intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Lịch sử các học thuyết pháp lý (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:75

357
lượt xem
82
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 2 tiếp nối các tư tưởng chính trị của một số nước như: La Mã cổ đại, Tây Âu trung cổ, Anh, Pháp, Đức, Mỹ thời cận đại, tư tưởng chính trị Marx-Lênin và tư tưởng chính trị Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo giáo trình để nắm bắt tài liệu chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Lịch sử các học thuyết pháp lý (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2

  1. Chương 4 TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ LA MÃ CỔ ĐẠI 1. Khái quát chung Nhà nước La Mã xuất hiện tương đối sớm và trải qua một thời kì phát triển lâu dài. Lịch sử của La Mã cổ đại gắn liền với cuộc đấu tranh gay gắt giữa các tầng lớp xã hội từ khi các quan hệ thị tộc bộ lạc bước vào giai đoạn tan rã hoàn toàn và sự hình thành các quan hệ chiếm hữu nô lệ. Tư tưởng chính trị và pháp lý ở La Mã cổ đại được hình thành trong điều kiện phát triển tột đỉnh của phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ và sau đó là sự sụp đổ của nó. Các mâu thuẫn giữa nô lệ và chủ nô đạt đến độ sâu sắc nhất đồng thời diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa các chủ đất lớn và nhỏ, các tộc trưởng và thị dân về vấn đề ruộng đất, vấn đề quyền chính trị. K. Marx nhận xét rằng: "Có thể hoàn toàn coi lịch sử bên trong của nước Cộng hòa La Mã là cuộc đấu tranh của tiểu điền chủ với đại điền chủ, đương nhiên là dưới dạng thay đổi đặc biệt do chế độ nô lệ tạo nên"1. Các mâu thuẫn xã hội sâu sắc càng trầm trọng thêm do có cuộc đấu tranh trong nội bộ thượng tầng giai cấp thống trị - giữa quý tộc thị tộc và quý tộc công nghiệp thương mại. Trong tư tưởng thống trị của La Mã cổ đại, các vấn đề về nhà nước: Nguồn gốc, thiết chế và hình thức của nó; các vấn đề về nô lệ; địa vị pháp lý của các tầng lớp khác nhau của người tự do; việc bảo vệ sở hữu cá nhân... có vị trí quan trọng. Tư tưởng chính trị - pháp lý của La Mã cổ đại có nhiều nét giống với Hi Lạp cổ đại, song so với Hi Lạp, tư duy chính trị của La Mã nghèo nàn hơn nhiều. Theo một số tác giả thì sự tiếp nhận các quan điểm của Plato và của Aristote của người La Mã rất non yếu và hạn chế. Sở dĩ như vậy là vì những lý do sau: Thứ nhất, người La Mã vốn có tinh thần thực tiễn nên nền cộng hòa đã sản sinh ra những con người cầm quyền nhà nước, những cố vấn pháp lí, những nhà hùng biện, những quân lính trung thành với các công việc thực tế và các bài học của họ, lo lắng đến sự kiện hơn là quan tâm soạn thảo các lí thuyết. Thứ hai, người La Mã rất năng động, lại chịu sự tác động của chiến tranh, bởi những cuộc hội nghị chính trường và bởi việc theo đuổi những vinh dự đã làm cho họ xa cách phương hướng nghiên cứu duy lí. Phạm vi lãnh thổ rộng là sản phẩm của những cuộc chinh phục mà La Mã đã tiến hành trên thế giới cũng không thuận lợi cho việc nghiên cứu lý luận. Thứ ba, người La Mã có tính kiêu căng, họ tự tôn sùng họ quá mức nên họ chỉ 1 C.Mác v Ph. ngghen , To n t p, t p 28, Ti ng Nga, Nxb. Chính tr qu c gia, M.1962, tr. 238. 63
  2. quan tâm đến lịch sử của riêng họ mà không quan tâm nghiên cứu các thiết chế của của các dân tộc khác vì họ cho rằng đó chỉ là những dân tộc bị họ đánh bại hoặc phải phụ thuộc vào họ nên không đáng tìm hiểu. Tuy vậy, ở La Mã thời kì này cũng đã xuất hiện nhiều khuynh hướng tư tưởng đại diện cho nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau như tư tưởng của những người nô lệ khởi nghĩa, tư tưởng của nền dân chủ chiếm hữu nô lệ, tư tưởng của các luật gia La Mã… 2. Tư tưởng chính trị của Nô lệ khởi nghĩa Đồng thời với cuộc khởi nghĩa đầu tiên của các nô lệ ở Sicile đã nổ ra cuộc khởi nghĩa lớn ở Tiểu Á (132 - 129 tr.CN) dưới sự lãnh đạo của Aristonic, trong đó có tầng lớp nghèo khổ tự do và nô lệ tham gia. Aristonic hứa hẹn thành lập "nhà nước mặt trời" (ông vay mượn tư tưởng này từ tác phẩm không tưởng cùng tên của Yambun), nơi có sự ngự trị của tự do, bình đẳng và bác ái. Nói chung, các cuộc đấu tranh của những người nô lệ đã chỉ rõ mong muốn không gì lay chuyển nổi của họ là xóa bỏ áp bức và nô dịch. Đồng thời, mặc dù những người nô lệ đã không thể tạo nên hệ tư tưởng chính trị hài hòa, nhưng những phong trào của họ đã có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển tư tưởng và học thuyết chính trị được hình thành trong xã hội chiếm hữu nô lệ. 3. Tư tưởng chính trị của nền dân chủ Chiếm hữu Nô lệ Trong thời gian các đội quân lê dương La Mã chiến đấu chống những người nô lệ ở Sicile thì ở chính La Mã cũng không bình yên. Một phong trào dân chủ mạnh mẽ của nông dân phá sản đã được triển khai dựa trên cơ sở cuộc đấu tranh của những người tự do sản xuất nhỏ - tiểu nông với đại điền chủ. Người nông dân bị phá sản bắt đầu cuộc đấu tranh đòi phân chia điền địa, gắn cuộc đấu tranh này với đòi hỏi dân chủ hóa Nhà nước La Mã. Tư tưởng của Tiberi phần nhiều trùng hợp với những tư tưởng chính trị của nền dân chủ chiếm hữu nô lệ Hi Lạp, đã được em trai ông là Gai Grakho phát triển trong cuộc đấu tranh với Viện nguyên lão và đã góp phần tạo lập khối liên minh rộng lớn giữa nhân dân nông thôn và thành thị với các hiệp sĩ. Năm 123 TR.CN, khi được bầu làm người đứng đầu tòa án, Gai Grakho đã đưa ra một số dự luật quan trọng trong đó đáng lưu ý là dự luật giảm 50% giá bánh mì, dự luật cho phép người nghèo được đi xem ở nhà hát, dự luật về quyền được trả tô thuế bằng tiền áp dụng cho dân Tiểu Á, dự luật chuyển giao quyền xét xử trong Viện nguyên lão cho tầng lớp các hiệp sĩ... Ý nghĩa quan trọng của các dự luật trên (dù chúng chưa được thực hiện triệt để) là đã thể hiện đầy đủ tư tưởng pháp luật công bằng, phi bạo lực và nó đã có ảnh hưởng 64
