intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT - CHƯƠNG 2

Chia sẻ: Nguyễn Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

282
lượt xem
93
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

NGHỆ THUẬT GÔ TÍCH. Thời Trung Cổ kéo dài từ lúc thành Roma sụp đổ vào năm 410 sCN cho tới đầu Thời Phục Hưng, thế kỷ 15. Thì nghệ thuật Gô Tích chiếm trọn ba thế kỷ sau cùng của Thời Trung Cổ. Nó xuất hiện vào lúc cực thịnh của Thời Trung Cổ, khi vừa trải qua “ Thời kỳ tăm tối”. Đầu tiên, người ý dùng từ “Gô tích” để chỉ thời kỳ này với dụng ý xấu. Từ này có quan hệ với một dân tộc thuộc người Đức cổ ở miền Bắc là người Goths,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT - CHƯƠNG 2

  1. GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT CHƯƠNG II NGHỆ THUẬT GÔ TÍCH. Thời Trung Cổ kéo dài từ lúc thành Roma sụp đổ vào năm 410 sCN cho tới đầu Thời Phục Hưng, thế kỷ 15. Thì nghệ thuật Gô Tích chiếm trọn ba thế kỷ sau cùng của Thời Trung Cổ. Nó xuất hiện vào lúc cực thịnh của Thời Trung Cổ, khi vừa trải qua “ Thời kỳ tăm tối”. Đầu tiên, người ý dùng từ “Gô tích” để chỉ thời kỳ này với dụng ý xấu. Từ này có quan hệ với một dân tộc thuộc người Đức cổ ở miền Bắc là người Goths, đã từng tràn vào cướp phá thành Roma năm 410. Về sau thì nó được dùng để chỉ cho kiểu thức kiến trúc và phong cách hội họa mới, xuất hiện sau thời kỳ La Mã và trước thời Phục Hưng. Kiểu thức “Gô tích” này hình thành ở lĩnh vực hội họa vào cuối thế kỷ 13, sau kiến trúc khoảng một thế kỷ. Nó nổi bật ở lòng yêu chuộng màu sắc tươi mát, vẻ đẹp của thế giới hiện thực, hình khối vững vàng và tương phản với kiểu thức La Mã và Byzance. 1. NGHỆ THUẬT GÔ TÍCH NGUYÊN THỦY Thời kỳ đầu của nghệ thuật Gô Tích rõ ràng vẫn chịu ảnh hưởng vẻ trang nghiêm mang sức mạnh tinh thần của thời trước. Vì vậy, chủ đề của nghệ thuật Gô tích nguyên thủy là chủ đề về tôn giáo, các bức tranh được dùng như những “quyển sách hình”, nhưng hội họa Gô Tích nguyên thủy tỏ ra hiện thực hơn nghệ thuật La Mã và Byzance. Nó đã có sự quan tâm đến phép phối cảnh và ảo ảnh của không gian thực, sự thanh tao tinh tế và biểu hiện giá trị tinh thần mạnh mẽ hơn. Cuối thế kỷ 13, khi mà nghệ thuật Byzance còn thống trị hội họa Ý, thì họa sĩ Cimabue (khoảng 1240-1302) đã mở đường cho chủ nghĩa hiện thực. ông nổi tiếng bởi bức tranh “Maestà “ (nghĩa là “uy nghiêm”), mô tả Đức Mẹ bồng Chúa Hài đồng ngồi trên ngai. Tuy vẫn còn gắn với truyền thống Byzance nhưng ông đã tạo được cảm xúc trong tranh cùng với vẻ dịu dàng, tao nhã. Nếp áo thì mềm mại và không gian có chiều sâu hơn. Cũng với bức “Maestà“, họa sĩ Duccio (giữa thế kỷ 13-1318) đã thành công hơn cả người cùng thời Cimabue trong việc cách tân nền hội họa. Bức tranh duy nhất còn lại này của ông về sau cũng bị cắt thành từng mảnh và đem bán. - Giotto (1267-1337): Là họa sĩ người . Sự tìm tòi có tính cách mạng về hình thể và cách mô tả không gian nặng tính “kiến trúc” và hiện thực của ông, đã đưa hội họa một bước tiến bộ lớn. Tác phẩm của ông được coi là tột đỉnh của hội họa Gôtích, còn ông được xem như ông Tổ của hội họa phương Tây và là người đi trước thời đại của mình, dự báo trước Thời Phục Hưng sau này. TRẤN VĂN TÂM Trang 1
