intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá nước ngọt (Nghề: Bệnh học thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

Chia sẻ: Troinangxanh10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:225

15
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá nước ngọt cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các đặc điểm sinh học, thành thục sinh dục của một số loài cá nuôi ở Đồng bằng Sông Cửu Long, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thành thục cá bố mẹ, các phương pháp sử dụng kích thích tố để kích thích cá sinh sản, các yêu cầu kỹ thuật cơ bản của việc ương nuôi cá giống, các phương pháp vận chuyển cũng như nâng cao tỷ lệ sống khi vận chuyển cá. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá nước ngọt (Nghề: Bệnh học thuỷ sản - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI CÁ NƯỚC NGỌT NGÀNH, NGHỀ: BỆNH HỌC THỦY SẢN TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định Số:…./QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày… tháng… năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp) Đồng Tháp, năm 2017
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. i
  3. LỜI GIỚI THIỆU Việt Nam với lợi thế bờ biển dài gần 3.260 km, hệ thống sông ngòi chằng chịt, ao hồ nên việc khai thác và nuôi trồng thủy sản có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển mở rộng. Khi dân số càng tăng, nhu cầu lương thực cũng tăng theo. Sản lượng khai thác liên tục tăng trong những năm gần đây đã và đang là một nguy cơ khi việc tái tạo tự nhiên không đủ bù đắp sản lượng khai thác. Hơn nữa, sản lượng khai thác không thể đáp ứng hết nhu cầu protein của con người. Việc phát triển nghề nuôi trồng thủy sản đang được mở rộng nhằm đảm bảo bền vừng hơn nguồn cung cung thực phẩm cho người dân. Một trong những yếu tố quan trọng trong sự phát triển của ngành Nuôi trồng thủy sản chính là vấn đề về con giống. Việc dựa chủ yếu vào con giống tôm, cá tự nhiên đã không còn phù hợp về số lượng và chất lượng cho nhu cầu phát triển nhanh cả về diện tích và sản lượng nuôi thủy sản hiện nay. Vì thế, việc chủ động sản xuất con giống trong nuôi thương phẩm là nhu cầu tất yếu hiện nay, cả môi trường nuôi thủy sản nước ngọt và lợ mặn. “Kỹ thuật sản xuất giống cá nước ngọt” là một trong những môn học không thể thiếu trong chương trình đào tạo cho sinh viên hệ cao đẳng và trung cấp ngành Nuôi trồng thủy sản. Tài liệu này được biên soạn dựa trên các kết quả nghiên cứu, sách, luận văn của nhà khoa học ngành thủy sản cũng như những hiểu biết và kinh nghiệm thực tế sản xuất của nhóm tác giả biên soạn. Kết cấu môn học được chia làm bảy chương, tương ứng với bảy nội dung cơ bản mà sinh viên cần nắm bắt trước khi bắt tay vào thực tế sản xuất sau khi tốt nghiệp ra trường. Đối tượng của Chương giảng là các loài nuôi truyền thống ở Đồng bằng Sông Cửu Long: cá tra, cá rô đồng, cá linh, cá chép, cá trê, cá sặc rằn... Nội dung Chương giảng gồm 6 chương, sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các đặc điểm sinh học, thành thục sinh dục của một số loài cá nuôi ở Đồng bằng Sông Cửu Long, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thành thục cá bố mẹ, các phương pháp sử dụng kích thích tố để kích thích cá sinh sản, các yêu cầu kỹ thuật cơ bản của việc ương nuôi cá giống, các phương pháp vận chuyển cũng như nâng cao tỷ lệ sống khi vận chuyển cá. Nội dung môn học sẽ là nền tảng cở bản làm cơ sở cho việc thực tập sản xuất giống một số loài cá nước ngọt vào cuối khóa học. Nhóm tác giả biên soạn hy vọng các nội dụng của Chương giảng sẽ là tài liệu kỹ thuật hữu ích cho sinh viên ngành nuôi trồng thủy và các ngành khác có liên quan. ii
  4. Nội dung Giáo trình được biên soạn với thời gian đào tạo ba tín chỉ gồm: Sáu Chương. Chương 1: Sinh học sinh sản một số loài cá nuôi Chương 2: Các yếu tố ảnh hưởng tới sư sinh sản cá Chương 3: Vấn đề sử dụng kích thích tố cho cá sinh sản Chương 4: Kỹ thuật sản xuất giống Chương 5: Kỹ thuật ương cá giống Chương 6: Vận chuyển cá sống Chân thành cảm ơn! Tất cả thành viên trong hội đồng thẩm định phản biện, đã đóng góp và điều chỉnh nội dung Giáo trình được hoàn chỉnh. Tác giả đã cố gắng biên soạn để đáp ứng được mục tiêu đào tạo nhưng không tránh được những khiếm khuyết. Rất mong nhận được đóng góp ý kiến của quý thầy, cô, bạn đọc để Giáo trình hoàn thiện hơn. Các ý kiến đóng góp xinh gửi về Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp. Số 259, Thiên Hộ Dương, phường Hòa Thuận, thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp. Đồng Tháp, ngày…..tháng ... năm 2017 Chủ biên Lê Phan Anh Phụng iii