  3. lớn tới quá trình hoàn thiện nhà nước theo khuynh hướng dân chủ nảy sinh trong cuộc đấu tranh gay gắt giữa các thế lực chính trị đối kháng ở La Mã. Đặc biệt, ý nghĩa chính trị của đạo luật bánh mì do Gai đưa ra là ở chỗ: Nhà nước có trách nhiệm giúp đỡ về vật chất cho thị dân. Người ta nói rằng, sau khi đạo luật được thông qua, Gai đã nói: "Bằng một cú đánh, tôi đã tiêu diệt Viện nguyên lão"1. Anh em Grakho đã bảo vệ cả tư tưởng mở rộng các quyền của những người tự do nghèo khó, dân chủ hóa quân đội... Phong trào của anh em Grakho đã bị thất bại vì việc duy trì chế độ tiểu điền chủ cố hữu như là một trong những cơ sở của chế độ cộng hòa là không thể được. Sau khi đàn áp xong phong trào này, giới quý tộc đã được tăng cường và cuộc đấu tranh giai cấp ngày càng mạnh mẽ bởi vì với sự phát triển của đại điền chủ tư hữu, quyền chính trị của đa số công dân La Mã ngày càng bị cắt xén và mất dần. 4. Tư tưởng chính trị của Marc Tulli Cicero (106 -43tr.CN) Cicero vừa là nhà tư tưởng, vừa là nhà chính trị và nhà luật học. Các quan điểm chính trị của ông là sự trung hòa các quan điểm của Plato, Aristote và một số nhà tư tưởng khắc kỉ. Ông trực tiếp làm chính trị trong 25 năm, đã từng giữ các chức vụ như pháp quan, quản lí viên thị chính, quan án đô thị, Chấp chính viên tối cao, Tổng đốc Sicile. Giữa những năm 70 - 60 tr.CN, ông lập ra cái gọi là một đảng cộng hòa trung tâm. Ông tập hợp một liên minh gồm những tư nhân tài chính giàu có từ tầng lớp trung lưu, bộ phận ôn hòa của tầng lớp quý tộc và bộ phận ôn hòa của những người bình dân, chính liên minh này đã giúp ông vào được viện chấp chính năm 63. Sau khi xảy ra vụ ám sát Cesar, ông đứng đầu phe đối lập và bị ám sát ngày 12/12/43 tr.CN, đầu rời khỏi thân, tay bị chặt gửi về La Mã và bày ở mũi tàu. Nhận xét về Cicero, Graston Borrissier đã viết: "Cicero đôi khi do dự và quá mềm yếu thì cuối cùng bao giờ cũng là để bảo vệ điều mà ông coi như lợi ích của công lí và pháp quyền... Khi lợi ích đó luôn bị thất bại, ông đã làm tròn sự phục vụ cuối cùng cho lợi ích đó mà nó có thể đòi hỏi những người bảo vệ, ông đã làm vẻ vang nó bằng cái chết của ông”2. Tác phẩm Nước cộng hòa gồm 6 quyển: + Quyển 1: Về những hình thức khác nhau của chính phủ; + Quyển 2: Các thiết chế La Mã; + Quyển 3: Về bản chất con người và công lí trong tất cả các chính phủ; + Quyển 4: Về giáo dục và đời sống gia đình; + Quyển 5: Về các phong tục khắc khổ của thời cổ đại; 1 Xem: “L ch s các h c thuy t chính tr trên th gi i”, sđd, tr. 94. 2 L ch s các t t ng chính tr , S d, tr.142. 65
  4. + Quyển 6: Về những quan hệ của tôn giáo và hạnh phúc của các xã hội. Sau khi nghiên cứu về nhà nước trong Nước cộng hòa, ông lại khảo cứu các luật thích hợp nhất với các nhà nước trong tác phẩm Luật pháp. Tác phẩm này gồm 3 quyền: + Quyển 1: Nghiên cứu nguồn gốc của pháp quyền; + Quyển 2: Các luật tôn giáo; + Quyển 3: Tổ chức chính quyền, đoàn pháp quan và các quy tắc chính trị thực hành. Hai tác phẩm này của Cicero là sự hỗn hợp từ Nền cộng hòa và Luật pháp của Plato, theo sự luận giải của Cicero thì đó là lí tưởng về chính phủ tốt nhất và công dân tốt nhất, được rút ra đồng thời trong mối quan hệ tất yếu của chúng. Vì thế, có người đã chỉ trích ông là ăn cắp văn của Plato, song lại có người nhận xét: "Nước cộng hòa của Cicero không phải là sự ăn cắp văn của Plato, cũng không phải sự biện hộ có dự tính trước cho ngôi hoàng đế mà là một bức vẽ rất tốt về lí tưởng con người nhà nước, do Cicero lấy ở tư duy Hi Lạp với kinh nghiệm cá nhân chín muồi của ông và do đó đã thích ứng với tư duy La Mã và với khuôn khổ chính trị của thành bang cộng hòa"1. Theo Cicero, điều bât hạnh nhất đối với người tốt là bị buộc phải tuân theo người xấu. Nhưng những người ác sẽ thắng lợi một cách tất yếu nếu những người tốt không tham dự vào các công việc chung và nước cộng hòa sẽ bị phân thành nhiều mảnh. Đối với những người tốt thì sẽ là không đủ nếu chỉ quan tâm đến mình mà bỏ qua các việc công cộng. Họ cần phải theo dõi bước đi của việc công hàng ngày và chấp nhận các quy tắc của nó. Chính trị học La Mã bao hàm một con đường đi lớn, nó làm cho người ta liên tiếp phải trải qua các chức pháp quan khác nhau để cuối cùng đi đến việc chấp chính. Theo ông, người công dân tốt nhất là người có văn hóa, có tài năng và quyền uy. Người đó có phẩm chất của người công dân mà Plato gọi là các nhà triết học chấp chính, còn Cicero gọi họ là con người có uy thế tinh thần. Quan niệm của Cicero về quyền lực là quan niệm của một quyền uy tốt bụng, theo ông nhà chính trị tác động tới những người bị cai trị với chức năng phụ trợ và tiết chế, điều hòa. Khi quyền uy thuộc về một vài người được lựa chọn thì người ta nói rằng thành bang được cai trị bởi nhóm ưu tú hay chế độ quý tộc. Cuối cùng, chính phủ nhân dân là chính phủ ở đó tất cả quyền lực thuộc về nhân dân"2. 1 L ch s các t t ng chính tr , S d, tr.143. 2 L ch s các t t ng chính tr , S d, tr.150. 66
  5. Như vậy, Cicero khẳng định rằng: - Bản chất nhân loại, lí tính chính nghĩa công bằng phát ra những mệnh lệnh phải được tôn trọng bởi người nghe những mệnh lệnh ấy. - Những mệnh lệnh ấy của lí tính công bằng không thể bị thay đổi bởi pháp quyền thực chứng và các quyền lực công cộng phải bất lực ngay trong môi trường của chúng. - Những biểu hiện của lí tính công bằng đó phải có một tính chất vĩnh hằng và phổ biến. Người nào không biết đến ba nguyên tắc đó sẽ không biết đến bản chất con người trong bản thân mình. Nói chung, Cicero đã viện dẫn đến pháp luật tự nhiên để chống lại luật pháp thành văn của nhà nước lúc đó, đó là thứ pháp luật tồn tại trước những văn bản, trước pháp luật của pháp quan, trước những lời nghị án của các quan tòa. 5. Tư tưởng chính trị của Thiên chúa giáo Sự khủng hoảng của chế độ chiếm hữu nô lệ ngày càng tăng đã dẫn tới sự cùng cực của quần chúng lao động. Những người nông dân và thợ thủ công bị phá sản và biến thành "những người nghèo khổ tự do" không còn phương tiện sinh sống. Đặc biệt là tình cảnh khốn cùng của những người nô lệ bị chủ nô bóc lột tàn nhẫn. ở nhiều nơi của đế quốc La Mã đã bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của nô lệ và nhân dân bị áp bức, nhưng tất cả họ đều bị nhà nước chiếm hữu nô lệ đàn áp dã man. Sự bất lực của quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh với bọn bóc lột đã dẫn tới sự gia tăng tâm lí tín ngưỡng, sự tìm kiếm "niềm