  2. GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT - “Issac đọc kinh ban phước lành cho Jaccob” (GIOTTO-tr.3): Là bức tranh đầu tiên dùng luật phối cảnh, làm cho tính hiện thực tăng lên, tạo nên bước ngoặc lớn cho hội họa. - “Cái hôn của Judas” (GIOTTO-tr.12): Một bích họa mô tả lúc Judas chỉ điểm Jesus cho nhà cầm quyền bằng cách ôm hôn ông. Tác phẩm gợi ý sự chuyển động ở mỗi nhân vật, nhưng trung tâm của cảnh náo loạn là khoảnh khắc im lìm bi thảm. Chính các gương mặt đã phản ánh thảm kịch của con người. - “Đức Mẹ và Chúa hài đồng” (GIOTTO-tr.24): Tranh được vẽ lên gỗ. Vẻ cao quí của nhân vật chứa đựng cảm xúc mạnh mẽ, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng. 2. GÔ TÍCH QUỐC TẾ Cuối thế kỷ 14, phong cách Gô Tích quốc tế ra đời từ sự kết hợp của nghệ thuật Ý và nghệ thuật Bắc Âu, tạo nên vẻ thanh lịch quyến rũ và lối trang trí rực rỡ. Các họa sĩ hoạt động rộng khắp châu Âu, tư tưởng luân lưu và hoà trộn với nhau để đến đầu thế kỷ 15 thì phong cách Gô Tích quốc tế đã lan tràn đến Pháp, Ý, Anh, Đức, Áo. - “Bức tranh hai tấm của Wilton” (không tác giả và mượn tên từ ngôi nhà tìm thấy nó ở Anh): Không rõ quốc tịch nên thuộc phong cách quốc tế. Nó thể hiện sự tinh tế tuyệt mỹ, mô tả vua Richard 2 nước Anh quỳ trước Đức Mẹ và Chúa Hài đồng. - Năm 1347, trận dịch đen từ những con đường thương mại nối với Trung Hoa tràn vào và hoành hành khắp châu Âu, dân số giảm mất 40 % và sự huỷ diệt ghê gớm của nó đã gây ám ảnh về cái chết và hâm nóng lại nhiệt tâm tôn giáo. Nghệ thuật thời kỳ này với một số tác phẩm cho thấy sự tác động lớn của đại họa này. Trong khi đó, một số tác phẩm Gô Tích khác vẫn giữ được niềm lạc quan, tiêu biểu là Sassetta (1392-1450) với bức tranh trên gỗ: “Gặp gỡ giữa thánh Antoine và thánh Paul” (LSHH-tr.25-h.4). Đến thế kỷ 15, phong cách Gô Tích quốc tế phát triển theo hai hướng. Một ở miền Nam: Florence, và là nguồn gốc của thời đại Phục Hưng ở Ý. Hướng kia diễn ra ở phương Bắc: Hà Lan, nơi đánh dấu bước đầu của thời đại Phục Hưng ở Bắc Âu. Tại Hà Lan, phong cách hội họa mới từ chối vẻ thanh lịch quyến rũ, ở lối trang trí rực rỡ và những đề tài về tôn giáo của phong cách Gô Tích quốc tế đương thời, để thay vào đó tinh thần hiện thực, mô tả cuộc sống đời thường. - Jan Van Eyck (1390-1441): Họa sĩ người Hà Lan. ông tỏ ra say mê các chi tiết nhỏ nhặt nhất và mô tả chúng hết sức tinh vi, sống động và ý thức rõ về cái đẹp thật sự từ những vật bình thường nhất. ông cũng là người phát minh ra chất pha màu trong suốt có gốc dầu lanh thay cho chất pha màu bằng lòng trắng trứng trước đây. Việc phát minh kỹ thuật này đã làm cho bộ mặt hội họa thêm phần sáng sủa và đậm đà hơn, TRẤN VĂN TÂM Trang 1
