intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình môn học Kế toán thương mại dịch vụ (Nghề: Kế toán doanh nghiệp): Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:44

72
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 của giáo trình môn học Kế toán thương mại dịch vụ cung cấp cho người học những kiến thức về kế toán hoạt động kinh doanh dịch vụ và kế toán xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại dịch vụ. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm các nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình môn học Kế toán thương mại dịch vụ (Nghề: Kế toán doanh nghiệp): Phần 2

  1. CHƢƠNG 3: KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ 1. Kế toán hoạt động kinh doanh nhà hàng. 1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh nhà hàng. 1.1.1. Nội dung của kinh doanh nhà hàng. Nhà hàng là một cơ sở kinh doanh chuyên chế biến và phục vụ các sản phẩm ăn uống nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu và các nhu cầu khác của khách hàng với mục đích chủ yếu là thu lợi nhuận. Nhƣ vậy nhà hàng chính là một cơ sở kinh doanh về mặt pháp lý nó có thể mang tƣ cách là một doanh nghiệp độc lập, cũng có thể là một bộ phận trong khách sạn hoặc các cơ sở kinh doanh dịch vụ nào đó. - Nội dung của kinh doanh nhà hàng gồm ba nhóm hoạt động sau: + Hoạt động kinh doanh: Nhà hàng là một cơ sở kinh doanh các sản phẩm ăn uống và các sản phẩm khác có liên quan nhƣ dịch vụ hội nghị, hội thảo, dịch vụ vui chơi giải trí. + Hoạt động chế biến các sản phẩm ăn uống: Chế biến thức ăn cho khách, bán sản phẩm chế biến của mình hoặc hàng chuyển bán. + Hoạt động tổ chức phục vụ: Tạo điều kiện để khách hàng tiêu thụ thức ăn tại chỗ và cung cấp điều kiện để nghỉ ngơi, thƣ giãn cho khách. 1.1.2. Đặc điểm sản phẩm của nhà hàng. - Sản phẩm của nhà hàng không đồng nhất: Cùng một món ăn nhà hàng nhƣng lúc này không giống lúc khác, không đồng nhất vì khác nhau về nguyên vật liệu, khác nhau về cách chế biến, khác nhau do tâm trạng của khách hàng, khác nhau về nhân viên phục vụ… - Sản phẩm của nhà hàng mang tính tổng hợp: Tính tổng hợp thể hiện ở chỗ nó không chỉ là những món ăn thông thƣờng đáp ứng nhu cầu thiết yếu của khách hàng mà nó còn bao hàm cả sự phục vụ, bầu không khí tại nhà hàng, nói cách khác là các yếu tố khác thỏa mãn nhu cầu tinh thần của khách hàng. - Sản phẩm của nhà hàng là sự kết hợp giữa hàng hóa và dịch vụ, trong đó dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn. Yếu tố hàng hóa trong sản phẩm của nhà hàng là các nguyên vật liệu, thực phẩm, nhiên liệu, khấu hao cơ sở vật chất kỹ thuật để từ đó tạo ra các món ăn uống. Yếu tố dịch vụ là quá trình phục vụ, bầu không khí trong nhà hàng…hai yếu tố này đều không thể thiếu để tạo ra một sản phẩm hoàn hảo cho sản phẩm của nhà hàng. 82
  2. - Sản phẩm của nhà hàng cũng mang tính chất của một dịch vụ đó là tính phi vật chất, tính đồng thời giữa quá trình sản xuất và tiêu dùng, tính không thể tồn kho. 1.2. Kế toán hoạt động kinh doanh nhà hàng 1.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Đối với những vật liệu trong chế biến thức ăn có thời gian lƣu kho ngắn nhƣ: Cá, thịt tƣơi, rau, quả… thì phƣơng pháp tính trị giá vốn vật liệu xuất dùng phù hợp là phƣơng pháp đích danh. Thông thƣờng, đối với những thực phẩm tƣơi sống thì các nhà hàng, khách sạn sẽ mua và đƣa trực tiếp vào chế biến thức ăn mà không nhập kho. - Đối với những vật liệu trong chế biến thức ăn có thời gian lƣu kho dài nhƣ dầu ăn, mắm, muối, gia vị… thì có thể áp dụng một trong các phƣơng pháp tính trị giá vốn hàng xuất kho theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02. - Để hạch toán đúng và đủ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán thƣờng căn cứ và thực đơn chế biến hàng ngày do giám đốc duyệt để xuất kho nguyên vật liệu và cấp tiền đi chợ cho bộ phận tiếp liệu. - Khi bộ phận tiếp liệu mua nguyên vật liệu về thì những vật liệu nào nhập kho sẽ lập phiếu nhập kho và làm thủ tục thanh toán với kế toán. Đối với vật liệu tƣơi sống không nhập kho mà đƣa ngay vào chế biến thì bộ phận tiếp liệu lập bảng kê mua vật liệu về; lập làm 3 liên: chuyển lên phòng kế toán 1 liên, chuyển cho bộ phận bếp trƣởng 1 liên. - Để theo dõi chính xác nguyên liệu đƣa vào sản xuất món ăn cần có một nhân viên đƣợc giao nhiệm vụ lập sổ kho chế biến ghi nhận toàn bộ giá trị nguyên vật liệu đã giao cho bộ phận chế biến. - Đối với những gia vị nhƣ mì chính, dầu ăn, muối, hạt nêm… là những chi phí gián tiếp thì khi xuất kho vật liệu này sẽ sử dụng để chế biến nhiều món ăn thì nhà hàng có thể chọn tiêu thức để cuối kỳ phân bổ cho từng món ăn cho phù hợp. Phƣơng pháp kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong chế biến món ăn: - Khi xuất kho nguyên vật liệu trực tiếp để chế biến món ăn, căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán ghi: Nợ TK 621: Chi phí NVL trực tiếp (chi phí từng món ăn) Có TK 152: Nguyên liệu, vật liệu ( Nếu theo kê khai thƣờng xuyên) Có TK 611: Mua hàng (DN hạch toán hàng tồn kho theo kiểm kê định kỳ) - Nguyên vật liệu mua ngoài đƣa và sử dụng thẳng ở bộ phận bếp không qua kho, căn cứ vào bảng kê mua thực phẩm và phiếu theo dõi vật liệu chế biến: 83