  5. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................... ii GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ....................................................................................... ix Nội dung của mô đun: ......................................................................................... x CHƯƠNG 1............................................................................................................. 1 SINH HỌC SINH SẢN MỘT SỐ LOÀI CÁ NUÔI .............................................. 1 1. Đặc điểm thành thục sinh dục của cá .............................................................. 1 1.1 Tuổi thành thục và trọng lượng thành thục của cá .................................... 1 1.2. Sự thành thục của cá mang tính chất chu kỳ ............................................ 3 2. Sự phát triển tuyến sinh dục của cá cái ........................................................... 5 2.1. Thời kỳ phân cắt (sinh sản) ...................................................................... 5 2.2. Thời kỳ sinh trưởng .................................................................................. 5 3. Sự phát triển của tuyến sinh dục đực .............................................................. 9 3.1. Thời kỳ sinh sản ....................................................................................... 9 3.2. Thời kỳ sinh trưởng .................................................................................. 9 3.3. Thời kỳ chín ............................................................................................. 9 3.4. Thời kỳ biến thái ...................................................................................... 9 3.5. Sự phân chia giai đoạn thành thục của tinh sào ..................................... 10 CHƯƠNG 2........................................................................................................... 12 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ SINH SẢN CÁ...................................... 12 1. Ảnh hưởng của các yếu tố bên trong............................................................. 12 1.1. Não thùy ................................................................................................. 12 1.2. Ảnh hưởng của tuyến giáp trạng đối với sự thành thục của cá .............. 14 1.3. Ảnh hưởng của tuyến thượng thận đối với sự thành thục của cá........... 14 2. Ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài ............................................................ 15 2.1. Dinh dưỡng............................................................................................. 15 2.2. Nhiệt độ .................................................................................................. 16 2.3. Dòng nước và chất nước ........................................................................ 17 2.4. Ánh sáng và một số yếu tố thủy lý hóa .................................................. 17 3. Sự chín trứng và rụng trứng ở cá .................................................................. 19 4. Sự phát triển của phôi cá ............................................................................... 19 4.1. Giai đoạn trương nước ........................................................................... 19 iv
  6. 4.2. Sự phân cắt của trứng ............................................................................. 20 4.3. Sự phát triển hậu phôi ............................................................................ 22 5. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới sự phát triển của phôi cá .......................... 22 5.1. Thời kỳ nhạy cảm của phôi .................................................................... 22 5.2. Địch hại của phôi.................................................................................... 22 5.3. Hàm lượng các chất khí hòa tan ............................................................. 23 5.4. Các kiểu dị hình ở phôi cá...................................................................... 23 CHƯƠNG 3........................................................................................................... 25 VẤN ĐỀ SỬ DỤNG KÍCH THÍCH TỐ CHO CÁ SINH SẢN ........................... 