an ủi tinh thần" trong tôn giáo. Sứ mệnh của quyền lực là làm cho công bằng ngự trị, chính trong mục đích đó mà uy lực đã được đem lại cho ông vua. Công bằng bản thân nó có trước quyền lực, không thay đổi, vĩnh hằng, tối thượng chung trong không gian và trong thời gian, nó áp đặt cho tất cả các ý thức. Theo Augustin, uy lực không phải là một điều xấu mà so với công bằng, nó không phải là cái thứ nhất mà là cái thứ hai. Quyền lực, bản thân nó có tất cả cái phải sợ nếu tách xa sự công bằng. Ông viết: "Các vương quốc không có công bằng là gì nếu không phải là những việc tham nhũng, cướp bóc". Vậy công bằng nằm ở đâu? Nó cốt ở chỗ làm bổn phận của mình với sự đúng đắn nhất, trả lại cho mỗi người cái mà mình mắc nợ. Nhiệm vụ thứ ba của người thủ lĩnh là phải cố vấn cho nhân dân mình. Họ phải đặt quyền uy của họ vào việc phục vụ nhân dân họ. Có thể thấy các quan điểm của kinh phúc âm thể hiện khá rõ trong lập luận của Augustin. Theo ông, chỉ huy là một mặt của lòng từ thiện; thần dân là những người anh em nên việc áp đặt ý chí đối với họ 67
  6. cũng là điều tốt vì để thực hiện được việc chỉ huy họ. Do đó, "quyền uy phải được chấp nhận như là một sự phục vụ và được yêu thích như là một việc làm phúc". Với sự công bằng làm gốc và việc từ thiện làm ngọn, thành bang tạo ra hạnh phúc cho các công dân. Cương lĩnh của Augustin về thành bang là trật tự, đoàn kết, hòa bình, trật tự giành được bằng đoàn kết và đoàn kết được thực hiện bằng hòa bình. Về mối quan hệ giữa nhà nước và nhà thờ, Augustin cho rằng, quyền lực nhà nước và quyền lực nhà thờ là rất khác nhau và độc lập với nhau. Mỗi loại quyền lực chỉ phụ thuộc vào bản thân mình và vào Thượng đế, vận động trên những phương diện khác nhau. Do vậy, mọi sự can thiệp của quyền lực này vào quyền lực khác vừa là phạm tội vừa là nguy hiểm cho lợi ích chung hoặc cho chính nó. Nói chung, Augustin đặt lòng tin sâu sắc vào các hoàng đế Thiên chúa giáo và cũng chú ý đến việc đồng nhất nhà nước với nhà thờ thông qua việc tuyên bố vai trò của nhà nước như là điều mong muốn của Thượng đế là để duy trì trật tự và khẳng định sự tất yếu phải phục tùng các thiết chế ấy để vâng theo những số phận thiên mệnh ngay cả khi các vua chúa hay các hoàng đế thay đổi tôn giáo hay là người phi đạo. Ông khẳng định rằng chế độ nô lệ cũng là do Chúa định. Mặc dù mọi người bình đẳng theo tự nhiên nhưng "kẻ nô lệ phải là nô lệ vì những tội lỗi của mình", "kẻ nô lệ phải là nô lệ vì có lỗi" trước Chúa và bởi vậy nô lệ phải hoàn toàn cam chịu phục vụ chủ của mình. Theo ông, sở hữu cá nhân, bất công xã hội, sự tồn tại kẻ giàu, người nghèo là "ý Chúa". Ông viết: "Ai đã tạo ra những thứ đó? Chúa! Sinh ra người giàu là để giúp người nghèo, sinh ra người nghèo là để thử thách người giàu...". CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4: 1. Đánh giá một số giá trị tiêu biểu của tư tưởng chính trị La Mã cổ đại? 2. Nội dung tư tưởng chính trị của Thiên chúa giáo? 68
  7. Chương 5 CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ TÂY ÂU TRUNG CỔ 1. Khái quát chung Sau khi chế độ chiếm hữu nô lệ Lamã sụp đổ vào thế kỷ V-VI ở Tây Âu đã xuất hiện các nhà nước, chế độ phong kiến dần hình thành. Nền tảng của chế độ phong kiến là sở hữu ruộng đất của lãnh chúa phong kiến. Xã hội chia thành hai giai cấp chính: các chúa phong kiến nắm hầu hết ruộng đất và nông dân bị bần cùng hoá, lệ thuộc vào các chúa phong kiến. Tới thế kỷ IX chủ nghĩa phong kiến hình thành xong ở tất cả các nước ở Tây Âu. Đồng thời vào thời gian này, Tây âu bị chia nhỏ thành các quốc gia phong kiến, không lệ thuộc vào chính quyền trung ương tập quyền chiếm hữu ruộng đất khác nhau. "Cơ cấu đẳng cấp của chế độ chiếm hữu ruộng đất và các đội hộ vệ vũ trang gắn liền với cơ cấu đẳng cấp đó, đã đem lại cho quý tộc quyền lực đối với nông nô".1 Nhận xét về hệ tư tưởng thời trung cổ, F. Engels viết: "Trong tay bọn giáo sĩ, chính trị và luật học, cũng như tất cả các ngành khoa học khác vẫn chỉ là những ngành của khoa học thần học và những nguyên lý thống trị thần học cũng được áp dụng cho chính trị và luật học". Kinh thánh cũng có hiệu lực trước mọi toà án như là pháp luật, khoa học luật học trong một thời gian dài vẫn còn đặt dưới sự giám hộ của thần học...".2 Như vậy, tư tưởng thần quyền như một "đám mây mù dầy đặc" bao trùm trên bộ Tây Âu trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. 2. Các học thuyết chính trị tiêu biểu 2.1. Học thuyết thần quyền Với sức mạnh kinh tế, chính trị và sự thống trị về tinh thần của mình, nhà thờ thiên chúa giáo mưu toan bắt các lãnh chúa phong kiến quý tộc, và toàn xã hội phải quy phục và lệ thuộc vào mình. Các giáo hội tích cực tuyên truyền các học thuyết thần quyền nhằm thống trị thế giới. Một trong những học thuyết được phổ biến rộng rãi là "học thuyết mặt trời và mặt trăng", trong đó cho rằng "mặt trăng toả sáng nhờ mặt trời, vương quyền chói sáng nhờ giáo hoàng". Thuyết lý "hai gươm" cũng được phổ biến 1 K. Marx và.F. Engels: Toàn tập, tiếng Việt, NXB Sự thật, Hà Nội, 1996, t.3, tr.45. 2 K.Marx và F. Engels: Tuyển tập tiếng Việt NXB Sự thật Hà Nội, T II, tr 205-206. 69
  8. rộng rãi, theo đó nhà vua có được gươm báu của mình - là chính quyền, nhờ có giáo hội và do đó cũng phải phục tùng giáo hội. 2.2. Các phong trào tà giáo Suốt chiều dài lịch sử chính trị nhân loại về cơ bản có hai dòng tư tưởng: phản động và tiến bộ đối lập nhau, nó thuộc về những giai cấp có lợi ích rất khác nhau. Phong trào tà giáo ở Tây Âu được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn từ thế kỷ X - XIII; giai đoạn XIV - XV. Các phong trào tà giáo là sự phản kháng cách mạng của nhân dân lao động chống lại sự áp bức, bóc lột phong kiến vào thời trung cổ. Tà đạo thời trung cổ, theo định nghĩa của F. Engels là: "Sự đối lập có tính chất cách mạng chống chế độ phong kiến" (1). Phong trào tà giáo lớn đầu tiên bao trùm toàn bộ Châu Âu bắt đầu vào thế kỷ X ở Bungari. Quyền lợi của nông dân Bungari bị nô dịch được thể hiện trong phong trào tà giáo "thánh thiện" mang tính chất chống phong kiến. Các nhà truyền giáo thánh thiện tuyên truyền