intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình mô đun Tài chính doanh nghiệp 2 (Nghề: Kế toán - Trình độ: Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:166

20
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Giáo trình mô đun Tài chính doanh nghiệp 2 (Nghề: Kế toán - Trình độ: Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu" bao gồm các bài sau: Chương 1. Nguồn tài trợ và chi phí sử dụng vốn; Chương 2. Lãi suất và giá trị tiền tệ theo thời gian; Chương 3. Đầu tư dài hạn; Chương 4. Kế hoạch hóa tài chính doanh nghiệp; Chương 5. Thâu tóm, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình mô đun Tài chính doanh nghiệp 2 (Nghề: Kế toán - Trình độ: Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ-KỸ THUẬT ---------------------- GIÁO TRÌNH MD: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2 NGHỀ: KẾ TOÁN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-... ngày …tháng.... năm…… của… Bạc Liêu, năm 2020 (LƯU HÀNH NỘI BỘ)
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
  3. LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây, khung pháp lý trong tổ chức công tác kế toán có những đổi mới lớn, các nghị định và thông tư hướng dẫn cụ thể việc thực hiện Luật và chuẩn mực kế toán. Từ sự thay đổi đó dẫn đến các nội dung căn bản, nguyên tắc tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp nói chung, đồng thời tuỳ thuộc vào đặc điểm từng ngành sản xuất kinh doanh đòi hỏi có sự vận dụng linh hoạt để lựa chọn chính sách kế toán phù hợp với doanh nghiệp. Hiện nay, trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu từng bước chuyển từ đào tạo niên chế sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ, do đó các môn học, mô đun được thiết kế thành các tín chỉ cho phù hợp với chương trình đào tạo mới của trường. Trong bối cảnh đó, giáo trình tài chính doanh nghiệp 2 được tổ chức biên soạn nhằm giúp cho sinh viên chuyên ngành cao đẳng nghề Kế toán các kiến thức và kỹ năng cơ bản quản lý và hoạch định tài chính doanh nghiệp: nguồn tài trợ và chi phí sử dụng vốn; lãi suất và giá trị tiền tệ; đầu tư dài hạn; kế hoạch hóa tài chính, thâu tóm, mua bán doanh nghiệp, là cơ sở để vận dụng kiến thức và kỹ năng giải quyết các công việc chuyên môn nghề nghiệp kế toán tài chính trong thực tế tại các doanh nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi hơn khi sinh viên tiếp cận tình huống thực tế tại đơn vị thực tập, tiến tới hành nghề kế toán trong tương lai. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 2 bao gồm các bài sau: Chương 1. Nguồn tài trợ và chi phí sử dụng vốn Chương 2. Lãi suất và giá trị tiền tệ theo thời gian Chương 3. Đầu tư dài hạn Chương 4. Kế hoạch hóa tài chính doanh nghiệp Chương 5. Thâu tóm, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp Trong quá trình biên soạn, tác giả có tham khảo nhiều nguồn tài liệu, tuy nhiên không tránh khỏi những hạn chế, sai sót nhất định. Rất mong nhận được những đóng góp của quý đồng nghiệp, đọc giả, và các anh/chị học viên, các em học sinh, sinh viên để tài liệu hoàn chỉnh hơn. Bạc liêu, ngày 01 tháng 5 năm 2021 Biên soạn: Nguyễn Việt Cường 2
  4. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2 Mã số của môn học: MH 16 Thời gian của môn học: 90 giờ (Lý thuyết: 30; Thực hành: 56 giờ, KT: 04 giờ) I. Vị trí, tính chất môn học - Vị trí: Tài chính doanh nghiệp 2 là môn học chuyên môn chính trong chương trình đào tạo nghề kế toán doanh nghiệp. Là môn học được bố trí sau khi học xong các môn cơ sở, môn tài chính doanh nghiệp 1 và song song với môn kế toán doanh nghiệp. - Tính chất: Tài chính doanh nghiệp 2 là môn học bắt buộc. II. Mục tiêu môn học - Kiến thức: + Trình bày được các nguồn tài trợ vốn cho hoạt động SX - KD của doanh nghiệp; + Trình bày được các phương pháp xác định giá trị của tiền tệ theo thời gian; + Trình bày được các phương pháp xác định chi phí sử dụng vốn; + Nêu được phương pháp lập kế hoạch tài chính doanh nghiệp; + Nêu được nội dung cơ bản về mua bán, thâu tóm và sáp nhập doanh nghiệp. - Kỹ năng: + Tính toán được chi phí sử dụng vốn cho hoạt động SX – KD của doanh nghiệp; + Tính toán được giá trị của tiền tệ theo thời gian; + Lập được kế hoạch đầu tư dài hạn. + Phân tích được các chỉ số tài chính, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp; + Lập được kế hoạch hóa tài chính. - Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm: + Có ý thức tích cực, chủ động trong quá trình học tập; + Có thái độ nghiêm túc, cách tiếp cận khoa học khi xem xét một vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính doanh nghiệp. 3
  5. GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ VIẾT TẮC DN Doanh nghiệp GTGT Giá trị gia tăng ĐTDH Đầu tư dài hạn TSCĐ Tài sản cố định KH Kế hoạch GT Giá trị SX KD Sản xuất kinh doanh BCTC Báo cáo tài chính CP Cổ phiếu TCDN tài chính doanh nghiệp TNDN Thu nhập doanh nghiệp 4
