intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Lắp ráp áo lưới - MĐ02: Lắp ráp và sửa chữa ngư cụ

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:99

65
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Lắp ráp áo lưới giới thiệu khái quát về các khâu lắp ráp các tấm lưới với nhau đảm bảo kỹ thuật. Nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 88 giờ và bao gồm 6 bài. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Lắp ráp áo lưới - MĐ02: Lắp ráp và sửa chữa ngư cụ

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN LẮP RÁP ÁO LƢỚI Mã số: MĐ 02 NGHỀ: LẮP RÁP VÀ SỬA CHỮA NGƢ CỤ Trình độ: Sơ cấp nghề Hà Nội, năm 2012
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Ở nước ta hiện nay nghề khai thác, đánh bắt hải sản đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật, nhiệm vụ lắp ráp và sửa chữa ngư cụ có tính chất quyết định đến hiệu quả khai thác, đánh bắt hải sản. Vì vậy ở các địa phương có nghề cá cũng như các cơ sở đào tạo cần thiết phải đào tạo lực lượng lao động có tay nghề lắp ráp và sửa chữa ngư cụ thành thạo, nhằm đáp ứng với tình hình thực tế của nghề cá. Dựa trên cơ sở đề án: “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ”. Chương trình dạy nghề “Lắp ráp và sửa chữa ngư cụ”do tập thể giáo viên ngành Khai thác hàng hải Thủy sản thuộc khoa Công nghệ Thủy sản, trường Cao đẳng nghề Thủy sản Miền Bắc biên soạn. Chương trình đào tạo đã tổ hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề thành 5 mô đun, trên cơ sở sơ đồ phân tích nghề DACUM và bộ phiếu phân tích công việc. Bộ giáo trình đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất trên biển tại các địa phương. Bộ giáo trình gồm 5 quyển: 1) Giáo trình mô đun Chuẩn bị lắp ráp ngư cụ 2) Giáo trình mô đun Lắp ráp áo lưới 3) Giáo trình mô đun Lắp ráp áo lưới với dây giềng 4) Giáo trình mô đun Lắp ráp lưới với phụ tùng 5) Giáo trình mô đun Sửa chữa và bảo quản ngư cụ Giáo trình Lắp ráp áo lưới giới thiệu khái quát về các khâu lắp ráp các tấm lưới với nhau đảm bảo kỹ thuật. Nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 88 giờ và bao gồm 6 bài: Bài 1: Đọc bản vẽ khai triển Bài 2: Cắt tấm lưới Bài 3: Đan tấm lưới Bài 4: Sắp xếp tấm lưới, chỉ ghép Bài 5: Ghép các tấm lưới với nhau Bài 6: Kiểm tra áo lưới sau khi ghép Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ của Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Hải phòng, Viện nghiên cưú Hải sản Hải phòng và một số đơn vị khác v.v.. Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trường, cơ sở nghề cá, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường
  4. 3 Cao đẳng nghề thuỷ sản Miền Bắc. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này. Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Lắp ráp và sửa chữa ngư cụ”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học. Bộ giáo trình chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, Ban chủ nhiệm và các tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn: 1- Đỗ Văn Nhuận (Chủ biên) 2- Đỗ Ngọc Thắng 3- Lê Trung Kiên
  5. 4 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................... 2 MÔ ĐUN LẮP RÁP ÁO LƯỚI ......................................................................... 6 Bài 1: Đọc bản vẽ khai triển ............................................................................... 6 A. Giới thiệu quy trình ....................................................................................... 6 B. Các bước tiến hành ....................................................................................... 7 1. Đọc hiểu bản vẽ khai triển .............................................................................. 7 1.1. Bản vẽ khai triển lưới kéo ............................................................................ 7 1.2. Bản vẽ khai triển lưới vây .......................................................................... 17 1.3. Bản vẽ khai triển lưới chụp mực ................................................................ 17 1.4. Bản vẽ khai triển lưới rê ............................................................................ 19 2. Liệt kê số lượng tấm lưới.............................................................................. 21 C. Bài tập thực hành ......................................................................................... 21 Bài 2: Cắt tấm lưới ........................................................................................... 