intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Mỹ thuật - Trường Cao đẳng Y Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

17
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Mỹ thuật chia thành 3 chương, cụ thể như sau: Khái quát chung về Mỹ thuật; Lý thuyết về vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh; Thực hành về vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh cơ bản. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Mỹ thuật - Trường Cao đẳng Y Hà Nội

  1. BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH & XÃ HỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y HÀ NỘI GIÁO TRÌNH MỸ THUẬT Tài liệu lưu hành nội bộ 1
  2. LỜI NÓI ĐẦU Mỹ thuật là một trong những môn học của nghệ thuật tạo hình. Mỹ thuật đem lại niềm vui cho con người, làm cho con người nhìn ra cái đẹp, thấy cái đẹp có ở trong mình, xung quanh mình, gần gũi và đáng yêu. Nhưng tìm hiểu về Mỹ thuật như thế nào? Học phần Mỹ thuật sẽ giúp cho sinh viên hiểu thêm một số kiến thức cơ bản về Mỹ thuật nói chung (về nguồn gốc ra đời và sự phát triển Mỹ thuật và các loại hình nghệ thuật tạo hình như nghệ thuật hội họa, đồ họa và điêu khắc). Nắm bắt được kiến thức Mỹ thuật cơ bản như: màu sắc, vẽ theo mẫu, trang trí, vẽ tranh. Đặc biệt, là được thể hiện kỹ năng thực hành ứng dụng Mỹ thuật cơ bản trong nghề Chăm sóc sắc đẹp. Giáo trình chia thành 3 chương: Chương I. Khái quát chung về Mỹ thuật. Chương II. Lý thuyết về vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh. Chương III. Thực hành về vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh cơ bản. Hiểu về Mỹ thuật và các kiến thức cơ bản của Mỹ thuật ra sao? Học tốt hay bình thường? Điều đó tùy thuộc vào ý thức học tập của mỗi một sinh viên. Mong muốn các em luôn tâm niệm rằng: mình đang được học môn Mỹ thuật, môn học mà mọi người yêu thích, song ít có điều kiện để tìm hiểu, tiếp xúc. Chúng ta học không những mong trở thành họa sỹ, mà phải học Mỹ thuật để nâng cao khả năng nhận thức thẩm mỹ của mình, để học có hiệu quả hơn các môn học khác trong nghề Chăm sóc sắc đẹp, hiểu về cái đẹp để sống và "hành động theo quy luật của cái đẹp". Sự hào hứng học Mỹ thuật của các em sinh viên là nguồn động viên lớn, tạo điều kiện cho việc học và nghiên cứu môn Mỹ thuật ngày càng hiệu quả, thiết thực hơn. Cuốn giáo trình là tư liệu tham khảo, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và sinh viên để giáo trình được hoàn thiện hơn!
  3. CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MỸ THUẬT 1. NGUỒN GỐC VÀ VAI TRÒ CỦA MỸ THUẬT 1.1. Nguồn gốc ra đời và sự phát triển của Mỹ thuật 1.1.1. Nguồn gốc ra đời Mỹ thuật là một trong những lĩnh vực nghệ thuật có nguồn gốc ra đời sớm nhất, được thể hiện qua các di chỉ thời nguyên thủy để lại như: các công cụ bằng đá, đồ gốm, đồ trang sức, hình khắc mặt người, các con thú, lá cây trên vách đá, hang đá,... Từ xa xưa khi xã hội loài người là nguyên thuỷ thì đã có những biểu hiện về đời sống nghệ thuật nói chung và mỹ thuật nói riêng. Từ những di chỉ còn để lại trong các hang động đã cho nhân loại thấy được phần nào về cuộc sống, sinh hoạt tinh thần của loài người lúc bấy giờ. Từ khi cuộc sống con người đang ở một trình độ xã hội lạc hậu nguyên thuỷ thì loài người đã có những nhu cầu thẩm mỹ nhất định. Có thể nói, nghệ thuật trang trí xuất hiện sớm nhất so với các lĩnh vực khác, bằng chứng cho thấy từ những đồ vật, công cụ lao động bằng đá thô sơ đã có những thể hiện trang trí phong phú theo ý thức thẩm mỹ của họ lúc bấy giờ. * Ở Việt Nam Hình khắc ở trên hang Đồng Nội và hình khắc trên đất, đá ở Thái Nguyên Ngày nay, nghệ thuật phát triển đạt đến trình độ văn minh hiện đại thì chúng ta vẫn cảm nhận được các yếu tố mỹ thuật từ cách đây vài nghìn năm nhưng vẫn không mấy thay đổi về nguyên tắc trang trí. Di sản văn hoá đồ đồng của Việt Nam đã để lại các loại trống đồng đặc sắc với sự thể hiện những sinh hoạt, tập tục văn hoá tinh thần của người Việt cổ. Thời đại đồng thau gồm có 4 giai đoạn: * Phùng Nguyên: Khoảng nửa đầu thiên niên kỷ II (TCN) * Đồng Đậu: Khoảng nửa đầu thiên niên kỷ II (TCN) * Gò Mun: Khoảng nửa sau thiên niên kỷ II (TCN) * Đông Sơn: Từ thế kỷ VIII (TCN) đến thế kỷ II (SCN). 3
