intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Mạng máy tính (Nghề: Quản trị mạng máy tính - Trình độ: Trung cấp) - Trường TCN Quang Trung

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

32
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Giáo trình Mạng máy tính được xây dựng nhằm cung cấp kiến thức chuyên ngành về mạng máy tính. Nội dung giáo trình gồm có: Bài 1 - tổng quan về công nghệ mạng máy tính; bài 2 – mô hình OSI; bài 3 – kỹ thuật mạng cục bộ; bài 4 – bộ giao thức TCP/IP; bài 5 – hệ điều hành mạng; bài 6 – công nghệ WLAN và ADSL. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Mạng máy tính (Nghề: Quản trị mạng máy tính - Trình độ: Trung cấp) - Trường TCN Quang Trung

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN GÒ VẤP TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ QUANG TRUNG -----  ----- GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: MẠNG MÁY TÍNH NGHỀ: QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Lưu hành nội bộ) (Ban hành theo Quyết định số:342/QĐ-QT ngày 28 tháng 10 năm 2021 của Trường Trung cấp nghề Quang Trung) Tp.HCM, năm 2021 Khoa Công nghệ thông tin – TCN Quang Trung Trang 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI GIỚI THIỆU Việc tổ chức biên soạn giáo trình Mạng máy tính nhằm phục vụ cho công tác đào tạo ngành Công nghệ thông tin của Trường Trung cấp nghề Quang Trung nói chung và chuyên ngành Quản trị mạng máy tính của khoa Công nghệ thông tin (CNTT). nói riêng. Giáo trình là sự cố gắng lớn của tập thể giáo viên khoa CNTT nhằm từng bước thống nhất nội dung dạy và học môn Mạng máy tính. Nội dung của giáo trình được xây dựng nhằm cung cấp kiến thức chuyên ngành về mạng máy tính. Giáo trình được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, bổ sung nhiều kiến thức và kỹ năng mới phù hợp với ngành nghề đào tạo mà không trái với chương trình khung đào tạo của nhà trường. Tuy nhóm tác giả đã có nhiều cố gắng khi biên soạn, nhưng giáo trình không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc. Tp. Hồ Chí Minh, 2021 Tham gia biên soạn Khoa Công Nghệ Thông Tin Trường Trung cấp nghề Quang Trung Địa Chỉ: 689 Quang Trung, Phường 8, quận Gò Vấp, Tp.Hồ Chí Minh Tel: 028. 35892025 Chủ biên: Trần Bảo Xuyên Mọi góp ý liên hệ: Ths. Phạm Đắc Hậu – Trưởng Khoa Công Nghệ Thông Tin Mobible: 0772 039 527 Email: phdhau@gmail.com – phdhau@yahoo.com
  4. MỤC LỤC BÀI 1 - TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ MẠNG MÁY TÍNH ........................ 1 1. Lịch sử mạng máy tính .................................................................................. 1 2. Giới thiệu mạng máy tính .............................................................................. 3 3. Đặc trưng cơ bản của mạng máy tính ............................................................ 3 4. Phân loại mạng máy tính ............................................................................... 5 BÀI 2 – MÔ HÌNH OSI ..................................................................................... 10 1. Mô hình tham khảo OSI .............................................................................. 10 2. Các giao thức trong mô hình OSI ................................................................ 11 3. Các chức năng chủ yếu của các tầng của mô hình OSI ............................... 14 4. Cách thức liên lạc giữa hai máy tính (ARP) ................................................ 15 BÀI 3 – KỸ THUẬT MẠNG CỤC BỘ ............................................................ 18 1. Cơ bản về truyền thông ................................................................................ 18 2. Môi trường truyền ........................................................................................ 18 3. Thiết bị mạng ............................................................................................... 21 4. Kỹ thuật mạng Ethernet ............................................................................... 25 BÀI 4 – BỘ GIAO THỨC TCP/IP .................................................................... 29 1. Giới thiệu TCP/IP ........................................................................................ 29 2. Mô hình TCP/IP ........................................................................................... 29 3. Địa chỉ IPv4 và Subnet Mask ...................................................................... 30 4. Phân chia mạng con ..................................................................................... 