  3. Nợ TK 621: Chi phí NVL trực tiếp (chi phí từng món ăn). Nợ TK 133 (nếu có) Có TK 111, 112, 331… - Vật liệu thừa nhập kho trả lại: Nợ TK 152, 611 Có TK 621: Chi phí NVL trực tiếp - Vật liệu còn thừa để lại ở bộ phận chế biến tiếp tục sử dụng cho kỳ sau, kế toán ghi “âm” bút toán: Nợ TK 621: Chi phí NVL trực tiếp (chi phí từng món ăn) Có TK 152: nguyên liệu, vật liệu ( Theo kê khai thƣờng xuyên) Có TK 611: Mua hàng (DN hạch toán hàng tồn kho theo kiểm kê định kỳ) Sang kỳ sau, kế toán kết chuyển bút toán trên sang ghi “dƣơng” bình thƣờng. - Cuối kỳ kết chuyển nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành sản phẩm chế biến. Nợ TK 154: Chi phí SXKDD (DN hạch toán theo kê khai thƣờng xuyên) Nợ TK 631: Giá thành sản xuất (theo kiểm kê định kỳ) Có TK 621: (Chi tiết từng món ăn) 1.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp trong kinh doanh nhà hàng bao gồm: Tiền lƣơng, tiền công, các khoản phụ cấp theo lƣơng, các khoản trích theo lƣơng của bộ phận bếp, tổ chế biến, những ngƣời trực tiếp chế biến món ăn. - Khi tính lƣơng, tiền ăn giữa ca, các khoản phụ cấp của bộ phận bếp: Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 334: Phải trả công nhân viên - Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của nhân viên bộ phận bếp: Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 3382, 3383, 3384, 3389 - Trích trƣớc lƣơng nghỉ phép của nhân viên trực tiếp chế biến thức ăn: Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335: Chi phí phải trả - Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 154: Chi phí SXKDD (DN hạch toán theo kê khai thƣờng xuyên) Nợ TK 631: Giá thành sản xuất (theo kiểm kê định kỳ) Có TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp 84
  4. 1.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung. Trong quá trình chế biến thức ăn còn phát sinh rất nhiều các chi phí khác đó là các khoản chi phí gián tiếp phục vụ cho quá trình chế biến thức ăn nhƣ: + Chi phí vật liệu gián tiếp cho việc chế biến nhƣ: Xà phòng, nƣớc rửa bát… + Chi phí nhân công gián tiếp: Chi phí tiền lƣơng, tiền công các khoản trích theo lƣơng của nhân viên quản lý bộ phận bếp, nhân viên vận chuyển, nhân viên tiếp liệu… + Chi phí công cụ dụng cụ: xoong nồi, dao, bát đĩa, đũa, bếp ga… + Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất chế biến món ăn + Chi phí dịch vụ mua ngoài: Chi phí tiền điện, nƣớc, ga.. + Chi phí khác bằng tiền. Trình tự kế toán chi phí sản xuất chung trong nhà hàng - Khi tính tiền lƣơng, tiền ăn giữa ca, các khoản phụ cấp cho nhân viên gián tiếp phục vụ của bộ phận bếp trong nhà hàng: Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung Có TK 334: Phải trả công nhân viên - Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN cho nhân viên gián tiếp phục vụ của bộ phận bếp trong nhà hàng: Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung Có TK 3382, 3383, 3384, 3389 - Khi xuất dùng hoặc phân bổ giá trị công cụ dụng cụ dùng cho bộ phận bếp: Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung Có TK 153: Công cụ, dụng cụ Có TK 142, 242 - Trích khấu hao TSCD dùng ở bộ phận bếp: Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung Có TK 214: Hao mòn TSCĐ - Khi phát sinh chi phí dịch vụ mua ngoài hay chi phí bằng tiền khác phục vụ cho bộ phận bếp: Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung Nợ TK 133: Thuế GTGT đƣợc khấu trừ Có TK 111, 112, 141… - Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất chung để tính giá thành sản phẩm chế biến. Nợ TK 154: Chi phí SXKDD (DN hạch toán theo kê khai thƣờng xuyên) Nợ TK 631: Giá thành sản xuất (theo kiểm kê định kỳ) 85
  5. Có TK 627: Chi phí sản xuất chung 1.2.4. Kế toán doanh thu trong kinh doanh nhà hàng. Các phƣơng thức bán hàng trong kinh doanh nhà hàng: - Giao hàng và thu tiền trực tiếp: Theo phƣơng thức này, nhân viên bán hàng trực tiếp giao hàng và thu tiền của khách. Nhân viên bán hàng và nộp số tiền thu đƣợc theo báo cáo bán hàng về phòng kế toán và thủ quỹ. - Phƣơng thức bán suất ăn theo vé: Phƣơng thức bán hàng này đƣợc áp dụng ở nhà hàng bán đồ ăn theo món ăn, suất ăn, buffer. Nhân viên bán hàng phát vé ăn cho khách và thu tiền trực tiếp. Nhân viên bán hàng căn cứ vào từng vé ăn để lập Báo cáo bán hàng hàng ngày và nộp số tiền theo báo cáo về phòng kế toán. - Phƣơng thức bán hàng theo đơn đặt hàng: Khi nhà hàng