  4. Tượng người thổi khèn trên cán muôi ở Việt Khê - Hải Phòng Tượng người trên cán dao ở Đông Sơn - Thanh Hóa Trồng đồng và hoa văn trên mặt trống đồng Ngọc Lũ
  5. Hoa văn trang trí trên mặt trống đồng Ngọc Lũ * Trên Thế giới Các di chỉ để lại như các hình vẽ trong các hang động tiêu biểu như hang An- ta-mi-ra ở Tây Ban Nha và hang Lát-xcô ở Pháp,.... đã cho nhân loại thấy được cuộc sống xã hội của con người phương Tây thời xưa cho đến nay. Hình vẽ bò rừng trong hang An-ta-mi-ra ở Tây Ban Nha Hình vẽ trong hang Lát-xcô ở Pháp
  6. Nhiều chuẩn mực về cái đẹp cho đến ngày nay con người vẫn còn áp dụng phù hợp. Chẳng hạn chuẩn mực về vẻ đẹp của cơ thể con người như Tượng thần Vệ Nữ thành Milo (Venus de Milo) là một bức tượng Hy Lạp cổ đại và là một tỏc phẩm điêu khắc Hy Lạp cổ đại nổi tiếng nhất. Tượng được điêu khắc trên chất liệu cẩm thạch, hơi lớn hơn người thật với chiều cao 2,03 m. Đây là một tỷ lệ mà nhân loại cho là tỷ lệ ‘‘Vàng’’ để dánh giá vẻ đẹp cơ thể người phụ nữ trong mọi thời đại. Tượng Thần Vệ Nữ thành Milo (Venus de Milo) 1.1.2. Sự phát triển của Mỹ thuật * Mỹ thuật thời Cổ đại - Ai Cập cổ đại: Nghệ thuật Ai Cập luôn hướng tới sự vĩnh hằng, sự trường tồn. Điều này thể hiện trong kiến trúc, điêu khắc và bích họa. Các tác phẩm nghệ thuật của Ai Cập được làm bằng chất liệu bền vững và chúng tồn tại cho đến tận ngày nay. Quan niệm, lòng tin và sự bất diệt của linh hồn đã chi phối mạnh mẽ tới nghệ thuật tạo hình và tạo ra những tác phẩm nghệ thuật bất hủ. Nghệ thuật Ai Cập mang nặng tính tôn giáo. Thông qua các phần còn lại ta thấy các nghệ sỹ Ai Cập đã rất ưu tiên đề tài tôn giáo, tín ngưỡng. Bị ảnh hưởng của thần thoại, tôn giáo họ đã sáng tác ra nhiều hình tượng thần bí, siêu thực như hình tượng các vị thần đầu thú mình người, tượng nhân sư đầu người mình sư tử... Chính đặc điểm thứ nhất đã nảy sinh đặc điểm thứ hai. Những ước lệ tạo hình cổ đã chi phối nghệ thuật Ai Cập trong hai lĩnh vực điêu khắc (phù điêu) và bích họa.
  7. Các hình tượng phù điêu và bích họa Ai Cập đều được thể hiện nhìn chính diện nghiêm trang, ngay ngắn hoặc sự kết hợp của đầu mặt nghiêng, thân thẳng chân nghiêng. Hai bàn chân nhìn nghiêng và được nhìn từ phía ngón cái là đặc điểm đặc biệt trong các hình tượng phù điêu và bích họa Ai Cập. Sở dĩ người Ai Cập tạo hình như vậy vì họ quan niệm về sự toàn vẹn của hình tượng. Họ muốn trên một hình tượng nhưng có thể nhìn thấy nhân vật ở tất cả các hướng. Mặt khác các hướng chọn để diễn tả phải là hướng mà các đặc điểm thể hiện rõ đặc trưng nhất. Ví dụ con mắt nhìn nghiêng không cho thấy rõ “mắt” bằng con mắt nhìn thẳng; bàn chân nhìn từ phía ngón cái và nghiêng có đặc điểm hơn... Như vậy người Ai Cập đã rất khéo chọn lựa và khéo sắp xếp. Nhìn thoáng qua ta thấy hình vẽ Ai Cập có dạng vặn ra nhiều chi tiết tưởng như không hợp lý phải nghiên cứu mới thấy sự sáng tạo và tài năng của người Ai Cập khi tạo hình. Như vậy mới có cái nhìn đúng đắn về giá trị của nghệ thuật Ai Cập. Trong nghệ thuật Ai Cập, các loại hình nghệ thuật như kiến trúc, điêu khắc và bích họa luôn gắn bó với nhau. Nghệ thuật Ai Cập là nghệ thuật tổng hợp. Trong đó kiến trúc phát triển sớm nhất và mạnh nhất. Điêu khắc và tranh vẽ gắn với kiến trúc. Tất cả đều thống nhất phong cách và hòa