21 A. Giới thiệu quy trình ..................................................................................... 21 B. Các bước tiến hành ..................................................................................... 22 1. Kiểm tra dụng cụ cắt lưới ............................................................................. 22 2. Dự trù lưới tấm, chỉ ghép.............................................................................. 22 2.1. Lý thuyết về cắt lưới .................................................................................. 22 2.2. Tiến hành cắt lưới ...................................................................................... 28 3. Thực hành cắt lưới........................................................................................ 33 3.1. Chọn lưới tấm để cắt ................................................................................. 33 3.2. Tiến hành cắt lưới ...................................................................................... 33 4. Sắp xếp lưới tấm sau khi cắt ......................................................................... 38 C. Bài tập thực hành ......................................................................................... 38 D. Ghi nhớ ....................................................................................................... 38 Bài 3: Đan tấm lưới .......................................................................................... 39 A. Giới thiệu quy trình ..................................................................................... 39 B. Các bước tiến hành ..................................................................................... 39 1. Chuẩn bị đan lưới ......................................................................................... 39 1.1. Kiểm tra dụng cụ đan lưới ......................................................................... 39 1.2. Dự trù chỉ đan lưới .................................................................................... 40 2. Tiến hành đan lưới........................................................................................ 41 2.1. Kiến thức liên quan ................................................................................... 41 2.2. Đan từng tấm lưới...................................................................................... 48 2.3. Đan từng phần lưới .................................................................................... 50 3. Kéo căng các tấm lưới, phần lưới ................................................................. 53 4. Sắp xếp lưới tấm sau khi đan ........................................................................ 54 C. Bài tập thực hành ......................................................................................... 55 D. Ghi nhớ ....................................................................................................... 55 Bài 4: Sắp xếp lưới tấm, chỉ ghép ..................................................................... 55 A. Giới thiệu quy trình ..................................................................................... 55
  6. 5 B. Các bước tiến hành ..................................................................................... 55 1. Chuẩn bị ....................................................................................................... 55 1.1. Kiểm tra mặt bằng ..................................................................................... 55 1.2. Kiểm tra dụng cụ ....................................................................................... 56 2. Sắp xếp lưới tấm, chỉ ghép ........................................................................... 58 2.1. Kiểm tra tấm lưới cắt ................................................................................. 58 2.2. Kiểm tra tấm lưới đan ................................................................................ 58 2.3. Sắp xếp các tấm lưới đan, cắt theo thứ tự .................................................. 58 2.4. Sắp xếp chỉ ghép ....................................................................................... 59 C. Bài tập thực hành ......................................................................................... 60 D. Ghi nhớ ....................................................................................................... 