33 BÀI 5 – HỆ ĐIỀU HÀNH MẠNG .................................................................... 46 1. Cài đặt hệ điều hành mạng........................................................................... 46 2. Quản lý tài khoản người dùng ..................................................................... 53 BÀI 6 – CÔNG NGHỆ WLAN VÀ ADSL ....................................................... 67 1. Công nghệ WLAN ....................................................................................... 67 2. Thiết lập kết nối mạng Wlan ....................................................................... 71 3. Công nghệ ADSL......................................................................................... 76 4. Cấu hình Router ADSL và WLAN .............................................................. 82
  5. PHỤ LỤC HÌNH ẢNH BÀI 1 - TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ MẠNG MÁY TÍNH Hình 1- 1 Thiết bị đầu cuối nối trực tiếp với các máy tính trung tâm .................. 1 Hình 1- 2 Sử dụng các thiết bị tập trung ............................................................... 2 Hình 1- 3 Sử dụng bộ tiền xử lý ............................................................................ 2 Hình 1- 4 Mạng máy tính ...................................................................................... 2 Hình 1- 5 Mô hình Point to Point .......................................................................... 5 Hình 1- 6 Mô hình Point to Multipoint ................................................................. 5 Hình 1- 7 Bus Topology ........................................................................................ 6 Hình 1- 8 Ring Topology ...................................................................................... 6 Hình 1- 9 Star Topology........................................................................................ 6 Hình 1- 10 Mạng peer-to-peer............................................................................... 7 Hình 1- 11 Mạng client-server .............................................................................. 8 BÀI 2 – MÔ HÌNH OSI Hình 2- 1 Mô hình OSI ....................................................................................... 10 Hình 2- 2 Mô hình RIP ........................................................................................ 13 Hình 2- 3 - Hai host cùng Segment ..................................................................... 15 Hình 2- 4 - Hai host khác Segment ..................................................................... 16 BÀI 3 – KỸ THUẬT MẠNG CỤC BỘ Hình 3- 1 - Cáp đồng trục ................................................................................... 21 Hình 3- 2 Thin Ethernet ...................................................................................... 21 Hình 3- 3 Đầu kết nối BNC................................................................................. 21 Hình 3- 4 Cáp UTP đầu RJ45 ............................................................................. 22 Hình 3- 5 Cáp STP .............................................................................................. 22 Hình 3- 6 Card mạng ........................................................................................... 22 Hình 3- 7 Chuẩn 568-B ....................................................................................... 25 Hình 3- 8 Chuẩn 568-A ....................................................................................... 25 Hình 3- 9 Cáp thẳng ............................................................................................ 26 Hình 3- 10 Jack cắm RJ-45 ................................................................................. 26 Hình 3- 11 Hệ thống cáp ngang .......................................................................... 26 Hình 3- 12 Khoảng cách cáp tối đa ..................................................................... 27 BÀI 4 – BỘ GIAO THỨC TCP/IP Hình 4- 1 Địa chỉ IPv4 ........................................................................................ 31 Hình 4- 2 Lớp A .................................................................................................. 31 Hình 4- 3 Lớp B .................................................................................................. 32 Hình 4- 4 Lớp C .................................................................................................. 32
