intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình môn học Những kiến thức hàng hải cơ bản - MĐ01: Điều khiển tàu cá

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:63

166
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình môn học Những kiến thức hàng hải cơ bản - MĐ01: Điều khiển tàu cá giúp người học tiếp cận với kiến thức cơ bản về hàng hải, gồm 6 bài với các kiến thức về tính năng hàng hải của tàu thuyền; toạ độ địa lý, đơn vị đo lường dùng trong hàng hải; phương hướng trên biển; tiêu hàng hải;...Mời bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình môn học Những kiến thức hàng hải cơ bản - MĐ01: Điều khiển tàu cá

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRI ỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔN HỌC NHỮNG KIẾN THỨC HÀNG HẢI CƠ BẢN MÃ SỐ: MH01 NGHỀ: ĐIỀU KHIỂN TÀU CÁ Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MH 01
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Nghề “Điều khiển tàu cá” là nghề sử dụng kiến thức và kỹ năng về hàng hải để điều khiển tàu cá hoạt động trên biển đảm bảo an toàn, khai thác hải sản đạt hiệu quả cao. Người làm nghề “Điều khiển tàu cá” trình độ sơ cấp nghề được bố trí làm việc trực tiếp trên các tàu cá hoạt động trên biển phải có kiến thức cơ bản về tàu thuyền, về hàng hải, có sức khỏe tốt để hoàn thành nhiệm vụ trong điều kiện làm việc trên biển. Việt nam là một quốc gia ven biển có vùng đặc quyền kinh tế rộng gần 1 triệu km2 với chiều dài bờ biển trên 3260 km. Hiện tại, đội tàu cá nước ta có khoảng hơn 130 000 chiếc, trong đó có khoảng 52 000 chiếc có công suất trên 90cv, nhưng số người làm nghề khai thác hải sản làm việc trên tàu cá đã qua đào tạo là rất ít. Trong thời gian tới, để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, giảm áp lực khai thác ven bờ, Nhà nước có chủ trương giảm dần, tiến tới giải bản các tàu cá công suất nhỏ khai thác ven bờ, hiện đại hóa các tàu có công suất lớn khai thác hải sản xa bờ, xây dựng các nghiệp đoàn đánh cá xa bờ hoạt động dài ngày trên biển với quy mô công nghiệp. Do đó, nhu cầu đào tạo lao động nông thôn có tay nghề có thể quản lý, vận hành được các tàu cá hiện đại là rất lớn. Trước khi biên soạn giáo trình này, chúng tôi đã khảo sát thực tế tại nhiều cơ sở đánh cá ở các địa phương khác nhau. Đối tượng học là những lao động nông thôn có trình độ học vấn không đồng đều, nên giáo trình được viết ngắn gọn, dễ tiếp thu, cân xứng giữa kênh hình và kênh chữ, tập trung vào kỹ năng thực hành. Tuy nhiên, thực tế sản xuất luôn biến động, khoa học công nghệ luôn đổi mới. Vì vậy, khi biên soạn chúng tôi gặp phải những khó khăn nhất định. Song, tập thể Ban biên soạn cũng đã cố gắng biên soạn giáo trình bám sát chương trình đào tạo, thể hiện đầy đủ nội dung cần truyền đạt cho học viên, ngoài ra còn có nội dung mở rộng để người học củng cố kiến thức phục vụ tốt hơn quá trình sản xuất. Giáo trình “Những kiến thức hàng hải cơ bản” giúp người học tiếp cận với kiến thức cơ bản về hàng hải, gồm 6 bài: Bài 1: Tính năng hàng hải của tàu thuyền Bài 2: Toạ độ địa lý, đơn vị đo lường dùng trong hàng hải Bài 3: Phương hướng trên biển Bài 4: Tiêu hàng hải Bài 5: Hải đồ Bài 6: La bàn từ Bài 7: Ảnh hưởng của gió, nước Ban biên tập xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Vịnh Bắc Bộ; Lãnh đạo Chi cục khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Hải Phòng; Ban Giám hiệu và giáo viên khoa Khai thác Trường Trung học Thủy sản TP HCM; Ban Giám hiệu và giáo viên khoa Công nghệ Thuỷ sản
  4. 3 Trường Cao đẳng Nghề Thủy sản Miền Bắc và những người đã tham gia góp ý kiến cho giáo trình này. Ban biên tập đã cố gắng biên soạn các bài trong giáo trình, trình bày làm rõ những nội dung cơ bản của từng bài. Nhưng do trình độ có hạn, nên cuốn sách không tránh khỏi những hạn chế. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Hồ Đình Hải -Chủ biên 2. Phạm Văn Khoát 3. Đỗ Ngọc Thắng 4. Nguyễn Quý thạc 5. Nguyễn Văn Bôn
  5. 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Lời giới thiệu ............................................................................................ 2 Mục lục ..................................................................................................... 4 Bài 1: Tính năng hàng hải của tàu thuyền ................................................ 7 Mục tiêu ................................................................................................... 7 A. Nội dung .............................................................................................. 7 1. Tàu cá ................................................................................................... 7 1.1. Khái niệm .......................................................................................... 7 1.2. Các kích thước của tàu ...................................................................... 7 1.3. Tính nổi của tàu ................................................................................. 9 1.4. Tính ổn định của tàu .......................................................................... 