intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Lắp đặt máy bơm (Nghề: Cấp thoát nước - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:118

13
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Lắp đặt máy bơm (Nghề: Cấp thoát nước - Trung cấp) được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Lắp đặt máy bơm ly tâm trục ngang công suất nhỏ; Lắp đặt máy bơm ly tâm trục ngang công suất lớn; Lắp đặt máy bơm chìm; Lắp đặt máy bơm nước trục đứng;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Lắp đặt máy bơm (Nghề: Cấp thoát nước - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN 23: LẮP ĐẶT MÁY BƠM NGHỀ CẤP THOÁT NƯỚC TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCGNB ngày…….tháng….năm 2021 của Trường cao đẳng Cơ giới Ninh Bình Ninh Bình, năm 2021 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Đất nước đang tỏng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Những công trinh, nhà máy mới được xây dụng với những trang thiết bị hiện đại đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ công nhân có trình độ chuyên môn cao. Vì vậy chúng tôi viết giáo trình này nhằm trang bị cho học sinh nghề cấp thoát nước những kiến thức cơ bản nhất cập nhật từ thực tiễn . Nội dung bài giảng còn đưa ra nhiều bài học thực hành cơ bản bổ ích và hiệu quả cho học viên. Chúng tôi hy vọng cuốn bài giảng này sẽ được sử dụng hữu ích trong việc phát triển khả năng nghề của học viên tại môi trường làm việc công nghiệp đích thực. Trong quá trình biên soạn, chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, nhóm biên soạn chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các bạn đồng nghiệp và độc giả! Tam điệp, ngày….......tháng…...năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Nguyễn Thế Sơn 2. Nguyễn Thị Mây 3. Định Văn Mười 3
  4. MỤC LỤC GIÁO TRÌNH 1 MÔ ĐUN 23: LẮP ĐẶT MÁY BƠM 1 NGHỀ CẤP THOÁT NƯỚC 1 TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP 1 Bài 1: Lắp đặt máy bơm ly tâm trục ngang công suất nhỏ 6 1. Nghiên cứu bản vẽ 6 2. Nghiên cứu hồ sơ máy bơm 9 3. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật tư 29 4. Công tác kiểm tra 29 5. Lắp đặt máy bơm 30 9. Bảo dưỡng, bảo trì máy bơm 33 10. Nghiệm thu kết thúc công việc 35 Bài 2: Lắp đặt máy bơm ly tâm trục ngang công suất lớn 38 1. Nghiên cứu bản vẽ 38 2. Nghiên cứu hồ sơ máy bơm 39 3. Công tác chuẩn bị 55 4. Công tác kiểm tra trước khi lắp đặt 58 5. Đưa máy bơm lên bệ máy 59 6. Lắp đặt máy bơm 60 7. Lắp đặt ống hút 61 8. Lắp đặt ống đẩy 62 9. Đấu điện máy bơm 63 10. Chạy thử và hiệu chỉnh máy bơm: 65 11. Bảo dưỡng, bảo trì máy bơm 72 12. Nghiệm thu, bàn giao kết thúc công việc 85 Bài 3: Lắp đặt máy bơm chìm 86 1. Nghiên cứu bản vẽ 86 2. Nghiên cứu hồ sơ máy bơm 86 3. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật tư 90 4