hợp trong một tổng thể hoàn chỉnh. Kim Tự Tháp - Là công trình kiến trúc tiêu biểu của Ai Cập - Hy Lạp cổ đại: Qua ba loại hình nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và tranh của Hy Lạp cổ đại ta có thể thấy rõ đặc điểm đặc trưng nhất của nghệ thuật Hy Lạp. Đó là một nền nghệ thuật gắn liền với thần thoại. Mà thần thoại Hy Lạp vừa giải thích, mô phỏng tự nhiên, xã hội vừa là những trang viết huyền thoại về lịch sử Hy Lạp. Quan niệm thần nhân đồng hình đã dẫn đến đặc điểm cho nghệ thuật Hy Lạp cổ đại. Tính chất tôn giáo, thần thoại bọc lộ ở nội dung, đề tài. Nhưng qua các hình tượng nhân vật các tác giả lại muốn ca ngợi vẻ đẹp của con người, một vẻ đẹp hoàn thiện về cả ngoại hình và nội tâm. Các nghệ sỹ Hy Lạp đã bỏ được công thức chi phối trong nghệ thuật tạo hình buổi ban đầu, những ước lệ tạo hình cơ sở để tiến tới một nền nghệ thuật hiện thực giàu tính nhân văn. Các loại hình nghệ thuật tạo hình đều phát triển và có thành
  8. tựu cao, để lại nhân loại nhiều tác phẩm vô giá. Đó là nền móng, là cơ sở cho nghệ thuật tạo hình châu Âu sau này. Đền Pác-tê-nông - Là công trình kiến trúc tiêu biểu của Hy Lạp - La Mã cổ đại: Trong mỹ thuật La Mã hai loại hình nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc phát triển mạnh hơn hội hoạ. Kiến trúc La Mã phát triển nhiều thể loại phong phú, đáp ứng nhu cầu về mặt vật chất và tinh thần cho cuộc sống của người La Mã. Kích thước của chúng thường là to lớn, đồ sộ. Có sự ảnh hưởng của kiến trúc Hy Lạp qua các hình thức cột được sử dụng. Kiến trúc La Mã đặc biệt thành công trong việc ghép các tảng đá hình cái nêm để tạo nên các vòm mái, vòng cung. Vật liệu sử dụng có thể là gạch, hoặc kết hợp gạch và đá. Kiến trúc thường đi song đôi với điêu khắc cả ở thể loại tượng tròn cũng như chạm nổi. Đôi khi chúng còn gắn bó với nhau thành một tổng thể, một tác phẩm hoàn chỉnh: cái này làm tôn ý nghĩa và vẻ đẹp của cái kia lên rất nhiều. Qua sự phát triển của mỹ thuật La Mã, ta thấy được cái đẹp mang tính chất hoành tráng, cao cả của La Mã. Khác hẳn với vẻ đẹp thanh lịch tao nhã, nhẹ nhàng của nghệ thuật Hy lạp. Điêu khắc La Mã đặc biệt sáng tạo trong thể loại tượng chân dung và những phù điêu mang tính lịch sử. Tính chất lịch sử và nhân văn được bọc lộ rõ ràng. Mỹ thuật Hy Lạp và La Mã xứng đáng là những nền mỹ thuật đi tiên phong tìm tòi, để diễn tả hiện thực thông qua các đề tài thần thoại, tôn giáo... Đây chính là cơ sở phát triển mỹ thuật trong các giai đoạn sau, kể từ thời Phục hưng.
  9. Đấu trường Cô-li-dê - Là công trình kiến trúc tiêu biểu của La Mã * Mỹ thuật thời Phục hưng - Mỹ thuật thời Trung cổ: Kế thừa các phong cách nghệ thuật của các nền nghệ thuật lớn trước đó. Thời Trung cổ còn một phong cách nghệ thuật tồn tại nữa. Đó là nghệ thuật của đế quốc Bi-dăng-xơ là mảnh đất nằm giữa vịnh Sừng vàng (Golden Horn) và biển Marmara. Từ năm 330 Hoàng đế Công-xang-ti-nôp chọn Bi-dăng-xơ làm thủ đô của đế quốc Đông La Mã. Trong các công trình kiến trúc đáng chú ý là nhà thờ Xô-phi-a (360- l354). Trong 10 thế kỷ nhà thờ thánh Xô-phi-a được xây dựng lại 6 lần. Công trình được xem là lớn nhất Thiên chúa giáo (đến thế kỷ XV) Công trình được xây dựng là sự kết hợp thể thức kiến trúc mặt bằng chữ nhật của La Mã và mặt bằng chữ thập Hy Lạp. Đặc biệt là những nóc tròn các kiến trúc sư cho dát bằng các kim loại quý như vàng, để tăng thêm phần sáng cho "ngôi nhà của chúa", đã tạo nét riêng biệt và sáng tạo cho kiến trúc Bi-dăng-tanh. Đồng thời cũng đánh dấu sự tiến bộ của kỹ thuật xây cất kiến trúc thời kỳ này so với thời La Mã cổ đại. Cùng với sự phục hồi của kiến trúc, điêu khắc cũng khục hồi trở lại từ thế kỷ XI. Lúc đầu chỉ là những phù điêu trang trí với đề tài hoa lá. Do quy định nghiêm ngặt của