9 1.5. Tính chống chìm của tàu ................................................................... 10 1.6. Tính quay trở và định hướng của tàu ................................................. 10 2. Thiết bị lái ............................................................................................. 12 2.1. Khái niệm .......................................................................................... 12 2.2. Bánh lái .............................................................................................. 12 2.3. Máy lái ............................................................................................... 14 3. Chân vịt ................................................................................................ 14 3.1. Chức năng của chân vịt ..................................................................... 14 3.2. Cấu tạo của chân vịt .......................................................................... 15 4. Neo ....................................................................................................... 15 4.1. Chức năng của neo ............................................................................ 15 4.2. Lực bám của neo ............................................................................... 15 4.3. phân loại neo ...................................................................................... 16 4.4. Dây neo ............................................................................................. 17 4.5. Ống thả neo ........................................................................................ 18 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ............................................................... 19 C. Ghi nhớ ................................................................................................ 19 Bài 2: Toạ độ địa lý, đơn vị đo lường dùng trong hàng hải ..................... 20 Mục tiêu .................................................................................................... 20 A. Nội dung .............................................................................................. 20 1. Những khái niệm cơ bản ...................................................................... 20 1.1. Trục trái đất ....................................................................................... 20 1.2. Cực trái đất ........................................................................................ 20 1.3. Những vòng lớn ................................................................................. 20 1.4. Những vòng nhỏ ................................................................................ 20 2. Toạ độ địa lý ......................................................................................... 20 2.1. Vĩ độ .................................................................................................. 20 2.2. Kinh độ .............................................................................................. 21
  6. 5 2.3. Hiệu vĩ độ và hiệu kinh độ ................................................................ 22 3. Các vị đo lường dùng trong hàng hải ................................................... 22 3.1. Đơn vị đo độ dài ................................................................................ 22 3.2. Đơn vị đo tốc độ ................................................................................ 23 3.3. Đơn vị đo độ sâu ................................................................................ 23 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ............................................................... 23 C. Ghi nhớ ................................................................................................ 23 Bài 3: Phương hướng trên biển ................................................................. 24 Mục tiêu .................................................................................................... 24 A. Nội dung .............................................................................................. 24 1. Đường chân trời nhìn thấy ................................................................. .. 24 2. Những hệ thống định hướng của mặt phẳng chân trời thật .................. 25 1.1. Hệ nguyên vòng ................................................................................. 25 1.2. Hệ 1/4 vòng ....................................................................................... 26 1.3. Hệ góc gió .......................................................................................... 27 3. Hướng đi của tàu trên biển ................................................................... 28 3.1. Hướng hành trình ............................................................................... 28 3.2. Hướng thật ......................................................................................... 28 3.3. Hướng la bàn ..................................................................................... 28 4. Phương vị từ tàu ngắm mục tiêu ........................................................... 