có khách đặt hội nghị, đám cƣới hoặc khách đặt trƣớc các món ăn theo ngày giờ cụ thể, nhà hàng sẽ lập một hợp đồng hoặc cam kết giữa nhà hàng và khách đặt. Thông thƣờng khách thƣờng phải đặt cọc trƣớc một khoản tiền nhất định. Kế toán lập phiếu thu nhƣng chƣa lập hóa đơn bán hàng. Khi thực hiện xong hợp đồng, đã hoàn thành việc phục vụ khách, nhà hàng mới đƣợc lập hóa đơn bán hàng và thanh toán phần tiền còn lại. Kế toán căn cứ vào báo cáo bán hàng, hóa đơn bán hàng, kế toán ghi nhận doanh thu bán hàng: Nợ TK 111, 112: Số tiền hàng thu đƣợc Có TK 511 (chi tiết theo yêu cầu quản trị) Có TK 33311 : Thuế GTGT đƣợc khấu trừ Đồng thời kế toán ghi nhận giá vốn của sản phẩm đã tiêu thụ: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 154: Chi phí SXKDD (DN hạch toán theo kê khai thƣờng xuyên) Có TK 631: Giá thành sản xuất (theo kiểm kê định kỳ) Kế toán xác định kết quả đƣợc thực hiện tƣơng tự nhƣ các loại hình doanh nghiệp khác… 2. Kế toán hoạt động kinh doanh khách sạn 2.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh khách sạn - Hoạt động kinh doanh khách sạn chủ yếu là cho thuê buồng ngủ, bên cạnh đó còn có thể kết hợp nhiều hoạt động khác nhƣ dịch vụ giặt là, nhà hàng, massage, vũ trƣờng, bán hàng lƣu niệm… 86
  6. - Các hoạt động trong khách sạn khá phong phú, có những hoạt động có thể có những sản phẩm dở dang cuối kỳ, có những hoạt động không có những sản phẩm dở dang cuối kỳ. Hoạt động cho thuê buồng ngủ có thể có những sản phẩm dở dang cuối kỳ khi khách nghỉ từ kỳ này sang kỳ khác, các chi phí phục vụ đã phát sinh nhƣng khách hàng chƣa thanh toán, khách sạn vẫn chƣa hoàn tất việc phục vụ khách và chƣa xác định doanh thu. - Đối với hoạt động kinh doanh khách sạn, chi phí khấu hao TSCĐ thƣờng lớn vì khách sạn thƣờng đầu tƣ nhiều vào nội thất khách sạn, trang bị nhiều thiết bị hiện đại cho phòng ngủ. Tiêu chí để xếp loại khách sạn là mức độ trang bị nội thất và tiện nghi của khách sạn. - Sản phẩm của dịch vụ kinh doanh khách sạn không thể lƣu kho, không có hình thái vật chất, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm diễn ra đồng thời. - Hoạt động kinh doanh khách sạn mang tính thời vụ cao, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa lịch sử. Do vậy, kế toán chi phí, giá thành sản phẩm kinh doanh khách sạn cần chú ý đến đặc điểm này để xác định mức chi phí cho phù hợp. - Hoạt động kinh doanh khách sạn là sự kết hợp của nhiều hoạt động dịch vụ mang tính chất khác nhau. Cụ thể: + Dịch vụ cho thuê buồng ngủ: Cho thuê buồng ngủ là lĩnh vực kinh doanh quan trọng của khách sạn và là căn cứ cơ bản để đánh giá chất lƣợng cũng nhƣ tiêu chuẩn của một khách sạn. + Dịch vụ ăn uống: Dịch vụ ăn uống là hoạt động phụ trợ của khách sạn nhƣng cũng giữ vị trí quan trọng. Trong kinh doanh ăn uống, kinh doanh tiệc cƣới, hội nghị, hội thảo đối với các khách sạn hiện nay đang có xu hƣớng phát triển tốt. + Các dịch vụ liên quan:Các dịch vụ liên quan của khách sạn là các dịch vụ nhằm tăng thêm doanh thu của khách sạn và đảm bảo nhu cầu đa dạng, phong phú của khách nghỉ tại khách sạn. Các dịch vụ bổ sung thƣờng bao gồm: massage, karaoke, tennis, thể dục thẩm mỹ, bể bơi... 2.2. Kế toán hoạt động kinh doanh khách sạn. 2.2.1. Chi phí kinh doanh và giá thành dịch vụ trong khác kinh doanh khách sạn. 2.2.1.1. Chi phí kinh doanh khách sạn. * Phân loại theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí. Theo cách phân loại này, các khoản chi phí có chung tính chất, nội dung kinh tế đƣợc sắp xếp chung vào một yếu tố, không phân biệt chi phí đó phát sinh 87
  7. ở đâu, dùng vào mục đích gì trong kinh doanh khách sạn. Do vậy, toàn bộ chi phí kinh doanh khách sạn bao gồm các yếu tố sau: - Chi phí nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ chi phí của các loại chi phí nguyên vật liệu mà khách sạn đã sử dụng cho hoạt động kinh doanh du lịch nhƣ xà phòng, kem đánh răng, chè, thuốc lá… - Chi phí công cụ, dụng cụ: là giá trị phân bổ các loại công cụ, dụng cụ phục vụ cho hoạt động kinh doanh trong khách sạn nhƣ khăn trải bàn, lọ hoa, khăn tắm, chăn màn… - Chi phí nhân công: là khoản chi phí về tiền lƣơng mà khách sạn phải trả cho nhân viên phục vụ hoạt động kinh doanh khách sạn, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ mà khách sạn phải trả cho nhân viên phục vụ trong khách sạn. - Chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm khoản trích khấu hao TSCĐ sử dụng cho hóa đơn kinh doanh trong khách sạn - Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm chi phí tiền điện, tiền nƣớc, điện thoại, các chi phí khác phải trả. - Chi phí khách bằng tiền: bao gồm các khoản chi phí khác phát sinh bằng tiền chƣa đƣợc phản ánh ở các khoản mục chi phí trên phục vụ cho hoạt động kinh doanh trong khách sạn nhƣ chi phí tiếp khách, hội