60 Bài 5: Ghép các tấm lưới với nhau ................................................................... 61 A. Giới thiệu quy trình ..................................................................................... 61 B. Các bước tiến hành ..................................................................................... 61 1. Chuẩn bị ....................................................................................................... 61 1.1. Chuẩn bị bản vẽ ......................................................................................... 61 1.2. Chuẩn bị dụng cụ, lưới tấm và chỉ ghép ..................................................... 64 1.3. Sắp xếp các tấm lưới ................................................................................. 65 1.4. Phân công lao động ................................................................................... 65 2. Tiến hành ghép các tấm lưới với nhau .......................................................... 65 2.1. Kiến thức có liên quan đến ghép lưới ........................................................ 65 2.2. Thực hiện ghép các tấm lưới với nhau ....................................................... 69 2.2. Sắp xếp áo lưới đã lắp ghép ....................................................................... 85 C. Bài tập thực hành ......................................................................................... 85 Bài 6: Kiểm tra áo lưới sau khi ghép ................................................................ 86 A. Giới thiệu quy trình ..................................................................................... 86 B. Các bước tiến hành ..................................................................................... 86 1. Chuẩn bị ....................................................................................................... 86 1.1. Chuẩn bị vị trí trải áo lưới ......................................................................... 86 1.2. Trải áo lưới ................................................................................................ 86 1.3. Chuẩn bị thiết bị kéo căng ......................................................................... 86 2. Kiểm tra áo lưới ........................................................................................... 87 2.1. Kiểm tra các mối ghép ............................................................................... 87 2.2. Kiểm tra các đường ghép áo lưới ............................................................... 87 3. Kéo căng áo lưới sau lắp ráp......................................................................... 87 C. Bài tập thực hành ......................................................................................... 88 D. Ghi nhớ ....................................................................................................... 88 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN .......................................................... 88
  7. 6 MÔ ĐUN LẮP RÁP ÁO LƢỚI Mã số mô đun: MĐ 02 Giới thiệu mô đun Mô đun Lắp ráp áo lưới là mô đun chuyên môn nghề, mang tính tích hợp giữa kiển thức và và kỹ năng thực hành lắp ráp áo lưới. Nội dung mô đun này trình bày khái quát về thực hành lắp ráp áo lưới; thực hiện việc lắp ráp các phần lưới với nhau trong các trong các trường hợp khác nhau. Mô đun được kết cấu qua các bài dạy tích hợp giữa lý thuyết vả thực hành, chủ yếu là thực hành. Học xong mô đun này, học viên có những kiến thức cơ bản về thực hành lắp ráp áo lưới của một số ngư cụ thông dụng. + Trình bày được nội dung bản vẽ khai triển; + Biết cách đan, cắt lưới tấm theo bản vẽ; + Biết cách sắp xếp chỉ ghép, lưới tấm ; + Biết cách ghép áo lưới. + Thực hiện được công việc đúng theo bản vẽ khai triển; + Đan, cắt được lưới tấm theo đúng bản vẽ; + Sắp xếp lưới tấm, chỉ ghép có thứ tự ; + Lắp ghép áo lưới đúng yêu cầu của bản vẽ. + Nghiêm túc học tập, thận trọng, tuân thủ quy định. Bài 1: Đọc bản vẽ khai triển Mục tiêu: - Hiểu được nội dung bản vẽ khai triển; - Chuẩn bị được công việc đúng theo bản vẽ khai triển; - Có ý thức học tập tích cực, tham gia đầy đủ thời lượng bài học. A. Giới thiệu quy trình Trước khi lắp ráp một ngư cụ nào đó ta phải tiến hành kiểm tra và đọc hiểu bản vẽ khai triển của ngư cụ đó. Vì ở đó thể hiện tất cả những thông số cơ bản của ngư cụ, trong đó có số lượng tấm lưới, chỉ ghép để có thể lắp ráp được áo lưới hoàn chỉnh. Muốn vậy ta phải thực hiện theo sơ đồ sau:
