intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình- Mô phôi răng miệng - phần 2

Chia sẻ: Vu Dinh Hiep | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

163
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

SỰ TẠO MEN RĂNG (AMÉLOGENÈSE) Quá trình tạo men răng bao gồm một loạt các hiện tượng xảy ra tuần tự: 1. Sự biệt hoá những tế bào chế tiết những chất tiền men và gian bào. 2. Sự khoáng hoá men răng ở gian bào sinh men răng. 3. Sự trưởng thành của mô men răng. Ở người, sự chế tiết và tổng hợp men răng bị giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định, điều này khác với một số loài gặm nhấm có quá trình chế tiết và tổng hợp men răng xảy ra liên tục. Men...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình- Mô phôi răng miệng - phần 2

  1. SỰ TẠO MEN RĂNG (AMÉLOGENÈSE) Quá trình tạo men răng bao gồm một loạt các hiện tượng xảy ra tuần tự: 1. Sự biệt hoá những tế bào chế tiết những chất tiền men và gian bào. 2. Sự khoáng hoá men răng ở gian bào sinh men răng. 3. Sự trưởng thành của mô men răng. Ở người, sự chế tiết và tổng hợp men răng bị giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định, điều này khác với một số loài gặm nhấm có quá trình chế tiết và tổng hợp men răng xảy ra liên tục. Men răng được tổng hợp và chế tiết trước khi răng mọc. Giai đoạn khởi đầu men răng xảy ra ở vùng trung tâm của lớp biểu mô men trong, sau đó lan ra hai bên rìa, nơi sẽ tạo cổ răng tương lai. Trong quá trình này, biểu mô men trong trải qua một loạt các tiến trình và điều chỉnh để biến thành tế bào sinh men biệt hoá. Người ta phân biệt các giai đoạn sau: - Giai đoạn tiền chế tiết (tổng hợp chất sinh men trong tế bào sinh men). - Giai đoạn chế tiết hay giai đoạn tạo men răng. - Giai đoạn sau chế tiết hay giai đoạn trưởng thành. Có thể mô hình hoá các quá trình này bằng bảng sau: Giai đoạn tiền chế tiết Giai đoạn chế tiết Giai đoạn trưởng thành Tiền nguyên bào Nguyên bào men răng Nguyên bào men răng men răng chế tiết sau chế tiết * GIAI ĐOẠN TIỀN CHẾ TIẾT: Sự biệt hoá nguyên bào men. Sự biệt hoá nguyên bào men xảy ra ở lớp biểu mô sinh men răng trong, đó là quá trình biệt hoá tế bào để tổng hợp men răng. Quá trình này xảy ra do kết quả tương tác giữa tế bào biểu mô men trong và những nguyên bào sợi nằm ở bên dưới (nhú ngoại trung mô). - Giai đoạn khởi đầu: 10
  2. Sự cảm ứng của lớp tế bào ngoại trung mô sẽ kích thích lớp tế bào biểu mô men trong biệt hoá. Khởi đầu từ lớp sinh men răng nguyên thuỷ, quá trình này xảy ra muộn hơn một chút so với quá trình tạo ngà răng vào giai đoạn chuông răng. Tế bào biểu mô trong gồm một hàng tế bào hình khối vuông (5-7), nhân nằm ở giữa. Những tế bào này bắt đầu nhân lên và hoạt hoá, hình thái tế bào dần dần thay đổi. Sự thay đổi bắt đầu ở phần trung tâm của lá sinh men trong, lan ra ngoại vi trong khi các tế bào ở vùng tương phản vẫn chưa biệt hoá. Những tế bào ở phần trung tâm là men biểu bì trong bắt đầu dài ra, đạt đến độ cao từ 25-30. Sự lớn lên của tế bào đồng thời kéo theo sự phân cực tế bào: nhân ban đầu nằm ở phần trung tâm bắt đầu đi về một cực của tế bào, cực của lớp trung