nghị… * Phân loại theo mục đích, công dụng kinh tế của chi phí. Theo cách phân loại này, chi phí hoạt động kinh doanh khách sạn đƣợc phân loại theo các khoản chi phí kinh doanh có cùng công dụng kinh tế. Theo cách phân loại này, chi phí kinh doanh khách sạn đƣợc phân chia thành các khoản mục sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Khoản mục này bao gồm các loại chi phí nhƣ xà phòng, giấy vệ sinh, thuốc tẩy, kem đánh răng, tạp chí… trong hoạt động kinh doanh khách sạn. - Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm các khoản chi phí tiền lƣơng chính, lƣơng phụ , các khoản có tính chất lƣơng khác, các khoản trích theo lƣơng của nhân viên trực tiếp phục vụ hoạt động kinh doanh khách sạn. - Chi phí kinh doanh dịch vụ chung: bao gồm các khoản mục chi phí khác ngoài 2 khoản mục chi phí trên phục vụ cho hoạt động kinh doanh khách sạn, bao gồm: chi phí khấu hao tài sản cố định: bao gồm khoản trích khấu hao TSCĐ sử dụng cho hoạt động kinh doanh khách sạn; chi phí điện nƣớc, chi phí sửa chữa TSCĐ, chi phí bằng tiền khác. 88
  8. 2.2.2.2. Các phƣơng pháp tính giá thành dịch vụ khách sạn. Tùy theo đặc điểm tập hợp chi phí và đối tƣợng tính giá thành, kế toán có thể sử dụng các phƣơng pháp tính giá thành phù hợp với hoạt động kinh doanh khách sạn. Trong hoạt động kinh doanh khách sạn, có thể sử dụng một trong các phƣơng pháp tính giá sau: * Phƣơng pháp tính giá thành giản đơn. Phƣơng pháp tính giá thành giản đơn (phƣơng pháp trực tiếp) thƣờng đƣợc áp dụng cho từng quy trình của dịch vụ kinh doanh khách sạn, đối tƣợng tập hợp chi phí phù hợp với đối tƣợng tính giá thành thì từ khi đó giá thành sản phẩm dịch vụ khách sạn đƣợc tính nhƣ sau: Tổng giá Chi phí kinh Chi phí kinh Chi phí kinh thành của dịch = doanh dịch vụ + doanh dịch vụ - doanh dịch vụ vụ khách sạn dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ dở dang cuối kỳ Giá thành đơn vị Tổng giá thành của dịch vụ khách sạn = dịch vụ khách sạn Tổng số lƣợng dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ * Phƣơng pháp hệ số: Phƣơng pháp tính giá thành theo hệ số còn gọi là phƣơng pháp tính giá thành quy về sản phẩm chuẩn. Ví dụ, đối với việc tính giá thành dịch vụ buồng ngủ trong kinh doanh khách sạn, do nhu cầu khách du lịch ở nhiều mức độ khác nhau, nhu cầu khách du lịch trong nƣớc, nhu cầu khách du lịch nƣớc ngoài… Mỗi loại khách lại có sở thích, nhu cầu không giống nhau nên hoạt động kinh doanh buồng ngủ thƣờng phục vụ khách nghỉ với rất nhiều loại phòng, mỗi phòng lại chia nhiều hạng khác nhau: phòng VIP, phòng loại 1, phòng loại 2, phòng đôi, phòng đơn… Định mức chi phí phục vụ, đầu tƣ thiết bị cho mỗi loại phòng là khác nhau. Khi tính giá thành dịch vụ cho thuê buồng ngủ có thể tính giá thành đơn vị cho một giƣờng hoặc tính giá thành cho một lƣợt phòng ngủ căn cứ vào từng loại phòng. Để tính giá thành theo hệ số, đòi hỏi phải tính đƣợc hệ số tính giá thành của từng loại phòng và đƣợc áp dụng thống nhất. Việc xác định hệ số tính giá thành cho từng loại phòng căn cứ vào các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật, điều kiện trang thiết bị, vị trí phòng, mức độ phục vụ…Trong các loại phòng phục vụ, khách sạn sẽ chọn lấy một loại phòng làm tiêu chuẩn có hệ số 1. 89
  9. Sau khi xác định hệ số tính giá thành của các loại phòng, kế toán căn cứ vào số lƣợt phòng thực tế cho thuê của từng loại phòng trong kỳ và hệ số tính giá thành của từng loại phòng để tính tổng số phòng quy đổi về phòng loại 1 theo công thức: Tổng số phòng quy đổi Tổng số ngày đêm nghỉ Hệ số quy đổi = x thành phòng tiêu chuẩn thực tế tại phòng loại i phòng loại i Giá thành đơn vị phòng ngủ tiêu chuẩn đƣợc xác định: Giá thành đơn vị phòng ngủ Tổng giá thanh toán của dịch vụ buồng ngủ = tiêu chuẩn Tổng số phòng quy đổi thành phòng tiêu chuẩn Giá thành đơn vị phòng Giá thành đơn vị phòng Hệ số quy đổi = x ngủ loại i ngủ tiêu chuẩn phòng loại i Tổng giá thành của Tổng số ngày đêm nghỉ Giá thành đơn vị = x phòng ngủ loại i thực tế tại phòng loại i phòng ngủ loại i 2.2.2. Phương pháp kế toán hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn Kinh doanh khách sạn là tổng hợp của nhiều loại dịch vụ. Do vậy, đối tƣợng tính giá thành là từng loại dịch vụ (dịch vụ thuê buồng ngủ, dịch vụ giặt là, dịch vụ massage, dịch vụ karaoke…) và tập hợp chi phí cho từng đối tƣợng dịch vụ đó. Với những khoản chi phí gián tiếp, doanh nghiệp sẽ xây dựng tiêu chuẩn để phân bổ. - Xuất kho vật liệu, hoặc vật liệu mua về đƣợc đƣa vào sử dụng ngay hoặc vật liệu do doanh nghiệp tự sản xuất ra đƣợc sử dụng cho dịch vụ kinh doanh khách sạn: Nợ TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (chi tiết từng loại dịch vụ) Có TK 152: Nguyên liệu, vật liệu Có TK 111, 112, 141 Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - Vật liệu đã xuất sử dụng trong dịch vụ khách sạn còn thừa nhập lại kho: Nợ TK 152: nguyên liệu, vật liệu Có TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Tiền lƣơng phải trả, tiền ăn giữa ca, phụ cấp cho nhân viên trực tiếp phục vụ: Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp (Chi tiết từng loại dịch vụ) Có TK 334: Phải trả công nhân viên - Trích BHXH, BHYT, KPCĐ…của nhân viên trực tiếp phục vụ tại khách sạn: 90