25 1. Các loại kích thích tố sử dụng trên cá ........................................................... 25 2. Phương pháp sử dụng kích thích tố kích thích cá sinh sản ........................... 26 2.1. Chia kích tố nhiều lần với liều lượng thấp ............................................. 26 2.2. Kết hợp hai hoặc nhiều kích thích tố ..................................................... 27 3. Các yếu tố ảnh hưởng tới tác dụng của kích thích tố .................................... 28 3.1. Mùa vụ sinh sản...................................................................................... 28 3.2. Loài cá .................................................................................................... 28 3.3. Cách tiêm kích dục tố ............................................................................. 29 3.4. Các yếu tố môi trường ............................................................................ 29 CHƯƠNG 4........................................................................................................... 31 KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG ....................................................................... 31 1. Quy trình sản xuất giống nhóm cá đẻ trứng dính .......................................... 32 1.1 Đặc điểm sinh học một số loài nhóm cá đẻ trứng dính ........................... 32 1.1.6.1 Đặc điểm phân bố của cá Nàng Hai .................................................. 44 1.1.6.2 Đặc điểm dinh dưỡng của cá Nàng Hai ............................................ 45 1.1.6.3 Đặc điểm sinh trưỡng của cá Nàng Hai ............................................ 45 1.1.6.4 Đặc điểm sinh sản của cá Nàng Hai .................................................. 45 2. Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ nhóm cá đẻ trứng nổi ......................................... 46 2.1 Chuẩn bị ao.............................................................................................. 46 2.2 Chọn cá bố mẹ vào nuôi vỗ ..................................................................... 54 2.3. Vấn đề thả nuôi cá bố mẹ ....................................................................... 55 2.4. Kỹ thuật vận chuyển cá bố mẹ ............................................................... 58 2.5. Biện pháp kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ ..................................................... 59 2.6 Quản lý môi trường nước, màu nước ...................................................... 62 2.7. Giải pháp xử lý các vấn đề về màu nước (theo bảng) ............................ 64 v
  7. 2.8. Quản lý bệnh: ......................................................................................... 64 2.9. Kiểm tra mức độ cá thành thục .............................................................. 64 2.10. Đánh giá kết quả nuôi vỗ ..................................................................... 66 3. Kích thích sinh sản nhân tạo ......................................................................... 67 3.1. Chuẩn bị cho cá đẻ ................................................................................. 67 3.2. Chọn cá bố mẹ thành thục cho đẻ .......................................................... 69 3.2.3. Chọn cá đực thành thục ....................................................................... 70 3.3. Sử dụng kích dục tố ................................................................................ 71 3.4. Quản lý và vận hành bể cá ..................................................................... 74 3.5. Kỹ thuật ấp trứng nhóm cá đẻ trứng dính .............................................. 77 4. Kỹ thuật sinh sản một số loài cá nhóm cá đẻ trứng dính .............................. 84 4.1. Kỹ thuật sinh sản cá tra .............................................................................. 84 4.2. Kỹ thuật sinh sản cá chép ....................................................................... 95 4.3 Kỹ thuật sinh sản cá trê vàng .................................................................. 97 2. Quy trình sản xuất giống nhóm cá đẻ trứng nổi .......................................... 100 2.1 Đặc điểm sinh học một số loài nhóm cá đẻ trứng nổi ........................... 100 2.1.2. Cá lóc bông (Channa micropeltes Cuvier, 1831) ................................. 102 2.1.3. Cá sặc rằn (Trichopodus pectoralis)...................................................... 