không mệt mỏi học thuyết của mình trong giai cấp bị áp bức ở Bungari: "Dạy cho đồng bào không tuân chủ chính quyền, - một người đương thời của phong trào thánh thiện viết, - nguyền rủa bọn giàu có, căm thù vua chúa, nguyền rủa các tộc trưởng, phê phán bọn quan lại, coi việc phục vụ vua chúa là đớn hèn trước Chúa và mọi kẻ nô lệ không được phục vụ cho ông chủ của mình". Một trong những đại diện đầu tiên của tà giáo thị dân là giáo sư Trường Đại học tổng hợp Ôcxpho Giôn Oaiclíp, người vào cuối thế kỷ XIV đã chống lại sự phụ thuộc của nhà thờ ở Anh vào giáo hoàng Lamã và sự thâm nhập của nhà thờ vào công việc nhà nước. Oaiclip phê phán tôn tu đẳng cấp trong giáo hội và sự giàu có của nó, khi khẳng định rằng những điều đó trái với kinh thánh. Run sợ trước quy mô ngày càng to lớn của phong trào Taborít, những người theo phái Traních đã thoả hiệp với giai cấp phong kiến chống lại họ. Sự phản bội này và sự mâu thuẫn trong trường phái Taborit đã dẫn tới sự thất bại của họ, song những khẩu hiệu do họ đưa ra, chỉ ít lâu sau được Tômat Mundơ sử dụng trong thời kỳ cải cách tôn giáo ở Đức. 2.3. Tư tưởng chính trị của thời đại Phục hưng Cho đến thế kỷ XVI, chế độ phong kiến và hệ tư tưởng chính trị của nó đã bước vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng. Sự khủng hoảng và bắt đầu tan rã của chế độ phong kiến là một hiện tượng hợp với quy luật phát triển của lịch sử. Điều này được thể hiện ở một số điểm cơ bản sau đây: 1 C.Marx và Ph.Angghen: Tuyển tập, tiếng Việt, NXB Sự thật, Hà Nội, 1981, t.II, tr.206. 70
  9. Cùng với xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, các quan hệ xã hội và giai cấp phát triển nhanh theo hướng bị phân hoá, sự phân công lao động xã hội ở đô thị trong thời kỳ phát triển với tốc độ nhanh của các hình thức công trường thủ công và ở nông thôn do bộ phận nông dân bị phá sản để làm thay đổi bộ mặt xã hội phương Tây và cùng với sự thay đổi đó là những bước phát triển quan trọng trong đời sống chính trị. Đương nhiên, vì vừa mới ra đời trong lòng chế độ phong kiến chưa bị sụp đổ hoàn toàn, giai cấp tư sản còn non yếu về mọi mặt, và trong những chừng mực nhất định nó phải dựa vào thế lực phong kiến để tìm ra một mô hình xã hội phù hợp với quyền lực cho cả đôi bên. Nhưng điều này không phủ nhận tính tích cực trong tư tưởng chính trị của giai cấp tư sản mà nội dung bao trùm là sự khẳng định những quyền năng cơ bản của con người, và giá trị đích thực của con người hữu sản trong cuộc sống thực tại khi giáo lý không đủ sức để che đậy bản chất của chế độ phong kiến phi nhân quyền. Như vậy, tư tưởng chính trị - pháp luật ở Tây Âu thời kỳ phong kiến khủng hoảng và tan rã chứa đựng hai nội dung chủ yếu: nội dung mang tính tư sản và nội dung mang tính bình dân, và sự xuất hiện những trào lưu tư tưởng chính trị - pháp luật đó được bắt đầu từ thời đại Phục hưng. Thời kỳ Phục hưng theo nghĩa hẹp của từ này chính là một phong trào trí thức bắt đầu vào cuối thế kỷ thứ XV, và bành trướng mạnh vào thế kỷ XVI, nhằm xem xét lại những kiến thức của thời Trung cổ, để trở về với thời Thượng cổ cổ điển. Nhưng theo nghĩa rộng, thì Phục hưng có có ý nghĩa không những chỉ khôi phục, mà còn dựa vào quyền hành của Đức Giáo hoàng trên phương diện tinh thần và dựa vào quyền hành của Hoàng đế trên phương diện trần tục. Trên phương diện trần tục, những quốc gia thống nhất dưới chế độ quân chủ chuyên chế như Pháp, Anh và Tây Ban Nha, càng ngày càng mạnh thêm, và các Vua Chúa của những quốc gia này càng ngày càng có nhiều quyền lực . Trong khi đó với sự khám phá ra Châu Mỹ của Colomb, và sự khám phá ra con đường đi tới án độ qua ngõ Cáp của Vasco de Gama, có tác động làm đảo lộn nền kinh tế thế giới. Trên phương diện tinh thần dần dần cũng bị đảo lộn bởi sự khám phá ra nghề in vào cuối thế kỷ thứ XV. Người đi đầu trong xu hướng chính trị nói trên là Niccolò Machiavelli (1469- 1527). Machiavelli là nhà ngoại giao và nhà chính trị tư tưởng của nước Italia thời kỳ văn nghệ phục hưng. Ông xuất thân trong một gia đình quí tộc, người cha yêu thích nghiên cứu các tác phẩm cổ điển, từ nhỏ ông đã chịu ảnh hưởng và sự rèn luyện của cha, năm mười hai tuổi đã có thể dùng chữ la tinh viết lách, hoàn thành sự nghiệp học hành của mình tại Đại học Phraleorta. 71
  10. Năm 1527, nhân dân Phraleorta khởi nghĩa, một lần nữa xua đuổi gia tộc Matichi, khôi phục lại nước cộng hoà, Machiavelli yêu cầu khôi phục lại chức quan cũ nhưng không được, ông lâm bệnh rồi mất vào năm đó, hưởng thọ 58 tuổi. 2.4. Tư tưởng chính trị của phong trào cải cách Tôn giáo, và phong trào chống chuyên chế Cuối thế kỷ XV - đầu thế kỷ XVI - đời sống kinh tế - chính trị xã hội đã bước vào giai đoạn phát triển cơ bản. Những gì người ta làm được trong thời kỳ Phục hưng lại được củng cố bằng niềm tin vào khả năng thay đổi những bế tắc trong "tâm linh luận" mà Ky tô giáo là vòng luẩn quẩn của sự bế tắc đó. Và cải cách tôn giáo là biện pháp mà người phương Tây sử dụng để mưu toan thay đổi xã hội của họ. Lãnh tụ của phong trào Cải cách Tôn giáo là Martin Luther (1483-1546), con của một nhà giàu có trong giới xí nghiệp hầm mỏ. Là một luật sư trẻ, một nhà thần học, có lúc Martin Luther đã trải qua sự khủng hoảng về tinh thần để rồi từ đó ông bắt đầu nhận xét về Giáo hội như là một kẻ ngộ đạo. Ngày 31 tháng 10 năm 1517, ông đã dán 95 luận đề của mình lên cửa nhà thờ Wittengerg ở Saxonie và hành động này đã mở đầu cho thời kỳ Cải cách tôn giáo, đưa đến sự ra đời của một giáo hội tách rời hẳn giáo hội Ky tô La mã. Năm 1528 Luther đã công khai lên án Giáo hoàng và Giáo hội, ông phủ nhận cái gọi là "Giai cấp tinh thần" (giới giáo sĩ) và cho rằng nếu đã gọi có một "giai cấp tinh thần"thì mọi người Ky tô giáo đều thuộc giai cấp tinh thần đó. Điểm khác biệt trong quan niệm của Clavin so với quan niệm của Luther thể hiện ở chỗ Calvin rất tin vào sự cao cả vĩ đại của Thượng đế và bi quan trước sự bé nhỏ của con người. Chỉ có Thượng đế, theo ý của Calvin, mới có thể tự cứu rỗi bằng đức tin. Tuy nhiên, Thượng đế đã chọn rất ít người để cứu rỗi và không biết là ai sẽ được Thượng đế đoái tới, nên chỉ còn hy vọng mà thôi. Đây là điểm nổi bật trong lý thuyết của Calvin. Trong suốt 23 năm, Calvin đã giữ quyền cai trị tối cao ở Genéve và Genéve đã như là "xã hội thần quyền", và Giáo hội. Calvin thực tế đã đóng vai trò như một chính quyền thế tục, và tính chất dân chủ, giáo lý tôn trọng lao động, tiết kiệm, tư tưởng vươn tới sự giàu có đã ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất của chính quyền nhà nước, thoả mãn phần nào nguyện vọng của giai cấp tư sản mới xuất hiện trong cuộc đấu tranh chống thiết chế chính trị của chủ nghĩa phong kiến và cuối cùng phong trào cải cách đã chuẩn bị những tiền đề cơ bản cho sự ra đời và phát triển của các học thuyết chính trị - pháp luật giai đoạn tiếp sau đó. Theo cách đánh giá của Grotius thì pháp luật thực định phong kiến đã vi phạm nghiêm trọng quyền con người và tự do tư hữu bị chà đạp bởi bạo lực và sự đố kỵ phong kiến. Vì vậy, chế độ phong kiến không còn là sự bảo đảm nữa, chế độ đó cần phải bị lật đổ. Thiết chế nhà nước được tạo dựng say này phải do sự thoả thuận giữa 72
  11. những người hữu sản, quyền lực nhà nước đó là tối thượng, là quyền lực không phụ thuộc trong trách nhiệm thông qua các đạo luật, xét xử, bổ nhiệm và giám sát hoạt động cả các quan chức, thu thuế, giải quyết những vấn đề liên quan đến chiến tranh và hoà bình, ký kết các hiệp ước quốc tế v.v... Nhà tư tưởng xuất sắc thứ hai ở Hà Lan sau thời kỳ cách mạng là Baruc Spinôza (1632 - 1677). Tư tưởng của Spinôza hình thành trong hoàn cảnh của cuộc đấu tranh gay gắt giữa các phe phái chính trị ở Hà Lan nhằm khôi phục chế độ quân chủ hoặc phủ nhận chế độ đó mà ca ngợi tính hợp lý của thiết chế cộng hoà. Theo Spinôza thì sức mạnh nhà nước không thể là vô hạn. Điều làm cho tư tưởng của Spinôza khác với tư tưởng của một số người khi đề cao quyền lực tuyệt đối của nhà nước đối với cá nhân con người. Spinôza đặc biệt nhấn mạnh những giá trị tự do của con người trong quyền tín ngưỡng và ngôn luận. Ông phủ nhận mọi sự ràng buộc từ phía nhà nước hoặc nhà thờ đối với tư duy của con người và cho rằng sức mạnh của nhà nước phụ thuộc vào việc nhà nước đó có bảm đảm quyền lợi cho đám đông được hay không. Trong trường hợp nếu pháp luật của nhà nước bị vi phạm từ phía những người cầm quyền thì sẽ gây ra sự phản đối trong dân chúng và sức mạnh của nhà nước sẽ bị suy giảm. Spinôza đã khuyên các quan chức hãy tôn trọng tài sản, an ninh, danh dự và nhiều lợi ích khác của dân chúng, và theo ông thì chế độ quân chủ chuyên chế là một hình thức chính thể nguy hại cho quyền tự do tự nhiên của con người. Mặc dầu coi nền dân chủ là hình thức nhà nước tốt nhất bởi nó "gần với tự do và tự nhiên hơn cả", nhưng Spinôda cũng đưa ra một số dự án nhằm cải tạo chế độ quân chủ. Theo ông, quyền lực trong nhà nước quân chủ phải thuộc về thiết chế đại biểu. Nó thông qua các đạo luật và giám sát việc thực hiện những đạo luật đó của các quan chức và chánh án. Người đứng đầu nhà nước có quyền lực hạn chế trong việc giải quyết những bất đồng nếu chúng nảy sinh và hạn chế những mưu toan của ai đó muốn gây nguy hại cho quyền lợi của tất cả. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5: 1. Trình bày khái quát nội dung tư tưởng chính trị Tây Âu trung cổ? 2. Điểm tương đồng và khác biệt giữa tư tưởng chính trị Thần quyền và Tôn giáo? 73
  12. Chương 6 CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ CỦA ANH THỜI CẬN ĐẠI 1. Khái quát chung Cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỷ XII được coi là dấu mốc cho sự phát triển của nền dân chủ phương Tây, cách mạng tư sản phương Tây. Cuộc cách mạng này tấn công vào chế độ phong kiến chuyên chế. Học thuyết chính trị Anh thời kỳ này được coi như là cơ sở tư tưởng cho cách mạng tư sản Anh. Các nhà tư tưởng chính trị Anh thời cách mạng đã đề cập đế những vấn đề mâu thuẫn trực diện với vương quyền phong kiến như quyền tự nhiên, chủ quyền nhân dân, phân chia quyền lực. Những tư tưởng này được thể hiện tập trung ở hai nhà tư tưởng là Thomas Hobbes và John Locke. Những tư tưởng dân chủ ở Anh tiếp tục được phát triển bởi J. S. Mill. 2. Các học thuyết chính trị tiêu biểu 2.1. Học thuyết chính trị của John Locke (1632 - 1704) John Locke sinh năm 1632 tại Wrington, hạt Somerset, và qua đời 72 năm sau đó vào năm 1704, trong môt gia đình Thanh giáo. Ông học cử nhân và thạc sĩ tại đại học Oxford. Năm 1689, ông viết một danh tác chính trị để đời Khảo luận thứ hai về chính quyền. Học thuyết của ông tập trung vào vấn đề quyền tự nhiên, khế ước xã hội và phân chia quyền lực. Tuy nhiên vì những lý do nhất định, con người không thể sống trong trạng thái tự nhiên với quyền tự do và bình đẳng một cách tuyệt đối. Không đồng ý với Hobbes, Locke cho rằng trạng thái tự nhiên không phải là một trạng thái hỗn độn vì có luật tự nhiên điều chỉnh : ‘’ Trạng thái tự nhiên có luật tự nhiên để cai quản, bắt buộc mọi người phải tuân thủ ; và lý trí- vốn là luật này, huấn thị cho toàn thể loài người- những người có ý chí riêng nhưng phải tham vấn nó, rằng tất cả đều bình đẳng và độc lập với nhau. Không ai được phép làm hại đến sinh mạng, sức khoẻ, tự do hay tài sản của người khác vì tất cả đều là tuyệt tác của một đáng sáng tạo toàn năng và thông thái vô hạn.’’1 Người ta bước sang trạng thái dân sự như thế nào ? Bằng con đường mọi người cùng ký kết với nhau một khế ước xã hội để thành lập ra nhà nước. Locke lập luận về việc ký kết khế ước xã hội như một phương thức thành lập ra nhà nước, bước vào xã hội chính trị của con người: “Con người, như đã nói, theo luật tự nhiên, tất cả đều tự do, bình đẳng và độc lập, không một ai có thể bị đưa ra khỏi tình trạng này và phải 1 John Locke. Khảo luận thứ hai về chính quyền. NXB Tri thức, 2005, tr.35-36. 74