29 5. Đường chập tiêu ................................................................................... 30 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ............................................................... 31 C. Ghi nhớ ................................................................................................ 31 Bài 4: Tiêu hàng hải ................................................................................ 32 Mục tiêu .................................................................................................... 32 A. Nội dung .............................................................................................. 32 1. Khái niệm ............................................................................................. 32 2. Phân loại ............................................................................................... 32 2.1. Tiêu cố định ....................................................................................... 32 2.2. Tiêu nổi trên mặt nước ...................................................................... 32 3. Đặc điểm của tiêu hàng hải .................................................................. 33 3.1. Loại hình của tiêu đánh dấu ............................................................... 33 3.2. Màu sắc của tiêu đánh dấu ................................................................. 35 3.3. Hình dáng của tiêu đánh dấu ............................................................. 35 3.4. Dấu hiệu trên đỉnh ............................................................................. 35 3.5. Đèn .................................................................................................... 35 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ............................................................... 35 C. Ghi nhớ ................................................................................................ 35 Bài 5: Hải đồ ............................................................................................ 36 Mục tiêu .................................................................................................... 36 A. Nội dung .............................................................................................. 36 1. Khái quát về hải đồ ............................................................................... 36
  7. 6 2. Phân loại hải đồ .................................................................................... 36 3. Thước tỷ lệ hải đồ ................................................................................. 37 4. Hải đồ Việt Nam xuất bản-Danh mục hải đồ Việt Nam ....................... 37 5. Một số ký hiệu trên hải đồ .................................................................... 38 6. Sắp xếp hải đồ ...................................................................................... 38 7. Tác nghiệp hải đồ ................................................................................ 38 8. Bảo trì và hiệu chỉnh hải đồ .................................................................. 42 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ............................................................... 44 C. Ghi nhớ ................................................................................................ 44 Bài 6: La bàn từ ........................................................................................ 45 Mục tiêu .................................................................................................... 45 A. Nội dung .............................................................................................. 45 1. Chức năng của la bàn từ ....................................................................... 45 2. Các loại la bàn từ trên tàu ..................................................................... 45 3. Cấu tạo la bàn từ ................................................................................... 45 4. Chuẩn bị la bàn từ ................................................................................. 48 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ............................................................... 48 C. Ghi nhớ ................................................................................................ 48 Bài 7: Ảnh hưởng của gió, nước ............................................................... 49 Mục tiêu .................................................................................................... 49 A. Nội dung .............................................................................................. 49 1. Dạt gió .................................................................................................. 49 1.1. Một số khái niệm ............................................................................... 49 1.2. Góc dạt gió ........................................................................................ 