  10. Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp (Chi tiết từng loại dịch vụ) Có TK 3382, 3383, 3384, 3389 - Trích trƣớc tiền lƣơng nghỉ phép của nhân viên trực tiếp phục vụ tại khách sạn: Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp (Chi tiết từng loại dịch vụ) Có TK 335: Chi phí phải trả - Tiền lƣơng phải trả, tiền ăn giữa ca, phụ cấp cho nhân viên quản lý từng dịch vụ tại khách sạn: Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung (chi tiết từng loại dịch vụ) Có TK 334: Phải trả công nhân viên - Trích BHXH, BHYT, KPCĐ…của nhân viên quản lý từng dịch vụ tại khách sạn: Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung (chi tiết từng loại dịch vụ) Có TK 3382, 3383, 3384, 3389 - Khi xuất dùng hoặc phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ dùng cho từng bộ phận: Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung (chi tiết từng loại dịch vụ) Có TK 153: Công cụ, dụng cụ Có TK 142, 242: Giá trị phân bổ kỳ này - Trích khấu hao TSCĐ dùng cho từng bộ phận dịch vụ: Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung (chi tiết từng loại dịch vụ) Có TK 214: Khấu hao TSCĐ - Khi phát sinh chi phí dịch vụ mua ngoài hay chi phí bằng tiền khác phục vụ từng bộ phận dịch vụ: Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung (chi tiết từng loại dịch vụ) Nợ TK 133: Thuế GTGT đƣợc khấu trừ Có TK 111, 112, 141… - Cuối kỳ, kết chuyển chi phí để tính giá thành từng loại dịch vụ: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất KD dở dang Có TK 621, 622, 627 (Chi tiết từng loại dịch vụ) - Khi khách hàng sử dụng dịch vụ của khách sạn, khách sạn sẽ lập hóa đơn GTGT và ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ: Nợ TK 131: Phải thu khách hàng Có TK 5113: Doanh thu dịch vụ Có TK 33311: Thuế GTGT đầu ra - Khi cung cấp dịch vụ là đối tƣợng chịu thuế TTĐB (dịch vụ massage, karaoke, vụ trƣờng…) thi doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế TTĐB: 91
  11. Nợ TK 111, 112, 131 : Giá bao gồm thuế GTGT Có TK 5113: Doanh thu dịch vụ - Trƣờng hợp khách hàng đặt tiền trƣớc mua dịch vụ cho nhiều kỳ: Nợ TK 111, 112 Có TK 3387: Doanh thu chƣa thực hiện Có TK 33311: Thuế GTGT đầu ra - Định kỳ ghi nhận doanh thu tƣơng ứng Nợ TK 3387: Doanh thu chƣa thực hiện Có TK 5113: Doanh thu dịch vụ - Đồng thời, kế toán xác định giá vốn của từng loại dịch vụ đã cung cấp: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. 3. Kế toán hoạt động kinh doanh du lịch. 3.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh du lịch - Du lịch là một nghành kinh doanh đặc biệt vừa mang tính chất sản xuất kinh doanh vừa mang tính chất phục vụ văn hóa xã hội. Hoạt động kinh doanh du lịch rất đa dạng, phong phú, nó bao gồm các hoạt động kinh doanh hƣớng dẫn du lịch, vận chuyển du lịch, kinh doanh buồng ngủ, ăn uống… - Sản phẩm du lịch thƣờng không mang tính hình thái vật chất cụ thể. Sản xuất gắn liền với tiêu thụ. Khách hàng mua sản phẩm du lịch trƣớc khi họ nhìn thấy sản phẩm đó. - Hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch mang tính thời vụ và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, khí hậu, văn hóa… 3.2. Kế toán hoạt động kinh doanh du lịch. 3.2.1. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm kinh doanh du lịch. * Hoạt động hƣớng dẫn du lịch gồm các khoản chi phí sau: - Chi phí trực tiếp cho khách du lịch: Tiền ăn, ở, đi lại… - Chi phí nhân viên hƣớng dẫn viên du lịch. - Chi phí quản lý phục vụ: Là chi phí phục vụ cho quản lý chung toàn doanh nghiệp phân bổ cho hoạt động hƣớng dẫn du lịch. * Hoạt động kinh doanh vận chuyển du lịch: - Tiền lƣơng, các khoản trích theo lƣơng của lái xe, phụ xe. - Nhiên liệu, vật liệu. - Chi phí săm lốp, chi phí sửa chữa phƣơng tiện, khấu hao phƣơng tiện. 92
