intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Lắp đặt, sửa chữa hệ thống máy lạnh dân dụng (Nghề: Vận hành, sửa chữa thiết bị lạnh - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

18
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Lắp đặt, sửa chữa hệ thống máy lạnh dân dụng (Nghề: Vận hành, sửa chữa thiết bị lạnh - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp)" nhằm giúp các bạn sinh viên trình bày được nguyên lý hoạt động, cấu tạo của tủ lạnh và điều hòa không khí gia dụng; xác định được các bước cần thiết để thực hiện các công việc lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa tủ lạnh và điều hòa không khí gia dụng. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Lắp đặt, sửa chữa hệ thống máy lạnh dân dụng (Nghề: Vận hành, sửa chữa thiết bị lạnh - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn

  1. 1 UBND TỈNH BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: LẮP ĐẶT, SỬA CHỮA HỆ THỐNG MÁY LẠNH DÂN DỤNG NGHỀ: VẬN HÀNH SỬA CHỮA THIẾT BỊ LẠNH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG/TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: 99 /QĐ-KTCNQN ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn Bình Định, năm 2018 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép
  2. 2 dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU
  3. 3 Trong những năm gần đây, sự phát triển của các ngành kinh tế ngày càng nhanh, đặc biệt là các ngành kỹ thuật. Trên xu hướng đó thì mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo nghề, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động kỹ thuật trong giai đoạn hội nhập là việc cần thiết. Để đáp ứng yêu cầu trên, công tác đào tạo nghề càng được chú trọng và quan tâm nhiều hơn. Trong đó, việc đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy trong các trường Cao Đẳng, Dạy nghề là vô cùng cần thiết. Qua đó, vấn đề đặt ra là cần biên soạn mới tài liệu chuyên môn dành cho sinh viên và đội ngũ công nhân kỹ thuật. Để đáp ứng nhu cầu đó chúng tôi đã biên soạn cuốn tài liệu “Lắp đặt, sửa chữa hệ thống máy lạnh dân dụng” hướng dẫn cho sinh viên học nghề Vận hành, sửa chữa thiết bị lạnh. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo bổ ích cho đội ngũ công nhân kỹ thuật. Trong quá trình biên soạn giáo trình, tập thể đã tham khảo các giáo trình của các trường Đại học, học viện... Nhóm biên soạn đã hết sức cố gắng để giáo trình đạt được chất lượng tốt nhất. Tuy nhiên, trong quá trình biên soạn không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ các đồng nghiệp, các bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Quy Nhơn, ngày tháng năm Biên soạn Phan Văn Thảo MỤC LỤC
  4. 4 Trang Lời giới thiệu 2 Bài 1: Khảo sát tủ lạnh 6 1.1. Nguyên lý làm việc của tủ lạnh gia đình 6 1.2. Cấu tạo tủ lạnh gia đình 7 1.3. Các thông số kỹ thuật chính của tủ lạnh 16 Bài 2: Lắp đặt, sửa chữa mạch điện tủ lạnh 18 2.1. Sửa chữa, thay thế rơ le bảo vệ 18 2.2. Sửa chữa, thay thế rơ le khởi động 19 2.3. Sửa chữa, thay thế rơle điều chỉnh nhiệt độ 21 2.4. Lắp đặt mạch điện tủ lạnh gián tiếp 23 Bài 3: Cân cáp tủ lạnh 29 3.1. Cân cáp hở 29 3.2. Cân cáp kín 30 Bài 4: Hút chân không và nạp môi chất 32 4.1. Thử kín hệ thống 32 4.2. Hút chân không hệ thống 33 4.3. Nạp gas hệ thống 34 Bài 5: Bảo dưỡng và sửa chữa tủ lạnh 37 5.1. Kiểm tra tình trạng làm việc của tủ lạnh 37 5.2. Những hư hỏng thông thường, cách sửa chữa 38 5.3. Bảo dưỡng tủ lạnh 44 Bài 6: Khảo sát máy điều hòa 46 6.1. Phân loại máy điều hòa 46 6.2. Cấu tạo, nguyên lý làm việc máy điều hòa 1 khối 48 6.3. Cấu tạo, nguyên lý làm việc máy điều hòa 2 khối 51 6.4. Thực hành phân loại máy điều hòa và nhận biết được từng bộ phận của máy điều hòa…………………………………………………….52 Bài 7: Lắp đặt và sửa chữa mạch điện của máy điều hòa 54 7.1. Lắp mạch điện của máy điều hòa 1 khối 54 7.2. Lắp mạch điện của máy điều hòa 2 khối 56 Bài 8: Lắp đặt máy điều hòa 58 8.1. Lắp đặt máy điều hòa 1 khối 58 8.2. Lắp đặt máy điều hòa 2 khối 61 Bài 9: Bảo dưỡng, sửa chữa máy điều hòa 65 9.1. Bảo dưỡng máy điều hòa 1 khối 65 9.2. Bảo dưỡng máy điều hòa 2 khối 66 9.3. Các nguyên nhân hư hỏng thông thường và cách khắc phục 68 9.4. Kiểm tra, sửa chữa máy điều hòa 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
