ăn. Gà mái đẻ lúc 4-5 tháng tuổi, và gà không biết ấp. Sản lƣợng trứng đạt 180-200 trứng/năm. Khối lƣợng trứng đạt: 54-55 g/trứng. Chi phí thức ăn cho 10 quá trứng là 1,8-1,9 kg thức ăn. Gà có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu của nhiều vùng, có khả năng tự tìm thức ăn cao. 1.2.2. Xác định giống nuôi - Giống gà lông trắng: Ƣu điểm tốc độ sinh trƣơng nhanh, thời gian nuôi ngắn, vòng vốn đầu tƣ quay vòng nhanh. Nhƣợc điểm khả năng thích nghi kém dễ bệnh tật, yêu cầu trang thiết bị chăn nuôi hiện đại có vốn đầu tƣ cao. Sảm phẩm hiện nay ít đƣợc ƣa thích. - Giống gà lông màu: Ƣu điểm thích nghi cao ít bệnh tật, dễ chăm sóc nuôi dƣỡng, sản phẩm đƣợc thị trƣờng ƣa thích. Nhƣợc điểm sinh trƣởng chậm, thời gian nuôi dài. 1.2.3. Cơ sở cung cấp giống Cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống phải có xuất xứ rõ ràng, đƣợc lấy từ bố mẹ đã đƣợc tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine, đƣợc ấp ở lò ấp đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và có quy trình vệ sinh định kỳ, đƣợc cơ quan thú y chứng nhận đạt yêu cầu.. 9
  11. Khi xuất con giống phải có hoá đơn chứng từ, có hƣớng dẫn chăm sóc, nuôi dƣỡng và phòng trị bệnh. Đặc biệt có bản lý lịch nguồn gốc con giống (con bố, mẹ ông, bà). 1.2.4. Chọn gà con Chọn gà con ngay lúc 1 ngày tuổi. Bảng 1. Chọn gà con 1 ngày tuổi. Đặc điểm ngoại hình cần chọn Loại bỏ con sau đây - Khối lƣợng sơ sinh lớn. - Khối lƣợng quá bé. - Lông bông, tơi xốp. - Lông dính ƣớt. - Bụng thon nhẹ, rốn kín. - Bụng nặng, hở rốn. - Mắt to, sáng. - Hậu môn dính phân. - Chân bóng, cứng cáp, không dị - Khoèo chân, vẹo mỏ. tật, đi lại bình thƣờng. - Hai mỏ khép kín. Chọn theo các đặc điểm nêu trên theo trình tự sau đây: Bắt lần lƣợt từng con và cầm gà trên tay, quan sát toàn diện từ lông, đầu, cổ, chân, bụng và hậu môn để phát hiện các khuyết tật. Sau đó thả gà để quan sát dáng đi lại. Loại những con không đạt yêu cầu. 1.2.5. Vận chuyển Gà con sau khi đƣợc chọn cho vào hộp giấy với mật độ: 0,4 m x 0,6 m cho 100 con. Cần tiến hành vận chuyển gà con nhanh và tránh những lúc trời quá nóng hay quá lạnh vì sẽ làm mất sức gà con. Phƣơng tiện vận chuyển bằng xe đảm bảo về mặt nhiệt độ, thông gió, đã khử trùng và vệ sinh sạch sẽ. Khi đàn gà vận chuyển về trại và cho vào chuồng nuôi càng sớm càng tốt, thời gian vận chuyển tốt nhất trong vòng 24 giờ. 1.3. Xây dựng chuồng nuôi gà thịt 1.3.1. Chọn địa điểm xây dựng trại chăn nuôi Địa điểm xây dựng trang trại phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phƣơng, hoặc đƣợc các cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền cho phép. 10