giáo hội nên hình tượng người không được đề cập tới trong nghệ thuật tạo hình. Theo quan niệm tôn giáo, kẻ nào làm việc tạo ra con người giống Chúa trời sẽ bị trị tội. Sau này khi không bị cản trở bởi những tư tưởng cực đoan đó nghệ thuật tạo hình mới có điều kiện phát triển, trong nghệ thuật Gô-tích hình tượng điêu khắc được sử dụng rộng rải. Tượng người diễn tả các vị thánh và đề tài phát xét cuối cùng chiếm phần lớn diện tích trang trí kiến trúc như ở cổng phía nam của nhà thờ Sác-tơ- rơ (Chatres) ở Pháp. Cổng này còn được gọi là cổng "Ngày phán xét cuối cùng và lòng từ bi" (1215-1240). Điêu khắc Gô-tích phát triển từ phù điêu hình tượng nổi từ thấp đến cao dần, và
  10. cuối cùng là tượng tròn. Tính khoa học trong hình tượng điêu khắc cũng ngày một nâng cao. Tỷ lệ cân đối hơn, hoàn thiện hơn. Trong nghệ thuật Bi-dăng-tanh hầu như không sử dụng hình tượng điêu khắc mà chủ yếu là diện trang trí bằng các hoạ tiết phong phú và lộng lẫy về hình, màu sắc. Các môtíp như hoa hồng, hoa cẩm chướng, lá nho... được sử dụng nhiều. Hoa văn động vật không được người Bi- dăng-tanh chú trọng. Nhà thờ Thánh Xô-phi-a - Là công trình kiến trúc tiêu biểu thời Trung cổ Cùng với phong cách kiến trúc lại có những thể loại tranh phù hợp. Với phong cách Rô-măng khi nghệ thuật mới được phục hồi trở lại sau một thời gian hạn chế tàn lụi, thể loại tranh được phát triển là trang khuôn khổ nhỏ, với chức năng minh hoạ cho sách kinh thánh, hay còn gọi là các bức tiểu hoạ. Thể loại này có màu sắc đơn giản. Ngôn ngữ đặc trưng là nét. Bố cục rất đơn giản, súc tích và dễ hiểu đồng thời bọc lộ nội dung sâu sắc. Vì làm chức năng minh hoạ nên nội dung chính của thể loại này là nội dung tôn giáo. Vì kiến trúc Gô-tích, các nhà thờ có nhiều khoảng trống, phù hợp với loại tranh ghép kính màu, thể loại này đã tạo hiệu quả trang trí cao. Khi ánh sáng mặt trời chiếu qua các lớp kính tạo ra một lớp ánh sáng huyền ảo, gợi không khí huyền bí thiêng liêng trong nhà thờ. Thời Gô-tích chủ yếu là tranh thờ, tranh thánh. Đề tài chính là tranh vẽ các vị thánh, chúa, Đức mẹ, Chúa hài đồng... Có thể tranh đơn, nhưng cũng có thể bày nhiều bức tranh đơn ghép lại thành bức tranh tượng bình thường (bức bình phong về tranh thánh) bày ngang trước bàn thờ chúa. Yếu tố màu sắc cũng được chú trọng, các màu xanh, đỏ, vàng rất được yêu thích. Có thể nhận định một cách chính xác rằng nghệ thuật thời trung cổ đã tạo ra một biển người phù hợp với lí tưởng tôn giáo, niềm tin tôn giáo, ít chất hiện thực nhưng giàu tính siêu hình thần bí và biểu hiện cảm xúc, tình cảm tôn giáo: "kiểu người mộ đạo kinh thánh". - Mỹ thuật thời Phục hưng: * Nghệ thuật kiến trúc
  11. Thời Trung cổ, kiến trúc Bigăngtanh chiếm lĩnh hầu hết các thành thị lớn của ý như Ra-ven-nơ, Vơ-ni-dơ, Phờ-lô-răng-xoa... phần còn lại của bán đảo chịu ảnh hưởng của kiến trúc Rô măng, Gô tích. Thời tiền Phục hưng, nhà kiến trúc thiên tài Brunenlếtky (1377-1446) đã cho ra đời kiến trúc Phục hưng bằng “nhà thờ Thánh Mẫu Mang và hoa”, mà đỉnh nóc nhà thờ là một khối tròn đa diện. Những công trình xây dựng sau như đền Pít-ti, nhà thờ Tháng Lô-răng, đền Rít-các-đi với nhà kiến trúc lớn An-béc-ti (1391-1472) là thành tựu quan trọng của kiến trúc thời kỳ Phục hưng và đại Phục hưng Ý. * Nghệ thuật điêu khắc Mi-ken-lăng-giơ (1501-1504) - Đa-vít - Tượng đá cẩm thạch Đại diện tiêu biểu cho điêu khắc thời tiền Phục hưng đó là Giacôpôđelakecxia (1374 - 1438) tác giả mộ I.Ta-li-a ở nhà thờ Lút-cơ. Tiếp theo ông là nhà điêu khắc nổi tiếng Ghi-béc-ti (1378- l456), người trúng tuyển cuộc thi làm cửa tây lễ đường Phơ-lô-răng-xơ. ông đã bỏ ra 40 năm trời, từ khi mới 25 tuổi đến lúc 74 tuổi mới hoàn thành công trình này. Người đời sau xem cánh cửa này là “cửa Thiên đàng”.
