intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Máy Cassette - CĐ Nghề Đắk Lắk

Chia sẻ: Bautroimaudo Bautroimaudo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:64

29
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Máy Cassette với mục tiêu giúp các bạn đọc có thể trình bày chức năng, nhiệm vụ và phân loại Máy Cassette; Phân tích các mạch điện trong Máy Cassette; Sửa chữa các hư hỏng trong Máy Cassette.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Máy Cassette - CĐ Nghề Đắk Lắk

  1. LỜI GIỚI THIỆU Môn học máy CASSETTE là một môn học chuyên nghành cho học sinh khối ngành điện tử dân dụng, tuy nhiên các tài liệu hiện nay chưa đầy đủ được các nội dung như trong chương trình khung của Tổng cục Dạy nghề nhằm phục tốt cho việc đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cho Học sinh – Sinh viên của Trường Nghề thuộc chuyên nghành điện tử dân dụng. Do vậy việc biên soạn giáo trình Máy CASSETTE là việc làm cấp thiết hiện nay. Để thực hiện biên soạn giáo trình đào tạo nghề điện tử dân dụng ở trình độ Trung Cấp Nghề, giáo trình Máy CASSETTE là một trong những giáo trình môn học đào tạo chuyên ngành bắt buộc được biên soạn theo nội dung chương trình khung được Bộ Lao động Thương binh Xã hội và Tổng cục Dạy Nghề phê duyệt. Nội dung biên soạn đầy đủ, ngắn gọn, dễ hiểu, kết hợp kiến thức và kỹ năng chặt chẽ với nhau. Khi biên soạn, nhóm biên soạn đã cố gắng cập nhật những kiến thức mới có liên quan đến nội dung chương trình đào tạo và phù hợp với mục tiêu đào tạo, nội dung lý thuyết và thực hành được biên soạn gắn với nhu cầu thực tế trong học tập của học sinh, đồng thời có tính thực tiễn cao. Tuy nhiên trong quá trình biên soạn sẽ không tránh khỏi các sai sót. Rất mong nhận được sự góp ý của quý đồng nghiệp để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Nhóm biên soạn 1
  2. 2
  3. MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................... 3 BÀI 1: KHÁI NIỆM VỀ MÁY CASSETTE ..................................................... 7 1.1 Chức năng, nhiệm vụ và phân loại Máy CASSETTE. ............................... 7 1.2. Sơ đồ khối, chức năng và nhiệm vụ các khối: ............................................ 8 BÀI 2: BĂNG TỪ VÀ ĐẦU TỪ ...................................................................... 12 2.1. Đầu từ: ........................................................................................................ 12 2.3 Nguyên tắc phát băng: ................................................................................ 18 2.4 Nguyên tắc xoá băng: ................................................................................ 19 2.5 Băng từ: ....................................................................................................... 19 2.6 Phương pháp kiểm tra, cân chỉnh và thay thế đầu từ: ............................ 24 BÀI 3: CÁC MẠCH KHUẾCH ĐẠI ĐẦU TỪ............................................... 26 3.1 Mạch khuếch đại đọc:................................................................................. 26 3.2 Mạch khuếch đại ghi: ................................................................................. 