intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Lễ tân ngoại giao (Ngành: Quản trị du lịch và lữ hành - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Lào Cai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:204

70
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Lễ tân ngoại giao ngành: Quản trị du lịch và lữ hành, cung cấp cho người học những kiến thức như: Tìm hiểu về lễ tân ngoại giao; Công tác xuất nhập cảnh; Đón tiếp phái đoàn ngoại giao; Nghi lễ ngoại giao; Kỹ năng giao tiếp quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Lễ tân ngoại giao (Ngành: Quản trị du lịch và lữ hành - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Lào Cai

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: LỄ TÂN NGOẠI GIAO NGHỀ: QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Lào Cai, năm 2020
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Ngày nay, sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 187 nước và có quan hệ kinh tế với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam là thành viên tích cực của hầu hết các cơ chế đa phương quan trọng, có quan hệ và liên kết kinh tế với hầu hết các đối tác hàng đầu trên thế giới. Trong một vị thế mới, để phát triển đất nước, hoạt động ngoại giao đặt ra nhiều vấn đề mới, đòi hỏi phải có những ứng xử đúng đắn để vừa bảo đảm được lợi ích chính đáng của đất nước ta vừa tăng cường tình hữu nghị quốc tế. Khi thực hiện các hoạt động đối ngoại, các quốc gia đều coi trọng những tập quán và quy định về "giao tiếp lịch thiệp quốc tế". Những tập quán và quy định này dựa trên nguyên tắc tôn trọng tất cả những gì là biểu trưng và đại diện cho Quốc gia, cho Nhà nước, được tổng hợp lại gọi là Lễ tân ngoại giao. Lễ tân ngoại giao giữ một vai trò quan trọng trong việc duy trì và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các quốc gia. Đối với ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành là một ngành có đặc trưng tiếp xúc nhiều với khách quốc tế, có nhiều hoạt động liên quan đến công tác tiếp đón đoàn thì kiến thức kỹ năng về Lễ tân ngoại giao lại càng quan trọng do đó việc nắm
  4. 4 và hiểu biết những kiến thức và quy định về trong công tác lễ tân ngoại giao là hết sức cần thiết. Giáo trình “Lễ tân ngoại giao” là tài liệu biên soạn để phục vụ cho giảng dạy và học tập của giáo viên và sinh viên ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành trường Cao đẳng Lào Cai. Môn học nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về công tác lễ tân trong ngoại giao, chủ yếu tập trung vào công tác lễ tân cấp nội bộ quốc gia là lễ tân kinh doanh nhằm phục vụ thiết thực cho công việc chuyên môn của sinh viên khi tốt nghiệp. Bên cạnh các bài giảng về kiến thức quan hệ quốc tế và lễ tân ngoại giao, sinh viên được vận dụng các kiến thức này để giải quyết các tình huống trong đối ngoại và lên kế hoạch tổ chức một số hoạt động lễ tân liên quan đến công việc chuyên môn Giáo trình được biên soạn theo đề cương chi tiết đã được Hội đồng khoa học và Đào tạo thông qua. Giáo trình gồm 5 bài học Bài 1. Tìm hiểu về lễ tân ngoại giao Bài 2. Công tác xuất nhập cảnh Bài 3. Đón tiếp phái đoàn ngoại giao Bài 4. Nghi lễ ngoại giao Bài 5. Kỹ năng giao tiếp quốc tế
  5. 5 Để biên soạn được cuốn giáo trình này tác giả đã kết hợp nghiên cứu và kế thừa từ rất nhiều tài liệu khác nhau, đặc biệt là trên cơ sở kinh nghiệm thực tế của bản thân trong quá trình công tác trong ngành Du lịch. Mặc dù đã cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn đọc để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Lào Cai, năm 2020 Người biên soạn Nguyễn Thị Ngọc Hà
  6. 6 MỤC LỤC GIÁO TRÌNH ...................................................................... 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ................................................. 2 CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC ....................................... 11 Bài 1. TÌM HIỂU VỀ LỄ TÂN NGOẠI GIAO .............. 14 1.1. Các khái niệm ......................................................... 15 1.2. Vai trò của lễ tân ngoại giao .................................. 16 1.2.1. Phục vụ đường lối chính sách đối ngoại của Nhà nước ............................................................................. 16 1.2.2. Phục vụ hoạt động ngoại giao giữa các quốc gia ..................................................................................... 17 1.2.3. Thực hiện và cụ thể hóa luật pháp quốc tế ....... 18 1.2.4. Tạo khung cảnh và bầu không khí thuận lợi ..... 18 1.2.5. Đảm bảo quyền bình đẳng quốc gia ................. 19 1.3. Nguyên tắc ............................................................... 20 1.3.1. Phục vụ chính sách đối ngoại của Nhà nước .... 20 1.3.2. Tôn trọng lẫn nhau ............................................ 23 1.3.3. Bình đẳng, không phân biệt đối xử ................... 24 1.3.4. Có đi có lại ........................................................ 25 CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH ......... 30 Bài 2. CÔNG TÁC XUẤT NHẬP CẢNH ....................... 31 Giải thích thuật ngữ ...................................................... 31