105 2.1.4. Cá rô đồng (Anabas testudineus Bloch, 1792)...................................... 106 2.1.5. Cá Tai tượng (Osphronemus goramy Lacepede, 1802) ........................ 109 2.2 Nuôi vỗ cá bố mẹ .................................................................................. 111 2.2.5. Quản lý môi trường nước, màu nước ........................................................ 133 2.3 Kích thích sinh sản nhóm cá đẻ trứng nổi ............................................. 137 2.5 Kỹ thuật sinh sản một số loài nhóm cá đẻ trứng nổi ............................. 154 3. Quy trình sản xuất giống nhóm cá đẻ trứng bán trôi nổi ............................ 162 3.1 Đặc điểm sinh học một số loài nhóm cá đẻ trứng bán trôi nổi ............. 162 3.2. Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ nhóm cá đẻ trứng bán trôi nổi................... 178 3.3 Kỹ thuật kích thích sinh sản nhân tạo nhóm cá đẻ trứng bán trôi nổi .. 178 3.4 Kỹ thuật ấp trứng nhóm cá đẻ trứng bán trôi nổi .................................. 178 3.5. Kỹ thuật sinh sản một số loài cá nhóm cá đẻ trứng bán trôi nổi .......... 178 4. Thực hành .................................................................................................... 181 4.1. Kỹ thuật sinh sản nhóm cá đẻ trứng dính............................................. 181 4.2. Kỹ thuật sinh sản nhóm cá đẻ trứng nổi............................................... 184 CHƯƠNG 5......................................................................................................... 186 vi
  8. KỸ THUẬT ƯƠNG CÁ GIỐNG ....................................................................... 186 1. Một số đặc điểm sinh học của cá con.......................................................... 187 1.1. Đặc điểm dinh dưỡng của cá ................................................................ 187 2. Quy trình ương nuôi cá giống ..................................................................... 188 2.1. Điều kiện ao ương ................................................................................ 188 2.2 Chất lượng cá bột .................................................................................. 190 2.3. Cho cá ăn .............................................................................................. 192 2.4. Quản lý môi trường .............................................................................. 194 2.5. Thu hoạch ............................................................................................. 196 2.6. Đánh giá kết quả ương nuôi ................................................................. 196 3. Kỹ thuật ương một số loài cá ...................................................................... 197 3.1. Kỹ thuật ương cá tra ............................................................................. 197 3.2. Kỹ thuật ương cá chép.......................................................................... 203 3.3. Kỹ thuật ương cá trê vàng .................................................................... 204 3.4. Kỹ thuật ương cá mè vinh .................................................................... 205 3.5. Kỹ thuật ương cá sặc rằn ...................................................................... 206 CHƯƠNG 6......................................................................................................... 207 VẬN CHUYỂN CÁ GIỐNG .............................................................................. 207 1. Những yếu tố ảnh hưởng tới cá khi vận chuyển ......................................... 208 1.1. Nhiệt độ ................................................................................................ 208 1.2. Khí CO2 ................................................................................................ 208 1.3. Khí NH3 ................................................................................................ 208 1.4. pH của nước ......................................................................................... 209 1.5. Ảnh hưởng của áp suất ......................................................................... 209 2. Một số biện pháp kỹ thuật nâng cao tỷ lệ cá sống khi vận chuyển............. 209 2.1. Nước vận chuyển.................................................................................. 209 2.2. Giảm nhiệt độ nước .............................................................................. 209 2.3. Tính toán mật độ vận chuyển cá .......................................................... 209 2.4. Thuần nước trước khi thả cá ................................................................ 210 3. Một số phương pháp vận chuyển cá............................................................ 210 3.1. Vận chuyển hở...................................................................................... 210 3.2. Vận chuyển kín..................................................................................... 210 3.3. Vận chuyển cá trong các phương tiện chuyên dùng ............................ 210 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 212 vii
