intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Máy camera (Nghề: Điện tử dân dụng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:69

17
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Máy camera (Nghề: Điện tử dân dụng - Trình độ: Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu giúp các em sinh viên phân tích được nguyên lý hoạt động của một số khối chức năng của một số loại máy Camera; nắm được cấu trúc cơ bản của máy Camera; chẩn đoán được các hư hỏng của máy Camera; kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng của máy Camera;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Máy camera (Nghề: Điện tử dân dụng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ

  1. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
  2. LỜI GIỚI THIỆU Máy CAMERA là một trong những mô đun chuyên môn củ a nghề Điện tử dân dụng được biên soạn dựa theo chương trình khung đã xây dựng và ban hà nh năm 2017 củ a trường Cao đẳ ng nghề Cầ n Thơ dành cho nghề Điện tử dân dụng hệ Cao đẳ ng . Giáo trình được biên soạn làm tài liệu học tập, giảng dạy nên giáo trình đã được xây dựng ở mức độ đơn giản và dễ hiểu, trong mỗi bài ho ̣c đều có thí dụ và bài tập tương ứ ng để áp dụng và làm sáng tỏ phầ n lý thuyết. Khi biên soạn, nhóm biên soạn đã dựa trên kinh nghiệm thực tế giảng dạy, tham khảo đồng nghiệp, tham khảo các giáo trình hiện có và cập nhật những kiến thức mới có liên quan để phù hợp với nội dung chương trình đào tạo và phù hợp với mục tiêu đào tạo, nội dung được biên soạn gắn với nhu cầu thực tế. Nội dung giáo trình được biên soạn với lượng thời gian đào tạo 90 giờ gồm có: Bà i 01 MĐ27-01: Khái niệm chung về máy CAMERA Bà i 02 MĐ27-02: Sơ đồ khối của máy CAMERA Bà i 03 MĐ27-03: Khối quang của máy CAMERA Bà i 04 MĐ27-04: Khối xử lý tín hiệu ánh sáng Bà i 05 MĐ27-05: Khối xử lý mức tín hiệu Bà i 06 MĐ27-06: Hệ thống điều khiển hội tụ tự động Bà i 07 MĐ27-07: Bộ ngắm điện tử Bài 08 MĐ27-08: Mạch điều khiển hệ thống Giáo trình cũng là tài liệu giảng da ̣y và tham khảo tốt cho các nghề điện tử dân dụng, cơ điện tử, điện công nghiệp và điện dân du ̣ng. Mặc dù đã cố gắng tổ chức biên soạn để đáp ứng được mục tiêu đào tạo nhưng không tránh được những thiế u só t. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô và bạn đọc để nhóm biên soạn sẽ điề u chỉnh hoàn thiện hơn. Cầ n Thơ, ngày tháng 8 năm 2018 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Đỗ Hữ u Hâ ̣u 2. Nguyễn Thanh Danh 2
  3. MỤC LỤC TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ................................................................................... 1 LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................................ 2 MỤC LỤC ....................................................................................................................... 3 BÀI 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MÁY CAMERA ..................................................... 8 1. Chức năng, nhiệm vụ của máy Camera. .......................................................... 9 1.1. Các đặc điểm hoạt động của máy Camera ....................................................... 9 1.2. Hoạt động với sự trợ giúp của kỹ thuật điện tử ................................................ 9 1.3. Hoạt động định dạng ................................................................................... 10 1.4. Hoạt động chất lượng .................................................................................. 10 1.5. Hoạt động về thuật điện tử .......................................................................... 10 2. Phân loại máycamera .................................................................................. 11 2.1. Phân loại theo chất lượng ............................................................................ 11 2.2. Phân loại theo vùng nhìn ............................................................................. 11 2.3. Phân loại theo dạng thức lưu trữ tín hiệu. ...................................................... 12 2.4. Phân loại theo ống kính. .............................................................................. 