  12. Trại chăn nuôi gia cầm phải xây dựng cách biệt, cách xa bệnh viện, trƣờng học, chợ, công sở và khu dân cƣ đông ngƣời và đƣờng giao thông liên tỉnh, liên huyện ít nhất 100m. 1.3.2. Thiết kế các mục chích của trại chăn nuôi Có hàng rào hoặc tƣờng kín bao quanh cách biệt với bên ngoài để bảo đảm hạn chế ngƣời và động vật từ bên ngoài xâm nhập vào trại. Trƣớc cổng có hố khử trùng và phƣơng tiện khử trùng, tiêu độc, có biển báo một số điều cấm hoặc hạn chế đối với khách ra vào trại. Có phòng làm việc của các cán bộ chuyên môn, nơi mổ khám lâm sàng và lấy bệnh phẩm (đối với trại có quy mô lớn). Có nơi để dụng cụ, thuốc, sổ sách ghi chép tình hình sản xuất, dịch bệnh và sử dụng vaccine, thuốc của đàn gia cầm. Có phòng thay bảo hộ lao động, khử trùng, tiêu độc trƣớc khi vào khu chăn nuôi. Có thiết bị tẩy uế khử trùng các loại phƣơng tiện vận chuyển, ngƣời và vật dụng tại cổng ra vào trại, khu chăn nuôi. Có kho chứa thức ăn cách biệt với khu chăn nuôi, phải khô ráo, thoáng mát, thƣờng xuyên có biện pháp diệt chuột, mối mọt, gián và các loại côn trùng gây hại khác.Không để các loại thuốc sát trùng, hoá chất độc hại trong kho chứa thức ăn. Không dự trữ thức ăn trong kho quá thời hạn sự dụng. 1.3.3. Thiết kế các mục chích của chuồng nuôi Chuồng trại phải bảo đảm thông thoáng, ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ phù hợp với các giai đoạn nuôi dƣỡng gia cầm (gia cầm con, hậu bị, sinh sản). Có hố khử trùng ở lối ra vào chuồng nuôi, có ngăn cách giữa các khu chăn nuôi (Khu nuôi gà con; khu nuôi gia cầm hậu bị; khu nuôi gà sinh sản). Cống rãnh thoát nƣớc thải phải có độ dốc thích hợp khoảng 3-5%, không bị ứ đọng nƣớc. Diện tích chuồng nuôi phải phù hợp với số lƣợng gia cầm. Có hàng rào ngăn cách với bên ngoài và các khu vực khác trong trại. 1.3.4. Chọn kiểu chuồng nuôi a. Chuồng kín (chuồng lạnh). 11
  13. Là phƣơng thức chăn nuôi đƣợc sử dụng khá phổ biến ở các nƣớc phát triển nhƣ Nhật, Mỹ, Pháp... với nhiều ƣu điểm nổi trội: - Đảm bảo tối ƣu các điều kiện trong chăn nuôi nhƣ nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ... vì thế mà năng suất có thể đạt tối đa. - Chỉ tiêu tiêu tốn thức ăn. Trong điều kiện khí hậu lạnh, khi nhiệt độ giảm 10c thì gà sẽ ăn thêm 1,5% thức ăn, chẳng hạn nếu gà đẻ ăn 120 gr thức ăn ở 100c thì nó chỉ cần ăn 110 gr thức ăn ở nhiệt độ 200c (điều kiện trong nhà kín) mà năng suất trứng gà không thay đổi. - Năng suất trứng ổn định quanh năm mà không bị chi phối hay ảnh hƣởng điều kiện mùa vụ, thời tiết. - Giảm thiếu tỷ lệ chết của gà. - Không cần phải cắt mỏ gà. Việc cắt mỏ gà là stress lớn nhất đối với gà đẻ giai đoạn gà con. - Rất dễ dàng trong việc kiểm soát bệnh tật. - Tiết kiệm tối đa diện tích chăn nuôi. Đối với nuôi gà trong hệ thống nhà mở thì tỷ lệ nuôi là 6 con/m2 nhƣng trong điều kiện nhà kín thì có thể nuôi 30 con/m2 chuồng. - Giảm thiểu nhân công chăn nuôi. Với hệ thống chuồng nuôi này thì mỗi công nhân có thể nuôi 50.000 gà đẻ. - Kiểu chuồng này là một trong những biện pháp giảm thiểu sự ô nhiễm môi trƣờng. - Với loại chuồng này, gà nuôi thịt không cần phải sử dụng bất kỳ một loại thuốc kháng sinh nào, thậm