  9. viii
  10. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI CÁ NƯỚC NGỌT Mã môn học: CNN480 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Vị trí: Kỹ thuật sản xuất giống cá nước ngọt là mô đun chuyên ngành bao gồm việc nghiên cứu kỹ thuật sinh sản và ương nuôi một số loài cá kinh tế có tiềm năng mới và ứng dụng một số công nghệ mới trong việc lai tạo và chọn giống. Kỹ thuật sản xuất giống cá nước ngọt có quan hệ chặt chẽ với các mô đun khác như Sinh lý động vật thủy sinh, Quản lý môi trường ao nuôi thủy sản, Dinh dưỡng thức ăn thủy sản. Tính chất: Sinh viên có khả năng cho sinh sản bán nhân tạo và nhân tạo một số loài cá kinh tế hiện nay ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, người học được giới thiệu quy trình ương một số loài cá. Mục tiêu của mô đun: Kiến thức: + Trình bày được phương pháp kỹ thuật nuôi vỗ cá bố, mẹ và lựa chọn các cá thể thành thục sinh dục để chuẩn bị sinh sản; + Mô tả được các bước của quá trình tiêm kích dục tố, kỹ thuật sinh sản nhân tạo, thu và ấp trứng; + Trình bày được quy trình ương cá bột lên cá giống; + Trình bày được ảnh hưởng và phương pháp quản lý các yếu tố thuỷ lý, thuỷ hoá trong quá trình nuôi vỗ cá bố, mẹ và ương giống; + Trình bày được các loại thức ăn thích hợp, cách cho ăn và quản lý thức ăn khi nuôi vỗ cá bố, mẹ và ương cá giống; + Trình bày được các phương pháp định lượng, thu hoạch và vận chuyển con giống và cá bố, mẹ; Kỹ năng: + Lập được kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho trại sản xuất giống; + Thực hiện thành thạo các thao tác vận chuyển, lựa chọn cá bố, mẹ thành thục và cho sinh sản; ix
  11. + Thực hiện thành thạo các thao tác kỹ thuật tiêm kích dục tố, kỹ thuật sinh sản nhân tạo, thu và ấp trứng và định lượng cá bột; + Theo dõi và kiểm soát tốt sự biến động của các yếu tố thuỷ lý, thuỷ hoá trong quá trình nuôi vỗ cá bố, mẹ và ương cá giống; + Kiểm soát và cho cá bố, mẹ, cá giống ăn đúng cách, đúng loại và khẩu phần tương ứng với từng giai đoạn nuôi vỗ và ương khác nhau; + Thực hiện thành thạo các thao tác thu hoạch và vận chuyển con giống đến vùng nuôi thương phẩm. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Đam mê công việc, có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật tốt trong quá trình làm việc; + Tinh thần trách nhiệm cao với kết quả công việc, thái độ hoà đồng, thân thiện với đồng nghiệp và tôn trọng cấp trên; + Năng động, sáng tạo, có khả năng xử lý các tình huống, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi; + Có tinh thần ham học hỏi, cầu tiến, sẵn sàng hướng dẫn, hỗ trợ cấp dưới và phân công, giám sát nhóm làm việc hiệu quả; + Đánh giá kết được quả thực hiện công việc, tổng kết, rút kinh nghiệm sau mỗi công việc, mỗi đợt nuôi vỗ cá bố mẹ và ương cá giống; + Có ý thức bảo vệ môi trường, xử lý chất thải, nước thải trước khi xả ra môi trường quanh quanh; + Sẵn sàng chia sẽ kiến thức để phục vụ sự phát triển ngành nuôi trồng thủy sản. Nội dung của mô đun: Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành, Kiểm tra Tên các Chương thí nghiệm, (định Số TT thảo luận, kỳ)/Ôn trong mô đun Chương thi/ Thi tập kết thúc mô đun 1 Chương 1: Sinh học 3 3 sinh sản một số loài x
  12. cá nuôi 1. Đặc điểm thành thục sinh dục của cá 2. Sự phát triển tuyến sinh dục của cá cái 3. Sự phát triển của tuyến sinh dục đực 2 Chương 2: Các yếu tố 4 4 ảnh hưởng tới sư sinh sản cá 1. Ảnh hưởng của các yếu tố bên trong 2. Ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài 3. Sự chín trứng và rụng trứng ở cá 4. Sự phát triển của phôi cá 5. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới sự phát triển của phôi cá 3 Chương 3: Vấn đề sử 3 3 dụng kích thích tố cho cá sinh sản 1. Các loại kích thích tố sử dụng trên cá 2. Phương pháp sử dụng kích thích tố kích thích cá sinh sản 3. Các yếu tố ảnh hưởng tới tác dụng của kích thích tố xi