  7. 7 2.1. Tìm hiểu những văn bản quy định về việc cấp hộ chiếu cho công dân Việt Nam ....................................... 33 2.2. Tìm hiểu những đối tượng thuộc các cơ quan Nhà nước tại địa phương được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ.................................................................. 36 2.2.1. Tìm hiểu những người được cấp hộ chiếu ngoại giao ở địa phương ....................................................... 36 2.2.2. Tìm hiểu những đối tượng được cấp hộ chiếu công vụ ........................................................................ 41 2.3. Tìm hiểu thủ tục cấp, đổi, gia hạn hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ ................................................... 43 2.4. Tìm hiểu thủ tục đề nghị cấp công hàm để xin thị thực; ................................................................................ 48 Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người thuộc diện được cấp công hàm:Người thuộc diện được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ theo quy định pháp luật. .................................................................................. 48 Trình tự thực hiện cấp công hàm đề nghị cấp thị thực ... 49 Lệ phí cấp công hàm đề nghị cấp thị thực ...................... 50 Thời gian giải quyết ........................................................ 50 2.5. Tìm hiểu quy định về việc quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ ................................................... 51
  8. 8 2.6. Tìm hiểu thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông cho công dân Việt Nam ở trong nước. ......................................... 52 2.7. Thủ tục xin thị thực cho khách nước ngoài vào Việt Nam......................................................................... 58 2.8. Đi thực tế tìm hiểu tại cơ quan XNC, tại cửa khẩu quốc tế............................................................................. 65 Bài 3. ĐÓN TIẾP PHÁI ĐOÀN NGOẠI GIAO............. 66 3.1. Công tác đón tiếp 3.1.1. Các bước chuẩn bị 78 3.1.2. Đón khách ......................................................... 80 3.2. Cách xếp chỗ ngồi trên ô tô ................................... 83 3.2.2. Đi 3 người ......................................................... 85 3.2.3. Đi 4 người ......................................................... 86 3.3. Ngôi thứ và chỗ ngồi .............................................. 86 3.3.1. Ngôi thứ ngoại giao .......................................... 86 3.3.2. Sắp xếp chỗ ngồi ............................................... 88 CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH ......... 91 Bài 4. NGHI LỄ NGOẠI GIAO ..................................... 102 4.1. Chiêu đãi ngoại giao ............................................. 103 4.1.1. Các loại hình tiệc chiêu đãi đối ngoại ............ 105 4.1.2. Chuẩn bị tổ chức tiệc chiêu đãi....................... 111 4.1.3. Chuẩn bị giấy mời ........................................... 116
  9. 9 4.1.4. Sắp xếp chỗ ngồi ............................................. 116 4.2. Phát biểu................................................................ 122 4.2.1. Phát biểu theo lời mời ..................................... 122 4.2.2. Ngôn ngữ phát biểu ......................................... 123 4.2.3. Phát biểu chào mừng ...................................... 123 4.3. Trang phục ............................................................ 128 4.3.1. Thông điệp trang phục .................................... 128 4.3.2. Thường phục.................................................... 130 4.3.3. Lễ phục ............................................................ 131 4.4. Quốc kỳ, quốc ca, quốc huy ................................. 132 4.4.1 Quốc kỳ ............................................................. 132 4.4.2 Quốc huy .......................................................... 139 4.4.3 Quốc ca ............................................................ 140 4.5. Quà tặng, đồ lưu niệm ......................................... 141 4.6. Ký kết văn bản ...................................................... 148 4.6.1. Hai đại diện ..................................................... 148 4.6.2. Ba đại diện trở lên ........................................... 148 4.6.3. Các nước Asean............................................... 148 CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH ....... 150 BÀI 5. KỸ NĂNG GIAO TIẾP QUỐC TẾ .................. 160 5.1. Cách chào hỏi........................................................ 160 5.2. Cách bắt tay ..................................................... 163