28 3.3 Mạch khuếch đại cân bằng ghi và phát: ................................................... 29 3.4 Phương pháp chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa những hư hỏng của mạch khuếch đại đầu từ: ............................................................................................ 30 BÀI 4: MẠCH TỰ ĐỘNG ĐIỀU CHỈNH MỨC GHI (ALC). ...................... 32 4.3 Loại mạch ALC tác động vào mạch phân dòng tín hiệu: ........................ 33 4.4 Mạch ALC sử dụng IC: .............................................................................. 34 4.5. Phương pháp chẩn đoán kiểm tra và sửa chữa mạch ALC: .................. 36 BÀI 5: MÔ – TƠ VÀ MẠCH ỔN TỐC .......................................................... 37 5.1 Môtơ: ........................................................................................................... 37 5.2. Hệ thống ổn tốc: ......................................................................................... 39 5.3. Phương pháp điều chỉnh tốc độ quay Mô-tơ: .......................................... 42 6.1 Hệ cơ thường:.............................................................................................. 43 6.2 Hệ cơ có chức năng điều khiển: ................................................................. 44 6.3 Điều khiển Auto stop bằng cơ khí: ............................................................ 45 6.4 Điều khiển Auto stop bằng mạch điện điều khiển: ................................... 45 6.5 Phương pháp chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế hệ cơ: ............ 45 BÀI 7: CÁC MẠCH ĐIỀU KHIỂN................................................................. 47 7.1 Mạch tự động tắt máy khi hết băng (Auto stop): ..................................... 47 3
  4. 7.2 Hệ tự động đổi chiều bài hát (Auto Reverse): ........................................... 48 7.3 Mạch điều khiển từ xa: ............................................................................... 49 7.4 Mạch nhận tín hiệu điều khiển từ xa: ........................................................ 49 7.5 Phương pháp chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa những hư hỏng trong mạch điều khiển: ......................................................................................................... 49 BÀI 8 : HỆ THỐNG HIỆN THỊ ...................................................................... 50 8.1 Nguyên lý hoạt động của hệ thống hiển thị: .............................................. 50 8.2 Phương pháp chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa những hư hỏng trong hệ thống hiển thị:.................................................................................................... 53 BÀI 9: HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN HƯ HỎNG CỦA MÁY CASSETTE. .................................................. 55 9.1 Hiện tượng và các nguyên nhân hư hỏng của Máy CASSETTE : ........... 55 9.2 Quy trình kiểm tra Máy CASSETTE: ....................................................... 56 9.3 Quy trình kiểm tra sửa chữa và định pan như sau:.................................. 58 9.4 Xây dựng lưu đồ phân tích phán đoán khối mạch chức năng có khả năng bị sự cố từ các hiện tượng: ................................................................................ 60 4