12 2.5. Phân loại theo đen trắng và màu. .................................................................. 13 BÀI 2: SƠ ĐỒ KHỐI CỦA MÁY CAMERA .............................................................. 14 1. Sơ đồ khối, chức năng và nhiệm vụ các khối ................................................. 14 1.1. Khối quang học .......................................................................................... 15 1.2. Khối quét và đồng bộ .................................................................................. 15 1.3. Khối xử lý tín hiệu ...................................................................................... 15 1.4. Khối xuất tín hiệu ....................................................................................... 16 1.5. Khối điều khiển .......................................................................................... 16 1.6. Khối nguồn ................................................................................................ 17 2. Các chức năng hỗ trợ. ................................................................................. 17 3. Nhận dạng vị trí các khối trên máy Camera. .................................................. 19 BÀI 3: KHỐI QUANG CỦA MÁY CAMERA. .......................................................... 20 1. Khái niệm về ống kính ................................................................................ 20 1.1. Ống kính. ................................................................................................... 20 1.2. Trục chính và tiêu cự. ................................................................................. 20 1.3. Xác định vùng nhìn .................................................................................... 21 1.4. Xác định góc nhìn ...................................................................................... 21 2. Phân loại ống kính. ..................................................................................... 21 2.1. Phân loại theo tiêu cự. .................................................................................. 21 2.2. Phân loại theo cách lấy nét ............................................................................ 23 3. Các cách cân chỉnh các chức năng của ống kính camera ................................. 23 3.1. Chỉnh khẩu độ ............................................................................................. 23 3.2. Chỉnh cân bằng đen. ..................................................................................... 24 3.3. Chỉnh cân bằng trắng .................................................................................... 24 3.4. Chỉnh Zoom ................................................................................................ 25 3.5. Chỉnh nét .................................................................................................... 25 4. Các thao tác trên bằng thực tế ...................................................................... 26 BAI 4: KHỐI XỬ LÝ TÍN HIỆU VÀ ÁNH SÁNG ..................................................... 28 ̀ 3
  4. 1. Khái niệm chung về phần xử lý tín hiệu........................................................ 28 1.1. Tác dụng của khối xử lý tín hiệu .................................................................. 28 1.2. Sơ đồ khối và nguyên lý làm việc ................................................................ 28 2. Các hiệu chỉnh sai lệch về ánh sáng ............................................................. 29 2.1. Hiệu chỉnh bóng viền .................................................................................. 29 2.2. Hiệu chỉnh chống lóa .................................................................................. 29 2.3. Hiệu chỉnh mạch khử nhấp nháy .................................................................. 30 3. Sửa tông hình ............................................................................................. 31 3.1. Khái niệm về tông hình ............................................................................... 31 3.2. Cách đặt mạch sửa tông hình ....................................................................... 