  12. - Các khoản chi phí khác. * Hoạt động kinh doanh buồng ngủ: - Chi phí vật liệu: Chè, xà phòng, thuốc đánh răng… - Chi phí nhân viên phục vụ: Lễ tân, buồng…. - Chi phí công cụ dụng cụ: Chăn, màn, ga, gối… - Chi phí dịch vụ mua ngoài… - Chi phí khấu hao tài sản cố định. * Hoạt động kinh doanh hàng ăn uống: - Chi phí vật liệu trực tiếp: Gạo, bánh phở, mì chính… - Chi phí nhân công trực tiếp: Tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng. - Chi phí khấu hao tài sản cố định…. Trình tự kế toán tập hợp chi phí: - Xuất vật liệu phục vụ cho kinh doanh du lịch: Nợ TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung. Có TK 152: Nguyên liệu, vật liệu - Vật liệu mua ngoài giao thẳng cho kinh doanh du lịch: Nợ TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung. Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào Có TK 111, 112… - Tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng cho nhân viên kinh doanh du lịch: Nợ TK 622, 627: Có TK 334: Tiền lƣơng phải trả nhân viên Có TK 338: Các khoản trích theo lƣơng. - Các chi phí kinh doanh du lịch khác thực tế phát sinh: Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung. Có TK liên quan. - Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Có TK 621, 622, 627. Phương pháp tính giá thành sản phẩm: 93
  13. Tổng giá thành Chi phí sản phẩm Chi phí phát Chi phí sản sản phẩm hoàn = dở dang + sinh trong - phẩm dở dang thành đầu kỳ kỳ cuối kỳ 3.2.2. Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh du lịch. - Doanh thu du lịch phát sinh: Nợ TK 111, 112… Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331: VAT đầu ra. - Khi phát sinh các khoản chiết khấu thƣơng mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại: Nợ TK: 521, 531, 532. Nợ TK 3331 Có TK 111, 112… - Cuối kỳ, kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu: Nợ TK 511 Có TK 521, 531, 532 - Kết chuyển doanh thu thuần: Nợ TK 511 Có TK 911. - Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý, giá vốn của sản phẩm: Nợ TK 911 Có TK 641, 642, 632. - Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: Nợ TK 911 Có TK 8211. - Cuối kỳ, tính và xác định kết quả kinh doanh sản phẩm du lịch: + Trƣờng hợp có lãi: Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh. Có TK 421: Lợi nhuận chƣa phân phối (TK 4212) + Trƣờng hợp lỗ: Nợ TK 421: Lợi nhuận chƣa phân phối (TK 4212) Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh. 94
  14. 4. Kế toán hoạt động kinh doanh vận tải 4.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh vận tải. - Vận tải là dịch vụ có tính chất sản xuất, thực hiện chức năng chủ yếu là vận chuyển hàng hóa, hành khách và vận chuyển bốc xếp. - Kinh doanh vận tải gồm các loại hình: Vận tải ô tô, vận tải thủy, hàng không, đƣờng sắt. - Sản phẩm của dịch vụ vận tải không mang tính hữu hình. Chỉ tiêu để đánh giá sản phẩm của dịch vụ vận tải là khối lƣợng lao vụ đã cung cấp cho khách hàng nhƣ: Khối lƣợng hàng hóa vận chuyển, số khách vận chuyển…. - Quá trình kinh doanh đồng thời là quá trình tiêu thụ. Vì vậy kinh doanh vận tải không có sản phẩm dở dang, không có sản phẩm nhập kho lƣu thông. 4.2. Kế toán hoạt động kinh doanh vận tải. 4.2.1. Kế toán chi phí kinh doanh vận tải. - Nội dung chi phí kinh doanh vận tải: + Chi phí vận tải ô tô gồm các khoản:  Tiền lƣơng của lái xe, phụ xe;  Nhiên liệu, vật liệu phụ, chi phí công cụ dụng cụ;  Chi phí săm lốp; Chi phí sửa chữa phƣơng tiện;  Chi phí khấu hao phƣơng tiện;  Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác…. + Chi phí vận tải đƣờng thủy gồm các khoản:  Tiền lƣơng của lái tàu, phụ tàu, nhân viên tổ máy.  Trích các khoản theo lƣơng của lái tàu, phụ tàu, nhân viên tổ máy.  Chi phí nhiên liệu, động lực;  Chi phí vật liệu phụ, chi phí công cụ dụng cụ;  Khấu hao tàu, chi phí thuê tàu  Chi phí sửa chữa phƣơng tiện;  Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác…. + Chi phí dịch vụ xếp, dỡ hàng hóa gồm:  Tiền lƣơng công nhân bốc vác, điều khiển phƣơng tiện;  Chi phí nhiên liệu, động lực;  Chi phí vật liệu phụ, chi phí công cụ dụng cụ;  Chi phí khấu hao  Chi phí sửa chữa phƣơng tiện; 95
  15.  Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác…. - Đối tƣợng và phƣơng pháp tập hợp chi phí kinh doanh vận tải: + Đối với vận tải ô tô: Chi phí đƣợc tập hợp theo từng đội xe, đoàn xe chi tiết thành vận tải hàng hóa, vận tải hành khách. + Đối với vận tải đƣờng thủy: Chi phí đƣợc tập hợp theo từng đội tàu, đoàn tàu hoặc từng con tàu. + Đối với vận tải hàng không: Chi phí đƣợc tập hợp riêng cho từng bộ phận nghiệp vụ. + Đối với vận tải đƣờng sắt: Chi phí đƣợc tập hợp theo từng bộ phận nghiệp vụ kỹ thuật nhƣ bộ phận dầu máy, toa xe, cầu đƣờng, tín hiệu… + Đối với dịch vụ xếp, dỡ: Chi phí đƣợc tập hợp theo từng tổ, đội phân xƣởng. Để tập hợp chi phí kinh doanh vận tải, kế toán sử dụng các phƣơng pháp sau: + Phƣơng pháp trực tiếp: Áp dụng đối với những chi phí chỉ liên quan đến một đối tƣợng kế toán. + Phƣơng pháp gián tiếp: Áp dụng đối với những chi phí chỉ liên quan đến nhiều đối tƣợng kế toán, chi phí đƣợc tập hợp và phân bổ cho các đối tƣợng theo các tiêu thức thích hợp. - Phương pháp kế toán: * Kế toán chi phí nhiên liệu: Trong vận tải ô tô, chi phí nhiên liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Mặc dù không tạo nên thực thể sản phẩm, nhƣng chi phí nhiên liệu vẫn đƣợc coi là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nhiên liệu phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: Chất lƣợng của phƣơng tiện, trình độ sử dụng phƣơng tiện… Nhiên liệu tiêu hao trong vận tải ô tô đƣợc xác định theo các phƣơng pháp sau: + Theo phƣơng pháp trực tiếp: Nhiên Nhiên liệu còn ở Nhiên liệu xuất kho Nhiên liệu còn ở liệu = phƣơng tiện đầu + cho phƣơng tiện - phƣơng tiện cuối kỳ tiêu hao kỳ trong kỳ. + Theo phƣơng pháp gián tiếp: Căn cứ vào số km xe chạy và định mức tiêu hao nhiên liệu để xác định tổng nhiên liệu tiêu hao theo công thức: Nhiên liệu tiêu hao = Số km xe chạy x Định mức nhiên liệu tiêu hao * Phương pháp hạch toán: - Xuất kho nhiên liệu cho phƣơng tiện: 96