  5. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: Vị trí của mô đun : Mô đun được bố trí sau khi học sinh học xong các mô-đun/ môn học Vật liệu, linh kiện điện – điện tử; Kỹ thuật mạch điện tử I, II, Hệ thống âm thanh. Tính chất của mô đun : Là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc. MỤC TIÊU MÔ ĐUN Học xong môn học này học viên có khả năng: - Trình bày chức năng, nhiệm vụ và phân loại Máy CASSETTE. - Phân tích các mạch điện trong Máy CASSETTE. - Sửa chữa các hư hỏng trong Máy CASSETTE. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH - Vật liệu: + Băng ghi âm + Đầu từ + Mô-tơ + Các thành phần chi tiết của hệ thống cơ + Các loại vật liệu linh kiện điện tử rời + Dụng cụ khử từ - Dụng cụ và trang thiết bị: + Dụng cụ cầm tay nghề điện tử + Máy CASSETTE + Mỏ hàn, thiếc hàn, nhựa thông + VOM + Dao động ký + Máy đo độ cảm ứng của băng từ - Học liệu: + Tài liệu hướng dẫn Mô-đun ghi âm + Sơ đồ khối, mạch điện nguyên lý Máy CASSETTE + Giáo trình Mạch điện tử + Giáo trình Tăng âm 5
  6. + Tài liệu hướng dẫn sử dụng Máy CASSETTE - Nguồn lực khác: + Phòng học, xưởng thực hành có đủ ánh sáng, hệ thống thông gió đúng tiêu chuẩn + Phần mềm mô phỏng phương pháp sửa chữa Máy CASSETTE + Máy chiếu overhead + Projector NỘI DUNG MÔ ĐUN: Thời gian Tên các bài trong mô đun Số TT Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra* 1. KHÁI NIỆM VỀ MÁY CASSETTE 2 02 00 00 2. BĂNG TỪ VÀ ĐẦU TỪ 6 02 04 00 3. CÁC MẠCH KHUẾCH ĐẠI ĐẦU TỪ 18 02 15 01 MẠCH TỰ ĐỘNG ĐIỀU CHỈNH MỨC 4. 19 03 15 01 GHI (ALC). 5. MÔ – TƠ VÀ MẠCH ỔN TỐC 19 03 15 01 6. HỆ THỐNG CƠ 22 06 15 01 7. CÁC MẠCH ĐIỀU KHIỂN 22 06 15 01 8. HỆ THỐNG HIỂN THỊ 23 03 19 01 HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC 9. PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN HƯ HỎNG 19 03 16 00 CỦA MÁY CASSETTE Cộng 150 30 114 6 6
  7. BÀI 1: KHÁI NIỆM VỀ MÁY CASSETTE Mục tiêu của bài: Học xong bài này học viên sẽ có khả năng: - Trình bày chức năng nhiệm vụ và phân loại Máy CASSETTE dân dụng theo đúng nội dung đã học. - Trình bày sơ đồ khối, chức năng nhiệm vụ các khối trong Máy CASSETTE dân dụng theo đúng nội đã học. - Nhận dạng vị trí các khối trên Máy CASSETTE dân dụng một cách chính xác. - Rèn luyện tác phong công nghiệp, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. Nội dung bài học : 1.1 Chức năng, nhiệm vụ và phân loại Máy CASSETTE. a. Chức năng, nhiệm vụ. Máy CASSETTE là thiết bị điện tử thực hiện chức năng ghi-phát tín hiệu âm thanh (tiếng nói, các nhạc cụ, tiếng các loài vật….). Âm thanh được Mic chuyển sang thành dạng tín hiệu điện, qua mạch khuyếch đại ghi trong máy CASSETTE rồi đưa tới đầu từ ghi, ghi lại tín hiệu trên băng từ dưới dạngg từ trường dư hay dư từ. Từ trường dư trên băng từ được chuyển thành suất điện động cảm ứng khi băng từ đi qua đầu từ phát. Suất điện động này được mạch khuếch đại đọc rồi mạch khuếch đại công suất khuếch đại lên đủ lớn đưa ra loa tái tạo âm thanh. b. Phân loai. - Dựa vào mục đích sử dụng người ta chia máy CASSETTE ra làm hai loai. + Máy CASSETTE thông dụng: Được sử dụng phổ thông. + Máy CASSETTE chuyên dụng: Được sử dụng trong các trung tâm truyền thanh hay các đài truyền thanh khu vực. - Dựa vào công nghệ chế tạo người ta chia máy CASSETTE ra làm các loại + Máy CASSETTE dùng đèn điện tử. + Máy CASSETTE bán dẫn. Ngoài ra người ta còn chế tạo máy CASSETTE cùng Radio hoặc máy CASSETTE cùng Radio và CD. 7