  5. 5 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Lắp đặt, sửa chữa hệ thống máy lạnh dân dụng Mã mô đun: MĐ 16 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: -Vị trí: Mô đun này phải học sau khi đã học xong mô đun bảo dưỡng, sửa chữa bơm quạt máy nén của chương trình. -Tính chất:Là mô đun chuyên môntrong chương trình đào tạo nghề vận hành, sửa chữa thiết bị lạnh. - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Mô đun này cung cấp các kỹ năng về sửa chữa, bảo dưỡng và thay tủ lạnh và điều hòa không khí gia dụng Mục tiêu mô đun: - Kiến thức: + Trình bày được nguyên lý hoạt động, cấu tạo của tủ lạnh và điều hòa không khí gia dụng + Xác định được các bước cần thiết để thực hiện các công việc lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa tủ lạnh và điều hòa không khí gia dụng. - Kỹ năng: + Xác định được các thông số của hệ thống tủ lạnh và điều hòa không khí gia dụng + Sửa chữa và thay thế được các thiết bị lạnhtrong tủ lạnh và điều hòa không khí gia dụng. + Sửa chữa, bảo dưỡng và thay thế được các thiết bị điện trong tủ lạnh và điều hòa không khí gia dụng +Sử dụngđược các thiết bị phụ trợ - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện tác phong công nghiệp; chủ động trong công việc; + Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. Nội dung của mô đun: Số Thời gian (giờ) T Tên các bài trong mô đun TS LT TH KT T 1. Bài 1: Khảo sát tủ lạnh gia đình 09 05 04 0 2. Bài 2: Lắp đặt, sửa chữa mạch điện tủ lạnh 18 03 15 01 3. Bài 3: Cân cáp tủ lạnh 15 03 12 0 4. Bài 4: Nạp gas tủ lạnh 15 03 12 01 5. Bài 5: Bảo dưỡng và sửa chữa tủ lạnh 15 03 12 0 6. Bài 6: Khảo sát máy điều hòa 09 04 05 0 Bài 7: Lắp đặt và sửa chữa mạch điện của máy điều 7. 18 03 15 0 hòa 8. Bài 8: Lắp đặt máy điều hòa 18 3 15 01 9. Bài 9: Bảo dưỡng, sửa chữa máy điều hòa 18 3 15 0 Cộng 135 30 102 03
  6. 6 BÀI 1: KHẢO SÁT TỦ LẠNH GIA ĐÌNH Mã bài: MĐ 16-01 Thời gian: 09 giờ (LT: 02;TH: 02; Tự học: 05) Giới thiệu: Bài học này giới thiệu nguyên lý làm việc, đặc điểm cấu tạo tổng quát của tủ lạnh gia đình Mục tiêu: - Đọc được sơ đồ nguyên lý tủ lạnh - Phân tích và nhận biết được cấu tạo các bộ phận tủ lạnh gia đình - Cẩn thận, chính xác, nghiêm túc. Nội dung chính: 1.1. Nguyên lý làm việc của tủ lạnh gia đình 1.1.1. Giới thiệu sơ đồ nguyên lý tủ lạnh trực tiếp Hơi tạo thành ở dàn bay hơi được máy nén hút về và nén lên áp suất cao đẩy vào dàn ngưng tụ. Ở dàn ngưng tu, hơi thải nhiệt cho môi trường làm mát (ở đây là không khí) để ngưng tụ lại ở áp suất cao và nhiệt độ cao. Để đảm bảo dòng nhiệt toả từ thiết bị ngưng tụ vào không khí, nhiệt độ ngưng tụ phải cao hơn nhiệt độ không khí môi trường hàng chục độ. Đoạn đầu của dàn ngưng hơi môi chất chưa hoá lỏng, ở đoạn giữa đã hoá lỏng từng phần và ở đoạn cuối đã hoá lỏng hoàn toàn và được đẩy vào bình chứa. Từ đây, lỏng có áp suất cao và nhiệt độ cao sẽ đi qua van tiết lưu để vào bình bay hơi. Qua van tiết lưu áp suất của môi chất lỏng giảm xuống áp suất bay hơi và nhiệt độ giảm xuống nhiệt độ bay hơi. Như vậy vòng tuần hoàn môi chất được khép kín. Hình 1.1a. Sơ đồ nguyên lý tủ lạnh trực tiếp. 1. Máy nén; 2. Dàn ngưng tụ; 3. Phin sấy lọc; 4. Ống mao; 5. Dàn bay hơi
  7. 7 1.1.2. Giới thiệu sơ đồ nguyên lý tủ lạnh gián tiếp Hình 1.1b. Sơ đồ nguyên lý tủ lạnh gián tiếp 1.2. Cấu tạo tủ lạnh gia đình Các thiết bị của hệ thống lạnh tủ lạnh - Máy nén - Dàn ngưng tụ - Dàn bay hơi - Ống mao - Thiết bị đường ống - Các thiết bị đo lường, tự động điều chỉnh và bảo vệ: thermic, rơ le khởi động, rơle nhiệt, … - Môi chất lạnh - Vỏ tủ lạnh - Sơ đồ mạch điện 1.2.1. Kiểm tra máy nén a. Lý thuyết liên quan: * Cấu tạo máy nén tủ lạnh: - Máy nén và động cơ điện đặt trong vỏ hình trụ gồm 2 nửa được hàn kín với nhau. Trục khuỷu được gắn liền với rôto động cơ. - Thân máy nén và xilanh đúc liền thường bằng gang xám để chống mài mòn. - Pittông bằng thép không có séc măng nên đòi hỏi phải gia công chính xác. - Cơ cấu van hút và đẩy được lắp trong nắp trong của xi lanh tạo thành hai khoang hút và đẩy riêng biệt. - Từ đáy vỏ dầu bôi trơn được dẫn đến các bề mặt ma sát theo hai đường khoan thẳng đứng trên trục lệch tâm từ các rãnh xoắn. Dầu được dẫn lên là do tác dụng của lực ly tâm khi trục quay. - Trong máy nén kín thường người ta sử dụng động cơ điện 1 pha. - Toàn bộ khối máy nén động cơ được lắp trên 3 gối đỡ lò xo chống rung, trên ống hút và đẩy người ta bố trí các ống tiêu âm.