chí cả chƣơng trình vaccine. Gà có tỷ lệ nuôi sống cao và sản phẩm thịt gà rất an toàn, sạch sẽ. - Gà thịt nuôi trong chuồng kín rất đồng đều khi bán thịt, gà hầu nhƣ không bị bệnh tật trong suốt quá trình nuôi, chi phí Vaccine và thuốc kháng sinh chỉ mất khoảng 700 đồng/con, trong khi đó nuôi theo phƣơng thức chuồng hở, chi phí này khoảng 2.000 đồng/con, cao hơn 2,8 lần so với nuôi gà trong chuồng kín. - Hiện nay ở nƣớc ta, mô hình nuôi gà thịt, nuôi gà đẻ lấy trứng chuồng kín đã và đang đƣợc phát triển khá nhiều tại Đồng Nai. 12
  14. Hình 5. Mặt ngoài mô hình nuôi chuồng Hình 6. Mặt trong mô hình nuôi chuồng lạnh lạnh b. Chuồng hở Hiện nay đang đƣợc phổ biến hai kiểu chuồng nuôi sau: - Chuồng nền: Chi phí xây dựng thấp, phù hợp gà nuôi hƣớng thịt, làm chuồng trong điều kiện khí hậu ôn mát, ít mầm bệnh cầu trùng, CRD, Bị nóng. - Chuồng sàn: Chi phí xây dựng cao, phù hợp gà nuôi hƣớng thịt, làm chuồng trong điều kiện khí hậu nóng, có tỷ lệ bệnh cầu trùng cao. 1.3.5. Thiết kế kích thƣớc chuồng nuôi Tuỳ theo số lƣợng đàn nuôi, tuy nhiên về cơ bản thƣờng phổ biến sau: + Rộng 7-12m. + Dài 60-100m. + Cao 2,5-3m. - Các phần chính của chuồng + Nền: Cao ráo; Bằng phẳng; Đƣợc tráng xi măng hoặc lát gạch tránh tập tính bới tìm kiếm thức ăn. + Khung : Chắc chắn, có thiết kế hệ thống treo điện, máng ăn, máng uống, quạt gió. + Tƣờng: Cao 15-30cm. + Mái: Làm nặng vật liệu cách nhiệt Khoảng cách giữa các chuồng: Cách nhau ít nhất là 2,5 lần chiều rộng của chuồng. 1.3.6. Chọn vật liệu xây dựng chuồng 13
  15. - Vật liệu làm chuồng phải hiểu quả về kinh tế, về mặt sử dụng và đặc biệt cách nhiệt, không tạo ẩm, không gây ảnh hƣởng đến quá trình sinh sản sinh trƣởng của gà. 1.3.7. Xây dựng chuồng Đọc bản vẽ, xây dựng theo thiết kế của bảng vẻ. 1.4. Chuẩn bị dụng cụ thiết bị trong chăn nuôi gà thịt 4.1. Chọn dụng cụ chăn nuôi Máng ăn, máng uống làm bằng vật liệu dễ vệ sinh, tiêu độc khử trùng. Hệ thống đèn chiếu sáng, đèn chụp sƣởi và các dụng cụ khác phải bảo đảm an toàn cho ngƣời chăn nuôi và gia cầm. 1.4.2. Chọn thiết bị - Quây úm Hình 7. Quây úm bằng cót Hình 8. Quây úm bằng tôn Để cho gà tập trung ở trong quây úm, có thể dùng lƣới hoặc tấm liếp đan để quây lại, độ cao của quây khoảng 45cm. Mỗi quây có đƣờng kính 3m úm đƣợc 500 con. Chú ý: về mùa đông quây úm đƣợc che kín bằng bạt, có chỗ thoát khí. - Đèn để úm Có thể dùng bóng đèn tròn có công suất 200-250W. Bóng sƣởi đƣợc treo ở giữa quây, cách nền trấu từ 30-35 cm (mùa hè dùng bóng đèn khoảng 70 W) 14
  16. Hình 9. Chụp sƣởi Alke sƣởi ấm gia cầm Hình 10. Đèn sƣởi hồng ngoại con. Chú ý: Không treo bóng sƣởi trên máng ăn, máng uống. Dƣới tác dụng của nhiệt sẽ phân hủy các vitamin làm gà còi cọc chậm lớn Đèn úm thƣờng treo ở giữa quây gà, treo cao 40-50 cm so với mặt nền. - Máng ăn. Hình 11. Máng ăn tự động Hình 12. Khay ăn cho gà con - Máng ăn dùng cho gà con dƣới 2 tuần tuổi: Dùng khay vuông 70 x 70 cm hoặc khay tròn cũng có thể dùng mẹt, mỗi khay cho 50 gà đƣợc bố trí sẵn và đặt xen kẽ. 15