31 3.3. Hiệu chỉnh đầu gấp của camera ................................................................... 31 4. Hiệu chỉnh độ mở. ...................................................................................... 32 4.1. Khái niệm về độ mở video. ......................................................................... 32 4.2. Mạch sửa độ mở ......................................................................................... 33 4.3. Nguyên tắc sửa độ mở dọc. ......................................................................... 34 4.4. Nguyên tắc sửa độ mở ngang. ...................................................................... 34 4.5. Nguyên tắc làm nhụt chi tiết ........................................................................ 36 BÀI 5: KHỐI XỬ LÝ MỨC TÍN HIỆU .......................................................................37 1. Tiền khuếch đại.......................................................................................... 37 1.1. Yêu cầu ..................................................................................................... 37 1.2. Sơ đồ khối và nguyên lý làm việc. ............................................................... 37 2. Thiết lập mức nền chỉnh mức trắng và chỉnh mức đen ................................... 39 2.1. Thiết lập mức nền....................................................................................... 39 2.2. Chỉnh mức trắng ........................................................................................ 39 2.3. Chỉnh mức đen ........................................................................................... 42 3. Tự động chỉnh mức .................................................................................... 42 3.1. Sơ đồ khối ................................................................................................. 42 3.2. Nguyên tắc hoạt động ................................................................................. 42 3.3. Cách đặt mức tự động ................................................................................. 43 4. Mạch xén mức ........................................................................................... 43 4.1. Yêu cầu ..................................................................................................... 43 4.2. Mạch điện.................................................................................................. 44 5. Điều chỉnh hiệu ứng thu hình trong bóng tối ................................................. 45 5.1. Khái niệm về hiệu ứng thu hình trong bóng tối .............................................. 45 5.2. Cách điều chỉnh ......................................................................................... 45 BÀI 06: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN HỘI TỤ TỰ ĐỘNG ........................................... 47 1. Các đặc điểm của hệ thống điều khiển hội tụ tự động ..................................... 47 1.1. Các chức năng chính ................................................................................... 47 1.2. Sơ đồ khối ................................................................................................. 48 1.3. Nguyên tắc hoạt động ................................................................................. 48 2. Kiểm tra, điều chỉnh hệ thống điều khiển hội tụ tự động ................................ 49 2.1. Kiểm tra .................................................................................................... 49 2.2. Điều chỉnh. ................................................................................................ 49 BÀI 07: BỘ NGẮM ĐIỆN TỬ ..................................................................................... 52 4