49 1.3. Xác định góc dạt gió .......................................................................... 50 2. Dạt nước ............................................................................................... 51 2.1. Khái niệm .......................................................................................... 51 2.2. Góc dạt nước ..................................................................................... 51 3. Góc dạt tổng hợp .................................................................................. 52 3.1. Định nghĩa ......................................................................................... 52 3.2. Xác định góc dạt tổng hợp ................................................................. 53 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ............................................................... 53 C. Ghi nhớ ................................................................................................ 53 Hướng dẫn giảng dạy môn học ................................................................. 54 I. Vị trí, tính chất của môn học ................................................................. 54 II. Mục tiêu của môn học .......................................................................... 54 III. Nội dung chính của môn học .............................................................. 54 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành ...................................... 55 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ................................................... 59 VI. Tài liệu tham khảo .............................................................................. 59 Danh sách Ban chủ nhiệm ........................................................................ 61 Danh sách Hội đồng nghiệm thu .............................................................. 61
  8. 7 MÔN HỌC NHỮNG KIẾN THỨC HÀNG HẢI CƠ BẢN Mã môn học: MH 01 Giới thiệu môn học: Môn học ”Những kiến thức hàng hải cơ bản” là môn học chuyên môn nghề trong chương trình ”Điều khiển tàu cá” trình độ sơ cấp nghề, nhằm cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về: phương hướng trên biển, hướng đi, toạ độ địa lý của tàu trên biển, chức năng hàng hải của tàu thuyền. Môn học được giảng dạy trong phòng học kết hợp với thực hành trên tàu. Việc đánh giá kết quả học tập thông qua kết quả các bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra kết thúc môn học phối hợp với đánh giá ý thức của người học trong quá trình học tập. Bài 1: Tính năng hàng hải của tàu thuyền Mục tiêu: - Mô tả được tính năng cơ bản của tàu thuyền. - Trình bày được chức năng của hệ thống lái, chân vịt A. Nội dung: 1. Tàu cá 1.1. Khái niệm Tàu cá là tàu được sử dụng trong lĩnh vực hoạt động nghề cá, bao gồm: Tàu đánh cá, tàu dịch vụ nghề cá... 1.2. Các kích thước của tàu 1.2.1. Chiều dài - Chiều dài thiết kế (L): Là khoảng cách từ đường vuông góc mũi được kẻ qua giao điểm của đường nước tải trọng với sống mũi đến đường vuông góc lái đi qua trục lái. - Chiều dài lớn nhất (Lmax) là khoảng cách giữa hai đường vuông góc đi qua các điểm giới hạn mũi và lái của tàu. - Chiều dài mớn nước (Lmin) là khoảng cách từ đường vuông góc mũi đi qua giao điểm của đường nước tải trọng với sống mũi đến đường vuông góc lái đi qua giao điểm của đường nước tải trọng với sống lái.
  9. 8 1.2.2. Chiều rộng - Chiều rộng thiết kế (B) là khoảng cách lớn nhất đo trên đường nước tải trọng ở hai mạn tàu theo đường vuông góc với mặt phẳng đối xứng - Chiều rộng lớn nhất (Bmax) là khoảng cách lớn nhất giữa hai mạn tàu đo trên đường thẳng vuông góc với mặt phẳng đối xứng. - Chiều rộng đăng ký (Bdk) là khoảng cách lớn nhất giữa hai mép boong đo trên đường vuông góc với mặt phẳng đối xứng. 1.2.3. Mớn nước
  10. 9 - Mớn nước trung bình (T) là khoảng cách giữa mặt phẳng cơ bản với đường nước được đo ở giữa chiều dài của tàu. - Mớn nước mũi (Tm) là khoảng cách giữa mặt phẳng cơ bản với đường nước được đo trên đường vuông góc mũi đi qua giao điểm đường nước tải trọng với sống mũi. - Mớn nước lái (Tl) là khoảng cách giữa mặt phẳng cơ bản với đường nước đo trên đường vuông góc đi qua trục lái. - Khi tàu không có độ nghiêng thì mớn nước của tàu cần xác định là mớn nước trung bình (T). Nếu tàu có độ nghiêng thì cần xét thêm mớn nước mũi (Tm) và lái (Tl). 1.3. Tính nổi của tàu 1.3.1. Khái niệm Tính nổi là khả năng nổi trên mặt nước của tàu ở trạng thái cân bằng ứng với trọng tải và mớn nước nhất định. Tàu chở hàng được nhiều hay ít là phụ thuộc vào sức nổi của tàu. 1.3.2. Thay đổi mớn nước của tàu - Mớn nước của tàu tăng hay giảm phụ thuộc vào trọng lượng hàng hoá nhận thêm hay bốc dỡ khỏi tàu - Khi tàu chạy từ vùng nước có độ mặn cao vào vùng nước có độ mặn thấp thì mớn nước của tàu tăng lên 1.4. Tính ổn định của tàu Trong khi chạy ngoài biển, tàu luôn luôn chịu tác dụng của các lực gây nghiêng khác nhau, mà trước hết là sóng, gió. Vì vậy, con tàu phải có tính ổn định tốt thì mới chống chọi lại với gió bão và những đợt sóng phủ lên boong tàu để khi tàu lúc nghiêng sang phải, lúc nghiêng sang trái mà không bị lật.