  17. Hình 13. Máng treo Hình 14. Máng ăn dày - Máng ăn dùng cho gà con trên 2 tuần tuổi: Dùng máng ăn tự động, máng treo hoặc máng dọc. - Máng uống. Hình 15. Máng uống tự động Hình 16. Máng uống treo Dùng máng uống gallon loại 1,8 lít hoặc 3,8 lít, mỗi máng tính cho 50 gà. Hoặc van uống nƣớc tử động. Các máng ăn, máng uống xếp xen kẽ lẫn nhau để tiện cho gà ăn uống. Máng ăn treo ngan tâm lƣng của gà, máng uống treo cao hơn 2-3cm. - Rèm che Có thể dùng rèm che dài để có thể che kín hoàn toàn chuồng nuôi hoặc rèm che lừng chỉ che kín phần có lồng. - Quát mát Đảm bảo thông chuồng nuôi, điều tiết nhiệt độ chuồng nuôi 16
  18. Hình 17. Quạt gió Hình 18. Thùng đựng - Thùng đựng gà: Dùng vận chuyển, khai thác gà - Dụng cụ cắt mỏ: Có thể cắt thủ công bằng cách dùng dao sắc, kê mỏ gà lên tấm ván rồi cắt. Các trang trại chăn nuôi lớn nên trang bị bằng máy cắt mỏ bằng điện vừa cắt, vừa đốt cho nóng (dao đốt trên bếp dầu, bếp than) để hàn mép sừng của mỏ cho máu không chảy, cắt lần lƣợt từng con, cắt bằng máy thì nhanh. Hình 19. Máy cắt mỏ tự động Hình 20. Vị trí cắt mỏ 1.5. Lựa chọn thức và phối trộn ăn cho gà thịt 1.5.1. Chọn cám Hiện nay trên thị trƣờng có rất nhiều công ty sản xuất cám hỗn hợp cho gà ăn trực tiếp không cần phối trộn thêm các nguyên liệu khác và cám đậm đặc dùng phối trộn với nguyên liệu bắp, lúa, mỳ dùng cho gà thịt ở các loại hình nuôi khác nhau. Ngƣời nuôi có thể chọn lựa một loại cám có chất lƣợng tốt, có hiệu quả kinh tế cao. 17
  19. Một số cám dùng cho gà thịt đang phổ biến hiện nay: a. Đối với gà thịt lông màu - Cám Saigon Feed. - Cám cargill mã số 2111, 2212, 2312 và 2412. - Cám hỗn hợp Con Cò - Cám hỗn hợp cho gà thịt lông màu: Cp C25, 53% ngô, 10% tấm, 5% cám gạo. b. Đối gà thịt lông trắng - Cám Saigon Feed. - Cám cargill. - Cám hỗn hợp Con Cò - Cám hỗn hợp cho gà thịt lông trắng: Cp C25, 53% ngô, 10% tấm, 5% cám gạo. 1.5.2. Mua cám - Hợp đồng, hóa đơn. - Phƣơng tiện chuyên chở. 1.5.3. Tiếp nhận cám - Phiếu ghi chép. - Kho đã đƣợc chuẩn bị sẳn trƣớc đó. 1.514. Chọn Peremix, thuốc Chế phẩm dinh dƣỡng bổ sung (premix) của ANCO. Olavin của công ty Vimedim. Petermix MC - Premix tổng hợp cho gia cầm thịt Peterhand 51.5. Mua tiếp nhận Peremix, thuốc - Chuẩn bị hợp đồng, hóa đơn - Chuẩn bị phƣơng tiện chuyên chở 1.5.6. Chọn nguyên liệu - Bột bắp có màu sắc, hƣơng vị đặc trƣng cho nguyên liệu không bị mối mọt, mốc. - Bột ngô có màu sắc, hƣơng vị đặc trƣng cho nguyên liệu không bị mối mọt, mốc. - Bột mỳ có màu sắc, hƣơng vị đặc trƣng cho nguyên liệu không bị mối mọt, mốc. 18
  20. 1.5.7. Thực hiện phối trộn - Chuẩn bị máy trộn, vệ sinh máy sạch sẻ và kiểm tra hoạt động chạy thử máy trộn. Hình 21. Cấu trúc máy trộn thức ăn 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2