  5. 1. Các đặc điểm của bộ ngắm điện tử ............................................................... 52 1.1. Các chức năng chính ................................................................................... 52 1.2. Sơ đồ khối ................................................................................................. 53 2. Nguyên tắc hoạt động ................................................................................. 53 3. Các mối liên kết ......................................................................................... 54 4. Kiểm tra, điều chỉnh bộ ngắm điện tử. .......................................................... 55 4.1. Kiểm tra. ................................................................................................... 55 4.2. Điều chỉnh. ................................................................................................ 55 BÀI 08: MẠCH ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG ............................................................... 58 1. Các đặc điểm của mạch điều khiển hệ thống ................................................. 58 1.1. Các chức năng chính. .................................................................................. 58 1.2. Sơ đồ khối. ................................................................................................ 59 1.3. Nguyên tắc hoạt động. ................................................................................ 61 2. Kiểm tra, điều chỉnh mạch điều khiển hệ thống. ............................................ 64 2.1. Kiểm tra. ................................................................................................... 64 2.2. Điều chỉnh. ................................................................................................ 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 69 ́ GIAO TRÌ NH MÔ ĐUN Tên mô đun: MÁY CAMERA (CAMCODER) Mã mô đun: MĐ 27 Thời gian thực hiện mô đun: 75 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 57 giờ; Kiểm tra: 03 giờ) Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Mô đun được bố trí sau khi học viên học xong môn học/mô đun; Máy DVD; Máy thu hình công nghệ cao và kỹ thuật số. - Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề. - Ý nghĩa: Máy Camera (Camcorder) được sử dụng rất rộng rãi với nhiều mục đích khác nhau. Đa dạng về chủng loại, phù hợp với mọi thành phần từ công sở cho 5
  6. đến gia đình. Mặc dù là loại thiết bị rất phổ biến nhưng những tài liệu hiện có chưa đáp ứng được nhu cầu về học tập và giảng dạy - Vai trò: Nhằm giúp cho chúng ta có được những kiến thức nền tảng về máy Camera ghi hình. Hiểu được cấu trúc, nguyên lý hoạt động của máy Camera ghi hình, từ đó giúp cho chúng ta có cơ sở để có thể kiểm tra, điều chỉnh và sửa chữa máy Camera ghi hình. Ngoài ra, mô đun này cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ kỹ thuật, các học viên của các nghành khác quan tâm đến lĩnh vực này Mục tiêu của mô đun: Sau khi học xong mô đun này học viên có năng lực - Kiến thức: + Phân tích được nguyên lý hoạt động của một số khối chức năng của một số loại máy Camera. + Nắm được cấu trúc cơ bản của máy Camera. - Kỹ năng: + Chẩn đoán được các hư hỏng của máy Camera. + Kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng của máy Camera. + Điều chỉnh được những chức năng thông dụng của máy Camera. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có năng lực đánh giá kết quả học tập và nghiên cứu của mình + Tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn + Sinh viên có thái độ nghiêm túc, tỉ mỉ, chính xác trong học tập Nội dung của mô đun: Thời gian (giờ) Thực hành, Số Tên các bài trong mô đun Tổng Lý thí nghiệm, Kiểm TT số thuyết thảo luận, tra bài tập Bài 1: Khái niệm chung về máy 1 4 2 2 CAMERA 1. Chức năng, nhiệm vụ của máy 2 1 1 CAMERA 2. Phân loại máy CAMERA 2 1 1 Bài 2: Sơ đồ khối của máy 2 8 2 6 CAMERA 1. Sơ đồ khối, chức năng và nhiệm vụ 1 1 các khối 2. Các chức năng hỗ trợ 0.5 0.5 3. Nhận dạng vị trí các khối trên máy 6.5 0.5 6 CAMERA Bài 3: Khối quang của máy 3 8 2 6 CAMERA 6