gian, người ta gọi đây là quá trình phân cực của nhân. Bộ Golgi nằm trên nhân trong lúc các bào quan khác tái phối trí nằm ở vùng giữa nhân, và màng đáy đối diện với nhú ngoại trung mô ở lớp bên dưới, cực này về sau biến thành cực chế tiết. Bào tương chứa nhiều Riboxome tự do, hệ thống lưới nội bào phát triển, tuy nhiên chúng vẫn chưa ở dạng túi, ty thể phân bố đều khắp bào tương. Bào tương chứa nhiều túi, trong túi chứa nhiều tơ trương lực, các túi này tập trung vào cực ngọn sát màng đáy. Các tế bào này liên kết với lớp trung gian bằng các thể liên kết, với màng đáy bằng các thể bán liên kết. Trong giai đoạn biệt hoá tế bào người ta còn quan sát được ở lớp này những tế bào gián phân. Biểu mô niêm mạc miệng Lá răng Chuông răng Bao răng Nhú ngoại trung mô Sự hình thành chuông răng 11
  3. Chuông răng + Tiền nguyên bào men: Các tế bào lớp sinh men trong bắt đầu biệt hoá để biến thành tiền nguyên bào men. Về phía cực đáy của biểu mô và ngoại trung mô người ta thấy: - Màng đáy bắt đầu gãy từng đoạn và dần dần tiêu biến. - Những tế bào ngoại trung mô xếp đối diện với tế bào biểu mô (biểu mô men trong). Hiện tượng này khơi mào do sự sinh ngà răng, ở chất căn bản, gian bào xuất hiện nhiều sợi tơ nằm giữa lớp biểu mô và trung mô (ngoại trung mô). - Cực ngọn của những tế bào tiền nguyên bào men và tế bào ngoại trung mô bắt đầu xuất hiện nhiều vi nhung mao và sự trải rộng màng tế bào. Hai tế bào này tiếp xúc với nhau bằng những vi nhung mao đó. Sự khởi phát các biến cố này được khơi mào và kiểm soát bởi lớp biểu mô men trong cho đến giai đoạn cuối của quá trình biệt hoá tạo tiền nguyên bào men. Sau đó là quá trình phân ly giữa cơ quan sinh men và trung mô, quá trình này xảy ra ngay sau quá trình biệt hoá tạo nguyên bào ngà của tế bào sinh ngà. - Sự biệt hoá của tế bào sinh men: Khi có sự xuất hiện chất gian bào của tiền nguyên bào men, tiền nguyên bào men bắt đầu quá trình biệt hoá để tạo thành nguyên bào men. Sự biệt hoá này xảy ra do sự cảm ứng của lớp ngà răng được sinh ra từ nguyên bào ngà, nguyên bào men răng tiếp tục phát triển và tiết ra men răng, sau đó tế bào chậm phát triển dần. 12
  4. + Cấu trúc của nguyên bào men: Hoạt động của quá trình biệt hoá tiền nguyên bào men sang nguyên bào men được đánh dấu bằng các hiện tượng: - Ngừng sự phân bào. - Kéo dài tế bào (70). - Phát triển cực chế tiết. Nguyên bào men là một tế bào hình lăng trụ, nhân nằm ở cực trên, là thành phần lớn nhất của tế bào. Bộ máy bào quan phát triển thành những lá của bộ Golgi, lưới nội bào có hạt, các hạt chế tiết. Song song với quá trình thoái hoá học của Amélogénine được kiểm soát bởi nguyên bào men. Sự khoáng hoá cần có Énaméline, acide amine chính là Leucine, Glutamique, Glycine và Serine, một phần các acide này được Phosphor hoá và Calci hoá tạo thành một thể vô định hình. Nhưng với sự hiện diện của Calci và Phosphor, các tinh thể Hydroxy Apatic bắt đầu được hình thành, tạo nên thành phần khoáng cơ bản của men răng. Sự khoáng hoá thực sự đã xảy ra trong thời kỳ hình thành nhú Tomes. Sơ đồ phát triển và thoái hóa biểu mô men trong 13