  8. 1.2. Sơ đồ khối, chức năng và nhiệm vụ các khối: a. Sơ đồ khối Cassette: Sơ đồ nguyên lý khối nguồn - Khối nguồn ( Power) : Khối nguồn có nhiệm vụ cung cấp nguồn một chiều từ 9 đến 12V cho tầng công xuất Audio và áp DC6V cho các tầng Graphic Equalizer, Radio và tầng khuyếch đại đầu từ (Head amply ), mạch Regu là mạch ổn áp cố định, tạo điện áp 6V. 8
  9. - Tầng khuếch đại công xuất âm tần ( Audio Amply ): Khuếch đại tín hiệu âm tần từ khối Equalizer đưa sang cho đủ mạnh rồi đưa ra loa phát ra âm thanh, khối này sử dụng nguồn DC từ 9 đến 12V. Tín hiệu âm tần ra khỏi mạch Equalizer được đưa vào đầu triết áp Volume, tín hiệu lấy ra ở điểm giữa triết áp có biên độ thay đổi tuỳ theo mức độ điều chỉnh của người sử dụng => tín hiệu được đưa qua tụ C8 đi vào transistor Q3 khuếch đại, Q3 là transistor khuếch đại về biên độ điện áp, Q3 được định thiên sao cho UCE của Q3 ≈ 0,5Vcc ( để đạt đ ợc gi trị n y ng ời ta điều chỉnh R10). Hai transistor công suất được mắc đẩy kéo để khuếch đại cho hai nửa chu kỳ của tín hiệu, tín hiệu vào B ra E do đó hai transistor công suất khuếch đại về cường độ dòng điện Tín hiệu lấy ra từ chân E của hai transistor công suất có cường độ đủ mạnh được ghép qua tụ C9 đưa ra loa Nguồn nuôi của mạch trên có thể thay đổi từ 6V đến 12V, khi thay đổi nguồn nuôi ta chỉ việc thay đổi R10 để thu được UCE của hai transistor công suất cân bằng. 9
  10. - Tầng Graphic Equalizer ( chỉnh âm sắc ): Tầng này giúp người sử dụng điều chỉnh sắc thái âm thanh như điều chỉnh tần số, điều chỉnh Bass –Treble, điều chỉnh âm lượng. Equalizer là mạch điều chỉnh sự cân bằng tín hiệu giữa các tần số trong giải tần âm thanh, còn gọi là mạch điều chỉnh âm sắc, đơn giản nhất của mạch Equalizer là mạch Bass Treec với hai núm chỉnh, thông thường mạch Equalizer có 5 cần gạt chỉnh cho 5 vùng tần số là 100Hz, 300Hz, 1KHz, 3KHz v 10KHz. Âm thanh con người nghe được có giải tần từ 20Hz đến 20KHz v gọi là tín hiệu âm tần, tần số nhỏ hơn 20Hz gọi là hạ tần, tần số từ 20KHz đến 30KHz gọi là sóng siêu âm, còn tần số trên 30KHz là sóng cao tần. Giải tần âm thanh mà con người có thể cảm nhận từ 20Hz đền 20 KHz nhưng các thiết bị âm thanh thường bị hạn chế về mặt tần số. Thí dụ đối Cassette thường chỉ truyền đạt được giải tần từ 50Hz đến 10 KHz, Điện thoại di động chỉ truyền đạt 10
  11. được giải tần từ 300Hz đến 3KHz, các thiết bị cho dải tần tốt là đầu đĩa CD, máy nghe nhạc kỹ thuật số. - Tầng khuếch đại đầu từ ( Head Amply): Tín hiệu âm tần thu được từ đầu từ rất yếu được tầng này khuếch đại lên biên độ đủ lớn trước khi đưa sang tầng Equalizer. - Tầng Radio: Tầng Radio thu sóng từ các đài phát sau đó tách sóng để lấy ra tín hiệu âm tần cung cấp cho tầng Equa lizer. - Chuyển mạch Function: Là chuyển mạch lựa chọn Radio hay Cassette, chuyển mạch bao gồm chuyển mạch tín hiệu và chuyển mạch đường cấp nguồn cho các tầng Radio và khuếch đại đầu từ. 11