  13. khuất phục trước quyền lực chính trị của người khác mà không có sự chấp thuận của chính người bị đặt ra. Cách duy nhất mà một người tước bỏ của chính mình quyền tự do tự nhiên và gắn với những ràng buộc của xã hội dân sự, là bằng sự đồng thuận với những người khác để cùng liên kết và hợp nhất trong một cộng đồng, vì cuộc sống tiện lợi, an toàn, và thành bình giữa họ với nhau, trong sự thụ hưởng một cách bảo đảm đối với sở hữu của họ, và một sự an ninh lớn hơn [ trước đây, trong trạng thái tự nhiên] để chống lại bất cứ thứ gì không thuộc về điều đó. Bất kỳ thành viên nào của loài người cũng có thể thực hiện điều này, vì nó không gây phương hại đến tự do của những người còn lại; có thể nói, [khi hành động như vậy] họ được để lại trong sự tự do của trạng thái tự nhiên. Khi có một lượng bất kỳ nào đó của loài người đã chấp thuận việc xây dựng một cộng đồng hay chính quyền, họ vì thế và tức khắc hợp thành tổ chức và làm nên một cơ thể chính trị, nơi mà đa số có quyền hành động và quyết định so với những người còn lại.”1 Locke cũng nói rằng lập luận của ông về quyền lật đổ cơ quan lập pháp của nhân dân cũng đúng với cơ quan hành pháp. Quy kết chung của ông là người nào sử dụng quyền lực trái với sự uỷ thác ban đầu thì không thể tiếp tục được uỷ thác. Những người lập quốc của nước Mỹ là những người đâu tiên ảnh hưởng đậm nét của những tư tưởng này, thể hiện trong Tuyên ngôn độc lập của họ: CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6: 1. Khái quát chung về các học thuyết Anh thời cận đại? 2. Nội dung cơ bản của tư tương chính trị Jonh Locke? 1 John Locke. Khảo luận thứ hai về chính quyền. NXB Tri thức, 2005, tr.137-138. 75
  14. Chương 7 CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ CỦA PHÁP THỜI CẬN ĐẠI 1. Khái quát chung Các học thuyết chính trị của Pháp trong thời cận đại đặt biệt phát triển trong giai đoạn diễn ra trước, trong, và sau khi diễn ra cuộc đại cách mạng Pháp năm 1789. Do đó, cần điểm qua những sự kiện quan trọng liên quan đến cuộc cách mạng này. Cuộc cách Pháp 1789 là cuộc cách mạng tư sản lật đổ nền quân chủ phong kiến của triều đại Bourbons, thiết lập chính quyền tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Pháp. Lực lượng cách mạng chủ yếu là đẳng cấp thứ ba gồm giai cấp tư sản, công nhân, nông dân, quý tộc lớp dưới. Tại Hội nghị tam giới tháng 5 năm 1789 đại biểu đẳng cấp thứ ba đòi quyền bình đẳng trước pháp luật. Thái độ ngoan cố của nhà vua dẫn đến việc thành lập Hiệp hội dân tộc của đẳng cấp thứ ba (17.6), thành lập Quốc hội lập hiến (9.7). Đỉnh cao của cuộc khởi nghĩa quần chúng là ngày 14.7.1789 phá ngục Bastille. Cuộc cách mạng gồm ba giai đoạn. Trong giai đoạn thứ nhất, phái lập hiến cầm quyền (tháng 7.1789 đến tháng 9.1792), công bố Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền (26.8.1789), bầu Quốc hội lập pháp (1.10.1791). Đầu năm 1792, Áo và Phổ ký hiệp ước liên minh quân sự kêu gọi các nước Châu Âu tham gia chiến tranh chống nước Pháp cách mạng. Trước nguy cơ mất nước, nhân dân Pháp nổi dậy (10.8.1792) lật đổ chính quyền, thay thế bằng chính phủ Girondins. Giai đoạn thứ hai là giai đoạn phái Girondins nắm quyền từ tháng 8.1792 đến tháng 6.1793, thành lập hội nghị Quốc ước và tuyên bố nước Pháp theo chế độ cộng hòa (22.9.1792), quyết định xử tử vua Lu-I XVI (21.1.1793). Lực lượng cánh tả, phái Jaconbins, các công dân đã thành lập Công xã ở các địa phương đòi hỏi tăng cường chiến đấu chống ngoại xâm và cải thiện đời sống của dân nghèo, đã nổi dậy lật đổ chính phủ Girondins ngày 2.6.1793. Giai đoạn thứ ba là gian đoạn pháp Jacobins nắm quyền từ tháng 6.1793 đến tháng 7.1794 do Robespierre đứng đầu đã quyết định chính sách chia ruộng đất cho dân nghèo, soạn thảo Hiến pháp 1793 (chưa công bố), thành lập đội quân cách mạng để trấn áp kẻ thù bên trong và đẩy lùi kẻ thù bên ngoài bằng những biện pháp kiên quyết. Nhờ vậy nước Pháp thoát khỏi nguy cơ bị xâm lược. Do sự phân hóa nội bộ, chính quyền Jacobins bị lật đổ bởi cuộc đảo chính Thermidor ngày 27.7.1794. Robespierre và các bạn chiến đấu bị hành quyết. Cuộc nổi dậy của phái bảo hoàng bị Napoleon đề bẹp và năm 1796 thành lập đốc chính, năm 1796 Napoleon chiến thắng ở Arcole; năm 1797 Babeuf bị hành quyết. Năm 1798 liên minh lần thứ hai chống Pháp 76
  15. thất bại. Năm 1799 cuộc đảo chính của Napoleon và việc thành lập Nhiếp chính ngày 9, 10, tháng 11 là sự kiện đánh dấu sự kết thúc của cách mạng.1 Học thuyết chính trị Pháp thời kỳ này thể hiện rõ tinh thần dân chủ qua các học thuyết về quyền tự nhiên, khế ước xã hội, chủ quyền nhân dân, phân chia quyền lực là cơ sở tư tưởng quan trọng cho cách mạng Pháp. Tinh thần dân chủ trong đó tiếp tục được phát triển sau cách mạng. 2. Các học thuyết chính trị tiêu biểu 2.1. Học thuyết chính trị của Charles de Secondat Montesquieu (1689 - 1755) Montesquieu (1689 - 1755) sinh trong một gia đình quý tộc giầu có ở Chaateau de la Brède. Năm 27 tuổi ông được thừa kế tước vị Chánh án tòa án tỉnh Bordeaux cùng gia tài. Ông đã học luật và làm chánh án trong 10 năm. Những quyến rũ của cuộc sống ở trị trấn bắt đầu làm ông ghê tởm và ông đã bán chức Thẩm phán và dời đi Paris. Nhưng ông không ở Paris lâu mà đi du lịch vòng quanh Châu Âu và nhờ đó ông có tư liệu để viết danh tác « Tinh thần pháp luật ». Ông đã đi thăm Áo, Hung, Venice, La Mã, Thụy Sĩ, Hòa Lan, và sau cùng là Anh, nơi đâu ông ở 2 năm. Tuy có nhiều đặc điểm của người Anh ông không ưa, nhưng ông cảm phục nền tự do của họ. Thực tế, một trong những đoạn quan trọng nhất trong Tinh thần pháp luật không có gì hơn là một bài tán tụng Hiến pháp Anh, mà Montesquieu tin rằng hiến pháp đó là nền tảng của những tổ chức tự do ông thấy ở nước này.2 Học thuyết chính trị của Montesquieu bao quát nhiều vấn đề từ bản chất của pháp luật, đến các hình thức chính quyền, phân chia quyền lực, địa chính trị…nhưng quan trọng nhất là học thuyết phân chia quyền lực. Thuyết phân quyền của Mongtesquieu không phải là một sự suy luận pháp lý diễn dịch mà là từ sự quan sát nước Anh lúc bấy giờ. Sự mô tả Hiến pháp Anh chính là nguồn cảm hướng cho suy luận của Montesquieu về phân quyền.3 Nội dung đầu tiên trong học thuyết phân quyền của Montesquieu là quyền lực nhà nước được cấu thành bởi ba hình thái cơ bản (tam quyền): lập pháp, hành pháp, và tư pháp: “ Trong mỗi quốc gia đều có ba thứ quyền lực: quyền lập pháp, quyền thi hành những điều hợp với quốc tế công pháp và quyền thi hành những điều hợp với luật dân sự. Với quyền thứ nhất, nhà vua hay pháp quan làm ra các thứ luật cho một thời gian hay vĩnh viễn, và sửa đổi hay huỷ bỏ luật này. Với quyền lực thứ hai, nhà vua 1 Từ điển bách khoa Lịch sử thế giới. NXB Từ điển bách khoa. 2003, tr.96-97. 2 Michael B. Foster. Những bậc danh sư của triết lý chính trị. Houghton Mifflin Conpany, Boston the Riberside Press Cambridge, tr.637. 3 Lê Đình Chân. Luật hiến pháp. Sài gòn, 1966, tr220 77