  6. NỘI DUNG MÔN HỌC CHƯƠNG 1: NGUỒN TÀI TRỢ CỦA DOANH NGHIỆP VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN Giới thiệu: Bài nguồn tài trợ của doanh nghiệp và chi phí sử dụng vốn trình bày các vấn đề về nguồn tài trợ vốn cho nhu cầu SX – KD của doanh nghiệp: nguồn tài trợ ngắn hạn, nguồn tài trợ dài hạn; chi phí sử dụng mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sử dụng các nguồn vốn: vốn vay, nguồn lợi nhuận để lại. Mục tiêu - Trình bày được các loại và đặc điểm nguồn tài trợ ngắn hạn, dài hạn của doanh nghiệp trong SX - KD. - Trình bày được phương pháp tính chi phí sử dụng vốn vay trước thuế, sau thuế, lợi nhuận để lại doanh nghiệp. - Vận dụng tính toán được các chi phí sử dụng vốn vay trước thuế, sau thuế, lợi nhuận để lại doanh nghiệp, từ đó có thể đưa ra các nhận định phù hợp với tình hình doanh nghiệp. Nội dung bài: 1. Nguồn tài trợ của doanh nghiệp 1.1. Khái niệm nguồn tài trợ Sau khi đã quyết định đầu tư, một trong những quyết định quan trọng tiếp theo đó là quyết định tài trợ cho nhu cầu vốn đầu tư đó. Nguồn tài trợ là nguồn vốn tài trợ cho nhu cầu vốn nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thường xuyên và hiệu quả. 1.2. Phân loại các nguồn tài trợ trong doanh nghiệp - Căn cứ vào tính sở hữu: Nguồn tài trợ trong doanh nghiệp được chia thành nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. - Căn cứ vào phạm vi phát sinh: Nguồn tài trợ trong doanh nghiệp được chia làm nguồn vốn nội sinh như: khấu hao, lợi nhuận để lại và nguồn vốn ngoại sinh như: vay các tổ chức tín dụng, các khoản phải trả khách hàng, phải nộp Nhà nước. - Căn cứ vào thời hạn sử dụng: Nguồn tài trợ trong doanh nghiệp được chia thành nguồn tài trợ ngắn hạn (dưới 1 năm) và nguồn tài trợ dài hạn (trên 1 năm). Mỗi nguồn tài trợ có những đặc điểm khác nhau, do đó cần phải có sự phân biệt rõ ràng để có hướng sừ dụng hiệu quả, cùng như để có phương hướng tổ chức và huy động vốn hợp lí. Phân biệt giữa nguồn tài trợ ngắn hạn và nguồn tài trợ dài hạn: Nguồn tài trợ ngắn hạn Nguồn tài trợ dài hạn 5
  7. 1. Thời hạn hoàn trả trong vòng 1 Thời hạn đáo hạn dải hơn 1 năm năm 2. Lãi suất của các khoản vay ngắn Lãi suất của các khoản nợ vay dài hạn hạn thường thấp hom các khoản vay thường cao hơn các khoản nợ vay ngan hạn dài hạn 3. Không phải trả lãi cho những Phái trả lãi cho tất cà các loại tài trợ dài hạn nguồn tài trợ ngắn hạn được các nhà mà doanh nghiệp nhận được như; vay ngân cung cấp tài trợ và các hình thức tín hàng, phát hành trái phiếu... dụng thương mại 4. Nguồn tài trợ ngẩn hạn gồm các Nguồn tài trợ dài hạn bao gồm .các khoản khoản nợ phải trả, nợ tích lũy và các nợ dài hạn, vay dài hạn, vốn cổ phần hay khoản vay ngắn hạn lợi nhuận để lại. 1.3. Cơ cấu tài sản và chiến lược tài trợ trong doanh nghiệp 1.3.1. Cơ cấu vể tài sản Căn cử vào quy luật vận động của các loại tài sản, toàn bộ tài sản cùa doanh nghiệp được chia thành hai loại. -Tài sản thường xuyên: Bao gồm TSCĐ và một bộ TSLĐ luôn tồn tại trong suốt chu kì sản xuất kinh doanh cùa doanh nghiệp. Đây là bộ phận TSLĐ thường xuyên cần thiết của doanh nghiệp. Mức tài sản thường xuyên nằm ngoài biên độ dao động của hoạt động mùa vụ. - TSLĐ tạm thời (TSLĐ không thường xuyên): Là những loại tài sản lúc có lúc không. Thông thường khi nhận được đơn đặl hàng hay vào một thời điểm cần tập trung cho sản xuất, doanh nghiệp luôn cần một số tài sản dự trữ lớn. Nhung khi tiêu thụ xong, tiền hàng đã thu về đủ, nhu cầu vốn giảm, doanh nghiệp dùng tiền để trả nợ vay làm tài sàn và nguồn tài trợ ngẳn hạn cũng giảm, 1.3.2. Chiến lược tài trợ Cách phân loại trên nhằm xác định chính sách tài trợ phù hợp với nhu cầu của các loại tài sản. + Mô hình I: Chính sách bảo thủ. Toàn bộ tài sản thường xuyên và một phẩn tài sản lưu động tạm thời được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn. Phần tài sản lưu động tạm thời còn lại được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. 6
  8. Ưu điểm: Doanh nghiệp đáp ứng hầu hết nhu cầu về vốn lưu động và vốn cố định bằng nguồn vốn dài hạn. Vì vậy, sẽ đảm bảo khà năng thanh toán của doanh nghiệp ở mức độ cao nhất, nhất là trong những trường hợp nhu cầu TSLĐ không thường xuyên ở mức độ thấp nhất. Tiền thừa tạm thời có thể dùng vào đầu tư ngẳn hạn. Nhược điểm: Hiệu quả sử dụng vốn không cao do luôn tồn tại một bộ phận vốn của doanh nghiệp không sử dụng đến; Chi phí sử dụng vốn cao do lãi suất nguồn tài trợ dài hạn lớn hom mức sinh lời trong ngắn hạn. + Mô hình 2: Chính sách tài trợ mạo hiểm. Toàn bộ TSLĐ tạm thời và một phẩn tài sản lưu động thường xuyên được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. Phần nhu cầu vốn còn lại được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn. Ưu điểm: Tỉ trọng nguồn tài trợ ngắn hạn cho nhu cầu vốn lưu động tăng thêm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm hơn về chi phí sử dụng vốn, nâng cao khả năng sinh lời cho chủ sở hữu, tăng tính linh hoạt trong việc tài trợ các nhu cầu về vốn lưu động của doanh nghiệp. Nhược điểm: Khả năng rủi ro về tài chính đổi với doanh nghiệp cao do sự không phù hợp về mặt thời gian giữa nhu cầu về vốn và nguồn tài trợ, nhà quàn lí luôn phải chịu áp lực nặng về việc tìm nguồn để thanh toán cho các chủ nợ. 7