  8. 7 B. Các bƣớc tiến hành 1. Đọc hiểu bản vẽ khai triển Bản vẽ khai triển của các loại ngư cụ là bản vẽ thể hiện cấu tạo của áo lưới, ở bản vẽ này có đầu đủ các thông số về kích thước mắt lưới, vật liệu và độ thô chỉ lưới, chu kỳ cắt( đan) của các tấm lưới cũng như số mắt lưới của các tấm lưới cấu tạo nên áo lưới. Tuỳ theo các loại lưới khác nhau mà có bản vẽ khai triển khác nhau, nhưng nhìn chung là tập hợp các tấm lưới chữ nhật và hình thang với nhau theo quy định của tiêu chuẩn ngành. Sau đây là bản vẽ khai triển của một số lưới thông dụng: 1.1. Bản vẽ khai triển lưới kéo a. Lưới kéo cánh én Bản vẽ khai triển dưới đây là của áo lưới kéo cánh én dùng cho lưới kéo đôi đánh bắt cá đáy và mực. Các thông số cơ bản của áo lưới được thể hiện theo bảng thống kê sau: Kích Đường Diện Trọng Kết cấu thước TT Tên gọi Số lượng Vật liệu kính tích ảo lượng chỉ mắt lưới (mm) (m) (kg) 2a (mm) 1 Cánh én 4 PE 380D/48 1,70 300 144,00 2,09 2 Cánh trên 2 PE 380D/48 1,70 300 393,12 5,71 3 Cánh dưới 2 PE 380D/48 1,70 300 414,00 6,01 4 Lưới chắn 1 PE 380D/48 1,70 300 9,45 0,14 5 Thân 1 2 PE 380D/48 1,70 300 237,60 3,45 6 Thân 2 2 PE 380D/36 1,48 240 269,57 3,74 7 Thân 3 2 PE 380D/24 1,20 160 267,52 3,88 8 Thân 4 2 PE 380D/24 1,20 100 244,20 6,10 9 Thân 5 2 PE 380D/24 1,20 80 110,59 3,62 10 Thân 6 2 PE 380D/24 1,20 60 53,93 2,54 11 Thân 7 2 PE 380D/18 1,04 40 24,77 1,50 14 Đụt lưới 2 PE 380D/27 1,28 30 27.86 3,79 15 Bao đụt 1 PE 380D/80 2,20 100 45.00 3,75
  9. 8 Tổng cộng 26 46,31
  10. 9 Hình 1.1. Bản vẽ khai triển lưới kéo cánh én
  11. 10 Nhìn vào bản vẽ ta thấy số lượng tấm lưới là 26 tấm. Như vây khi đan, cắt ta phải tạo ra được 26 tấm lưới như thế. Đồng thời biết được số mặt lưới ngang, dọc của từng tấm lưới, kích thước mắt lưới và độ thô chỉ lưới của từng phần lưới theo bản vẽ, số đường ghép. Kiểu nút lưới: Ở cánh hàm và thân đan nút chân ếch kép; ở đụt đan nút dẹt. Khâu ghép các phần lưới cánh với hàm, hàm với thân 1 bằng cách đan thêm nửa mắt lưới. Nối các phần thân lưới và túi lưới với nhau bằng cách sươn hoặc đan thêm nửa mắt lưới. Độ thô của chỉ khâu ghép chọn bằng độ thô chỉ lưới của phần lưới có chỉ lưới thanh hơn. Dùng chỉ đôi để khâu ghép. Ở phần cánh lưới có 2 cánh én phao và 2 cánh én chì là những tấm lưới tam giác 2 biên cắt xiên hoàn toàn nối với Có 2 cánh phao và 2 cánh chì: - Cánh phao gốm 2 tấm lưới hình thang lệch có đáy nhỏ 39 mắt, đáy lớn 52 mắt, chiều cao 48 mắt, một biên cắt xiên hoàn toàn còn một biên 1 mắt cắt đứng và 3 cạnh xiên. Kích thước mắt lưới 2a = 300 mm, chỉ lưới có ký hiệu PE380D/48 - Cánh chì gồm 2 tấm lưới hình thang lệch có đáy nhỏ 39 mắt, đáy lớn 53 mắt, chiều cao 50 mắt, một biên cắt xiên hoàn toàn còn một biên 1 mắt cắt đứng và 3 cạnh xiên. Kích thước mắt lưới 2a = 300 mm, chỉ lưới có ký hiệu PE380D/48 - Lưới chắn là một tấm lưới hình thang, đáy lớn 124 mắt, đáy nhỏ 120 mắt, chiều cao 2 mắt, hai biên đều cắt 1 mắt đứng và 3 cạnh xiên. Kích thước mắt lưới 2a = 300 mm, chỉ lưới có ký hiệu PE380D/48 - Thân 1 là 2 tấm lưới chữ nhật chiều dài 120 mắt, chiều cao 11 mắt. Kích thước mắt lưới 2a = 300 mm, chỉ lưới có ký hiệu PE380D/48. - Thân 2 là 2 tấm lưới hình thang cân có đáy nhỏ 151 mắt, đáy lớn 161 mắt, chiều cao 15 mắt, hai biên cắt 1 mắt cắt đứng và 3 cạnh xiên. Kích thước mắt lưới 2a = 240 mm, chỉ lưới có ký hiệu PE380D/36. - Thân 3 là 2 tấm lưới hình thang cân có đáy nhỏ 187 mắt, đáy lớn 231 mắt, chiều cao 25 mắt, hai biên cắt xiên hoàn toàn. Kích thước mắt lưới 2a = 160 mm, chỉ lưới có ký hiệu PE380D/24 - Thân 4 là 2 tấm lưới hình thang cân có đáy nhỏ 164 mắt, đáy lớn 280 mắt, chiều cao 55 mắt, hai biên cắt xiên hoàn toàn. Kích thước mắt lưới 2a = 100 mm, chỉ lưới có ký hiệu PE380D/24 - Thân 5 là 2 tấm lưới hình thang cân có đáy nhỏ 124 mắt, đáy lớn 164 mắt, chiều cao 60 mắt, hai biên cắt 1 mắt cắt đứng và 3 cạnh xiên. Kích thước mắt lưới 2a = 80 mm, chỉ lưới có ký hiệu PE380D/24. - Thân 6 là 2 tấm lưới hình thang cân có đáy nhỏ 90 mắt, đáy lớn 124 mắt, chiều cao 70 mắt, hai biên cắt 1 mắt cắt đứng và 3 cạnh xiên. Kích thước mắt lưới 2a = 60 mm, chỉ lưới có ký hiệu PE380D/18. - Dụt lưới là 2 tấm lươi chữ nhật dài 90 mắt, chiều cao 172 mắt. Kích thước mắt lưới 2a = 30 mm, chỉ lưới có ký hiệu PE380D/27. - Bao đụt là 1 tấm lưới chữ nhật dài 40 mắt, chiều cao 50 mắt, 2a = 100 mm, chỉ lưới có ký hiệu PE380D/80.