  6. BÀI 5 – HỆ ĐIỀU HÀNH MẠNG Hình 5- 1 User account........................................................................................ 47 Hình 5- 2 Group .................................................................................................. 47 Hình 5- 3 Partition wizards ................................................................................. 49 Hình 5- 4 Create partition.................................................................................... 49 Hình 5- 5 Set active partition .............................................................................. 50 Hình 5- 6 Create partition E ................................................................................ 50 Hình 5- 7 Create partition F ................................................................................ 51 Hình 5- 8 AOMEI partition assistant .................................................................. 51 Hình 5- 9 Chọn nơi cài đặt .................................................................................. 52 Hình 5- 10 Tạo tài khoản người dùng ................................................................. 52 Hình 5- 11 Cài đặt thành công Windows 10 ....................................................... 52 Hình 5- 12 File SAM lưu trữ thông tin user........................................................ 53 Hình 5- 13 Tạo user ............................................................................................. 55 Hình 5- 14 Tạo Group ......................................................................................... 56 Hình 5- 15 Add group ......................................................................................... 56 Hình 5- 16 Tạo user bằng dòng lệnh ................................................................... 57 Hình 5- 17 User quên mật khẩu .......................................................................... 57 Hình 5- 18 Tool reset mật khẩu........................................................................... 57 Hình 5- 19 Tìm thông tin file SAM .................................................................... 58 Hình 5- 20 Nơi lưu trữ file SAM ........................................................................ 58 Hình 5- 21 Chọn user cần reset mật khẩu ........................................................... 58 Hình 5- 22 Chọn khôi phục mật khẩu user ......................................................... 58 Hình 5- 23 Khôi phục thành công ....................................................................... 59 Hình 5- 24 User đăng nhập thành công ............................................................... 59 Hình 5- 25 Tổ chức dữ liệu ................................................................................. 59 Hình 5- 26 Nội dung dữ liệu ............................................................................... 59 Hình 5- 27 Advanced Attributes ......................................................................... 60 Hình 5- 28 Confirm Attributes Changes ............................................................. 60 Hình 5- 29 Console root ...................................................................................... 61 Hình 5- 30 Cerfiticates snap-in ........................................................................... 61 Hình 5- 31 Add CA thành công .......................................................................... 61 Hình 5- 32 Export CA ......................................................................................... 62 Hình 5- 33 Export private key ............................................................................. 62 Hình 5- 34 Đặt mật khẩu ..................................................................................... 62 Hình 5- 35 Chọn nơi lưu CA ............................................................................... 63 Hình 5- 36 Export CA thành công ...................................................................... 63 Hình 5- 37 Xóa CA trong hệ thống ..................................................................... 63 Hình 5- 38 Logon tài khoản administrator .......................................................... 64