  5. 4. Công tác kiểm tra trước khi lắp đặt 92 5. Lắp đặt bơm 93 Bài 4: Lắp đặt máy bơm nước trục đứng 96 1. Nghiên cứu bản vẽ 96 2. Nghiên cứu hồ sơ máy bơm 97 3. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật tư 98 4. Lắp đặt bơm 100 Bài 5: Lắp đặt máy bơm chìm nước thải 103 1. Nghiên cứu bản vẽ 103 2. Nghiên cứu hồ sơ máy bơm 103 3. Công tác chuẩn bị 104 4. Lắp đặt bơm 106 Bài 6: Lắp đặt máy bơm chữa cháy Diezel 109 1. Nghiên cứu bản vẽ 109 2. Nghiên cứu hồ sơ máy bơm 113 3. Công tác chuẩn bị 114 4. Lắp đặt máy bơm 116 5
  6. Bài 1: Lắp đặt máy bơm ly tâm trục ngang công suất nhỏ I. Mục tiêu Sau khi học xong, người học có khả năng: - Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy bơm ly tam trục ngang công suất nhỏ - Lắp đặt máy bơm ly tâm trục ngang công suất nhỏ dùng cấp nước trong nhà theo bản vẽ thiết kế, đạt yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. II. Nội dung 1. Nghiên cứu bản vẽ A. Lý thuyết liên quan Các ký hiệu quy ước về hệ thống cấp nước trong nhà èng n-íc ®i næi èng n-íc ®i ngÇm Vßi cho c¸c chËu röa, chËu giÆt Kh«ng gian Van ®ãng n-íc mÆt b»ng Kh«ng gian Van mét chiÒu mÆt b»ng §ång hå ®o n-íc Van x¶ n-íc 6
  7. Vßi n-íc ©u tiÓu Bé kÐt röa hè xÝ Bé Vßi t¾m hoa sen Vßi ch÷a ch¸y Kh«ng gian Van mét chiÒu MÆt b»ng Hình 1.1: Kí hiệu của hệ thống cấp nước B. Trình tự thực hiện: - Nghiên cứu bản vẽ lắp đặt hệ thống cấp thoát nước để xác định vị trí đặt máy bơm (hình 1.2). - Nghiên cứu bản vẽ chi tiết để xác định loại máy bơm, vật liệu ống, đường kính ống, cốt đặt máy bơm, cốt mặt đất hiện trạng. - Lập bảng kê vật tư, thiết bị theo yêu cầu bản vẽ để lắp đặt máy bơm. 7
  8. Hình 1.2: Bản vẽ sơ đồ lắp đặt hệ thống cấp nước 8
  9. * Một số sai phạm thường gặp - Nghiên cứu không đầy đủ các bản vẽ máy về máy bơm. - Lập bảng kê vật tư, thiết bị thiếu so với yêu cầu. 2. Nghiên cứu hồ sơ máy bơm A. Lý thuyết liên quan 2.1. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm ly tâm Sơ đồ cấu tạo của bơm ly tâm trục ngang, kiểu conson loại một cấp (hình 1.3, hình 1.4). Bộ phận chính và quan trọng nhất của bơm ly tâm là bánh xe công tác 1, lắp cố định trên trục 2. Bánh xe công tác gồm đĩa trước 3, đĩa sau 4. Giữa hai đĩa là các cánh 5, có chiều cong ngược với chiều quay của bánh xe. Bánh xe được đặt trong buồng xoắn 6. Chất lỏng được dẫn vào bánh xe công tác qua ống hút 7 và dẫn ra khỏi bơm qua ống đẩy 8. Giữa trục bơm và vỏ đặt vòng bít (còn gọi là cụm nắp bít) để ngăn không cho chất lỏng chảy ra ngoài hoặc khí từ ngoài xâm nhập vào than bơm. Trước khi cho bơm làm việc, ống hút và thân bơm phải được chứa đầy nước. Công việc này gọi là mồi bơm. Khi bánh xe công tác quay, dưới tác dụng của lực ly tâm, chất lỏng chứa đầy trong kênh giữa các cánh chuyển động từ tâm ra chu vi và ra khỏi bánh xe công tác với vận tốc khá lớn, vào buồng xoắn. Tại đây sự chuyển động của chất lỏng điều hòa hơn và theo dòng chảy, tiết diện buồng xoắn tăng dần, vận tốc chuyển động của chất lỏng giảm dần để biến một phần áp lực động của dòng chảy sau bánh xe thành áp lực tĩnh. Sauk hi ra khỏi buồng xoắn, chất long vào ống đẩy để dẫn đi xa hoặc lên cao. Đồng thời với quá trình trên, tại cửa vào bánh xe công tác áp suất giảm xuống nhỏ hơn áp suất không khí rất nhiều. Trên mặt thoáng của nước trong bể hút lại chịu tác dụng của áp suất không khí. Do chênh lệch áp suất, nước từ bể hút liên tục chảy qua ống hút vào máy bơm. Trong bơm ly tâm, quá trình hút và đẩy diễn ra liên tục , đồng thời. Vì vậy sự cấp chất lỏng của bơm cũng liên tục và đều đặn. 9