  9. + Mô hình 3: Nguồn tài trợ phù hợp với tính chất của tài sản, tức là nguồn tài trợ dài hạn dùng để tài trợ cho tài sản thường xuyên, còn nguồn tài trợ ngắn hạn dùng để tài trợ cho tài sản lưu động tạm thời. Đây là chính sách trung dung, dung hòa với 2 chính sách trên và làm hạn chế các nhược điểm, ưu điểm của mô hình 1 và mô hình 2. Ưu điểm: Xác định được sự cân bằng về mặt thời gian giữa nguồn vốn huy động và nhu cầu sử dụng, góp phần hạn chế việc phát sinh thêm chi phí sử dụng vốn hoặc các rủi ro có thể gặp phài trong kinh doanh của doanh nghiệp. Nhược điểm: Chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ cao do lãi suất dài hạn cao hơn lãi suất ngẩn hạn và quy mô nguồn vốn dài hạn sử dụng trong doanh nghiệp là khá lớn, mặt khác rất khó xác định một cách chính xác nhu cầu về vốn lưu động thường xuyên cần thiết của doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, thông thường các doanh nghiệp không chỉ lựa chọn một mô hình nào duy nhất mà tùy từng thời kì doanh nghiệp có thể lựa chọn, sử dụng ít hoặc nhiều nguồn tài trợ dài hạn cho nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Trong thực tế, mô hình 2 thường được các doanh nghiệp lựa chọn. Bời vì, một phần tín dụng ngắn hạn mà các doanh nghiệp được hường như (hình thức bán gối đầu, bán chịu từ nhà cung cấp, các khoản nợ tích lũy,...) được xem như thường xuyên, do đó cũng có thể được coi như là nguồn tài trợ dài hạn, nhất là đối với doanh nghiệp phát triển. 1.4. Các nguồn tài trợ cho nhu cầu của doanh nghiệp 1.4.1. Nguồn tài trợ ngắn hạn Các nguồn tài trợ ngắn hạn của doanh nghiệp thông thường là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới 1 năm) mà doanh nghiệp cỏ thể tạm thời sừ đụng, bao gồm: a. Nợ tích lũy (nguồn vổrt coi như tự có) Nợ tích lũy bao gồm các khoản nợ như: lương phải trả cho người lao động, bào hiểm phải nộp cho công ty bảo hiểm, các khoản phải nộp cho ngân sách nhà nước, tiền đặt cọc của khách hàng. Thực chất đây là các khoản phải nộp hay phải trả nhưng chưa đến kì hạn nộp hay trả. Các nguồn tài trợ này của nợ tích lũy được xem như là một nguồn tài trợ miễn phí, vì doanh nghiệp có thể sử dụng tiền mà không phải trà lãi cho đến ngày thanh toán. Tuy nhiên phạm vi ứng dụng của khoản nợ tích lũy này là có giới hạn, bởi vì doanh nghiệp không thể trì hoãn việc trả nợ quá thời hạn cho phép, điều đó sẽ gây ra nhiều tác hại đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. b. Tín dụng thương mại (tín dụng nhà cung cấp) Tín dụng thương mại là một loại tín dụng ngẳn hạn quan trọng nhất vì nỏ chiếm ti lệ khá cao (40 - 60%) so với TSLĐ của các doanh nghiệp không hoạt động ữong lĩnh vực tài chính - tín dụng, nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ và các doanh nghiệp đang tăng trưởng nhanh. Tín dụng thương mại là nguồn tài trợ tất yếu phát sinh do các hoạt động kinh doanh và nó thay đối theo sự thay đổi của doanh thu. 8
  10. Nguồn vốn tín dụng thương mại được hình thành khi doanh nghiệp nhận được tài sản, dịch vụ của nhà cung cấp, song chưa phải trà tiền ngay. Doanh nghiệp có thể sử dụng các khoản phải trà khi chưa đến kì hạn thanh toán với nhà cung cấp như một nguồn vốn bổ sung để tài trợ cho các nhu cầu vốn ngắn hạn của doanh nghiệp. Điều này cũng có ý nghĩa như doanh nghiệp được tài trợ thêm vốn. Quy mô nguồn vốn tín dụng thương mại phụ thuộc vào số lượng hàng hóa, dịch vụ mua chịu và thời hạn mua chịu. Các nhân tố chính ảnh hường đến thời hạn mua chịu là tình hình tài chính của người mua và người bán. ti lệ chiết khấu, khả năng cạnh tranh của sản phẩm được cung cấp. Mức độ sử dụng tín dụng thương mại của một doanh nghiệp tùy thuộc vào chi phí của khoản tín dụng đó. Chi phí của nguồn vốn tín dụng thương mại chính là giá trị của khoản chiết khấu mà doanh nghiệp bị mất khi không thanh toán được tiền trong thời hạn được hưởng chiết khấu. Đỏ là chi phí cơ hội của việc trả chậm khi mua hàng, khoản chi phí này rất đáng kể và được tính theo công thức sau: Tỷ lệ chiết khấu 360 Chi phí = x 1 – tỷ lệ chiết khấu Số ngày mua chịu – thời gian được hưởng CK Ví dụ: Chi phi không nhận chiết khấu theo điều kiện 2/10 - net 30 sẽ là: = Chi phí = 2% : (1 - 2%) x 360 : (30- 10) 36,72% Việc sử dụng tín dụng thương mại có ưu điểm: Đây là hình thức tín dụng thông thường và đơn giản, tiện lợi trong hoạt động kinh doanh. Nếu doanh nghiệp bán hàng biết rõ khách hàng của minh thì vẫn có thể đánh giá đúng khả năng thu nợ hoặc rủi ro có thể gặp ữong việc bán chịu tương đôi dễ dàng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc sử dụng tín dụng thương mại cũng tiềm ẩn những rủi ro đối với doanh nghiệp. Việc mua chịu sẽ làm tăng hệ số nợ của doanh nghiệp, điều này cũng làm tăng nguy cơ phá sản đối với doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần phải tính toán, cẩn trọng khi sử dụng chúng. Việc lạm dụng tín dụng thương mại có thể gây ra những hậu quả như làm giảm uy tín của doanh nghiệp trong các giao dịch, sau sẽ làm cho chi phí tín dụng tăng lên, bởi vì nhà cung cấp sẽ thắt chặt hơn các điều kiện trong thực hiện các hợp đồng. c. Hạn mức tín dụng hay thấu chi (Line of credit or Overdrạỷ) Hạn mức tín dụng hay thấu chi là một thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng mà theo đó, ngân hàng đồng ý tạo sẵn một khoản tín dụng nào đó cho doanh nghiệp mà không phải thế chấp. Hình thức tín dụng thuận lợi này được tạo ra để cung cấp nguồn tài chính nhất thời đủ bù đẳp phần chêch lệch giữa dòng thu nhập và dòng chi phí của doanh nghiệp. Tiền lãi của hình thức cho vay này được tính trên tổng giá trị tín dụng thấu chi mà doanh nghiệp đã sử dụng và doanh nghiệp được phép tính khoản tiền lãi này vào chi phí hoạt động kinh doanh hàng ngày. Đây là hình thức tài trợ có chi phí thấp nhất đối với các doanh nghiệp. Song điều bất 9