  3. GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT mang lại uy tín rất lớn cho bản thân bởi ông được coi là người đã sinh ra kỹ thuật vẽ sơn dầu sau này. + “Con cừu thiêng” (VAN EYCK-tr.9): Là tấm tranh trung tâm, một phần của bức tranh lớn nhất và phức tạp nhất ở Hà Lan thế kỷ 15 có tên là Ban thờ Genter. Nó được mô tả hết sức tỉ mỉ, và con cừu thiêng là biểu tượng cho sự hy sinh của Chúa. + “Vợ chồng Arnolfini” (PHốI CảNH -tr.17): Mô tả khoảnh khắc trang trọng khi người chồng cầm tay người vợ trong lễ đính hôn. Các chi tiết trong tranh được vẽ một cách tỉ mỉ tuyệt vời và đều được giải thích như một biểu tượng, tất cả đều có mục đích nhấn mạnh ý nghĩa thiêng liêng của sự kết hợp nam -nữ, luôn diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. - Campin (hoạt động năm 1406-1444): Họa sĩ người Hà Lan, một trong những nhà cải cách lớn của Bắc âu. + “Chân dung thiếu phụ” (LSHH-tr.36-h.5): Được coi là bức chân dungđầu tiên lột tả cá tính tâm lý đối tượng. + “Giáng sinh”: … 3. GÔ TÍCH HẬU KỲ: ở thế kỷ 16, một số họa sĩ thế hệ trước còn trung thành với truyền thống Gô Tích, trong khi thế hệ sau đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thời đại Phục Hưng Ý. Hai khuynh hướng nghệ thuật cùng song song tồn tại như thế ở Bắc âu trong nữa đầu thế kỷ. Thời kỳ này, các nghệ sĩ Gô Tích tỏ ra suy ngẫm nhiều về cuộc đời, về những thói hư tật xấu của con người hay những ám ảnh về cái chết, sự trừng phạt. - Bosch (1450-1516): Họa sĩ người Hà Lan. Đặc biệt nổi tiếng bởi phong cách độc đáo với những tác phẩm hư ảo, quái dị, đầy hình ảnh ma quỉ và quái vật. Có lẽ bị giày vò vì những xáo trộn xã hội và chính trị mà tranh ông biểu thị tinh thần bi quan, sự ưu tư. Song, lại có tính giáo dục cao, lên án cái ác và ca ngợi người tốt. + Bộ ba tranh “Thiên đường, ngày phán xử cuối cùng, địa ngục” (BOSCH-tr.10,11): Chủ đề bức tranh này liên quan tới lời tiên tri của một nhà thiên văn người Đức vào năm 1499 rằng: Thế giới sẽ bị huỷ diệt vào ngày 25-1-1524. Theo sách Thánh thì khi đó Chúa sẽ phán xét công -tội của mỗi người. Nhiều họa sĩ về sau đã lấy cảm hứng từ đề tài này, bởi vừa để thoã mãn trí tưởng tượng, vừa dùng răn đe, giáo dục con người. Riêng với Bosch thì ông thể hiện với phong cách độc đáo và quái dị nhất, tính giáo dục rõ nhất. + “Thuyền của lũ điên” (BOSCH-tr.7): ông đặt loài người vào một chiếc thuyền nhỏ trên biển thời gian và tất cả bọn họ đều điên. ông cho rằng TRẤN VĂN TÂM Trang 1
  4. GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT đó là cuộc đời của chúng ta với những toan tính, những khát khao, và theo đuổi những mục tiêu không thể đạt tới. Trong khi con thuyền trôi mãi theo dòng thời gian và cũng không bao giờ tới được bến. ông làm chúng ta ngạc nhiên nhưng không khỏi tự hỏi lòng mình có đang ngồi trong chiếc thuyền điên dại đáng buồn của nhân loại không? + “Cái chết của gã keo kiệt” (BOSCH-tr.8): Đây là cuộc chiến đấu cuối cùng trước lúc chết mà gã keo kiệt là kẻ thua cuộc. Trong lúc hấp hối, kẻ tham lam vẫn thèm thuồng với tay nhận lấy túi tiền đầy cám dỗ của ma quỉ, để rồi chúng sẽ chiếm lấy linh hồn ông ta. Đây chính là bài học cho mỗi chúng ta. - Grunewald (1470-1528): Người Đức, là họa sĩ cuối cùng của nghệ thuật Gô Tích. Tranh ông mô tả sự khủng khiếp của thống khổ một cách kinh khủng và xác thực. + “Chúa bị đóng đinh” (LSHH-tr.37-h.7). TRẤN VĂN TÂM Trang 1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2