  10. Hình 1.3 1-Bánh xe công tác; 2-Trục; 3- Đĩa trước; 4-Đĩa sau; 5-Cánh bánh xe công tác; 6-Buồng xoắn; 7-Ống hút; 8-Ống đẩy 10
  11. 2.2.1. Lưu lượng Lưu lượng là thể tích khối nước được máy bơm đưa lên trong một đơn vị thời gian. Lưu lượng kí hiệu là Q, đơn vị hợp pháp là m3/s, ngoài ra, còn có nhiều đơn vị dẫn xuất khác là l/s, m3/h... 2.2.2. Cột nước Cột nước của máy bơm có thể chia thành hai loại: cột nước yêu cầu và cột nước công tác. *) Cột nước yêu cầu Hyc Cột nước yêu cầu của máy bơm là tổng độ chênh cao mực nước giữa bể tháo và bể hút của máy bơm và cột nước tổn thất khi chất lỏng chuyển động dọc theo đường ống qua máy bơm (Hình 1.5). Cột nước yêu cầu biểu thị yêu cầu thực tế mà máy bơm phải làm việc. Hyc = hđh + hw Trong đó: - Hyc: Cột nước yêu cầu của máy bơm (m). - hđh: Cột nước địa hình hay cột nước hình học (m) chính là độ chênh cao giữa mực nước bể hút và bể xả. 11
  12. - hw: Cột nước tổn thất của dòng chảy khi bắt đầu vào ống hút đến khi ra ống đẩy của máy bơm. Hình 1.5: Cột nước yêu cầu của máy bơm *) Cột nước công tác Hct - Cột nước công tác của máy bơm là năng lượng mà bánh xe công tác truyền cho một đơn vị khối lượng chất lỏng lên một độ cao địa hình nào đó ( hoặc truyền cho một đơn vị khối lượng chất lỏng một áp suất nào đó) và khắc phục tổn thất thuỷ lực của dòng chảy qua đường ống của máy bơm. - Cột nước công tác biểu thị khả năng làm việc của máy bơm. Từ hai định nghĩa trên ta thấy rằng máy bơm chỉ làm việc được khi cột nước công tác phải lớn hơn cột nước yêu cầu. 2.2.3. Xác định cột nước yêu cầu của máy bơm Hyc *) Tính toán cột nước địa hình hđh. Cột nước địa hình là chênh cao giữa mực nước bể tháo và bể hút. hđh = T - H Trong đó: - T: Cao trình mực nước bể tháo, thường tính cho ba trường hợp. + Miệng ống đẩy nằm dưới mực nước bể tháo thì T lấy bằng cao trình mặt nước bể tháo (hình 1.6). 12
  13. Hình 1.6 + Miệng ống đẩy đặt cao hơn mực nước bể tháo thì T lấy bằng tâm của miệng ống (Hình 1.7). Hình 1.7 13
  14. + Miệng ống đặt ngập trong nước bể tháo nhưng ống đẩy có phần cao hơn mực nước bể tháo thì T lấy ở tâm phần cao nhất của ống Hình 1.8 Hai trường hợp Hình 1.6, Hình 1.7 coi mực nước bể tháo là không đổi, chỉ lắp đặt cho máy bơm nhỏ,lưu động vì trong trường hợp đó có sự lãng phí cột nước. Từ hình vẽ trên ta thấy cột nước địa hình gồm hai thành phần: cột nước hút địa hình hh và cột nước đẩy địa hình hđ. Vậy cột nước địa hình của máy bơm bằng tổng cột nước hút địa hình và cột nước đẩy địa hình. hđh = hh + hđ Cột nước hút địa hình là độ chênh cao giữa cao trình tâm bánh xe công tác (cao trình đặt máy) của máy bơm và cao trình mực nước bể hút. hh = o - H Trong đó o là cao trình tâm bánh xe công tác, H là cao trình mực nước bể hút. Trong trường hợp tâm bánh xe công tác đặt cao hơn mặt nước bể hút thì hh> 0 ( Hình 1.6, Hình 1.7, Hình 1.8), ngược lại máy bơm đặt dưới mặt nước bể hút thì h h