  7. 1. Khái niệm về ống kính 0.5 0.5 2. Phân loại ống kính 0.5 0.5 3. Các cách cân chỉnh các chức năng 0.5 0.5 của ống kính CAMERA 4. Các thao tác trên bằng thực tế 6.5 0.5 6 4 Bài 4: Khối xử lý tín hiệu ánh sáng 8 2 5 1 1. Khái niệm chung về phần xử lý tín 0.5 0.5 hiệu 2. Các hiệu chỉnh sai lệch về ánh sáng 0.5 0.5 3. Sửa tông hình 3 0.5 2.5 4. Hiệu chỉnh độ mở 3 0.5 2.5 Kiểm tra 1 1 5 Bài 5: Khối xử lý mức tín hiệu 16 2 13 1 1. Tiền khuếch đại 0.5 0.5 2. Thiết lập mức nền chỉnh mức trắng 0.5 0.5 và chỉnh mức đen 3. Tự động chỉnh mức 0.5 0.5 4. Mạch xén mức 0.5 0.5 5. Điều chỉnh hiệu ứng thu hình trong 13 13 tối Kiểm tra 1 1 Bài 6: Hệ thống điều khiển hội tụ tự 6 8 2 6 động 1. Các đặc điểm của hệ thống điều 1 1 khiển hội tụ tự động 2. Kiểm tra, điều chỉnh hệ thống điều 7 1 6 khiển hội tụ tự động 7 Bài 7: Bộ ngắm điện tử 8 1 7 1. Các đặc điểm của bộ ngắm điện tử 0.25 0.25 1. Nguyên tắc hoạt động 0.25 0.25 2. Các mối liên kết 0.5 0.5 3. Kiểm tra, điều chỉnh bộ ngắm điện 7 7 tử 8 Bài 8: Mạch điều khiển hệ thống 15 2 12 1 1. Các đặc điểm của mạch điều khiển 1 1 hệ thống 7
  8. 2. Kiểm tra, điều chỉnh mạch điều 13 1 12 khiển hệ thống Kiểm tra 1 1 Cộng 75 15 57 03 BÀI 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MÁY CAMERA Mã bà i: MĐ27-01 Giới thiệu : Camera là một thiết bị được phổ biến, qua bài này cho ta biết được các đặc điểm, và cách phân loại về máy Camera. Mục tiêu của bài: - Nhận biết được nhiệm vụ của máy CAMERA. - Trình bày đúng các cách hoạt động của máy CAMERA. - Phân loại được máy CAMERA. - Có ý thức kỷ luật, tránh gây hư hỏng cho trang thiết bị. 8
  9. Nội dung chính: 1. Chức năng, nhiệm vụ của máy Camera. Camera ghi hình hay Camcorder là một dụng cụ điện tử dùng để ghi ảnh động và âm thanh lên một vật lưu trữ bên trong nó. Hình:1.1 Máy Camera (Camcorder). 1.1. Các đặc điểm hoạt động của máy Camera Máy camcorder gồm ba phần chính: ống kính, thu hình, ghi băng. Ống kính nhận ánh sáng và hội tụ ánh sáng lên bộ phận thu hình. Bộ phận thu hình (ở những máy mới thường là bộ cảm biến CCD hay CMOS, còn ở những máy đầu tiên thì là đèn vidicon) đổi ánh sáng thành tín hiệu điện. Cuối cùng bộ ghi băng ghi tín hiệu lại. Riêng phần quang học và phần thu hình thì gọi là phần camera. Ống kính là phần đầu tiên trong đường đi của ánh sáng qua camera. Phần quang học của camera có thể điều chỉnh được các thông số sau: khẩu độ (điều khiển lượng ánh sáng), zoom (điều khiển khung cảnh được thu), tốc độ. Trong những máy camcorder hạng bình dân thì những thông số này được điều chỉnh hoàn toàn tự động bởi mạch điện tử để luôn luôn tạo ra một hình ảnh đủ sáng. Những máy camcorder hạng chuyên nghiệp cho phép người dùng chỉnh các thông số quang học (khẩu độ, tốc độ, hội tụ ...). Bộ phận thu hình là con mắt của máy camcorder, chứa một linh kiện điện tử nhạy sáng. Nó đổi ánh sáng thành tín hiệu video bằng một quá trình phức tạp. Ống kính hội tụ ánh sáng lên bề mặt bộ thu hình, các dãy tế bào nhạy sáng được rọi sáng. Ánh sáng được các tế bào đổi thành điện tích. Cuối chu kỳ rọi sáng, bộ thu hình đổi các điện tích thành một hiệu điện thế ở dạng analog. Sau khi các hiệu điện thế được đọc xong, bộ nhạy sáng được đưa về tình trạng ban đầu để nhận tiếp ánh sáng cho khung hình kế tiếp. Hiệu điện thế analog của bộ nhạy sáng được đổi thành những mức điện thế rời rạc (digital) bởi bộ biến đổi analog-digital (ADC) trong các máy camcorder digital. Bộ phận thứ ba là ghi băng, sẽ ghi tín hiệu video lên một vật lưu trữ (như là băng từ). Trước kia, khi ghi băng, tín hiệu luôn có nhiễu và sai lệch làm cho hình phát trở lại từ băng không được giống hoàn toàn như ban đầu. Hầu hết các máy camcorder đều có các chức năng điều khiển phần ghi băng cho phép quay ngược băng, phát lại. 1.2. Hoạt động với sự trợ giúp của kỹ thuật điện tử Với sự trợ giúp của các kỹ thuật điện tử mà giúp camera có thể nâng cao được chất lượng hình ảnh. Với một số công nghệ mới đã giúp cho camera có nhiều tính năng nổi bật: tự động nhận dạng, điều chỉnh thông minh, và các chức năng tự động thông minh khác. Với công nghệ điện tử ngày càng phát triển giúp camera có nhiều tính năng đặc biệt, giúp cho chất lượng của hình ảnh, video và âm thanh được nâng cao hơn, với chất lượng hoàn hảo hơn. 9
