intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình mô đun An toàn lao động (Nghề Điện tử công nghiệp - Trình độ cao đẳng) – CĐ Kỹ thuật Công nghệ BR–VT

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:54

33
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình mô đun An toàn lao động (Nghề Điện tử công nghiệp - Trình độ cao đẳng) gồm có 4 bài học, cung cấp kiến thức cần thiết cho người lao động nói chung và thợ điện nói riêng công tác trong môi trường công nghiệp. Đây là mô đun bổ trợ các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho học sinh về lĩnh vực an toàn lao động, an toàn điện, vệ sinh môi trường. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình mô đun An toàn lao động (Nghề Điện tử công nghiệp - Trình độ cao đẳng) – CĐ Kỹ thuật Công nghệ BR–VT

  1. BM/QT10/P.ĐTSV/04/04 Ban hành lần: 3 ` UBND TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: AN TOÀN LAO ĐỘNG NGÀNH/NGHỀ: ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKTCN ngày…….tháng….năm ................... của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ BR – VT) BÀ RỊA-VŨNG TÀU, NĂM 2020
  2. BM/QT10/P.ĐTSV/04/04 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Việc tổ chức biên soạn giáo trình An Toàn Điện để phục vụ cho đào tạo chuyên ngành Điện Công Nghiệp của trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa – Vũng Tàu là một sự cố gắng rất lớn của nhà trường. Nội dung của giáo trình đã được xây dựng trên cơ sở thưà kế những nội dung đang giảng dạy ở nhà trường, kết hợp với những nội dung mới nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo phục vụ cho đội ngũ giáo viên và học sinh – sinh viên trong nhà trường.
  3. BM/QT10/P.ĐTSV/04/04 LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay ở nước ta điện đã được sử dụng rộng rãi trong các xí nghiệp, công trường, nông trường, từ thành thị đến các vùng nông thôn hẻo lánh. Số người tiếp xúc với điện ngày càng nhiều. Vì vậy vấn đề an toàn điện đang trở thành một trong những vấn đề quan trọng nhất của công tác bảo hộ lao động. Thiếu hiểu biết về an toàn điện, không tuân theo các nguyên tắc về kỹ thuật an toàn điện có thể gây ra tai nạn. Khác với các loại nguy hiểm khác, nguy hiểm về điện nhiều vì khó phát hiện trước bằng giác quan như nhìn, nghe, mà chỉ có thể biết được khi tiếp xúc với các phần tử mang điện nhưng khi đó có thể bị chấn thương trầm trọng thậm chí chết người. Chính vì lẽ đó cần hiểu những khái niệm cơ bản về an toàn điện để có thể tránh được những nguy hiểm cho con người cũng như thiết bị Để thực hiện biên soạn giáo trình này tác giả đã dựa vào các tài liệu tham khảo chính nêu ở cuối giáo trình, kết hợp với kinh nghiệm giảng dạy ở bậc trung cấp và cao đẳng. Tác giả cố gắng trình bày các vấn đề một cách đơn giản, dễ tiếp thu cho người học. Tuy nhiên do trình độ và thời gian hạn chế nên chắc rằng giáo trình còn nhiều sai sót, rất mong được sự đóng góp xây dựng của bạn đọc. Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày 20 tháng 07 năm 2020 Biên soạn Đào Danh Tài
  4. BM/QT10/P.ĐTSV/04/04 MỤC LỤC BÀI 1: CÁC DẠNG TAI NẠN VỀ ĐIỆN ............................................................................... 7 1. Điện giật tác động tới con người như thế nào: ....................................................................... 7 1.1.Khái niệm: ...................................................................................................................... 7 1.2.Các yêu tố ảnh hưởng tới cơ thể người khi điện giật. ....................................................... 7 2. Tác hại của hồ quang điện: ................................................................................................... 9 2.1. Khái niệm. ..................................................................................................................... 9 2.2.Tính chất......................................................................................................................... 9 3.Phóng điện........................................................................................................................... 10 4.Cháy nổ do điện................................................................................................................... 10 5. Một số tai nạn về điện khác. ............................................................................................... 