  8. 8 Hình 1.2. Máy nén piston 1. Thân máy nén, 2. xilanh, 3. pittông, 4. Tay biên, 5. Trục khuỷu, 6. Van đẩy, 7. Van hút, 8. Nắp trong, 9. Nắp ngoài xilanh, 10. Ống hút, 11. Stato, 12. Roto, 13. Ống hút của lốc, 14. Ống đẩy * Nguyên lý hoạt động máy nén tủ lạnh gia đình - Máy nén pittông dùng cơ cấu tay quay thanh truyền biến chuyển động quay của động cơ điện thành chuyển động tịnh tiến qua lại của pittông. Quá trình hút và nén thực hiện nhờ sự thay đổi thể tích của khoảng giữa pittông và xilanh. - Pittông chuyển động lên xuống trong xilanh. Khi pittông di chuyển từ trên xuống dưới, áp suất trong khoang hút giảm, clapê hút tự động mở ra do chênh lệch áp suất, máy nén thực hiện quá trình hút. Khi pittông đạt điểm chết dưới, quá trình hút kết thúc, pittông đổi hướng chuyển động lên trên thực hiện quá trình nén. Khi áp suất trong xilanh cao hơn áp suất trong khoang đẩy, clapê đẩy tự động mở ra cho môi chất đi vào khoang đẩy. Quá trình đẩy hơi môi chất kết thúc khi xilanh đạt điểm chết trên. Quá trình hút và nén lại lặp lại. Với tủ lạnh dùng môi chất R12, nhiệt độ sau khi ra khỏi máy nén khoảng trên 800C. * Ưu, nhược điểm - Ưu điểm của máy nén kiểu pittông là công nghệ gia công đơn giản, dễ bôi trơn, có thể đạt tỉ số nén pittông n = Pk/P0 ≈ 10 với một cấp nén, trong đó Pk là áp suất trên dàn ngưng, P0 là áp suất sau ống mao dẫn (dàn bay hơi) - Nhược điểm của máy nén pittông là có nhiều chi tiết và cặp ma sát nên dễ bị mài mòn. b. Trình tự thực hiện (thử nghiệm máy nén) * Về phần cơ: Kiểm tra áp suất hút. Bước 1: Lắp sơ đồ như hình vẽ Nối lốc với thiết bị, mở van chặn, đóng van tiết lưu và cho lốc chạy. Hình 1.3. Sơ đồ thí nghiệm đo năng suất hút Bước 2: Mở van tiết lưu Khi áp suất trong bình chứa đạt 7at, từ từ mở van tiết lưu sao cho áp suất trong bình chứa không thay đổi ( giữ nguyên 7at ). Bước 3: Đọc lưu lượng kế Khi hệ thống ổn định đọc lưu lượng kế ta có thể biết được năng suất hút của lốc. Bước 4: So sánh giá trị đọc được với năng suất hút lý thuyết So sánh với năng suất hút lý thuyết: Ta có: Trong đó: Vtt : năng suất hút thực tế; Vlt : năng suất hút lý thuyết Nếu λ = 0,65 ÷0,8 máy nén còn tốt
  9. 9 λ = 0,5 ÷0,65 máy nén còn khá và λ càng nhỏ thì máy nén càng yếu Vlt có thể tính qua kích thước hình học của máy như sau: Trong đó d: đường kính pittông. s: khoảng chạy pittông. z: số xilanh. n: tốc độ vòng quay trục khuỷu. Hình 1.4. Sơ đồ thử nghiệm áp suất đẩy Kiểm tra áp suất đẩy. Bước 1: Lắp sơ đồ như hình vẽ Theo sơ đồ thử nghiệm (hình 1.4). Sau khi lắp ráp như hình vẽ, hàn áp kế trực tiếp lên ống đẩy. Có thể dùng bộ nạp hai áp kế, lắp áp kế cao vào đầu đẩy. Bước 2: Cho máy nén hoạt động và đọc giá trị áp suất trên đồng hồ Cho máy nén chạy, triệt tiêu các chỗ xì hở phía đẩy rồi quan sát đồng hồ. Kim áp kế xuất phát từ 0, lúc đầu quay với tốc độ nhanh sau chậm dần và cuối cùng dừng hẳn. Khi kim đứng đọc giá trị A, Bước 3: So sánh giá trị đọc được với giá trị kinh nghiệm A càng lớn tình trạng máy nén càng tốt. Nếu A ≤ 17at (250PSI) thì máy nén đã quá yếu. Nếu A đạt từ 21at đến 32at (300PSI - 450PSI) thì máy nén còn dùng được, còn nếu A đạt cao hơn thì máy nén còn rất tốt. Để đánh giá tình trạng clapê đẩy, ta dừng máy nén và quan sát kim áp kế: Nếu kim đứng im tại A thì clapê đẩy kín; Kim quay từ từ về 0 thì clapê đẩy đóng muội; Kim quay từ từ về B (một giá trị nào đó), rồi quay nhanh về 0 thì clapê đẩy bị cong vênh; Kim quay nhanh về 0 thì clapê đẩy bị vênh, hở hoặc rỗ. * Về phần điện: Kiểm tra một số yêu cầu chính đối với động cơ máy nén kín: - Thông mạch của các cuộn dây: kiểm tra bằng mêgaôm, vạn năng kế hoặc ampe kìm có phần đo điện trở. Đảm bảo chỉ số của các cuộn dây, đo bằng vạn năng kế. - Đảm bảo độ cách điện giữa vỏ và các cuộn dây cũng như giữa các pha, kiểm tra bằng mêgaôm (500V hoặc 250V). Độ cách điện phải đạt 5M. c. Thực hành - Mỗi sinh viên thực hành trên 1 máy nén kín 1.2.2. Sửa chữa dàn ngưng tụ a. Lý thuyết liên quan - Định nghĩa: Dàn ngưng là thiết bị trao đổi nhiệt giữa một bên là môi chất lạnh ngưng tụ và một bên là môi trường làm mát là nước hoặc không khí. Hay nói cách khác đó là