  11. 10 Vậy, Tính ổn định là khả năng tự phục hồi vị trí cân bằng ban đầu của tàu. Đặc tính này bảo đảm thân tàu nổi thẳng, ngay ngắn hoặc duy trì ở một góc nghiêng ban đầu nhất định. Ổn tính là một trong những tính năng hàng hải quan trọng nhất. Giữ gìn và duy trì nó là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của người điều khiển tàu. 1.5. Tính chống chìm Tính chống chìm là khả năng duy trì trên mặt nước và giữa được tính năng đi lại của tàu sau khi tàu bị thủng và nước tràn vào khong nào đó. Tàu có tính chống chìm tốt thì khi bị nước tràn vào một hay nhiều khoang nó vẫn nổi trên mặt nước và có tính ổn định bảo đảm an toàn đối với sự lật nhào. Tính chống chìm là đặc tính quan trọng của tàu thuyền mà mỗi tàu đều phải có. Để đảm bảo tính chống chìm, thân tàu được chia thành nhiều khoang, sao cho khi một khoang nào đó bị thủng, nước tràn vào, mớn nước của tàu tăng lên nhưng không vượt quá đường giới hạn. Đường giới hạn là đường song song với đường boong chính và nằm dưới đường boong chính 76 mm. 1.6. Tính quay trở và định hướng của tàu 1.6.1. Tính quay trở Tính quay trở là khả năng chuyển hướng của tàu khi bẻ lái một góc nào đó. Tàu có tính quay trở cao khi tàu quay trở linh hoạt, nhanh chóng, bán kính vòng quay trở nhỏ. Đặc tính này rất cần thiết khi điều động tàu ra vào cảng, chạy trong luồng hẹp, qua những vùng nước có nhiều nguy hiểm.
  12. 11 Các tàu ngày nay có thiết bị điều khiển chính là bánh lái, ngoài ra các tàu hiện đại còn trang bị thêm các chân vịt mạn. Khi chạy trên hướng đi đã định, thường con tàu không thể tự động giữ hướng mà mũi luôn bị đảo quanh hướng đi, đây chính là hiện tượng đảo lái (theo một chu kỳ nào đó). Cường độ đảo lái phụ thuộc vào tác động của các ngoại lực như sóng, gió ... 1.6.2. Tính ổn định trên hướng đi Tính ổn định trên hướng đi là khả năng con tàu giữ nguyên hướng chuyển động thẳng đã cho khi không có sự tham gia của người lái hoặc khi chỉ thông qua một góc lái rất nhỏ. Nguyên lý này là bắt buộc đối với con tàu khi chuyển động trong mọi điều kiện thời tiết như khi biển động hoặc biển êm, cũng như trong mọi vùng nước nông hoặc sâu. Một con tàu có thể có tính ổn định hướng dương hoặc âm hoặc trung tính. Khi bánh lái để số không mà tàu vẫn duy trì thẳng thế thì con tàu đó có tính ổn định hướng dương. Nếu bánh lái để số không mà con tàu quay với tốc độ quay trở tăng lên thì nó có tính ổn định hướng âm.