11 BÀI 2: NGUYÊN NHÂN TAI NẠN ĐIỆN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA ...................... 11 1.Tai nạn do điện giật: ............................................................................................................ 11 1.1. Nguyên nhân................................................................................................................ 11 1.2.Biện pháp phòng ngừa điện giật .................................................................................... 13 1.2.1.Đối với các phần tử mang điện áp .............................................................................. 13 2.1.2. Đối với các phần tử bình thường không có điện áp .................................................... 15 2.Do hồ quang điện. ............................................................................................................... 18 2.1.Nguyên nhân: ............................................................................................................... 18 2.2. Phương pháp phòng ngừa............................................................................................. 19 3. Do phóng điện: ................................................................................................................... 19 3.1. Nguyên nhân................................................................................................................ 19 3.2. Phòng phóng điện. ....................................................................................................... 20 4. Do điện áp bước (Ub) .......................................................................................................... 20 4.1. Nguyên nhân................................................................................................................ 20 4.2. Phòng điện áp bước: .................................................................................................... 20 5. Một số biện pháp phòng ngừa tai nạn điện khác .................................................................. 20 6. Cách nhận biết mối nguy hiểm ............................................................................................ 21 7. Đánh giá mối nguy hiểm ..................................................................................................... 21 BÀI 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÝ KHI CÓ TAI NẠN ĐIỆN .......................................... 22 1. Giải thoát nạn nhân ra khỏi nguồn điện: .............................................................................. 22 1.1. Đối với điện áp cao: .................................................................................................... 22 1.2. Đối với điện hạ áp: ....................................................................................................... 22 2. Sơ cứu nạn nhân: ................................................................................................................ 23 2.1. Các phướng pháp cứu chữa ngay sau khi người nạn thoát ra khỏi mạch điện: ............... 23 2.2. Phương pháp sơ cứu nạn nhân:..................................................................................... 23 Hình 3.1: Sơ cứu nạn nhân...................................................................................................... 24 BÀI 4: BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG ........................................................................ 25 1. Phịng chống nhiễm đñộc hoùa chất ..................................................................................... 25 1.1. Phân loại theo đối tượng sử dụng, nguồn gốc, trạng thái và đặc điểm nhận biết. ......... 25 1.2. Phân loại theo độc tính ................................................................................................ 25 1.4 Bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam hiện nay khi làm việc trong môi trường hóa chất và một số hóa chất độc gây bệnh nghề nghiệp ................................................................................ 33