  11. lợi của hình thức tài trợ này là doanh nghiệp phải duy trì đàm bảo khả năng tài chính, đề phòng cỏ thể phải trả lại những khoản vay này khi ngân hàng yêu cầu. d. Thỏa thuận tín dụng tuần hoàn (Revolving credit agreement) Thỏa thuận tín dụng tuần hoàn cũng là một công cụ tài chính do ngân hàng thương mại sáng tạo ra để phục vụ các doanh nghiệp. Nó cũng tương tự như hạn mức tín dụng, ngoại trừ những cam kết chính thức và mang tính pháp lí do ngân hàng đưa ra để tài trợ cho doanh nghiệp theo tổng mức tín dụng tối đa đã thỏa thuận. Theo hình thức này, doanh nghiệp có nghĩa vụ trả cho ngân hàng một khoản chi phí sử dụng nguồn tài trợ trên toàn bộ hạn mức tín dụng đã thỏa thuận, đổi lại doanh nghiệp được quyền sử dụng nguồn tín dụng đã được tạo ra tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp. Đ. Tài trợ theo hợp đồng Theo hình thức thỏa thuận này, khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng, doanh nghiệp có thể tiếp xúc với ngân hàng và yêu cầu cho vay một khoản tiền để tài trợ cho việc thực hiện theo hợp đồng. Ngân hàng thường rất sằn sàng chấp thuận tài ữợ theo thể thức này, bời vỉ khoản tiền họ cho vay được sử dụng để tài trợ cho một hợp đồng kí kết giữa doanh nghiệp mượn tiền với một doanh nghiệp lớn và đáng tin cậy, ngân hàng được đảm bảo sẽ thu hồi nợ đúng hạn. Theo những điều kiện của tài ữợ theo hợp đồng, khoản tiền cho vay phải được thu hồi càng sớm càng tốt từ những khoản tiền thanh toán nhận được từ hợp đồng. Ti lệ lãi suất từ các khoản cho vay không có đảm bảo thường thay đổi tùy theo từng doanh nghiệp và tùy theo từng ngân hàng, tùy thuộc vào vị thế tín dụng của doanh nghiệp đi vay. Hình thức tài trợ này thường được sử dụng để tài trợ cho các doanh nghiệp nhò, nhất là các nhà thầu. e. Nguồn tài trợ ngắn hạn có đảm bảo Gồm: - Vay có thế chấp bằng khoản phải thu Một doanh nghiệp muốn nhận được một khoản vay ngắn hạn có thể tiếp xúc với ngân hàng hay công ty tài chính và đề nghị sử dụng các hỏa đom thu tiền làm vật đảm bào cho khoản vay. Nếu Ngân hàng quan tâm và đồng ý tài trợ cho doanh nghiệp, họ sẽ đánh giá chất lượng của các loại hóa đơn thu tiền của doanh nghiệp được dùng làm vật thế chấp và sau đó xác định giá trị khoản cho vay tương xứng với giá trị của khoản phải thu. - Bán nợ Các định chế tài chính có thể mua những khoản phải thu và đây cũng là một phương pháp để gia tăng nguồn tín dụng ngắn hạn của doanh nghiệp. Các tổ chức mua nợ thường là ngân hàng, một công ty mua nợ. Sau khi việc mua bán hoàn tất, bên mua nợ sẽ có trách nhiệm thu hồi những món nợ khỏ đòi theo các chứng từ đã mua và chịu mọi rủi ro khi gặp phải những món nợ khó đòi. Chi phí huy động vốn theo hình thức thỏa thuận mua nợ khá cao, bởi vỉ nó bao gồm nhiều loại chi phí như chi phi kiểm tra tư cách tín dụng của khách hàng và những rủi ro không thu 10
  12. hồi được nợ. - Vay có thế chấp bằng hàng hóa Bên cạnh các chứng từ bán hàng, các ỉoại hàng hóa, tài sản cũng thường được sử dụng để thế chấp cho những khoản vay ngắn hạn. Trị giá của khoản vay thuộc loại thế chấp này tùy thuộc vào mức độ rủi ro, khã năng chuyển đổi nhanh và tính ổn định về giá cà cùa các loại hàng hóa thế chấp. g. Chiết khấu thương phiếu Thương phiếu là chứng chì có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian nhất định. Thương phiếu bao gồm hối phiếu và lệnh phiếu: + Hối phiếu là chứng chi có giá do người phát hành lập, yêu cầu người bị kí phải thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hường. + Lệnh phiếu là chứng chi có giá do người phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định ữong tương lai cho người thụ hưởng. Thời gian đáo hạn của thương phiếu thường trong thời gian ngắn, tãi suất của thương phiếu thường thấp hơn lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại. Chiết khấu thương phiếu là nghiệp vụ qua đó ngân hàng dành cho khách hàng được quyền sử dụng cho đến kì hạn cùa thương phiếu một khoản tiền được xác định ưên cơ sở giá trị danh nghĩa của thương phiếu sau khi đã trừ đi khoản lãi phải thu (tức tiền chiết khấu và các khoản chi phí chiết khấu.) Fxrxn P= 360 Trong đó: P: Sổ tiền thu được. F: Mệnh giá thương phiếu. r: Lãi suất chiết khấu (năm), n: Số ngày chiết khấu. * Ưu điểm: - Cho phép phân phối rộng rãi và thu hút vốn với chi phí thấp nhất. Người vay tránh được các khó khăn và sự ràng buộc trong việc tìm kiếm nguồn tài trợ ở các ngân hàng thương mại. * Nhược điểm: Quy mô của nguồn vốn dành sẵn tùy thuộc vào mức độ dư thừa vốn tạm thời của các doanh nghiệp cung ứng vốn. 1.4.2. Nguồn tài trợ dài hạn a. Nguồn vốn tài trợ bên trong doanh nghiệp 11