  13. 12 Một con tàu có tính ổn định hướng trung tính khi nó tiếp tục quay với tốc độ quay hiện tại hoặc tiếp tục nằm trên hướng hiện thời cho đến khi có các ngoại lực tác động vào. Nó không có khuynh hướng tăng hoặc giảm tốc độ quay khi bánh lái ở vị trí số không. Tính ổn định hướng của tàu rất quan trọng khi ta hành trình trong luồng hoặc khi ta cố gắng lái tàu với mức độ thay đổi nhỏ nhất của bánh lái ở trên biển. Tính ổn định hướng dương rõ ràng là một tình trạng mà người đi biển đã quen thuộc từ lâu. Nhiều tàu có kết cấu vỏ vốn không có tính ổn định hướng, do đó chúng ta phải hết sức tỉnh táo với tình trạng này. Tốt hơn là nên dự đoán đặc tính của tàu mình khi mà tính ăn lái được xem như là một chức năng của tính ổn định hướng. Sự thay đổi tính ổn định hướng đáng chú ý khi mớn nước và độ chúi thay đổi, điều này đặc biệt quan trọng nên phải xem xét cẩn thận khi thay đổi độ chúi cho tàu lúc đến cảng. 2. Thiết bị lái 2.1. Khái niệm Thiết bị lái là một trong những thiết bị quan trọng nhất của tàu. Nhờ có thiết bị lái con tàu có khả năng chạy thẳng trên một hướng đi đã định hoặc chuyển hướng mũi tàu theo một hướng đi mới. Có thể nói nếu không có thiết bị lái thì con tàu không thể hoạt động được. 2.2. Bánh lái Bánh lái được đặt ở đuôi tàu, sau chân vịt. Diện tích của bánh lái lớn hay nhỏ phụ thuộc vào kích thước, tốc độ của tàu và độ lớn đướng kính quay trở mà ta mong muốn. Bánh lái thường dùng trên tàu hiện nay chia làm ba loại chính: - Bánh lái thường: Là loại bánh lái mà toàn bộ diện tích của mặt bánh lái được đặt sau trục cuống lái (hình 1-6 (a)). - Bánh lái bù trừ: Bánh lái bù trừ là loại bánh lái mà mặt của tấm lái nằm cả về hai phía trục bánh lái. Diện tích phía trước trục lái khoảng 15  30% diện tích toàn bộ mặt lái (hình 1-6 (b)). - Bánh lái nửa bù trừ: Bánh lái nửa bù trừ là loại bánh lái bù trừ nhưng chỉ bù trừ một nửa phía dưới (hình 1-6 (c)). Do đó, ngoài những ưu điểm của bánh lái bù trừ thì bánh lái nửa bù trừ khi bẻ lái sẽ nhẹ hơn. Tăng lực tác dụng do dòng nước của chân vịt tác dụng vào mặt bánh lái. Bánh lái này thường dùng cho tàu có tốc độ lớn.
  14. 13 - Khi tàu chạy tới, nếu quay bánh lái về phía mạn nào thì mũi tàu sẽ chuyển hướng về phía mạn đó. - Khi tàu chạy lùi, nếu quay bánh lái về phía mạn nào thì mũi tàu sẽ chuyển hướng về phía mạn kia.