  13. 4 Chương 4: Kỹ thuật 38 10 28 sản xuất giống 1. Quy trình sản xuất giống nhóm cá đẻ trứng dính 2. Quy trình sản xuất giống nhóm cá đẻ trứng nổi 3. Quy trình sản xuất giống nhóm cá đẻ trứng bán trôi nổi 4. Thực hành Kiểm tra 1 1 5 Chương 5: Kỹ thuật 8 8 ương cá giống 1. Một số đặc điểm sinh học của cá con 2. Quy trình ương nuôi cá giống 3. Kỹ thuật ương một số loài cá 6 Chương 6: Vận 1 1 chuyển cá giống Ôn tập 1 1 Thi kết thúc mô đun 1 1 Cộng 60 28 29 3 xii
  14. CHƯƠNG 1 SINH HỌC SINH SẢN MỘT SỐ LOÀI CÁ NUÔI MH18-01 Giới thiệu: Sinh sản là đặc trưng cơ bản của sinh vật (cá) nhằm tạo ra thế hệ mới duy trì và phát triển nòi giống, là hoạt động sống thể hiện cao nhất sự thích nghi với điều kiện sống của loài. Mục tiêu: + Kiến thức: Trình bày được đặc điểm thành thục sinh dục của cá, các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục và thang bậc phân chia các giai đoạn thành thục của tuyến sinh dục đực cái. + Kỹ năng: Nhận biết được cấu tạo và các giai đoạn phát triển của tế bào sinh dục. + Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Đam mê công việc, có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật tốt trong quá trình làm việc. 1. Đặc điểm thành thục sinh dục của cá 1.1 Tuổi thành thục và trọng lượng thành thục của cá Theo Thành và Kiểm (2009), tuổi thành thục của các loài cá được định nghĩa là thời gian sớm nhất mà cá có thể tạo ra những sản phẩm sinh dục (trứng ở cá cái và tinh trùng ở cá đực) để sinh sản và tạo ra cá con. Theo Nguyễn Văn Kiểm (2004), tuổi thành thục của cá được tính kể từ lúc cá nở đến khi cá tạo sản phẩm sinh dục lần đầu trong đời. Tuổi thành thục sẽ khác nhau tùy theo loài, vùng địa lý cá phân bố và các yếu tố thức ăn và các yếu tố môi trường của điều kiện sống. Thậm chí, ở những điều kiện địa lí khác biệt trong một vùng địa lí nhỏ cũng dẫn đến sự khác bệt về tuổi thành thục của cá (Bảng 1.1) Khối lượng thành thục là khối lượng của cá trong quá trình sinh trưởng và phát triển mà ở đó, cá bắt đầu thành thục sinh dục. Khối lượng thành thục lần đầu của cá cũng biến động rất lớn. Cá có thể thành thục sinh dục và sinh sản lần đầu khi khối lượng cá nhỏ hơn rất nhiều so với khối lượng thành thục bình quân của loài (Kiểm, 2004). Ví dụ: Khối lượng thành thục của cá mè trắng Việt Nam là 2 kg tương ứng với 24 tháng tuổi, nhưng cũng có thể gặp những cá thể thành thục khi khối lượng chỉ đạt 0,3−0,4 kg. 1
  15. Nguồn: Thành và Kiểm, 2009 Đồng bằng Sông Cửu Đồng bằng Sông Loài cá Long Hồng Tra 35-40 - Lóc đồng 9-10 10-12 Lóc bông 20-22 - Trôi Ấn Độ 15-16 16-18 Chép 8-9 9-10 Mè trắng 20-22 24-26 Mè hoa 20-22 24-26 Trắm cỏ 20-22 24-26 Sặc rằn 8-9 - Rô đồng 8-9 9-10 Mè vinh, he 8-9 - vàng Trê vàng 8-9 10-11 Bống tượng 8-10 - Bảng 1. 1 Tuổi thành thục của một số loài cá nuôi của Việt Nam Theo Kiểm (2004), tuổi thành thục của cá sẽ thay đổi đáng kể thay đổi khi môi trường sống của cá thay đổi. Cá sống ở vĩ độ cao, nhiệt độ thấp thì có tuổi thành thục lần đầu cao hơn so với cá cùng loài nhưng sống ở vĩ độ thấp có nhiệt độ cao Ví dụ: Cá chép sống ở Amur (thuộc liên Xô cũ) sau 4 năm tuổi mới thành thục và khối lượng tương ứng 2,5−3,5 kg/con. Tuy nhiên, ở Việt Nam, cá chép thành thục khi được 12 tháng tuổi, cá biệt cá 8−9 tháng tuổi đã thành thục với khối lượng 0,3−0,5 kg/con. Chế độ dinh dưỡng cũng có ảnh hưởng rất lớn tới sự thành thục của cá. Những nơi có đủ dinh dưỡng cá thành thục nhanh hơn, khối lượng cá lớn hơn và hệ số thành thục cao hơn (Kiểm, 2004). Vì vậy, khi cá đến tuổi thành thục, để cá phát triển tốt sản phẩm sinh dục, cần cho cá ăn đầy đủ dinh dưỡng, nhất là thành phần đạm. Trong khi đó, trong nuôi thương phẩm một số loài cá có tuổi thành thục sớm, cần giảm hàm lượng protein để cá không mang trứng vì một khi tuyến sinh dục cá phát triển (nhất là cá cái), cá sẽ chậm lớn. Từ những vấn đề nêu trên 2