  15. Trong đó T là cao trình mặt nước bể tháo lấy như trên hình 1.6, Hình 1.7, Hình 1.8. *) Cột nước tổn thất hW Cột nước tổn thất là cột nước sinh ra bởi sức cản dọc đường và sức cản cục bộ trong toàn bộ đường ống của máy bơm khi dòng chảy chuyển qua. hw = hc + hd Trong đó: hc là tổn thất cột nước cục bộ. hd là tổng thất cột nước dọc đường. *) Cột nước yêu cầu Hyc = hđh + hw Trong đó: Hyc là cột nước yêu cầu. hđh là cột nước địa Hình. hw là cột nước tổn thất. 2.2.4. Xác định cột nước công tác của máy bơm. *) Tính toán cột nước công tác của máy bơm với độ cao hút dương h h > 0 Trên hình 1.9 là sơ đồ tính toán cột nước công tác trong trường hợp h h > 0. Tại mặt cắt cửa vào A-A của máy bơm ta đặt chân không kế, tại mặt cắt cửa ra B-B của máy bơm ta đặt áp kế với mặt chuẩn là mặt nước bể hút H-H. Hình 1.9 15
  16. Thế thì công thức tính cột nước công tác trong trường hợp này là: vB  v A 2 2 H  Z  H ak  H ckk  2g Trong đó: Z: Khoảng cách chỗ đặt chân không kế và áp kế. Z = ZB - ZA ZB, ZA: Khoảng cách từ mặt cắt B-B, A-A đến mặt chuẩn H-H, hay vị trí đặt áp kế và chân không kế. Hak: Cột nước áp kế (m). Hckk: Cột nước chân không kế (m). vB, vA: Vận tốc tại mặt cắt B-b, A-A hay vận tốc tại cửa ra, cửa vào. g: Gia tốc trọng trường, g = 9.81 m/s2. Vậy cột nước công tác của máy bơm là tổng khoảng cách thẳng đứng giữa hai điểm đo áp với số dọc trên chân không kế, áp kế tính bằng cột nước đo áp và hiệu số cột nước lưu tốc trung bình của mặt cắt cửa đẩy và cửa hút. *) Tính toán cột nước công tác của máy bơm với độ cao hút âm hh < 0. Với độ cao hút âm hh < 0 khi đó tâm bánh xe công tác nằm dưới mực nước bể hút, lúc đó áp suất tuyệt đối tại cửa hút lớn hơn áp suất khí quyển nên cửa vào của máy bơm phải đặt áp kế với cột nước đo áp tương ứng là HAak, công thức tính cột nước công tác trong trường hợp này là: vB  v A 2 2 H  Z  H ak  H Aak  2g Trong đó: Z: Khoảng cách chỗ đặt chân không kế và áp kế. Z = ZB - ZA ZB, ZA: Khoảng cách từ mặt cắt B-B, A-A đến mặt chuẩn H-H, hay vị trí đặt áp kế và chân không kế. Hak: Cột nước áp kế (m). HAak: Cột nước áp kế cửa vào máy bơm (m). vB, vA: Vận tốc tại mặt cắt B-b, A-A hay vận tốc tại cửa ra, cửa vào. g: Gia tốc trọng trường, g = 9.81 m/s2. 2.2.5. Xác định cột nước hút cho phép của máy bơm 16