  12. BÀI 2: BĂNG TỪ VÀ ĐẦU TỪ Mục tiêu của bài: Học xong bài này học viên sẽ có khả năng: - Trình bày cấu tạo của đầu từ và băng từ theo đúng nội dung đã được học. - Trình bày nguyên tắc xoá, ghi và phát của đầu từ và băng từ trong Máy CASSETTE dân dụng theo đúng yêu cầu nội dung đã học. - Phương pháp kiểm tra, cân chỉnh và thay thế đầu từ trong Máy CASSETTE theo đúng chế độ. - Thay thế và điều chỉnh đầu từ trong Máy CASSETTE dân dụng đúng chỉ tiêu kỹ thuật. - Rèn luyện tác phong công nghiệp, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. Nội dung bài học: 2.1. Đầu từ: a. Cấu tạo 12
  13. Đầu từ là một bộ phận quan trọng của máy ghi âm. Đầu từ ghi, đầu từ đọc, đầu từ hỗn hợp, đầu từ xóa đều giống nhau về kết cấu cơ bản nhưng khác nhau về vật liệu làm lõi từ, về kích thước của khe từ cũng như về số vòng và loại dây để quấn cuộn dây Đâu từ ghi có nhiệm vụ biến đổi những dao động điện ở tần số âm thanh trở thành dao động từ trong khi một băng từ đang chuyển động và áp sát vào mặt công tác của đầu từ. Đầu từ đọc khi băng từ chuyển động và áp sát vào mặt công tác của đầu từ thì nó biến đổi dòng từ thành những dao động điện, giống như những dao động điện khi ghi vào băng từ. Đầu từ xóa có nhiệm vụ biến đổi dòng siêu âm của bộ dao động siêu âm thành từ năng trong khi băng từ chuyển động theo mặt công tác của đầu từ nhằm xóa bỏ những tín hiệu đã ghi trên mặt băng. Cấu tạo chính của đầu từ như hình vẽ: 13
  14. Sơ đồ cấu tạo đầu từ Đầu từ gồm một lõi làm bằng vật liệu từ tính trên có hai cuộn dây số 2. Hai cuộn dây này được quấn đối xứng và ngược nhau nhằm giảm nhỏ nhiễu âm bên ngoài. Lõi từ phía trước có khe công tác 3 của đầu từ. Chính giữa những khe người ta đặt một màng mỏng bằng vật liệu không từ tính, do đó phần lớn đường sức từ đều đi qua băng từ. Khe 4 nằm sau lõi từ nhằm nâng cao từ trễ của lõi từ. Ở giữa khe sau có đặt một băng giấy để tránh hiện tượng tạp âm ngoài một cách hiệu quả, đầu từ được bọc kim loại cẩn thận bằng vỏ 5. Vỏ bọc thường làm bằng Pamaloi hoặc kim loại có độ dày khoảng 1mm. Tất cả các đầu từ như đầu từ xóa, ghi, hỗn hợp đều có kết cấu cơ bản như mô tả trên đây nhưng khá nhau ở các phần sau: + Vật liệu làm đầu từ và hình dạng của lõi từ. + Số vòng và cỡ dây dẫn. Đầu từ ghi, đầu từ đọc, đầu từ hỗn hợp có khe công tác nằm trong giới hạn từ 2mm đến 10mm. Đầu từ xóa là 100mm đến 200mm. Khe từ phía sau cso độ rộng 50mm đến 300mm. Đầu từ xóa được bọc bằng vật liệu dẫn điện tốt như đồng hoặc đồng thau. Lõi từ là những lá mỏng cỡ 0.1mm đến 0.2mm, giữa cá lá có cách điện. Đối với các đầu từ ghi, đầu từ đọc hay đầu từ hỗn hợp dùng với các vật liệu từ có độ từ thẩm cao và độ bão hòa từ không lớn. Thông thường dùng hợp kim sắt kềm, các vật liệu này sẽ cho ta những đầu từ có độ nhạy cao giảm được dòng ghi. Khi đọc cho sức điện động lớn cũng như đáp ứng tần số rất tốt ở tần số cao. Chiều cao của đầu từ được xác định bởi bề rộng của băng từ và số đường trên băng. Chiều cao của khe từ hỗn hợp trong máy ghi âm có hai đường âm thanh là 2,2mm, với đường âm thanh là 1mm. Độ cao của khe từ xóa đối với loại 2 đường là 3mm và loại 4 là 1,5mm. Lõi từ của đầu xóa hiện nay dùng vật liệu Ferit, có tổn hao thấp, dùng vật liệu Ferit có thể giảm công suất tổn hao so với vật liệu thông thường. Số vòng dây của đầu từ phụ thuộc vào kiểu đầu từ có trở kháng thấp hay trở kháng cao. Đầu từ trở kháng cao thường được ùng trong máy ghi âm khuếch đại bằng đèn điện tử, còn loại trở kháng thấp thích hợp cho máy ghi âm dùng Transistor và chuyên dùng. 14