  16. cho thấy, tuổi thành thục và khối lượng thành thục lần đầu của cá không có mối tương quan rõ rệt và phụ thuộc nhiều vào điều kiện sống (Kiểm, 2004). 1.2. Sự thành thục của cá mang tính chất chu kỳ Theo Thành và Kiểm (2009), sự thay đổi các yếu tố môi trường trong năm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành thục và mùa vụ sinh sản của cá. Tùy loài, cá có thể sinh sản một lần hoặc nhiều lần trong năm. Trong tự nhiê, cá sẽ sinh sản vào những thời điểm có lợi nhất về môi trường (thức ăn, oxy, nhiệt độ, dòng chảy, môi trường sống,…) cho sự tồn tại sinh trưởng và phát triển của phôi và cá con một khi chúng nở ra. Quá trình phát triển của tế bào sinh dục theo một trình tự nhất định và lặp lại nhiều lần trong chu kỳ sống. Quy luật thành thục sinh dục của các loài cá giống nhau, chúng chỉ khác nhau ở thời gian hoàn thành một chu kỳ sinh dục và quá trình này chịu tác động của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài (Kiểm, 2004). Ở nước ta, cá ở miền Bắc thường sinh sản tập trung vào tháng cuối tháng 3 đến cuối tháng 4 trong khi cá ở miền Nam có xu hướng sinh sản vào đầu mùa mưa, khoảng tháng 5 dương lịch (Thành và Kiểm, 2009). Theo Kiểm (2004), những loài cá sinh sản một lần trong năm, ngoài tự nhiên thường có thời gian hoàn thành chu kỳ thành thục dài hơn so với các loài cá sinh sản nhiều lần trong năm. Đối với cá sinh sản nhiều lần trong năm, cá thương sinh sản nhiều (cả về sức sinh sản và số lượng cá thể tham gia sinh sản) vào mùa chính và sẽ sinh sản ít hơn vào các mùa khác trong năm: cá chép, rô phi, cá lóc (Kiểm và Thành, 2009). Sau khi cá sinh sản xong, tuyến sinh dục trải qua quá trình thoái hóa và tái hấp thu và tuyến sinh dục sẽ trở về giai đoạn II hay III tùy loài (Kiểm, 2004). Những loài cá đẻ nhiều lần trong năm thì sau khi hoàn thành quá trình thoái hóa, tuyến sinh dục trở về giai đoạn III trong khi tuyến sinh dục trở về giai đoạn II đối với cá đẻ một lần trong năm. Thời gian để cá hoàn thành sự thoái hóa và tái hấp thu sản phẩm sinh dục thường tương đương với thời gian tạo trứng và thời gian này cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là nhiệt độ và sự đồng đều của tế bào trứng. Nếu sau khi cá đẻ xong, gặp nhiệt độ thấp, thời gian thoái hóa, tái hấp thu kéo dài và ngược lại (Kiểm, 2004). Tuy nhiên, ở điều kiện cụ thể trong các ao nuôi vỗ thì thời gian hoàn thành một chu kỳ sinh dục của cá có thể thay đổi. Một trong những nguyên nhân có tác dụng làm cá thay đổi chu kỳ sinh sản đó là vấn đề dinh dưỡng (Kiểm, 2004). Trong các nhóm loài động vật có xương sống, cá là nhóm có sức sinh sản cao nhất (Thành và Kiểm, 2009). Nguyên nhân có thể là do đặc tính tiến hóa thích 3
  17. nghi của các loài cá để bù vào lượng trứng không được thụ tinh (thường thấp trong môi trường tự nhiên) và khả năng sống của phôi và cá bột cũng không cao (Thành và Kiểm, 2009). Sức sinh sản sẽ biến động khác nhau tùy theo loài. Cá đẻ trứng kích thước lớn và có tập tính bảo vệ trứng và cá con thường có sức sinh sản thấp trong khi những loài đẻ trứng nhỏ không có tập tính bảo vệ trứng và cá con thường có sức sinh sản cao hơn (Thành và Kiểm, 2009). Bảng 1. 2 Một số chỉ tiêu sinh sản của một số loài cá ở Đồng bằng sông Cửu Long Nguồn: Thành và Kiểm, 2009 Loài cá Đường kính trứng Sức sinh sản Tập tính bảo vệ (mm) (trứng/g cá cái) trứng Mè trắng 1,1-1,2 100-150 Không Mè hoa 1,2-1,3 100-150 Không Trắm cỏ 1,1-1,2 100-150 Không Trôi trắng 0.9-1,0 400-500 Không Trôi đen 0,8-0,9 400-500 Không Chép 1,1-1,2 100-150 Không Mè vinh 0,2-0,3 800-1000 Không Tra 0,9-1,0 40-50 Không Cá lóc 1,1-1,2 40-50 Có Cá trê 1,2-1,3 40-50 Không Tai tượng 2,0-3,0 2-3 Có Bống tượng 0,2-0,3 500-600 Có Sặc rằn 0,2-0,3 200-300 Không Rô đồng 0,2-0,3 200-300 Không Cá hường 0,2-0,3 200-300 Không 4
  18. Nàng hai 3,0-4,0 0,4-0,5 Có 2. Sự phát triển tuyến sinh dục của cá cái Mayen đã chia sự phát triển của tế bào trứng ra một số giai đoạn sau (trích dẫn bởi Kiểm, 2004): thời kỳ phân cắt, thời kỳ sinh trưởng và thời kỳ thành thục và rụng trứng. 2.1. Thời kỳ phân cắt (sinh sản) Các noãn nguyên bào nguyên thủy trải qua một số lần phân chia cho nhiều noãn nguyên bào mới có số lượng nhiễm sắc thể 2n. Noãn nguyên bào còn là nguồn bổ sung tế bào sinh dục cho các chu kỳ sau. 2.2. Thời kỳ sinh trưởng Ở thời kỳ này, quá trình phân chia tạm thời ngừng lại và các tế bào lớn lên về kích thước. Có thể chia thời kỳ này thành 2 giai đoạn nhỏ: 2.2.1. Thời kỳ sinh trưởng nhỏ Thực chất của thời kỳ này là sự lớn lên của tế bào, hạch nhân tăng về kích thước, lượng tế bào chất tăng dần. Dựa vào sự phát triển của thời kỳ này có thể chia ra: Sơ kỳ: Màng tế bào rất mỏng, tế bào chất ở dạng hạt nhỏ, nhân tế bào hình trứng lớn, trong đó có 6−8 hạch nhỏ. Nhiễm sắc thể ở dạng hạt. Đường kính tế bào trứng khoảng 24−70 µm. Những tế bào như vậy thuộc giai đoạn I. Thời kỳ một lớp follicule: Ngoài màng tế bào phát sinh một lớp follicule, nhiễm sắc thể ở dạng phân tán, trong tế bào trứng có 8−10 hạch nhân, Tế bào chất từ dạng hạt chuyển sang dạng lưới. Đường kính tế bào trứng 180−240 µm. Những noãn bào có đặc điểm như vậy phần lớn thuộc giai đoạn II. 2.2.2. Thời kỳ sinh trưởng lớn Đặc trưng của thời kỳ này là quá trình tích lũy vật chất dinh dưỡng trong trứng xảy ra rất mạnh và cũng được chia ra hai thời kỳ nhỏ: Bắt đầu tích lũy noãn hoàng: Noãn hoàng có thể tích lũy từ trong ra ngoài hay từ ngoài vào trong, nhân tế bào hình trứng và nằm ở trung tâm của tế bào trứng, tế bào chất dạng sợi. Giữa noãn bào và lớp follicule hình thành lớp vân phóng xạ, đường kính tế bào trứng khoảng 500−800 µm. Những noãn bào có đặc điểm như vậy phần lớn thuộc giai đoạn III. 5