  17. Chiều cao hút của bơm là thông số quan trọng cần lưu ý khi thiết kế trạm bơm. Tính toán không chính xác chiều cao hút của bơm có thể làm hỏng bơm hoặc bơm không làm việc được. Cần phân biệt chiều cao hút địa hình (Hs) và chiều cao hút chân không( Hck, hh). Chiều cao hút địa hình là hiệu giữa cao trình mặt phẳng ngang đi qua điểm có trị số áp suất hút của bơm là nhỏ nhất và cao trình mực nước hút của bể hút. Để bơm đưa nước từ cao trình bể hút của trạm bơm đến cửa vào của bánh công tác cần tạo áp suất chân không p1. Hiệu giữa áp suất khí quyển pa và chân không trong ống hút tính bằng mét gọi là chiều cao hút chân không Hck. p a  p1 H ck   Trong đó: pa: áp suất khí quyển. p1: áp suất chân không trong ống hút máy bơm g: Trọng lượng riêng của chất lỏng ( kg/m3). - Nếu bơm làm việc với cột nước hút dương: v12 H ck  H s   hwh 2g - Nếu bơm làm việc với cột nước hút âm: v12 H ck   H s   hwh 2g Trong đó v1 là Tốc độ dòng chảy tại tiết diện vào của bánh xe công tác 2.2.6. Công suất của máy bơm N Công suất của máy bơm là công do máy bơm sinh ra trong một đơn vị thời gian. Công suất của máy bơm có đơn vị là KW. Máy bơm có hai loại công suất là công suất hiệu quả Nhq và công suất trục N. *) Công suất hiệu quả Nhq. - Công suất hiệu quả của máy bơm là công suất thực tế của máy bơm, hay công suất tính theo sản phẩm công tác của máy bơm ( lưu lượng và cột nước). Nhq = QH (KW) Trong đó: : Trọng lượng riêng của chất lỏng, đơn vị N/m3. Nếu chất lỏng là nước thì = 9.81103 N/m3 Q: Lưu lượng của máy bơm, đơn vị m3/s. H: Cột nước công tác của máy bơm, đơn vị m. 17
  18. *) Công suất trục N. Công suất trục là công suất tính ở trục máy bơm, công suất trục phải lớn hơn công suất hiệu quả để đảm bảo công suất hiệu quả và trừ tổn thất năng lượng. Công suất trục được tính theo công thức : N hq N  mb Trong đó : hiệu suất của máy bơm. *) Công suất động cơ kéo máy bơm. Công suất động cơ kéo máy bơm được tính theo công thức sau: Nđc = K.N Trong đó K là hệ số dự trữ công suất động cơ tra theo bảng 1.1 dưới đây. N (KW) 100 K 1.5 1.5 – 1.25 1.25 –1.15 1.15 – 1.08 1.05 2.2.7. Hiệu suất của máy bơm . Hiệu suất của máy bơm là tỷ số giữa công suất hiệu quả và công suất trục N  mb  hq N Hiệu suất của máy bơm tính bằng % hoặc số thập phân. Hiệu suất của máy bơm thể hiện sự so sánh giữa công suất hiệu quả (công suất có ích) mà máy bơm đã sản sinh ra và công suất cần thiết mà máy bơm nhận vào (công suất trục). Vậy hiệu suất đặc trưng cho mọi tổn thất năng lượng của máy bơm. Hiệu suất gồm 3 thành phần: - Hiệu suất thuỷ lực htl: đặc trưng cho mọi tổn thất thuỷ lực của dòng chảy khi vào hoặc ra khỏi máy bơm. Muốn nâng cao được hiệu suất thuỷ lực, phải cấu tạo máy bơm sao cho dòng chảy qua máy là thuận nhất và hiện nay hiệu suất thuỷ lực lớn nhất đạt được là htl = 0.8 – 0.96 - Hiệu suất dung tích hdt: Đặc trưng cho lượng nước dò gỉ (tiêu hao) trên dọc đường từ ống hút lên ống đẩy. Muốn nâng cao hiệu suất dung tích cần phải cấu tạo máy bơm sao cho giảm khe hở giữa bánh xe công tác và vỏ máy... Hiện nay hiệu suất dung tích lớn nhất mà máy bơm đạt được là hdt = 0.91- 0.96 - Hiệu suất cơ khí hck: Khi máy bơm làm việc, xuất hiện lực ma sát giữa các bộ phận trong máy, do đó công suất trục không được bảo toàn. Muốn nâng cao hiệu suất máy móc tức là phải giảm hiệu suất cơ khí, nhà máy chế tạo phải giải quyết yêu cầu này, đồng thời trong quản lí khai thác vận hành phải thực hiện đúng chế độ bôi trơn, bảo dưỡng. Thường hck = 0.9- 0.97 Hiệu suất của máy bơm được tính theo công thức: hmb = htl.hdt.hck Hiệu suất của máy bơm là đại lượng luôn nhỏ hơn 1. Trong vùng làm việc của các bơm có mặt trên thế giới hiện nay, hiệu suất của máy bơm biến đổi trong khoảng 18