  12. Người có thể so sánh với Ghi-bec-ti là Đô-na-ten-lô (1386-1466) với tác phẩm tuyệt vời, tượng nhà tiên tri Đavit, Nữ thánh May đơ len, Thánh Goóc-giơ... Điêu khắc giai đoạn đại Phục hưng bằng thiên tài Mi-ken-lăng-giơ (1475- 1564), ông vừa là nhà điêu khắc, vừa là hoạ sỹ, vừa là kiến trúc sư, thi sĩ. Tác phẩm nổi tiếng của ông như: quần tượng Pi-ét-ta (Maria-khóc con), tượng tròn Đa-vít (cao 5,5m), tranh trên đền Xtin-nơ mãi mãi là niềm tự hào của nước Ý. * Nghệ thuật hội hoạ: Các hoạ sỹ tiền Phục hưng còn hơn cả các nhà điêu khắc trên con đường phấn đấu nhiều mặt để đi đến cho tả thực hơn về người, cảnh vật, màu sắc, không khí... Trong buổi đầu tiền Phục hưng hai hoạ sỹ nổi bật ở Phờ-lô-răng-xơ là Madayxiô và Pharaănggiơlicô. Hoạ sỹ Ma-dắc-xi-ô (1401-l428) với các tác phẩm: “Món nợ Thánh Pie”, “A đam và E va bị đuổi khỏi vườn địa đàng” v.v... là bài học, là mục tiêu phấn đấu. Hoạ sỹ Phơ-răng-giơ-lic-ô (1378-1455) với những tác phẩm đầy vẻ chân thật, hấp dẫn mạnh mẽ được mọi người ca ngợi hết lòng. Cùng với hai tên tuổi trên, sau này xuất hiện Pau-lô U-xen-lô (1397-1475), Bô-ti-xen-li (1445-1510) với những tác phẩm nghiên cứu về cảnh, màu sắc, ánh sáng trong diễn đạt những đề tài kinh thánh. Lê-ô-na đờ Vanh-xi(1495-1498) - Bữa tiệc cuối cùng - Tranh tường Thời đại Phục hưng không có phát minh gì mới trong nghệ thuật tạo hình, cơ sở khoa học của hình họa căn bản đã được xây dựng trong thời tiền Phục hưng song chưa có một thời nào của lịch sử nhân loại đã sinh ra những thiên tài mỹ thuật vĩ đại như thời Phục hưng Ý. Nói đến mỹ thuật thời đại Phục hưng phải kể đến Lê- ô-na đơ Vanh-xi. Mi-ke-lăng-giơ, Ra-pha-en... Thực ra không phải chỉ bấy nhiêu mà còn nhiều hoạ sỹ không kém phần lớn lao, về mặt nào đó có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sau. Đó là Ti-dia-nô-vê-sen-li (Tisiên), Tanh-tô-rê, Cô-re-giơ, Rô-být-ti... Như đã nói
  13. trên, thời đại Phục hưng với trung tâm nghệ thuật là thủ đô Rô ma nhưng thực ra phải kể đến khi Giáo hoàng Gnynlơ đệ nhị cho thiết kế và xây dựng giáo đô Vaticăng thì các nghệ sỹ mới đổ về Rô ma ngày càng nhiều, tạo nên những tác phẩm bất hủ. Ra-pha-en (1505) - Đức Mẹ đồng trinh và Chúa hài đồng - Sơn dầu - Mỹ thuật Châu Âu: * Trường phái Dã thú Theo Từ điển thuật ngữ mỹ thuật: “Trường phái Dã thú là trường phái hội hoạ có cách dùng màu nguyên chất, chói lọi và sự đơn giản về hình cũng như về luật xa gần. Trường phái Dã thú mang tính tiên phong trong nền nghệ thuật châu Âu nửa đầu thế kỷ XX”. Các hoạ sỹ Dã thú cho rằng nghệ thuật là phải thể hiện những cảm xúc mạnh mẽ trước tự nhiên. Phương tiện để thể hiện cảm xúc đó là màu sắc. Đề tài không quan trọng. Nét và hình của hội hoạ Dã thú thường sử dụng bút pháp phóng đại, cường điệu trong những biến dạng của hình thể. Tranh Dã thú rút ngắn chiều sâu không gian và giản lược các mô típ, làm cho tranh mang hiệu quả trang trí nhiều hơn mô tả thực. Luật xa gần, sáng tối, không được các hoạ sỹ Dã thú chú trọng nên tranh của họ trông đơn giản, hiền lành, trong sáng giống tranh trẻ con. Ma-tít-xơ cho rằng: Hiện thực