  5. Giai đoạn thoái triển Giai đoạn sau chế tiết Giai đoạn chế tiết Sơ đồ tiến triển cơ quan men Sự tương tác giữa nguyên bào men và nguyên bào ngà 1. Biểu mô men trong 2. Màng đáy 3. Tế bào ngoại trung mô 14
  6. Tiêu bản chuông răng ở giai đoạn nguyên bào men chế tiết Biểu mô men ngoài Lớp lưới Lớp trung gian Biểu mô men trong Vùng ngoại vi nhú ngoại trung mô Vùng trung tâm Bao răng Vùng tương phản Giai đoạn chuông răng 15
  7. Bảng tóm tắt quá trình hoạt động của tế bào Tomes Giai đoạn trưởng thành Giai đoạn chế tiết nguyên bào Giai đoạn biệt hóa tế bào men chế tiết Nguyên bào Nguyên bào men Tiền nguyên men chế tiết sau chế tiết bào men Khởi đầu chế tiết Ngừng tạo men Tái hấp thụ Lớp men không trụ Men của đường nối men -ngà Trụ men gian trụ Quá trình tiến triển của tế bào Tomes * GIAI ĐOẠN NGỪNG CHẾ TIẾT: Sự trưởng thành của men răng. Men răng dần dần được bù đắp, sát bên dưới là ngà răng tạo nên bề mặt của răng và thân răng. Nguyên bào men thấp dần, tế bào nằm hơi nghiêng so với men răng, bào quan giảm dần và thoái hoá. Nhú Tomes bắt đầu thoái hoá, phần đầu xếp nếp và bắt đầu lõm vào, trong bào tương chứa nhiều túi hấp thu, màng bào tương chứa nhiều hình ảnh thực bào. Tuy nhiên hình ảnh vẫn còn ngay khi nhú Tomes đi vào quá trình thoái triển, quá trình này tạo những men không trụ nằm ở mặt ngoài men răng. Trong quá trình ngừng chế tiết của nguyên bào men, nồng độ chất căn bản men răng bị tái hấp thụ 17% so với 2% được tái hấp thụ trong giai đoạn men trưởng thành. Tiếp theo biểu mô trong tiếp tục thoái hoá, quá trình này kéo theo sự thoái hoá tổ chức men răng. Đến khi răng mọc vào xoang miệng, vòng quanh mủ răng còn bao bọc bởi một lớp biểu mô dẹt, biểu mô này không còn hoạt động nữa. 16
  8. Tái hấp thụ Chế tiết Phá trùng hợp Khuôn men bị ép bởi tinh thể Sự hình thành tinh thể dọc theo khuôn men Gia tăng mức độ khoáng hóa Men Sơ đồ chế tiết tái hấp thụ của tế bào Tomes 17
  9. SỰ SINH NGÀ RĂNG 1. Đại cương: Sự sinh ngà là một loạt các hiện tượng bắt đầu bằng quá trình khoáng hoá ở vùng bên trên nhú trung mô, khi ngà được hình thành phần trung tâm của nhú trung mô vẫn không bị khoáng hoá và được gọi là tuỷ răng. Khác với quá trình sinh men, sự sinh ngà hầu như xảy ra trong suốt quá trình răng phát triển và tồn tại. Tế bào ngà là những tế bào sống trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của răng. Sự phát triển của ngà làm tuỷ răng dần dần bị hẹp lại. Tiền nguyên bào ngà có nguồn gốc từ ngoại trung mô. 2. Sự khởi đầu tạo ngà răng: Sự biệt hoá những nguyên bào ngà: Những nguyên bào sợi ở nhú trung mô nằm sát vùng tiếp giáp men ngà bắt đầu biệt hoá. Nguyên bào ngà biệt hoá đầu tiên ở vùng ngoại vi nhú trung mô. Khi lớp tế bào biểu mô men trong biệt hoá đến giai đoạn tiền nguyên bào men, những nguyên bào sợi ở vùng dưới bắt đầu xếp sát nhau thành một lớp nằm sát màng đáy, màng đáy ngày càng mỏng và biến mất. Sự biệt hoá nguyên bào sợi thành nguyên bào ngà là do sự cảm ứng của tiền nguyên bào men, cơ chế cảm ứng hiện nay còn chưa rõ. Người ta cho rằng vai trò của thành phần ngoại bào đóng vai trò quan trọng trong quá trình cảm ứng màng (màng đáy, chất gian bào). Mặt khác màng tế