  19. Kết thúc tích lũy noãn hoàng: Noãn hoàng chứa đầy trong tế bào trứng, nhân hình trứng hoặc không có hình dạng nhất định. Kích thước tế bào trứng cực đại và tùy theo loài (1−1,6mm), tế bào trứng tròn, căng và rời. Những noãn bào có đặc điểm như vậy phần lớn thuộc giai đoạn IV. 2.2.3. Thời kỳ thành thục và rụng trứng Thời kỳ này có nhiều thay đổi đối với tế bào trứng: tế bào trứng có hiện tượng phân cực, tế bào chất từ dạng đặc chuyển sang dạng lỏng, hạt noãn hoàng kết thành khối, nhân di chuyển về cực động vật của tế bào trứng và sau đó tan biến, tế bào trứng trở nên trong suốt. Tiếp theo quá trình này là quá trình phân chia giảm nhiễm cho ra một tế bào trứng (noãn bào cấp I) và một cực cầu (cực cầu I). Quá trình phân cắt lần II cho ra 2 tế bào trứng (noãn bào cấp II) và cực cầu II. Quá trình này kéo dài đến trung kỳ thì ngừng lại để chờ thụ tinh và thời kỳ này chỉ kéo dài 8−10 giờ. Quá trình giảm phân II chỉ hoàn tất và thải cực cầu II sau khi tinh trùng xâm nhập vào. Khi trứng phát triển đến trung kỳ thì lớp thượng bì của màng follicule tiết ra một chất hấp thu vật chất dinh dưỡng ở giữa màng follicule và màng noãn bào, quá trình này tạo thành một lớp dịch ngăn cách và lớp này tăng dần kích thước. Trong khi đó, màng follicule bị bào mòn trở nên mỏng dần, tới một lúc nào đó thì màng follicule bị vỡ, trứng thoát ra khỏi vỏ follicule và ở trạng thái lưu động trong xoang buồng trứng. 2.2.4. Sự phân chia giai đoạn thành thục của buồng trứng Theo Kiểm (2004), quá trình phát triển buồng trứng cá được chia làm 6 giai đoạn: Giai đoạn I: Giai đoạn này chỉ gặp ở cá mới thành thục lần đầu, buồng trứng là 2 sợi chỉ nhỏ và mảnh do mô liên kết chưa phát triển, chúng nằm sát và dọc ở hai bên xương sống. Buồng trứng thời kỳ này có màu trắng trong hoặc trắng xám do mạch máu chưa phát triển. Mắt thường không thể phân biệt được đực cái. Về tổ chức học: Tế bào sinh dục là những noãn nguyên bào, các noãn nguyên bào này là nguồn dự trữ bổ sung cho các chu kỳ sinh dục tiếp theo, tế bào trứng có hình nón. Trên lát cắt, tế bào trứng có đường kính 10−80 µm. Nhân tế bào rất lớn và chiếm tới 1/2 thể tích tế bào trứng. Giai đoạn II: 6
  20. Buồng trứng ở giai đoạn này có dạng hình dẹp bằng, kích thước lớn hơn rất nhiều so với giai đoạn I do mô liên kết đang phát triển. Mạch máu tăng về số lượng và kích thước. Do vậy, buồng trứng có màu trắng hồng hoặc hồng nhạt. Về mặt tổ chức học: Đa số tế bào sinh dục thuộc thời kỳ sinh trưởng sinh chất, tuy nhiên cũng gặp các tế bào ở thời kỳ phân cắt. Mắt thường vẫn chưa thể phân biệt được đực cái. Nguồn: Khôi, 2007 Hình 1. 1 Buồng trứng cá lóc bông giai đoạn II (mũi tên) Chúng ta cũng có thể gặp buồng trứng của cá sau khi hoàn thành quá trình thoái hóa và tái hấp thu trở về giai đoạn II. Tuy nhiên, giai đoạn II của những trường hợp này thường có một số đặc điểm khác biệt như kích thước buồng trứng lớn hơn, kích thước mạch máu lớn hơn và thông thường bề mặt buồng trứng không bằng phẳng. Giai đoạn III: Thể tích buồng trứng tăng lên rất nhanh. Bề mặt của buồng trứng có màu xám nhạt hoặc trắng hồng nhạt. Mắt thường đã phân biệt được tế bào trứng, nhưng các tế bào trứng khó tách ra khỏi tấm trứng. Đường kính tế bào trứng 250−500 µm. Các tế bào trứng ở gần mạch máu thường có kích thước lớn hơn các tế bào ở xa. Buồng trứng ở giai đoạn này tồn tại với thời gian khá dài (1−3 tháng), hệ số thành thục của cá từ 3−6%. Về mặt tổ chức học: Tế bào trứng ở giai đoạn này tăng nhanh về kích thước do quá trình tích lũy noãn hoàng xảy ra mạnh mẽ. Trong noãn bào còn xuất hiện các không bào chứa các chất keo đặc biệt mang bản chất là các glycoprotein. Song song với thời kỳ này là thời kỳ hình thành vỏ tế bào và lớp vân phóng xạ. Đối với những cá đẻ trứng dính thì màng dính cũng được hình thành vào thời kỳ này. 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2