  16. Nợ TK 152 (chi tiết phƣơng tiện) Có TK 152(chi tiết ở kho) - Nhiên liệu mua ngoài xuất thẳng cho phƣơng tiện: Nợ TK 152 (chi tiết phƣơng tiện) Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào Có TK 111, 112… - Cuối kỳ, xác định giá trị nhiện liệu đã tiêu hao Nợ TK 621: Chi phí nguyên liệu trực tiếp Có TK 152 (chi tiết phƣơng tiện) Trường hợp khoán cho lái xe: - Khi ứng tiền cho lái xe để mua nhiên liệu: Nợ TK 141: Tạm ứng Có TK 111. - Cuối kỳ, thanh lý hợp đồng khoán: Nợ TK 621: Chi phí nguyên liệu trực tiếp Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào Có TK 141: Tạm ứng - Kết chuyển toàn bộ chi phí nhiên liệu trong kỳ: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 621: Chi phí nguyên liệu trực tiếp. * Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp gồm tiền lƣơng phải trả cho lái xe, phụ xe và trích các khoản theo lƣơng theo tỷ lệ quy định. - Tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng phải trả cho lái xe, phụ xe: Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 334: Tiền lƣơng phải trả nhân viên Có TK 338: Các khoản trích theo lƣơng. - Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Có TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp. * Kế toán chi phí săm lốp: Chi phí săm lốp gồm chi phí mua và sửa chữa săm lốp. Đây là khoản chi phí phát sinh ở một kỳ với mức độ lớn hiệu quả chi phí lại liên quan đến nhiều kỳ. Để chi phí và giá thành vận tải không bị tăng đột biến, trong vận tải ô tô 97
  17. ngƣời ta tiến hành trích trƣớc chi phí săm, lốp vào chi phí kinh doanh vận tải. Mức trích đƣợc xác định nhƣ sau: Cách 1: Căn cứ vào tổng số tiền chi phí săm lốp và thời gian sử dụng chúng để tính ra mức chi phí săm lốp cho một kỳ theo công thức sau: Số trích trƣớc Số tiền ứng trƣớc tính các bộ phận săm lốp = Chi phí săm lốp Số tháng sử dụng ƣớc tính Cách 2: Căn cứ vào định mức chi phí săm lốp cho 1km (100km, 1000km) xe chạy trên tuyến đƣờng tiêu chuẩn loại 1 và số km xe chạy thực tế trong tháng với hệ số quy đổi từ đƣờng loại 1 để áp dụng cho các phƣơng tiện chạy trên các loại đƣờng khác nhau. - Khi tính đƣợc số trích trƣớc chi phí săm lốp: Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung. Có TK 335: Chi phí phải trả. - Cuối kỳ, kết chuyển chi phí này sang TK 154: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Có TK 627: Chi phí sản xuất chung. * Kế toán chi phí khấu hao phương tiện: - Định kỳ trích khấu hao phƣơng tiện vận tải: Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung. Có TK 214: Hao mòn TSCĐ. - Cuối kỳ, kết chuyển chi phí khấu hao TK 154: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Có TK 627: Chi phí sản xuất chung * Kế toán các khoản chi phí vận tải khác: - Các chi phí vận tải khác nhƣ chi phí vật liệu phụ, công cụ, dụng cụ, dịch vụ điện thoại…đƣợc coi là chi phí sản xuất chung. Khi phát sinh, kế toán ghi: Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung. Có TK liên quan. - Cuối kỳ, phân bổ cho từng đối tƣợng tập hợp chi phí: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Có TK 627: Chi phí sản xuất chung. * Tính giá thành sản phẩm vật tải: Giá thành vận tải là toàn bộ chi phí vận tải tính cho khối lƣợng sản phẩm vận tải hoàn thành. 98
  18. Đối tƣợng tính giá thành dịch vụ vận tải là khối lƣợng sản phẩm vận tải hoàn thành nhƣ: Tổng khối lƣợng hàng hóa vận chuyển, khối lƣợng hàng xếp dỡ…Giá thành sản phẩm vận tải đƣợc tính theo phƣơng pháp trực tiếp hoặc phƣơng pháp đơn đặt hàng. Tổng giá thành sản phẩm vận tải = Tổng chi phí đã tập hợp trong kỳ. Giá thành Tổng giá thành = Đơn vị Khối lƣợng vận tải đã thực hiện Căn cứ vào giá thành vận tải tính đƣợc, kế toán ghi: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán. Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. 4.2.2. Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh dịch vụ vận tải. Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh vận tải đƣợc hạch toán tƣơng tự nhƣ kế toán doanh thu dịch vụ du lịch. - Doanh thu vận tải phát sinh: Nợ TK 111, 112… Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331: VAT đầu ra. - Khi phát sinh các khoản chiết khấu thƣơng mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại: Nợ TK: 521, 531, 532: Các khoản giảm trừ doanh thu. Nợ TK 3331 Có TK 111, 112… - Cuối kỳ, kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu: Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 521, 531, 532 - Kết chuyển doanh thu thuần: Nợ TK 511 Có TK 911. - Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý, giá vốn của sản phẩm: Nợ TK 911 Có TK 641, 642, 632. - Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: Nợ TK 911 Có TK 8211. - Cuối kỳ, tính và xác định kết quả kinh doanh sản phẩm du lịch: 99