  10. 10 5.3. Cách giới thiệu ...................................................... 169 5.4. Cách đi đứng .................................................... 177 5.5. Cách ăn mặc, trang điểm ................................ 182 5.5.1. Cách ăn mặc, trang điểm đối với nam giới . 182 5.5.2. Cách ăn mặc, trang điểm đối với nữ giới ... 183 5.6. Khiêu vũ ................................................................ 184 5.6.1. Nguyên tắc chung............................................... 184 5.6.2. Nghi thức mời nhảy và nhận lời mời ................... 186 5.6.3. Cách thức chuyển động trên sàn ......................... 192 5. 6.4. Khiến mọi người cùng vui vẻ.............................. 196 5.6.5. Thuận tiện và an toàn ......................................... 198 5.6.6 Trang phục ......................................................... 199 5.6.7. Vệ sinh cá nhân và vệ sinh phòng bệnh ............... 200 5.6.8. Thực hiện quy định chung................................... 200 CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH ....... 201 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................. 203
  11. 11 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên Môn học: Lễ tân ngoại giao Mã môn học: MĐ16 I. Vị trí, tính chất của môn học - Vị trí: Là môn học chuyên ngành của ngành Quản trị dịch vụ DL &LH được bố trí giảng dạy sau các môn học cơ sở như Tổng quan du lịch và cơ sở lưu trú, Kỹ năng giao tiếp và tâm lý khách du lịch. - Tính chất: Là môn học bắt buộc nhằm giúp sinh viên ngành Quản trị dịch vụ DL &LH có những kiến thức cơ bản về công tác lễ tân trong ngoại giao, chủ yếu tập trung vào công tác lễ tân cấp nội bộ quốc gia là lễ tân kinh doanh nhằm phục vụ thiết thực cho công việc chuyên môn của sinh viên khi tốt nghiệp. Bên cạnh các bài giảng về kiến thức quan hệ quốc tế và lễ tân ngoại giao, sinh viên được vận dụng các kiến thức này để giải quyết các tình huống trong đối ngoại và lên kế hoạch tổ chức một số hoạt động lễ tân liên quan đến công việc chuyên môn. II. Mục tiêu môn học - Kiến thức:
  12. 12 + Hiểu cơ bản về hệ thống cơ quan ngoại giao Việt Nam và quan hệ ngoại giao của Việt Nam trên trường quốc tế. + Ghi nhớ về các nguyên tắc, nghi lễ, nghi thức trong Lễ tân ngoại giao và đối ngoại các cấp, đặc biệt là lễ tân cấp nội bộ quốc gia và lễ tân trong kinh doanh. + Vận dụng được kiến thức về Lễ tân ngoại giao để giải quyết tình huống lễ tân đối ngoại cụ thể liên quan đến công việc chuyên môn. + Hiểu được tầm quan trọng của QHQT và Lễ tân ngoại giao trong công tác đối ngoại và ứng dụng của nó trong công việc chuyên môn. - Kỹ năng: + Giao tiếp được trong các tình huống đối ngoại; + Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện một số hoạt động Nghi lễ ngoại giao liên quan đến công tác chuyên môn; + Xây dựng được phong cách chuyên nghiệp của người làm công tác đối ngoại; + Kỹ năng phát hiện, phân tích và xử lý tình huống trong giao tiếp và trong hoạt động đối ngoại; - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Nắm bắt sâu sắc về giá trị của nghệ thuật giao tiếp trong đối ngoại.
  13. 13 + Tôn trọng những nguyên tắc, quy định, yêu cầu của môn học. + Có khả năng cập nhật, vận dụng kiến thức mới một cách linh hoạt, sáng tạo nhằm nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc trong thực tế; + Có đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao, luôn hoàn thành mọi công việc được giao.
  14. 14 Bài 1. TÌM HIỂU VỀ LỄ TÂN NGOẠI GIAO Giới thiệu Được hình thành từ những thế kỷ xa xưa, Lễ tân ngoại giao không ngừng phát triển cùng với sự phát triển của xã hội và sự phát triển của mối quan hệ giữa các quốc gia. Ngày nay Lễ tân ngoại giao tập trung vào các vấn đề: Thủ tục thiết lập quan hệ ngoại giao, việc cử và tiếp nhận Đại sứ, đặc quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao, ngôi thứ ngoại giao, nghi lễ ngoại giao... Đây là những vấn đề nghiệp vụ cụ thể mang ý nghĩa chính trị, có thói quen, tập quán lại có thủ tục quy định,có luật lệ quốc gia có pháp lý quốc tế, liên đến mối quan hệ giữa các quốc gia. Mục tiêu Trong bài này, người học cần hiểu được các quy định về đường lối chính sách đối ngoại của Nhà nước; - Phân tích được được vai trò của lễ tân ngoại giao; - Liệt kê được các nguyên tắc của lễ tân ngoại giao; - Vận dụng được các kiến thức, kỹ năng đã học một cách hiệu quả trong hoạt động thực tiễn.