  7. Hình 5- 39 Access is denied ................................................................................ 64 Hình 5- 40 Import CA ......................................................................................... 64 Hình 5- 41 Chọn file cần import ......................................................................... 65 Hình 5- 42 Điền mật khẩu ................................................................................... 65 Hình 5- 43 Chọn nơi lưu CA ............................................................................... 65 Hình 5- 44 Import thành công ............................................................................. 65 Hình 5- 45 Truy cập dữ liệu thành công ............................................................. 66 BÀI 6 – CÔNG NGHỆ WLAN VÀ ADSL Hình 6- 1 - Quá trình liên kết Client không dây ................................................. 72 Hình 6- 2 Vận hành của 802.1X.......................................................................... 72 Hình 6- 3 Ad hoc mode ....................................................................................... 73 Hình 6- 4 Infrastructure mode ............................................................................. 73 Hình 6- 5 Mô hình BSA ...................................................................................... 74 Hình 6- 6 Mô hình ESA ...................................................................................... 75 Hình 6- 7 Modem ADSL..................................................................................... 78 Hình 6- 8 Thành phần của ADSL từ phía ISP .................................................... 78 Hình 6- 9 DSLAM............................................................................................... 79 Hình 6- 10 BAS ................................................................................................... 79 Hình 6- 11 Quá trình kết nối mạng ..................................................................... 80 Hình 6- 12 Vai trò của ATM ............................................................................... 80 Hình 6- 13 Cấu trúc của ADSL ........................................................................... 81 Hình 6- 14 ADSL trên thực tế ............................................................................. 81 Hình 6- 15 Tốc độ mạng ..................................................................................... 82
  8. Giáo trình Mạng máy tính BÀI 1 - TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ MẠNG MÁY TÍNH Mã bài: MĐ10 - 01 ❖ Giới thiệu: - Bài này trình bày các kiến thức tổng quan về công nghệ mạng máy tính. Bài này được trình bày thành các mục và sắp xếp như sau: 1. Lịch sử mạng máy tính. 2. Giới thiệu mạng máy tính. 3. Đặc trưng cơ bản của mạng máy tính. 4. Phân loại mạng máy tính. ❖ Mục tiêu: - Trình bày được sự hình thành và phát triển của mạng máy tính; - Mô tả được các đặc trưng cơ bản của mạng máy tính; - Phân loại và xác định đuợc các kiểu thiết kế mạng máy tính thông dụng. ❖ Nội dung chính: 1. Lịch sử mạng máy tính - Giai đoạn các thiết bị đầu cuối nối trực tiếp với các máy tính trung tâm: Trước kia, máy tính rất đắc so với đường truyền, vì vậy để tận dụng công suất của máy và tạo thuận lợi cho quá trình khai thác dữ liệu, người ta nối trực tiếp các thiết bị đầu cuối (terminals) vào máy tính trung tâm mainframe). Do các máy tính trung tâm với công suất xử lý và tính toán mạnh, người sử dụng không phải đi tới những máy tính trung tâm ở xa để thực hiện công việc mà có thể sử dụng máy tính ngay tại nơi làm việc để lấy những thông tin cần thiết từ máy tính trung tâm thông qua việc kết nối giữa máy tính làm việc với máy tính trung tâm. Hình 1- 1 Thiết bị đầu cuối nối trực tiếp với các máy tính trung tâm - Giai đoạn sử dụng các thiết bị tập trung: Việc ghép nối các thiết bị đấu cuối đến máy tính trung tâm sẽ trở nên tốn kém và không hợp lý khi số các thiết bị đầu cuối tăng lên. Do đó, để khắc phục nhược điểm trên người ta sử dụng các thiết bị tập trung concentrator), đó là các máy tính mini dùng để quản lý các thiết bị đầu cuối. Nhờ vậy việc quản lý truyền tin của máy tính trung tâm được giảm nhẹ. Khoa Công nghệ thông tin – TCN Quang Trung Trang 1
  9. Giáo trình Mạng máy tính Hình 1- 2 Sử dụng các thiết bị tập trung - Giai đoạn sử dụng bộ tiền xử lý: Trong giai đoạn này các tấm ghép nối quản lý đường truyền được thay thế bằng máy tính mini gọi là bộ tiền xử lý (processor frontal), như vậy máy tính trung tâm chỉ tập trung vào xử lý tin còn việc quản lý đường truyền sẽ do bộ tiền xử lý đảm nhiệm, bộ tiền xử lý được gắn chặt với máy tính trung tâm bởi ghép nối nhanh. Hình 1- 3 Sử dụng bộ tiền xử lý - Giai đoạn mạng máy tính: Ba giai đoạn đầu, hệ thống mạng có cấu trúc hình sao (các máy terminal nối với máy tính trung tâm) không cho phép chúng ta xây dựng những hệ thống mạng lớn do hạn chế của thiết bị mạng. Để làm điều này trong giai đoạn bốn, người ta trang bị thêm vào mạng truyền tin với các nhiệm vụ truyền tải các gói tin vào hệ thống. Hình 1- 4 Mạng máy tính Khoa Công nghệ thông tin – TCN Quang Trung Trang 2