bào ở lớp này có tiềm năng nhận biết những thông tin cảm ứng. Sự biệt hoá nguyên bào sợi thành nguyên bào ngà bắt đầu bằng những hiện tượng: + Ngừng sự phân bào. + Tế bào dài ra, gia tăng thể tích tế bào. + Tế bào phân cực, phát triển các bào quan nội bào. Sự ngừng nhân lên tế bào chỉ là một chỉ điểm khởi đầu của quá trình biệt hoá, tuy nhiên tế bào phải trải qua những quá trình thay đổi để đạt đến mức độ trưởng thành. Sự ngừng nhân lên của tế bào được xem là rất cần thiết cho sự biệt hoá. Nguyên bào sợi ban đầu dài ra, sau đó biến thành hình trứng, khoảng gian bào xung quanh chúng xuất hiện ít sợi collagene và các hạt. Cực ngọn gấp thành nhiều nếp, bào tương giãn rộng, cực ngọn bắt đầu có những nhánh bào tương tiếp xúc với tiền nguyên bào men. Nhân di chuyển về cực đáy, các bào quan tái phối trí quanh nhân và cực ngọn (cực chế tiết tương lai). Nhiều enzyme hoạt hoá xuất hiện trong bào tương: alkaline phosphotase, ATPase, lactate deshydrogenase. Đến giai đoạn chế tiết, các nguyên bào ngà chế xuất vào chất gian bào nhiều sợi collagene. Quá trình này xảy ra bắt đầu ở vùng cổ răng, sau đó là chân răng. Ở vùng chân răng, quá trình này được cảm ứng bởi bao Hertwig. 18
  10. Nguyên bào ngà Men Đường nối men - ngà Đuôi ngà Ngà Tiền ngà Tế bào ngà Tủy răng Sơ đồ tạo ngà 19
  11. 3. Vùng dưới nguyên bào ngà: Sự biệt hoá nguyên bào ngà dẫn đến sự phát triển những cấu trúc mạch máu, những sợi nằm ở vùng dưới nguyên bào ngà. 3.1. Sự tăng sinh mạch máu: Trong giai đoạn đầu của quá trình sinh ngà răng, những chùm mạch máu xuất phát từ động mạch hàm trên và hàm dưới đã hình thành. Những chùm mạch máu này toả ra và bao quanh nhú trung mô. Ở giai đoạn chuông răng, những mao mạch đã xuất hiện ở vùng ngoại vi sát với lớp sinh men. Đến giai đoạn biệt hoá nguyên bào ngà, các bó mao mạch càng phát triển. Các mao mạch nằm giữa các nguyên bào ngà rất cần thiết trong suốt quá trình tạo ngà răng. 3.2. Sợi Von Korff: Trong quá trình biệt hoá nguyên bào ngà, người ta thấy giữa các nguyên bào ngà xuất hiện các phần tử sợi, những sợi này bao quanh nguyên bào ngà và được gọi là sợi Von Korff. Có rất nhiều ý kiến khác nhau về cấu tạo của sợi Von Korff, một số tác giả cho rằng chúng được cấu tạo từ sợi collagene, nhưng dưới kính hiển vi điện tử người ta thấy chúng không xuất hiện dưới dạng băng sáng và băng tối có chu kỳ như sợi collagene; một số ý kiến khác cho rằng bản chất của sợi là collagene nhưng được bọc quanh bởi glycoprotein làm cho sợi có tính chất của một sợi ưa bạc (phương pháp nhuộm ngấm bạc). Về nguồn gốc người ta cũng có nhiều ý kiến khác nhau, một số tác giả cho rằng chúng có nguồn gốc từ nguyên bào ngà, một số khác lại cho rằng chúng có nguồn gốc từ tế bào nhú trung mô. 4. Cấu tạo nguyên bào ngà chế tiết: 4.1. Thân tế bào: Nguyên bào ngà là một tế bào chế tiết gồm thân tế bào lớn, chứa nhân. Từ thân tế bào toả ra những nhánh bào tương chạy lên trên vùng men răng hoặc vùng ximăng răng khi chân răng được hình thành. Thân các nguyên bào ngà xếp sát nhau tạo thành một hàng tế bào, chúng liên kết với nhau bằng các thể nối và liên kết khe. Nhân hình trứng và thường nằm