  10. 10 thiết bị trao đổi nhiệt để biến hơi môi chất lạnh có áp suất cao và nhiệt độ cao sau quá trình nén thành trạng thái lỏng. - Nhiệm vụ: + Dàn ngưng tụ của hệ thống lạnh có nhiệm vụ thải nhiệt của môi chất ngưng tụ ra ngoài môi trường. Hơi môi chất ngưng tụ ở nhiệt độ cao và áp suất cao. + Lượng nhiệt thải ra ở dàn ngưng Qk đúng bằng lượng nhiệt mà dàn bay hơi thu ở trong tủ Q0 cộng với điện năng tiêu tốn cho máy nén N. Qk = Q0 + N, W (1.1) - Phân loại: Có thể phân loại theo cấu tạo và môi trường làm mát: +- Môi trường làm mát bằng nước gọi là bình ngưng làm mát bằng nước. + Môi trường làm mát bằng không khí gọi là dàn ngưng không khí đối lưu tự nhiên (không có quạt) và đối lưu cưỡng bức (có quạt). + Môi trường làm mát kết hợp nước và không khí gọi là dàn ngưng tưới, hay gọi là thiết bị ngưng tụ bay hơi (nước). + Tủ lạnh gia đình đa số có dàn ngưng không khí đối lưu tự nhiên, một số ít tủ lạnh gia đình và tủ lạnh thương nghiệp có dàn ngưng không khí cưỡng bức. - Yêu cầu: Dàn ngưng phải có khả năng tỏa nhiệt phù hợp với năng suất lạnh của máy nén trong điều kiện làm việc đã cho: + Bề mặt trao đổi nhiệt phải đủ. + Sự tiếp xúc giữa cánh tản nhiệt và ống phải tốt. + Chịu được áp suất, không bị ăn mòn. + Tuần hoàn không khí phải tốt. + Công nghệ chế tạo dễ dàng, dễ bảo dưỡng và sửa chữa, giá thành rẻ,... - Vị trí lắp đặt: + Dàn ngưng của tủ lạnh, một đầu (đầu vào) được lắp vào đầu đẩy của máy nén; Đầu kia (đầu môi chất lỏng ra) được lắp vào phin sấy lọc trước khi lắp với ống mao. + Dàn ngưng được bố trí sau tủ lạnh, một số còn thêm một phần đặt dưới đáy tủ,.. + Dàn được bố trí sao cho việc đối lưu không khí là tốt nhất để tủ thải nhiệt được dễ dàng. - Cấu tạo: + Dàn ngưng của tủ lạnh phần lớn được làm bằng ống thép (thường là φ5mm) với cánh tản nhiệt bằng dây thép φ=1,2÷2mm hàn dính lên ống thép. Môi chất đi từ trên xuống, không khí đối lưu tự nhiên từ dưới lên, thực hiện trao đổi nhiệt ngược dòng. + Tuy nhiên, cũng có dàn ngưng có cánh tản nhiệt dạng tấm liền hoặc có dập các khe gió để tạo đối lưu không khí tốt hơn như hình vẽ . + Các ống xoắn thường được bố trí nằm ngang nhưng ở một số tủ lạnh đời mới người ta bố trí dàn ống xoắn thẳng đứng. Ưu điểm của bố trí theo kiểu này là đầu ra của môi chất lạnh lỏng ở xa đầu lốc nên không bị nhiệt thải ở đầu lốc làm cho nóng lên. Hình 1.5. Các loại dàn ngưng giải nhiệt gió thông dụng + Nói chung, loại dàn ống có cánh tản nhiệt bằng dây thép là thông dụng nhất vì công nghệ chế tạo dễ dàng, bảo dưỡng sửa chữa cũng thuận lợi. + Ngoài các loại dàn ngưng bằng các dàn ống thép, còn có các loại dàn ngưng khác cả về kết cấu cũng như vật liệu chế tạo. Các dàn ngưng này được tạo từ hai lá nhôm dày 1,5mm cán dính lại với nhau, ở giữa có các rãnh cho môi chất lưu thông
  11. 11 thay cho các ống. Khoảng giữa các rãnh có dập các khe gió để nâng cao khả năng không khí đối lưu qua dàn. + Do hệ số truyền nhiệt của lá nhôm lớn, và do tạo được bề mặt trao đổi nhiệt lớn nên dàn ngưng này gọn nhẹ hơn các dàn ngưng khác. * Lưu ý: Ngày nay hầu hết các loại tủ lạnh dùng ống xoắn lắp ngay phía trong vỏ bao che của tủ phía sau và 2 bên sườn, do đó ta không thể nhìn thấy dàn ngưng nữa. Cánh tản nhiệt bây giờ chính là vỏ bao che phía sau và hai bên sườn tủ. (Khi ép ống xoắn vào vỏ tủ cần phải đạt sự tiếp xúc tốt. Hơn nữa người ta còn bôi một lớp êpoxi hoặc mỡ dẫn nhiệt để tăng cường tỏa nhiệt từ ống xoắn ra vỏ tủ). b. Trình tự thực hiện (sửa chữa dàn ngưng) Bước 1: Kiểm tra, xác định nguyên nhân, vị trí hư hỏng Bước 2: Chuẩn bị vật tư, dụng cụ, thiết bị Bước 3: Tiến hành sửa chữa dàn nóng + Hút gas + Sửa chữa dàn nóng + Thử kín hệ thống + Hút chân không hệ thống + Nạp gas hệ thống Bước 4: Kiểm tra nguội hoàn thiện Bước 5: Vận hành tủ lạnh Bước 6: Vệ sinh hoàn thiện c. Thực hành - Mỗi sinh viên thực hành sửa chữa 1 dàn ngưng * Lưu ý Dàn ngưng thường có một số hư hỏng và trục trặc sau: - Dàn bị rò rỉ: Dàn ngưng thường được chế tạo bằng ống thép hoặc ống đồng dày, nhiệt độ làm việc lớn hơn môi trường nên ít bị han gỉ do đọng nước, bám bẩn. Khi dàn ngưng bị rò rỉ, thường hệ thống lạnh bị mất gas rất nhanh vì áp suất dàn cao. Khi tủ kém lạnh có thể quan sát dàn ống từ ống đẩy của lốc tới phin sấy lọc. Chỗ thủng bao giờ cũng có vết dầu loang. Có thể dùng bọt xà phòng để thử. Thử vào lúc lốc chạy là tốt nhất vì khi đó áp suất dàn cao. Nếu dàn thủng phải hàn lại. - Dàn ngưng tụ bị nóng quá bình thường: Mỗi dàn ngưng phải có năng suất tỏa nhiệt phù hợp với năng suất lạnh của máy. Năng suất toả nhiệt phụ thuộc vào nhiều yếu tố cần được đảm bảo: + Diện tích dàn phải đủ, nếu thiếu dàn sẽ quá nóng. + Bề mặt phải sạch sẽ tránh trở nhiệt do bám bụi. + Phải đảm bảo sự tuần hoàn không khí làm mát tốt, nếu đặt tủ ở những nơi ít thoáng, dàn sẽ rất nóng. * Dàn nóng quá mức chứng tỏ nhiệt độ ngưng tụ tăng cao, áp suất cao, nhiệt độ lốc cao sẽ rất dễ dẫn đến quá tải cháy máy nén - Dàn ngưng lúc mát lúc nóng: Hiện tượng này có thể xảy ra cùng với việc dàn lạnh lúc lạnh lúc không. Nguyên nhân chủ yếu là tủ bị tắc ẩm. Khi bị tắc trong tủ mất lạnh, dàn ngưng không nóng. Khi hết tắc, tủ lại có lạnh và dàn ngưng nóng trở lại. 1.2.3. Sửa chữa dàn bay hơi a. Lý thuyết liên quan - Định nghĩa: Dàn bay hơi là thiết bị trao đổi nhiệt giữa một bên là môi chất lạnh sôi và một bên là môi trường cần làm lạnh như lạnh không khí, nước hoặc sản phẩm cần bảo quản lạnh.