  10. Giáo trình Mạng máy tính Mạng truyền tin bao gồm các nút truyền tin (nút mạng) và các đường dây truyền tin nối các nút truyền tin lại với nhau. Các nút truyền tin có nhiệm vụ quản lý việc truyền tin. Các thiết bị đầu cuối, thiết bị tập trung, bộ tiền xử lý và các máy tính được ghép nối vào các nút mạng. Cấu trúc này cho phép chúng ta xây dựng được những hệ thống mạng máy tính lớn, mạng máy tính toàn cầu. 2. Giới thiệu mạng máy tính - Mạng máy tính: Hai hay nhiều máy tính, thiết bị kết nối với nhau theo một phương thức nào đó để có thể trao đổi thông tin dữ liệu cho nhau. - Lợi ích của việc nối mạng ▪ Sử dụng chung các công cụ tiện ích; ▪ Chia sẻ kho dữ liệu chung; ▪ Tăng độ tin cậy của hệ thống; ▪ Trao đổi thông tin, hình ảnh; ▪ Dùng chung các thiết bị ngoại vi; ▪ Giảm chi phí và thời gian đi lại - Lợi ích của việc nối mạng trong các tổ chức ▪ Chia sẻ tài nguyên mạng; ▪ Cung cấp độ tin cậy cao; ▪ Tiết kiệm ngân sách; ▪ Tạo môi trường liên lạc tốt. - Lợi ích của việc nối mạng cho nhiều người ▪ Truy xuất thông tin từ xa : WWW, FTP …; ▪ Liên lạc với nhau: Mail, Chat, Voice Chat, WebCam ...; ▪ Giải trí : Video, Music. - Các vấn đề nảy sinh trong xã hội ▪ Lạm dụng hệ thống mạng để làm điều phi pháp hay thiếu đạo đức; ▪ Mạng càng lớn thì nguy cơ lan truyền các phần mềm ác tính càng dễ xảy ra; ▪ Hệ thống buôn bán trở nên khó kiểm soát hơn nhưng cũng tạo điều kiện cho cạnh tranh gay gắt hơn; ▪ Không kiểm soát được nhân viên làm việc; ▪ Vấn đề giáo dục thanh thiếu niên cũng trở nên khó khăn hơn vì các em có thể tham gia vào các việc trên mạng mà cha mẹ khó kiểm soát nổi; ▪ Hơn bao giờ hết với phương tiện thông tin nhanh chóng thì sự tự do ngôn luận hay lạm dụng quyền ngôn luận cũng có thể ảnh hưởng sâu rộng hơn trước đây như các trường hợp của các phần mềm quảng cáo và các thư rác. 3. Đặc trưng cơ bản của mạng máy tính - Các dịch vụ mạng (Network services) Khoa Công nghệ thông tin – TCN Quang Trung Trang 3
  11. Giáo trình Mạng máy tính Các mạng kết nối hai hoặc nhiều hơn các máy tính với nhau để cung cấp một số phương pháp cho việc chia xẻ và truyền dữ liệu. Nhiều đặc điểm mà một mạng cung cấp được xem như các dịch vụ (services). Các dịch vụ thông dụng nhất trên một mạng là: thư điện tử (email), in ấn, chia sẻ file, truy xuất Internet, truy cập từ xa (remote access), quay số từ xa (remote dial-in), giao tiếp (communication) và dịch vụ quản trị (management service). Các mạng lớn có thể có những máy chủ (server) riêng, mỗi máy này thực hiện một trong các dịch vụ mạng. Với các mạng nhỏ hơn, tất cả các dịch vụ mạng được cung cấp bởi một hoặc nhiều máy chủ (một máy chủ có thể cung cấp nhiều dịch vụ mạng). Như vậy, trong một hệ thống mạng máy tính có hai thành phần cơ bản: thành phần cung cấp dịch vụ và thành phần sử dụng dịch vụ. - Giao thức (Protocol) Ngôn ngữ được sử dụng bởi các thực thể mạng gọi là giao thức truyền thông mạng. Giao thức giúp các bên truyền thông “hiểu nhau” bằng cách định nghĩa một ngôn ngữ chung cho các thành phần mạng truyền thông dữ liệu Một giao thức mạng quen thuộc là giao thức TCP/IP - một trong những giao thức của bộ giao thức TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol). TCP/IP được coi là xương sống của mạng Internet. Tuy tên gọi TCP/IP chỉ hai giao thức cụ thể là TCP và IP nhưng nó thường được sử dụng để chỉ nhóm gồm nhiều giao thức. Tóm lại: Giao thức là tiêu chuẩn giao tiếp giữa hai hệ thống giúp chúng hiểu và trao đổi dữ liệu được với nhau. Ví dụ: Sequence Packet Exchange/Internetwork Packet Exchange (SPX/IPX), Transmission Control Protocol/Internetwork Protocol (TCP/IP) , NetBIOS Exchange User Interface (NetBEUI), AppleTalk, … - Môi trường truyền dẫn (Transmission media) Trên một mạng máy tính, các dữ liệu được truyền trên môi trường truyền dẫn, nó là phương tiện vật lý cho phép truyền tải tín hiệu giữa các thiết bị. Nó có hai loại phương tiện truyền dẫn chủ yếu: hữu tuyến (bounded media) và vô tuyến (boundless media). Thông thường, hệ thống sử dụng hai loại tín hiệu truyền: digital và analog. Phương tiện truyền dẫn giúp các tín hiệu từ máy tính này sang máy tính khác. Các tín hiệu điện tử này biểu diễn các giá trị dữ liệu theo dạng các xung nhị phân (bật/tắt). Các tín hiệu truyền thông giữa các máy tính và các thiết bị là các dạng sóng điện từ trải dài từ tần số radio đến tần số hồng ngoại. Khoa Công nghệ thông tin – TCN Quang Trung Trang 4