  13. Nguồn vốn tài trợ từ bên ừong doanh nghiệp bao gồm phần lợi nhuận hàng năm để lại nhàm táng thêm vốn phát triển kinh doanh và tiền khấu hao TSCĐ. Gồm: (1)Nguồn vốn lợi nhuận để lại không chia Đây là nguồn để tạo nên vốn chủ sở hữu. Phương thức tài trợ bằng lợi nhuận để lại là một phương thức tạo nguồn tài chính quan trọng của doanh nghiệp, bởi vì doanh nghiệp vừa chủ động được nguồn vốn, vừa giảm được các chi phí sử dụng vốn, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài. Tuy nhiên, lợi nhuận để lại nhiều hay ít lại phụ thuộc vào nhiều nhân tố như: -Nguồn vốn lợi nhuận để lại chi có thể có nếu như doanh nghiệp đã và đang hoạt đông có hiệu quả, tạo ra được lợi nhuận. - Chính sách phân phối lợi nhuận của nhà nước và của công ty. + Khả năng thanh toán ngay các khoản dự kiến đầu tư và chi trà lợi nhuận cho cổ đông. + Các dự tính tăng trưởng vốn. + Khả năng xâm nhập thị trường vốn. + Quyền kiểm soát công ty của các cổ đông thường (HĐQT). + Nguồn thu nhập của cổ đông với việc đóng thuế thu nhập cá nhân. Như thế, chính sách cổ tức quyết định mức phân phối cổ tức cho cổ đông và phần lợi nhuận dự trữ. Lợi nhuận dự trữ là nguồn vốn đáng để tài trợ cho nhu cầu tăng vốn, đảm bảo cho giá sử dụng vốn ở mức tối thiểu, cổ tức cao là điều mong đợi của các cổ đông. Tuy nhiên, nếu chia cổ tức cao có nghĩa là lợi nhuận để lại thấp, do đó tăng trường thấp lại làm cho giá cổ phiếu và lợi nhuận tương lai thấp. Vì vậy, trong quản tri tài chinh doanh nghiệp đòi hỏi phải xác lập ti lệ phân phối lợi nhuận hợp lí nhằm không ngừng nâng cao giá trị của doanh nghiệp. (2)Nguồn vốn khấu hao TSCĐ Số tiền khấu hao TSCĐ như phần tnrớc đã xem xét chủ yếu để dùng cho việc đầu tu tái sản xuất giản đơn TSCĐ. Tuy nhiên cũng càn thấy rang, TSCĐ sau một thời gian sử dụng nhất định mới cần đổi mới, trong khi đó tiền khấu hao TSCĐ được tính ra hàng năm và được tích lũy lại. Vì vậy, trong khi chưa có nhu cẩu thay thế TSCĐ cũ thì ta có thể sử dụng số tiền khấu hao đó đáp ứng nhu cầu đầu tư tăng trưởng của doanh nghiệp. Trên ý nghĩa đó cho thấy tiền trích khấu hao TSCĐ không chi có tác dụng tái sàn xuất giản đom TSCĐ mà còn có tác dụng tái sản xuất mở rộng đối với doanh nghiệp. b. Nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài doanh nghiệp Khi có nhu cầu đầu tu nguồn dài hạn, trước hết doanh nghiệp phải tìm kiếm số vốn từ bên trong để thực hiện một phần hoặc toàn bộ kế hoạch đầu tư của minh. 12
  14. Chi khi nguồn vốn từ bên trong không đủ đáp ứng thì doanh nghiệp phải tìm kiếm nguồn vốn từ bên ngoài doanh nghiệp. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã làm nảy sinh nhiều hình thức huy động vốn bên ngoài doanh nghiệp như: phát hành trái phiếu, cổ phiếu, góp vốn liên doanh liên kết dài hạn, vay dài hạn ngân hàng, sử dụng các hình thức thuê tài chính, cho phép các doanh nghiệp huy động số tiền nhàn rỗi nàm phân tán, rải rác trong các tầng lớp dân cư tập trung lại thành nguồn tài chính to lớn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, mỗi một hình thức huy động vốn trên có thể đem lại những lợi ích nhất định cho doanh nghiệp, đồng thời nó cũng có thể đưa lại những điều bất lợi, doanh nghiệp cần am hiểu để sử dụng các hình thức huy động một cách phù hợp và có lợi nhất là một vấn đề hết sức quan trọng. Gồm: (1): Phát hành trái phiếu Trái phiếu doanh nghiệp là chứng chi vay vốn do doanh nghiệp phát hành, thể hiện nghĩa vụ và sự cam kết của doanh nghiệp thanh toán số lợi tức tiền vay vào những thời hạn đã xác định cho người nắm giữ trái phiếu. Doanh nghiệp là người phát hành và với tu cách là người đi vay. Thông qua việc sừ dụng trái phiếu, doanh nghiệp có thể thực hiện vay vốn trung hạn và dài hạn qua thị trường tài chính với một khối lượng lớn. Người mua trái phiếu là người cho vay (còn gọi là trái chủ). Hiện nay ở Việt Nam chi có công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp nhà nước mới có quyền phát hành trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn; còn các công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân không được phép phát hành trái phiếu cũng như bất kì một loại chứng khoán nào khác. Xét từ góc độ doanh nghiệp, việc phát hành trái phiếu để đáp ứng nhu cầu tăng vốn đầu tư dài hạn cỏ những ưu điểm sau: Một là, lợi tức trái phiếu được giới hạn ở mức độ nhất định. Nếu doanh nghiệp có triển vọng tốt Ưong kinh doanh, có khà năng thu lợi nhuận thì việc phát hành trái phiếu để huy động vốn sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được mức doanh lợi vổn chủ sờ hữu ở mức cao, chủ sờ hữu không phải phân chia quyền phân phối lợi nhuận cao cho các trái chủ. Hai là, chi phí phát hành ưái phiếu thấp hơn so với cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. Bởi vì, trái phiếu có mức độ rủi ro thấp hơn, thu hút đông đào quần chúng đầu tư hom so với cổ phiếu thường, chi phí cho việc tuyên truyền quảng cáo phát hành là thấp hơn. Ba là, ở hầu hết các nước, lợi tức trái phiếu được xem như chi phí và được trừ vào thu nhập chịu thuế khi xác định thuế thu nhập cùa doanh nghiệp. Điều này giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được số tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước. 13