  15. 15 1.1. Các khái niệm Lễ tân ngoại giao là nghi lễ, nghi thức, phép cư xử lịch thiệp, bình đẳng trong quan hệ đối ngoại. Lễ tân ngoại giao được thể hiện trong nghi lễ tổ chức các hoạt động đối ngoại, cách tiếp đón khách, cách sử dụng các biểu trưng quốc gia (Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Quốc thiều), sự đối xử lịch thiệp với các đại diện quốc gia (các vị lãnh đạo, các nhà ngoại giao…), việc sắp xếp ngôi thứ, các liên hệ mang danh nghĩa nhà nước (điện, thư, thiếp chúc mừng, thể thức văn bản ngoại giao…) và các thủ tục ngoại giao. Lễ tân ngoại giao là những vấn đề nghiệp vụ cụ thể mang ý nghĩa chính trị, bao gồm thói quen (tập quán) và cả thủ tục, quy định. Lễ tân ngoại giao vừa thể hiện tập quán quốc gia vừa bảo đảm tuân thủ các thủ tục pháp lý quốc tế có liên quan đến mỗi nước. Lễ tân ngoại giao là sự vận dụng tổng hợp các nghi thức, các phong tục tập quán, các luật lệ quốc gia và nghi thức quốc tế , hoạt động đối ngoại nhằm phục vụ đường lối, chính sách đối ngoại của 1 nhà nước quy định. Lễ tân ngoại giao là tổng hợp các quy định và tập quán về phép xử sự quốc tế dựa trên cơ sở tôn trọng tất cả những
  16. 16 gì là biểu trưng và đại diện cho quốc gia, được các quốc gia thừa nhận và tôn trọng. Trong quan hệ quốc tế, đường lối chính sách đối ngoại là nhân tố quyết định. Hình 1.1. Một hoạt động cần Lễ tân ngoại giao (Hội nghị thượng đỉnh ASEAN) 1.2. Vai trò của lễ tân ngoại giao 1.2.1. Phục vụ đường lối chính sách đối ngoại của Nhà nước Lễ tân ngoại giao được xuất phát từ đường lối chính sách đối ngoại của mối quốc gia nhằm thể hiện và phục vụ đường lối chính sách đối ngoại đó. Nó là công cụ chính trị
  17. 17 của hoạt động đối ngoại của một Nhà nước, là phương tiện thực hiện và cụ thể hóa các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Lễ tân ngoại giao còn thể hiện được sự trọng thị trong mối giao hảo giữa các quốc gia, do vậy bất cứ quốc gia nào cũng đề cao vai trò của Lễ tân ngoại giao trong quan hệ đối ngoại, đặc biệt là trong việc thể hiện chủ quyền và thực hiện đường lối chính sách đối ngoại. 1.2.2. Phục vụ hoạt động ngoại giao giữa các quốc gia Lễ tân ngoại giao góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác và hữu nghị giữa các quốc gia “vui lòng khách đến,vừa lòng khách đi” là nhiệm vụ của Lễ tân ngoại giao làm cho các quốc gia hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy quan hệ quốc tế. Hoạt động Lễ tân nếu không tốt sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các quốc gia, nếu sơ suất có ảnh hưởng không chỉ đến quan hệ quốc gia mà còn đến cả đường lối chính sách. Lễ tân ngoại giao có nhiệm vụ cụ thể hoá các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế để áp dụng vào nước mình. Thí dụ, nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia được thể hiện trong việc sắp xếp ngôi thứ các trưởng đoàn trong các hội nghị quốc tế. Lễ tân ngoại giao còn bảo đảm nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia, được cụ thể hoá vào các quy
  18. 18 định trong lễ đón tiếp các vị đứng đầu nhà nước, chính phủ cũng như các đặc quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho các đại diện của các nước; ngoài ra, nó còn giữ vai trò tạo khung cảnh và bầu không khí thuận lợi trong quan hệ giữa các quốc gia; đề ra nguyên tắc cho các cuộc giao tiếp quốc tế, vận dụng các hình thức thích hợp trong các cuộc đàm phán, ký kết. Trong lễ tân ngoại giao, phải áp dụng nhiều biện pháp và hình thức để bảo đảm quyền bình đẳng trong quan hệ giữa các quốc gia độc lập có chủ quyền, tạo điều kiện cho mỗi quốc gia được nói lên tiếng nói của chính mình. Bảo đảm các đặc quyền giành cho các nhà ngoại giao được hưởng như nhau, không phân biệt đó là người đại diện của nước lớn hay nước nhỏ; nước giàu, nước nghèo; đại diện của nước thắng trận hay người bại trận. 1.2.3. Thực hiện và cụ thể hóa luật pháp quốc tế Lễ tân ngoại giao là phương tiện để cụ thể hoá và thực hiện 1 số nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, trong đó chú ý 3 nguyên tắc là tôn trọng chủ quyền quốc gia, bình đẳng giữa các quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ các nước. 1.2.4. Tạo khung cảnh và bầu không khí thuận lợi Khung cảnh và bầu không khí trong giao tiếp có một vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động ngoại giao.