  5. BM/QT10/P.ĐTSV/04/04 2 Nguyên tắc và biện pháp cơ bản trong phòng ngừa tác hại của hóa chất – các biện pháp khẩn cấp. ........................................................................................................................................ 35 2.1 Bốn nguyên tắc và các biện pháp cơ bản trong phòng ngừa tác hại của hóa chất. ........... 35 2.2 Các biện pháp khẩn cấp ................................................................................................ 40 3. Phòng chống bụi trong sản xuất .......................................................................................... 42 3.1. Định nghĩa và phân loại. .............................................................................................. 42 3.2. Đinh nghĩa: .................................................................................................................. 43 3.2.1. Phân loại: Người ta phân loại theo ba cách sau đây: .................................................. 43 3.2.2. Tính chất hoá lí của bụi ............................................................................................ 44 4. Tác hại của bụi và các biện pháp phòng chống .................................................................... 45 4.1. Tác hại của bụi ............................................................................................................. 45 4.2. Các biện pháp phòng chống ......................................................................................... 46 5. Kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy ......................................................................................... 47 5.1 Những kiến thức cơ bản vế cháy nổ .............................................................................. 47 5.1.1. Khái niệm về cháy nổ................................................................................................ 47 5.1.2. Điều kiện cần thiết cho quá trình cháy. ..................................................................... 49 5.2 Những nguyên nhân gây cháy, nổ trực tiếp................................................................... 51
  6. BM/QT10/P.ĐTSV/04/04 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN Tên mô đun: An toàn lao động Mã mô đun: MĐ 09 Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Là mô đun cơ sở ngành điện công nghiệp, được bố trí dạy ngay từ đầu khóa học, trước khi học các mô đun chuyên ngành. - Tính chất: Là mô đun bổ trợ các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho học sinh về lĩnh vực an toàn lao động, an toàn điện, vệ sinh môi trường. - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Cung cấp kiến thức cần thiết cho người lao động nói chung và thợ điện nói riêng công tác trong môi trường công nghiệp. Mục tiêu mô đun: Sau khi học xong mô đun này, học sinh – sinh viên có khả năng: - Về kiến thức + Xác định các dạng tai nạn về điện, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa + Phương pháp xử lý tai nạn về điện + Đánh giá mối nguy hiểm về tai nạn điện + Phương pháp phòng hộ lao động - Về Kỹ năng + Thực hiện các biện pháp sơ, cấp cứu người bị điện giật. + Thực hiện các loại bình chữa cháy. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Người học có khả năng làm việc độc lập hoặc làm nhóm, có tinh thần hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện, có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc. Nội dung mô đun:
  7. BM/QT10/P.ĐTSV/04/04 BÀI 1: CÁC DẠNG TAI NẠN VỀ ĐIỆN Điện năng ngày càng đựơc sử dụng rộng rãi trong sản xuất và sinh hoạt thì vấn đề an toàn khi vận hành và sử dụng điện càng trở nên cần thiết vì những sự cố, tai nạn điện xảy ra rất nhanh và vô cùng nguy hiểm. Những tai nạn điện thường xảy ra là do hồ quang điện (gây bỏng) và dòng điện truyền qua cơ thể người (điện giật). 1. Điện giật tác động tới con người như thế nào: 1.1.Khái niệm: Hiện tại chưa có một nghiên cứu nào nói lên hết tác hại của dòng điện đi qua cơ thể người (gọi là điện giật). Tuy nhiên người ta cũng đưa ra một cách chung như sau: Dòng điện truyền qua cơ thể người gây nên phản ứng sinh lý phức tạp như: làm tê liệt, hủy hoại bộ phận thần kinh điều khiển các giác quan bên trong của con người, làm sưng màng phổi, hủy hoại cơ quan hô hấp, tuần hoàn máu và làm tê liệt cơ thịt. 1.2.Các yêu tố ảnh hưởng tới cơ thể người khi điện giật. ➢ Cường độ dòng điện chạy qua cơ thể: Mức độ nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người tuỳ thuộc vào trị số của dòng điện và loại nguồn một chiều hay xoay chiều. Bảng 1: Mức độ nguy hiểm của dòng điện AC và DC đối với cơ thể người Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người I (mA) Dòng điện xoay chiều AC (f = 50  60Hz) Dòng điện một chiều (DC) 0,6  1,5 Bắt đầu thấy ngón tay tê Không có cảm giác gì. 23 Ngón tay tê rất mạnh Không có cảm giác gì. 37 Bắp thịt co lại và rung Đau như kim châm cảm thấy nóng Tay đã khó rời khỏi vật có điện. Ngón 8  10 Nóng tăng lên tay, khớp tay, lòng bàn tay cảm thấy đau. Tay đã khó rời khỏi vật có điện, đau, khó Nóng càng tăng lên, thịt co quắt 20  25 thở. lại nhưng chưa mạnh Cơ quan hô hấp bị tê liệt. Tim bắt đầu đập Cảm giác nóng mạnh. Bắp thịt ở 50  80 mạnh. tay co rút, khó thở. Cơ quan hô hấp bị tê liệt. Kéo dài 3 giây 90  100 Cơ quan hô hấp bị tê liệt. hoặc dài hơn tim bị tê liệt đến ngừng đập. ➢ Thời gian dòng điện qua cơ thể (tng)