  15. Bồn là, khi phát hành trái phiếu người chủ sở hữu doanh nghiệp không bị phân chia quyền kiểm soát doanh nghiệp cho những trái chủ. Năm là, giúp cho doanh nghiệp có thể chủ động điều chinh cơ cấu vốn một cách linh hoạt hom, đảm bầo kết cầu nguồn vốn tối ưu, nhất là trong điều kiện doanh nghiệp phát hành loại trái phiếu có thể mua lại. Bên cạnh các ưu điểm trên việc sử dụng trái phiếu còn có những điểm bất lợi: Thứ nhất, sử dụng trái phiếu buộc doanh nghiệp phải có nghĩa vụ trả lợi tức cho các trái chủ đúng ki hạn. Điều này dễ gây ra căng thẳng vể mặt tài chính và có thể dẫn đến những rủi ro trong việc thanh toán khi doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp không ổn định. Thứ hai, việc tăng vốn bằng phát hành trái phiếu cỏ thể dẫn đến hệ số nợ cùa doanh nghiệp ở mức khá cao, điều đó mặc dù có thể đem lại doanh lợi vôn chủ sở hữu cho doanh nghiệp tốt hơn nhưng đông thời cũng làm tăng sự phụ thuộc về mặt tài chính của doanh nghiệp vào các chù thể khác. Thứ ba, việc phát hành trái phiếu dài hạn chính là việc sử dụng nợ vay có kì hạn, do vậy doanh nghiệp phải lo việc trả nợ tiền vay đúng kì hạn và cần phải lập ra quỹ hoàn trả nợ gốc. Nếu một doanh nghiệp có tình hinh kinh doanh chưa ổn định, doanh thu và lợi nhuận dao động thất thường thì việc sử dụng trái phiếu dài hạn sẽ có ỉhể dễ dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán và phá sản. Thứ tư, việc sử dụng trái phiếu dài hạn là việc sử dụng nợ trong một thòi gian dài, nó phát huy tác dụng với doanh nghiệp như một con dao hai lưỡi. Một mặt nó có thể là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, mặt- khác nó trớ thành nguy cơ đe dọa đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Thứ năm, việc sử dụng trái phiếu để đáp ứng nhu cầu tăng vốn cùa doanh nghiệp cũng có giới hạn nhất định, chịu sự chi phổi của hệ số nợ. Hệ số nợ chính là yếu tố đặt giới hạn cho khả năng vay nợ nói chung cũng như việc sử dụng trái phiếu. Vì vậy, để đi đến quyết định sừ dụng trái phiếu dài hạn đáp ứng nhu cầu tăng vốn của doanh nghiệp, cần phải cân nhắc các yếu tố chủ yếu sau: -Mức độ ổn định của doanh thu và lợi nhuận trong tương lai của doanh nghiệp. - Hệ số nợ hiện tại của doanh nghiệp là cao hay thấp. - Sự biển động của lãi suất trên thị trường ưong tương lai. - Yêu cầu giữ nguyên quyền kiểm soát doanh nghiệp của chủ sờ hữu hiện tại. Xem xét tổng quan bối cảnh thị trường và bối cành của doanh nghiệp. (2): Phát hành cổ phiếu *Phát hành cổ phiếu phổ thông 14
  16. Cổ phiếu phổ thông là chúng chi thể hiện quyền sở hữu cùa cổ đông đối với công ty và xác nhận cho phép cổ đông được hưởng các quyền lợi thông thường của công ty. Việc phát hành thêm cổ phiếu phổ thông mới để tăng vốn có thể được thực hiện dưới các hình thức sau: - Phát hành cổ phiếu phổ thông mới với việc dành quyền ưu tiên mua cho các cổ đông. - Phát hành cổ phiếu phổ thông mới bằng việc chào bán cho người thứ ba. - Phát hành cổ phiếu phổ thông mới rộng rãi ra công chúng. Việc tăng vốn đầu tư bằng cách phát hành cổ phiếu phổ thông là vấn đề hết sức quan trọng đối với sự phát triển của công ty. Vì thế, đòi hỏi công ty phải xem xét, cân nhắc thận trọng ữên nhiều khía cạnh. Việc đáp ứng nhu cầu tăng vốn kinh doanh theo phương pháp nàỵ có những lợi thế chủ yếu sau: Một là, giúp cho Công ty tăng được vốn đầu tu dài hạn nhưng Công ty không bị bắt buộc có tính chất pháp lí phải trà khoản tiền chi phí cho việc sử dụng vốn một cách cố định như khi sử dụng vốn vay. Khi Công ty có ít hoặc không có lợi nhuận, Công ty có thể tuyên bố không phân chia lợi tức cổ phần cho các cổ đông thường cho đến khi Công ty thu được lợi nhuận cao. Vì vậy, giảm bớt nguy cơ phá sản hoặc tổ chức lại doanh nghiệp. Hai là, công ty không có nghĩa vụ phải hoàn trả vốn gốc theo ki hạn cổ định. Điều đỏ, giúp cho Công ty chủ động sừ dụng vốn linh hoạt trong kinh doanh mà không phải lo gánh nặng nợ nần. Ba là, làm tăng độ vững chẳc về mặt tài chính cho công ty, từ đó làm tăng khả năng vay nợ và làm tăng mức độ tín nhiệm của khách hàng đổi với công ty. Bốn là, trong một số trường hợp cổ phiếu thường được bán dễ dàng hơn so với cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu, cổ phiếu phổ thông có thể lôi cuốn hấp dần một số nhóm người đầu tư nhất định, bởi vì cổ phiếu phổ thông hứa hẹn mang lại khoản thu nhập cao không giới hạn hom cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu. Mặt khác, cổ phiếu thường tạo ra cho nhà đầu tư một hàng rào chấn tốt hơn so với đầu tư vào trái phiếu để chống đỡ lạm phát không dự kiến được, bởi vì đầu tư cho cổ phiếu tức là đầu tư cho một lượng tài sản thực trong công ty. Thông thường trong thời kì lạm phát cổ phiếu không bị mất giá như trái phiếu. Cùng với những ưu thế trên, việc phát hành thêm cổ phiếu để đáp ứng nhu cẩu tăng vốn kinh doanh cũng cỏ thể đưa lại những điểm bất lợi sau: Thứ nhất, việc phát hành thêm cổ phiếu thường ra công chúng làm tăng thêm cổ đông mới, từ đó phải phân chia quyền biểu quyết và quyền kiêm soát Công ty cho cổ đông này. Điều này gây bất lợi cho các cổ đông hiện hành trong việc quản lí, điều hành kinh doanh của Công ty. Vi thế, các Công ty mới thành lập, các Công ty nhỏ thường né tránh việc phát hành thêm cồ phiếu ra bên ngoài để không phải chia sẻ quyền kiểm soát Công ty cho người khác. Thứ hai, phát hành thêm cổ phiếu thường làm tăng thêm cổ đông mới và như 15