  12. 11 b. Lưới kéo cánh bằng Bản vẽ khai triển dưới đây là của áo lưới kéo cánh bằng dùng cho lưới kéo đơn đánh bắt cá đáy. Các thông số cơ bản của áo lưới được thể hiện theo bảng thống kê sau: Tên gọi Số lượng Vật liệu Kết cấu chỉ Mắt lưới 2a(mm) Cánh phao 2 PE 380D/17x3 200 Cánh chì 2 PE 380D/17x3 200 Lưới chắn 1 PE 380D/13x3 180 Thân 1 1 PE 380D/17x3 180 Thân 2 1 PE 380D/12x3 140 Thân 3 1 PE 380D/12x3 80 Thân 4 1 PE 380D/12x3 60 Túi đoạn 1 1 PE 380D/12x3 50 Túi đoạn 2 1 PE 380D/25x3 40
  13. 12 2,40 PA14 2,40 PA14 VË liÖ 2a(mm) Sè m¾ t u t Sè m¾ 2a(mm) VË liÖ t t u 30,90 26 38,00 26 12 ,20 W 200 62 IR E  E 1T 11 1N6 5/ P 4B /P E 88 200 PE380D/17x3 1 B  RE B AB 1N6 WI 6,5 00 16, 73 94 240 PE380D/13x3 1N6 180 28 6,0 B 198 93 48 223 201 1N6 B 48 180 PE 380D/17x3 1N6 160 54 B 145 129 232 162 1N4 B 36 140 PE380D/13x3 1N4 100 51 B 164 115 205 1N4 B 1N4 54 80 B 133 177 B 1N2 1N2 84 60 PE380D/12x3 B 93 111 80 50 111 138 200 40 PE380D/25x3 138 Hình 1.2. Bản vẽ khai triển lưới kéo cánh bằng Ta có thể triển khai áo lưới kéo này thành hai phần lưng và bụng để dễ dàng nhận biết. Trong đó: * Phần lưng - Cánh phao: Có 2 tấm lưới hình thang lệch, đáy nhỏ 26 mắt, đáy lớn 73 mắt, chiều cao 62 mắt, kích thước mắt lưới 2a = 200 mm, chỉ lưới có ký
  14. 13 hiệu PE 380D/13x3; một biên cắt theo chu kỳ 1 mắt cắt ngang, 4 cạnh mắt lưới cắt xiên, còn một biên cắt 1 mắt đứng và 6 cạnh xiên. - Lưới chắn: Là một tấm lưới hình thang cân, đáy nhỏ 198 mắt, đáy lớn 240 mắt, chiều cao 28 mắt, kích thước mắt lưới 2a = 180 mm, chỉ lưới có ký hiệu PE 380D/13x3; hai cạnh biên cắt theo chu kỳ 1 mắt đứng và 6 cạnh xiên( 1N6B). - Thân: Có 4 thân từ thân 1 đến thân 4: + Thân 1: Là 1 tấm lưới hình thang cân có đáy nhỏ 145 mắt, đáy lớn 223 mắt, chiều cao 54 mắt, kích thước mắt lưới 2a = 160 mm, chỉ lưới có ký hiệu PE 380D/17x3; hai cạnh biên cắt theo chu kỳ 1 mắt đứng và 6 cạnh xiên( 1N6B). + Thân 2: Là 1 tấm lưới hình thang cân có đáy nhỏ 134 mắt, đáy lớn 232 mắt, chiều cao 51 mắt, kích thước mắt lưới 2a = 100 mm, chỉ lưới có ký hiệu PE 380D/17x3; hai cạnh biên cắt theo chu kỳ 1 mắt đứng và 4 cạnh xiên( 1N4B). + Thân 3: Là 1 tấm lưới hình thang cân có đáy nhỏ 133 mắt, đáy lớn 205 mắt, chiều