  12. Giáo trình Mạng máy tính Các tần số sóng radio thường dùng để phát tín hiệu LAN. Các tần số này có thể được dùng với cáp xoắn đôi, cáp đồng trục hoặc thông qua việc truyền phủ sóng radio. Sóng viba (microwares) thường dùng truyền thông tập trung giữa hai điểm hoặc giữa các trạm mặt đất và các vệ tinh. Ví dụ như mạng điện thoại cellular Tia hồng ngoại thường dùng cho các kiểu truyền thông qua mạng trên các khoảng cách tương đối ngắn và có thể phát sóng giữa hai điểm hoặc từ một điểm phủ sóng cho nhiều trạm thu. Chúng ta có thể truyền tia hồng ngoại và các tần số ánh sáng cao hơn thông qua cáp quang. 4. Phân loại mạng máy tính - Theo phương thức kết nối: ▪ Point to Point : đường truyền riêng biệt được thiết lập để nối các cặp máy tính với nhau (từ máy tới máy hoặc Hub tới Hub); Hình 1- 5 Mô hình Point to Point ▪ Point to Multipoint : Từ một trạm có thể kết nối đến nhiều trạm Hình 1- 6 Mô hình Point to Multipoint - Theo vùng địa lý ▪ LAN (Local Area Network) : kết nối trong vòng bán kính hẹp vài trăm mét, sử dụng đường truyền tốc độ cao; ▪ MAN (Metropolitan Area Network) : kết nối trong phạm vi thành phố; ▪ GAN (Global Area Network) : kết nối giữa các châu lục; ▪ WAN (Wide Area Network) : kết nối trong nội bộ các quốc gia hay giữa các quốc gia trong cùng châu lục. - Theo cấu trúc Bus Topology ▪ Các máy tính được nối vào một đường truyền chính( được gọi là bus); Khoa Công nghệ thông tin – TCN Quang Trung Trang 5
  13. Giáo trình Mạng máy tính ▪ Từ đường trục chính nối vào các máy bằng đầu chữ T. Kết thúc hai đầu đường trục chính là 2 terminal; ▪ Ưu điểm : Ít cáp, dễ lắp đặt, giá thành rẻ; ▪ Nhược điểm : Ùn tắc khi lưu lượng chuyển trong mạng lớn, khó phát hiện hư, muốn sửa phải ngưng toàn bộ hệ thống. Hình 1- 7 Bus Topology Ring Topology ▪ Các máy tính kết nối thành một vòng tròn theo phương thức điểm - điểm; ▪ Ưu điểm: có thể nới rộng với cáp ít hơn hai kiểu trên; mỗi trạm có thể đạt tốc độ tối đa khi truy cập; ▪ Nhược điểm : đường dây khép kín, nếu ngắt tại một vị trí thì toàn mạng ngừng hoạt động; Hình 1- 8 Ring Topology Star Topology ▪ Các trạm nối vào một thiết bị trung tâm có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ các trạm và chuyển đến đích theo phương thức point to point; ▪ Ưu điểm: các thiết bị kết nối mạng độc lập, do đó một thiết bị hỏng, mạng vẫn hoạt động được, cấu trúc đơn giản, dễ mở rộng, thu hẹp; ▪ Nhược điểm: khoảng cách từ mỗi máy đến trung tâm ngắn (100m), sự mở rộng của mạng tuỳ thuộc hoàn toàn vào thiết bị trung tâm, nếu thiết bị trung tâm có sự cố toàn mạng sẽ ngưng hoạt động; Hình 1- 9 Star Topology - Theo chức năng Mạng peer-to-peer: Các máy tính trong mạng vừa có thể hoạt động như client vừa như một server. Các đặc điểm cơ bản ▪ Mỗi máy tính đều bình đẳng có vai trò như nhau; Khoa Công nghệ thông tin – TCN Quang Trung Trang 6
  14. Giáo trình Mạng máy tính ▪ Không tồn tại bất kỳ máy phục vụ chuyên dụng nào; ▪ Mỗi máy tính đều đảm nhận cả 2 vai trò máy phục vụ và máy khách; ▪ Không có máy nào được chỉ định quản lý toàn mạng; ▪ Người dùng từng máy tự quýêt định về dữ liệu dùng chung; Ưu điểm ▪ Dễ cài đặt và cấu hình; ▪ Rẻ tiền so với mạng client-server; Nhược điểm ▪ Không quản lý tập trung tài nguyên mạng; ▪ Tính bảo mật không cao, độ an toàn và bảo mật do người dùng từng máy quyết định; ▪ Chỉ thích hợp với các mạng có qui mô nhỏ (ít hơn 15 máy tính); Quản trị ▪ Mỗi người dùng chiu trách nhiệm quản trị hệ thống của mình; ▪ Không cần thiết phải có người quản trị xuyên suốt; Hình 1- 10 Mạng peer-to-peer Mạng client-server: Một hoặc một số máy được thiết lập như server để cung cấp các tài nguyên,dịch vụ. Các máy tính sử dụng các tài nguyên dịch vụ gọi là client. Ưu điểm ▪ Sử dụng cho mạng các tổ chức, công ty có số lượng máy tính lớn và nhu cầu dịch vụ cao; ▪ Yêu cầu tính toàn vẹn dữ liệu và bảo mật mạng cao; ▪ Quản lý tập trung cho toàn mạng; ▪ Dễ dàng tích hợp những công nghệ mới; ▪ Tận dụng sức mạnh của hệ thống máy chủ nhằm phục vụ tài nguyên cho mạng; ▪ TCP/IP là giao thức được dùng trong mạng khách chủ; Nhược điểm ▪ Kinh phí dùng để nối mạng lớn; ▪ Sự mở rộng của mạng tuỳ thuộc hoàn toàn vào thiết bị trung tâm; ▪ Đòi hỏi phải có nhân viên chuyên về quản trị mạng; Khoa Công nghệ thông tin – TCN Quang Trung Trang 7