  12. 12 - Nhiệm vụ: Dàn bay hơi có nhiệm vụ thu nhiệt của môi trường lạnh cấp cho môi chất lạnh sôi ở nhiệt độ thấp để tạo ra và duy trì môi trường lạnh có nhiệt độ thấp. - Phân loại: Có thể phân loại theo cấu tạo và môi trường làm lạnh + Môi trường làm lạnh là không khí đối lưu tự nhiên hoặc cưỡng bức gọi là dàn lạnh hoặc dàn bay hơi. + Môi trường làm lạnh là nước, nước muối hoặc chất lỏng có thể là dàn lạnh nước hoặc bình bay hơi làm lạnh nước. + Môi trường làm lạnh là sản phẩm có thể là dàn lạnh tiếp xúc. - Yêu cầu: + Dàn bay hơi phải đảm bảo khả năng thu nhiệt của môi trường phù hợp với năng suất lạnh của máy ở điều kiện làm việc theo thiết kế. + Bề mặt trao đổi nhiệt phải đủ. + Tiếp xúc giữa sản phẩm bảo quản với dàn phải tốt. + Tuần hoàn không khí tốt. + Chịu áp suất không bị ăn mòn. + Công nghệ chế tạo, bảo dưỡng, sửa chữa dễ dàng. - Vị trí lắp đặt + Dàn bay hơi được lắp sau ống mao hoặc van tiết lưu (theo chiều chuyển động của môi chất lạnh) và trước máy nén trong hệ thống lạnh. + Trong tủ lạnh dàn bay hơi được lắp phía trên bên trong tủ và được sử dụng như một ngăn bảo quản lạnh đông thực phẩm và để làm nước đá. + Trong các tủ lạnh dùng quạt gió lạnh, dàn bay hơi được lắp phía sau tủ. - Cấu tạo + Trong tủ lạnh gia đình, đại bộ phận dàn bay hơi là kiểu tấm có bố trí các rãnh cho môi chất lạnh tuần hoàn. Không khí bên ngoài đối lưu tự nhiên, vật liệu là thép không gỉ hoặc nhôm. Nếu bằng nhôm hoặc vật liệu dễ ăn mòn thì người ta phủ một lớp bảo vệ không ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm bảo quản. + Dàn bay hơi kiểu tấm bằng nhôm cũng được chế tạo giống như dàn ngưng kiểu tấm bằng nhôm. Nhôm tấm được làm sạch bề mặt một cách hết sức cẩn thận và trên một tấm người ta dùng thuốc màu vẽ hình các rãnh môi chất theo tính toán. Màu vẽ chống được sự khuếch tán của nhôm vào nhau khi tán. Sau khi gia công hai tấm được chồng lên nhau rồi cho vào máy cán, do áp suất cán rất lớn, hai tấm nhôm dính lại trừ các rãnh vẽ bằng thuốc màu. Người ta đặt tấm nhôm đã cán vào khuôn và bơm vào rãnh chất lỏng có áp suất lớn (80-100at) rãnh sẽ nở ra có hình dáng và chiều cao theo yêu cầu. + Dàn bay hơi kiểu tấm bằng thép không gỉ có công nghệ gia công khác hẳn. Các tấm thép không gỉ được dập rãnh trước, sau đó ghép vào nhau và hàn kín xung quanh chỉ chừa hai lỗ để nối ống mao và ống hút. + Tuy nhiên, cũng có loại làm bằng ống đồng hoặc ống nhôm có bố trí cánh, nhưng loại này ít sử dụng. Hình 1.6. Các dạng dàn bay hơi b. Trình tự thực hiện (sửa chữa dàn bay hơi) Bước 1: Kiểm tra, xác định nguyên nhân, vị trí hư hỏng Bước 2: Chuẩn bị vật tư, dụng cụ, thiết bị Bước 3: Tiến hành sửa chữa dàn bay hơi + Hút gas
  13. 13 + Sửa chữa dàn bay hơi + Thử kín hệ thống + Hút chân không hệ thống + Nạp gas hệ thống Bước 4: Kiểm tra nguội và hoàn thiện Bước 5: Vận hành tủ lạnh Bước 6: Vệ sinh hoàn thiện c. Thực hành - Mỗi sinh viên thực hành sửa chữa 1 dàn bay hơi * Lưu ý - Dàn bay hơi bị thủng, xì: Do dùng các vật sắc như dao, tuôcnơvit để nậy đá và thực phẩm trên dàn, do dàn bị han gỉ từ bên ngoài hoặc từ bên trong. Phát hiện chỗ thủng, xì bằng cách tìm vết dầu loang, bằng xà phòng hoặc phải tháo dàn ra để bơm khí đến 10-12at và nhúng vào bể nước. Cách khắc phục: hàn hơi hoặc dùng keo êpôxi hai thành phần phủ lên chỗ bị thủng. Dùng keo thì đơn giản hơn, không làm hỏng lớp phủ bảo vệ của các vị trí xung quanh. Phương pháp hàn có độ bền cao nhưng ngọn lửa hàn làm cháy mất lớp bảo vệ bề mặt trên của dàn nhôm, gây nội lực do giãn nở nhiệt không đều. - Dàn bay hơi bị mục: Khi dàn thủng nhiều chỗ (trên 5 lỗ) có thể coi là dàn đã mục, cần phải thay dàn mới. Hoặc dùng ống đồng tự tạo một dàn phù hợp. - Các trục trặc do vận hành như dàn bay hơi kém lạnh, mất lạnh, bám tuyết không đều, bám đá quá dày,... 1.2.4. Đặc điểm cấu tạo ống mao - Ống mao hay ống kapile có cấu tạo đơn giản là một đoạn ống có đường kính rất nhỏ từ 0,6 ÷ 2mm và chiều dài lớn từ 0,5 ÷ 5m nối giữa dàn ngưng tụ và dàn bay hơi. (Các ống mao nhập từ Mỹ có các cỡ đường kính bên trong là: 0,66; 0,79; 0,91; 1,07; 1,12; 1,22; 1,4; 1,63; 1,78; 1,9; 2,03; 2,16 và 2,29mm). - Ống mao làm chức năng tiết lưu trong hệ thống lạnh. - Ưu điểm: Rất đơn giản, không có chi tiết chuyển động nên làm việc đảm bảo độ tin cậy cao, không cần bình chứa. Sau khi máy nén ngừng làm việc vài phút áp suất sẽ cân bằng giữa bên hút và bên đẩy nên khởi động máy dễ dàng. - Nhược điểm: Dễ tắc bẩn, tắc ẩm, khó xác định độ dài ống, không tự điều chỉnh được theo các chế độ làm việc khác nhau nên chỉ sử dụng cho các hệ thống lạnh công suất nhỏ và rất nhỏ. - Cách chọn ống mao theo bảng tra cho sẵn 1.2.5. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động các thiết bị phụ 1.2.5.1. Phin sấy - Định nghĩa: Phin sấy là một thiết bị lắp vào hệ thống lạnh để hút ẩm (hơi nước) còn sót lại trong vòng tuần hoàn của môi chất lạnh. - Ẩm rất nguy hiểm đối với hệ thống lạnh. Khi lắp ráp hoặc sau khi sửa chữa, dù cẩn thận đến đâu trong hệ thống lạnh vẫn còn sót lại một chút hơi ẩm. Hơi ẩm trong tủ lạnh không những gây ra tắc ẩm mà còn kết hợp với dầu bôi trơn và môi chất tạo ra khí không ngưng, tạo ra axit ăn mòn các chi tiết. - Ở cửa thoát của van tiết lưu hoặc ống mao, khi áp suất đột ngột giảm xuống p0 thì nhiệt độ cũng đột ngột giảm xuống t0 (dưới 00C). hơi ẩm đông thành đá bịt kín lối thoát của môi chất lạnh, làm cho hệ thống mất lạnh hoàn toàn. Hiện tượng trên gọi là tắc ẩm. Ở tủ lạnh gia đình, chỉ 15mg ẩm cũng đủ gây ra tắc ẩm hoàn toàn.