  8. BM/QT10/P.ĐTSV/04/04 Yếu tố thời gian tác động của dòng điện vào cơ thể người rất quan trọng và biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Đầu tiên chúng ta thấy thời gian tác dụng của dòng điện càng lâu điện trở người càng giảm xuống vì lớp da nóng dần lên lớp sừng trên da bị chọc thủng càng nhiều làm cho dòng điện đi qua cơ thể người càng tăng lên. Thời gian càng dài, lớp da bị phá huỷ trở nên dẫn điện mạnh hơn, rối loạn hoạt động chức năng của hệ thần kinh càng tăng nên mức độ nguy hiểm càng tăng. ➢ Đường đi của dòng điện qua cơ thể (Ing) Phần lớn các nhà nghiên cứu cho rằng đường đi của dòng điện giật qua cơ thể người có tầm quan trọng lớn. điều này chủ yếu là có bao nhiêu phần trăm của dòng điện tổng qua cơ quan hô hấp và tim. Theo các nhà bác học Liên Xô (cũ) đã thí nghiệm và ghi được kết quả sau: - Dòng điện đi từ tay sang tay sẽ có 3,3% của dòng điện tổng đi qua tim. - Dòng điện đi từ tay phải sang chân sẽ có 6,7% của dòng điện tổng đi qua tim. - Dòng điện đi từ chân sang chân sẽ có 0,4% của dòng điện tổng đi qua tim. ➢ Điện trở người (Rng) Là trị số điện trở đo được giữa hai điện cực đặt trên cơ thể người khi bị điện giật. Rng không chỉ phụ thuộc vào trạng thái sức khỏe của cơ thể từng lúc mà còn phụ thuộc vào môi trường xung quanh, điều kiện tổn thương… Rng là một đại lượng rất không ổn định, Thực tế điện trở này thường hạ thấp khi lúc da bị ẩm, khi thời gian tác dụng của dòng điện kéo dài hoặc khi tăng điện áp…. Rng luôn thay đổi trong một giới hạn rất lớn Rng = 600  ÷ 20 k. Khi ẩm hay do tiếp xúc trực tiếp với nước bên ngoài hoặc do mồ hôi thoát ra đều làm điện trở giảm xuống. Mặt khác nếu da người bị ấn mạnh vào các cực điện, điện trở cũng giảm đi. Với điện áp (50  60V) có thể xem điện trở da tỉ lệ nghịch với diện tích tiếp xúc. Mức độ tiếp xúc hay áp lực các đầu tiếp xúc của các cực điện vào da người làm điện trở thay đổi theo. - Ảnh hưởng của tần số dòng điện giật (f): Theo các nhà nghiên cứu cho rằng tần số điện công nghiệp (f = 50 Hz – 60 Hz ) là nguy hiểm đối với con người nhất. tần số dòng điện càng thấp hoặc càng cao thì càng ít nguy hiểm đối với cơ thể người.
  9. BM/QT10/P.ĐTSV/04/04 2. Tác hại của hồ quang điện: 2.1. Khái niệm. Hồ quang điện phát sinh khi có sự cố điện hoặc khi đóng cắt ở lưới điện cao áp (U > 1000V), có thể gây bỏng cho người hay gây cháy (do bọt kim loại bắn vào vật dễ cháy). Hồ quang điện thường gây thương tích ngoài da, có khi phá hoại phần mềm, gân và xương. Hình 1.1: Hình ảnh hồ quang điện 2.2.Tính chất. Hiện vẫn tồn tại một quan niệm không đúng là: Hồ quang chỉ xuất hiện khi có điện áp lớn. Thực tế cho thấy, điện áp thấp vẫn có thể sinh ra hồ quang với mức năng lượng lớn có thể gây bỏng cho người hay gây cháy (do bọt kim loại bắn vào vật dễ cháy) Các sự cố có kèm theo hồ quang với mức năng lượng cao thường phát ra một lượng nhiệt rất lớn. Nhiệt lượng này làm nóng chảy, bốc hơi và giãn nở vật liệu dẫn điện, đồng thời, không khí bao quanh vật liệu điện cũng bị bốc cháy và giãn nở theo, và do đó, nó tạo nên sóng áp lực. Về góc độ điện học, sự bùng phát của sóng áp lực này là một nguy hiểm ghê gớm, nhưng lại thường không dễ nhận diện. Đến lúc đã có thể phát hiện được nó và thực hiện công tác cứu hộ, dù có khẩn trương di chuyển các nạn nhân khỏi khu vực có nguồn phát nhiệt của hồ quang điện thì, thường là đã phải gánh chịu hậu quả đổ vỡ nặng nề, kèm theo các thương vong thể chất như chấn thương sọ não, ù tai, điếc tai hoặc thương vong do bị va đập vào các vật thể khác. Mảnh kim loại bay ra từ các bộ phận cơ khí của mạch điện hay những giọt kim loại đã bị nóng chảy cũng có thể gây thương tích. Những người ở kề sát với vùng đang có áp lực ghê gớm này cũng rất dễ bị tổn hại nhất thời về thần kinh, thậm chí có khi không còn nhớ gì về vụ nổ mãnh liệt ngay trước đó từ hồ quang điện đã tác động đến mình như thế nào.