  15. Dây quấn cuộn dây thường dùng dây đồng cách điện bằng lớp sơn cách điện. Số vòng được xác định theo điện cảm của đầu từ, đầu từ hỗ hợp của máy ghi âm dùng đèn điện tử có điện cảm khoảng 1H. Máy ghi âm dùng Transistor điện cảm của đầu từ hỗn hợp khoảng 50 đến 100mH. Cuộn dây của đầu từ xóa có số vòng không nhiều và phụ thuộc vào bộ phát sóng siêu âm. Loại có hai cuộn dây quấn ngược chiều nhau giảm được nhiễu từ bên ngoài ảnh hưởng đến đầu từ được bọc bằng vỏ kim loại. Đầu từ xóa dùng cỏ đồng hoặc đồng thau. Còn các đầu từ khác dùng vỏ Panalol dày từ 1 đến 3mm. Đầu từ của máy ghi âm stereo để giảm nhỏ điện cảm và điện dung ảnh hưởng giữa hai kênh giữa chúng có màn chắn. Đầu từ của máy ghi âm cassette chỉ khác là có kích thước nhở để vừa với cửa sổ của băng cassette. Độ cao của lõi đầu từ hỗn hợp của máy có 2 đường mono là 1,5mm, còn đối với khe ghi của máy ghi âm sterreo là 0,66mm. Vỏ của đầu từ cassette cũng bị giới hạn bởi độ cao của băng chuyền. Để cho băng chuyền chuyển động qua đầu từ theo đúng chiều và độ rộng, người ta thiết kế thêm 2 ngạnh để giới han. Có thể nói đầu từ là một nam châm cực nhạy, gồm có một cuộn dây quấn trên một lõi làm vật liệu từ. b. Phân loại. - Căn cứ vào nhiệm vụ làm việc, người ta chia đầu từ làm 3 loại: Đầu ghi, đầu phát và đầu xóa. Các máy có chất lượng cao có 3 đầu từ riêng biệt, tuy nhiên ở các máy cassette thông thường người ta chế tạo đầu từ hỗn hợp ghi phái chung ở một đầu từ. Căn cứ theo vật liệu được sử dụng làm đầu từ, ta có: + Đầu từ hợp kim (Permalog): Hợp kim gồm Ni, Mo, Fe. Loại này dễ chế tạo, giá thành hạ, nhưng mau mòn không thích hợp nếu dùng băng từ Metan. + Đầu từ MX: Hợp kim gồm có Ni, Mo, Si. Loại này dễ chế tạo giá thành không cao, có thể dùng với băng từ Metan. + Đầu từ HPF: Hợp kim gồm Fe2O3, MnO, ZnO. Loại này rất cứng, dễ bể, nứt, không thích hợp với băng từ Metan. + Đầu từ SX: Hợp kim gồm có Al, Si, Fe. Loại đầu từ này rất bền, đặc tính bão hòa tốt. Thích hợp khi dùng băng từ Metan. 15
  16. + Đầu từ AX: Hợp kim gồm Fe, Co, Bi. Loại đầu từ này rất bền hiệu suất phân cực cao. Thích hợp với băng từ Metan. + Đầu từ Ferit: lọao đầu từ này chủ yêu dùng làm đầu từ xóa. Khe từ: Mỗi loại đầu từ ghi , phát và xóa có khe từ với các đặc điểm sau: - Đầu ghi: Khe từ rộng từ 5 đến 10mm. Nếu khe từ quá rộng, khi ghi sẽ méo tiếng, ngược lại nếu khe từ quá hẹp hiệu suất ghi sẽ giảm. - Đầu phát: Khe từ càng hẹp càng tốt(1mm). Nuế khe từ quá rộng các tín hiệu có tần số cao sẽ giảm nhiều. - Đầu ghi phát chung: Để đáp ứng đủ hai yêu cầu, khe từ rộng trong khoảng từ 2 đến 5mm và do đó chất lượng làm việc không cao. - Đầu xoá: Khe rộng từ 0.1 đến 1mm. - Đối với các máy cassette stereo, đầu từ ghi phát có hai khe từ, mỗi lượt ghi thành 2 đường xen kẽ nhau, trong băng từ có tất cả 4 tín hiệu. Ở máy cassette môn, đầu từ sẽ ghi lên băng mỗi phía một đường tín hiệu. Như vậy, nếu đem băng ghi stereo đặt vào hộc băng môn đầu từ này ở máy chỉ làm việc với đường tín hiệu 1 hoặc 4 nên âm thanh chỉ có một kênh trái hoặc phải. Đầu từ ghi – phát và các đường tín hiệu trên băng từ c. Nguyên lý hoạt động. - Khi ghi: Tín hiệu âm thanh sau khi khuếch đại được tạo ra suất điện động ở cuộn dây của đầu từ ghi và để lại trên băng từ dưới dạng từ trường dư. 16