  10. 1.3. Hoạt động định dạng Một số máy camcorder đời mới ghi video vào bộ nhớ flash (theo dạng MPEG-1, MPEG-2, hay MPEG-4), Microdrive, đĩa cứng nhỏ hoặc DVD-RAM, DVD-R theo dạng MPEG-2. Nhưng những cách ghi này có hạn chế về thời gian ghi tùy theo bộ nhớ, và những dạng ghi đó khó biên tập. Phần lớn máy camcorder ghi băng theo dạng DV hay HDV và truyền nội dung đó qua FireWire hoặc cổng USB tới máy tính, ở đó nó được ghi thành những file rất lớn (1GB chỉ chứa chừng 4 tới 6 phút video theo dạng PAL/NTSC) và có thể biên tập, chuyển đổi và ghi trở lại băng. Việc truyền từ camcorder vào máy thực hiện theo thời gian thực, nên truyền 60 phút cho một băng và sẽ chiếm chừng 14GB đĩa. 1.4. Hoạt động chất lượng Một số chất lượng băng theo chuẩn analog: -VHS-C: nhỏ gọn, chất lượng thấp. -S-VHS: được dùng chủ yếu trong các máy cao cấp và chuyên nghiệp, chất lượng cao hơn VHS-C một chút. -Betamax: chỉ được dùng trong máy camcorder Sony cũ, không còn dùng trong các máy phổ thông từ giữa thập kỉ 80, nhưng vẫn còn dùng ở các máy chuyên nghiệp Betacam, chất lượng cũng khá tốt. -Video8: thiết kế bởi Sony, chất lượng khá hơn VHS. -Hi8: Chất lượng cao hơn Video8; ban đầu được dùng ở các máy chuyên nghiệp, nhưng bây giờ chỉ có máy thật rẻ tiền mới dùng. Chất lượng băng digital: -MiniDV, DVCPRO và DVCAM, dạng DV ghi hình chất lượng cao (bằng hoặc hơn chất lượng truyền hình). Mặc dù được thiết kế cho máy phổ thông, rất nhiều máy trong công nghệ làm phim và truyền hình cũng dùng MiniDV. -Digital8, dùng băng Hi8 (hiện nay chỉ có Sony sản xuất máy camcorder D8, trước kia còn có Hitachi). Một số máy Digital 8 có khả năng đọc được băng Hi8 analog. Mặc dù về mặt kỹ thuật thì chất lượng tương đương MiniDV. -MICROMV: băng nhỏ cỡ hộp diêm. Chỉ có Sony sản xuất máy kiểu này, và chỉ có phần mềm của Sony trên Microsoft Windows biên tập được; tuy nhiên, những lập trình viên open source đã biết cách thu băng trên Linux. Sony không còn sản xuất máy mới nữa, nhưng băng thì vẫn có. -HDV: ghi được 1 giờ phim MPEG-2 HDTV tương đương chất lượng truyền hình HD trên băng MiniDV chuẩn. 1.5. Hoạt động về thuật điện tử Với sự phát triển của công nghệ, thì những giải thuật điện tử trong camera cũng được cải tiến. Nhiều tiêu chuẩn nén video mới ra đời và phát triển với mục tiêu cung cấp các phương tiện cần thiết để tạo ra sự thống nhất giữa các hệ thống được thiết kế bởi những nhà sản xuất khác nhau với mọi loại ứng dụng video như là: H.26x, MPEG- x… Một số thuật toán trong việc nén ảnh như: cơ chế nén ảnh H.264 (MPEG-4 AVC), nén giãn trong miền thời gian, nén giãn trong miền không gian bằng một số phương pháp: biến đổi Cosine rời rạc, lượng tử hóa và mã hóa entropy … Tất cả những thuật toán này nhắm giúp cho việc nén ảnh được chất lượng hơn, nhằm làm cho dung lượng của ảnh, video được nhỏ gọn, nhưng phần chất lượng không bị thay đổi. 10
  11. 2. Phân loại máycamera 2.1. Phân loại theo chất lượng -Camera có độ nét cao (HDTV): đạt chất lượng độ nét rất cao. Hình: 1.2 Camera HD -Camera phát sóng (Broadcast Camera): đạt chất lượng của truyền hình. Hình:1.3 Broadcast Camera -Camera chuyên dụng (Professional Camera) hay nhà nghề: thường để chỉ các camera không đạt một hay nhiều thông số của tiêu chuẩn phát sóng. Hình: 1.4 Professional Camera -Camera dân dụng: đạt chất lượng của phần ghi băng (VCR). Hình: 1.5 Camera dân dụng 2.2. Phân loại theo vùng nhìn Studio Camera: dùng thu hình trong studio với ánh đèn sáng. Cấu tạo của camera này gồm 2 phần: phần đầu gồm ống kính và cảm quang gọi chung là đầu quay (camera head) đặt tại phòng quay, phần sau gồm bộ nguồn và phần điều khiển dùng để điều chỉnh gọi là bộ điều khiển camera CCU (Camera Control Unit). Đây là loại camera có chất lượng cao nhất. 11
  12. Hình: 1.6 Studio Camera -Field Camera, remote Camera: dùng thu hình ngoài trời, lưu động. Loại này có chất lượng như Studio Camera nhưng phần sau CCU nằm trên phòng máy của xe truyền hình lưu động, Còn phần đầu thì có ống kính rất dài dùng để thu ở cự ly xa. Hình: 1.7 Field Camera -Camcorder, portable camera, ENG… , Các loại camera xách tay gọn nhẹ, Các camera này thường có trang bị sẵn bộ ghi video lên băng và cự ly hoạt động ngằn chừng một hai chục mét … Hình:1.8 Portable Camera 2.3. Phân loại theo dạng thức lưu trữ tín hiệu. Thực tế có rất ít chương trình được phát trực tiếp từ camera thu được mà thường phải ghi, lưu trữ trên băng từ, đĩa từ … Vì thế chất lượng ngõ ra của hình ảnh bị giới hạn bởi các thiết bị lưu trữ này, hơn