  14. 14 * Tắc ẩm là hiện tượng hơi ẩm đông thành đá bịt kín lối thoát của môi chất lạnh, làm cho hệ thống mất lạnh hoàn toàn. - Cấu tạo: Phin sấy gồm một vỏ hình trụ bằng đồng hoặc thép, bên trong có lưới chặn, có thể có thêm lớp nỉ hoặc da, giữa là các hạt hoá chất có khả năng hút ẩm như silicagel hoặc zeôlit. Hình 1.7. Phin sấy và cách lắp trong hệ thống lạnh. - Tính chất: Vì phin sấy bao giờ cũng có lưới chặn nên nó làm nhiệm vụ của cả phin lọc. Phin sấy lọc được lắp cho tất cả các hệ thống lạnh có nhiệt độ bay hơi thấp hơn 00C. - Vị trí lắp đặt: Thường được lắp ở cuối dàn ngưng, trước bộ phận tiết lưu hoặc ở cuối dàn bay hơi trước khi về máy nén. * Chú ý: Tuyệt đối không được tiêm cồn mêtanol vào hệ thống lạnh để chống tắc ẩm vì cồn mêtanol ăn mòn nhôm và phá hủy sơn cách điện dây quấn động cơ, tạo axit ăn mòn chi tiết. Chỉ được sử dụng hạn chế cồn mêtanol cho hệ thống lạnh hở và không có các chi tiết bằng nhôm. 1.2.5.2. Phin lọc a. Lý thuyết liên quan: - Định nghĩa: Phin lọc dùng để lọc bụi cơ học ra khỏi vòng tuần hoàn môi chất lạnh như cát, bụi, xỉ, vẩy hàn, mạt sắt, kim loại, tránh tắc bẩn và tránh hỏng hóc máy nén cùng các chi tiết chuyển động. - Cấu tạo và tính chất: Phin lọc gồm vỏ hình trụ, bên trong có bố trí lưới lọc hoặc một khối bằng kim loại có khả năng lọc bụi. Phin lọc thường sử dụng cho các hệ thống lạnh có nhiệt độ bay hơi lớn hơn 00C như các máy điều hoà nhiệt độ. Khi nhiệt độ bay hơi nhỏ hơn thường dùng phin kết hợp sấy lọc. b. Trình tự thực hiện sửa chữa phin lọc Muốn sửa chữa, hay thay thế được phin lọc ta thực hiện trình tự các bước sau: Bước 1: Hút gas - Dùng van trích lắp vào hệ thống đường ống thường trước hay sau dàn ngưng tụ. Chọn chỗ ống tròn, thẳng, nhẵn không bị xướt rồi đánh sạch các vết sơn và bẩn. chú ý rằng chỗ chọn lắp van cũng phải có đường kính phù hợp để van trích ôm vừa - Bôi lên ống nơi định lắp van trích 1 ít dầu lạnh - Nối ống cao su của van trích đến máy thu hồi môi chất - Vặn cho mũi đột của van ra hết rồi vặn các vít cho van ôm chắc và kín đường ống - Lắp tiếp phần ngòai của van, xiết chặc để tránh rò rỉ ga
  15. 15 - Quay tay van từ từ để mũi đột đâm thủng ống - Quay ngược để rút mũi đột ra khỏi ống - Cho máy thu hồi môi chất làm việc để thu hồi hết ga trong hệ thống Bước 2: Tháo phin lọc ra khỏi máy lạnh Dùng mỏ hàn Axêtylen tháo phin lọc ra khỏi hệ thống Bước 3: Lắp phin lọc mới vào Dùng mỏ hàn A xêtylen hàn kín phin lọc vào hệ thống Bước 4: Tháo van trích ra và hàn kín đường ống Bước 5: Thử kín hệ thống. -Trước hết hãy hàn đầu Rắc co vào ống đuôi chuột của Blốck để thuận tiện vệc thử kín, hút chân không, nạp gas - Lắp máy nén khí vào đồng hồ áp suất cao, rồi lắp qua rắcco của hệ thống - cho máy nén khí làm việc, đối với máy lạnh dân dụng có thể nén lên 15 kgf/cm2 dừng máy và quan sát đồng hồ áp suất. sau khoảng thời gian 10 phút mà đồng hồ vẫn báo áp suất như ban đầu là tốt, hệ thống kín, nếu đồng hồ báo áp suất giảm xuống có nghĩa là hệ thống không kín. Cần kiểm tra vị trí xì và xử lý. Cách thử xì thông thường là dùng bọt xà phòng bôi lên những mối hàn, đường ống kiểm tra. Bước 6: Hút chân không hệ thống Bước 7: Nạp gas hệ thống. 1.2.5.3. Bình chứa - Các hệ thống lạnh dùng ống mao không có bình chứa nhưng các hệ thống lạnh dùng van tiết lưu bao giờ cũng có bình chứa và một số thiết bị phụ khác ( hình 1.8). - Trước hết lốc là loại máy nén kín, nửa kín hoặc hở thường có hai van chặn đầu hút và đầu đẩy. Dàn ngưng thường là loại có quạt hoặc làm mát bằng nước. Sau đó là bình chứa cho môi chất lỏng dạng hình trụ đứng hoặc nằm ngang. - Đầu ra từ bình chứa có van chặn tiếp theo là phin sấy lọc, van điện từ, van tiết lưu nhiệt, dàn bay hơi và lốc. - Nếu dàn bay hơi đặt thấp hơn lốc hay trên đường ống hút có một đoạn đường ống bất kỳ mà hơi đi từ dưới lên trên thì phải bố trí bẫy dầu (Bẫy dầu đơn giản là một đoạn ống hình chữ U đặt ở cuối dàn bay hơi để nối với ống đứng mà hơi frêôn đi hướng lên trên). Tốc độ hơi trong đoạn ống đứng phải đạt 5 - 8m/s để đảm bảo hồi dầu về máy nén. Hình 1.8. Hệ thống lạnh dùng van tiết lưu