  10. BM/QT10/P.ĐTSV/04/04 3.Phóng điện. Hình 1.2: Hình ảnh phóng điện 4.Cháy nổ do điện. Hình 1.3: Hình ảnh cháy nổ do điện
  11. BM/QT10/P.ĐTSV/04/04 5. Một số tai nạn về điện khác. Học viên tự tìm hiểu them BÀI 2: NGUYÊN NHÂN TAI NẠN ĐIỆN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA 1.Tai nạn do điện giật: Điện giật là tai nạn về điện chiếm hơn 98% trong các loại tai nạn về điện. 1.1. Nguyên nhân ➢ Do chạm trực tiếp vào bộ phận mang điện: - Khi sửa chữa đường dây, thiết bị điện…. mà không cắt điện, hoặc do chỗ làm việc chât hẹp người làm vô ý chạm vào bộ phận mang điện. - Chạm vào vỏ thiết bị điện bị rò điện: Do sử dụng các dụng cụ điện có vỏ làm bằng kim loại như quạt bàn, bàn là, bếp điện, nồi cơm điện, tủ lạnh v.v… bị hư hỏng bộ phận cách điện để điện truyền ra vỏ… - Chạm vào các phần tử hở điện Hình 2.1: Thiết bị hở điện - Các trường hợp chạm trực tiếp vào dây pha Hình 2.2: Các trường hợp chạm vào điện • (1) Nối pha này qua pha kia
  12. BM/QT10/P.ĐTSV/04/04 • (2) Nối dây pha với dây trung tính • (3) Nối dây pha xuống đất - Chạm trực tiếp dây trung tính Hình 2.3: Chạm vào dây trung tính - Chạm trực tiếp dây trung tính bị đứt Hình 2.4: Chạm vào dây trung tính bị đứt đầu nguồn ➢ Do chạm vào các bộ phận bình thường không mang điện áp: Hình 2.5: Thiết bị rò điện
  13. BM/QT10/P.ĐTSV/04/04 1.2.Biện pháp phòng ngừa điện giật 1.2.1.Đối với các phần tử mang điện áp - Cách điện: Đối với những phần tử mang điện mà người có thể chạm vào như dây điện trong nhà, ổ cắm điện, hộp cực động cơ…..v.v … Hình 2.6: Cách điện - Treo lên cao: Đối với các phần tử mang điện như dây truyền tải điện… Hình 2.7: Treo lên cao - Rào che chắn: Đối với những bộ phận dễ gây nguy hiểm như trạm biến áp… Hình 2.8: Rào chắn
  14. BM/QT10/P.ĐTSV/04/04 - Treo biển báo: Đối với những nơi không thực hiện được các cách trên như: đuờng dây cao áp, cột điện hoặc khi sữa điện...thì ta treo biển cảnh báo như: + Cấm trèo, + Cấm vào + Nguy hiểm Hình 2.9: Viết biển cảnh báo + Không đứng dựa vào cột điện và chơi đùa dưới đường dây điện . + Không đứng cạnh cột điện lúc trời mưa hay lúc có giông, sét. + Không thả diều gần dây điện. + Không buộc trâu, bò, ngựa, thuyền vào cột điện. + Không xây nhà trong hành lang lưới điện hay sát trạm điện. + Có điện nguy hiểm. + Đang sữa điện, không đóng câu dao…. Hình 2.10: Một số biển cảnh báo
  15. BM/QT10/P.ĐTSV/04/04 - Sử dụng phương tiện, dụng cụ an toàn điện Hình 2.11: Sử dụng thiết bị, dụng cụ cách điện 2.1.2. Đối với các phần tử bình thường không có điện áp ➢ Nối đất bảo vệ: Nhằm đảm bảo cho người sử dụng khi xảy ra hiện tượng “chạm vỏ”. Được áp dụng trong mạng điện dây trung tính cách li. - Cách thực hiện: Dùng dây dẫn thật tốt, một đầu bắt bulông thật chặt vào vỏ kim loại của thiết bị, đầu kia hàn vào cọc nối đất. Dây nối đất phải dược bố trí để vừa tránh va chạm, vừa dễ kiểm tra Hình 2.12: Nối đất bảo vệ trực tiếp