  16. quyết định hoà hay chiến, gửi Đại sứ đi các nước, thiết lập an ninh, đề phòng xâm lược. Với quyền lực thứ ba, nhà vua hay pháp quan trừng trị tội phạm, phân xử tranh chấp giữa các cá nhân. Người ta gọi đây là quyền tư pháp, và trên kia là quyền hành pháp quốc gia.”1 Nội dung tiếp theo là quyền lực nhà nước phải được tổ chức làm sao cho tự do của công dân được bảo đảm: “Tự do chính trị của công dân là sự yên tâm vì mỗi người nghĩ rằng mình được an ninh. Muốn đảm bảo tự do chính trị như vậy thì chính phủ phải làm thế nào để mỗi cồng dân không phải sợ một công dân khác.”2 Mongtesquieu kịch liệt lên án chế độ quân chủ chuyên chế ở Pháp lúc bấy giờ. Chế độ quân chủ chuyến chế là tổ chức quyền lực phi lý. Chuyên chế là hình thức cầm quyền của một người phủ nhận pháp luật, nhà nước phụ thuộc vào sự lộng quyền của người cầm quyền. Chế độ chuyên chế sở dĩ tồi tệ, phi lý là vì: nhà nước tồn tại vốn biểu hiện của ý chí chung nhưng trong chế độ chuyên chế nó lại biểu hiện ý chí đặc thù; chế độ chuyên chế với bản chất vô pháp luật và ý chí tuỳ tiện của nó lại trái với bản chất pháp luật và nhu cầu pháp luật. Mongtesquieu nhận thấy pháp luật gồm nhiều lĩnh vực, phân ngành rõ rệt, cho nên tập trung vào một người duy nhất là trái với bản chất của nó. Gắn với bản chất của chế độ chuyên chế là tình trạng lạm quyền. Vì vậy việc thanh toán hiện tượng lạm quyền chỉ có thể là đồng thời là sự thanh toán chế độ chuyên chê. Theo Mongtesquieu một khi quyền lực được tập trung vào một mối, kể cả một người hay một tổ chức, thì nguy cơ chuyên chế vẫn còn. Từ đó, Mongtesquieu cho rằng tổ chức quyền lực nhà nước theo phương thức phân chia quyền lực nhà nước để chống lại chế độ chuyên chế, thanh toán nạm làm quyền, bảo đảm quyền tự do của con người.. Mongtesquieu viết:" Khi mà quyền lập pháp và quyền hành pháp nhập lại trong tay một người hay một Viện Nguyên lão thì không còn tự do nữa; vì người ta sợ rằng chính ông ta hay viện ấy sẽ đặt ra những luật độc tài để thi hành một cách độc tài. Cũng không có gì là do nếu quyền tư pháp không tách khỏi quyền lập pháp và quyền hành pháp. Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền lập pháp, thì người ta sẽ độc đoán với quyền sống và quyền tự do của công dân; quan tòa sẽ là người đặt ra luật. Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền hành pháp, thì ông quan tòa sẽ có cả sức mạnh của kẻ đàn áp. Nếu một người hay một tổ chức của quan chức, hoặc của quý tộc, hoặc của dân chúng nắm luôn cả ba thứ quyền lực nói trên thì tất cả sẽ mất hết.”3 1 C.L.Montesquieu. Tinh thần pháp luật. NXB Giáo dục,Hà nội, 1996, tr.100. 2 C.L.Montesquieu. Tinh thần pháp luật. NXB Giáo dục,Hà nội, 1996, tr.100. 3 C.L.Montesquieu. Tinh thần pháp luật. NXB Giáo dục,Hà nội, 1996, tr.101. 78
  17. Chứng nghiệm vào những thực tế, nhận xét của Montesquieu rất đúng. Tự do sẽ không có nếu quyền lập pháp và quyền hành pháp chập vào một bàn tay. Vì người nắm quyền lực sẽ đặt ra những quy tắc thuận tiện cho mình cai trị và sẽ không ban hành các quy tắc gây bất lợi cho mình. Quyền lập pháp nhập với quyền tư pháp thì tự do cũng sẽ bị đe doạ. Nếu một người vừa có quyền lập pháp vừa có quyền tư pháp thì sẽ: làm luật cho những trường hợp hay cá nhân mà ông ta muốn hại, chẳng hạn một nhà độc tài làm ra những đạo luật riêng nhằm bỏ tù những kẻ chống đối mình; sẽ không đem thi hành hành đạo luật cho những cá nhân mà ông ta bênh vực hay biệt đãi, chẳng hạn một nhà độc tài đóng vai trò thẩm phán sẽ không phạt tù những kẻ thân thuộc đã phạm tội. Như vậy, luật không còn là luật nữa vì không có có giá trị tổng quán nữa mà thay đồi tuy theo ý muốn chủ quan của nhà cầm quyền. Lạm quyền là thuộc tính của quyền lực nhà nước. Một người càng có nhiều quyền hành trong tay thì càng có khả năng lạm quyền. Nếu một người hay một cơ quan nắm trọn cả ba quyền lập pháp, hành pháp, và tư pháp thì tự do của dân chúng sẽ không còn gì. Phân quyền có nghĩa là ba quyền đó được giao cho những cơ quan khác nhau, độc lập với nhau có phương thức hình hành riêng, cách thức hoạt động, lĩnh vực hoạt động riêng. Tương ứng với ba quyền đó là ba cơ quan: cơ quan lập pháp là Quốc hội, cơ quan hành pháp là Chính phủ, cơ quan tư pháp là toà án. Một ý tưởng tiếp theo của thuyết phân quyền là sự bình đẳng giữa các ngành quyền lực. Mongtesquieu cho rằng quyền lực tối thượng được phân chia thành ba hình thái quyền lực cơ bản là lập pháp, hành pháp, và tư pháp nên không có ngành quyền lực nào được gọi là tối thượng. Ba ngành quyền lực này nganh bằng với nhau, bình đẳng với nhau, không ngành nào cao hơn ngành nào. Thuyết phân quyền quan niệm rằng mỗi cơ quan đại diện quốc gia thi hành một nhiệm vụ, một quyền hạn và chỉ có nhiệm vụ quyền hạn ấy mà thôi. Cơ quan lập pháp chỉ có quyền lập pháp, chỉ có nhiệm vụ làm luật. Cơ quan hành pháp chỉ có quyền hành pháp, nghĩa là nhiệm vụ thi hành luật lệ. Cơ quan tư pháp chỉ có quyền tài phán, nhiệm vụ xét xử để áp dụng pháp luật. Phân chia quyền hạn thôi chưa đủ, mà phải có sự độc lập giữa các cơ quan. Nghĩa là các cơ quan không có hành động hỗ trợ nào. Ví dụ, quyền hành pháp không có quyền trình các sáng kiến lập pháp lên cơ quan lập pháp. Một khi tam quyền đã được phân lập rồi thì vấn đề tiếp theo là làm sao thể ba quyền đó kiểm soát lẫn nhau. Để tránh tập trung quyền lực vào tay một hay một nhóm người thì cần phải có một cơ chế kiểm soát quyền lực, mà khả thi nhất là dung quyền lực để kiểm soát quyền lực. Như vậy người ta sẽ trách được rỏi ro là: một quyền lực mạnh quá sẽ có tham vọng trở nên độc đoán vì rằng kinh nghiệp vĩnh viễn cho hay là: 79