  14. cuộc sống đã quá phức tạp. Hoạ sỹ phải làm thế nào để hiên thực ấy trong tranh của mình được đơn giản và dễ hiểu. Có hai đối tượng nhìn sự vật và các hiện tượng đơn giản nhất. Một là trẻ con và hai là người nguyên thuỷ. Họ chủ trương hãy nhìn bằng con mắt trẻ thơ. Họ hướng về nghệ thuật nguyên thuỷ, đưa các yếu tố biểu hiện của nghệ thuật nguyên thuỷ vào đề tài hiện đại. Tất cả những điều đó lý giải vì sao tranh của các hoạ sỹ Dã thú lại được nhận xét là có màu sắc như “ảo ảnh”, như “điên dại”, đầy vẻ “huyền ảo”. Đó là sự do sáng tác. Tranh Dã thú có nét vẻ ngộ nghĩnh, ngây thơ như tranh vẽ thiếu nhi... Hội hoạ Dã thú thực sự là một sự đổi mới trong nghệ thuật tạo hình. Nghệ thuật không phải chỉ mô tả hiệc thực mà nghệ thuật là sự biểu hiện cảm xúc của tác giả trước cuộc sống. Ma-tít-xơ (1905) - Thiếu nữ và chiếc mũ - Sơn dầu 80,6 x 59,7cm * Trường phái Lập thể Trường phái Lập thể (Cubisme) là một trường phái hội hoạ hiện đại trong đó các vật thể được thể hiện như được tạo nên bằng các hình hình học. Nghệ thuật Lập thể ra đời ở Pa-ri (Pháp). Nối tiếp khuynh hướng Dã thú, năm 1907. Nó tồn tại đến năm 1914. Thành viên của nhóm Lập thể là các hoạ sỹ Pháp, đứng đầu là Pi-cát-xô (Picasso 1881-1973).Nếu Ma-tít-xơ và các hoạ sỹ Dã thú say sưa với cường độ và độ sâu huyền bí trong tranh Van-gốc và Gô-ganh thì có một số hoạ sỹ lại thích thú với sự tìm tòi, nghiên cứu về hình thể của Xê-dan. Họ đi theo hướng mà Xê-dan đã chỉ ra: “Thiên nhiên tồn tại ở chiều sâu hơn là bề mặt... Hãy quy tất cả thành khối trụ, khối cầu, khối chóp và đặt tất cả dưới phép thấu thị” (Xê-dan). Sự “phát minh” này
  15. của Xê-dan đã gợi ý để các hoạ sỹ đẩy cao hơn việc nghiên cứu về hình thể của các sự vật. Các hoạ sỹ theo trường phái này tin rằng họ sẽ đưa lại cho người xem những hình thể mới cơ bản và bản chất của sự vật, thoát khỏi ngoại hình vốn có và được hiện ra dưới con mắt nhìn. Pi-cát-xô (1907) - Những cô gái A-vi-nhông - Sơn dầu 2,43 x 2,53m * Trường phái Trừu tượng Nghệ thuật Trừu tượng là trào lưu hội hoạ có từ những năm 1910-1914. Đó là nghệ thuật không thể hiện đối tượng một cách hiện thực, như mắt mọi người nhìn thấy mà biểu thị những ý nghĩ, cảm xúc của người nghệ sỹ về một số mặt nào đó của đối tượng. Trong nghệ thuật tạo hình, trừu tượng là sự phát huy yếu tố biểu đạt của đường nét, màu sắc, hình khối để thể hiện những ý tưởng tạo hình, hay những cảm xúc về màu sắc, hình... Có rất nhiều kiểu trừu tượng như trừu tượng hình học, trừu tượng biểu hiện, trừu tượng sáng tạo... Hội hoạ Trừu tượng như là sự kết hợp của Lập thể hay Dã thú: lập thể về hình và dã thú về màu sắc. Nghệ thuật Trừu tượng cũng xuất hiện ở nhiều nước như Pháp, Đức, hà Lan và Nga. Sau này nghệ thuật Trừu tượng trở thành một trường phái nghệ thuật lan tràn khắp các nước tư bản châu Âu, châu Á, châu Mỹ. Thời kỳ phát triển mạnh nhất là khoảng giữa thế kỷ XX. Nghệ thuật Trừu tượng có thể coi là hệ quả tất yếu của nghệ thuật Lập thể. Khi Lập thể có chiều hướng xa sút một số hoạ sỹ Lập thể đã chuyển sang vẽ Trừu tượng. Hai hoạ sỹ có sự chuyển hướng đầu tiên là Rô-be Đờ-lô-nay (Robert Delaunay 1885-1941) và Phrăng Kúp-ka (Frank Kupka 1871-1957).