  16. BM/QT10/P.ĐTSV/04/04 Cọc nối đất: Thường có tiết diễn tròn làm bằng thép mã đồng hoặc thép, dài từ 2,5 - 3m được đóng thẳng đứng xuống đất, thường đóng nhiều cọc và được nối với nhau bằng dây đồng. Hình 2.13: Nối đất bảo vệ qua dây PE - Tác dụng bảo vệ: Giả sử khi thiết điện bị rò điện ra vỏ, người tay trần chạm vào, dòng điện từ vỏ sẽ theo 2 đường truyền xuống đất: qua người và qua dây nối đất. Vì điện trở thân người lớn hơn rất nhiều lần so với điện trở dây nối đất nên dòng điện đi qua thân người sẽ rất nhỏ, không gây nguy hiểm cho ngừơi. ➢ Nối trung tính bảo vệ: Đây là phương pháp đơn giản, nhưng chỉ áp dụng được khi mạng điện có dây trung tính nguồn nối đất trực tiếp: - Cách thực hiện: Dùng một dây dẫn (đường kính > 0,7 đường kính dây pha) để nối vỏ thiết bị điện với dây trung tính của mạng điện - Tác dụng bảo vệ:
  17. BM/QT10/P.ĐTSV/04/04 Khi vỏ thiết bị có điện (bị rò), dây nối trung tính tạo thành một mạch kín có điện trở rất nhỏ làm cho dòng điện tăng cao đột ngột, làm thiết bị bảo vệ cắt mạch điện. Hình 2.14: Nối trung tính bảo vệ ➢ Bảo vệ dòng điện rò: Hình 2.15: Cần sử dụng CB bảo vệ dòng rò Dùng CB Chống dòng điện rò lắp đầu nguồn.
  18. BM/QT10/P.ĐTSV/04/04 Chú thích: I1 Dòng điện đi vào thiết bị tiêu thụ điện I2 Dòng điện đi từ vào thiết bị tiêu thụ điện ra Isc Dòng điện sự cố In Dòng điện đi qua cơ thể người 1 Thiết bị cân bằng 2 Cơ cấu nhả 3 Lõi từ hình vành xuyến Hình 2.16: Nguyên lý bảo vệ chống dòng rò Nguyên tắc làm việc của CB chống dòng điện rò: Trong CB có bộ phận so sánh dòng điện đi ra CB (Iđ) và dòng điện về CB (Iv) nếu thấy dòng đi và dòng về khác nhau thì CB tác động cắt, còn thấy dòng đi và dòng về bằng nhau thì CB làm việc bình thường. ta hay còn gọi CB này là loại CB chống giật Ký Hiệu CB chống dòng rò: ECB, RCBO, RCD, RCCB, ELCB… 2. Do hồ quang điện. 2.1.Nguyên nhân: Hiện vẫn tồn tại một quan niệm không đúng là: Hồ quang chỉ xuất hiện khi có điện áp lớn. Thực tế cho thấy, điện áp thấp vẫn có thể sinh ra hồ quang với mức năng lượng lớn có thể gây bỏng cho người hay gây cháy (do bọt kim loại bắn vào vật dễ cháy) Hình 2.17: Hồ quang điện
  19. BM/QT10/P.ĐTSV/04/04 2.2. Phương pháp phòng ngừa Các sự cố có kèm theo hồ quang với mức năng lượng cao thường phát ra một lượng nhiệt rất lớn. Nhiệt lượng này làm nóng chảy, bốc hơi và giãn nở vật liệu dẫn điện, đồng thời, không khí bao quanh vật liệu điện cũng bị bốc cháy và giãn nở theo, và do đó, nó tạo nên sóng áp lực. Về góc độ điện học, sự bùng phát của sóng áp lực này là một nguy hiểm ghê gớm, nhưng lại thường không dễ nhận diện. Đến lúc đã có thể phát hiện được nó và thực hiện công tác cứu hộ, dù có khẩn trương di chuyển các nạn nhân khỏi khu vực có nguồn