  15. 14 2.3. Máy lái Máy lái có nhiệm vụ làm chuyển động trục lái quay sang phải hoặc sang trái một góc nào đó. Máy lái phải đảm bảo được các yêu cầu sau: - Thời gian quay bánh lái từ 00 tới hết lái không quá 15 giây. - Thời gian quay bánh lái từ 350 mạn này sang 350 mạn kia không quá 40 giây. Máy lái được sử dụng hiện nay thường có 3 loại: - Máy lái đơn giản: Thường được sử dụng trên các tàu nhỏ như: sà lan, tàu kéo, tàu cá... - Máy lái thuỷ lực: Thường được sử dụng rộng rãi trên các tàu biển. - Máy lái điện: Thường được trang bị trên các loại vừa và lớn. Máy lái điện có ưu điểm là gọn, nhẹ, làm việc linh hoạt và chắc chắn Hình 1-9: Vô lăng lái 3. Chân vịt 3.1. Chức năng của chân vịt Chân vịt là bộ phận cuối cùng chuyển công suất của máy thành lực đẩy cho tàu chuyển động tới hoặc lùi. Mặt khác, chân vịt còn ảnh hưởng tới tính năng quay trở của tàu. Về vấn đề
  16. 15 này, người điều khiển tàu cần phải nắm vững để lợi dụng các ưu nhược điểm của nó trong quá trình điều động. 3.2. Cấu tạo của chân vịt Chân vịt của tàu có 3, 4 hay nhiều cánh. Chân vịt nhiều cánh khi hoạt động sẽ giảm độ rung của tàu so với chân vịt ít cánh. Với tàu 1 chân vịt, thì chân vịt được đặt ở sau lái tàu, nằm trong mặt phẳng trục dọc và ở trước bánh lái. Căn cứ theo chiều quay của chân vịt, người ta phân thành chân chân vịt chiều phải và chân vịt chiều trái. - Chân vịt chiều phải là loại chân vịt khi tàu chạy tới, nhìn từ sau lái thấy chân vịt quay theo chiều kim đồng hồ. - Chân vịt chiều trái là loại chân vịt khi tàu chạy tới, nhìn từ sau lái thấy chân vịt quay theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. Hình 1-10: Chân vịt tàu 4. Neo 4.1. Chức năng của neo Neo là một thiết bị kỹ thuật không thể thiếu trên tàu biển. Nó có nhiệm vụ giữ cho tàu đứng yên dưới tác dụng của các ngoại lực như: tác dụng của gió, lực cản của dòng nước chảy, lực va đập của sóng và các ngoại lực ngẫu nhiên khác. Neo thường đặt ở mũi vì mũi tàu có dạng thoát nước nên làm giảm sức cản tốt hơn. Hơn nữa khoang mũi thường không được sử dụng để chở hàng, nên dùng làm hầm xích neo rất thuận tiện. 4.2. Lực bám của neo Lực bám của neo là khả năng bám vào nền đất của neo. Lực bám của neo phụ thuộc vào trọng lượng neo, kết cấu của từng loại neo và nền đất nơi thả neo.
  17. 16 Trong đó, trọng lượng neo là yếu tố quan trọng nhất, tức là khi trọng lượng neo càng lớn thì lực bám của neo càng tăng và ngược lại. Mặt khác, neo có cán càng dài thì lực bám càng tăng đồng thời càng làm tăng tính ổn định của neo trên nền đất. Vì vậy, ở một số trường hợp người ta làm thanh ngang để tăng độ ổn định của neo. 4.3. Phân loại neo Tuỳ thuộc vào từng loại tàu, công dụng và đặc tính của nó người ta bố trí các loại neo khác nhau. Theo kết cấu người ta phân ra làm hai loại neo: neo có thanh ngang và neo không có thanh ngang. Neo có thanh ngang gồm neo: Matroxov, neo Hải quân, neo một lưỡi, neo nhiều lưỡi, neo chuyên dùng, v.v. Neo không có thanh ngang như: neo Holl, v.v. 4.3.1. Neo Holl Neo Holl được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay trên hầu hết các tàu cỡ lớn và nhỏ, tàu biển, tàu sông v.v. Bởi vì loại neo này có tính cơ giới hoá cao, không cần chuẩn bị thời gian thả neo, còn khi kéo neo, việc tháo lắp sửa chữa neo cũng dễ dàng. Mặt khác, việc sử dụng loại neo này có xu hướng làm giảm chiều dài mỏ neo, đặc biệt ở tàu mạn thấp, neo Holl không được sử dụng hết phần lớn chiều dài cán neo. Đặc điểm kết cấu của loại neo này là, cán neo và đế neo được đúc rời nhau, lưỡi neo có thể quay so với cán neo một góc 450, hai lưỡi có thể đồng thời cùng bám vào nền đất. Hình 1-11: Neo holl