  19. 0,5 – 0,88 tùy thuộc vào giá trị lưu lượng , cột áp mà máy bơm đạt được ở từng chế độ làm việc. Điều kiện đầu tiên để bơm có thể làm việc được với hiệu suất cao và chi phí điện bơm nước thấp là việc tính toán thết kế trạm bơm phải chính xác, việc chọn máy bơm phải hợp lý. Nhiều nhà máy nước quản lý vận hành trạm bơm mới chỉ biết sơ bộ hiệu suất mà máy bơm có thể đạt được. Thực ra, giữa chế độ làm việc thực tế của máy bơm trong hệ thống với chế độ tính toán thiết kế có sự khác nhau. Vì vậy chạy thử nghiệm máy bơm mới cần xác định lại các thông số làm việc của máy bơm (trong đó có hiệu suất) để làm cơ sở quản lý bơm. Trong quá trình vận hành có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất của máy bơm như chất lượng lắp đặt, mức độ hao mòn của các chi tiết máy; mức độ han rỉ, bám cặn ở bánh xe công tác và bộ phận dẫn dòng; chế độ bôi trơn, làm mát,… Vì vậy , cần định kỳ mỗi tháng một lần kiểm tra chất lượng làm việc của máy bơm qua việc kiểm định lại các thông số làm việc. Nếu hiệu suất thực tế của máy bơm giảm 3 – 5% so với hồ sơ ( đường đặc tính ) cần dừng bơm kiểm tra , sửa chữa. 2.2.8. Sè vßng quay n Sè vßng quay cña m¸y b¬m tÝnh b»ng sè vßng quay cña trôc m¸y b¬m trªn ®¬n vÞ thêi gian. §¬n vÞ: vßng /phót. 2.3. §-êng ®Æc tÝnh cña b¬m Mối quan hệ giữa cột áp mà bơm tạo ra ứng với các lưu lượng và số vòng quay khác nhau trên trục bơm sẽ được kiểm tra và thiết lập bởi các nhà sản xuất. Kết quả này cùng với các kết quả kiểm tra khác ứng với các đường kính bánh xe công tác khác nhau sẽ được biểu thị trên một đồ thị . Một cách tương tự như vậy, công suất tương ứng của máy bơm cũng được ghi lại . Hiệu suất tại các điểm hoạt động khác nhau của máy bơm được tính toán và các giá trị này cũng được thể hiện trên cùng một đồ thị. Tất cả các đường cong thể hiện các mối quan hệ H = f 1(Q);N=f2(Q); n=f3(Q)được biểu diễn dưới dạng đồ thị goị là đường đặc tính của máy bơm. Đường đặc tính dựng bằng phương pháp lý thuyết gọi là đường đặc tính của lý thuyết, dựng bằng các dựa vào các số liệu thực nghiệm được gọi là đường đặc tính thực nghiệm. Trong các đường đặc tính, quan trong hơn cả là đường cột áp H= f(Q) , nó cho biết khả năng làm việc của bơm và việc sử dung hợp lý các chế độ làm việc khác nhau của máy bơm. 19
  20. Hình 1.10: Đường đặc tính của bơm Các đường đặc tính làm việc ứng với số vòng quay thay đổi gọi là đường đặc tính tổng hợp của bơm. Đường đặc tính tổng hợp biểu thị quan hệ H = f1(Q), N=f2(Q), h = f3(Q) với số vòng quay làm việc khác nhau. Các điểm làm việc của bơm có cùng hiệu suất được nối với nhau thành đường cong gọi là đồng hiệu suất. Hình 1.11: Đường đặc tính của máy bơm li tâm chạy chậm 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2