  19. + Trƣờng hợp có lãi: Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh. Có TK 421: Lợi nhuận chƣa phân phối (TK 4212) + Trƣờng hợp lỗ: Nợ TK 421: Lợi nhuận chƣa phân phối (TK 4212) Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh. 4.3. Bài tập ứng dụng Bài 1: Một khách sạn (KS) có 4 hoạt động nhƣ sau: Cho thuê phòng, hoạt động karaoke, giặt ủi và làm đại lý kinh doanh điện thoại, fax với hoa hồng 10% doanh thu chƣa thuế. Trong tháng phát sinh: 1. Xuất kho một số xà phòng tắm, bàn chải đánh răng và lƣợc.. trang bị cho phòng KS trị giá 700.000đ, Chi tiền mặt mua báo hằng ngày cho phòng KS 100.000đ 2. Phải trả tiền công cho nhân viên dọn phòng 10.000.000đ, cho nhân viên trực tiếp điều chỉnh giàn karaoke 1.000.000đ, cho nhân viên giặt ủi 1.500.000đ, nhân viên phục vụ khách sạn 6.000.000đ, lƣơng quản lý 15.000.000đ. 3. Trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo quy định 4. Xuất kho 1 số xà phòng, thuốc tẩy cho bộ phận giắt ủi giá 500.000 5. Xuất kho 1 công cụ dùng cho phòng KS 4.000.000, cho hoạt động karaoke 500.000, cho bộ phận giặt ủi 1.000.000, cho quản lý DN 800.000 6. Khấu hao tài sản cố định hữu hình phân bổ cho phòng KS 60.000.000, cho hoạt động Karaoke 5.000.000, cho bộ phận giặt ủi 3.000.000, cho điện thoại, fax 500.000, cho quản lý DN 7.000.000 7. Chi phí điện nƣớc phải trả chƣa thuế 4.000.000 phân bổ cho phòng KS 2.000.000, giặt ủi 1.500.000, cho quản lý DN 500.000 và tính thuế GTGT tính 10% 8. Chi phí bằng tiền mặt cho quản 1ý DN 6.000.000 9. Doanh thu chƣa thuế trong tháng gồm: Phòng KS : 120.000.000, thuế suất GTGT 10% . Bộ phận giặt ủi 7.000.000 thuế suất GTGT 10%, bộ phận karaoke 30.000.000 thuế GTGT 20%. Doanh thu chƣa trừ hoa hồng của đại lý bƣu điện 8.000.000 không tính thuế GTGT hoa hồng. Tất cả đã thu bằng tiền mặt 83.700.000 bằng TGNH 100.000.000 10. Hãy kết chuyển chi phí tƣơng ứng với doanh thu để tính kết quả kinh doanh trong tháng cho từng hoạt động và toàn DN, kế toán phân bổ chi phí quản lý DN 100
  20. theo tiền lƣơng cơ bản phải trả cho từng hoạt động, dịch vụ ( không kể các khoản phụ cấp theo lƣơng, biết rằng còn 15 ngày đêm phòng KS khách đã ở lại lƣu tháng sau, chi phí định mức phòng KS 100.000đ/ngày đêm, các dịch vụ còn lại không treo chi phí dịch vụ dở dang cuối kỳ. Bài 2: Cho tài liệu tại công ty vận tải HL trong tháng nhƣ sau (1000đ): 1. Tạm ứng tiền xăng dầu giao khoán cho lái xe 360.000 bằng tiền mặt. 2. Chi phí về vật liệu phụ xuất dùng cho đội xe trong tháng 25.000 3. Trích trƣớc chi phí săm lốp 26.000 vào chi phí kinh doanh trong tháng. 4. Thanh toán toàn bộ lệ phí cầu, phà phải trả trong tháng cho các tuyến xe 40.000 bằng chuyển khoản. 5. Tiền lƣơng phải trả cho công nhân viên trong tháng 250.000 trong đó: - Tiền lƣơng cố định phải trả lái xe và phụ xe 200.000. - Trả cho nhân viên quản lý doanh nghiệp 50.000. 6. Trích các khoản theo lƣơng theo tỷ lệ quy định. 7. Thu tiền mặt từ dịch vụ chuyển bƣu phẩm trên xe 30.000. 8. Do thời tiết chuyển sang mùa nóng, cấp bổ sung tạm ứng tiền dầu chạy điều hòa trên xe theo định mức 20.000. 9. Thanh toán chi phí sửa chữa, bảo dƣỡng thƣờng xuyên thuê ngoài bằng chuyển khoản 33.000 bao gồm cả VAT 3000. 10. Xuất quỹ tiền mặt bồi thƣờng cho khách hàng 3000 do mất bƣu phẩm trên xe. Công ty quyết định lái xe và phụ xe phải bồi thƣờng 2000 trừ vào lƣơng, phần còn lại tính vào chi phí khác. 11. Một xe chở khách bị hỏng trên đƣờng. Lái xe và phụ xe phải hoàn vé cho khách với tổng số tiền 525 (bao gồm cả thuế GTGT 5%), đƣợc trừ vào số tiền mà lái xe và phụ xe sẽ nộp quỹ cuối ngày. Chi phí thuê cứu hộ và sữa chữa xe hỏng công ty đã thanh toán bằng tiền mặt 3000. 12. Tổng số thu về bán vé bằng tiền mặt trong tháng là 2.100.000 (bao gồm cả thuế VAT 100.000, đã trừ số phải hoàn vé cho khách trong các trƣờng hợp đặc biệt). 13. Nộp tiền phạt 3000 bằng tiền mặt do không đảm bảo quy định về thiết bị an toàn và chống cháy nổ trên xe. 14. Tính lƣơng theo doanh thu của lái xe và phụ xe đƣợc hƣởng 300.000. Lƣơng tăng thêm của bộ phận quản lý tính theo doanh thu là 50% so với lƣơng chính. 101
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2