ở đáy tế bào, nhân chứa nhiều hạt nhiễm sắc, quanh màng nhân là một vùng sẫm màu. Bào tương của thân nguyên bào ngà chứa một hệ thống bào quan rất phát triển, chúng thường phân bố ở cực trên của tế bào. Bộ Golgi rất phát triển vào giai đoạn chế tiết của tế bào, chúng được hình thành từ 4 - 5 túi dạng đĩa xếp chồng lên nhau. Trong giai đoạn này lưới nội bào có hạt và ty thể cũng rất phát triển - điều này chứng tỏ nguyên bào ngà là một tế bào rất hoạt động để tổng hợp và chế tiết chất căn bản ngà. 4.2. Các đuôi nguyên bào ngà: 20
  12. Các đuôi nguyên bào ngà có thể dài 30-50m, đó là các nhánh bào tương dài, bên trong chứa các hạt, vi ống, vi sợi, các túi da hình thái. Người ta cho rằng các đuôi nguyên bào ngà sẽ chế tiết chất căn bản ngà vào môi trường gian bào. Trước đây người ta thường gọi chúng là sợi Tomes, do sự trải rộng bào tương của nguyên bào ngà, các nhánh bào tương càng ở xa càng ít chứa các bào quan, bào tương của các nhánh này bị bao bọc bởi chất căn bản ngà do tự nó tiết ra nên được gọi là chất tiền ngà. Ở phần tiền ngà, bào tương đuôi nguyên bào ngà ngày càng ít bào quan trong khi các vi ống và vi sợi nhiều hơn các cấu trúc dạng túi. Phần kéo dài của đuôi nguyên bào ngà cũng được liên kết bằng các thể nối và các liên kết khe. 5. Sự sinh tổng hợp và tiết các tiền chất của chất căn bản ngà: Nguyên bào ngà tổng hợp và chế tiết chất căn bản ngà, thành phần gồm protein (collagene, protein không phải là collagene) và proteoglycan. 5.1. Collagene: Sợi collagene chiếm 80-85% chất căn bản ngà, tiền sợi  được tổng hợp từ lưới nội bào có hạt của nguyên bào ngà, ba tiền sợi  sẽ xoắn với nhau tạo thành phân tử tropocollagene ba sợi  ( Triple Helice). Sau đó phân tử tropocollagene sẽ được đưa vào bộ Golgi và theo các túi để vào các khoảng gian bào theo cơ chế xuất bào, ở khoảng gian bào các tiền sợi  của tropocollagene bị cắt bớt ở đoạn peptid xa ở hai đầu, ở đây chúng đã trùng hợp để biến thành sợi collagene. Để dễ hiểu có thể mô tả quá trình đa trùng hợp này như sau: các phân tử tropocollagene trên cùng một hàng xếp thẳng hàng và các phân tử này cách nhau một khoảng d = 0,6D (D = 67nm), hai hàng phân tử cách nhau một khoảng 0,4D, chiều dài của mỗi phân tử chừng 4,4D. Chính sự sắp xếp này làm sợi collagene có hình ảnh băng sáng băng tối xen kẻ với chu kỳ 64nm. Collagene của chất căn bản ngà là collagene type I (1(I)22(I)). 5.2. Protein không collagene: Gồm phosphoprotein,  glutamate protein. Những protein này đóng vai trò chính trong quá trình khoáng hoá chất căn bản ngà một lượng protein nhỏ là sialo-protein, phospho-lipoprotein. 5.3. Proteoglycan: Tổng hợp và chế tiết từ bộ Golgi, những proteoglycan thường kết hợp với glycosaminoglycan. Glycosaminoglycan chiếm 50-90% trọng lượng của proteoglycan. Thành phần cơ bản của glycosaminoglycan là chondroitin 4 và 6 sulfate. Proteoglycan đóng vai trò chính trong quá trình trùng hợp sợi collagene trong chất căn bản, quá trình hình thành tiền chất căn bản ngà đồng thời với quá trình kéo dài 21