  15. Giáo trình Mạng máy tính Hình 1- 11 Mạng client-server CÂU HỎI ÔN TẬP – BÀI TẬP Câu 1 Dựa vào những tiêu chí nào để phân loại mạng máy tính? Trình bày các loại mạng dựa vào khoảng cách địa lý? Phân biệt sự khác nhau giữa mạng Internet và Intranet ? Câu 2 Trình bày khái niệm mạng dạng sao (Star). Vẽ hình minh họa. Nêu các ưu, nhược điểm của mạng dạng sao ? Câu 3 Mạng khách/chủ (Client/server Network) là gì? Trình bày những ưu điểm, nhược điểm của mạng Client/server ? Câu 4 Mạng ngang hàng( peer to peer network) là gì? Nêu ưu điểm và nhược điểm của mạng ngang hàng. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa mạng LAN và mạng WAN. Câu 5 Nêu những điểm khác biệt chủ yếu giữa mô hình Workgroup và mô hình Domain. Câu 6 So sánh sự giống và khác nhau giữa hai mô hình quản lý mạng Peer To Peer và Client/Server. Nêu ưu và nhược điểm của chúng. Câu 7 Trình bày cách phân loại mạng máy tính theo phương pháp chuyển mạch. Kỹ thuật chuyển mạch gói có ưu điểm gì so với chuyển mạch kênh. Câu 8 Trình bày và vẽ hình minh họa các kiến trúc mạng Star ? Nêu ưu nhược điểm của loại kiến trúc mạng này ? Câu 9 Mạng cục bộ (LAN), mạng đô thị (MAN), mạng diện rộng (WAN) là gì ? Nêu các đặc trưng tiêu biểu của từng loại mạng trên (băng thông, chi phí, quản trị) ? Câu 10 Sử dụng Microsoft Office Visio để thiết kế lại sơ đồ sau: Khoa Công nghệ thông tin – TCN Quang Trung Trang 8
  16. Giáo trình Mạng máy tính Câu 11 Sử dụng Microsoft Office Visio để thiết kế lại sơ đồ sau: Khoa Công nghệ thông tin – TCN Quang Trung Trang 9
  17. Giáo trình Mạng máy tính BÀI 2 – MÔ HÌNH OSI Mã bài: MĐ10 - 02 ❖ Giới thiệu: - Bài này trình bày các kiến thức tổng quan về mô hình OSI. Bài này được trình bày thành các mục và sắp xếp như sau: 1. Mô hình tham khảo OSI. 2. Các giao thức trong mô hình OSI. 3. Các chức năng chủ yếu của các tầng của mô hình OSI. ❖ Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm và cấu trúc của các lớp trong mô hình OSI; - Trình bày được nguyên tắc hoạt động và chức năng từng lớp trong mô hình. ❖ Nội dung chính: 1. Mô hình tham khảo OSI Mô hình OSI (Open Systems Interconnection) - Ra đời năm 1984 là tập hợp các đặc điểm kỹ thuật mô tả kiến trúc mạng dành cho việc kết nối các thiết bị không cùng chủng loại; - Các tầng thấp nhất định nghĩa các giao tiếp vật lý và đặc trưng truyền tải điện tử. Các tầng giữa định nghĩa cách thức các thiết bị truyền thông, duy trì kết nối, kiểm lỗi và điều khiển luồng tránh việc một hệ thống phải nhận nhiều dữ liệu hơn mức xử lý của nó. Các tầng cao nhất định nghĩa cách thức các ứng dụng sử dụng các dịch vụ của tầng thấp hơn; Hình 2- 1 Mô hình OSI Quy trình xử lý khi nhận dữ liệu - Bước 1: Lớp vật lý đảm bảo đồng bộ bit, đặt các mẫu bit trong buffer, thông báo cho lớp datalink về frame nhận được sau khi giải mã tín hiệu từ chuỗi bit nhận được; - Bước 2 : Lớp datalink kiểm tra trong trailer cua frame nhận được để phát hiện lỗi trong truyền dẫn, nếu phát hiện lỗi thì loại bỏ frame, kiểm tra địa chỉ datalink, nếu đúng thì chuyển data giữa header và trailer của frame lên software lớp 3; Khoa Công nghệ thông tin – TCN Quang Trung Trang 10
  18. Giáo trình Mạng máy tính - Bước 3 : Lớp network kiểm tra địa chỉ lớp 3, nếu đúng thì xử lý tiếp và chuyển dữ liệu sau header lớp 3 cho software lớp 4; - Bước 4 : Lớp transport khôi phục các đoạn dữ liệu đến theo đúng thứ tự bằng thông tin ACK (Acknowledgment : tin báo nhận) trong header và chuyển cho lớp session; - Bước 5 : Lớp session đảm bảo chuỗi các message đã nhận đầy đủ, sau đó chuyển cho lớp presentation; - Bước 6 : Lớp presentation chuyển đổi dữ liệu, chuyển cho lớp ứng dụng; - Bước 7 : Lớp ứng dụng xử lý header cuối cùng chứa các thông tin về các tham số chương trình ứng dụng giữa 2 host; 2. Các giao thức trong mô hình OSI - Để các máy tính trên mạng có thể nhận biết và trao đổi thông tin với nhau, phải có những phần mềm cùng làm việc theo 1 chuẩn nào đó. - Giao thức là tập hợp các nguyên tắc, quy định về truyền nhận thông tin giữa các máy tính và các thiết bị trên mạng, các thoả thuận về cấu trúc dữ liệu và phương thức truyền dữ liệu. - NetBEUI : (NetBIOS Extended User Interface - giao diện người dùng mở rộng trong NetBIOS) • Được IBM và Microsoft thiết kế dùng để hỗ trợ giao tiếp trong môi trường vừa và nhỏ; • Năm 1985, IBM đã phát triển giao thức nầy thành giao thức truyền dẫn mạng cho các LAN cỡ vừa và nhỏ. Microsoft hỗ trợ NetBEUI thông qua các sản phẩm mạng như: Windows 95, Windows 98, Windows NT; • Không hổ trợ định tuyến; - IPX/SPX • Giao thức hoạt động của mạng Netware nguyên thủy là IPX (Internetwork Packet Exchange : trao đổi gói tin liên mạng); • Các thành viên khác của bộ giao thức Novell Netware là SPX (Sequenced Packet Exchange: Trao đổi gói tin có trình tự); • Sử dụng trong mạng Novell; • Nhỏ nhanh và hiệu quả trên các mạng cục bộ, có hỗ trợ định tuyến; - TCP/IP: (Transfer Control Protocol / Internet Protocol) • Giao thức kiểm soát truyền thông, internet; • Có khả năng liên kết nhiều loại máy tính khác nhau; • Là chuẩn Intranet, Internet toàn cầu; - FPT (File Transfer Protocol) • Là dịch vụ truyền tập tin trên hệ thống Internet và trên các hệ thống mạng TCP/IP; Khoa Công nghệ thông tin – TCN Quang Trung Trang 11