thế nữa là mỗi thiết bị lưu trữ đòi hỏi mỗi dạng thức video đem ghi khác nhau, Do đó bắt buộc camera theo dạng thức của các thiết bị lưu trữ, như: camera số, camera beta hay betacam … Hình: 1.9 Camera Beta 2.4. Phân loại theo ống kính. Chỉ quan tâm tới vùng nhìn mà người ta phân biệt camera theo ống kính của nó. Ví dụ: "Camera tele" tức là nói tới camera trang bị với ống kính dài để thu trong cự ly xa. Còn như "Camera Zoom" thì trang bị với ống kính zoom và tuỳ theo kích cỡ mà người quay có thể ước lượng cự ly thu hình… Trong camera cũng cần có các bộ phận bổ trợ kèm theo như là: Triax Camera Adaptor, Camera Control Unit… 12
  13. Hình: 1.10 Camera tele Hình: 1.11Triax Camera 2.5. Phân loại theo đen trắng và màu. Camera đen trắng thì hình ảnh chỉ có màu đen và trắng, loại này cho ta chất lượng hình ảnh tốt, với giá thành rẻ. Hình: 1.12 Camera đen trắng Camera màu, loại này hình ảnh có màu do trong máy có bộ mã hóa màu RGB. Hình: 1.13 Camera màu Câu hỏi: Câu 1: Hãy nêu các đặc điểm hoạt động của máy Camera? Câu 2: Có mấy cách phân loại Camera? Hãy liệt kê ra những cách phân loại đó? 13
  14. BÀI 2: SƠ ĐỒ KHỐI CỦA MÁY CAMERA Mã bà i: MĐ27-02 Giới thiệu: Để giúp cho việc sửa chữa được nhanh chóng, ta cần hiểu rõ hơn về sơ đồ khối, chức năng và nhiệm vụ của các khối, qua bài này sẽ cho ta thêm kiến thức về nó. Mục tiêu của bài: - Trình bày chính xác sơ đồ khối, chức năng nhiệm vụ các khối trong máy CAMERA. - Nhận dạng được vị trí các khối trên máy CAMERA. - Có ý thức kỷ luật, tránh gây hư hỏng cho trang thiết bị Nội dung chính. 1. Sơ đồ khối, chức năng và nhiệm vụ các khối Sơ đồ khối của máy camcorder VP-D353. Hình: 2.1. Sơ đồ khối của máy camcorder VP-D353 14
  15. 1.1. Khối quang học Hình: 2. 2 Khối quang học Khối quang học này bao gồm: ống kính, OLPF (optical low-pass filters), khối CCD, và khối cảm biến. -Ống kính có tác dụng dùng để điều chỉnh tiêu cự để giúp cho hình được rõ nét. -OLPF dùng để loại ra các rìa màu Moire. -CCD (Charge Coupled Device – thiết bị tích điện kép): có nhiệm vụ biến đổi quang năng thành các tín hiệu điện nhờ các vi mạch và photodiode. 1.2. Khối quét và đồng bộ Xung đồng bộ và các xung xóa nhằm đảm bảo đồng bộ dòng, đồng bộ mành cũng như xóa dòng, mành. Đồng thời mạch tạo quét đưa ra tín hiệu điều khiển các cuộn lái dòng và lái mành ứng các tần số quét dòng (50 Hz) và mành (15625 Hz). 1.3. Khối xử lý tín hiệu Khối xử lý tín hiệu DSP6, có tác dụng xử lý các tín hiệu được đưa về từ khối CCD để xử lý những tín hiệu điện từ khối CCD. Đồng thời khối xử lý tín hiệu này cũng giao tiếp với SDRAM, khối khuếch đại âm thanh … Hình: 2. 3 Khối xử lý tín hiệu 15
  16. 1.4. Khối xuất tín hiệu Hình: 2. 4. Khối xuất tín hiệu Khối xuất tín hiệu đưa các tín hiệu S-Video, AV ra các jack để truyền tín hiệu video đến cho các thiết bị khác. Đồng thời khối này còn giao tiếp với jack USB và jack IEEE1394 để giao tiếp với máy tính, khi người dùng kết nối với máy tính để truyền tín hiệu. Hình: 2. 5 Khối kiểm tra phím Khối này kiểm tra các phím nhấn, khi các phím chức năng này được nhấn thì nó sẽ gửi tín hiệu tương ứng đến khối điều khiển để xử lý tín hiệu. 1.5. Khối điều khiển Hình:2. 6 Khối điều khiển Khối điều khiển sẽ gửi tín hiệu xử lý, điều khiển đến tất các khối. Khối này giao tiếp với các khối: RTC (Real Time Clock – thời gian thực) khối này để tạo tín hiệu thời gian cho máy, khối EEPROM là khối lưu trữ các dữ liệu chương trình, khối Reset, khối record và các khối khác. 16
  17. 1.6. Khối nguồn Hình: 2. 7 Khối nguồn của máy camera Khối nguồn sẽ tạo ra các điện áp để cung cấp cho các khối. Khối này nhận nguồn cung cấp từ pin hoặc từ jack DC. Khi phím nguồn được nhấn thì khối này sẽ hoạt động để tạo ra các điện áp nguồn cấp cho các khối. Tạo ra các điện áp: 1,8V, 3,3V, 5V, - 15V ~ -7,5V … các điện áp này được tạo ra bởi IC BD9833. 2. Các chức năng hỗ trợ. 2.1. Lưu trữ tín hiệu. Các dữ liệu hình ảnh, video sau khi đã được chụp, record thì sẽ được chuyển thành các dạng tín hiệu điện và lưu trữ trên một thiết bị lưu trữ. Thiết bị lưu trữ này sẽ khác tùy vào từng loại camera. Đối với camera analog thì thiết bị lưu trữ là: VHS, Betamax, video8. Hình: 2. 