  16. Kan-đin-xki (1925) Màu vàng, màu đỏ, màu xanh - Sơn dầu 127 x 200cm Kan-đin-xki trở thành hoạ sỹ Trừu tượng và nhà lý luận Trừu tượng đầu tiên. Trong các bức tranh sáng tác từ 1910 của Kan-đin-xki ta thấy ba yếu tố ngôn ngữ hội hoạ được ông sử dụng triệt để, đó là hình, màu sắc và bố cục. Ngày nay, nghệ thuật Trừu tượng được chấp nhận, nhưng ở bước đầu hình thành, không phải ai cũng hiểu tranh của Kan-đin-xki. Bởi đó là một cái mới trong nghệ thuật tạo hình, cái mới đó không thể cảm nhận từ cái nhìn mà chỉ có thể nhận biết nó bằng lý trí, bằng những quan niệm thẩm mỹ mới thế kỷ XX. * Trường phái Siêu thực Siêu thực là điều vượt quá hiện thực, mang lại sự lạ lùng, thậm chí là kỳ dị. Nghệ thuật Siêu thực là một trào lưu văn học và nghệ thuật ở thế kỷ XX nó cố diễn tả tiềm thức bằng cách trình bày các vật thể và sự việc như là nhìn thấy trong giấc mơ. Từ năm 1924, 1925, Đa-li bắt đầu đi vào phong cách Siêu thực. Tranh của Đa- li có màu sắc tươi sáng. Các hình tượng trong tranh được sắp xếp theo một lô-gích, một trật tự của riêng hoạ sỹ. Trật tự ấy mang màu sắc triết lý, tư duy trừu tượng. Tuy vậy có nhiều tác phẩm bọc lộ một cách sâu sắc các ý tưởng của hoạ sỹ và đơn giản về hình tượng giúp người xem có thể cảm nhậ được ý đồ chủ quan của nghệ sỹ. Tác phẩm Sự dai dẳng của ký ức vẽ năm 1931 là môt trong những tác phẩm thành công của ông. Trong bức tranh này, Đa-li đã diễn tả bầu trời xanh, biển, những dãy núi màu vàng sáng chạy đậm ra biển, mặt đất đậm. Trên nền thực đó, hoạ sỹ “vắt” ở trên một cành cây khô, một chiếc bục và hình kỳ dị ba mặt đồng hồ như được làm bằng chất dẻo. Ta có thể liên tưởng khái niệm ký ức, thời gian với ba mặt đồng hồ trên.
  17. Ngoài ra ta còn thấy trên bục có một vật kỳ lạ màu đỏ, có nhiều con kiến đang vây quanh. Vật này trông giống như một chiếc đồng hồ quả quýt. Nhưng nhũng con kiến đen, mọng được diễn tả cẩn thận, kỹ càng, gợi cảm giác gì thì người xem khó cảm nhận được. Đó là thế giới Siêu thực của Đa-li, mà có lẽ tác giả là người hiểu sâu sắc nhất. Đôi khi Đa-li lại tìm thấy cảm hứng từ các tác phẩm của bậc thầy trước như từ tranh: “Tiếng chuông chiều” của hoạ sỹ Pháp: Giăng Phrăng-xoa Mi-lê (Jean Francois Miller). Đa-li đã vẽ Tiếng chuông chiều theo phong cách Siêu thực. Với phong cách Siêu thực, tranh của ông lại mang đến cho chúng ta một cảm xúc thẩm mỹ khác. Tác phẩm Đứa trẻ đang xem sự ra đời của con người mới (1943) của Đa-li đã cho ta thấy tầm triết lý cao siêu, trí tưởng tượng phong phú của hoạ sỹ. Ta thấy một quả trứng khổng lồ đang nứt làm đôi. Từ vết nứt đó chảy ra một giọt máu đỏ. Một con người đang vùng đạp để được sinh ra. Vỏ trứng mềm, dẻo gợi cho ta về Trái Đất với các lục địa diễn tả bằng màu vàng. Góc bên trái là người mẹ và một đứa bé khoả thân, thể hiện rất kỹ, tỷ mỉ. Toàn bộ bức tranh trong hoà sắc vàng, ấm áp. Đa-li gọi tranh của mình là “những tấm ảnh trong mơ vẽ bằng tay”. Ông muốn chứng minh rằng thế giới thực chứa đựng nhiều sự phi lý và nghệ thuật phải làm những cái đó. Tuy vậy, có thể thấy rằng Đa-li đã tạo được cho tranh của mình một cách biểu hiện mới lạ. Cho dù có những tác phẩm khó lý giải vì đó là những hình ảnh không có thực. Nhưng thế mới là nghệ thuật: càng khó càng gây sự say mê, sự thu hút muốn tìm hiểu. Nhà văn Pháp An-be Ca-muy (Albert Camus) đã viết về nghệ thuật Siêu thực như sau: “Thật là một cuộc nổi loạn thực sự, một sự bất phục tùng hoàn toàn... chủ nghĩa Siêu thực muốn lên án tất cả và muốn mọi cái phải làm lại từ đầu”. Cuộc “nổi loạn” đó đã tạo ra những giá trị nhất định và mở đường cho nhiều hoạ sỹ đi trên con đường đó và sáng tạo. Đa-li, bằng tranh của mình đã muốn dẫn chúng ta từ thế giới hiện thực đến thế giới tâm linh mà ta chưa tiếp cận được. Phong cách của ông được nhiều hoạ sỹ tiếp nhận và đi theo.