  18. ai có quyền cũng sẵn sàng lạm quyền. Do đó thuyết phân quyền của Mongtesquieu đặt vấn đề: Phải làm thế nào cho cái việc quyền hành ngăn chặn quyền hành trở nên một sự dĩ nhiên. Một chính phủ ôn hoà là một chính phủ trong đó sự lạm quyền không thể xẩy ra được, nhở ở một lối tổ chức nào, một tổ chức có thể phân phối những thẩm quyền của chủ quyền quốc gia cho những lực lượng chính trị khác biệt nhau, để khiến cho "quyền hành ngăn chặn quyền hành." Tiếp theo, Montesquieu nói đến công cụ để hành pháp ngăn chặn lập pháp. Trước tiên là quyền của hành pháp quy định thời hạn và thời gian các phiên họp của ngành lập pháp: “Cơ quan lập pháp không nên tự mình triệu tập lấy mình. Nêu để cho cơ quan hành pháp quy định thời hạn và thời gian các cuộc họp nghị viện tuỳ theo tình huống mà cơ quan hành pháp cho là cần thiết.”1 Ngoài ra, quyền hành pháp không có quyền đưa ra các sáng kiến trước lập pháp (như quyền trình dự án luật của chính phủ trước nghị viện ở nhiều nước Châu Âu ngày nay), nhưng có quyền ngăn cản việc thi hành các đạo luật đã được ngành lập pháp thông qua (như quyền phủ quyết của Tổng thống Mỹ ngày nay). Montesquieu lập luận: “Nếu cơ quan hành pháp không có quyền ngăn cản các dự định của cơ quan lập pháp, thì cơ quan lập pháp sẽ trở thành chuyên chế, tự ban cho mình mọi thứ quyền hành mà xoá bỏ mọi thứ quyền lực khác.”2 Nếu như quyền hành pháp có quyền ngăn cản đối với quyền lập pháp thì quyền lập pháp cũng có quyền xem xét việc thi hành các đạo luật mà mình đã ban hành ra: “Trong một nước tự do, nếu cơ quan lập pháp không nên có quyền ngăn cản cơ quan hành pháp thì nó phải có chức năng xem xét các đạo luật đã ban hành được thực hiện như thế nào.”3 Ngay nay, ta gọi đây là quyền giám sát của nghị viện. Thuyết tam quyền phân lập của Mongtesquieu có ảnh hưởng sâu sắc đến những quan niệm sau này về tổ chức nhà nước cũng như thực tiễn tổ chức nhà nước của các nước tư bản. Học thuyết này là một nguồn quan trong của chủ nghĩa lập hiến. Đa số Hiến pháp của các nước tư bản hiện nay đều tuyên bố phân quyền là một nguyên tắc cơ bản của việc tổ chức quyền lực nhà nước. Theo cơ chế phân quyền, các ngành quyền lực độc lập nên sự lạm quyền được kiểm soát. Hơn nữa, với cơ chế phân quyền, không một ngành quyền lực nào có thể được coi là đại diện duy nhất cho chủ quyền nhân dân. Mỗi một ngành quyền lực chỉ đại diện cho chủ quyền nhân dân trên một phương diện nhất định: nghị viện sẽ đại diện cho chủ quyền nhân dân trên phương diện lập pháp, chính phủ trên phương diện hành 1 C.L.Montesquieu. Tinh thần pháp luật. NXB Giáo dục, Hà nội, 1996, tr.107. 2 C.L.Montesquieu. Tinh thần pháp luật. NXB Giáo dục, Hà nội, 1996, tr.108. 3 C.L.Montesquieu. Tinh thần pháp luật. NXB Giáo dục, Hà nội, 1996, tr.108. 80
  19. pháp, và toà án trên phương diện tư pháp. Do đó, không một cơ quan nào có thể thao túng được toàn bộ quyền lực của dân chúng. Chính quyền hợp hiến ở Mỹ theo sát học thuyết phân quyền hơn (nhưng không phải là tuyệt đối). Về mặt tổ chức, theo mô hình tổng thống chế, cả lập pháp và hành pháp đều được thành lập từ dân chúng (nhân dân bầu ra cả Nghị viện và Tổng thống; các Bộ trưởng không thể đồng thời là thành viên của Nghị viện. Về mặt hoạt động, Tổng thống không có quyền trình dự án luật lên Nghị viện mặc dù có những quyền có thể ảnh hưởng đến ngành lập pháp như quyền đọc thông điệp trước Nghị viện. Về cơ chế chịu trách nhiệm, Nghị viện không thể giải tán tập thể các Bộ trưởng của Tổng thống; Tổng thống không có quyền giải tán Nghị viện. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 7: 1. Khái quát chung về nội dung tư tưởng chính trị Pháp thời cận đại? 2. Nội dung cơ bản của học thuyết chính trị Mongtesqiue? 81
  20. Chương 8 CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ ĐỨC THỜI CẬN ĐẠI 1. Khái quát chung Không khí chính trị xã hội Đức trước ngưỡng cửa năm 1789 bề ngoài không khác gì mấy không khí ảm đạm và thê lương của đời sống xã hội Đức các thập kỷ đầu thế kỷ X VIII. Cuộc cách mạng tư sản Pháp vĩ đại hệt như tia chớp đã đánh vào đất nước này. Tất cả đều bắt đầu chuyển động. Những cuộc nổi dậy bùng lên ở Baden, Xacxôn, Phantxơ. Sự bất bình của thị dân thể hiện ra mặt. Mùa thu năm 1793 đã nổ ra cuộc khởi nghĩa của thợ dệt ở các quận Xilêdi và Maintxơ và đã tuyên bố thiết lập nền cộng hoà. Ba vấn đề mấu chốt cần phải giải quyết trên đất Đức là: thành lập sự thống nhất dân tộc; dân chủ hoá chế độ nhà nước, chế độ pháp luật, bãi bỏ chế độ nông nô. Tư sản Đức, thời đó là phe đối lập với chế độ phong kiến cổ hủ - như trước đây, vẫn lo ngại những hành động cấp tiến, họ sự đưa hẳn vào những tầng lớp rộng rãi người lao động . Các nhà tư tưởng của họ coi trọng việc hcuyển những tư tưởng cách mạng của thế kỷ sang ngôn ngữ khó hiểu của triết học và mài mòn những mũi dùi các vấn đề chính trị thực tiễn nóng bỏng của thời đại. Giá trị cao nhất họ tuyên bố là ý thức, tự do trí tuệ v.v... Điều quan tâm chính của họ là làm thế nào chính phủ không nổi giận. Tin tức về cách mạng Pháp được đón nhận ở Đức rất khác nhau. Các nhóm thị dân và tiểu tư sản mừng rỡ. Giai cấp thống trị, quan lại địa chủ và giáo hội thì chán nản, tức giận và căm hờn. Giới phản động quý tộc phong kiến phản ứng điên cuồng. Nhất là trường phái lịch sử pháp quyền và các trào lưu bảo thủ khác gần với nó, đối lập với khuynh hướng khai sáng và cộng hoà cách mạng đã thể hiện rõ nhất sự căm thù những cải cách nhà nước và pháp luật của cuộc cách mạng Pháp. 2. Các học thuyết chính trị tiêu biểu 2.1. Học thuyết chính trị của Imanuel Kant (1724 -1804) I.Kant sinh năm 1724 trong một gia đình quý tộc Phổ ở Keninxbec, trong một gia đình nghèo đã rời bỏ xứ TôCách lan từ 100 năm trước. Thời trẻ Kant rất sùng mộ tôn giáo, thời tráng nên ông xa giáo đường và về già ông duy trì đức tin. Ông tại trường đại học tổng hợp Keninxbec. Trừ một thời gian ngắn đi dạy ở một làng lân cận, vị giáo sư nhỏ người lặng lẽ này, con người rất yêu thích giảng về địa lý và nhân chủng học về những xứ xa xôi - không bao giờ rời khỏi đô thị quê hương mình. Đến năm 1755 ông bắt đầu giảng dạy siêu hình học và các môn học tự nhiên ở đây. Từ năm 82
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2