  17. vậy, cổ đông cũ phải chia sẻ quyền phân phối thu nhập cho các cổ đông mới. Điều này càng bất lợi hơn đối với cổ đông cũ khi Công ty có khả năng thu được nhiều lợi nhuận. Thứ ba, chi phí phát hành cổ phiếu thường mới nói chung thường cao hơn so với chi phí phát hành cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu. Bởi vì, đầu tư vào cô phiếu có độ rủi ro cao hơn so với các loại chứng khoán khác, để thực hiện trọn vẹn đạt phát hành cổ phiếu phải thu hút được người đầu tư trên diện rộng hơn, từ đó chi phí quảng cáo, chi phí phân phối cổ phiếu thường phải cao hơn. Thứ tư, theo cách tính thuế thu nhập của nhiều nước, lợi tức cổ phần không được tính trừ vào thu nhập chịu thuế, trong khi đó lợi tức trái phiếu hay lợi tức tiền vay được tính trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Để đi đến quyết định sử dụng phát hành thêm cổ phiếu thường đáp ứng nhu cầu tăng vốn kinh doanh cần cân nhắc thêm các yếu tổ sau: -Mức độ ổn định của doanh thu và lợi nhuận của công ty. - Tình hình tài chính của công ty, đặc biệt ỉà chi tiêu kết cấu tài chính. - Yêu cầu kiểm soát và quản lí của các cổ đông hiện tại. - Chi phí phát hành cổ phiếu thường mới ờ thời điểm dự kiến phát hành. -Mức độ lạm phát của nền kinh tế. *Phát hành cổ phiếu ưu đãi Cổ phiếu ưu đãi là chứng chi xác nhận quyền sở hữu trong Công ty cổ phần, đồng thời cho phép người nắm giữ loại cổ phiếu này được hưởng một số quyền lợi ưu đãi hom so với cổ đông thường. Khác với cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi đem lại cho người nắm giữ nó được hưởng một khoản lợi tức cổ phần cố định và được xác định trước không phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi được ưu tiên nhận cồ tức và thanh toán khi giài thể công ty và không được quyền biểu quyết. Với những đặc trưng như vậy, cồ phần ưu đãi được coi là một loại chứng khoán lai ghép giữa cổphiếu thường và trái phiếu, nó vừa cỏ một số đặc trưng của cổ phiếu thường vừa có một số đặc trưng của trái phiếu. Cô phiêu ưu đãi cũng là một phương tiện quan trọng của công ty cổ phần để huy động vốn thực hiện mở rộng kinh doanh. Việc sử dụng cổ phiếu ưu đãi đáp ứng nhu cầu tăng vốn đưa lại cho công ty những điểm lợi sau: Một là, công ty không bắt buộc phải trả lợi tức cố định đúng hạn hàng năm mà có thể hoãn trả sang ki sau. Điều đó, giúp cho công ty tránh khỏi nguy cơ phá sản khi hoạt động sản xuất kinh doanh đang gặp khó khăn Hai là, khi phát hành cổ phiếu ưu đãi, các cổ đông phổ thông không phải phân chia phần lợi nhuận cao cho cổ đông ưu đãi mà vẫn tăng được vốn kinh doanh, cải thiện được tình hình kết cấu tài chính của doanh nghiệp lành mạnh hơn. Ba là, việc phát hành cổ phiếu ưu đãi cũng giúp cho công ty tránh được việc phân chia quyền kiểm soát cho cồ đông mới thông qua quyền biểu quyết. 16
  18. Bổn là, việc sử dụng cổ phiếu ưu đãi có tính chất linh hoạt và mềm dèo hơn so với việc sừ dụng trái phiếu dài hạn. Phát hành cổ phiếu ưu đãi không bắt buộc công ty phải thế chấp, cầm cố tài sản, mặt khác cồ phiếu ưu đãi không có thời hạn hoàn trả và không bắt buộc phải lập quỹ thanh toán. Tuy nhiên, việc sử dụng cổ phiếu ưu đãi cũng có những điểm bất lợi sau: Thứ nhất, Lợi tức của cổ phiếu ưu đãi thường cao hom của trái phiếu. Thứ hai, Lợi tức của cổ phiếu ưu đãi không được trừ vào thu nhập chịu thuế của công ty. Điều này làm cho chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi cao hom nhiều so với chi phí sừ dụng trái phiếu. Thử ba, Lợi tức của cổ phiếu ưu đãi là cố định, đây coi như là gánh nặng tài chính cho các cổ đông thường. Nhìn chung, việc sử dụng cổ phiếu ưu đãi để tăng vốn tò ra thích hợp hơn trong tình thê mà điều kiện của doanh nghiệp cho thấy sử dụng cổ phiếu thường hoặc sừ dụng trái phiếu đều đưa lại những bất lợi đối với doanh nghiệp. Trong tinh thế đó, thường là khi doanh nghiệp có khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh, đạt được doanh lợi vốn ở mức cao nhưng công ty đã có hệ số nợ khá cao, đồng thời công ty rất coi trọng việc giữ nguyên quyền kiêm soát công ty. (3)Thuê tài sản: Trong hoạt động kinh doanh, thuê tài sàn là một phương thức giúp cho các doanh nghiệp thiếu vốn vẫn có được tài sản cần thiết sừ dụng vào hoạt động kinh doanh của mình. Đây là phương thức giao dịch có lịch sừ khá lâu đời, song mới chi phát triển mạnh trong vài thập niên gần đây tại các nước cỏ nền kinh tế phát triển. Ở nước ta, phương thức tài trợ này mới ở giai đoạn khởi xướng. Thuê tài sản là một hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên, người thuê và người cho thuê. Trong đó, người thuê được quyền sử dụng tài sản và phải trả tiền thuê cho người cho thuê theo thời hạn mà hai bên đã thòa thuận, người cho thuê là người sờ hữu tài sản và nhận được tiền cho thuê tài sàn. Thuê tài sản có hai phương thức giao dịch chù yếu là thuê vận hành và thuê tài chính. Dưới góc độ cùa doanh nghiệp với tư cách là người thuê, ta xem xét một số vấn đề chủ yếu của hai phương thức này: Phương thức 1: Thuê vận hành (Operaíing Lease) Còn gọi là thuê hoạt động Phương thức thuê vận hành hay còn gọi là thuê hoạt động là hình thức thuê ngắn hạn tài sản. Hình thức thuê này có các đặc trưng sau: -Thời hạn thuê rất ngắn so với đời sống hữu ích của tài sản. - Người cho thuê phải chịu mọi chi phí vận hành của tài sản như chi phí bảo tri, bào hiểm, thuế tài sản và chịu mọi rủi ro, thiệt hại về tài sản cho thuê. Mặt khác, ngưởi cho thuê được hưởng tiền thuê và những quyền lợi do quyền sở hữu tài sản mang lại như những ưu đãi giảm thuế lợi tức và những khoản khấu trừ do sự sụt giảm giá trị tài sản mang lại. 17