cao 54 mắt, kích thước mắt lưới 2a = 80 mm, chỉ lưới có ký hiệu PE 380D/12x3; hai cạnh biên cắt theo chu kỳ 1 mắt đứng và 4 cạnh xiên( 1N4B). + Thân 4: Là 1 tấm lưới hình thang cân có đáy nhỏ 93 mắt, đáy lớn 177 mắt, chiều cao 84 mắt, kích thước mắt lưới 2a = 60 mm, chỉ lưới có ký hiệu PE 380D/12x3; hai cạnh biên cắt theo chu kỳ 1 mắt đứng và 2 cạnh xiên( 1N2B). - Túi lưới: Gồm túi đoạn 1 và túi đoạn 2 + Túi đoạn 1: Là 1 tấm lưới hình chữ nhật rộng 111mắt lưới, chiều cao 80 mắt, kích thước mắt lưới 2a = 50 mm, chỉ lưới có ký hiệu PE 380D/12x3. + Túi đoạn 2: Là 1 tấm lưới hình chữ nhật rộng 138 mắt lưới, chiều cao 200 mắt, kích thước mắt lưới 2a = 40 mm, chỉ lưới có ký hiệu PE 380D/25x3.
  15. 14
  16. 15 Hình 1.3. Bản vẽ khai triển phần lưng * Phần bụng - Cánh chì: Có 2 tấm lưới hình thang lệch, đáy nhỏ 26 mắt, đáy lớn 48 mắt, chiều cao 88 mắt, kích thước mắt lưới 2a = 200 mm, chỉ lưới có ký hiệu PE 380D/17x3; một biên cắt xiên hoàn toàn, còn một biên cắt 1 mắt đứng và 6 cạnh xiên. - Hàm chì: Là một tấm lưới hình thang cân, đáy nhỏ 129 mắt, đáy lớn 201 mắt, chiều cao 48 mắt, kích thước mắt lưới 2a = 180 mm, chỉ lưới có ký hiệu PE 380D/17x3; hai cạnh biên cắt theo chu kỳ 1 mắt đứng và 6 cạnh xiên( 1N6B). - Thân lưới + Thân 1: Là 1 tấm lưới hình thang cân có đáy nhỏ 115 mắt, đáy lớn 162 mắt, chiều cao 36 mắt, kích thước mắt lưới 2a = 140 mm, chỉ lưới có ký hiệu PE 380D/13x3; hai cạnh biên cắt theo chu kỳ 1 mắt đứng và 4 cạnh xiên( 1N4B). + Thân 2: Là 1 tấm lưới hình thang cân có đáy nhỏ 133 mắt, đáy lớn 205 mắt, chiều cao 54 mắt, kích thước mắt lưới 2a = 80 mm, chỉ lưới có ký hiệu PE 380D/12x3; hai cạnh biên cắt theo chu kỳ 1 mắt đứng và 4 cạnh xiên( 1N4B). + Thân 3: Là 1 tấm lưới hình thang cân có đáy nhỏ 93 mắt, đáy lớn 177 mắt, chiều cao 84 mắt, kích thước mắt lưới 2a = 60 mm, chỉ lưới có ký hiệu PE 380D/12x3; hai cạnh biên cắt theo chu kỳ 1 mắt đứng và 2 cạnh xiên( 1N2B). - Túi lưới: Giống như phần lưng
  17. 16