  19. 19 Một khung cảnh giao tiếp ấm cúng, thân tình sẽ tạo ra một sự thoải mái nhất định cho các các bên trong quan hệ ngoại giao, từ đó tạo điều kiện cho các bên duy trì và thúc đẩy quan hệ hợp tác. Có rất nhiều các biện pháp lễ tân trong giao tiếp được phối kết hợp để tạo ra được một bầu không gian thật hữu nghị, thân tình. Đó có thể là việc bố trí, tổ chức một lễ đón tiếp với nghi thức thật trọng thị, một bữa tiệc chiêu đãi ngoại giao thân mật hay một cuộc hội đàm được diễn ra cởi mở. Hoặc đơn giản chỉ là thái độ đón tiếp của các nhà ngoại giao, thái độ phục vụ của nhân viên lễ tân cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên một khung cảnh hữu nghị cho đoàn ngoại giao khách. Điều đó mang đến cho đoàn khách ngoại giao một cảm nhận tốt về sự hiếu khách cũng như bộc lộ thái độ muốn hợp tác của quốc gia nước chủ nhà. 1.2.5. Đảm bảo quyền bình đẳng quốc gia Lễ tân ngoại giao cố gắng đảm bảo quyền bình đẳng cho các quốc gia, tạo điều kiện để mỗi quốc gia có thể tự do nói lên tiếng nói của mình, đem lại cho những người đại diện quốc gia các đặc quyền mà họ có thể hưởng. Không phân biệt giữa nước mạnh và nước yếu, nước chiến thắng và chiến bại, Lễ tân ngoại giao đề ra cho tất cả quốc gia, ngay cả trong
  20. 20 trường hợp thù địch với nhau sự tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng phẩm giá và quyền độc lập các dân tộc, kể cả các dân tộc nhỏ yếu. 1.3. Nguyên tắc 1.3.1. Phục vụ chính sách đối ngoại của Nhà nước Ở bất cứ quốc gia nào, Lễ tân Ngoại giao cũng xuất phát từ đường lối chính sách đối ngoại, thể hiện và phục vụ đường lối chính sách đối ngoại đó. Biện pháp lễ tân cũng như mức độ lễ tân thường được đề ra và thực hiện trên cơ sở vận dụng đường lối chính sách đối ngoại vào tình hình quan hệ cụ thể của từng nước, với từng đối tác. Các cuộc chiêu đãi ngoại giao dù hình thức tổ chức như thế nào, ít nhiều đều mang tính chất chính trị, vì đó là cuộc gặp mặt của những người đại diện các chủ thể trong quan hệ quốc tế, đồng thời cũng là phương tiện dể duy trì và phát triển quan hệ. Trong lịch sử có không ít thí dụ về ý nghĩa chính trị của các quà tặng. Năm 1792, vua Quang Trung biếu nhà Thanh chiến lợi phẩm lấy được ở chiến dịch Vạn Tượng, sách binh thư Việt Nam và một quyển sử về triều đại Lê Chiêu Thống. Những tặng phẩm đó vừa có ý nghĩa biểu dương sức mạnh quân sự của quân đội Tây Sơn, vừa nói lên lòng tự hào về nghệ thuật quân sự của dân tộc mình, vừa vạch rõ cho Triều
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0