  16. 16 1.3. Các thông số kỹ thuật chính của tủ lạnh 1.3.1. Các thông số kỹ thuật Các thông số kỹ thuật chính của một tủ lạnh bao gồm: - Dung tích hữu ích: dung tích buồng lạnh và ngăn đông tính bằng lít. Đây là thông số quan trọng nhất. - Loại tủ lạnh 1, 2 hoặc 3 sao hay tủ đông 3 hoặc 4 sao. - Thể tích ngăn đông. - Phương pháp xả đá. - Kiểu tủ 1, 2 hoặc 3 buồng với các khoang nhiệt độ khác nhau. - Nước sản xuất, nơi sản xuất. - Kiểu máy nén, treo ngoài hay treo trong, nằm ngang hay nằm đứng. - Điện sử dụng 100, 110, 127 hoặc 220V. - Kích thước phủ bì. - Khối lượng. Trong các thông số kể trên, dung tích hữu ích của tủ lạnh là quan trọng nhất, vì qua nó ta có thể dự đoán được nhiều thông số khác nhau của tủ. Tủ lạnh gia đình thường có dung tích từ 40 đến 800l. Tủ một buồng có thể có dung tích tới 350l, tủ hai và ba buồng có thể có dung tích từ 100 đến 800l có hoặc không có quạt dàn lạnh. Dung tích thực tế có ích chỉ khoảng 0,8 đến 0,93 dung tích tủ. Dung tích ngăn kết đông thường chiếm từ 5 đến 25%. Khối lượng của tủ tương ứng dung tích khoảng 0,24 đến 0,5kg/l. 1.3.2. Đặc trưng công suất động cơ và dung tích tủ Bảng 1. Đặc trưng công suất động cơ và dung tích tủ lạnh. Công suất động cơ Dung tích tủ lạnh của lốc PS W 100 125 140 160 180 200 220 250 1/12 60 x x x x 1/10 75 x x x x x 1/8 92 x x x x x 1/6 120 x x x Máy nén pittông của hệ thống lạnh có trục gắn lên rôto động cơ điện. Động cơ điện của tủ lạnh gia đình thường có công suất điện vào khoảng từ 1/12 mã lực (~ 60W) đến 1/5 mã lực (~ 150W). Tủ lạnh có dung tích nhỏ có lốc nhỏ và tủ có dung tích lớn được lắp đặt lốc lớn. Bảng 6 giới thiệu sự phụ thuộc giữa dung tích của tủ và công suất động cơ của lốc của hãng Danfoss (Đan Mạch). Dung tích tủ lạnh và công suất động cơ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Nhiệt độ bay hơi, nhiệt độ ngưng tụ, dung tích ngăn đông, hiệu quả cách nhiệt vỏ tủ,… Câu hỏi ôn tập Câu 1. Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của tủ lạnh. Câu 2. Nêu các bộ phận chính của tủ lạnh gia đình. Câu 3. Kể tên các thông số kỹ thuật chính của tủ lạnh
  17. 17 BÀI 2: LẮP ĐẶT, SỬA CHỮA MẠCH ĐIỆN TỦ LẠNH Mã bài: MĐ 16-02 Thời gian: 18 giờ (LT:01; TH: 10; Tự học: 06; KT: 01) Giới thiệu: Bài học này giới thiệu cách thay thế, sửa chữa các thiết bị điện tự động trong tủ lạnh Mục tiêu: - Phân tích đựoc nguyên lý hoạt động và cấu tạo thiết bị điện bảo vệ và tự động - Lắp đặt, sửa chữa, thay thế các thiết bị điện trong mạch điện của tủ lạnh - Cẩn thận, chính xác, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. Nội dung chính: 2.1. Sửa chữa, thay thế rơ le bảo vệ: 2.1.1. Lý thuyết liên quan: - Nhiệm vụ, phân loại: + Có nhiệm vụ bảo vệ động cơ khi cuộn dây bị nung nóng quá mức, khi bị quá tải, khi máy nén quá nóng do làm mát không tốt để động cơ khỏi bị cháy. + Phương pháp bảo vệ là ngắt kịp thời dòng điện của động cơ máy nén. + Có 3 loại thiết bị dùng tín hiệu bảo vệ khác nhau (bảng sau): Loại thiết Tín hiệu dùng để ngắt dòng cho động Đánh giá khả năng bảo vệ bị bảo vệ cơ A Cường độ dòng điện qua cuộn dây Không tốt hoặc bình thường Cường độ dòng điện qua cuộn dây và B nhiệt độ vỏ lốc (nhiệt độ gián tiếp của Bình thường hoặc tốt cuộn dây) C Nhiệt độ của cuộn dây Tốt hoặc rất tốt + Tủ lạnh gia đình và máy điều hoà nhiệt độ thường sử dụng loại thiết bị bảo vệ A hoặc B. Loại C tuy rất tốt vì dùng tín hiệu nhiệt độ trực tiếp của cuộn dây nhưng ít được ứng dụng cho động cơ lốc kín vì lý do kinh tế. Tuy nhiên loại A và B dễ sửa chữa bảo dưỡng hơn. - Cấu tạo, nguyên lý làm việc: + Đây là một bộ tiếp điểm đóng ngắt dòng điện nhờ tác dụng nhiệt của chính dòng điện đó. Rơle gồm một dây điện trở mắc nối tiếp với nguồn cấp điện cho động cơ có một thanh lưỡng kim gắn tiếp điểm.(hình) Hình 2.1. Rơle bảo vệ (loại lắp chung với rơle khởi động ) + Nguyên tắc hoạt động: Ở điều kiện động cơ và máy nén làm việc bình thường, dòng đi qua dây điện trở vừa phải, nhiệt sinh ra ở dây điện trở không đủ uốn