  18. 17 Hình 1.4. Bản vẽ khai triển phần bụng 1.2. Bản vẽ khai triển lưới vây Hình 1.5. Bản vẽ khai triển lưới vây Nhìn vào bản vẽ khai triển lưới vây, ta thấy có cánh lưới ở hai bên là 2 tấm lưới chữ nhật có chiều dài 4800 mắt, chiều cao 1350 mắt, 2a = 60 mm, chỉ lưới là PA 210D/6; Tùng lưới ở giữa có chiều dài 1800 mắt, chiều cao 1350 mắt, 2a = 60 mm, chỉ lưới là PA 210D/6. Lưới chao phao có chiều dài 11400 mắt, chiều cao 20 mắt, 2a = 60 mm, chỉ lưới là PA 210D/12; Lưới chao chì có chiều dài 9120 mắt, chiều cao 32 mắt, 2a = 75 mm, chỉ lưới là PA 210D/12. 1.3. Bản vẽ khai triển lưới chụp mực - Lưới chụp mực là những tấm lưới chữ nhật ghép lại với nhau tạo thành đụt lưới (A) và các thân lưới ( B, C, D), còn chao lưới (E) chính là miệng của lưới chụp mực. Trong đó đụt lưới(A) gồm 2 tấm lưới chữ nhật dài 420 mắt cao 100 mắt, kích thước mắt lưới 2a = 15 mm, chỉ lưới có ký hiệu PE 380D/3x3.
  19. 18 Thân 1, 2(B,C) có 17 tấm lưới chữ nhật dài 420 mắt cao 200 mắt, kích thước mắt lưới 2a = 15 mm, chỉ lưới có ký hiệu PA sợi đơn, đường kính chỉ lưới là 0,4 mm. Thân 3(D) gồm 2 đoạn nối với nhau, mỗi đoạn có 13 tấm lưới dài 420 mắt cao 20 mắt, kích thước mắt lưới 2a = 15 mm, chỉ lưới có ký hiệu PA sợi đơn, đường kính chỉ lưới là 0,4 mm. Chao lưới (E) là một tấm lưới chữ nhật dài546 mắt, cao 40 mắt, 2a = 17,5 mm, chỉ lưới có ký hiệu PE 380D/3x3. Thống kê vật liệu áo lƣới Kích Khối Ký Số lƣợng Đƣờng thƣớc Tên gọi Vật liệu lƣợng hiệu (tấm) kính (mm) mắt lƣới a (mm) (kg) Đụt lưới A 2 PE 380D/3x3 0,89 15 2,85 Thân lưới - Thân 1 B 7 PA Sợi đơn 0,40 15 6,56 - Thân 2 C 10 PA Sợi đơn 0,40 15 9,38 - Thân 3 D 13 PA Sợi đơn 0,40 15 24,38 PE Chao lưới E 1 380D/3x3 0,89 17,5 8,25 33
  20. 19 Hình 1.6. Bản vẽ khai triển lưới chụp mực Thống kê vật liệu áo lƣới Tên gọi Số Vật liệu Quy cách lƣợng Áo lưới gồm: Sơ ̣i polyamide Sơ ̣i PA đơn - Thân lưới 1 (sơ ̣i PA) : 0,40 mm - Chao lưới và đu ̣t Sơ ̣i polyethylene Sơ ̣i PE 380D/3x3 lưới (sơ ̣i PE) : 0,89 mm 1.4. Bản vẽ khai triển lưới rê a. Lưới rê ba lớp: Lưới rê 3 lớp có khoảng 20-30 tấm lưới( cheo). Hai lớp ngoài có 2a = 400 mm, chiều dài 177 mắt, chiều cao 7 mắt, chỉ lưới có ký hiệu PA 210D/9( hoặc cước số 40). Lớp giữa có 2a = 80 mm, chiều dài 1420 mắt, chiều cao 48 mắt, chỉ lưới có ký hiệu PA 210D/2( hoặc cước số 25). Lươi chao có chiều dài 1250 mắt, 2a = 80 mm, chỉ lưới có ký hiệu PA 210D/6( hoặc cước số 30).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2