8 Thiết bị lưu trữ analog Camera số thì thiết bị lưu trữ này là: digital8, miniDV, DVD, đĩa cứng và flash. Hình: 2. 9 Thiết bị lưu trữ digital Các camera số ghi video vào bộ nhớ flash theo chuẩn MPEG-1, MPEG-2 hoặc MPEG-4. Cả hai dạng lưu trữ analog và digital đều có những hạn chế về thời gian lưu trữ, thời gian này phục thuộc vào dung lượng của thiết bị lưu trữ. Các thiết bị lưu trữ analog hay digital đều bị xuống cấp theo thời gian. 2.2. Ghi âm và đường tiếng. Ngoài chức năng chụp hình, video, camera còn tích hợp thêm những tính năng như là tích hợp thêm mic để ghi âm, và loa để phát ra âm thanh. Những máy camera hiện nay còn có thể ghi âm theo dạng stereo, âm thanh đa kênh. 2.3. Cáp Camera. Cáp Camera để truyền các dữ liệu từ camera đến máy tính và các thiết bị video. Loại cáp thường được dùng như là: cổng nối tiếp ở một số máy đời đầu, hiện nay sử dụng chủ yếu là firewire hoặc cáp USB 2.0 17
  18. Hình: 2.10 Cáp firewire kết nối Camera với TV và máy tính. Hình: 2. 11 Sơ đồ kết nối giữa camera và TV trong chế độ playing back Hình: 2.12 Kết nối camera với máy tính 2.4. Tai nghe Trên camera có một jack headphone, giúp người dùng có thể sử dụng để cắm tai nghe khi cần. Hình: 2.13 Jack phone trên camera 18
  19. 2.5. Đèn báo. Đèn báo dùng để báo cho người dùng biết một số hoạt động của camera. Một số đèn báo trên camera: -Đèn báo nguồn (Power). -Đèn báo sạc (Charge): đèn này dùng để báo cho người dung biết máy đang sạc pin, khi đèn sáng thì máy đang sạc, khi đèn tắt thì máy đã sạc xong. -Đèn báo đang Recording: để báo cho người dùng biết máy đang ghi hình. -Đèn báo VCR: khi ta chuyển sang chế độ VCR thì đèn báo VCR này sẽ sáng lên. -Đèn báo Card PB: khi ta thao tác Menu trên Card thì đèn báo này sẽ sáng. Hình: 2.14 Các đèn báo trên Camera 3. Nhận dạng vị trí các khối trên máy Camera. Nhận dạng vị trí các khối trên máy Camera, giúp cho việc sửa chữa sẽ dễ dàng hơn. Mở máy camera, xác định trên board các khối như sau: Xác định khối điều khiển, ghi nhận những đặc điểm nhận dạng của khối điều khiển Xác định khối nguồn, khối bàn phím, ghi nhận đặc điểm nhận dạng Xác định khối hiển thị LCD, khối điều khiển CCD và các khối chức năng khác, nêu đặc điểm nhận dạng các khối Xác định các khối chức năng khác, nêu đặc điểm nhận dạng các khối Câu hỏi: Câu 1: Liệt kê các khối trên máy Camera? Câu 2: Cho biết chức năng và nhiệm vụ của các khối trên máy Camera? Câu 3: Hãy nêu một số chức năng hỗ trợ trên máy Camera? 19
  20. BÀI 3: KHỐI QUANG CỦA MÁY CAMERA. Mã bài: MĐ 27- 03 Giới thiệu: Một trong những thành phần quan trọng mà người dùng thường quan tâm đó là khối đầu quang cụ thể là ống kính. Qua bài này sẽ cho ta biết thêm về các loại ống kính đồng thời biết cách cân chỉnh một số chức năng của ống kính Camera. Mục tiêu của bài: - Nắm được kết cấu và phân loại ống kính dùng trong CAMERA. - Sử dụng và điều chỉnh được các chức năng của ống kính CAMERA bằng tay và tự động. - Có ý thức kỷ luật, tránh gây hư hỏng cho trang thiết bị Nội dung chính: 1. Khái niệm về ống kính 1.1. Ống kính. Ống kính là một thiết bị quang học trong suốt được sử dụng để hội tụ hoặc phân kì ánh sáng truyền qua và tạo thành hình ảnh. Hình: 3.1 Ống kính Nikkor Một phần tử của ống kính chỉ gồm một thấu kính đơn lẻ bằng thuỷ tinh hay bằng các tinh thể. Các ống kính máy ảnh thời nay chứa ít nhất 4 phần tử như thế, thường được chia thành từng nhóm một. Để thiết kế thành một ống kính rất phức tạp và số lượng các phần tử cũng như các nhóm không biểu thị chất lượng hình ảnh. Một ống kính đơn giản với ít phần tử có thể cho ảnh đẹp hơn các ống kính phức tạp khác, vì nó ít gây lóe (hiện tượng ánh sáng phản xạ giữa các phần tử ống kính). Tuy nhiên, các ống kính góc rộng và tiêu cự dài đòi hỏi nhiều phần tử hơn để tinh chỉnh đường đi của ánh sáng, khắc phục các hiện tượng quang sai. Hình: 3.2 Cấu trúc của một ống kính 1.2. Trục chính và tiêu cự. Tiêu cự của ống kính là thông số cho biết góc nhìn của máy, nghĩa là khoảng phạm vi mà máy có thể nhìn “thâu tóm” được. Ống kính có tiêu cự 50mm được coi là chuẩn vì loại ống kính này có góc nhìn gần giống với mắt người nhất. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2