phát nhiệt của hồ quang điện thì, thường là đã phải gánh chịu hậu quả đổ vỡ nặng nề, kèm theo các thương vong thể chất như chấn thương sọ não, ù tai, điếc tai hoặc thương vong do bị va đập vào các vật thể khác. Mảnh kim loại bay ra từ các bộ phận cơ khí của mạch điện hay những giọt kim loại đã bị nóng chảy cũng có thể gây thương tích. Những người ở kề sát với vùng đang có áp lực ghê gớm này cũng rất dễ bị tổn hại nhất thời về thần kinh, thậm chí có khi không còn nhớ gì về vụ nổ mãnh liệt ngay trước đó từ hồ quang điện đã tác động đến mình như thế nào. 3. Do phóng điện: 3.1. Nguyên nhân Hình 2.18: Hiện tượng phóng điện Vi phạm khoảng cách an toàn khi ở gần điện cao áp, tai nạn thường xảy ra do bị phóng điện qua không khí gây đốt cháy cơ thể hay bị giật ngã. Ví dụ: khi trời mưa đi dưới đường dây cao áp, làm công trình vi phạp khoảng cách an toàn đối với đường dây cao áp, lấy cây ngoắc dây điện cao áp, thả diều gần đường cao áp v.v…
  20. BM/QT10/P.ĐTSV/04/04 3.2. Phòng phóng điện. Hiện tượng phóng điện chỉ xẩy ra ở lưới điện cao áp, do đó khi làm việc với điện cao áp, các thiết bị đóng cắt phải có bộ phận dập hồ quang điện và phải đứng cách thiết bị điện một khoảng cách an toàn theo quy định của tưng lưới khác nhau. 4. Do điện áp bước (Ub) 4.1. Nguyên nhân đ 1 Utx Ub = 1 − 2 Uđ 2 1 : Điện thế tại điểm chân thứ nhất. a 2 : Điện thế tại điểm chân thứ 2. a’ 0 1720 m 1720 m Hình: 2.19. Điện áp bước Khi người đến gần thiết bị hỏng cách điện, cọc tiếp địa của máy biến áp, cọc tiếp địa chống sét lúc sét đánh, dây điện cao thế bị đứt rơi xuống…. thì giữa 2 chân (giả thiết 2 chân không cùng 1 điểm) sẽ có 2 điện thế khác nhau → tạo thành điện áp gọi là điện áp bước. Nếu điện áp này đủ lớn sẽ gây nguy hiểm tới con người và gia súc khi đi vào trong phạm vi bán kính an toàn > 20m kể từ điểm chạm đất. 4.2. Phòng điện áp bước: Đối với tiếp địa chống sét để hạn chế điện áp bước khi sét đánh người ta chôn nhiều cọc tiếp địa rãi ra. Đối với trường hợp dây điện cao áp đứt rơi xuống đất thì hệ thống bảo vệ sẽ tác động cắt điện ngay. 5. Một số biện pháp phòng ngừa tai nạn điện khác • Vận hành mạch điện đúng nguyên lý. Mạch điện phải đóng cắt theo đúng quy trình theo nguyên lý tăng hoặc giảm dòng từ từ không được tăng hoặc giảm dòng quá đột ngột sẻ sinh ra hồ quang lớn rất nguy hiểm. • Kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ các thiết bị, máy móc. • Sử dụng điện áp an toàn Ở những nơi nguy hiểm về điện phải dử dụng điện áp nhỏ. Theo tiêu chuẩn an toàn: quy định ở những nơi nguy hiểm về điện thì điện áp sử dụng không được quá 36V, những nơi đặc biệt nguy hiểm không quá 12V. đèn chiếu sáng cố định ở độ cao dưới 2,5m điện áp không quá 36V, hàn điện không quá 70V, hàn hồ quang không quá 12V.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1