  19. - Trong hợp đồng thuê hoạt động, thường có điều khoản người thuê có quyền hủy ngang hợp đồng bằng một thông báo ngắn gửi người cho thuê về việc chấm dứt hợp đồng, trà lại tài sản trước ngày hết thời hạn hợp đồng. Điều này tạo cho người thuê một lợi thế không phải gánh chịu những thiệt hại do sự lạc hậu về kĩ thuật của tài sàn gây ra. Do thuê vận hành là hình thức cho thuê ngắn hạn nên tồng số tiền mà người thuê phải trả cho người cho thuê có giá trị thấp hơn nhiều so với toàn bộ giá trị của tài sản. Khi hợp đồng hết hạn, người chù sở hữu tài sản có thể bán tài sản đó, hoặc gia hạn hợp đồng cho thuê đổi với người thuê hiện hành hay tim một khách hàng khác Người thuê có quyền sử dụng tài sản trong thời gian đã thỏa thuận và phải có nghĩa vụ Ưả tiên thuê cho người cho thuê. Người thuê không phải chịu trách nhiệm về bào trì, bảo hiểm tài sản và những rủi ro liên quan đến tài sản nếu không phải do lỗi của người thuê gây ra. Có thể thấy, thuê vận hành là một hình thức đã được sử dụng rất phổ biến trong đời sống xã hội và hoạt động kinh doanh ở nước ta. Loại thuê này được sử dụng trong việc thuê bất động sản như: thuê phương tiện vận tải, các thiết bị và công cụ lao động khác cũng được sử dụng vào việc thuê bất động sản (thuê nhà ờ, văn phòng, nhà kho,...). Phương thức 2: Thuê tài chính (hay thuê mua thuần - Net Lease) Thuê tài chinh (Finance lease) hay còn gọi là thuê mua thuần là một phương thức tín dụng trung và dài hạn và không thể hủy ngang. Theo phương thức này, người cho thuê cam kết mua tài sản, thiết bị theo yêu cầu cùa người thuê và năm giữ quyền sờ hữu đối với tài sản cho thuê. Người thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn đã được thỏa thuận và không được hủy bò hợp đồng trước hạn. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền sở hữu tài sản, mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sàn đó theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê. Ở nước ta, trong tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam, Quy định một giao dịch cho thuê tài chính thỏa mãn những điều kiện sau đây: Người cho thuê Người thuê Nắm quyền sở hữu tài sản và đem cho Trả các khoản tiền thuê để bù đắp các chi thuê trong thời gian ngấn. phí vận hành, bảo trì và các dịch vụ kèm theo. Cung cấp toàn bộ các dịch vụ vận hành Được hưởng các dịch vụ theo thoả thuận và mọi chi phí phục vụ sự hoạt động cùa tài sân (chi phí bảo trì, bảo hiểm, thuê tài sản) Chịu mọi rủi ro và thiệt hại liên quan đến Không chịu rủi ro và thiệt hại đổi với tài tài sản cho thuê. sản đi thuê nếu không có lỗi. 18
  20. Có quyền gia hạn thỏa thuận và định đoạt Có quyền hủy bò thòa thuận bằng một tài sản khi kết thúc thời hạn thuê. thông báo ngắn gửi người cho thuê. Một: Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyển quyên sở hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo sự thỏa thuận của hai bên cần thiết để khấu hao tài sản thuê. Hai: Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê ít nhất phải tương đương với giá của tài sản đó trên thị trường vào thời điểm kí hợp đồng. Ba: Nội dung hợp đồng thuê cỏ quy định: khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại. Bốn: Thời hạn cho thuê một loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao TS Như vậy, có thể thấy những khác biệt chủ yếu giữa thuê tài chính và thuê vận hành ở những điểm sau: -Trong thuê tài chính, người thuê phải chịu trách nhiệm bảo dưỡng sửa chữa tài sản thuê trong suốt thời hạn thuê. Các chi phí cho công việc nẳy và phí bảo hành tài sản thuê do người thuê chịu. - Người thuê không được hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn trừ trường hợp do lỗi của bên cho thuê. . - Tổng số tiền mà người thuê phải trà cho người cho thuê trong suốt thời gian thuê thường đủ đê bù đắp giá gốc của tài sản. Trong khoản tiền mà người thuê trả cho người cho thuê theo định kì bao gồm tiền vốn gốc, tiền lãi tín dụng, phần lợi nhuận hợp lí, chi phí quản lí đã được khấu trừ phần khuyến khích về các loại thuế mà tài sản được hưởng. Do đó, về thực chất, thuê tài chính là một hình thức của sự vay mượn nếu xét theo phương diện người mua và loại hình giao dịch này cũng chính là một hình thức tài trợ tín dụng nếu xét từ phía nguời cho thuê. Nội dung của một phương thức giao dịch thuê tài chính điển hình là có mối quan hệ giữa ba bên: người cho thuê; người thuê; nhà cung cấp tài sản, thiết bị. -Người thuê lựa chọn thiết bị mà họ cần và thương lượng giá cả, thời hạn giao hàng với người sản xuất thiết bị hoặc người phân phối. - Tiếp đó người thuê thương lượng với người cho thuê như công ty cho thuê tài chính để người cho thuê mua thiết bị. - Nhà cung câp tài sản, thiết bị nhận đơn đật hàng cùa người cho thuê sau đó giao thiết bị cho ngưòi thuê và hóa đơn bán hàng cho người cho thuê. - Người cho thuê chấp nhận mua thiết bị và cho người thuê được thuê thiết bị. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0