  17. - Khi phát: Từ trường dư trên băng từ được chuyển thành suất điện động cảm ứng khi băng từ đi qua đầu từ phát. Suất điện động này được mạch khuếch đại đọc rồi mạch khuếch đại công suất khuếch đại lên đủ lớn đưa ra loa tái tạo âm thanh. - Khi xóa: Băng từ được đưa vào tù trưng của một nam châm vĩnh cửu hay một dòng điện xoay chiều. Từ trường này sẽ triệt tiêu từ dư trên băng từ đã ghi. 2.2 Nguyên lý ghi băng Cassette: Bộ cơ và băng từ Hệ cơ kéo băng trong hộp cassette di chuyển với tốc độ đều ngang qua hai đầu từ, hai đầu từ ép sát vào băng từ, băng từ di chuyển qua đầu xoá trước rồi mới qua đầu ghi. Có hai loại đầu từ xoá là đầu xoá bằng nam châm vĩnh cửu và đầu xoá sử dụng dòng cao tần để xoá, sau khi xoá băng xong đầu ghi mới phóng từ thông lên mặt băng để từ hoá lớp oxyt sắt và ghi băng dưới dạng từ dư, đầu ghi trong quá trình ghi còn nhận thêm dòng cao tần để phân cực băng, mục đích làm cho tín hiệu ghi không bị méo dạng sinh ra sai giọng. 17
  18. Mạch khuếch đại đầu từ ở chế độ ghi âm từ Micro, tín hiệu từ Micro đi qua chuyển mạch ghi và được khuếch đại qua tầng Head Amply sau đó đi qua chuyển mạch(Function) để tiếp nhận thêm tín hiệu từ Radio, sau đó vòng trở lại qua chuyển mạch ghi đưa về đầu từ ghi/đọc để ghi lên băng từ. Minh hoạ quá trình ghi băng từ Micro 2.3 Nguyên tắc phát băng: 18
  19. Băng đã ghi, trên mặt băng bị từ hoá sẽ gồm những nam châm nhỏ li ti xếp nằm nối tiếp nhau, khi phát băng những nam châm phóng từ thông vào khe sắt của đầu đọc, từ thông tập trung vào lõi sắt non của đầu từ tạo ra trên cuộn dây sức điện động cảm ứng tức là tín hiệu âm tần, tín hiệu này đi qua chuyển mạch ghi vào tầng khuếch đại đầu từ và qua các tầng Equalizer, khuếch đại công suất rồi đưa ra loa. 2.4 Nguyên tắc xoá băng: Có thể xoá băng ( làm mất các vệt từ hoá trên mặt băng) theo ba cách: Dùng một nam châm vĩnh cửu làm đầu xoá . Dùng điện một chiều đưa vào cuộn dây của đầu xoá. Dùng dòng cao tần từ 30KHz đến 160KHz đưa vào đầu xoá. 2.5 Băng từ: 2.5.1 Cấu tạo Mặc dù băng từ được nhiều nhà sản xuất chế tạo thành nhiều loại băng từ có tính chất và công dụng theo các tiêu chuẩn khác nhau, tuy nhiên các loại băng từ đó điều chung một kết cấu, đó là một lớp bột từ tính được trộn với keo kết dính phủ lên trên màng chất dẻo gọi là đế. 19
  20. Cấu tạo băng từ Chúng ta đã biết khi có dòng điện (cường độ I) chạy qua một cuộn dây (n vòng dây quấn) thì trong cuộn dây đó xuất hiện một từ trường cường độ từ trường (H) được xác định bằng biểu thức: Nếu tăng cường độ dòng điện I thì từ cảm B và cường độ từ trường H cũng tăng theo. Biểu diễn quan hệ giữa cảm ứng từ B với cường độ từ trường H và đường biểu B = F(H) được gọi là đường từ trường trễ (OA). 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2