  18. 18 thanh lưỡng kim nên tiếp điểm ở trạng thái đóng. Khi động cơ bị quá tải hoặc khi không khởi động được, dòng cao hơn bình thường, nhiệt sinh ra nhiều nung nóng và làm thanh lưỡng kim bị uốn cong, mở tiếp điểm, ngắt nguốn điện cung cấp cho động cơ, kịp thời bảo vệ động cơ khỏi bị cháy. 2.1.2. Trình tự thực hiện: (thay thế Rơle bảo vệ) Bước 1: Đọc sơ đồ mạch điện Rơ le bảo vệ mắc nối tiếp với nguồn cấp điện cho động cơ, nên rơle chỉ có 2 đầu dây nên việc thay thế cũng đơn giản. Hình 2.2. Sơ đồ mạch điện của tủ lạnh đơn giản Bước 2: Tháo rơ le cũ ra khỏi vị trí Cần phải chắc chắn là đã ngắt nguồn điện ra khỏi máy mới tiến hành tháo rơle ra Bước 3: Chọn rơ le mới và lắp vào đúng vị trí Bước 4: Đo kiểm tra nguội trước khi vận hành Dùng đồng hồ Ôm đo điện trở 2 đầu dây nguồn, nếu điện trở R = thì mạch điện bị hở, cần kiểm tra lại Bước 5: Vận hành 2.1.3. Thực hành - Mỗi sinh viên thực hành thay thế rơle bảo vệ 2.2. Sửa chữa, thay thế rơ le khởi động: 2.2.1. Lý thuyết liên quan - Rơ le dòng điện làm nhiệm vụ đóng tiếp điểm để đóng mạch khởi động và ngắt mạch khi roto đạt khoảng 75% tốc độ định mức. Rơle dòng điện sử dụng cho hầu hết các loại tủ lạnh có công suất động cơ lốc đến 3/4 mã lực.
  19. 19 Hình 2.3. Nguyên lý hoạt động của rơ le dòng điện. - Căn cứ vào đặc tính dòng khi khởi động động cơ. Trên mạch điện của cuộn làm việc người ta mắc nối tiếp với một cuộn dây điện từ có đường kính dây đúng bằng đường kính dây cuộn khởi động. Tiếp điểm K được lắp với một lõi sắt trong cuộn dây điện từ.(hình 2.3). - Khi đóng mạch cho động cơ, do rôto còn đứng im nên dòng qua cuộn làm việc là dòng ngắn mạch có trị số rất lớn. Cuộn dây điện từ sinh ra một từ trường mạnh hút lõi sắt lên, đóng tiếp điểm K. Do có dòng lệch pha qua cuộn khởi động, rôto quay và khi đạt đến 75% tốc độ định mức, dòng điện qua cuộn làm việc giảm xuống đến mức lực điện từ không đủ giữ lõi sắt, lõi sắt rơi xuống ngắt tiếp điểm K của cuộn khởi động. Hình 2.4. Nguyên lý hoạt động của rơ le khởi động bảo vệ - Cũng cùng nguyên lý làm việc như trên, nhưng nhiều hãng có kết cấu rơle khác nhau và rất nhiều nhà chế tạo đã lắp đặt rơle dòng điện và rơle bảo vệ vào chung trong một vỏ và gọi là rơle khởi động bảo vệ của tủ lạnh (hình 2.4). Tiếp điểm của thanh lưỡng kim và sợi đốt được mắc nối tiếp vào mạch của cả cuộn R và S. Khi khởi động cả hai tiếp điểm đều đóng. Khi làm việc bình thường tiếp điểm bảo vệ đóng và tiếp điểm của cuộn khởi động mở. Khi bảo vệ cả hai tiếp điểm đều mở. Chú ý: Nhiều rơle dòng điện dùng khối lượng của lõi thép để đóng mở tiếp điểm nên phải lắp đặt theo tư thế nhất định. Nếu lắp sai rơle không hoạt động được nên không dùng cho thiết bị vận tải như ô tô, máy bay, tàu lạnh. Rơ le khởi động là thiết bị đóng ngắt mạch điện liên tục nên sau 1 thời gian sử dụng sẽ xảy ra các hư hỏng như: - Lá tiếp điểm bị méo, cháy sém, rỗ, lõi thép bị kẹt, rơle không đóng được tiếp điểm cho cuộn khởi động, khi đó động cơ không khởi động được, rơle bảo vệ sẽ tác động liên tục. - Rơle đặt không đúng tư thế(đối với các rơle dùng trọng lực của lõi thép để đóng ngắt tiếp điểm ) cũng sẽ dẫn đến hiện tượng trên vì rơle không đóng được mạch cuộn khởi động. - Cuộn dây điện từ bị đứt hoặc cháy: Rơle dòng điện không làm việc, động cơ không làm việc.
  20. 20 Hình 2.5. Rơle khởi động bảo vệ 2.2.2. Quy trình thay thế rơle khởi động. Bước 1: Tháo rơle cũ ra khỏi máy Bước 2: Chọn rơle khởi động dòng điện mới có công suất tương ứng với lốc và lắp vào đúng vị trí của mạch điện Bước 3: Đo kiểm tra Dùng đồng hồ Ôm đo điện trở 2 đầu dây nguồn + Nếu điện trở R = thì mạch điện bị hở, cần kiểm tra lại + Nếu điện trở R=0 mạch điện bị ngắn mạch + Nếu điện trở 0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2