  19. Giáo trình Mạng máy tính • Dịch vụ này cho phép người dùng đưa lên máy chủ các yêu cầu tải lên hoặc chép về các tập tin; • FPT hoạt động giữa nhiều loại hệ thống hỗn hợp, cho phép người dùng từ hệ thống này tương tác hệ thống khác mà không cần quan tâm đến hệ điều hành tại đó; - HTTP (Hypertext Transfer Protocol) • Là giao thức Client/Server dùng cho Word Wide Web. Nó cung cấp cách thức để Web browse truy xuất Web Server, và yêu cầu các văn bản Hypermedia được tạo bởi HTML; • Word Wide Web được xây dựng dựa vào nền Internet và sử dụng giao thức TCP/IP để truyền tải thông tin giữa Web Client và Web Server; • HTTP có nhiệm vụ xử lý liên kết này và cung cấp các giao thức truyền tin cho Web Client và Web Server; - SMTP (Simple Mail Transfer Protocol) • Là cơ chế chuyển trao đổi thư trên Internet • Nó có trách nhiệm chuyển thông điệp từ Mail Server (máy chủ chuyên trách về thư tín điện tử) này đến Mail Server khác; • SMTP sử dụng loại địa chỉ mà tất cả chúng ta hẳn đều quen thuộc : usename@company.com; • Mail Server sử dụng giao thức kiểm soát thông điệp gọi là POP (Post Office Protocol) hay IMAP4 (giao thức truy cập thư Internet phiên bản 4), là 1 giao thức mới và linh động hơn POP; • SMTP như người mang thư có trách nhiệm chuyển thư, còn POP và IMAP4 giống như bưu điện có trách nhiệm nhận trữ và chuyển tiếp thư; - DNS (Domain Name System) • Hệ thống phân giải tên miền; • Máy chủ DNS được đặt trên Internet để chuyển tên miền sang địa chỉ IP; • Khi ta nhập tên miền vào trong Web Browse, yêu cầu này được gởi đến Server DNS sơ cấp được định nghĩa trong Web Browse, máy chủ chuyển tên này sang địa chỉ IP và trả về cho hệ thống; • Nếu Server DNS mặc định không phân giải được, nó sẽ nhờ đến DNS ở cấp cao hơn; - TFTP (Trivial File Transfer Protocol) • Là giao thức truyền tập tin giống như FTP, nhưng nó được giảm chức năng để dùng ít tài nguyên hơn; • TFTP dùng giao thức UDP (Use Datagram Protocol), cho phép sử dụng trong các môi trường không dùng TCP; Khoa Công nghệ thông tin – TCN Quang Trung Trang 12
  20. Giáo trình Mạng máy tính • Không có chức năng giao diện người dùng như FTP; • Không thể liệt kê thư mục, cũng không có thủ tục Login trong TFTP; - TCP (Transmission Control Protocol) • Một kết nối trước hết phải được yêu cầu bởi người gởi và bảo đảm bởi người nhận; • Điều này cung cấp mức đầu tiên của độ tin cậy bằng cách bảo đảm người nhận sẵn sàng nhận dữ liệu; • Nếu 1 ứng dụng cần truyền dữ liệu trực tiếp đến 1 máy khác, IP bắt đầu gởi các gói dữ liệu đến đích. Nhưng nếu đích không làm việc (offline), hoặc bận rộn, IP không thể nào báo cho ứng dụng đó rằng dữ liệu không được tiếp nhận; • TCP quản lý điều này bằng cách gởi 1 yêu cầu kết nối đơn giản, và IP sẽ chuyển đi. Khi người nhận phản ứng, TCP bắt đầu gởi nhiều thông tin hơn đến IP, bảo đảm rằng IP không để mất dữ liệu; - UDP (Use Datagram Protocol) • Giao thức truyền không kết nối, không đảm bảo độ tin cậy, nhưng tiết kiệm chi phí truyền; • UDP được thiết kế để chuyển giao dữ liệu theo thời gian thực như âm thanh, video…trực tiếp từ điểm này đến điểm khác trên internet hay intranet; • Với UDP ứng dụng có thể gởi data đến 1 máy khác mà không cần yêu cầu kết nối, đối với TCP thì cần phải có; - RIP (Routing Information Protocol) • Giao thức dẫn đường động, dùng để 2 mạng khác Subnet Mask có thể truyền thông cho nhau; Hình 2- 2 Mô hình RIP - IP (Internet Protocol) • Giao thức Internet chuyển giao các gói tin qua các máy tính đến đích • IP (hiện nay là IP thế hệ 4 hay IPv4) là giao thức vận chuyển cơ bản cho các gói tin trên mạng Internet và các mạng dùng giao thức TCP/IP; • IP dùng để xây dựng 1 giao tiếp mạng và các địa chỉ máy tính trong giao tiếp mạng đó; - ARP (Address Resolution Protocol) • Giao thức phân giải địa chỉ; Khoa Công nghệ thông tin – TCN Quang Trung Trang 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0