  18. 17 4.3.2. Neo hải quân Neo hải quân khi thả chỉ bám vào nền đất bằng một lưỡi, còn một lưỡi quay ngược lên phía trên gây khó khăn cho sự đi lại của các tàu khác, nhất là ở vùng nước nông. Loại neo này không được cơ giới hóa khi thả và khi kéo (dùng cần cẩu để kéo neo). Hiện nay loại neo này chỉ dùng với các tàu nhỏ. Hình 1-12: Neo hải quân 4.3.3. Neo Matroxov Cấu tạo của neo: lưỡi neo và cán neo được đúc rời, lưỡi neo có thể quay với cán một góc: 280 đến 370. Để tăng lực bám, ngời ta làm tăng chiều dày lưỡi neo, để tăng độ ổn định của neo, người ta làm thanh ngang trên lưỡi neo. Loại neo này chỉ dùng trên đất mềm và thường dùng trên các tàu nội thuỷ. 4.4. Dây neo Dây neo dùng để nối neo với tàu (khi thả neo, kéo neo, đảm bảo truyền lực bám của neo để giữ tàu đứng yên). Dây neo có thể là cáp hoặc xích (có thanh ngáng hoặc hoặc không có thanh ngáng). Nhưng trên tàu, thông thường người ta dùng dây neo bằng xích bởi nó có độ bền cao, không hay bị rối khi thả và kéo neo, có khả năng tự dải đều trong hầm xích neo, chịu mài mòn cao, có khả năng tăng ổn định và tăng lực bám cho neo. Xích neo được tạo thành từ một chuỗi các mắt xích được nối ghép lại với nhau gồm: mắt cuối, mắt xoay, mắt nối, mắt thường, mắt ba chạc, v.v. Mắt cuối: dùng để nối giữa mắt neo với xích neo.
  19. 18 Mắt xoay: để tránh rối khi sử dụng neo. Mắt nối: dùng để thay đổi chiều dài xích neo. Mắt thường: chiếm hầu hết chiều dài dây neo, là loại mắt thông dụng nhất. Mắt ba chạc: dùng để thay đổi phương của xích neo. Thiết bị nhả nhanh gốc xích neo. Hình 1-13: Neo Matroxop Hình 1-14: Một đoạn xích neo 4.5. Ống thả neo Trên tàu thường dùng hơn cả là lỗ thả neo thông thường. Những yêu cầu cơ bản của lỗ thả neo này là:
  20. 19 - Khi nhổ neo, neo không đi lệch sang mạn kia (khỏi sống tàu) lúc tàu chòng chành 50. - Neo cần đi lọt hẳn vào lỗ thả neo ở bất kỳ vị trí nào của lưỡi. - Khi thân neo nằm lọt vào lỗ thả neo, lưỡi neo phải tựa chắc vào vỏ mạn tàu hoặc vào hốc (nếu có), còn đế neo tựa vào gia cường mép của lỗ. - Neo dễ dàng thả khỏi hốc dưới tác dụng của tự trọng. - Khi đã nằm lọt vào lỗ, neo không được chạm xuống mặt nước hoặc gây cản khi tàu chuyển động. - Chiều dài lỗ thả neo phải vừa đủ để thân neo nằm lọt vào nó. - Trên tàu có nhiều boong phần lỗ khoét ở mạn phải bố trí sao cho ống dẫn không chạm vào boong dưới. - Lỗ thả neo ở phần boong, mạn và ống dẫn phải bố trí sao cho độ gãy khúc của xích neo là nhỏ nhất. B. Câu hỏi và bài tập Câu hỏi 1: Trình bày các chức năng hàng hải của tàu thuyền? Câu hỏi 2: Trình bày chức năng của bánh lái, chân vịt và neo của tàu thuyền? Câu hỏi 3: Mô tả hình dạng của bánh lái, chân vịt và neo mà anh quan sát được trên tàu? C. Ghi nhớ: - Cần ghi nhớ các khái niệm trong bài học. - Nhớ được chức năng của bánh lái, neo, chân vịt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2