  18. Đa-li (1943) - Đứa trẻ đang xem sự ra đời của con người mới - Sơn dầu - Mỹ thuật Châu Á: * Mỹ thuật Trung Quốc Trung Quốc là một trung tâm văn minh của thế giới cổ đại. Về mặt mỹ thuật, Trung Quốc có nhiều thành tựu to lớn, nhất là lĩnh vực hội họa. Tranh của họ mang tinh thần triết lý cao siêu, mang tâm trạng sâu sắc của người vẽ và có nhiều ý nghĩa tượng trưng. Vì thế mà nó mang đậm tính dân tộc, tính Á Đông và có ảnh hưởng đến nhiều nước xung quanh như Triều Tiên, Nhật Bản... trong một số lĩnh vực nhất định. Nền mỹ thuật đó phát triển liên tục hơn 4000 năm lịch sử, đóng góp vào kho tàng mỹ thuật thế giới một phong cách độc đáo, rực rỡ muôn màu và những tác phẩm vô giá. Các nghệ sỹ hiện đại Trung Quốc đã tiếp thu tinh thần đó, kết hợp với phong cách phương Tây để tạo ra một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc mà vẫn mang theo tinh thần, hơi thở của cuộc sống hiện đại.
  19. Tử Cấm Thành - Công trình kiến trúc tiêu biểu của Trung Quốc * Mỹ thuật Ấn Độ Xã hội Ấn Độ chia thành nhiều giai cấp, nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột tàn nhẫn, đạo Phật ra đời không phân biệt giai cấp, tuyên truyền từ bi bác ái, nên được nhiều người ngưỡng mộ, tạo nên thời kỳ thịnh hành của Phật giáo từ thế kỷ 3 đến thế kỷ thứ 7. Đạo Bà-la-môn cải biến thành Ấn Độ giáo, trở thành quan trọng nhất về mặt tín ngưỡng cũng như về mặt văn hoá chiếm 85% dân số. Ấn Độ giáo, căn bản dựa trên sự sùng bái ba vị thần chính: Baraman, VíchNu, Si va và các thần hoá thân khác như: Ra Ma, Savarati, Látkơmi, Pácvati. Nghệ thuật Ấn Độ giáo có những tác phẩm được liệt vào hạng tuyệt tác của Mỹ thuật thế giới như điêu khắc ở đền Enlora, êlêphăngta và Mavalipuram. Tượng Mahêxamuốcti, tượng nữ thần Damunra có thể sánh với tượng Thiên vương Mylasa và Vê-nuýt Hy Lạp. Một trong những trung tâm quan trọng của nghệ thuật Ấn Độ giáo là Malipuram gần thành phố Mađôra ngày nay. Những di tích mỹ thuật nổi tiếng này thuộc về thời vua Palava ở thế kỷ thứ VI. Tác phẩm nổi tiếng “Sự xuống thế của sông Hằng” với cách diễn tả thế giới loài vật đầy sinh động và tình cảm. Kiến trúc Ân Độ là một trong những nền kiến trúc lớn nhất của thế giới. Do ảnh hưởng của tôn giáo (3 tôn giáo). Vì vậy ở kiến trúc Ân Độ cũng có ba thể loại: - Kiến trúc Ẫn Độ giáo (Kiến trúc Cung đình) - Kiến trúc Phật giáo (Kiến trúc chùa Hang)
  20. - Kiến trúc Hồi giáo (Kiến trúc ngoài trời) Thành Tát-ma-han, công trình kiến trúc tiêu biểu của Ẫn Độ * Mỹ thuật Nhật Bản Nhật Bản là một đất nước bao gồm hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ cách biệt với các dân tộc văn minh trên các lục địa Á-Âu. Vì vậy đến đầu thế kỷ thứ VI S.CN, người Nhật vẫn ở trong tình trạng lạc hậu, về mỹ thuật không có gì đáng kể. Giữa thể kỷ VI, vua Cao Ly gửi tặng bang chúa Damôtô, thủ lĩnh đầu tiên của Thiên hoàng Nhật một bức tượng và các quyển kinh Phật kèm theo những lời ca tụng về Thích ca. Các vị tăng lữ từ Trung Quốc, Cao Ly qua Nhật truyền đạo, đồng thời cũng là những người thầy dạy văn hoá và mỹ thuật cho người Nhật. Những tác phẩm đầu tiên có giá trị nghệ thuật là những tranh, tượng mang chủ đề Phật giáo. Dần dần do sự phát triển giao lưu bằng đường thuỷ, nhiều người Nhật đã vượt biển sang Trung Quốc học tập mỹ thuật (chủ yếu thời Đường, Tống). Tuy nhiên, do sự hạn chế về giao lưu nên các nghệ sĩ Nhật Bản học hỏi, tìm tòi trong thiên nhiên và thực tiễn xã hội là chủ yếu. Chính điều đó đã tạo cho mỹ thuật tinh thần dân tộc và ít ảnh hưởng của bên ngoài. Một số giai đoạn phát triển mỹ thuật Nhật Bản - Thời Na-ra (645-793)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2