  13. các tua nguyên bào ngà. Tuy nhiên quá trình này đi liền với quá trình tái hấp thu, 2 quá trình này điều hoà quá trình tạo ngà. 6. Quá trình trưởng thành chất căn bản tiền ngà: Tiền ngà là một sản phẩm được chế tiết từ nguyên bào ngà, bao quanh các nhánh bào tương của nguyên bào ngà. Trong lúc tiền chất gian bào ngà được chế tiết, sự khoáng hoá tiền ngà bị chậm đi một thời gian, quá trình chậm đi này cần cho sự tái cấu trúc thành phần sinh hoá của tiền ngà. Sự chậm trễ này cho phép quan sát được vùng tiền ngà dày chừng 20m, nằm giữa thân nguyên bào ngà và vùng ranh giới ngà đã khoáng hoá. Sự chậm trưởng thành ngà răng cần cho tái cấu trúc sợi collagene và những proteoglycan. Khi phosphoprotein được tiết trực tiếp vào vùng ngà khoáng, nó không ngăn cản quá trình trưởng thành của tiền ngà. Ở vùng tiền ngà vừa mới được chế tiết cho phản ứng nhuộm dị sắc với bleu de toluidine và cho phản ứng dương tính với bleu alcian. Phản ứng này cho phép kết luận có sự hiện diện của proteoglycan nằm giữa các sợi. Vùng này được gọi là vùng ưa màu, ở vùng này sợi collagene mảnh và chạy theo nhiều hướng. Ở vùng tiền ngà được tạo từ trước phản ứng nhuộm glycosaminoglycan (GAG) biến mất, ngược lại phản ứng PAS (Periodic Acid Shiff) dương tính - đây là đặc tính của mô giàu glycoprotein. Do quá trình phá trùng hợp proteoglycan với diễn biến tiêu huỷ đặc tính của GAG làm cho chúng có thể kết hợp với các gốc cation đặc biệt là với Ca++, Ca++ sẽ khởi đầu quá trình khoáng hoá. Trong diễn biến trưởng thành tiền ngà đồng thời có sự tụ đặc các sợi collagene bằng cách gia tăng các nối giữa và bên trong phân tử sợi collagene, tạo thành các sợi bao quanh đuôi nguyên bào ngà. 7. Sự khoáng hoá ngà răng: Sự khoáng hoá ngà răng là kết quả của sự tẩm nhuận muối calci và phosphate dưới dạng tinh thể Hydroxyapatite vào chất căn bản ngà. Calci được huy động từ các mạch máu nằm dưới nguyên bào ngà, một phần khác được huy động từ ti thể của nguyên bào ngà. Phosphore được lấy từ phosphoprotein. Nhiều thuyết khác nhau giải thích sự khởi phát quá trình khoáng hoá, tức là quá trình biến từ pha ion qua pha tinh thể, có nhiều yếu tố tham gia quá trình này. +Sự phá trùng hợp GAG và sự phóng thích ion calcium. +Sự tham gia của các men ATPase, AMPase, Alcaline phosphatase, đem lại năng lượng và cung cấp phosphore. +Pyrophosphatase phá trùng hợp pyrophosphate, pyrophosphate ức chế sự khoáng hoá. +Vai trò của phospholipid của màng các túi chế tiết, chúng cung cấp phosphore cho quá trình tạo tinh thể. 22
  14. +Những túi tiết hay, túi tiền ngà có đường kính 30-200nm được bao quanh bởi một màng gồm 3 lớp. Các chất tiền ngà này là điểm khởi đầu cho sự khoáng hoá. Dần dần các tinh thể hình kim dài 30-60nm được hình thành quanh túi chứa tiền ngà, tinh thể lớn dần dọc theo các sợi collagene, tiếp theo sự khoáng hoá tẩm nhuận lên sợi collagene. Những tinh thể khoáng tập hợp thành dạng hình cầu, sự gia tăng mật độ khoáng hoá khởi mào cho sự tạo các cầu calci, đó là những khối hình cầu đường kính 1- 7m. Mỗi cầu calci bao quanh từ 5-12 đuôi ngà, có thể đo kích thước của các cầu calci khi phân huỷ chất hữu cơ bằng ure. Cầu calci có dạng cầu hoặc nhiều khối cầu. 23
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2